Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG HOA KỲ XOÀI THÁP TỈNH ĐỒNG THÁP SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ NĂM 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.57 KB, 29 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

TIỂU LUẬN MÔN:
QUẢN TRỊ MARKETING NÂNG CAO

ĐỀ TÀI:
CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
XOÀI THÁP TỈNH ĐỒNG THÁP SANG
THỊ TRƯỜNG HOA KỲ NĂM 2014

GVHD: TS. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
SVTH: NGUYỄN VĂN AN
LỚP: CAO HỌC QTKD-TNB_K1

Đồng Tháp, Tháng 09 Năm 2013
0


BẢNG CÁC CHŨ VIẾT TẮT
LMSX: Liên minh sản xuất
DN: Doanh nghiệp
DA: Dự án
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
HTXNN: Hợp tác xã nông nghiệp
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
DA CTNN: Dự án cạnh tranh nông nghiệp
JPY – Japanese Yen: Yên Nhật
WTO: World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC BẢNG BIỂU – ĐỒ THỊ


Bảng 1: Chỉ số kinh tế Nhật Bản năm 2010, 2011, 2012.
Bảng 2: Kim ngạch ngoại thương Việt Nam – Nhật Bản
Bảng 3: Chỉ tiêu kinh tế Vương Quốc Anh năm 2010, 2011, 2012
Bảng 4: Kim ngạch ngoại thương Việt Nam – Vương Quốc Anh.
Bảng 5: Các chỉ tiêu kinh tế Hoa Kỳ năm 2010, 2011, 2012
Bảng 6: Kim ngạch ngoại thương Việt Nam – Hoa Kỳ.
Bảng 7: Các chỉ tiêu kinh tế Trung Quốc năm 2010, 2011, 2012
Bảng 8: Kim ngạch ngoại thương Việt Nam – Trung Quốc.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Phân khúc thị trường theo hộ gia đình
Hình 2: Chọn Phân Khúc Thị Trường
Hình 3: Định vị thị trường xồi Việt Nam
Hình 4: Một số hình ảnh sản phẩm quả xồi của Đồng Tháp

1


MỤC LỤC
Trang
Bảng viết chử tắc ....................................................................................................1
Mục lục ...................................................................................................................2
Tóm tắc ...................................................................................................................3
1.1 Tổng quan thị trường ........................................................................................3
1.1.1 Tổng quan thị trường toàn cầu về quả xoài Việt Nam ............................3
1.1.2 Tổng quan về thị trường ở Việt Nam ......................................................5
2. Lựa chọn thị trường quốc gia mục tiêu ..............................................................7
2.1 Nhật Bản .....................................................................................................7
2.2 Vương Quốc Anh .......................................................................................9
2.3 Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ............................................................................10

2.4 Trung Quốc................................................................................................12
3. Xác định chiến lược thâm nhập ..........................................................................15
3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược thâm
nhập thị trường thế giới .............................................................................................. 15
3.2 Những chiến lược thâm nhập thị trường thế giới .......................................16

4. Hoạch định chiến lược STP................................................................................18
4.1 Phân Khúc thị trường .................................................................................18
4.2 Dung lượng thị trường trong phân khúc.....................................................20
4.3 Định vị thị trường .......................................................................................22
5. Chiến lược Marketing 4P ...................................................................................23
5.1 Chiến lược sản phẩm ..................................................................................23
5.2 Chiến lược giá ............................................................................................24
5.3 Chiến lược phân phối .................................................................................25
5.4 Chiến lược xúc tiến ....................................................................................25
6. Kết luận và kiến nghị .........................................................................................26
6.1 Kết luận ......................................................................................................26
6.2 Kiến nghị ....................................................................................................26
Phụ lục ....................................................................................................................28
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................29
2


ĐỀ TÀI:
CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA XỒI TỈNH
ĐỒNG THÁP SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ NĂM 2014
TĨM TẮT
Ðồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, nguồn
nước thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả nhiệt đới với nhiều chủng
loại có giá trị kinh tế cao, là vùng có sản lượng trái cây lớn nhất cả nước. Ðồng thời, là

đầu mối chủ lực cung cấp cho thị trường trái cây trong nước và xuất khẩu. Trong đó, có
nhiều loại trái cây ngon nổi tiếng được thị trường trong và ngồi nước ưa thích như: xồi
cát Hịa Lộc, bưởi da xanh, sầu riêng cơm vàng hạt lép Chín Hóa, bưởi Năm Roi, vú sữa
Lị Rèn, măng cụt Tân Quy.
Trong những năm gần đây, xoài được tiêu thụ mạnh ở trong nước và có tiềm năng
xuất khẩu lớn, Do chất lượng ngon, hương vị đậm đà nên hiện nay xồi được trồng với
qui mơ cơng nghiệp. Nếu xồi xuất khẩu trực tiếp được thì sẽ nâng giá thành tăng thêm
10-15%, nông dân được lợi nhuận cao gấp 2-3 lần so với trồng cây ăn trái khác như qt,
chơm chơm, nhãn. Ngồi lợi ích kinh tế, trồng xồi cịn góp phần cải thiện môi trường
sinh thái, thu hút du lịch sinh thái cho địa phương.
Đề tài này làm rõ và phân tích những thuận lợi, khó khăn và ngun nhân của thực
trạng hoạt động xuất khẩu xoài sang thị trường Hoa kỳ. Đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu, khắc phục những điểm yếu, đánh dấu bước phát triển mới cho thị trường tiêu thụ
nơng sản nói chung và xồi Việt nam nói riêng.

1- TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG
1.1

Tổng quan thị trường toàn cầu về quả xoài Việt Nam.
Trong thời gian qua xồi Cát Hịa Lộc và xồi Cát Chu là giống xoài chủ lực của

Việt Nam, chỉ được xuất khẩu sang Thái Lan và Trung Quốc, Campuchia, Lào qua
đường tiểu ngạch qua thị trường. Mặc dù xoài Việt Nam được đánh giá khá ngon, nhưng
vỏ xồi mỏng, trong q trình vận chuyển dễ bị hư hại, dẫn đến giảm chất lượng trái
xồi, vì vậy thực tế trái xồi tươi của Việt Nam chưa được xuất khẩu ra các thị trường
lớn như các nước Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ do chưa đạt yêu cầu của các thị trường này.
Với sự nghiên cứu, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn vốn và nhân lực cho việc phát triển các
vườn xoài theo hướng GAP, việc xuất khẩu xồi có bước phát triển mới. Tuy nhiên để đủ
khả năng cạnh tranh với các đối thủ xuất khẩu lớn trong khu vực Châu Á và xâm nhập
3



vào các thị trường khó tín trong thời gian tới trái xồi Việt Nam phải khơng ngừng cải
tiến từ khâu sản xuất, chất lượng trái, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên trái, v.v.
-

Thị trường Châu Âu (EU)

Thị trường xoài EU đang tăng trưởng rất nhanh, với mức tăng trung bình hàng
năm là 7% về giá trị. Từ năm 2003 đến năm 2007, tỷ lệ tăng trưởng tiêu dùng cao nhất ở
các thị trường Anh, Đức và Bỉ. Năm 2007, tổng lượng tiêu thụ xoài tại EU là 202 nghìn
tấn, đạt giá trị 248 triệu USD.
Từ năm 2003 đến năm 2007, Anh cũng là thị trường tăng trưởng nhanh nhất, với
tốc độ tăng trưởng là 109% về giá trị (20%/năm) và 75% về khối lượng (15%/năm). Xồi
có mặt tại các siêu thị quanh năm. Tommy Atkins là loại xoài phổ biến nhất, chiếm 80%
doanh số bán hàng tại các siêu thị, tuy nhiên các loại xoài khác đang ngày càng tăng
nhanh và có khả năng thay thế loại xồi này vì người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ
những loại đã được xuất khẩu nhiều như Tommy Atkins sang những loại có màu sắc
khơng đẹp bằng nhưng có vị ngon hơn, ngọt, nhiều nước và ít xơ.
Tất cả các nước EU đều phụ thuộc vào nhập khẩu xoài do khả năng sản xuất tại
EU rất hạn chế.
-

Thị trường Bắc Mỹ:

Hoa Kỳ nhập khẩu xoài chiếm gần 50% tổng nhập khẩu xoài, nhu cầu tiêu thụ
xoài, của thị trường Hoa kỳ rất cao, Xồi Việt Nam cũng đã có mặt tại nước này nhưng
không nhiều và chưa tạo được thương hiệu riêng Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu
là trái cây chế biến và nước trái cây. Kể từ khi Hiệp định thương mại song phương Việt
Nam và Hoa Kỳ được ký kết, xuất khẩu trái cây của Việt Nam vào Hoa Kỳ trở nên dễ

dàng hơn, đây là cơ hội cho xoài Việt Nam.
-

Thị trường Trung Quốc

Mặc dù Trung Quốc là nước sản xuất xoài lớn, năm 2009 sản lượng xoài của
Trung Quốc đạt khoảng 4,1 triệu tấn nhưng do Trung Quốc phát triển nhanh cả về tốc độ
tăng dân số cũng như thu nhập dân cư và có nhu cầu đa dạng đối với sản phẩm nhiều
phẩm cấp khác nhau, nên thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường có nhiều tiềm năng
phát triển xuất khẩu của Việt nam.
Trung Quốc là thị trường lớn, dễ thâm nhập, do yêu cầu về chất lượng không quá
cao, quy định về vệ sinh thực phẩm của Trung Quốc không quá khắt khe như Nhật Bản,
Đài Loan, Hồng Kông hay Singapore. Ngoài ra, Trung quốc nằm ngay sát Việt nam nên
4


xuất khẩu sang Trung Quốc có nhiều thuận lợi như chi phí vận chuyển thấp và có khả
năng duy trì độ tươi của sản phẩm trái.
-

Thị trường Nhật Bản:

Nhật bản có nhu cầu tiêu thụ xồi ngày càng tăng, do mức giới hạn tối đa hóa
chất lượng đối với nhập khẩu thực phẩm nên việc xuất khẩu gặp khó khăn, tuy nhiên Việt
nam đã xuất khẩu sang Nhật 100 tấn xồi các Hịa Lộc với giá trị hơn 2,2 tỉ đồng vào
những tháng đầu năm 2011.

1.2 Tổng quan về thị trường ở Việt Nam
1.2.1 Khu vực Đồng bằng sông cửu long
Liên minh sản xuất (LMSX) và tiêu thụ xoài cát-Phù Cát (Bình Định) giữa tổ hợp

