Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ý nghĩa và tầm quan trọng của võ taekwondo nói riêng và các môn võ nói chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.56 KB, 4 trang )

Chủ đề 4: Ý nghĩa và tầm quan trọng của võ Taekwondo
nói riêng và các môn võ nói chung.
I - THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP
1. Thuận lợi:
- Tự chọn và đăng ký lớp phù hợp.

-

-

-

• Thời gian học được nhà trường sắp xếp theo lịch cụ thể và có sau các môn học trên
giảng đường nên các bạn có thể chọn được lớp phù hợp với thời khóa biểu.
Có thể học bù và điều chỉnh thời gian học
• Sinh viên vắng học hoặc có việc đột xuất không tham gia lớp học có thể xin giáo
viên học bù một buổi ở các lớp khác.
• Giúp giảm thiểu việc mất tiết, bị trừ điểm chuyên cần và hoàn thành môn học tốt
hơn.
• Sinh viên đã đăng ký môn nhưng bị kẹt giờ môn học khác có thể xin chuyển sang
lớp khác mà không cần điều chỉnh thời khóa biểu chính.
Giáo viên nhiệt tình và tận tâm trong giảng dạy.
• Hướng dẫn chi tiết từng động tác; tạo cơ hội cho sinh viên có thêm điểm cộng; đốc
thúc sinh viên luyện tập tích cực.

Các bạn sinh viên cùng giúp đỡ nhau trong học tập.
• Nhắc nhở và giúp nhau chỉnh sửa các động tác sai.

2. Khó khăn:
- Đăng ký môn học khó khăn.


• Sinh viên đăng ký môn học nhiều nhưng lớp học có giới hạn (50 – 60 sinh viên/1
lớp).


-

-

-

-

• Nghẽn mạng hoặc trang web đăng ký bị sập vì số lượng truy cập; đăng ký giấy
chậm.
Sân tập hạn chế.
• Kích thước sân tập nhỏ, không đáp ứng đầy đủ cho việc tập luyện.
• Không có sân tập riêng, cố định cho môn Võ; phải di chuyển nhiều nơi để tập.
Thời gian học và luyện tập hạn chế.
• Một tuần một buổi không đáp ứng được việc tập luyện thành thạo các động tác.
• Thời tiết mưa gió thất thường ảnh hưởng đến việc luyện tập (sân tập bị ướt, trơn
trượt), cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe sinh viên.
Chưa có các trang thiết bị hỗ trợ việc tập luyện.
• Ví dụ như: găng tay tập đấm, vợt đá, bao cát,...
• Ngoài ra, chưa có võ phục cho môn học này để phân biệt với các môn học khác.

Cập nhật thông tin về lớp.
• Học ở đâu? Buổi nào nghỉ học?  Nhiều bạn không nắm bắt được, mất một buổi
học hoặc cất công lên trường (tốn xăng xe, tiền gửi xe,...)

II – PHÁT TRIỂN VÀ HẠN CHẾ TRONG ĐỜI SỐNG

1. Phát triển:
- Phát triển theo nhu cầu xã hội.

-

• Cuộc sống, xã hội ngày càng phức tạp, nhiều người tìm đến các môn võ để biết
cách phòng thân, đặc biệt là các bạn nữ.
• Đồng thời, việc tập luyện võ thuật cũng rèn luyện sức khỏe, giúp chúng ta có một
thân hình cân đối; cũng như rèn luyện tinh thần, ý chí mạnh mẽ, bản lĩnh, kiên
cường.
Nhiều lò luyện võ được mở ra trên khắp cả nước.
Võ thuật được ứng dụng trong nhiều ngành nghề.
• Chẳng hạn như: công an, quân đội, vệ sĩ,...
Võ thuật phát triển như một môn thể thao.
• Võ thuật được đưa vào danh sách các môn thi đấu tại các đấu trường thể thao
quốc tế, như: Olympic, SEA Games.


-

Giới trẻ có xu hướng kết hợp Taekwondo vào vũ đạo như một môn nghệ thuật.

2. Hạn chế:

Ngày xưa

Ngày nay

• Võ gia truyền, không phải ai cũng học được.
 Được đào tạo có chất lượng và

bài bản.

• Các lớp võ mở nhiều, nhưng không thật sự
chất lượng.
 Gây tồn thời gian, tiền bạc.

• Học cả võ lẫn đạo.

• Học theo phong trào và với tư tưởng để
đánh nhau.

• Tham gia lớp học một cách nghiêm túc.

• Thời gian thoải mái, không ai ép buộc.
 Lười tập, mau quên các bài học.

III – SUY NGHĨ CỦA BẢN THÂN VỀ MÔN HỌC
1. Lợi ích của võ:
- Rèn luyện sức khỏe.

