Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Một số giải pháp đưa cơ gới hoá nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện mỹ đức,thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 111 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, với hơn 70%
dân số sống chủ yếu ở nông thôn, 76% dân số nước ta làm việc trong lĩnh vực
nông nghiệp, hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu là do ngành nông nghiệp
đóng góp. Ngành nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, giá trị
sản lượng nông nghiệp liên tục tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi đa dạng
hơn, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng gia tăng sản phẩm đã qua
chế biến, giảm cung cấp sản phẩm thô, từ đó an ninh lương thực trong nước
được đảm bảo, nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành những hàng hóa xuất
khẩu chủ đạo, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế như gạo,
thủy hải sản, cà phê, cao su... Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận
nông dân được cải thiện, công bằng hơn trong tiếp cận các cơ hội phát triển.
Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại, hệ thống
kết cấu hạ tầng cũng như mạng lưới các tổ chức kinh tế hoạt động nông thôn
ngày càng phát triển.
Song, cũng như các nước thực hiện quá trình công nghiệp hóa, ở nước
ta, quá trình này thường đi kèm những thay đổi không nhỏ về các mặt kinh tếxã hội; và nông nghiệp, nông dân, nông thôn thường bị thiệt thòi, chịu nhiều
hy sinh. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn là khu vực chậm phát triển
nhất trong nền kinh tế. Sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính chất của nền
sản xuất nhỏ, manh mún, sử dụng không hiệu quả dẫn đến gây lãng phí các
nguồn lực quý giá cho phát triển nông nghiệp. Cùng với việc đưa các loại
giống lúa, khoai, rau màu, cây công nghiệp cho chất lượng và năng suất cao
vào sản xuất, người nông dân đã đầu tư thêm máy tuốt lúa, máy gặt đập... góp
phần đáng kể vào việc giảm thất thoát sản lượng, đồng thời giảm sức lao động
và nâng cao thu nhập trên một diện tích đất canh tác trong khi phần lớn đất


2



nông nghiệp ngày càng thu hẹp cần áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới
vào sản xuất thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao.
Dân số Việt Nam trên 80 triệu người và sử dụng lúa gạo làm thực
phẩm chính. Lúa là cây trồng cổ truyền của Việt Nam và là cây trồng quan
trọng nhất hiện nay vì diện tích gieo trồng lúa chiếm đến 61% diện tích trồng
trọt cả nước và 80% nông dân Viêt Nam là nông dân trồng lúa. Gạo là lương
thực thiết yếu hàng đầu của người Việt Nam vì 100% của dân số trên 80 triệu
người sử dụng hàng ngày từ người thu nhập thấp đến người thu nhập cao, từ
nông thôn đến thành thị. Chính vì tầm quan trọng của lúa gạo, thời gian qua
Chính phủ luôn đặt phát triển lúa gạo là nhiệm vụ trung tâm của phát triển
nông nghiệp và đã có những đầu tư thích đáng. Hà Nội hiện có hơn 200.000ha
đất sản xuất lúa, việc cơ giới hóa tập trung giúp cho các khâu từ gieo thẳng
lúa, chăm sóc và thu hoạch lúa được tiến hành nhanh, đúng lịch thời vụ, giảm
đáng kể chi phí sản xuất, sức lao động. Tuy nhiên, hiện nay cơ giới hóa trong
sản xuất lúa của Hà Nội mới tập trung ở khâu làm đất (đạt trên 80%), khâu
cấy cơ bản vẫn theo phương pháp truyền thống. Các khâu khác như thu
hoạch, chế biến, bảo quản cũng chủ yếu theo hình thức thủ công, quy mô hộ
gia đình. Cơ giới hóa là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp để tạo ra
sản phẩm hàng hóa chất lượng cao và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Vậy làm thế nào để hiểu rõ hơn và nâng cao hiệu quả sản xuất lúa một
cách lâu dài? Xuất phát từ ý tưởng nêu trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“ Một số giải pháp đưa cơ giới hóa nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa
tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội" cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
a. Mục tiêu tổng quát
- Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Mỹ Đức, thành
phố Hà Nội.



3

b. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng cơ
giới hóa nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.
- Đánh giá thực trạng áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại huyện
Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp đưa cơ giới hóa nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
lúa tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
a. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình áp dụng cơ giới hóa
trong sản xuất lúa tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
b. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng từ năm 2009 - 2011.
+ Phạm vi về không gian: nghiên cứu tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà
Nội, trong đó địa điểm nghiên cứu, khảo sát trực tiếp 2 xã: Xã An Mỹ và Xã
Phùng Xá.
c. Phạm vi về nội dung:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng cơ giới hóa
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.
- Đánh giá thực trạng đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa tại huyện Mỹ
Đức và tại 2 xã: Xã An Mỹ và Xã Phùng Xá.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến việc đưa
cơ giới hóa vào sản xuất lúa tại địa điểm nghiên cứu.
- Nghiên cứu kết quả, hiệu quả áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa
tại huyện Mỹ Đức và tại 2 xã: Xã An Mỹ và Xã Phùng Xá.
- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Đề xuất một số giải pháp đưa cơ giới hóa nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất tại huyện Mỹ Đức trong thời gian tới.



4

Chương 1
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng
cơ giới hóa trong nông nghiệp
1.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết áp dụng cơ giới hóa trong
nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm về cơ giới hóa
Cơ giới hoá là quá trình thay thế công cụ lao động thủ công bằng công
cụ cơ giới, thay thế sức người và gia súc bằng động lực máy móc, thay thế
phương pháp sản xuất thủ công lạc hậu bằng phương pháp sản xuất hiện đại,
nghĩa là thay thế từng yếu tố của lực lượng sản xuất bằng toàn bộ lực lượng
sản xuất phát triển phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Quá trình cơ giới hoá diễn ra theo 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn cơ giới hoá bộ phận: đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là
những khâu, bộ phận nặng nhọc, tốn nhiều công sức, máy móc được áp dụng
một cách đơn lẻ từng chiếc, từng cái.
+ Giai đoạn cơ giới hoá tổng hợp: đặc trưng cơ bản là sự ra đời của hệ
thống máy móc ở trong hầu hết các khâu của quá trình sản xuất, hệ thống máy
móc được trang bị đồng bộ cả máy động lực đến máy công tác. Từ đó, đã có
sự giải phóng lao động dẫn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Giai đoạn tự động hoá: đặc trưng cơ bản là chủ yếu sử dụng nguồn
năng lượng động lực mới, vật liệu mới, quá trình sản xuất mang tính chất điều
khiển, lao động chủ yếu là quá trình vận hành sản xuất dẫn đến chất lượng lao
động tăng, số lượng lao động giảm.
1.1.2. Đặc điểm về cơ giới hóa trong nông nghiệp
- Mỗi loại máy móc và công cụ sản xuất trong nông nghiệp có một
công suất nhất định và bị hao mòn theo thời gian sử dụng. Hoạt động của máy

