Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật hình sự việt nam, vương quốc thụy điển và liên bang nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

DƢ LÊ DUNG

C¸c téi xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
theo pháp luật hình sự Việt Nam, V-ơng quốc Thụy Điển
và Liên bang Nga

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

DƢ LÊ DUNG

C¸c téi xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
theo pháp luật hình sự Việt Nam, V-ơng quốc Thụy Điển
và Liên bang Nga

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. CHU THỊ TRANG VÂN

HÀ NỘI - 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Dƣ Lê Dung


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM
CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH ............................................................ 8
1.1.

Khái niệm chế độ hơn nhân gia đình và các tội xâm phạm chế
độ hơn nhân và gia đình theo luật hình sự Việt Nam...................... 8


1.2.

Cơ sở của việc quy định các tội xâm phạm chế độ hơn nhân
và gia đình trong luật hình sự ......................................................... 11

1.3.

Khái lƣợc sự hình thành và phát triển những quy định về các
tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Luật hình
sự Việt Nam ....................................................................................... 14

1.3.1. Giai đoạn từ thời kỳ nhà Lý cho đến trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945 ............................................................................................ 14
1.3.2. Giai đoạn từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công
cho đến trước khi Bộ luật hình sự 1985 ra đời ................................... 16
1.3.3. Giai đoạn từ khi Bộ luật hình sự 1985 ra đời cho đến trước khi
ban hành Bộ luật hình sự 1999 ........................................................... 22
1.3.4. Giai đoạn sau khi ban hành Bộ luật hình sự 1999 .............................. 24
1.3.5. Các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình theo Bộ luật hình
sự (sửa đổi) năm 2015 ........................................................................ 29
Chƣơng 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM HIỆN HÀNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ
HƠN NHÂN GIA ĐÌNH VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ ................... 32


2.1.

Quy định của Bộ luật hình sự 1999 về các tội xâm phạm chế
độ hơn nhân gia đình ........................................................................ 32


2.1.1. Phân loại các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đinh trong Bộ
luật hình sự 1999 ................................................................................ 32
2.1.2. Dấu hiệu pháp lý ................................................................................. 34
2.1.3. Các hình thức trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm chế
độ hơn nhân gia đình .......................................................................... 37
2.2.

Các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình theo Bộ luật
hình sự (sửa đổi) năm 2015 .............................................................. 41

2.3.

Thực tiễn xét xử các tội xâm phạm chế độ hơn nhân gia đình
và các hình phạt đƣợc áp dụng ....................................................... 44

2.3.1. Thực tiễn xét xử các tội xâm phạm chế độ hơn nhân gia đình ........... 44
2.3.2. Các hình phạt được áp dụng đối với các tội xâm phạm chế độ
hơn nhân và gia đình ........................................................................... 47
2.4.

Những tồn tại, hạn chế, các nguyên nhân cơ bản làm giảm
hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế
độ hôn nhân và gia đình ................................................................... 47

2.4.1. Những tồn tại, hạn chế ........................................................................ 47
2.4.2. Các nguyên nhân cơ bản ..................................................................... 49
Chƣơng 3: QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VƢƠNG QUỐC THỤY
ĐIỂN VÀ LIÊN BANG NGA VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ
ĐỘ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VÀ KINH NGHIỆM ĐỂ TIẾP

TỤC HỒN THIỆN BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ........................51
3.1.

Quy định của Luật hình sự Vƣơng quốc Thụy Điển về các tội
xâm phạm chế độ hơn nhân gia đình .............................................. 51

3.1.1. Sơ lược về Vương quốc Thụy Điển.................................................... 51
3.1.2. Luật hình sự Vương quốc Thụy Điển về các tội xâm phạm chế
độ hôn nhân gia đình .......................................................................... 53


3.2.

Quy định của Luật hình sự Liên bang Nga về các tội xâm
phạm chế độ hơn nhân gia đình ...................................................... 56

3.2.1. Sơ lược về Liên bang Nga .................................................................. 56
3.2.2. Luật hình sự Liên bang Nga về các tội xâm phạm chế độ hơn
nhân gia đình ...................................................................................... 58
3.3.

Hồn thiện Bộ luật Hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm
chế độ hơn nhân gia đình ................................................................. 63

3.3.1. Những u cầu của việc tiếp tục hồn thiện pháp luật hình sự về
các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình.................................. 63
3.3.2. Nội dung hồn thiện pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế
độ hơn nhân gia đình .......................................................................... 66
3.4.