tác HTXNN 2 Cát Hanh - xã Cát Hanh (huyện Phù Cát) và Công ty TNHH Nông lâm sản
Nam Việt đã kết thúc với kết quả ấn tượng: thu nhập của nông dân tăng từ 6,8 tỉ đồng
trước khi liên minh lên 9,4 tỉ đồng khi thực hiện liên minh, doanh nghiệp tăng mức
doanh thu 4,78 tỉ đồng. Tham gia LMSX có 50 hộ xã viên HTXNN 2 Cát Hanh với diện
tích canh tác 52,65 ha. Với sự hỗ trợ của DA CTNN tỉnh thông qua các lớp đào tạo, tập
huấn, các nông hộ tham gia liên minh đã áp dụng tốt quy trình kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ
xồi theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tham gia liên minh, nơng
dân được DA hỗ trợ kinh phí mua máy móc, vật tư phân bón phục vụ sản xuất. Địa
phương được DA hỗ trợ đầu tư nâng cấp đường giao thông nông thôn, tạo điều kiện
thuận lợi cho nhân dân đi lại và sản xuất, kinh doanh. Tổ chức nông dân (TCND) tham
gia liên minh được DA hỗ trợ trên 1,452 tỉ đồng để mua máy móc, vật tư phân bón phục
vụ sản xuất. DN được hỗ trợ trên 389 triệu đồng để phát triển thị trường, quảng bá
thương hiệu. Ông Nguyễn Đình Nam, Giám đốc Cơng ty TNHH Nơng sản Nam Việt,
cho biết: “Diện tích xồi ở Cát Hanh khá lớn, trồng tập trung nên thuận lợi trong việc tổ
chức tập huấn, phổ biến kiến thức về chăm sóc, bảo vệ xoài và thu mua sản phẩm. Hơn
nữa, ở đây có nhiều diện tích xồi thuần chủng là xồi cát Hịa Lộc; nơng dân chịu khó
học hỏi và áp dụng kỹ thuật mới vào thực tế. Đặc biệt, mùa vụ thu hoạch xoài ở đây
thường trái vụ với các vùng xoài khác, mùi vị xoài thơm ngon, nên đầu ra sản phẩm rất
có triển vọng.”
Ngày 12/2, ơng Nguyễn Văn Thực, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Xồi cát Hịa Lộc,
xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho biết, Hợp tác xã vừa xuất khẩu sang thị
trường Nhật Bản tổng số hơn 100 tấn. Hợp tác xã Xồi cát Hịa Lộc hiện có khoảng 86
5


xã viên, với trên 100 ha diện tích trồng xồi cát Hịa Lộc chun canh, sản lượng xồi
gần 400 tấn/năm. Xồi cát Hịa Lộc là 1 trong 7 loại trái cây đặc sản của tỉnh Tiền Giang,
đồng thời cũng là sản phẩm trái cây đầu tiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được
cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Được biết, Tiền Giang hiện có trên 4.000 ha xồi cát Hoà Lộc,
tập trung chủ yếu ở huyện Cái Bè.

Xoài tứ quý đã được Cục Khuyến nông Khuyến lâm, Bộ Nơng nghiệp &PTNT đã
cấp giấy chứng nhận giống xồi cao sản với tên gọi “xoài cao sản Thanh Sơn” cho ông
Nguyễn Thanh Sơn ở ấp Phú Đa, Xã Vĩnh Bình, Chợ Lách, Bến Tre là "địa chỉ xanh
vườn giống" vào năm 2002…
1.2.2 Trong tỉnh Đồng Tháp
Huyện Cao Lãnh được gọi là “vương quốc của Xoài” và là một trong những địa
phương đứng đầu cả nước về diện tích trồng xồi với hơn 4.000 ha trong tổng số 5.598
ha diện tích cây ăn trái trên tồn huyện. Trong đó, trồng nhiều nhất là xoài cát Chu và
xoài cát cùng loại với xồi cát Hồ Lộc với sản lượng ước tính khoảng 30.000 tấn
xoài/năm. Xoài Cao Lãnh từ lâu đã là loại trái cây đặc sản nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp.
Nhiều năm qua, xoài Cao Lãnh được đánh giá cao trên thị trường tiêu thụ do chất lượng
cao và ổn định. Tại các cuộc thi trái ngon vùng ĐBSCL, xoài Cao Lãnh ln chiếm được
những giải thưởng cao.
Xồi ở Cao Lãnh có 2 giống chính:
- Xồi Cát Chu Cao Lãnh (dán tem trắng - tên khoa học Mangifera Indica): Đây
là giống xồi truyền thống của địa phương có từ rất lâu đời. Tương truyền, ngày xưa vua
Gia Long lánh nạn ở Nha Mân, rất thích dùng xồi Cao Lãnh. Người đẹp Nha Mân vốn
gốc là cung tần, phi nữ của Gia Long, cịn giống xồi thì được tơn xưng là xồi ngự vì tốt
mã lại thơm ngon. Sở dĩ có tên như vậy là vì đầu trái xồi, nơi có cuống thường “chu” ra.
Cũng có người cho rằng gọi là xồi Cát Chu vì màu thịt và vỏ trái khi chín hơi ửng đỏ
(chu sa). Xồi có trọng lượng trung bình 300-450g/quả, thịt xoài mềm mà hơi dai, vị ngọt
dịu và thơm lừng.
- Xoài Cao Lãnh (dán tem xanh tên khoa học Mangifera Indica L): Đây là giống
xoài cát cùng loại đã được trồng ở Hòa Lộc (Tiền Giang) được du nhập vào Cao Lãnh từ
thập niên 60. Có lẽ nhờ hợp thổ nhưỡng mà phẩm chất xoài ngon vượt trội so với xoài
cùng giống được trồng ở những địa phương khác. Giống xoài này quả trọng lượng nặng,
to và thon dài hơn giống xoài Cát Chu truyền thống. Đồng thời màu sắc thịt lẫn vỏ đều
6



hấp dẫn nên hiện rất được ưa chuộng. Quả xoài có trọng lượng trung bình 450-600g/quả,
khi chín vỏ màu vàng nhạt, thịt quả màu vàng tươi và vị ngọt đậm đà.

