Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết việt nam 1940 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 171 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THU HƯỜNG

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
1940-1945

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội, năm 2017


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THU HƯỜNG

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
1940-1945
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 62.22.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS Trần Đăng Suyền
2. PGS.TS Nguyễn Bích Thu

Hà Nội - năm 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì
công trình nào khác. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng,
minh bạch. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của
mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận án


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................................. 4
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án.......................................................................................... 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ......................................................................................... 6
7. Cơ cấu của luận án ............................................................................................................................. 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................... 7
1.Tổng quan về tự sự học và nghệ thuật tự sự .................................................................................... 7
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945.10
2.1. Giai đoạn từ 1940 đến trước 1945 ..............................................................................................10
2.2. Giai đoạn từ 1945 đến trước 1986 ..............................................................................................12

2.3. Giai đoạn từ 1986 đến nay...........................................................................................................22
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................26
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU THEO XU HƯỚNG
HIỆN ĐẠI ...........................................................................................................................................27
2. 1. Cốt truyện của tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945 ....................................................................27
2.1.1. Quan niệm về cốt truyện trong văn học truyền thống ..........................................................27
2.1.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện của tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945................................28
2.1.2.1. Xu hướng gia tăng những chi tiết, sự kiện của cuộc sống đời thường .................28
2.1.2.2. Xu hướng nới lỏng cốt truyện và sự gia tăng tình huống tâm lý .....................................34
2.1.3. Một dạng tiểu thuyết bộc lộ rõ nhất kiểu “truyện không có chuyện” - tiểu thuyết tự
truyện......................................................................................................................................................38
2.1.3.1. Quan niệm về tác phẩm tự truyện và sự hình thành tiểu thuyết tự truyện trong văn học
Việt Nam ...............................................................................................................................................38
2.1.3.2. “Truyện không có chuyện” - đặc điểm cơ bản trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện
của tiểu thuyết tự truyện Việt Nam 1940-1945................................................................................41
2.2. Kết cấu của tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945...........................................................................47
2.2.1. Kết cấu tác phẩm văn học và kết cấu của tiểu thuyết ...........................................................47
2.2.1.1. Khái niệm kết cấu tác phẩm văn học ...................................................................................47
2.2.1.2. Kết cấu của tiểu thuyết...........................................................................................................47


2.2.2. Đặc điểm kết cấu của tiểu thuyết Việt Nam 1940 - 1945 ............................................49
2.2.2.1. Kết cấu tâm lý trở thành kiểu kết cấu chủ đạo ..................................................................49
2.2.2.2. Tính chất “đa dạng hoá” của kết cấu trong tiểu thuyết......................................................55
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2......................................................................................................................63
CHƯƠNG 3. NHỮNG CÁCH TÂN TRONG NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN
VẬT .......................................................................................................................................................64
3.1. Quan niệm nghệ thuật về con người của tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945.................64
3.1.1. Quan niệm con người theo mô hình con người cá nhân .....................................................65
3.1.2. Con người của cuộc sống đời thường và kiểu nhân vật phức hợp các tính cách.................68

3.1.3. Con người - sản phẩm của hoàn cảnh và kiểu nhân vật “sống mòn” ...............................72
3.1.4. Con người tâm lý .......................................................................................................................75
3.2. Những cách tân trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ..............................................................78
3.2.1. Đối thoại tâm lý..........................................................................................................................78
3.2.2. Độc thoại nội tâm.......................................................................................................................84
3.2.3. Phân tích tâm lý..........................................................................................................................91
3.2.4.Thiên nhiên phản chiếu tâm lý và nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật...............98
3.2.4.1. Thiên nhiên phản chiếu tâm lý ...........................................................................................98
3.2.4.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật .........................................................................102
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................................................108
CHƯƠNG 4. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT VÀ NHỮNG ĐẶC SẮC VỀ NGÔN
NGỮ ....................................................................................................................................................109
4.1. Sự đa dạng trong ngôi kể và điểm nhìn trần thuật ..........................................................109
4.2. Sự phong phú về giọng điệu trần thuật ....................................................................................121
4.3. Những đặc sắc về ngôn ngữ của tiểu thuyết Việt Nam 1940 - 1945...................................135
4.3.1. Ngôn ngữ tiến gần đến lời ăn tiếng nói của nhân dân ........................................................135
4.3.2. Ngôn ngữ trong sáng mà góc cạnh, phong phú và mang tính phức điệu ................139
4.3.3. Sự hòa kết của các thành phần ngôn ngữ tự sự cơ bản.......................................................142
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4....................................................................................................................146
KẾT LUẬN .......................................................................................................................................148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Bước sang thế kỉ XX, văn học Việt Nam dần chuyển sang quỹ đạo hiện
đại. Quá trình hiện đại hóa ấy diễn ra liên tục, ngày càng mạnh mẽ và đạt được
nhiều thành tựu ở các khuynh hướng, thể loại văn học. Nói tới những thành tựu ấy,
chúng ta không thể bỏ qua những đóng góp tích cực của thể loại tiểu thuyết - thể

loại chủ lực của nền văn học Việt Nam hiện đại.
1.2. Trong quá trình hiện đại hoá nền văn học Việt Nam, giai đoạn văn học 1930
- 1945 giữ một vị trí quan trọng. So với hai chặng đường đầu (1930-1936 và 19361939) thì chặng đường phát triển thứ ba (1940-1945) có những bước tiến mạnh mẽ,
đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Chặng đường này xuất hiện những cây bút
trẻ đầy tài năng với số lượng tác phẩm dồi dào, trong đó có không ít tác phẩm thực sự
có giá trị. Tuy nhiên, trong một thời gian khá dài, vai trò và những đóng góp của
những cây bút ấy đối với công cuộc hiện đại hoá nền văn học nước nhà chưa được
đánh giá một cách thống nhất và thực sự thỏa đáng. Vì vậy, giới nghiên cứu thường
chỉ tập trung vào những tác giả lớn, tác phẩm lớn thuộc hai chặng đường trước.
Tuy nhiên, trên thực tế, văn học Việt Nam những năm 1940 - 1945 vẫn phát triển
theo chiều hướng tích cực và có những giá trị đặc sắc riêng. Trong thành tựu có thể nói là
phong phú và rực rỡ của văn xuôi quốc ngữ chặng đường văn học này, tiểu thuyết đóng
một vai trò vô cùng quan trọng và giữ một vị trí riêng. Vì vậy, nghiên cứu văn học Việt
Nam giai đoạn 1930 - 1945, chúng ta không thể bỏ qua những đóng góp to lớn của thể
loại tiểu thuyết chặng đường 1940 - 1945 bởi lẽ tiểu thuyết ở chặng đường này thể hiện
một bước phát triển mới về tư duy nghệ thuật, góp phần hoàn chỉnh diện mạo văn học
Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX và đưa nền tiểu thuyết Việt Nam tới xu hướng vận động
chung của tư duy tiểu thuyết trên thế giới.
1.3. Roland Barthes từng viết: “Đã có bản thân lịch sử loài người thì đã có tự
sự”. Nói theo một cách khác, khi lịch sử được ý thức thì ta đã có tự sự (câu nói của
quen thuộc của phương Tây: “History is a story/L’Histoire est un récit). Nghiên cứu
nghệ thuật tự sự trên thế giới không còn là một hướng nghiên cứu mới mẻ, nhưng ở
Việt Nam, đây còn là một mảnh đất vẫn đang và ngày càng thu hút nhiều hơn sự
quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Nghiên cứu nghệ thuật
1


tự sự trong tiểu thuyết là một hướng tiếp cận giúp nhận diện sự phát triển của thể
loại tiểu thuyết nói riêng và văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung. Hơn nữa, những
hiểu biết khoa học về nghệ thuật tự sự trong thể loại tiểu thuyết cũng làm nền tảng