-

-

• Cải thiện sức khỏe về thể chất: cơ săn chắc, tăng thể lực, khí huyết lưu thông, hỗ
trợ phát triển chiều cao, thân hình cân đối.
• Cải thiện sức khỏe về tinh thần: giải trí, giảm stress, đầu óc nhanh nhạy và minh
mẫn hơn.
Trang bị kỹ năng tự vệ, chiến đấu.
Tăng khả năng giao tiếp.

• Việc cùng nhau luyện tập giúp loại bỏ tính tự ti, nhút nhát và không còn cảm thấy
bản thân bị cô lập.
• Học tập, đối mặt với nhiều tình huống như một sự chuẩn bị trước giúp bạn tự tin,
trưởng thành hơn.
Tu dưỡng phẩm chất đạo đức.


• Đạo đức của võ: Trung với nước, hiếu để với cha mẹ, tình nghĩa với thầy bạn, nhân
ái với mọi người. Cho nên, tội nặng nhất của con nhà võ là tội bất trung, bất hiếu, bất
nghĩa, bất nhân.
• Phẩm chất:
KỶ LUẬT: tuân thủ những nguyên tắc của Võ luôn là điều cần thiết để học Võ một
cách thực sự.
SỨC CHỊU ĐỰNG, SỰ KIÊN TRÌ: đây là phẩm chất cần có đối với môn võ để có thể
phát triển tối đa về thể lực và kỹ thuật.
KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO: Một phần trong quá trình tiến lên đai đen và các giai đoạn
cao hơn đó chính là hướng dẫn các võ sinh mới tập luyện. Bạn sẽ nhận ra những
khuyết điểm và những khác biệt khi bạn là học sinh và khi bạn là người hướng dẫn,
chịu trách nhiệm cho sự tiến bộ của người khác.
Ngoài ra võ còn giúp ta tu luyện những phẩm chất khác như: tự trọng, tự tin, dũng
cảm, hào hiệp, độ lượng, khiêm tốn, cần mẫn, có tinh thần vượt khó, có ý chí vươn
lên, có trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm, không khoe khoan, không hơm hĩnh.
Những phẩm chất ấy có được không phải bằng con đường giáo lý, rao giảng khô khan
mà bằng quá trình nổ lực rèn luyện, khổ luyện; quá trình tự thể nghiệm, kiểm
nghiệm, và chứng ngộ. Nói cách khác, tài sản tinh thần của người tập võ có được
không phải theo cách cha mẹ cho con của cải, tiền bạc mà bằng sự nổ lực lao động,
chắc chiu từng ngày.
2. Suy nghĩ cảm nhận về võ:
Tại sao tên các môn võ đều có chữ “Do” ở phía sau? Ví dụ như Karatedo, Taekwondo, Judo,
Kendo… Vì chữ Do này có nghĩa là chữ Đạo

Đạo ở đây tức là đạo làm người, võ sĩ đạo. Về đạo làm người chúng ta phải có trách nhiệm
với bản thân và với xã hội. Chúng ta học võ để nêu cao đạo làm người, để biết rằng mình cần
phải giúp đỡ những kẻ yếu thế, dùng võ thuật để chống lại những kẻ gian ác. Đạo làm người
là thấy việc bất bình phải đứng ra ngăn cản, phải bảo vệ lẽ phải, phải xã thân vì mục đích
lớn.Ví dụ đơn giản như bạn đi trên đường thấy thằng giật túi xách, nếu như bạn học võ và
hiểu đạo lý làm người bạn sẽ sẵn sàng giúp đỡ người khác nếu như bạn hiểu được cái Đạo
đó. Và khi đó bạn nhận thấy rằng bạn không còn là một cái con người nhỏ bé chỉ nghỉ đến
bản thân mà phải nghĩ cho những người khác nữa.
Từ khi mới bước vào trường, tôi và các bạn đều được biết là học môn võ khá nặng và được
khuyên là nếu thấy không đủ sức khoẻ thì không nên học.Nhưng chúng tôi vẫn muốn học
đơn giản không chỉ vì rèn luyện thân thể mà còn muốn tự vệ sau này.Sau khi vào học thì
chúng tôi mới thấy thú vị.Việc học không quá năng như người khác thổi phồng và hơn nữa là
chúng tôi được tập thật sự,giáo viên rất tận tình và thông cảm với học sinh. Bất cứ bạn nào
có tinh thần học tập nghiêm túc đều được đánh giá cao mặc dù có thể bạn ấy không giỏi.Đó
mới chính là cái tinh thần thật sự khi học võ nói riêng và thể dục nói chung. Thiết nghĩ bất
cứ môn thể thao nào song đấu đều thú vị và cần thiết,đạc biệt là môn võ,môn học sẽ được
áp dụng thực tế sau này khi gặp nguy hiểm cần tự vệ.
“Mục đích của việc tập luyện võ thuật không phải để thể hiện sức mạnh, mà điều chúng ta
quan tâm là ảnh hưởng của nó đến suy nghĩ và cách sống của mình như thế nào.”



×