2 - LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG QUỐC GIA MỤC TIÊU
2.1 Nhật Bản
2.1.1 Tổng quan
Tên nước: Nhật Bản
Thủ đơ: Tokyo
Diện tích: 377.915 km2
Dân số: 127,4 triệu người (tính đến tháng 12/2012), trong đó người Nhật Bản
98,5%, Hàn Quốc 0,5%, Trung Quốc 0,4%, khác 0,6%.
Tôn giáo: 83,9% theo Thần Đạo, 71,4% theo Phật Giáo, 2% theo đạo Thiên Chúa
Giáo, và 7,8% theo các đạo khác (nhiều người Nhật theo cả Thần Đạo và Đạo Phật).
Đơn vị tiền tệ: Đồng Yên (JPY) – Tỷ giá 1USD = 89 Yen
Nhật Bản có nền kinh tế phát triển, đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ, với năng suất và
kỹ thuật tiên tiến, Nhật Bản đạt được những thành tựu này từ một điểm xuất phát hầu như
bị phá huỷ hoàn toàn sau chiến tranh, làm nên “Sự thần kỳ kinh tế Nhật Bản” trong
những năm 70.
Tháng 3 năm 2011, thảm họa kép sóng thần và động đất tại vùng Đông Bắc Nhật
Bản đã khiến nước này rơi vào tình trạng vơ cùng khó khăn. Hiện nay, Nhật Bản đang
thực hiện tái cơ cấu, khôi phục lại nền kinh tế. Với truyền thống cần cù, sáng tạo, tiềm
lực về khoa học cơng nghệ và tài chính hùng mạnh, kinh tế Nhật sẽ sớm phục hồi và tiếp
tục khẳng định vai trò đầu tàu kinh tế thế giới.
2.1.2 Các chỉ số kinh tế
Bảng 1: Chỉ số kinh tế Nhật Bản năm 2010, 2011, 2012.

GDP
Tăng trưởng GDP
GDP theo đầu người


Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

4.478 tỷ USD

4.444 tỷ USD

4.617 tỷ USD
(tăng 3.9%)

4,5%

- 0,8%

2,2%

35.000 USD

34.700 USD

36.200 USD
(Tăng 4,3%)

Lực lượng lao động
Tỷ lệ thất nghiệp

65,9 triệu người


65,91 triệu người

65,27 triệu người

5%

4,6%

4,4%

7


Tỷ lệ lạm phát

- 0,7%

- 0,3%

0,1%

Kim ngạch xuất khẩu

730,1 tỷ USD

787 tỷ USD

792,9 tỷ USD


Kim ngạch nhập khẩu

639,1 tỷ USD

807,6 tỷ USD

856,9 tỷ USD
(Nguồn: VCCI)

2.1.3 Quan hệ kinh tế với Việt Nam
Ngày 7/4/2003, bắt đầu thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản.
Ngày 14/11/2003, ký kết Hiệp định bảo hộ thúc đẩy và tự do hóa đầu tư Việt –
Nhật, tạo cơ sở thuận lợi và thúc đẩy các nhà đầu tư Nhật Bản tăng cường đầu tư vào
Việt Nam.
Ngày 25/12/2008, ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA).
VJEPA là một thoả thuận song phương mang tính tồn diện bao gồm các lĩnh vực như
thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di
chuyển lao động, hợp tác về tiêu chuẩn kỹ thuật…
Bảng 2: KIM NGẠCH NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – NHẬT BẢN
Đơn vị: Tỷ USD
2008

2009

2010

2011

2012


Việt Nam xuất khẩu qua Nhật

8,54

6,3

7,7

10,78

13,1

Việt Nam nhập khẩu từ Nhật

8,24

7,3

9,0

10,4

11,6

Tổng kim ngạch XNK

16,78

13,6


16,7

21,18

24,7

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Về thương mại, Nhật Bản luôn là một trong những đối tác hàng đầu của Việt
Nam, hiện đang đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Mỹ, là thị trường xuất khẩu thứ 3 có cán
cân thương mại tương đối cân bằng. Năm 2011 Nhật Bản phải chịu đại thảm họa động
đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân trầm trọng, nhưng quan hệ hợp tác kinh tế,
thương mại, công nghiệp và đầu tư giữa hai nước vẫn phát triển mạnh mẽ. Riêng về
thương mại, theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại giữa
hai nước từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2011 đạt 16,945 tỷ USD, tăng 25,27% so với cùng
kỳ năm ngối, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật đạt 8,543 tỷ USD, tăng
37,72%. Dự kiến, kim ngạch hai chiều năm 2011 sẽ đạt khoảng 20,3 tỷ USD, xuất khẩu
đạt 10,3 tỷ USD
Thị trường Nhật tuy vẫn cịn nhiều khó khăn, nhưng chắc chắn sẽ mở ra thuận lợi.
Để tăng nhanh, tăng mạnh và bền vững xuất khẩu sang Nhật Bản, các doanh nghiệp Viêt
8


Nam phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu số 1 về nhập khẩu là vệ sinh, an toàn thực phẩm theo
Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm Nhật Bản.
2.2 Vương quốc Anh
2.2.1 Tổng quan
Tên nước: Vương quốc Anh
Thủ đô: London
Diện tích: 243.610 km²
Dân số: 63.047.162 người (ước tính đến 7/2012)

Tơn giáo: Đạo Cơ đốc (Anglican, Thiên chúa giáo, Giáo hội trưởng lão, hội Giám
lý) 71,6%; Hồi giáo 2,7%; đạo Hindu 1%; các đạo khác 1,6%, không theo tôn giáo hoặc
tôn giáo khác 23,1% (điều tra năm 2001)
Ngôn ngữ: Tiếng Anh, tiếng xứ Wales (khoảng 26% dân số xứ Wales), tiếng Scotland
kiểu Xentơ (khoảng 60.000 người ở Scotland)

Đơn vị tiền tệ: Bảng Anh (GBP)– Tỷ giá 1 GBP = 1,62 USD
Kinh tế Anh là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chủ yếu dựa vào khu vực
kinh tế tư nhân (chiếm 80% sản lượng và 75% lao động). Trong những năm 80, dưới thời
Thủ tướng M. Thatcher, Anh đi đầu các nước phương Tây trong việc tư nhân hóa doanh
nghiệp nhà nước.
Anh hiện là nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới (thứ 2 trong EU sau Đức) với GDP năm
2011 đạt 2.481 tỷ USD, GDP trên đầu người năm 2011 đạt 35.900 USD. Anh nổi bật là
một trong những nền kinh tế tồn cầu hố nhất thế giới, với chính sách tự do thương mại,
chống bảo hộ (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Anh năm 2010 hơn 900 tỷ USD). Anh
là thành viên quan trọng của các tổ chức kinh tế như OECD, WTO... Thành phố London
là một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất thế giới cùng với New York và
Tokyo.
2.2.2 Các chỉ số kinh tế
Bảng 3: Chỉ tiêu kinh tế Vương Quốc Anh năm 2010, 2011, 2012