để người viết rèn luyện khả năng tư duy khoa học và khả năng cảm thụ văn chương,
đồng thời giúp cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập ngữ văn được sâu sắc
và hiệu quả hơn.
Với cái nhìn khách quan và lòng trân trọng những giá trị của tiểu thuyết Việt
Nam chặng đường 1940-1945, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Nghệ thuật tự sự
của tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945” với mong muốn khẳng định sự đổi mới trong tư
duy nghệ thuật của các nhà văn. Chúng tôi cũng hy vọng góp thêm một tiếng nói
khẳng định văn tài và vị trí của các tác giả trong nền văn học nước nhà. Cũng trên cơ
sở đó, chúng tôi muốn tái nhận thức giá trị và những đóng góp to lớn của tiểu thuyết
chặng đường này trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam thế kỉ XX.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án đi sâu tìm hiểu nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Việt Nam chặng
đường 1940-1945 nhằm góp phần chỉ ra giá trị nghệ thuật, sự độc đáo và những
đóng góp mới của tiểu thuyết ở chặng đường văn học này. Ở một mức độ nhất định,
luận án cũng góp phần khẳng định những cống hiến to lớn của mỗi tác giả và nét
riêng của tiểu thuyết Việt Nam chặng đường từ 1940 đến 1945 trong suốt tiến trình
phát triển và hiện đại hóa nền văn học nước nhà. Cũng trên cơ sở đó, chúng tôi
mong muốn có thể rút ra được những bài học có ý nghĩa về phương pháp luận đối
với việc nghiên cứu văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi không đặt ra nhiệm vụ trình bày những vấn đề
có tính lý luận và lịch sử của tự sự học. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không thể không
đề cập một cách chung nhất đến nội dung của những phương diện mà tự sự học hiện
đại quan tâm. Bởi vậy, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu trong công trình
này là:
- Đưa ra một cách hiểu khái quát nhất về các phương diện chủ yếu của nghệ
thuật tự sự. Những phương diện này được xem là căn cốt tạo nên mạch nội tại và
2



liên kết mọi yếu tố trong chỉnh thể mỗi tác phẩm, đó là: Nghệ thuật xây dựng cốt
truyện - Kết cấu; Nghệ thuật xây dựng nhân vật; Nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ.
Trên cơ sở đó, luận án sẽ đi sâu phân tích để làm rõ những giá trị cũng như sự cách
tân của tiểu thuyết Việt Nam chặng đường 1940-1945.
- Trên quan điểm lịch sử - cụ thể, chúng tôi sẽ đưa ra một cách nhìn nhận,
đánh giá khách quan, khoa học về thành tựu cũng như những hạn chế của tiểu
thuyết Việt Nam chặng đường này. Do vậy, chúng tôi cố gắng đặt trong sự đối
chiếu với tiểu thuyết Việt Nam của những giai đoạn trước đó (từ đầu thế kỉ XX đến
1930 và hai chặng đường đầu của giai đoạn 1930-1945) để thấy được cá tính sáng
tạo và phong cách tiểu thuyết của từng tác giả cũng như đặc điểm riêng của tiểu
thuyết Việt Nam chặng đường 1940 - 1945.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu, khảo sát của luận án là nghệ
thuật tự sự của tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945 trên các phương diện: cốt truyện và
kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ. Chúng tôi
đặc biệt muốn nhấn mạnh đến xu hướng cách tân, hiện đại của những phương diện
này trong tiến trình văn học nước nhà.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài này, theo chúng tôi có hai vấn đề cần lưu ý:
Thứ nhất, tiểu thuyết Việt Nam chặng đường 1940-1945 khá phong phú, bao
gồm nhiều tác giả, loại đề tài, bút pháp (tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết trinh thám,
tiểu thuyết đồng quê, phong tục, …của các tác giả Chu Thiên, Nguyễn Huy Tưởng,
Phạm Cao Củng, Lê Văn Trương, Nguyễn Tuân, Trương Tửu, …). Tuy nhiên, luận
án xin tập trung khảo sát những tác phẩm tiểu thuyết thực sự tiêu biểu, có giá trị tư
tưởng và nghệ thuật, có thể đại diện cho cả giai đoạn văn học. Những tác giả và tác
phẩm được khảo sát trong luận án cũng đã được giới nghiên cứu và phê bình văn
học nhắc đến nhiều hơn cả.
Thứ hai, theo chúng tôi, nếu như mốc thời gian 1945 (Cách mạng Tháng tám) là

khá rành mạch, dứt khoát thì mốc 1940 lại mang tính tương đối nên cần thiết phải xử
lý linh hoạt. Chẳng hạn có một số tác phẩm được viết trước năm 1940 nhưng vì một
3


số nguyên nhân khách quan mà phải một thời gian sau đó mới được in thành sách
hoặc đăng báo. Vì vậy chúng tôi cũng vẫn nghiên cứu cả những tác phẩm đó nếu
những tác phẩm đó thực sự có giá trị nghệ thuật và vẫn thể hiện bút pháp liền mạch,
gần gũi với tư tưởng, phong cách các tác giả.
Phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm 16 tiểu thuyết sau:
- Quán Nải (1943), Hơi thở tàn (1943) của Nguyên Hồng
- Ngoại ô (1941), Ngõ hẻm (1943) của Nguyễn Đình Lạp
- Làm lẽ (1940), Sống nhờ (1942) của Mạnh Phú Tư
- Quê người (1941), Giăng thề (1943), Cỏ dại (1943 ) của Tô Hoài
- Sống mòn (1944) của Nam Cao
- Cai (1944) của Vũ Bằng
- Đứa con (1941) của Đỗ Đức Thu
- Mực mài nước mắt (1941) của Lan Khai
- Đẹp (1941 ), Băn khoăn (1943 ) của Khái Hưng
- Bướm trắng (1941) của Nhất Linh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, trong quá trình thực
hiện luận án, chúng tôi sẽ tiến hành vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu
chủ yếu sau đây:
- Phương pháp tiếp cận từ lý thuyết tự sự học
Trên cơ sở những lý luận về tự sự học, luận án được viết theo hướng chú trọng
cả cấu trúc sự kiện (kể cái gì) và cấu trúc lời văn (kể như thế nào). Vì vậy chúng tôi
sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận từ lý thuyết tự sự học một cách xuyên suốt trong
quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tác phẩm theo đặc trưng thể loại

Mỗi thể loại văn học đều có cách tiếp cận riêng. Vì những tác phẩm được
nghiên cứu trong luận án này thuộc thể loại tiểu thuyết nên chúng tôi sẽ sử dụng
phương pháp nghiên cứu tác phẩm theo đặc trưng thể loại tiểu thuyết để từ đó tìm ra
ý nghĩa thẩm mỹ của chúng.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu

4


Luận án chú ý đến phương pháp so sánh - đối chiếu (so sánh với văn xuôi
trước năm 1940 và sau năm 1945; so sánh giữa các trào lưu, khuynh hướng văn học,
so sánh giữa các tác phẩm cũng như phần nào so sánh với kĩ thuật viết tiểu thuyết
của một số nhà văn phương Tây) để thấy rõ những đặc sắc mới mẻ, những đóng góp
độc đáo của tiểu thuyết chặng đường 1940-1945 trong tiến trình phát triển văn xuôi
Việt Nam.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp:
Phương pháp này được vận dụng thường xuyên trong quá trình làm sáng tỏ
những cách tân quan trọng của các phương diện nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết
Việt Nam chặng đường 1940-1945.
- Phương pháp hệ thống
Mỗi tác phẩm, trào lưu, giai đoạn văn học đều có tính chỉnh thể nhất định, tức
là có tính hệ thống. Mỗi luận điểm đưa ra trong công trình này đều nằm trong một
trật tự logic mang tính hệ thống chặt chẽ. Bởi vậy, chúng tôi sẽ chú ý đến tính hệ
thống (trong chỉnh thể lớn hơn nó và có liên quan ít nhiều đến nó) để thấy được tính
liên tục, bền vững của quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc.
- Phương pháp lịch sử - xã hội
Nằm trong quy luật vận động chung của văn học, tiểu thuyết Việt Nam 19401945 là kết quả sáng tạo nghệ thuật và cũng mang đặc trưng của một giai đoạn lịch
sử - xã hội. Vì vậy chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp lịch sử - xã hội kết hợp với
phương pháp so sánh - đối chiếu trong việc lý giải một số hiện tượng văn học để
thấy được những tiến bộ vượt bậc cũng như những hạn chế của tiểu thuyết Việt