móc và công cụ sản xuất trong nông nghiệp mang tính không thể phân chia


5

được trong việc sử dụng, điều này có nghĩa là mỗi kích cỡ máy móc nhất định
có một công suất nhất định . Như vậy, chi phi cố định (xác định bằng tỷ lệ
khấu hao hàng năm) cho một đơn vị công việc thực hiện giảm dần khi công
suất sử dụng tăng lên.
- Cơ giới hoá cho phép tiết kiệm được lao động, điều này rất phù hợp
với những vùng thiếu lao động. Một số công cụ cơ giới cho phép tiết kiệm lao
động, đây là quan điểm khác so với các tiến bộ khoa học kỹ thuật về tưới
nước phân bón và giống mới cho phép tiết kiệm đất. Như vậy, động lực mạnh
mẽ thúc đẩy cơ giới hoá nông nghiệp trước hết ở những vùng thiếu lao động
trong điều kiện thừa lao động, chính sách cơ giới hoá đòi hỏi việc lựa chọn
các kỹ thuật tiết kiệm lao động và có chính sách taọ công ăn việc làm tương
ứng trong nông thôn.
- Công cụ cơ giới hoá chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như dịch vụ sửa
chữa, xăng dầu, dịch vụ bảo dưỡng.v.v.. Do vậy, các dịch vụ trên phải được
bảo đảm để hỗ trợ cho nông nghiệp.
- Máy móc cơ giới hoá làm việc ngoài trời dễ han gỉ và chóng hư hỏng
là công cụ cơ giới, là đầu vào được đầu tư bằng vốn cố định là chủ yếu nên
phải có các biện pháp sử dụng hiệu quả:
+ Máy móc thiết bị được trang bị phải phù hợp với điều kiện tự nhiên
lịch sử xã hội của từng vùng đặc biệt chú ý tới cơ khí trung và lớn khi điều
kiện sản xuất nông nghiệp của Hà Nội đang được dồn điền đổi thửa tích cực.
+ Máy móc thiết bị phải đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống đặc biệt ở
những vùng có điều kiện về tự nhiên và vốn nên đầu tư máy vạn năng và công
cụ có công suất lớn, tốc độ nhanh. Ở những vùng điều kiện còn hạn chế nên
sử dụng loại máy móc bền, nhẹ, rẻ hiệu quả và đảm bảo bố trí các dịch vụ sửa

chữa hợp lý tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
+ Phải sử dụng tổng hợp các loại máy móc, kết hợp công cụ thô sơ với


6

máy móc hiện đại, tăng cường quản lý và bảo quản máy móc.
+ Thành phố cần có chính sách tích tụ ruộng đất và chính sách lao động
làm thuê ở nông thôn thì cơ giới mới được thực hiện tốt. Cơ giới hoá và điện
khí hoá là những bước đi đầu tiên để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá
nông nghiệp - nông thôn nhằm nâng cao năng suất lao động của nông dân, hạ
giá thành nông sản với chất lượng và sản lượng ngày càng cao.
- Đóng góp vào đầu ra của cơ giới hoá không chỉ bản thân máy móc công
cụ, mà còn tuỳ khả năng cung cấp các dịch vụ sửa chữa, sản xuất hay nhập khẩu
phụ tùng, cung cấp xăng dầu. Như thị trường cung cấp dịch vụ sửa chữa, xăng
dầu không tốt sẽ ảnh hưởng đến kết quả đầu ra mang tính chất thời vụ.
- Phạm vi hoạt động máy móc rộng lớn, phức tạp bởi vì hoạt động sản
xuất tiến hành trên phạm vi rộng lớn. Dẫn đến tuyệt đại bộ phận máy móc,
công cụ hoạt động chủ yếu ngoài trời nên dễ han gỉ và chóng hư hỏng .
Do vậy để việc sử dụng máy móc thực sự hiệu quả cần chú ý đến một số
vấn đề sau đây:
+ Thứ nhất, mọi tác động của quá trń h cơ giới hoá trong nông nghiệp
cần phải phù hợp với quy luật sinh học của các loại cây trồng, vật nuôi. Tuy
nhiên chúng ta cần qua tác dụng cơ giới hoá để hướng quá trń h sinh học theo
mục đích, hiệu quả nhằm giảm đi tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp.
+ Thứ hai, về số lượng và chủng loại khi trang bị phải phù hợp với
điều kiện tự nhiên, lịch sử và xă hội của từng ngành, từng vùng trong nền
nông nghiệp hàng hoá, đặc biệt chú ý tới cơ khí nhỏ khi điều kiện sản xuất
nông nghiệp nước ta còn manh mún, phân tán.
+ Thứ ba, về mặt sản xuất và trang bị phải đảm bảo đồng bộ cả hệ

thống máy, cả tập đoàn công cụ hoặc kết hợp giữa hệ thống máy móc với tập
đoàn công cụ, tăng thêm máy vạn năng và công cụ có công suất lớn, tốc dộ
nhanh trong điều kiện cho phép. Phải đảm bảo quy cách thống nhất và đầy đủ