GDP
Tăng trưởng GDP
GDP theo đầu người

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012


2.308 tỷ USD

2.325 tỷ USD

2.323 tỷ USD

1,8%

0,8%

-0,1%

37.100 USD

37.100 USD

36.700 USD

31,76 triệu

31,9 triệu

Lực lượng lao động
9


Tỷ lệ thất nghiệp

7,8%


8,1%

7,8%

Tỷ lệ lạm phát

3,3%

4,5%

2,8%

Kim ngạch xuất khẩu

410,2 tỷ USD

479,2 tỷ USD

481 tỷ USD

Kim ngạch nhập khẩu

563,2 tỷ USD

639 tỷ USD

646 tỷ USD

(Nguồn: VCCI)

2.2.3 Quan hệ kinh tế với Việt Nam
Việt Nam và Anh thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ ngày 11/9/1973. Hiện nay quan
hệ Việt-Anh có thể nói đang phát triển khá rộng trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục,
quốc phịng… Anh đã ký với ta hầu hết các hiệp định kinh tế khung. Chuyến thăm chính thức
Vương quốc Anh của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tháng 5/2004 đánh dấu một mốc phát triển
quan trọng trong quan hệ hai nước. Mối quan hệ này ngày càng phát triển tốt đẹp giữa Vương
quốc Anh và Việt Nam. Đặc biệt kể từ sau chuyến thăm vương quốc Anh đầu tiên của Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi đầu tháng 3/2008.

Bàng 4: KIM NGẠCH NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – ANH
Đơn vị: Triệu USD
2009

2010

2011

2012

Việt Nam xuất qua Anh

1.329

1.681

2.398

3.033

Việt Nam nhập qua Anh


395

511

646

542

1.742

2.192

3.044

3.575

Tổng Kim ngạch XNK

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Quan hệ thương mại Việt Nam và Anh tăng nhanh từ những năm 90 đến nay. Chính sách
thương mại của Anh tương đối cởi mở, không theo chủ nghĩa bảo hộ. Anh thường có lập trường
ủng hộ Việt Nam. Anh cũng ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
Trong những năm qua, xuất khẩu của Việt Nam sang Anh tăng trung bình 17%/năm, ta liên tục
xuất siêu. Kim ngạch thương mại song phương năm 2011 đạt hơn 3 tỷ đô-la, tăng khoảng 40%
so với cùng kỳ năm trước.
Anh cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại với EU;
ủng hộ EU sớm công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Hai bên sẽ nỗ lực nhằm
đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt mức 4 tỷ USD và FDI của Anh vào Việt Nam đạt mức
3 tỷ USD vào năm 2013.


2.3 Hợp chùng quốc Hoa Kỳ
2.3.1 Tổng quan
Tên nước: Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (United States of America)
10


Thủ đơ: Washington D.C
Diện tích: 9.826.630 km2
Dân số: 313.847.465 (dự kiến 7/2012), trong đó da đen 12,85%, da trắng 79,96%,
gốc châu Á 4,43%, thổ dân da đỏ và Alaska 0,97%, thổ dân Hawai và các hịn đảo ở Thái
Bình Dương thuộc Hoa Kỳ 0,18%, các nhóm khác 1,61%.
Tơn giáo: Cơng giáo 23,9%, Tin lành 51,3%, đạo cơ đốc khác 1,6%, đạo phật
0,7%, hồi giáo 0,6%
Ngôn ngữ: tiếng Anh 82,1%, Tây Ban Nha 10,7 %, hệ ngôn ngữ Ấn Âu 3,8%,
Châu Á và các đảo trên Thái Bình Dương 2,7%, ngơn ngữ khác 0,7%
Đơn vị tiền tệ: Đôla Mỹ (1 USD = 20.840 VNĐ, năm 2011)

Hoa Kỳ có một nền kinh tế hổn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài
nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt, và hiệu xuất cao.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tổng sản phẩm địa của Hoa Kỳ hơn 13 ngàn tỉ đô la năm
2007 chiếm 20 phần trăm tổng sản phẩm thế giới. Hoa Kỳ đứng hạng 8 thế giới về
tổng sản lượng nội địa trên đầu người và hạng tư về tổng sản phẩm nội địa trên đầu
người theo sức mua tương đương. Hoa Kỳ là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là
nước xuất cảng đứng hạng nhì. Canada, Trung Quốc, Mexico, Nhật Bản, và Đức là
các bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên nền kinh tế Hoa Kỳ đã gặp một thách thức lớn đó là cuộc khủng
hoảng tài chính bắt đầu từ cuối năm 2007. Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân
chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái từ tháng 12 năm 2007, làm cho dollar
Mỹ lên giá, và chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện một loạt các biện pháp nhằm vực dậy

nền kinh tế Mỹ.
2.3.2 Các chỉ số kinh tế
Bảng 5: Các chỉ tiêu kinh tế Hoa Kỳ năm 2010, 2011, 2012