Nam chặng đường này.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án là công trình khoa học đầu tiên khảo sát, nghiên cứu một cách
tương đối toàn diện và có hệ thống về các phương diện nghệ thuật tự sự của tiểu
thuyết Việt Nam chặng đường 1940-1945.
- Luận án làm rõ và khẳng định sự cách tân quan trọng cũng như vị trí của văn
xuôi Việt Nam chặng đường 1940-1945 nói chung, của thể loại tiểu thuyết nói riêng
trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà. Những cách tân đó đã góp phần
quyết định vào sự hoàn tất quá trình hiện đại hóa văn xuôi quốc ngữ trước 1945.
5


- Trên cơ sở khẳng định vị trí văn học sử quan trọng của tiểu thuyết chặng
đường 1940-1945, luận án sẽ làm sáng tỏ sự vận động đi lên của tiến trình phát triển
văn xuôi Việt Nam trên hành trình thế kỉ XX.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Những vấn đề lý thuyết về các phương diện cơ bản của tự sự học sẽ được luận
án tập hợp, hệ thống lại và làm rõ thêm, góp phần làm sáng tỏ lý luận chung về các
phương diện của nghệ thuật tiểu thuyết. Bằng những khảo sát và nghiên cứu cụ thể
trong từng tác phẩm, luận án khẳng định thêm một hướng tiếp cận có hiệu quả trong
nghiên cứu, tiếp nhận và thưởng thức văn học, từ đó có thể vận dụng vào nghiên cứu
các hiện tượng văn học khác.
Trong số những tác gia, tác phẩm được nghiên cứu, có nhiều tác gia, tác phẩm
được đưa vào chương trình học các cấp học từ phổ thông đến đại học. Vì vậy, luận
án sẽ là một công trình khoa học cung cấp thêm cho những người say mê nghiên
cứu, học tập và giảng dạy văn học có thêm một tài liệu thiết thực và bổ ích.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án sẽ được
triển khai trong 4 chương :
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

- Chương 2: Tổ chức cốt truyện và kết cấu theo xu hướng hiện đại
- Chương 3: Những cách tân trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Chương 4: Nghệ thuật trần thuật và những đặc sắc về ngôn ngữ

6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.Tổng quan về tự sự học và nghệ thuật tự sự
Tên gọi “Tự sự học” - Narratology/Narratologie do nhà nghiên cứu T.Todorov
(một trong những đại biểu lớn của trường phái Cấu trúc luận Pháp) đề xuất năm
1969 trong sách Ngữ pháp “câu chuyện mười ngày”. Nghĩa nguyên gốc của nó là
khoa học về trần thuật. Từ này được các nhà phê bình theo chủ nghĩa cấu trúc và
một số khác dùng một cách phổ biến vào thập kỉ 70. Kết quả là định nghĩa về tự sự
học đã bị rút gọn lại trong sự phân tích có tính cấu trúc, hay đúng hơn, theo xu
hướng cấu trúc chủ nghĩa về trần thuật.
Tự sự học nguyên gốc vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo
nghĩa rộng chính là nghiên cứu cấu trúc của một văn bản tự sự và các vấn đề liên
quan hay nói cách khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật của văn bản tự sự.
Thực ra nghiên cứu về tự sự học đã có một truyền thống lâu đời trong văn học
phương Tây. Ngay từ thời Aristote con người đã biết phân biệt các loại tự sự và chia
thành tự sự lịch sử và tự sự nghệ thuật. Đến thế kỉ thứ V, người ta phân biệt thêm tự
sự mô phỏng, tự sự giải thích và tự sự hỗn hợp. Nhưng phạm vi của chúng không
nằm ngoài giới hạn tu từ học. Dựa trên kết quả nghiên cứu của các giáo trình nghiên
cứu về tự sự học thì tự sự học hiện đại đến nay chia làm ba giai đoạn: Tự sự học trước
chủ nghĩa cấu trúc, tự sự học cấu trúc chủ nghĩa và tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa.
Tự sự học trước chủ nghĩa cấu trúc có một số tên tuổi đi tiên phong đó là:
B.Tomasepxki đã đi vào nghiên cứu các yếu tố và đơn vị của tự sự; V.Propp đã đi
sâu vào nghiên cứu cấu trúc và chức năng của tự sự trong truyện cổ tích; Bakhtin đã

nghiên cứu mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật, ngôn ngữ trần thuật và tính đối
thoại của nó. Đây là những nhà khoa học đặt nền móng cho sự phát triển của tự sự
học hiện đại.
Tự sự học cấu trúc chủ nghĩa có đại diện đầu tiên là R.Barthes với công trình
Dẫn luận phân tích tác phẩm tự sự (1968). Tự sự học cấu trúc chủ nghĩa chính là đi
tìm mô hình cho hình thức tự sự. Đặc điểm của giai đoạn tự sự này là lấy ngôn ngữ
học làm hình mẫu, xem việc nghiên cứu tự sự học là việc nghiên cứu mở rộng của
cú pháp học. R.Barthes đã tán thành tuyên bố của G.Genete cho rằng: Mỗi câu
7


chuyện là sự mở rộng của một câu. Như vậy mục đích của chủ nghĩa cấu trúc là đi
sâu vào nghiên cứu bản chất của ngôn ngữ và bản chất ngữ pháp của tự sự, nhằm
đưa ra một cách đọc tự sự mà không cần đối chiếu tác phẩm tự sự với hiện thực
khách quan của đời sống. Như vậy tự sự học cấu trúc chủ nghĩa đã làm sáng tỏ được
bản chất biểu đạt và giao tiếp của tự sự.
Tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa gắn liền với kí hiệu học. Kí hiệu học quan
tâm đến các phương thức biểu đạt khác nhau, nhưng lấy văn bản làm cơ sở. Vì vậy
mà tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa xem hình thức tự sự như là phương tiện biểu
đạt ý nghĩa của tác phẩm. Đặc điểm lý thuyết của tự sự học thời kì này là đi sâu
nghiên cứu và coi trọng việc phân tích hình thức, nhưng lại không tán thành việc
mô phỏng đơn giản các mô hình ngôn ngữ học mà đi theo kí hiệu học và siêu kí
hiệu học.
Theo tổng kết của nhà lý luận tự sự của Mỹ là Gerald Prince thì quá trình phát
triển của lý thuyết tự sự được chia thành ba nhóm: Nhóm thứ nhất có Todorov,
Northrop Frye, Barthes, … Đây là những nhà tự sự chịu ảnh hưởng của các nhà hình
thức chủ nghĩa Nga. Nhóm thứ hai gồm có: Dolezel, Micke Bal, G.Gennette, …
Nhóm này xem nguồn gốc của tự sự là dùng ngôn ngữ nói hay viết để biểu đạt, cho
nên vai trò của người trần thuật được coi là rất quan trọng. Nhóm thứ ba có J.Culler,
Gerald Prince, Seymour Chatman. Những nhà khoa học theo nhóm này coi trọng