7

phụ tùng, chú ý các loại máy móc bền, nhẹ rẻ, hiệu quả khi mà điều kiện về
vốn của ta chưa có. Sắp xếp hệ thống cơ sở sản xuất và sửa chữa hợp lý tránh
việc cạnh tranh không lành mạnh làm giảm hiệu quả máy móc.
+ Thứ tư, về việc sử dụng phải lựa chọn và quy hoạch địa bàn sử dụng
tổng hợp các loại máy móc và công cụ, kết hợp chặt chẽ máy móc với công cụ
cải tiến, cơ giới hoá với biện pháp kỹ thuật nông nghiệp, tăng cường quản lý
và bảo quản máy móc.
+ Thứ năm, đi đôi với quá trình cơ giới hoá cần đẩy mạnh quá trình
phân công lao động trong công nghiệp và phát triển nông thôn một cách tổng
hợp. Việc cơ giới hoá tiết kiệm lao động chỉ thực sự diễn ra khi việc áp dụng
máy móc có thể hoặc không làm thay đổi tỷ lệ yếu tố đầu vào sử dụng (lao
động và vốn), nhưng tỷ lệ lao động trong tổng giá trị sản lượng giảm so với tỉ
lệ vốn, thậm chí cả khi giá tương đối của lao động, vốn giữ nguyên. Như vậy
việc thực hiện cơ giới hoá hiệu quả trong khuôn khổ tác động phù hợp về
chính sách các yếu tố đầu vào khác.
+ Thứ sáu, nếu việc thực hiện cơ giới hoá làm tăng sản lượng đầu ra
với một tổng chi phí nguồn lực đă cho, lúc đó cơ giới hoá thay thế yếu tố sản
xuất (chi phí lao động làm giảm, chi phí vốn không tăng). Thực hiện cơ giới
hoá trong trường hợp này là phải gắn liền với quan điểm thay thế của chính
sách cơ giới hoá. Trường hợp này chỉ xảy ra khi giá máy móc giảm xuống
một cách nhân tạo nhờ chính sách tín dụng, trợ cấp, giá xăng dầu thấp …trong
khi đó giá lao động tăng lên.
+ Thứ bảy, việc giải quyết mối quan hệ giữa công suất hoạt động của

máy móc và chi phí cho một đơn vị sản phẩm đòi hỏi cần phải giải quyết tốt
mối quan hệ mật thiết giữa công suất máy và quy mô trang trại tối ưu. Nghĩa
là cơ giới hoá có thể sẽ không thực hiện được trong điều kiện không thừa


8

nhận việc tập trung ruộng đất hoặc không thừa nhận chính sách lao động làm
thuê ở nông nghiệp, nông thôn.
1.1.3. Sự cần thiết áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất cây trồng
vật nuôi, đảm bảo góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển toàn diện, giải
phóng sức lao động cho con người đáp ứng nhu cầu phát triển của toàn xã hội.
Thành phố Hà Nội hiện có 29 Quận, huyện, thị xã, trong đó có 22 quận,
huyện, thị xã sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên 332.888,99
ha, dân số của Hà Nội trên 6,5 triệu người, trong đó 2,4 triệu dân sống ở nội
thành và khoảng 4,1 triệu dân sống ở khu vực nông thôn, ngoài ra còn hàng
triệu người từ các vùng miền trong cả nước đến tạm cư làm ăn sinh sống.
Hiện nay và trong tương lai, nông nghiệp, nông thôn vẫn là nơi sản xuất mang
lại thu nhập chính cho hàng triệu nông dân ngoại thành; cung cấp nông sản
thực phẩm an toàn, chất lượng cao cho thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng và là
thị trường tiêu thụ lớn của cả nước.
Tuy nhiên việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn
mang tính tự phát, không theo quy hoạch thiếu tính đồng bộ và còn nhiều hạn
chế, như trong sản xuất lúa mới tập trung chủ yếu khâu làm đất, còn khâu
gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản chưa được quan tâm đầu tư nên hiệu
quả thấp, thất thoát lớn. Các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phần lớn
theo hướng quảng canh thủ công chưa có sự đầu tư khép kín áp dụng cơ giới
hóa vào sản xuất. Đặc biệt lực lượng lao động chính trong nông nghiệp đang
chuyển dịch mạnh mẽ sang các ngành nghề khác như công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp và dịch vụ nên vào thời vụ sản xuất nông nghiệp như gieo trồng
và thu hoạch đang dần dần thiếu hụt đi lực lượng lao động. Nông nghiệp Hà


9

Nội cần phải vươn lên, đi đầu và xứng tầm với vị trí của một Thành phố lớn
trên cả nước.
Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV đề ra
nhiệm vụ cho Ngành Nông nghiệp & PTNT Thành phố giai đoạn 2011 2016: “Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa sử
dụng kỹ thuật cao, có năng suất, chất lượng gắn với mục tiêu phát triển đô thị
sinh thái, môi trường bền vững”. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ
ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ
nông nghiệp. Sớm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung thâm canh
quy mô hợp lý, gắn với công nghiệp chế biến; xây dựng các cơ sở chăn nuôi,
giết mổ gia súc tập trung theo quy hoạch. Mở rộng diện tích rau an toàn, rau
có giá trị kinh tế cao; tăng diện tích trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả. Tập
trung đầu tư, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến
vào sản xuất nông nghiệp và chế biến, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho nông
dân. Phấn đấu tăng giá trị gia tăng nông nghiệp đạt bình quân 1,5 - 2%/năm.
Để thực hiện được điều đó chúng ta phải từng bước ứng dụng những tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như kỹ thuật về giống, kỹ thuật về canh
tác, kỹ thuật về chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch, bảo quản chế biến nhằm tạo ra
những sản phẩm hàng hoá nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, có khả năng
cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Song, thực hiện
công việc này có phần không nhỏ của việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông
nghiệp, áp dụng máy móc trang thiết bị vào thay thế công cụ và lao động phổ
thông. Chính vì vậy việc hình thành phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông
nghiệp là rất cần thiết để nông nghiệp Hà Nội phát triển hợp lý, đúng hướng,
góp phần tích cực thúc đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông

thôn của thành phố Hà Nội..