GDP
Tăng trưởng GDP
GDP theo đầu người

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

15,05 nghìn tỷ
USD

15,32 nghìn tỷ
USD

15,67 nghìn tỷ
USD

2,4%

1,8%

2,3%

46.800USD


49.100 USD

49.800 USD

153,4 triệu

154,9 triệu

9%

8,2%

Lực lượng lao động
Tỷ lệ thất nghiệp

9,6%
11


Tỷ lệ lạm phát

1,6%

3,1%

2%

Kim ngạch xuất khẩu


1.289 tỷ USD

1.479 tỷ USD

1.612 tỷ USD

Kim ngạch nhập khẩu

1.935 tỷ USD

2.236 tỷ USD

2.357 tỷ USD

(Nguồn: VCCI)
2.3.3 Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Hai nước đã ký kết một số Hiệp định, Thoả thuận về kinh tế như Hiệp định về
thiết lập quan hệ quyền tác giả (ngày 27/6/1997), Hiệp định Thương mại song phương
Việt Nam - Mỹ (ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực ngày 10/12/2001)…, Đáng chú ý,
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết vào ngày 13/7/2000 và chính
thức có hiệu lực ngày 10/12/2001. Ngày 31/5/2006 hai nước đã chính thức ký thoả
thuận kết thúc đàm phán song phương giữa Việt Nam và Mỹ về việc Việt Nam gia
nhập WTO. Ngày 9/12/2006, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật áp dụng quy chế
Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam và ngày
29/12/2006 Tổng thống G. Bush đã ký ban hành luật này. Ngày 21/6/2007, nhân
chuyến thăm chính thức Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, hai bên đã ký
Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA).
Sau khi Hiệp định BTA có hiệu lực, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu
lớn nhất, tiềm năng nhất những cũng nhiều thách thức nhất đối với mặt hàng xuất

khẩu của Việt Nam.
Bảng 6: KIM NGẠCH NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – HOA KỲ
Đơn vị: Tỷ USD
Việt Nam xuất qua Hoa Kỳ

2009
11,355

2010
14,238

2011
16,927

2012
19,667

Việt Nam nhập qua Hoa Kỳ

3,009

3,766

4,529

4,827

Tổng Kim ngạch XNK

14,364


18,004

21,456

24,494

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Năm 2010, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt
18,004 tỷ USD, tăng gần 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu năm 2010 cho thấy,
Việt Nam đứng thứ 27 trong số các nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
2.4 Trung Quốc
2.4.1 Tổng quan
Tên nước: Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
12


Thủ đơ: Bắc Kinh
Diện tích: 9.600.000 km2
Dân số: 1,343,239,923 (tính đến hết tháng 7 năm 2012), Trung Quốc là một quốc
gia có nhiều dân tộc. Dân tộc Hán là chủ yếu, ngồi ra cịn có 55 dân tộc ít người (chiếm
6% dân số cả nước và phân bổ trên 50-60% diện tích tồn quốc).
Tơn giáo: Đạo giáo, Đạo phật, Thiên chúa giáo 3-4%, Hồi giáo 1-2%
Ngôn ngữ: Tiếng Trung Quốc phổ thông, tiếng Quảng Đông
Đơn vị tiền tệ: Đồng nhân dân tệ (RMB), 1USD = 6,2891 RMB
Gần 30 năm thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành tựu
to lớn, đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn trên thế giới. Từ năm 1979 đến 2005,
GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc tăng trên 9,4%, đạt mức cao nhất thế giới.
2.4.2 Các chỉ số kinh tế
Bảng 7: Các chỉ tiêu kinh tế Trung Quốc năm 2010, 2011, 2012


GDP

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

10.510 tỷ USD

11.480 tỷ USD

12.380 tỷ USD

8,7%

10,4%

9,2%

7.800 USD

8.500 USD

9.100 USD

816,2 triệu người

1,0024 tỷ người


Tăng trưởng GDP
GDP theo đầu người
Lực lượng lao động
Tỷ lệ thất nghiệp

4,3%

4,6%

6,5%

Tỷ lệ lạm phát

-0,7

3,2%

5,5%

Kim ngạch xuất khẩu

1.201 tỷ USD

1.578 tỷ USD

1.899 tỷ USD

Kim ngạch nhập khẩu


1.005 tỷ USD

1.395 tỷ USD

1.740 tỷ USD

(Nguồn: VCCI)
2.4.3 Quan hệ kinh tế với Việt Nam
Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức: 18.1.1950 Kể từ khi bình thường hố
quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt - Trung phát triển nhanh
chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
Đến nay, hai nước đã ký 49 hiệp định và 25 các văn kiện khác ở cấp nhà nước, đặt cơ sở
pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Hai bên đã khai thông đường hàng
không, đường biển, đường bộ, đường sắt, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hoá
và hành khách giữa hai nước.

13


Từ năm 2004, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Năm 2007 kim ngạch hai chiều đã đạt hơn 15 tỉ USD, năm 2008 đạt trên 19 tỷ USD,
hoàn thành trước thời hạn 3 năm mục tiêu mà lãnh đạo 2 nước đề ra là đến năm 2010 kim
ngạch thương mại song phương sẽ đạt 15 tỉ USD. Từ đó đến nay kim ngạch thương mại
song phương giữa hai nước liên tục tăng không ngừng.
Bảng 8: KIM NGẠCH NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
Đơn vị: Triệu USD
Việt Nam xuất qua
Trung Quốc
Việt Nam nhập qua
Trung Quốc

Tổng Kim ngạch XNK

2009

2010

2011

2012

4.747

7.309

11.126

12.388

16.301

20.019

24.593

28.785

21.048

27.328


35.719
41.173
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Hiện nay Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 100 mặt hàng, gồm 4 nhóm
hàng chính sau: Hàng nhiên ngun liệu: dầu thơ, than, quặng kim loại, các loại hạt có
dầu, dược liệu (cây làm thuốc)… Hàng nông sản: lương thực (gạo, sắn khô), rau củ quả
(đặc biệt là các loại hoa quả nhiệt đới như: chuối, xồi, chơm chơm, thanh long…), chè,
hạt điều Hàng thuỷ sản: thuỷ sản tươi sống, thuỷ sản đơng lạnh, một số loại mang tính
đặc sản như: rắn, rùa, ba ba… tự nhiên hoặc được nuôi thả. Hàng tiêu dùng: hàng thủ
công mỹ nghệ, giày dép, đồ gỗ cao cấp, bột giặt, bánh kẹo…
2.5. Lựa chọn thị trường quốc gia mục tiêu
Trong thời gian qua diện tích xồi của tỉnh Đồng Tháp khơng ngừng tăng lên và
chất lượng cũng không ngừng được cải thiện. Với mục tiêu nâng cao chất lượng trái cây
đặc sản hướng tới xuất khẩu, ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đã và đang thực hiện
mơ hình sản xuất cây ăn trái an tồn cây xồi theo hướng ứng dụng quy trình cơng nghệ
trước và sau thu hoạch để sản xuất và bảo quản chất lượng cao, rải vụ thu hoạch, đáp ứng
nhu cầu trong nước và xuất khẩu (gọi tắt là VietGap). Nâng cao giá trị và thương hiệu
của quả xoài Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Các yếu tố lựa chọn thị trường mục tiêu được chọn theo các tiêu chí : GDP theo
đầu người, kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu, và các giá trị trong số tương ứng
là : 0,34; 0,30 và 0,36.