phương pháp nghiên cứu tổng thể bao gồm cả cấu trúc sự kiện lẫn cấu trúc lời văn.
Tại Việt Nam, tự sự học là ngành nghiên cứu còn khá non trẻ. Cho đến nay,
nhà khoa học có công lớn trong việc giới thiệu lý thuyết tự sự vào Việt Nam và góp
phần chính danh trong tiếng Việt về tên gọi của ngành khoa học này là Giáo sư Trần
Đình Sử. Ông đã đề xướng tổ chức hai cuộc hội thảo thành công vào năm 2001 và
2008. Ông cũng là chủ biên của công trình Tự sự học - một số vấn đề lý luận và lịch
sử (phần 1 - 2003, phần 2 - 2008), trong đó tập hợp những bài tham luận tiêu biểu
như bài viết “Tự sự học - một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng”; Tự
sự học không ngừng mở rộng và phát triển” của Giáo sư Trần Đình Sử; bài viết “Sự
phát triển nghệ thuật tự sự ở Việt Nam - một vài hiện tượng đáng chú ý”; “Bàn về
một vài thuật ngữ thông dụng trong kể chuyện” của Giáo sư Đặng Anh Đào; bài
“Bút kí về tự sự học” của Giáo sư Phương Lựu; bài “Tự sự học: tên gọi, lược sử và
8


một số vấn đề lý thuyết” của tác giả Lê Thời Tân; bài “Điểm nhìn trong lời nói giao
tiếp và điểm nhìn nghệ thuật trong truyện” của tác giả Nguyễn Thái Hòa; bài viết
“Về lý thuyết tự sự của Northrop Frye” của tác giả Phan Thu Hiền; bài viết “Vấn đề
người kể chuyện trong thi pháp tự sự hiện đại” của tác giả Đỗ Hải Phong, …
Những bài viết trên đã góp phần giới thiệu lý thuyết tự sự ở nhiều phương
diện, qua đó ta vừa thấy được tình hình nghiên cứu tự sự học ở các nước trên thế
giới, đồng thời thấy được tình hình nghiên cứu tự sự học ở Việt Nam.
Nghệ thuật tự sự theo cách hiểu của GS Trần Đình Sử trong giáo trình Dẫn
luận thi pháp học là “một nghệ thuật đặc biệt, nó đòi hỏi kể sao cho mỗi lúc hứng
thú của người đọc gia tăng. Một cốt truyện đơn giản nhất cũng có thể cấu tạo thành
các sự kiện nghệ thuật hấp dẫn (…). Nhà văn không thể kể ngay một lúc tất cả
truyện, mà buộc phải có thứ tự lần lượt trước sau, và điều đó cho phép nhà văn cấu
tạo lại trật tự câu chuyện theo một ý nghĩa nào đó (…). Nhà văn đồng thời với việc
tạo lại trật tự hình thức là việc tạo ra nội dung mới, nói đúng hơn là việc khám phá
ra nội dung mới quyết định việc tạo lại hình thức - hình thức mang quan niệm”

[185,181].
Như vậy, nói đến nghệ thuật tự sự là nói đến nghệ thuật kể chuyện hay nghệ
thuật trần thuật, một phương thức nhằm làm cho các sự việc, tình tiết trong tác
phẩm được sống dậy, diễn ra. Đây chính là những yếu tố đặc sắc, là tiền đề chung
cho việc xây dựng nên một tác phẩm văn học. Tuy nhiên, ở mỗi nhà văn lại có cách
sắp xếp, tổ chức và phân bố không giống nhau, thậm chí mỗi tác phẩm khác nhau
của cùng một nhà văn lại được xây dựng theo những hướng khác nhau. Các yếu tố
cấu thành nghệ thuật tự sự bao gồm nghệ thuật tổ chức cốt truyện, nghệ thuật xây
dựng nhân vật và các phương thức trần thuật như người kể chuyện, điểm nhìn, ngôn
ngữ và giọng điệu. Nhìn chung, sự thành công của một tác phẩm văn học phụ thuộc
vào tài năng sáng tạo của tác giả. Đối với văn tự sự, nhà văn cần phải linh hoạt
trong việc lựa chọn cách thức trần thuật, nghĩa là biết xây dựng kết cấu, cốt truyện
cho ấn tượng, nắm rõ vai trò của người kể chuyện, có điểm nhìn trần thuật tinh tế,
có giọng điệu trần thuật phù hợp để tạo nên sự hấp dẫn trong việc dẫn dắt người đọc
vào câu chuyện kể của mình. Điều đó tạo nên sự đa dạng trong phong cách nhà văn
và cũng là yếu tố quyết định sự sống còn, thành công của tác phẩm văn học.
9


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết
Việt Nam 1940-1945
Trong khuôn khổ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu dừng lại khảo sát các ý
kiến đề cập đến các phương diện nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Việt Nam chặng
đường 1940-1945. Chúng tôi tạm chia lịch sử vấn đề nghiên cứu thành ba giai đoạn:
giai đoạn từ 1940 đến trước 1945; giai đoạn từ 1945 đến trước 1986; giai đoạn từ
1986 đến nay.
2.1. Giai đoạn từ 1940 đến trước 1945
Có thể nói, vào khoảng những năm 30 - 40 của thế XX, sau nhiều năm ra đời
và phát triển, nền “quốc văn mới” đã có nhiều thành tựu đáng kể. Sự xuất hiện của
nhiều công trình nghiên cứu, phê bình có tính chất tổng kết những chặng đường đã

qua của văn học như Ba mươi năm văn học (1941-Mộc Khuê); Nhà văn hiện đại
(1942-Vũ Ngọc Phan); Việt Nam văn học sử yếu (1942-Dương Quảng Hàm),... đã
cho thấy nền “quốc văn mới” đã được giới nghiên cứu văn học quan tâm đặc biệt.
Trong số các công trình nghiên cứu đó, đáng chú ý hơn cả là bộ Nhà văn
hiện đại của nhà nghiên cứu, phê bình văn học Vũ Ngọc Phan. Bộ sách ra đời
và được in lần đầu tiên vào năm 1942. Đây là công trình nghiên cứu, phê bình
khá đồ sộ, có uy tín và được xem là cuốn sách tra cứu, tham khảo đáng tin cậy
lâu nay. Trong công trình này, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nêu lên nội
dung cuốn sách là “lời phê bình của chúng tôi (tức Vũ Ngọc Phan) về những
tác phẩm của các nhà văn cùng thời với chúng ta, ... những người đang tìm tòi,
đang sáng tác để đi đến sự tận thiện tận mỹ” [168,7]. Tác giả công trình nghiên
cứu này đã dành hai tập để viết về các “tiểu thuyết gia” thuộc “lớp sau”, tức lớp
nhà văn xuất hiện sau 1930. Trong nhận xét, đánh giá của mình, ông đã tỏ ra
uyên bác và hiểu khá tường tận về đời sống văn học đương thời. Tuy không có
những ý kiến khái quát về tiểu thuyết chặng đường này, nhưng ở một vài bài
nhất định, ông đã có ý kiến cụ thể đối với các “tiểu thuyết gia” 1940-1945 như
Nguyễn Đình Lạp [169,512-518], Tô Hoài [169,519-536], Nguyên Hồng
[169,556-569], Đỗ Đức Thu [169,591-614], ...
Chẳng hạn, với Tô Hoài, Vũ Ngọc Phan đã nhận xét là nhà văn thuộc loại “tả
chân”, có “khuynh hướng xã hội”. Đi sâu vào đánh giá tiểu thuyết Quê người, nhà
10


nghiên cứu cho rằng Tô Hoài “tỏ ra là một nhà tiểu thuyết có con mắt quan sát sâu
sắc”, “từ ngôn ngữ, cử chỉ, thói tục cho đến những cách sinh hoạt của những người
dân quê sống về nghề dệt cửi ở vùng Bưởi, Tô Hoài đều đã tả với nghệ thuật chân
xác” [169,528].
Với Nguyễn Đình Lạp, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan chú ý hơn đến tiểu thuyết
Ngoại ô. Ông cho rằng Ngoại ô “là một tập tiểu thuyết tả thực, tâp tiểu thuyết tả
chân” [169,513]. Tuy nhiên, ông cũng phê phán tác giả cuốn tiểu thuyết đó là “chưa