10

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả cơ giới hóa trong
nông nghiệp.
1.2.1. Chỉ tiêu phản ánh kết quả áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất
nông nghiệp (sản xuất lúa).
- Tỷ lệ diện tích cơ giới hóa khâu gieo cấy trên tổng diện tích đất trồng lúa.
- Tỷ lệ diện tích cơ giới hóa khâu phòng trừ sâu bệnh trên tổng diện
tích đất trồng lúa.
- Tỷ lệ diện tích cơ giới hóa khâu thu hoạch trên tổng diện tích đất
trồng lúa.
1.2.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất
nông nghiệp (sản xuất lúa)
- Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế và tổ chức sản xuất (tăng năng suất,
tăng thu nhập cho lao động, giảm thất thoát, giảm chi phí sản xuất, rút ngắn
thời gian, đảm bảo thời vụ tăng chất lượng sản phẩm sau thu hoạch).
- Đánh giá hiệu quả văn hóa, xã hội và môi trường.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đưa cơ giới hóa vào trong sản
xuất nông nghiệp.
1.3.1. Điều kiện tự nhiên: như khí hậu, thời tiết, diện tích, địa hình
trong đó đặc biệt là diện tích và địa hình. Do vậy, phải trang bị máy móc sao
cho phù họp với từng vùng và từng loại diện tích nhất định.
1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội.
- Phong tục tập quán, phương thức sản xuất: ở những nơi khác nhau
thường có phong tục tập quán và phương thức sản xuất khác nhau, có những
nơi rất lạc hậu mang đậm tư tưởng sản xuất tiểu nông với công cụ thô sơ và
sức lao động chủ yếu là con người. Do vậy phải giúp đỡ họ nhận thức được rõ

vai trò của máy móc, công cụ cơ giới đối việc sản xuất nông nghiệp và tính
toán kỹ điều cụ thể từng nơi, từng vùng mà trang bị máy móc, công cụ cơ giới


11

cho phù hợp.
- Trình độ phát triển kinh tế của nông dân nói chung và nông thôn nói
riêng vẫn còn nghèo nàn lạc hậu nên ảnh hưởng đến việc mua sắm các loại
máy móc, công cụ phục vụ cho việc sản xuất. Do vậy cần phải có sự hỗ trợ từ
phía nhà nước cho việc đầu tư máy móc.
Nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn hiện nay còn dồi dào, mà việc
giải quyết việc làm cho họ khó khăn, phức tạp, vừa mang tính cấp bách, vừa
mang tính lâu dài. Điều này ảnh hưỏng việc đưa máy móc vào trong sản xuất
bởi vì nó sẽ làm cho tình trạng việc làm ở nông nghiệp, nông thôn càng trở
nên càng phức tạp hơn.
- Phần lớn lao động ở nông thôn rất phong phú nhưng không qua đào
tạo dẫn đến không đủ khả năng sử dụng hiệu quả trang thiết bị cơ giới hoá.
1.4. Khái quát chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với việc
đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp
1.4.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn:
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996): đặc biệt coi trọng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện
nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản,...
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (năm 2001): đẩy nhanh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn... Tiếp tục phát triển và
đưa nông, lâm, ngư nghiệp lên một trình độ mới...
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (năm 2006): đẩy mạnh hơn nữa
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ

các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân... Phát triển công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ.


12

- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (năm 2011): phát triển nông lâm - ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn.
Từ thực tiễn và yêu cầu phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước
ngày càng quan tâm chú ý tới phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn
trong tổng thể sự phát triển chung của đất nước. Nông dân là một lực lượng
quan trọng của cách mạng và hiện còn đang chiếm tỷ lệ lớn trong dân số, mà
chính nông nghiệp, nông dân Việt Nam luôn khẳng định vai trò đóng góp hết
sức to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Nông nghiệp đã mở
đường trong quá trình đổi mới, tạo nền tảng, động lực cho tăng trưởng kinh tế
và là nhân tố quan trọng bảo đảm sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất
nước. Đến nay mặc dù sau 25 đổi mới, kinh tế nước ta đã phát triển khá toàn
diện, song sản phẩm nông nghiệp vẫn là những sản phẩm chủ yếu thể hiện sự
hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới.
1.4.2. Nghị quyết số 26/NQ-TW của về nông nghiệp, nông thôn, nông
dân và xác định rõ “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vị trí chiến lược
trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”.
1.4.3. Quyết định số 443/QĐ-TTg, ngày 04/4/2009 của Thủ tướng Chính
phủ v/v hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vây vốn trung, dài hạn ngân
hàng để thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất, kinh doanh.
1.4.4. Quyết định số 497/QĐ-TTg, ngày 17/7/2009 của Thủ tướng Chính
phủ quyết định việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục
vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn:
Nhà nước hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn, trung hạn ngân
hàng bằng đồng Việt Nam của các tổ chức, cá nhân vay mua máy móc, thiết

bị, phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà
ở khu vực nông thôn. Đối với các sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương


13

tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp và máy vi tính: mức tiền vay tối
đa bằng 100% giá trị hàng hoá (riêng đối với máy vi tính, mức tiền vay tối đa
không quá 5 triệu đồng/chiếc) và được hỗ trợ 100% lãi suất vay. Đối với các
sản phẩm vật tư nông nghiệp: mức tiền vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hoá
nhưng không vượt quá 7 triệu đồng/ha và được hỗ trợ 4% lãi suất vay. Đối
với vật liệu xây dựng các loại để làm nhà ở: mức tiền vay tối đa bằng 100%
giá trị hàng hoá nhưng không vượt quá 50 triệu đồng và được hỗ trợ 4% lãi
suất vay.
1.4.5. Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về
Khuyến nông.
1.4.6. Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/06/2010 về “Chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn: các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp (như trồng, chăm sóc rừng, sản
xuất, phát triển giống cây lâm nghiệp, dịch vụ kỹ thuật trồng rừng, chế biến
lâm sản, ván nhân tạo, sản xuất máy phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp) có thể
áp dụng các ưu đãi về đất đai như: miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm
tiền thuê đất; hỗ trợ thuê đất của hộ gia đình, cá nhân; miễn, giảm tiền thuê
đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất và hỗ trợ đầu tư như: đào tạo nguồn
nhân lực, phát triển thị trường, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ áp dụng khoa học công
nghệ, cước phí vận tải.
1.4.7. Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới giai đoạn
2010 - 2020: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng
bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn

nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông
thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản
sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được