14


SỨC HẤP DẪN THỊ TRƯỜNG TÍNH THEO NĂM 2012
GDP theo đầu

Kim ngạch


Kim ngạch

người

xuất khẩu

nhập khẩu

Nhật Bản

36.200

792,9

856,9

12.854

Vương quốc Anh

36.700

481

646

12.855

Hoa Kỳ


49.800

1.612

2.357

16.933

Trung Quốc

9.100

1899

1740

4.290

Trọng số

0,34

0,3

0,36

1

Nước


ĐIỂM

Qua bảng sức hấp dẫn thị trường tiềm năng năm 2012, Hoa kỳ được lựa chọn là
thị trường mục tiêu xuất khẩu xồi tỉnh Đồng Tháp. Hoa kỳ có GDP theo đầu người cao
hơn Nhật, Anh và cao hơn 5 lần so với Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu cao nhiều so
với Nhật, Anh, Trung Quốc. Vì vậy, chọn Hoa Kỳ là thị trường mục tiêu xuất khẩu xoài
của tỉnh Đồng tháp có chiếu hướng phát triển tốt.
3. XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP
3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường
thế giới
Chiến lược này được hiểu là một hệ thống những quan điểm mục tiêu định hướng,
những phương thức thâm nhập thị trường trong các chiến lược marketing để đưa sản phẩm
thâm nhập có hiệu quả vững chắc ở thị trường thế giới, cần chú trọng những vấn đề:
-

Xây dựng những quan điểm mục tiêu định hướng thâm nhập thị trường thế

giới một cách hợp lý bởi vì những quan điểm mục tiêu định hướng này chỉ ra phương
hướng phát triển chung cùng với mục tiêu cần phải đạt được trong một giai đoạn nhất
định của quá trình thâm nhập thị trường thế giới. Vì vậy, xây dựng chiến lược thâm nhập
thị trường thế giới phải quán triệt những quan điểm mục tiêu định hướng thâm nhập thị
trường thế giới của cả nước, của địa phương nhằm đảm bảo phát triển xuất khẩu theo
mục tiêu đã định.
-

Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương thức

thâm nhập thị trường thế giới của các doanh nghiệp và lựa chọn phương thức thâm
nhập hợp lý.

-

Xây dựng và thực hiện những chiến lược marketing mix trong từng giai

đoạn cụ thể.
15


Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược:
-

Ðặc điểm của thị trường: đặc điểm tổng quát của thị trường mục tiêu là điều

chính yếu cần xem xét khi xây dựng cách thức thâm nhập vì mơi trường cạnh tranh kinh
tế-xã hội, chính trị, luật pháp ở các nước thường không giống nhau.
-

Ðặc điểm của sản phẩm: tính thương phẩm của hàng hóa. Những hàng hóa

dễ hư hỏng đòi hỏi mua bán trực tiếp nhanh, tổ chức phân phối nhanh; những sản phẩm
có giá trị cao, cần kỹ thuật cao cấp đòi hỏi phải tiếp xúc trực tiếp, giải thích phẩm chất
của sản phẩm, yêu cầu dịch vụ sau bán hàng. Những sản phẩm cồng kềnh đòi hỏi giảm
thiểu đoạn đường chuyên chở.
-

Ðặc điểm của khách hàng: số lượng khách hàng, sự phân tán theo vùng, lợi

tức tập qn mua hàng, mơi trường văn hóa mà họ chịu ảnh hưởng.
-


Ðặc điểm của hệ thống trung gian: các nhà trung gian thường chọn lựa

những sản phẩm có nhãn hiệu bán chạy, hoa hồng cao và đây là một điều trở ngại lớn cho
các nhà sản xuất nào muốn thâm nhập thị trường mới với sản phẩm mới.
-

Tiềm lực các doanh nghiệp: là nhân tố chủ quan nói lên khả năng và điều

kiện của doanh nghiệp trong tiến trình thâm nhập thị trường.

3.2 Những chiến lược thâm nhập thị trường thế giới
3.2.1. Chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước:
Ðây là phương thức thâm nhập thị trường được các quốc gia đang phát triển trên thế
giới thường vận dụng, để đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trường thế giới
thơng qua xuất khẩu, các doanh nghiệp có thể chọn một trong hai hình thức xuất khẩu, đó
là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp.
- Xuất khẩu trực tiếp :
Nhà doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngồi.
Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và qui mô sản
xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn
hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới.
Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp nắm chắc được nhu
cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng ... Nhưng ngược lại, nếu các doanh nghiệp ít am
hiểu hoặc khơng nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh
thì rủi ro trong hình thức này khơng phải là ít.
- Xuất khẩu gián tiếp:
16


Ðể bán được sản phẩm của mình ra nước ngồi, người sản xuất phải nhờ vào

người hoặc tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp. Với thực chất đó, xuất
khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với các cơ sở sản xuất có qui mơ nhỏ, chưa đủ điều
kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các
nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thơng qua các hình thức
sau đây:
 Các công ty quản lý xuất khẩu
 Thông qua khách hàng nước ngồi
 Qua ủy thác xuất khẩu
 Qua mơi giới xuất khẩu
 Qua hãng bn xuất khẩu
3.2.2 Các hình thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ
sản xuất ở nước ngồi.
Trong chiến lược này, có một số hình thức thâm nhập như sau:
-