được vững chãi trong lối tả thực” và “văn ông viết lại không được kĩ, không được
gọn, có nhiều đoạn thẳng tuồn tuột, nhiều lời, ít ý” [169,518].
Về Đỗ Đức Thu, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng nhận xét khá cụ thể.
Ông cho rằng Đỗ Đức Thu “viết không nhiều, nhưng đã viết thì tỉ mỉ, văn không
những chải chuốt, mà những điều quan sát cũng chọn lọc và sâu sắc”. Nhận định về
tiểu thuyết Đứa con, Vũ Ngọc Phan cho rằng đây là “một tập truyện dài hay nhất
của ông và đáng liệt vào những tiểu thuyết giá trị về tình cảm” [169,606], trong đó
“có nhiều đoạn văn rất hay, đẹp vô cùng”, còn lời văn thì “giản dị, sáng suốt, lại kín
đáo, sâu sắc” [169,605].
Ở Nguyên Hồng, nhà phê bình cũng nhận thấy rõ sự “tiến hóa rất nhiều”. Ông
cho rằng Nguyên Hồng “đã đi từ cái sống nghèo nàn của mấy hạng người bị xã hội
khinh bỉ đến những cuộc sống bên trong rất phức tạo và không kém phần ồn ào,
nhộn nhịp”. Theo Vũ Ngọc Phan, “ở tập văn nào của Nguyên Hồng cũng vậy, tư
tưởng nhân từ, bác ái của tác giả bao giờ cũng tràn lan, và chính đó là cái phần cốt
yếu của nhà văn xã hội cầu mong ánh sáng. Ánh sáng soi đến khắp hang cùng ngõ
hẻm, đến khắp cuộc sống để nảy nở lên mọi sự cần lao những cử chỉ công bình, bác
ái và xua đuổi mọi cái tối tăm, cùng khổ của loài người” [169,568]. Rõ ràng, chất
nhân văn ở trong những tác phẩm của Nguyên Hồng đã được nhà nghiên cứu Vũ
Ngọc Phan khẳng định và đề cao.
Trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã dành nhiều trang đánh giá về Tự
Lực văn đoàn và thừa nhận tài năng của các nhà văn trong nhóm này. Ở công trình
này, Vũ Ngọc Phan gọi Nhất Linh là “tiểu thuyết gia”. Còn với Khái Hưng, ông cho
rằng đây là một nhà tiểu thuyết “có biệt tài”. Tuy nhiên, trong công trình này, nhà
nghiên cứu Vũ Ngọc Phan thể hiện sự quan tâm, chú ý hơn cả là các tác phẩm
11


chặng đường đầu của Khái Hưng. Một số tác phẩm được viết ở chặng đường cuối
cùng (1940-1945) dù có được nhắc tên nhưng không được Vũ Ngọc Phan dừng lại
phân tích nghiên cứu.

Có thể nói, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan là bộ sách nghiên cứu, phê
bình văn học được viết khá nghiêm túc, công phu, trong đó có nhiều ý kiến xác
đáng và không ít ý kiến có giá trị định hướng, khám phá. Tuy nhiên dù đã khá cập
nhật nhưng công trình này cũng không bao quát hết tình hình sáng tác văn học
những năm 1940-1945. Và đáng tiếc là tác giả bộ sách đã không đề cập đến Nam
Cao - nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Về những sáng tác đầu tay của Nam Cao, Lê Văn Trương đã phát hiện ra
Nam Cao đã “không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã
nói, không tả theo cái lối người ta đã tả”, đặc biệt nhà văn còn có “một lối văn mới,
sâu xa, chua chát và tàn nhẫn”[150,493].
2.2. Giai đoạn từ 1945 đến trước 1986
Do nhu cầu nghiên cứu và giảng dạy văn học, hoạt động nghiên cứu và phê
bình văn học được đẩy mạnh.
Ở miền Bắc, với sự chủ trì của các trường đại học và các viện nghiên cứu,
một số bộ giáo trình đại học đã được tổ chức biên soạn. Đầu tiên có thể kể đến
giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, do
tác giả Huỳnh Lý làm chủ biên (Nhà xuất bản Giáo dục in lần đầu năm 1973,
tái bản năm 1978). Ở chương IV, tập V, phần I của giáo trình này đã nhận định
về văn học hiện thực chặng đường 1940-1945: “Văn học hiện thực phê phán
thời kì 1940-1945 đã mắc nhược điểm: lẩn tránh mâu thuẫn cơ bản để đi vào
những mâu thuẫn thứ yếu, những cảnh sinh hoạt gia đình, những phong tục tập
quán địa phương (...). Tuy nhiên, ở một số tác phẩm, nhất là những tác phẩm
tự truyện, chất trữ tình tương đối phong phú, chất suy nghĩ tương đối sâu sắc,
vì nhà văn quay vào thế giới nội tâm, lấy mình làm nhân vật trung tâm để miêu
tả” [114,174].
Tiếp theo có thể kể đến giáo trình Văn học Việt Nam 1930-1945 (gồm 02
tập) dành cho sinh viên khoa Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội của nhóm
các tác giả Phan Cự Đệ, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Hà Văn Đức (sau
12



này được tái bản và in gộp trong cuốn giáo trình Văn học Việt Nam 1900-1945).
Trong công trình này, các tác giả đã dành một dung lượng khá lớn cho việc giới
thiệu tình hình văn học hiện thực cùng với một số cây bút tiêu biểu (phần này
do Phan Cự Đệ, Nguyễn Hoành Khung, Hà Văn Đức viết). Các tác giả đánh giá
cao văn học hiện thực những năm 1936-1939 và nghiêm khắc khi nhận xét văn
học hiện thực 1940-1945: “Văn học hiện thực phê phán lúc này bị kiểm duyệt
bóp nghẹt, phải len lỏi trên rất nhiều khuynh hướng văn học hỗn loạn, suy đồi
lúc bấy giờ... Những tác phẩm hiện thực của họ ra đời ít ỏi, không gây được
ảnh hưởng sâu rộng như thời kì 1936-1939”[34,350]. Tuy nhiên, dưới một góc
nhìn khác, nhóm các tác giả đã thấy được các nhà văn thời kì 1940-1945 “tuy
không trực tiếp bóc trần những mâu thuẫn giai cấp đối kháng trong xã hội và ca
ngợi tinh thần đấu tranh của quần chúng (...) nhưng cũng duy trì được một thái
độ dám nhìn thẳng vào sự thật, thấy được cái không khí oi bức, dông bão của
một xã hội đang ngột thở, đang quằn quại lột xác để chuyển mình, để đổi thay”
[34,351].
Khi viết về một số tác giả tiêu biểu của văn học hiện thực 1940-1945 thì
nhóm tác giả này cũng đã phát hiện thấy những giá trị mới. Chẳng hạn, các tác
giả đã nhận thấy nhà văn Tô Hoài đã “giúp ta tìm hiểu những con người với các
phong tục, tập quán, sinh hoạt của một vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội”.
Đặc biệt, các trang viết của Tô Hoài “đậm đà màu sắc trữ tình với những phong
cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng” [34,350]. Với Nguyên Hồng, nhóm nghiên
cứu cho rằng đó là “một phong cách hiện thực giàu chất trữ tình và chất thơ”
[34,460] và nhận xét: “cảm hứng chủ đạo của nhà văn dường như bắt nguồn từ
một chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc đối với những lớp người cùng khổ. Ông là một
cây bút đôn hậu, luôn luôn hướng đến cái cao đẹp, trong sáng, niềm tin yêu
thắm thiết” [34,454].
Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã dành nhiều trang viết về những sáng tác
của nhà văn Nam Cao (chương XVI). Chẳng hạn nhà văn Nam Cao được như
xem như là “ngọn cờ đầu của văn xuôi nửa đầu những năm 40” [34,350]. Trong

tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao, bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư
sản “được Nam Cao phản ánh sâu sắc, tập trung và toàn diện” [34,485]. Khẳng
13