14

giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng
cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.4.8. Thủ tưóng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg
ngày 15/10/2010 về chính sách hỗ trợ làm giảm tổn thất sau thu hoạch, đối
với nông sản, thủy sản: hỗ trợ lãi suất vốn vay đối với các khoản vay dài hạn
bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân qua hệ thống Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để mua máy móc, thiết bị sản xuất trong nước
nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch. Các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần
kinh tế đầu tư các dự án xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, kho lạnh bảo
quản rau quả, thủy sản kho tạm trữ cà phê theo quy hoạch được miễn tiền thuê
đất theo Quyết định số 57/2010/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ; được Nhà nước hỗ trợ 20% kinh phí giải phóng mặt bằng,
30% kinh phí hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào và được
miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu đi vào hoạt động và giảm
50% trong 2 năm tiếp theo. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực chế tạo máy móc
nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch được hưởng chính sách đặc biệt ưu
đãi đầu tư theo quy định hiện hành. Áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối
với các máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp trong nước chưa chế tạo được
1.4.9. Thông tư số 62/2010/TT-BNNPTNT, ngày 28/10/2010 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT Quy định danh mục các loại máy móc, thiết bị được
hưởng chính sách theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg, ngày 15/10/2010 của
Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch
đối với nông sản, thủy sản: Các tổ chức, cá nhân sản xuất máy móc, thiết bị

giảm tổn thất sau thu hoạch tự xác định giá trị sản xuất trong nước và đăng ký
với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để công bố. Danh mục máy móc,
thiết bị nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch hàng năm có xem xét, bổ sung theo
yêu cầu thực tế. các loại máy móc, thiết bị được hưởng các chính sách qui


15

định tại Điều 1 và Điều 2 của Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng
10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn
thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.
1.4.10. Chương trình hành động 02/CTr-TU, ngày 31/10/2008 của Thành
ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW Hội Nghị lần thứ 7 Ban Chấp
hành TW khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
1.4.11. Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình 02/CT-TU về phát
triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống
nhân dân giai đoạn 2011-2015; Hội đồng nhân dân đã ban hành Nghị quyết
03/NQ-HĐND; UBND đã ban hành Quyết định số 2333/QĐ-UBND về xây
dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn 2030.
1.4.12. Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến
năm 2020 đã được xây dựng hiện đang chờ UBND Thành phố phê duyệt để
triển khai tổ chức thực hiện.
1.4.13. Căn cứ vào công văn số 3433 UBND-NN ngày 11/5/2011 của
UBND Thành phố Hà Nội về việc giao cho Sở Nông nghiệp & PTNT xây
dựng đề án Phát triển cơ giới hóa nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015,
định hướng đến năm 2020.
1.4.14. Quyết định số 1882/QĐ-UBND ngày 07/5/2012 của UBND
Thành phố về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Đề án “Phát triển cơ giới hóa
nông nghiệp TP Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016 định hướng đến năm 2020”:
Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá

thành sản phẩm, giải phóng sức lao động, nâng cao sức cạnh tranh của các
loại sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần đẩy mạnh
sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn Hà Nội, nâng cao đời sống
cho nông dân. Ưu tiên đầu tư trang thiết bị máy móc cơ điện trong lĩnh vực
sản xuất, chế biến, bảo quản nông lâm sản, giết mổ gia súc gia cầm cho các


16

vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng, giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm; tăng hiệu
quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật
cho các hộ dân, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp, nông thôn theo hướng CNH - HĐH, từng bước nâng cao đời sống
cho nông dân góp phần thiết thực vào chương trình xây dựng nông thôn mới.
1.5. Khái quát về tình hình áp dụng cơ giới hóa ở Việt Nam.
1.5.1. Tình hình cơ giới hóa nông nghiệp chung của cả nước.
a. Kết quả cơ giới hóa nông nghiệp của cả nước
*Trong sản xuất nông nghiệp: Đến cuối năm 2011, cả nước có gần 500
nghìn máy kéo các loại, tổng công suất trên 500 triệu mã lực (HP), 17.992
máy gặt lúa, 580.000 máy tuốt lúa. Trang bị động lực trong nông nghiệp cả
nước đạt 1,16 HP/ha canh tác (Thái Lan đạt 4 HP/ha; Hàn Quốc 4,2 HP/ha;
Trung Quốc 6,1 HP/ha).
Mức độ cơ giới hóa các khâu: khâu làm đất 80%; gieo trồng và cấy
25%; chăm sóc (chủ yếu là phun thuốc bảo vệ thực vật) 60%; tưới nước chủ
động 90%; thu hoạch 20%; sấy thóc 30%; chuồng trại công nghiệp và bán
công nghiệp trong chăn nuôi 30%; giết mổ và chế biến công nghiệp 14%.
*Trong sản xuất lâm nghiệp: Cơ giới hóa trong sản xuất cây giống 70%
(chủ yếu làm đất, tạo bầu), trong khai thác rừng 80% (chủ yếu chặt cây, bốc
sếp, vận chuyển gỗ).

*Trong nuôi trồng thủy sản: Cơ giới hóa các khâu sơ chế, phối trộn
thức ăn, sục khí, bơm cấp thoát nước.
*Hệ thống dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp: Hiện có 1.267 cơ sở trên
18.000 người chuyên kinh doanh và 1.218 cơ sở với 14.146 người chuyên sửa
chữa, bảo dưỡng, bảo hành máy móc, thiết bị. Các dịch vụ này phần lớn do tổ
hợp tác xã và tư nhân đảm nhiệm, chiếm khoảng 80% số cơ sở dịch vụ.


