Tài Liệu-Đỗ Bách Khoa
KẾ HOẠCH ĐẠT 25 ĐIỂM KÌ THI THPT 2018
Bonjour 2Ker (Là tiếng Pháp đó, nghĩa là Hello ajinomoto các bạn trai xinh gái đẹp sinh năm 2000, 2001, 2002
v.v…trời ơi sao tiếng Pháp ngắn mà dịch ra tiếng Việt dài quá, thôi kệ đi)
Anh sẽ giới thiệu một chút về bản thân, để các bạn biết là các bạn đang nghe những lời chém gió từ ai. Anh là
sinh viên năm cuối Bách Khoa HCM chuyên ngành Kỹ Thuật Hàng Không (là kĩ thuật về hàng không, ví dụ
máy bay, trực thăng, tên lửa hoặc chong chóng tình yêu, chứ không phải ăn hàng ở không như các bạn đang
nghĩ)
Như tiêu đề khá rõ ràng rồi, anh sẽ giúp các bạn có một kế hoạch đạt 25 điểm một cách easy. Vậy đâu là lý do
mà các bạn có thể tin anh. Đây, đây là lí do các bạn nên tin anh: anh từng là học sinh trung bình lớp 10, 11 mất gốc kiến thức!
Ủa vậy sao phải tin một đứa học sinh mất gốc như anh?
Bình tĩnh, chẳng phải anh đã nói là anh đang học trường nào rồi sao, và anh còn dư 6 điểm để vào BK đấy.
Thật ra anh là học sinh giỏi 9 năm liền, trước khi tụt dốc không phanh. Mà cái dốc này dài quá, tụt mất 2 năm
mới chạm đáy. Quãng thời gian học kém, mất gốc đó cũng là trải nghiệm mà anh tin là anh có thể dùng nó để
tiếp thêm tự tin cho các bạn. Đôi khi lời khuyên của một người từng thất bại, sẽ có ích và thực tế hơn là lời
khuyên của một người luôn thành công, okay?
HIỆN TƯỢNG MẤT GỐC
“Anh ơi em mất gốc, bây giờ không biết bắt đầu từ đâu cả”
Đây là câu hỏi của vô số bạn lớp 12 đã hỏi anh khi kì thi càng đến gần. Và ngay cả các bạn 11 cũng có cảm
giác này khi còn 1 năm nữa là thi ĐH. Và đúng như câu hỏi, các bạn không biết bắt đầu từ đâu cả. Vì 1 lý do
duy nhất, các bạn không biết “mất gốc” là gì. Không biết thì làm sao mà giải quyết được. Các bạn nghĩ là các
bạn mất sạch, chẳng còn gì nên rất là NÃN để bắt đầu lại.
ANH TỪNG NHƯ VẬY. Và anh sẽ giải thích cho các bạn hiểu đúng bản chất để mà chúng ta giải quyết nó.
Mất gốc thật chất là do các bạn lơ là học hành quá lâu, dẫn đến khi làm một bài toán nào đó, các bạn không có
đủ kiến thức để giải, không biết bắt đầu từ bước nào dẫn đến suy nghĩ là mất gốc.
Tài Liệu-Đỗ Bách Khoa
Nhưng thật ra không phải các bạn không biết gì, chỉ là các bạn không biết những kiến thức để giải bài đó. Nếu
không biết gì về Ancol thì hãy đọc lại chương VIII sách Hóa 11, nếu không biết gì hidrocacbon, hãy quay lại
xa hơn đến chương V, nếu không biết gì về điện li, về các khái niệm axit bazo hãy quay lại chương I. Các bạn
không biết cân bằng phương trình oxi hóa khử hãy quay lại đọc Chương IV Hóa 10. Khi không thế giải quyết
một vấn đề nào đó, nghĩa là kiến thức của bạn về phần đó chưa đủ, hoặc không có. Các bạn hãy quay lại tìm
kiến thức đó trong sách và đọc nó vài lần, nhiều lần tới khi nào hiểu và nhớ. Nếu đọc xong và hiểu, nhưng áp
dụng vào bài toán thì quá khó, lúc đó hãy giải bài dễ hơn. Vẫn giải không ra, thì hãy tiếp tục giải bài dễ hơn
nữa. Đến khi nào, các bạn giải được, thì đó chính là mức khởi đầu của các bạn. Hãy từ từ đi ngược lên từ “chỗ
đó”! Thay vì đi từ đầu, sẽ rất dài và nãn.