định ngòi bút Nam Cao đầy tài năng và sáng tạo, nhóm nghiên cứu đã viết:
“Nam Cao đã tự mở cho mình một hướng đi riêng” [34,489]. Về nhân vật trong
tác phẩm của Nam Cao thì đều “không phải là nhân vật của hành động, mà
thường được soi rọi chủ yếu qua tâm lý” [34,490]. Một số phương diện khác
như ngôn ngữ độc thoại nội tâm, lối kết cấu tâm lý, cốt truyện thường sơ lược,
đơn giản nhưng “chất suy nghĩ đạt tới chiều sâu tâm lý đáng kể” [34,495] cũng
được nhóm nghiên cứu đề cập tới.
Cũng trong công trình này, nhóm nghiên cứu đã dành cả chương XIX để viết
về văn chương Tự lực văn đoàn. Trong phần trình bày này, các tác giả đã chỉ ra
hoàn cảnh xã hội chính là nguyên nhân làm nên sự “chệch hướng” của các ngòi bút
trong nhóm Tự lực văn đoàn. Họ nhận xét rằng: “cuộc đấu tranh bằng văn hóa nhằm
giải phóng cá nhân, chống phong kiến quan liêu, cuộc cách tân trong văn học cũng
như những hoạt động cải lương tư sản (hội Ánh sáng) trong thời kì Mặt trận dân chủ
bị yếu dần đi kể từ chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhất là từ 1940” [34,530]. Bởi
vậy, giá trị văn học của các tác phẩm Tự lực văn đoàn chặng đường văn học 19401945 ít được nhóm nghiên cứu ghi nhận vì họ cho rằng “sự nghiệp văn chương của
nhóm Tự lực văn đoàn phải tính từ những năm 40 trở về trước” [34,531]. Thậm chí,
họ còn cho rằng những năm 1940-1945 là “thời kì xuống dốc của Tự lực văn đoàn
với những tác phẩm ít nhiều mang màu sắc hiện đại chủ nghĩa”[34,531]. Những tác
phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng thời kì cuối “không những không đấu tranh đòi
giải phóng cá nhân, đòi nhân quyền, mà còn có xu hướng đẩy con người vào chủ
nghĩa duy tâm và định mệnh” [34,538]. So sánh với tiểu thuyết những thời kì trước,
“từ cuối 1939, đầu 1940, Tự lực văn đoàn xuống dốc một cách rõ rệt. Không còn là
lãng mạn mơ mộng (...) mà là lãng mạn suy đồi” [34,538].
Ngoài những cuốn giáo trình chính thống viết cho sinh viên các trường Đại
học còn có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu. Năm 1964, cuốn Sơ thảo lịch

sử văn học Việt Nam 1930-1945 của tác giả Vũ Đức Phúc và Nguyễn Đức Đàn
được xuất bản. Trong công trình này, các nhà nghiên cứu đã nhắc đến một số cây
bút văn xuôi tiêu biểu như Nguyên Hồng, Tô Hoài, Mạnh Phú Tư, Nguyễn Đình
Lạp, Nam Cao. Chẳng hạn, về Nguyên Hồng, các tác giả cho rằng từ 1942, Nguyên
Hồng vẫn tiếp tục viết về người nông dân lao động nghèo, “một mặt vạch rõ đủ mọi
14


cảnh khổ của người nghèo, một mặt gây lòng tin tưởng, yêu đời, yêu cuộc sống,
thấm nhuần một niềm hy vọng trong sáng với tương lai” [172,148]. Tuy nhiên, các
tác giả của cuốn sách này lại chỉ ra nhược điểm của Nguyên Hồng thời kì 19401945 là người “dù muốn nói lên những ý nghĩ sôi nổi của mình, lại chỉ có thể nói
một cách quanh co để tránh lưỡi kéo của bọn kiểm duyệt, cho nên đã mượn hình
thức tiểu thuyết để nêu lên nhiều suy nghĩ của mình; vì vậy trong sáng tác của ông,
nhiều trang có tính chất bài báo hoặc bút kí trữ tình, ông không chú trọng xây dựng
điển hình cho thật sinh động” [172,149]. Các tác giả cuốn sách này cũng nhắc đến
nhà văn Tô Hoài với tiểu thuyết Quê người, nhà văn Mạnh Phú Tư với hai tiểu
thuyết Làm lẽ, Sống nhờ và cho rằng Mạnh Phú Tư mặc dù “chưa phát hiện được
những vấn đề lớn” nhưng những tác phẩm đó cũng đã chứng tỏ Mạnh Phú Tư là
“một nhà văn chân thực” [172,178], trong đó các tác giả của công trình này khẳng
định: tác phẩm đáng chú ý nhất của Mạnh Phú Tư là Sống nhờ.
Cũng trong công trình này, tác giả Vũ Đức Phúc và Nguyễn Đức Đàn đã
khẳng định “người có nhiều tác phẩm xuất sắc hơn cả là Nam Cao” [172,177] và
cho rằng Nam Cao “có lối viết nghiêm túc, chân thực mà sâu sắc (...), tính cách
nhân vật được mô tả tỉ mỉ, trọn vẹn mà không rườm rà. Thật là một lối văn hiện
thực phong phú, súc tích” [172,182].
Trong cuốn Từ điển văn học (tập 2, NXB Khoa học xã hội) nhà nghiên cứu
Nguyễn Hoành Khung đã cho rằng thời kì 1936-1939 là thời kì đỉnh cao của văn
học hiện thực, ông cũng đánh giá và phê bình nghiêm khắc văn học hiện thực những
năm 1940-1945: “So với thời kì Mặt trận dân chủ, văn học hiện thực phê phán thời
kì này có những chỗ yếu rõ rệt” [144,516]. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cũng chỉ ra

những mặt mạnh của khuynh hướng văn học hiện thực chặng đường này: “Văn học
hiện thực phê phán thời kì này lại có những mặt mạnh mới (...), yếu tố trữ tình thấm
đượm và suy nghĩ lắng sâu khiến cho ý nghĩa tác phẩm nhiều khi vượt khỏi giới hạn
của đề tài” [144,516]; “Về nghệ thuật, văn học thời kì này có đặc sắc mới mẻ (...)
tâm lý nhân vật được thể hiện tinh tế, sắc sảo hơn. Ngôn ngữ cũng sinh động, gần
đời sống hằng ngày hơn” [144,517].
Liên quan nhiều đến đề tài luận án và rất đáng chú ý là bài “Khải luận” (in
trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 30A) của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng
15