Nhượng bản quyền: Theo nghĩa rộng nhượng bản quyền là một phương thức

điều hành của một doanh nghiệp có bản quyền (Licensor) cho một doanh nghiệp khác.
-

Sản xuất theo hợp đồng: là sự hợp tác hoặc chế tạo hoặc lắp ráp sản phẩm do

nhà sản xuất thực hiện ở thị trường nước ngoài (gia công)
-

Hoạt động lắp ráp: Hoạt động lắp ráp thể hiện sự kết hợp giữa xuất khẩu và

sản xuất ở nước ngồi.
-


Hợp đồng quản trị: Cơng ty nội địa cung cấp bí quyết quản trị cho một cơng ty

nước ngồi dưới dạng xuất khẩu dịch vụ quản trị.
-

Liên doanh: Là một tổ chức kinh doanh trong đó hai hoặc nhiều bên có

chung quyền sở hữu, quyền quản lý, điều hành hoạt động và được hưởng các quyền
lợi về tài sản.
- Ðầu tư trực tiếp: Khi một doanh nghiệp có đủ kinh nghiệm về xuất khẩu và nếu
thị trường nước ngoài đủ lớn, thì họ lập cơ sở sản xuất ở nước ngoài.
3.3. Chiến lược thâm nhập.
Xoài là loại cây được trồng phổ biến ở Việt Nam, với tổng diện tích xoài cả nước
năm 2010 là 87.500 ha với sản lượng xồi đạt 574.000 tấn. Đồng bằng sơng Cửu Long là
vùng trồng xoài lớn nhất cả nước với 43.100 ha chiếm trên 49% so với diện tích cả nước,
17


kế đến là vùng Đông Nam Bộ với 21.500 ha. Cây xoài chỉ được trồng chuyên canh ở một
số vườn tại huyện Cam Ranh – tỉnh Khánh Hoà, huyện Củ Chi – thành phố Hồ Chí
Minh, huyện Xuân Lộc – tỉnh Đồng Nai, huyện Cái Bè – tỉnh Tiền Giang và huyện Cao
Lãnh – tỉnh Đồng Tháp, và 95% còn lại được trồng được trồng chung với vườn cây ăn
trái khác. Điều kiện địa lý cũng ảnh hưởng đến hửơng, vị, màu sắc trong lượng quả xoài,
ngoài ra nếu xoài được xuất khẩu trực tiếp giá thành tăng thêm 10-15%, nông dân được
lợi nhuận cao gấp 2-3 lần so với trồng cây ăn trái khác như qt, chơm chơm, nhãn.
Trong thời gian qua, với lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, tỉnh Đồng Tháp không
ngừng đầu tư, phát triển vườn chuyên canh cây ăn quả chất lượng cao. Chiến lược xuất
khẩu trực tiếp xoài sang thị trường Hoa Kỳ sẽ đưa quả xồi thâm nhập có hiệu quả vững
chắc ở thị trường thế giới

4. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC STP

4.1. Phân khúc thị trường
4.1.1 Phân tích chiến lược phân khúc
Hợp chủng quốc Hoa kỳ gồm 50 tiểu ban và đặc khu Colombia, diên tích
9.826.630 km2, dân số 313.847.456 người (dự kiến 7/2012). Hoa kỳ là một nước có
diện tích lớn, dân số đông nên các tiểu ban được lựa chọn trong phân khúc có dân số
lớn hơn 15 triệu người, vậy các tiểu ban được lụa chọn trong chiến lược phân khúc là:
Texas, California, New York, Florida.
Hộ gia đình tâp trung ở đô thị tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu nhiều hơn rất
nhiều lần so với hộ ở nông thôn, nên xồi xuất khẩu sang Mỹ có thể tập trung chính
vào thị trường đô thị trong một tiểu ban của Mỹ, từ đó mở rộng trong tiểu bang và đến
tồn mước Mỹ, ngày càng nâng cao thương hiệu xoài Việt Nam trên thị trường, phát
triển đần các tiểu ban khác và toàn nước Mỹ. nên chiến lược phân khúc thị trường
được lựa chọn cho đầu tư được dựa trên mật độ dân số, dân số của các tiểu ban và số
người tập trung tại khu vực thành phố ta thiết lập phân khúc.
4.1.2 Thông số các tiểu ban trong phân khúc.
Texas: là tiểu ban lớn thứ hai của Mỹ với diên tích 696.241Km2, dân số
21.851.820 người, dân số tập trung trong các thành phố lớn khoảng 6.400.000 người,
mật độ dân số 30,75.

18


California: còn được người Việt gọi vắn tắt là CaLi với diện tích 423.970
km2, dân số 37.253.956 người, dân số tập trung các thành phố lớn khoảng 6.600.000
người, mật độ dân số 87,6.
New Yok: là tiểu ban có thành phố New york là thành phố lớn nhất tiểu ban
đồng thời cũng là thành phố lớn nhất Mỹ. Diện tích 141.205 km2 với dân số
19.541.453 người, dân số tập trung các thành phố New york khoảng 8.400.000 người,

mật độ dân số 155,18.
Florida: Florida nằm phần lớn trên bán đảo lớn giữa vịnh Mexico về phía
tây, Đại Tây Dương về phía đơng, và các eo biển Florida về phía nam. Nó cũng gồm
có cán xoong Florida kéo dài theo bờ biển bắc của vịnh Mexico. Nó nằm bên cạnh các
tiểu bang Georgia và Alabama về phía bắc và Alabama về phía tây vào cuối cán xoong.
Nó gần các nước của vùng biển Caribe, nhất là quần đảo Bahamas và Cuba. Diện tích
170.451 km2, dân số 18,8 triệu người, mật độ dân số 114,43
SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG

Hình 1: Phân khúc thị trường theo hộ gia đình

19



×