Lấy ví dụ cho các bạn dễ hiểu nhé. Các bạn cầm một bản đồ trên tay, luật là mỗi ngày được xem bản đồ một
lần, nhớ đường và đi theo. Đột nhiên một ngày nào đó, các bạn phát hiện mình đi sai? Các bạn không biết đi
tiếp như thế nào cả, thì các bạn sẽ giải quyết như thế nào? Các bạn sẽ quay lại điểm xuất phát “NGÀY HÔM
ĐÓ” hay sẽ quay lại điểm xuất phát “NGÀY ĐẦU TIÊN”?
Hiểu rồi chứ?
Chốt: kiến thức năm nay bao gồm cả lớp 11, thì phần nào lớp 11 chưa hiểu rõ hay chủ động quay lại đọc. Tự
lấy sách 11 ra đọc, lấy bài tập ra làm. Làm tới khi nào hiểu rõ thì thôi. Nếu vẫn chưa hiểu, thì kiếm sách lớp
10, 9, 8, 7, v.v.. mà đọc (nhưng không tệ đến thế đâu ha). Tuyệt đối không cố chạy theo trên lớp để rồi làm ngơ
những thứ mình hỏng.
“Trải nghiệm của anh: Đầu năm lớp 12, anh đã phải mua lại sách lớp 10 để tự học từ đầu vì
anh lơ là học từ lớp 10.”
VỪA HỌC LỚP 12, VỪA HỌC LỚP 11, LIỆU CÓ KỊP
Kịp hay không đó là sự nỗ lực của bạn. Chứ không thể nào mua đống sách 11 về để đó, đợi nó mốc meo bám
bụi rồi trách tại sao không kịp.
“Trải nghiệm của anh: ban ngày học ở lớp, đi học thêm bình thường. Ban đêm dành 2h đồng
hồ để tự học lại kiến thức năm trước.”
Tài Liệu-Đỗ Bách Khoa
CÓ CẦN GHI KẾ HOẠCH CỤ THỂ?
CÓ! Tuyệt đối phải có. Hãy tự xem lại kiến thức mình hỏng từ đâu. Từ đó đến giờ có bao nhiêu chương, bao
nhiêu chuyên đề. Mỗi chuyên đề mình cho nó thời gian ôn là bao lâu. Sắp xếp sao cho tới cuối học kì I là hoàn
thành hết. Ghi kế hoạch đó ra giấy, như thời khóa biểu vậy, dán ngay bàn học trước mặt mình. Mỗi 2 tuần xem
lại mình có làm đúng theo kế hoạch. Mỗi lần làm chậm kế hoạch thì cánh cửa Đại Học đang dần khép lại. Tát
vào mặt một cái thật đau, và nỗ lực để 2 tuần sau đúng kế hoạch.
NỬA NĂM SAU
Wow, thật là đã. Cuối cùng cũng đã đuổi kịp kiến thức trên lớp, không còn cảm giác hụt kiến thức, làm ngon
lành cành đào các bài tập trên lớp. Nhìn vào bảng điểm đột nhiên giật mình. Trời ơi, sao năm ngoài có 6 chấm
mà kì này được 9 chấm, chuyện gì đang xảy ra?
Không, không có chuyện gì xảy ra cả. Đó chỉ là kết quả của việc nỗ lực kiên trì suốt nữa năm trời mà thôi.
Nhưng, sao điểm mình lại lệch thế này, Toán Lí Hóa 9 chấm mà Văn có 4 chấm và chỉ được học sinh trung
bình?