Mạnh. Bài viết này đã tập trung đề cập đến văn xuôi hiện thực 1940-1945. Tác
giả bài viết khẳng định sự phát triển của văn học hiện thực chặng đường này về
quy luật phát triển, những đóng góp cũng như những tồn tại về nhiều mặt từ nội
dung đến hình thức nghệ thuật. Tác giả bài viết nêu rõ văn học hiện thực chặng
đường này mang “tinh thần bi quan, bế tắc” và “phạm vi đề tài bị thu hẹp lại rõ
rệt” [119,20]. Đồng thời, tác giả bài viết cũng đã chỉ ra những nguyên nhân làm
cho “không mấy người lưu ý đầy đủ đến sự xuất hiện cả một lớp nhà văn mới,
đông đảo, tài năng, tiến bộ, đã thay thế và tiếp sức một cách xứng đáng cho lớp
đàn anh” [119,15]. Cũng trong bài viết này, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh
đã chỉ ra lớp nhà văn mới, đó là Mạnh Phú Tư, Đỗ Đức Thu, Tô Hoài, Nguyên
Hồng, Nam Cao, ... và khẳng định họ “hầu hết là những cây bút trẻ. Nhưng ngay
từ những tác phẩm đầu tay, họ đã chứng tỏ những đặc sắc riêng ở mức độ khác
nhau” [119,34].
Trong các bài nghiên cứu về văn học chặng đường này được đăng trên các tờ
báo chuyên ngành, tạp chí, đáng chú ý nhất là bài “Những yếu tố tích cực trong văn
học hiện thực thời kì 1939-1945” của Hà Minh Đức đăng trên Tạp chí Văn học số 5
năm 1963. Điều đáng quý là ngay từ những năm sáu mươi của thế kỉ XX, nhà
nghiên cứu Hà Minh Đức đã có đánh giá tương đối chính xác đối với hiện tượng
văn xuôi này. Một mặt, nhà nghiên cứu phê phán: “Ở mỗi tác giả, bên cạnh những

sáng tác chân thực, giàu ý nghĩa xã hội, cũng có những tác phẩm mang tính tự nhiên
chủ nghĩa, hướng về khai thác các đề tài, các mẫu người quái dị”, nhưng mặt khác,
ông đã khẳng định những mặt ưu điểm của hiện tượng văn học này: “Nhìn chung
những sáng tác trên về mặt quan điểm nhận thức và phản ánh hiện thực đều có
những yếu tố tích cực” và “Nhiều tác giả trong dòng văn học hiện thực đã nhận thức
sứ mệnh chân chính của nhà văn và trách nhiệm của văn học đối với cuộc đời”
[40,41].
Trong bài viết “Trào lưu hiện thực chủ nghĩa trong văn học Việt Nam 19301945” (đăng trên Tạp chí Văn học số 5 năm 1976), tác giả Vũ Đức Phúc nhận định:
“Trong giai đoạn này (1940-1945), cũng còn xuất hiện những tác phẩm ưu tú của
trào lưu hiện thực như tiểu thuyết và truyện ngắn của Nam Cao” [173,67]; “Các nhà
văn hiện thực như Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài thường có biểu hiện khuynh
16


hướng về cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, trên tác phẩm của mình, biểu hiện
một cách hết sức kín đáo, vì bọn đế quốc kiểm duyệt rất gắt gao” [173,67].
Bên cạnh những bài viết và công trình nghiên cứu đó là cuốn sách Tiểu thuyết
Việt Nam hiện đại (ra đời năm 1974-1975) của nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ. Trong
công trình này, nhà nghiên cứu đã rất công phu và dành nhiều tâm huyết để nói về
các vấn đề của tiểu thuyết nói chung và các hiện tượng văn học cụ thể, trong đó có
tiểu thuyết chặng đường 1940-1945. Tác giả cuốn sách đã dành riêng chương 2 có
tên là “Những khuynh hướng tiểu thuyết hiện đại trước Cách mạng tháng Tám”.
Trong chương này, tác giả tập trung phân tích hai khuynh hướng tiểu thuyết là tiểu
thuyết lãng mạn (mà đại diện tiêu biểu là nhóm Tự lực văn đoàn) và tiểu thuyết hiện
thực. Với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ở chặng đường phát triển cuối cùng, nhà
nghiên cứu cho rằng: “Điều đáng chú ý là từ cuối 1939, quan điểm mỹ học của Tự
lực văn đoàn đã tiến sát đến những luận điểm cực đoan nhất của các nhà lãng mạn
phương Tây thế kỷ XIX” và chứng minh qua tiểu thuyết Đẹp của Khái Hưng: “Khái
Hưng ca ngợi cái đẹp của những người điên và lên đồng (...), đẹp là một cái gì gắn
với bản năng, hoang dại và nguyên sơ, ở ngoài lĩnh vực của ý thức” [35,68]. Phê

phán tiểu thuyết Tự lực văn đoàn chặng đường này, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ
còn viết: “Khuynh hướng suy thoái rõ rệt nhất là từ những năm 1940 và đến Cách
mạng tháng Tám thì Nguyễn Tường Tam đã hiện nguyên hình là một kẻ cơ hội và
phản động về chính trị” [35,72]; “Cái vực thẳm cuối cùng mà các nhân vật Tự lực
văn đoàn rơi vào là chủ nghĩa cá nhân cực đoan và chủ nghĩa vô luân”; “nhân vật
trong cuốn tiểu thuyết cuối cùng này của Khái Hưng đã ca ngợi chủ nghĩa vô luân
một cách trắng trợn (...) không còn màu sắc lãng mạn mà đã mang dáng dấp, hơi thở
của những nhân vật suy đồi trong các tác phẩm hiện đại chủ nghĩa” [35,82]. Các
nhân vật Trương trong Bướm trắng, Cảnh trong Băn khoăn thì được nhận xét là
“rất gần với các nhân vật hiện sinh Sài Gòn những năm 60” [35,84].
Cho rằng “nhiệm vụ khó khăn nhất của nhà viết tiểu thuyết là một miêu tả quá
trình phát triển của tâm lý con người” [35,654], nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã chỉ
ra rằng tiểu thuyết của Nhất Linh đã “đi sâu vào những bi kịch, những mâu thuẫn
trong tâm hồn nhân vật” [35,90]; cốt truyện của Bướm trắng thì “thu gọn trong
những vòng tròn tâm lý hướng tâm” [35,91]. Về ngôn ngữ thì nhà nghiên cứu Phan
17


Cự Đệ cũng khẳng định Tự lực văn đoàn đã “làm giầu thêm những từ ngữ miêu tả
tâm lý, tình cảm của con người (...) Để đi sâu vào đời sống tâm lý của nhân vật, tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn đã sử dụng khá thành thạo thủ pháp độc thoại nội tâm”, và
“ta cũng bắt gặp những chương đối thoại thành công, trong đó ngôn ngữ các nhân
vật quyện lẫn vào nhau, tác động lẫn nhau” [35,94].
Về tiểu thuyết hiện thực, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ khẳng định đây là mảng
sáng tác “có giá trị đáng kể nhất” [35,97], trong đó ở chặng đường phát triển cuối
cùng, tiểu thuyết hiện thực “không rơi vào con đường bế tắc, suy đồi của chủ nghĩa
tự nhiên như tiểu thuyết hiện thực phê phán thế kỉ XIX, mà một bộ phận của nó đã
bước được vào con đường mới rất có tiền đồ, con đường dẫn tới chủ nghĩa hiện thực
xã hội chủ nghĩa sau này” [35,100]. Trong số những nhà tiểu thuyết chặng đường
này, nhà nghiên cứu đã ca ngợi những đóng góp của Nguyên Hồng, Tô Hoài, Mạnh