17

*Chủ sở hữu máy móc nông nghiệp: Trước đây chủ sở hữu máy móc
nông nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh, nay đã chuyển dần
sang sở hữu tư nhân, hộ gia đình. Hiên tại, hộ gia đình sở hữu trên 90% loại
máy kéo có công suất trên 35 HP, gần 100% loại máy kéo có công suất từ 12 14 HP. Bình quân 100 hộ nông dân có 1,1 máy kéo lớn (trên 15 HP), 2,4 máy
kéo nhỏ.
Nhìn chung cơ giới hóa nông nghiệp ở nước ta còn thấp, chưa đồng bộ,
phát triển chưa toàn diện và còn chênh lệch rõ rệt giữa các vùng, miền.
Nguyên nhân chủ yếu là do: Quy mô đồng ruộng nhỏ, phân tán, manh mún.
Ngành cơ khí nông nghiệp Việt Nam chưa phát triển. Chưa có sự gắn kết giữa
nhà cung cấp dịch vụ và người mua và sử dụng máy. Chất lượng lao động
nông thôn thấp. Đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp nói chung và cơ khí
nông nghiệp nói riêng còn quá thấp, không đáp ứng yêu cầu phát triển nông
nghiệp trong giai đoạn mới. Người dan tự đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị
nông nghiệp. Cơ chế, chính sách còn thiếu và nhiều bất cập.
b. Định hướng phát triển cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam đến 2020
Để đạt mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản nước ta trở thành nước công
nghiệp: GDP nông nghiệp đạt 10 - 13%, thu nhập của người dân nông thôn
tăng gấp trên 2,5 lần so với hiện nay, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội nông thôn thì cần đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn, trong đó phát triển cơ giới hóa nông nghiệp là

mắt xích quan trọng.
Mức độ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp đến năm 2020
cần đạt như sau:
- Trồng trọt: Làm đất > 95%; gieo trồng, cấy > 50%; chăm sóc > 80%,
tưới chủ động > 95%, thu hoạch 50%, sấy hạt 50%.
- Chăn nuôi: Chồng trại > 50%; giết mổ, chế biến công nghiệp 37%.


18

1.5.2. Thực trạng cơ giới hóa nông nghiệp Hà Nội.
a. Thực trạng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
*Lĩnh vực trồng trọt:
- Cây lúa: Đầu tư cơ giới hóa ở 4 khâu:
+ Làm đất: có 4.737 máy kéo các loại. Trong đó 1.929 máy Việt Nam
(40,6%); 2.595 máy Trung Quốc (54,8%); 208 máy Nhật Bản (4,4%) còn lại
11 máy là các nước khác. Tổng công suất khoảng 117.350 HP, trong đó 2.358
máy kéo nhỏ công suất < 20 HP chiếm 63,7%; 2.240 máy kéo trung bình công
suất từ 22 – 35 HP chiếm 34,4%; 139 máy kéo lớn hơn 45 HP chiếm 2%.
Diện tích đất trồng lúa được làm bằng máy 71.200 ha, đạt 69,2%. Nông dân
sở hữu 4.632 máy chiếm 97,8%; Hợp tác xã 105 máy chiếm 2,2%.
+ Gieo cấy: có 1.241 dụng cụ sạ hàng, trong đó 71 chiếc sạ 4 hàng, 830
chiếc sạ 6 hàng, 145 chiếc sạ 8 hàng và 04 máy cấy. Diện tích sạ hàng đạt
14.284,7 ha (đạt 7,1%). Trong đó Hợp tác xã có 1.091 chiếc (87,9%); nông
dân 150 chiếc (12,1%).
+ Phòng trừ sâu bệnh: có 520 máy phun thuốc (chạy bằng điện 312
máy chiếm 60%, chạy bằng động cơ 208 máy chiếm 40%). Xuất xứ: Nhật
Bản 270 máy chiếm 52%; Trung Quốc 156 máy chiếm 30%; Việt Nam 94
máy chiếm 18%. Diện tích lúa được phun thuốc phòng trừ sâu bệnh bằng máy
10.400 ha, đạt 10,2%. Trong đó nông dân có 420 máy chiếm 81%, Hợp tác xã

99 máy chiếm 19%, doanh nghiệp 01 máy.
+ Thu hoạch:
Máy gặt đập liên hợp: có 397 máy, gặt 7.956 ha; Trong đó bề rộng cắt
1,3 m có 92 máy chiếm 23%; bề rộng mặt cắt 1,6 m có 113 máy chiếm 28%;
bề rộng mặt cắt 1,8m có 192 máy chiếm 17%. Xuất xứ Trung Quốc có 116


19

máy (29%); Việt Nam 1.281 máy (71%). Sở hữu: Nông dân 240 máy chiếm
60,7%; Hợp tác xã 104 máy chiếm 26,3%; doanh nghiệp 53 máy chiếm 13%.
Máy tuốt lúa: có 2.336 máy. Xuất xứ Việt Nam 2.080 máy chiếm 89%,
Trung Quốc 188 máy chiếm 8%; Nhật Bản 68 máy chiếm 3%. Trong đó nông
dân có 2.236 máy chiếm 95,7%; hợp tác xã 72 máy chiếm 4,3%.
- Cây rau: Đầu tư ở 3 khâu:
+ Làm đất: có 194 máy. Xuất xứ Việt Nam 89 máy (46%); Trung Quốc
93 máy (48%); Nhật Bản 23 máy (12%). Các máy đều có công suất nhỏ 8HP 10HP. Diện tích đất trồng rau được làm bằng máy 4.600 ha, đạt 12,6%. Nông
dân có 168 máy chiếm 86,4%; Hợp tác xã 26 máy chiếm 13,6%.
+ Tưới nước: Diện tích nước tiết kiệm bán tự động 4.600 ha chiếm 16,2%.
+ Bảo vệ thực vật: có 230 máy của Nhật Bản, Trung Quốc. Diện tích
rau được phun thuốc bằng máy 4.600 ha chiếm 16,2%; trong đó nông dân sở
hữu 150 máy (65,2%); Hợp tác xã 80 máy (34,7%).
- Cây hoa: Đầu tư cơ giới hóa ở 3 khâu:
+ Làm đất: có 11 máy kéo, công suất nhỏ 8HP - 10HP. Diện tích được
làm bằng máy 220 ha (đạt 13%). Nông dân sở hữu 100%.
+ Tưới nước: diện tích tưới nước tiết kiệm 154 ha chiếm 8,4%.
+ Bảo vệ thực vật: có 58 máy, xuất xư Nhật Bản. Diện tích hoa được
phun thuốc bằng máy 284 ha chiếm 72,5%. Nông dân sở hữu 52 máy
(92,4%); hợp tác xã 6 máy (chiếm 7,6%).
- Cây ăn quả: Đầu tư cơ giới hóa ở 2 khâu (bảo vệ thực vật và tưới

nước tiết kiệm) với 05 đối tượng cây ăn quả:


20

+ Cây bưởi: có 12 máy phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. Xuất xứ Trung
Quốc. Diện tích bưởi được phun thuốc bằng máy 375,6 ha (đạt 22,6%). Tưới
nước tiết kiệm 62 ha (đạt 2,5%). Trong đó sở hữu của nông dân 100%.
+ Cây cam: có 12 máy phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. Xuất xứ Trung
Quốc và Nhật Bản. Diện tích cam được phun thuốc bằng máy 360 ha (đạt
22,5%). Tưới nước tiết kiệm 112 ha (đạt 13,8%). Trong đó nông dân có 19
máy (chiếm 86,4%) và 100% hệ thống tưới nước tiết kiệm; Hợp tác xã có 3
máy (chiếm 13,6%).
+ Cây nhãn: có 10 máy phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. Xuất xứ Trung
Quốc và Nhật Bản. Diện tích nhãn được phun thuốc bằng máy 200 ha (đạt
10,2%). Tưới nước tiết kiệm 134 ha (đạt 6,8%). Trong đó nông dân sở hữu 100%.
+ Cây thanh long: có 2 máy phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. Xuất xứ
Trung Quốc và Nhật Bản. Diện tích được phun thuốc bằng máy 40 ha (đạt
80%). Tưới nước tiết kiệm 45 ha (đạt 90%). Trong đó nông dân sở hữu 100%.
+ Cây chuối: có 3 máy làm đất công suất 10HP của Nhật Bản, 10 máy
phun thuốc phòng trừ sâu bệnh xuất xứ Trung Quốc và Nhật Bản. Diện tích
được trồng bằng bằng máy 140 ha (đạt 8,4%), phun thuốc bằng máy 200 ha
(đạt 11,9%). Trong đó nông dân sở hữu 100%.
- Cây chè: đầu tư cơ giới hóa 3 khâu: bảo vệ thực vật, tưới nước tiết
kiệm và sơ chế. Có 25 máy phun thuốc phòng trừ sâu bệnh của Nhật Bản,
phun thuốc phòng trừ sâu bênh 500 ha, chiếm 16,7%. 03 hệ thống tưới nước
tiết kiệm tưới cho 03 ha chè chiếm 0,1% diện tích trồng chè. 405 máy vò chè,
414 máy sao chè chiếm 10,1% số hộ trồng chè; 20 cơ sở sản xuất chè xanh,
chè hương các loại. Diện tích chè được phun thuốc bằng máy 500 ha chiếm
16,7%; tưới nước tiết kiệm 3 ha chiêm 0,1 % và 3.000 tấn chè khô thành

phẩm được sơ chế.


21

*Lĩnh vực chăn nuôi:
- Chăn nuôi bò sữa: Đầu tư cơ giới hóa ở 3 khâu:
+ Cắt cỏ: có 1.365 máy. Trong đó 800 máy Việt Nam (chiếm 59%);
Nhật Bản 565 máy (chiếm 41%).
+ Thái cỏ: 1.365 máy. Trong đó xuất xứ Việt Nam 1.589 máy (chiếm
70%); Trung Quốc 680 máy (chiếm 30%). Lượng cỏ xanh được thái đáp ứng
khoảng 78,4% nhu cầu thức ăn thô xanh cho bò sữa. Nông dân sở hữu 1.150
máy chiếm 85%, doanh nghiệp có 215 máy chiếm 15%.
+ Vắt sữa: có 290 máy. Số bò vắt sữa bằng máy 1.160 con (đạt 16,5%),
lượng sữa bò vắt bằng máy 2.982 tấn (đạt 18,6%). Sở hữu hộ gia đình 156
máy chiếm 53,7%; chủ trang trại 33 máy chiếm 11,4%; tập thể quốc doanh
101 máy chiếm 34,9%.
- Chăn nuôi lợn:
+ Đầu tư xây dựng 533 chuồng nuôi 191.800 con lợn, trong đó 105
chuồng nuôi công nghiệp nuôi 42.000 con chiếm 2,6%; 428 chuồng nuôi bán
công nghiệp nuôi 148.800 con chiếm 9,2%. Sở hữu chuồng nuôi chủ yếu là
nông dân và chủ trang trại 100%. Các chuồng nuôi đều nằm ngoài khu dân cư.
+ Máy nghiền thức ăn: có 106 máy chiếm 20%.
- Chăn nuôi gà: có 636 chuồng nuôi 2.775.000 con; các chuồng nuôi
đều xa khu dân cư. Trong đó có 231 chuồng nuôi công nghiệp nuôi 1.155
nghìn con chiếm 9,1%; 405 chuồng bán công nghiệp nuôi 1.620 nghìn con
chiếm 9,3%. Sở hữu chuồng nuôi chủ yếu là nông dân và chủ trang trại 100%.
*Lĩnh vực thủy sản:
- Máy sục khí: có 536 máy sục khí cho 282 ha, chiếm 26,9% diện tích
nuôi trồng thủy sản thâm canh; 2,9% diện tích nuôi trồng thủ sản xuất thành

phố. Sở hữu máy sục khí chủ yếu là nông dân và chủ trang trại.


22

- Máy đùn thức ăn: có 137 cái chiếm 1,4% diện tích nuôi trồng thủy sản
thâm canh.
b. Hệ thống dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp:
Các huyện sản xuất nông nghiệp đều có cơ sở chuyên kinh doanh và
các cơ sở chuyên sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành máy móc, thiết bị cơ giới
hóa nông nghiệp. Các dịch vụ này phần lớn do tư nhân đảm nhiệm.
c. Đào tạo nhân lực:
Trung tâm khuyến nông Hà Nội phối hợp với các quận, huyện, thị xã tổ
chức 15 lớp tập huấn với 500 lượt người tham dự về công tác quản lý và kỹ
thuật vận hành, bảo dưỡng máy, thiết bị cơ giới hóa nông nghiệp.
d. Chính sách cơ giới hóa nông nghiệp:
Trong 3 năm (2009 - 2011) ngân sách thành phố, huyện hỗ trợ khoảng
04 tỷ đồng cho các hộ dân đầu tư mua sắm máy làm đất, dụng cụ sạ hàng,
máy gặt đập, máy phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, máy cắt cỏ, máy thái cỏ,
máy vắt sữa.