Mục tiêu của chúng ta là đậu ĐH (THPT) chứ không phải là học sinh giỏi, ok? Mục tiêu khối A thì tập trung
khối A, khối B thì tập trung khối B. Chẳng lí do gì lại tập trung môn Văn cả, nên điểm lệch là chuyện bình
thường. Thậm chí còn đáng mừng, vì theo những gì anh thấy, đứa nào học lệch đứa đó có tỉ lệ đậu ĐH cao hơn
hẳn khi học trải đều tất cả môn. Đây là anh lấy ví dụ, nếu ôn khối D thì tập trung Văn bình thường nhé
HẾT MẤT GỐC RỒI, GIỜ LÀM GÌ?
Đây là khoản thời gian cực kì quan trọng, kế hoạch thời gian này quyết định tất cả.
Hãy sắp xếp để tự học tự ôn TẤT CẢ kiến thức (bao gồm 11 và 12) trong vòng 3 tháng tới. Dù ở trường có
dạy nhanh – chậm gì thì mặc kệ, phải tự đặt ra kế hoạch cho riêng mình và hoàn thành nó. Nhớ nhé, hoàn thành
kiến thức 12 trong 3 tháng tới (vào tháng 3)
Tài Liệu-Đỗ Bách Khoa
YEAH, THẬT LÀ SẢNG KHOÁI, KÌ THI TỚI LIỀN ĐI
Chưa, chưa đâu. Nếu hành trình này là nấu một món ăn, thì các bạn đã nấu xong. Nhưng, còn một việc quan
trọng đó là sắp xếp món ăn đó sao cho đẹp, cho bắt mắt ra dĩa. Cụ thể thời gian này các bạn sẽ bắt đầu việc
GIẢI ĐỀ. Kiến thức đã có, nhưng kinh nghiệm giải đề, kinh nghiệm giải nhanh, tâm lý thi thì hoàn toàn chưa
có. Đơn giản thôi, hãy luyện tập nó. Mỗi ngày giải 1 đề / 1 môn, 3 môn là 3 đề. Một tháng 30 đề, 3 tháng 90
đề / môn. Tuyệt đối tuân theo lịch này, các bạn sẽ thấy điểm của mình tăng một cách chậm rãi đều đặn.
Tin anh đi, đặt ra mục tiêu, cố gắng hoàn thành kế hoạch bằng mọi giá. Thì con số 25đ chỉ là một cột mốc nhỏ
mà các bạn có thể đạt được.
LƯU Ý QUAN TRỌNG
Từ công việc gia sư và thời gian dài làm admin đồng hành cùng học sinh, anh có vô số lời chia sẻ muốn nhắn
nhủ nhưng có một vài lưu ý QUAN TRỌNG anh muốn các bạn ghi nhớ:
Sách giáo khoa là quan trọng nhất. Hãy đọc hết nó trước khi đọc sách “tham khảo”.
Không học nhiều, hãy học chậm – chắc và ĐỀU ĐẶN ngay từ BÂY GIỜ.
Không dành quá nhiều thời gian cho việc lướt facebook.
Tìm 1-2 fanpage CHẤT LƯỢNG về tài liệu và gắn bó với nó. Page chất lượng không đơn giản chỉ là một
cái Page chia sẻ tài liệu, mà đó còn là một gia đình đang cùng nhau tiến về đích theo một lộ trình vạch sẵn
bởi Admin. Đặt niềm tin vào đúng người, đó là CHÌA KHÓA để bạn chinh phục mọi thứ. Đặc biệt, đừng
tiếc 100-200K để đăng kí thành viên fanpage, bởi bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ tốt nhất trong cả chặng đường
dài một năm học.
Và cái tên ĐẦU TIÊN khi nghĩ đến, khi nhắc đến CHẤT LƯỢNG & UY TÍN, khi nhắc đến một
Fanpage uy tín tràn đầy NHIỆT HUYẾT và KINH NGHIỆM, Đó Chính là " Đỗ Bách Khoa "
Các Bạn Cần Gì Cứ Ib Hỏi Anh Anh sẽ Cung Cấp Tài Liệu Cho Các Bạn Học Tập - Mọi Thứ Anh Đều Sẵn
Sàng giúp nếu anh giúp được
Cùng Nhau Thực Hiện Ước Mơ Vào Trường Top như Ý Muốn Nhé Các Em
Chúc Các Bạn Học Tốt Và Lĩnh Hội Tất Cả Kiến Thức Để Thi Thật Tốt