Phú Tư, Nguyễn Đình Lạp và đặc biệt đánh giá cao tiểu thuyết của nhà văn Nam
Cao. Ông viết: “Qua các tác phẩm Những ngày thơ ấu, Sống nhờ, Cỏ dại ta thấy
xót thương cho những em bé sống bơ vơ, côi cút trong xã hội cũ, thiếu thốn từ
miếng cơm manh áo cho đến tình thương yêu của mọi người”[35,107], “Tô Hoài,
Mạnh Phú Tư đưa vào tiểu thuyết lối miêu tả phong tục của những vùng nông thôn
đồng bằng Bắc Bộ”; “Tiểu thuyết Tô Hoài giàu chất trữ tình lãng mạn bay bổng”
[35,122], “Các nhà tiểu thuyết đã tiếp thu được cái vốn ngôn ngữ giàu có, mạnh
khỏe của quần chúng” [35,124]. Về tiểu thuyết của Nam Cao, ông viết: “Nam Cao
đã nâng tiểu thuyết hiện thực phê phán lên một mức cao hơn” [35,101], “Nam Cao
đưa vào tiểu thuyết lối miêu tả tâm lý, rọi những ánh sáng mới vào bên trong tâm
hồn nhân vật” [35,121]. Cùng với truyện ngắn Chí Phèo thì ở Sống mòn, Nam Cao
đã “sử dụng lối kết cấu vòng tròn”. Về ngôn ngữ, Nam Cao “đã xây dựng thành
công những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật” [35,124] và “Nam Cao cũng hay
sử dụng một thứ ngôn ngữ đa thanh, nhiều âm hưởng (...), ngôn ngữ trong tác phẩm
của ông là một bảng pha màu giữa ngôn ngữ người kể chuyện, tác giả và nhân vật”
[35,125], “Nam Cao tự phân tích mình, phê phán cái thói tiểu tư sản của mình, tiếng
cười của ông có cái giọng chua chát, quằn quại” [35,120].
Cũng trong công trình nghiên cứu này, Phan Cự Đệ đã khẳng định những đóng
góp to lớn về mặt thể loại của tiểu thuyết hiện thực. Ông viết: “Chúng ta thấy có
18


loại tiểu thuyết tự truyện (...). Lối tiểu thuyết tự truyện này còn quá mới mẻ đối với
nước ta. Nhà tiểu thuyết phải vượt lên khỏi những dư luận, những thành kiến xã hội
hẹp hòi, phải dám thành thật nhìn thẳng vào mình, tự mình phân tích mình thì mới
tạo nên được một sức hấp dẫn đối với người đọc” [35,121].
Có thể nói, công trình nghiên cứu Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của Phan Cự
Đệ thực sự đem lại nhiều phương diện có giá trị khoa học, ở đó có nhiều vấn đề đã
được tác giả gợi mở và khẳng định.
Ngoài các công trình nghiên cứu có tính chất khái quát nêu trên còn có

một số công trình tập trung nghiên cứu về một số tác giả cụ thể. Chẳng hạn
cuốn Nam Cao - nhà văn hiện thực xuất sắc của Hà Minh Đức là một chuyên
luận khá công phu về sáng tác của Nam Cao, trong đó nhà nghiên cứu khẳng
định “Sống mòn là một trong những tác phẩm có giá trị nhất trong giai đoạn
1939 - 1945” [39,133]; Tác phẩm “có những ưu điểm rất đáng kể nhưng cũng
có rất nhiều mặt bị hạn chế trong sự hạn chế chung của Nam Cao về các sáng
tác thuộc chủ đề tiểu tư sản” [39,135]. Bên cạnh đó, tác giả cuốn sách nhận ra
Nam Cao đã tiếp cận và phản ánh hiện thực bằng việc “tìm tòi những chuyện
bình thường hàng ngày ý nghĩa sâu xa của đời sống và gợi lên bên trong phần
lặng lẽ nghiêm ngặt của hiện tượng một cái gì sôi nổi nồng cháy” [39,171].
Nhận xét về nhân vật, ông cho rằng Nam Cao đã “xây dựng được những tính
cách nhân vật sâu sắc, đã miêu tả được tâm hồn nhân vật trên những chiều sâu
thẳm, phức tạp và tinh vi nhất, khiến cho nhân vật có một chất sống thực, một
cá tính riêng đồng thời mang những nét phổ biến” [39,188]. Những nhận xét
này cho thấy sự đổi mới trong cách nhìn nhận và đánh giá giá trị hiện thực của
Sống mòn. Tuy nhiên, trong phần thứ 4 của cuốn sách có tên “vài nét về nghệ
thuật” thì nhà nghiên cứu lại khá dè dặt khi nói đến giá trị nghệ thuật của tiểu
thuyết Sống mòn.
Do tính chất, quy mô của các công trình nghiên cứu cùng sự hạn chế trong
trình độ chiếm lĩnh đối tượng, do cái nhìn xã hội học dung tục, giáo điều và ảnh
hưởng nặng nề của “chủ nghĩa đề tài” trong giới nghiên cứu, phê bình một thời
nên bên cạnh một số công trình nghiên cứu có những phát hiện sâu sắc, mới mẻ
nêu trên còn có không ít công trình thể hiện cái nhìn hẹp hòi, phiến diện. Tiêu
19


biểu cho các công trình nghiên cứu đó là cuốn Phương pháp sáng tác văn học
nghệ thuật của Hồng Chương. Trong công trình này, Hồng Chương đã đánh giá
rất thấp về Nam Cao. Ông không nhận ra sự sáng tạo độc đáo, mới mẻ của Nam
Cao, thậm chí còn đưa ra những nhận xét khá nặng nề về tiểu thuyết Sống mòn.

Ông cho rằng: “Tuy còn có tính hiện thực và tính phê phán, nhưng chủ nghĩa
hiện thực phê phán thời kì này biểu lộ rõ tính chất yếu đuối của thời kì suy tàn
của nó. Nó đi sâu vào tâm lý tế nhị của nhân vật, nó bộc lộ tâm trạng của những
con người quẩn quanh, không có lối thoát và cũng không có ý chí phấn đấu”
[22,40].
Ở các đô thị miền Nam, hoạt động nghiên cứu văn học “tiền chiến” cũng
diễn ra khá sôi nổi với cách nhìn nhận tương đối rộng rãi, cởi mở.
Trước hết, chúng tôi chú ý đến cuốn sách Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết
của tác giả Nguyễn Văn Trung (Nam Sơn xuất bản, Sài Gòn, 1965). Đây là tài
liệu giảng dạy cho sinh viên ngành văn ở trường Đại học văn khoa Sài Gòn.
Cuốn sách phác họa những nét lớn của một quan điểm phê bình văn học theo
đúng mục đích của tác giả là “nhấn mạnh vào sự kiện đa nguyên về thẩm mỹ của
tiểu thuyết” [212,9]. Cuốn sách gồm hai phần. Ở phần 1 có tên là “Tổng quát về
văn chương” có nói đến một số vấn đề như xác định khái niệm về một tác phẩm
nghệ thuật, ngôn ngữ của tác phẩm văn học, quan hệ giữa nhà văn và tác phẩm
của mình. Trong phần 2 có tên là “Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết” - có nhấn
mạnh đến vấn đề nhân vật và con người trong tiểu thuyết cùng kĩ thuật xây dựng
nhân vật. Có thể nói đây là một tài liệu tham khảo quý báu và hữu ích, một công
trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực tiểu thuyết nói chung.
Trong số các công trình nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử văn học, có lẽ
đáng chú ý hơn cả là những nhận xét của Phạm Thế Ngũ. Trong Việt Nam văn học sử
giản ước tân biên, tập III, ông đặt tiêu đề cho chương 6 là “Bộ mặt đặc biệt của mấy
năm 1940-1945”. Ông coi đây là giai đoạn “phục hưng” của văn học bởi giai đoạn
này “bày tỏ những dấu hiệu thay đổi quan trọng, có một bộ mặt đặc biệt” [133,610].
Tác giả cuốn sách nhận định: “Mấy năm 1940-1945 thật ra không phải là cái đuôi của
giai đoạn 1932, mà là một khởi đầu, đúng ra một ngã ba, một khúc quanh văn học
đầy chớm nở và viễn tưởng hào hứng” [133,610] và “tiểu thuyết sau 1940 cũng chịu
20



×