23

Chương 2
Đặc điểm cơ bản huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
và phương pháp nghiên cứu
2.1 Đặc điểm cơ bản của huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
2.1.1. Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu
Mỹ Đức là huyện nằm phía Tây Nam Thành phố Hà Nội, gồm 22 xã và

thị trấn, trong đó có 12 xã đồng bằng dọc sông Đáy, 9 xã trung du và 1 xã
miền núi. Trung tâm huyện lỵ cách Thành phố Phủ Lý 37 km, Hà Đông 38
km, cách trung tâm thành phố 54 km về phía Tây Nam, điều kiện giao lưu với
các địa phương này tương đối thuận lợi. Toàn huyện có 21 xã và 1 Thị trấn.
Toạ độ địa lý từ: 20o35’40” đến 20o43’40” vĩ độ bắc và 105o38’44” đến
105o49’33” kinh độ đông.
+ Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ;
+ Phía đông có sông Đáy là gianh giới tự nhiên với huyện ứng Hoà;
+ Phía tây giáp huyện Lương Sơn, huyện Lạc Thủy (Tỉnh Hoà Bình);
+ Phía nam giáp huyện Kim Bảng (Tỉnh Hà Nam).
a. Dân số, lao động
Tính đến năm 2009, Tổng dân số huyện là 170.867 người; dân số nông
thôn của huyện Mỹ Đức có 164.340 người, chiếm 96,18% dân số toàn huyện.
Do đặc điểm tự nhiên và sự hình thành phát triển các khu dân cư nông thôn
trên địa bàn huyện qua nhiều thế hệ; đến nay dân cư nông thôn Mỹ Đức hiện
đang sinh sống ở 112 thôn bản thuộc địa bàn 21 xã trong đó xã có mật độ dân
số cao nhất là xã Phúc Lâm (1605người/km2); xã có mật độ thấp nhất là xã An
Phú (328 người/km2). Ở một số vùng, do sự chi phối của nền kinh tế thị


24

trường nên đã hình thành các tụ điểm có ưu thế hơn về phát triển kinh tế như
xã Hương Sơn, thị tứ An Mỹ (xã An Mỹ), Phúc Lâm, Hợp Tiến,... đây là các
khu vực có dịch vụ thương mại tương đối phát triển, là các điểm giao lưu
hàng hoá của nhiều cụm dân cư và các vùng lân cận, mang sắc thái của một
đô thị. Những khu vực này ngày càng được phát triển cùng với kinh tế dịch vụ
đang và sẽ trở thành các thị trấn, thị tứ trong tương lai. Nhu cầu mở rộng quy
mô các điểm dân cư tập trung như trên cũng cần phải được tính đến.
Năm 2010 huyện Mỹ Đức có 172 ngàn người với 43.950 hộ, trong đó

dân số thành thị 6.591 người, chiếm 3,82%, dân số nông thôn 165.409 người,
chiếm 96,18% dân số toàn huyện.
Thời gian qua, do làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình, nên đã giảm
được tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,05% (năm 2005) xuống còn 0,93%(năm
2009), chất lượng dân số và tuổi thọ bình quân ngày càng tăng.
- Về lao động, tính đến năm 2010, số người trong độ tuổi lao động của
huyện có 88.734 người, chiếm 51,9% dân số, trong đó lao động nông nghiệp
chiếm 62,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 10%; dịch vụ thương mại chiếm
27,9%. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn huyện hiện nay được sử dụng chưa thật hợp lý. Tình trạng
thiếu việc làm, năng suất lao động thấp vẫn còn phổ biến.
Tính đến tháng 12 năm 2011 dân số cả huyện là 188.732 người, tổng số
hộ là 37.459 hộ. Số người trong độ tuồi lao động là 107.521 người, trong đó
lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 64.489 người. Dân tộc sinh sống chủ
yếu là dân tộc Kinh. Bình quân mỗi hộ có từ 4 - 5 người, tuy nhiên số lao
động bình quân trong mỗi hộ chỉ khoảng 2 lao động/hộ. Chi tiết từng xã được
thể hiện ở bảng sau:


25

Bảng 2.1. Hiện trạng dân số, lao động huyện Mỹ Đức năm 2011

STT

Xã, phường

Tổng
số
nhân
khẩu


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

TT Đại nghĩa
An Mỹ
An Phú
An Tiến
Bột Xuyên
Đại Hưng

Đốc Tín
Đồng Tâm
Hồng Sơn
Hợp Thanh
Hợp Tiến
Hùng Tiến
Hương Sơn
Lê Thanh
Mỹ Thành
Phù Lưu Tế
Phúc Lâm
Phùng Xá
Thượng Lâm
Tuy Lai
Vạn Kim
Xuy Xá

7.623
7.003
8.295
6.721
7.800
7.627
3.959
8.736
7.249
13.859
12.968
7.352
21.444

12.028
3.721
8.023
8.797
7.783
6.175
13.879
6.990
8.323

Tổng cả huyện

Số người trong độ tuổi lao động
Tham
Tham
Tham
gia sản gia sản
Tham gia các
Tổng
xuất
xuất
gia dịch ngành
số
nông
công
vụ
nghề
nghiệp nghiệp
khác
4.265

569
981 1.762
953
4.181 3.027
711
443
4.764 4.014
500
150
100
3.710 2.778
272
67
168
3.800 2.500
490
537
273
4.544 3.217
120
326
2.080 1.575
86
135
284
4.962 2.977
1.042
943
5.497 1.340
1.352 1.129 1.676

8.480 11.087
2.954
- 2.078
5.974 3.584
478
717 1.195
4.896 6.616
736
9.465 2.954
1.487
3.989 1.043
9.187 3.429
1.986 2.315
2.117 1.482
423
212
3.800 1.200
450
600 1.550
5.473 2.572
1.423 1.478
4.500
150
4.250
100
3.809 4.322
926
495
432
6.625 4.200

800 1.025
600
4.480 2.175
890 1.000
415
5.177 2.719
46
473 1.939

188.732 188.732

107.521

64.489

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Mỹ Đức.

14.394

10.503


×