Biện pháp bảo đảm việc thực thi pháp luật hình sự về các tội
xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ......................................... 68

3.4.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Cơng an, Viện kiểm
sát, Tịa án về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình .......... 68
3.4.2. Biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hơn nhân
và gia đình, những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm
phạm chế độ hơn nhân và gia đình ..................................................... 74
3.4.3. Biện pháp về tăng cường sự phối hợp giữa Công an, Viện kiểm
sát, Tịa án với các tổ chức, đồn thể có liên quan trong đấu tranh
phòng, chống các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình........... 78
3.4.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống các tội
xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình ............................................. 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS:

Bộ luật hình sự

CTTP:

Cấu thành tội phạm

HN&GĐ:

Hơn nhân và gia đình


TAND:

Tịa án nhân dân

TANDTC:

Tịa án nhân dân tối cao

TNHS:

Trách nhiệm hình sự

VKS:

Viện Kiểm sát

VKS:

Viện kiểm sát

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Tên bảng, biểu đồ

Trang


Số liệu xét xử hình sự sơ thẩm về các tội xâm phạm
chế độ HNGĐ giai đoạn 2005-2015

44

Bảng 2.2: Tỷ lệ giữa tổng số vụ án HNGĐ đã xét xử sơ thẩm
trên tổng số vụ án về tất cả các tội phạm đã được xét
xử sơ thẩm

45

Biểu đồ 2.1: Số liệu xét xử hình sự sơ thẩm về các tội xâm phạm
chế độ HNGĐ giai đoạn 2005-2015

45

Số hiệu
Bảng 2.1.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là mơi
trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN). Gia đình tốt, thì xã
hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.
Nhận thức được tầm quan trọng của gia đình trong cơng cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước
ta đã thiết lập chế độ hơn nhân gia đình mới tiến bộ, thay thế cho chế độ hôn

nhân gia đình phong kiến, lạc hậu. Quyết tâm xây dựng chế độ hơn nhân và
gia đình (HN&GĐ) mới của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện rất rõ trong
các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và Điều 64, Hiến pháp năm 1992 đã ghi
nhận: Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.
Hơn nhân theo ngun tắc tự nguyện, tiến bộ một vợ một chồng, vợ chồng bình
đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành những công dân tốt. Con
cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ơng bà, cha mẹ. Nhà nước và xã hội
không thừa nhận việc phân biệt đối xử với các con. Để đảm bảo thực hiện đúng
đắn, đầy đủ chế độ HN&GĐ mới tiến bộ và tuân thủ triệt để Hiến pháp, Bộ luật
hình sự (BLHS) năm 1985, cũng như BLHS năm 1999 đều đã quy định cụ thể
các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, góp phần ngăn chặn, hạn chế và từng bước
xóa bỏ những tàn tích của chế độ HN&GĐ phong kiến, lạc hậu.
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng,
diễn biến phức tạp; tình trạng suy thối về chính trị, đạo đức, lối sống, kể cả
trong lĩnh vực HN&GĐ. Đáng chú ý, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ
khơng có xu hướng gia tăng, nhưng tính chất và mức độ ngày càng nghiêm
trọng, gây dư luận xấu trong xã hội.

1


Thực tiễn đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ và hơn
nhân gia đình cho thấy, mặc dù đây là các tội phạm mà tính chất nguy hiểm
cho xã hội khơng cao, nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống gia đình; trên
thực tế, các tội phạm này xảy ra rất nhiều, song việc xử lý bằng các chế tài
hình sự cịn rất hạn chế. Thực tiễn áp dụng các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ
cũng đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc, đòi hỏi khoa học luật hình sự phải
nghiên cứu, giải quyết để làm sáng tỏ về mặt lý luận như: khái niệm các tội
xâm phạm chế độ HN&GĐ, ý nghĩa của việc quy định các tội phạm này trong
pháp luật hình sự... Trong khi đó, xung quanh những vấn đề này, vẫn cịn rất

nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Các tội xâm phạm chế độ hơn nhân
gia đình theo pháp luật hình sự Việt Nam, Vương quốc Thụy Điển và Liên
bang Nga", mang tính cấp thiết, khơng những về lý luận, mà cịn là địi hỏi
của thực tiễn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Tiếp cận một cách khái quát để làm rõ đặc điểm pháp lý và hình phạt
đối với tất cả các tội phạm trực tiếp xâm hại chế độ hôn nhân và gia đình theo
luật hình sự Việt Nam có các giáo trình sau: Lê Cảm (Chủ biên) (2003), Giáo
trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), NXB Đại học quốc gia Hà
Nội; Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam,
NXB Cơng an nhân dân; Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2011), Giáo trình
Luật hình sự Việt Nam, NXB tư pháp; Đỗ Đình Hịa (chủ biên) (2011), Giáo
trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), NXB Cơng an nhân dân
(Giáo trình của Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân); Phạm Văn
Beo (2012), Luật hình sự Việt Nam, Quyển 2 (Phần các tội phạm), NXB
Chính trị Quốc gia. Bên cạnh đó cịn có một số cuốn bình luận khoa học như:
Trần Minh Hưởng (chủ biên) (2014), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Đã

2


được sửa đổi, bổ sung), NXB Hồng Đức; Đinh Văn Quế (2004), Bình luận
khoa học Bộ luật hình sự (Phần các tội phạm), Tập III – Các tội xâm phạm
quyền tự do, dân của của công dân; xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình,
NXB Thành phố Hồ Chí Minh. Theo cách tiếp cận này cịn có các sách tham
khảo như: Nguyễn Ngọc Điệp (2000), Tìm hiểu các tội xâm phạm chế độ hơn
nhân và gia đình và các tội phạm đối với người chưa thành niên (Biên soạn
theo Bộ luật hình sự 1999 và những tài liệu mới nhất), NXB Phụ nữ; Nguyễn
Vũ Tiến, Đỗ Đức Hồng Hà, Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2011), Hỏi đáp về các tội

xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật.
Ngồi ra cịn một số bài báo khoa học cũng nghiên cứu tổng hợp về tất cả các
tội phạm này như: Trịnh Tiến Việt (2003), "Một số vấn đề cần lưu ý khi áp
dụng các quy định tại Chương Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
trong Bộ luật hình sự năm 1999", Tạp chí Khoa học pháp lý Trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh, số 1/2003; Đỗ Đức Hồng Hà (2010), "Hồn
thiện quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về Các tội xâm phạm chế độ
hôn nhân và gia đình", Tạp chí Nghề luật số 3/2010.
Khơng nghiên cứu chung các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia
đình mà nghiên cứu một cách đơn lẻ từng tội phạm một gồm có một số bài
báo của các tác giả như: Trịnh Tiến Việt (2002), "Tội ngược đãi hoặc hành hạ
ơng bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có cơng ni dưỡng mình trong
Bộ luật hình sự năm 1999", Tạp chí Kiểm sát số 9/2002; Trịnh Tiến Việt
(2002), "Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng trong Bộ luật hình sự
năm 1999", Tạp chí Kiểm sát số 4/2002; Nguyễn Thị Lan, “Hành vi vi phạm
chế độ một vợ một chồng dưới khía cạnh xã hội-pháp lý và những vấn đề đặt
ra”, Tạp chí Khoa học – Chuyên san Luật học, số 1/2015; Nguyễn Thị Lan,
“Bàn về tội phạm loạn luân trong pháp luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Khoa
học – Chuyên san Luật học, số 4/2015.

3


Các cơng trình nghiên cứu trên cũng đã cung cấp cho bạn đọc những
kiến thức căn bản về Các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình. Tuy
nhiên, mới chỉ nghiên cứu ở từng khía cạnh của vấn đề, mà chưa đi sâu
nghiên cứu tổng thể từ lịch sử, lý luận cho đến thực tiễn và hoàn thiện. Chính
vì vậy, tác giả mạnh dạn nghiên cứu về Các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và
gia đình trong Bộ luật Hình sự năm 1999.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu

của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ nhận thức – khoa học
về lịch sử hình thành và phát triển, những vấn đề lý luận và thực tiễn về Các
tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình trong Bộ luật Hình sự Việt Nam,
Bộ luật Hình sự Liên bang Nga và Vương quốc Thụy Điển. Trên cơ sở đó đưa
ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về Các tội xâm phạm
chế độ hơn nhân và gia đình, góp phần vào chính sách đấu tranh phịng ngừa
và chống tội phạm nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Về
mặt lý luận: Nghiên cứu làm rõ lịch sử hình thành và phát triển của các quy
phạm pháp luật hình sự về Các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình
trong suốt quá trình hình thành và phát triển của Luật hình sự Việt Nam. Trên
cơ sở đó, có sự đối chiếu, so sánh với các quy định tương ứng trong Bộ luật
hình sự của Liên bang Nga và Vương quốc Thụy Điển.
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu thực tiễn xét xử các tội và chỉ ra những
tổn tại, hạn chế, để từ đó chỉ ra được các nguyên nhân cơ bản trong việc áp
dụng pháp luật. Trên cơ sở, đề ra phương hướng và các giải pháp hoàn thiện
pháp luật về Các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình, tăng cường hiệu
quả đấu tranh phịng ngừa và chống các tội phạm thuộc nhóm này.
4


3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các quy phạm pháp luật tương ứng với Các tội
xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình trong lịch sử lập pháp qua các thời kỳ
lịch sử; những quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới có
điểm tương đồng với Các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình trong Bộ
luật Hình sự Việt Nam. Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu số liệu của thực tiễn

xét xử của Các tội này từ năm 2005 – 2014 trên toàn quốc.
3.4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu của luận văn
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề về lịch sử lập
pháp, lý luận và thực tiễn về Các tội phạm xâm phạm chế độ hơn nhân và gia
đình trong Bộ luật hình sự năm 1999 và các văn bản hướng dẫn dưới góc độ
luật hình sự ngồi ra cịn tham khảo dự thảo Bộ luật Hình sự Việt Nam năm
2015. Đồng thời đề cập đến những quy định của pháp luật có liên quan, hỗ trợ
cho q trình giải quyết nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu trên.
Thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực tiễn xét xử, áp dụng
pháp luật hình sự về Các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình trong Bộ
luật Hình sự năm 1999 giai đoạn 2005-2014.
4. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư
tưởng Hồ Chí Minh cũng như những chính sách quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta trong công cuộc đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm nói chung,
các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình nói chung.
Luận văn trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các chuyên ngành
khoa học pháp lý khác như: Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Lịch sử
Nhà nước và pháp luật, tội phạm học, xã hội học, triết học, những luận điểm
khoa học trong các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học luật hình sự
được đăng trên sách báo tạp chí chuyên ngành, sách chuyên khảo...

5


Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phân tích, so
sánh, thống kê, tổng hợp...
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Đây là đề tài khoa học đầu tiên trong khoa học luật hình sự Việt Nam
nghiên cứu một cách có hệ thống và đồng bộ những vấn đề lý luận và thực

tiễn về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự
năm 1999 và dự thảo Bộ luật hình sự năm 2015.
Điểm mới của luận văn bao gồm:
- Hệ thống, làm rõ lịch sử hình thành và phát triển những quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam về Các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình;
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về các tội xâm phạm chế độ hơn
nhân và gia đình; Đối chiếu, so sánh với các quy định có tính tương đồng
trong Bộ luật hình sự của một số nước trên thế giới.
- Đề ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về Các tội
xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999, nâng
cao hiệu quả đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong lĩnh vực này, góp
phần nâng cao hiệu quả triển khai chính sách pháp luật hình sự nói chung.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Đây là cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống và
toàn diện những vấn đề lý luận về lịch sử hình thành và phát triển, khái niệm,
các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội, các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và
gia đình, góp phần vào q trình nhận thức khoa học, triển khai tốt chính sách
hình sự trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình.
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở có cái nhìn tổng quan về lịch sử của vấn
đề và so sánh với các tội phạm có điểm tương đồng với Các tội xâm phạm chế
độ hơn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới. Với
nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó đề xuất hướng nâng

6


cao hiệu quả của cơng tác đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm trong lĩnh
vực hôn nhân và gia đình nói riêng, tội phạm nói chung, củng cố và duy trì
pháp chế xã hội chủ nghĩa.
7. Bố cục của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn được chia làm ba chương với kết cấu như sau:
Chương 1. Một số vấn đề lí luận về các tội xâm phạm chế độ hơn nhân
gia đình.
Chương 2. Quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam hiện hành về các
tội xâm phạm chế độ hơn nhân gia đình và thực tiễn xét xử
Chương 3. Quy định của Luật Hình sự Vương quốc Thụy Điển và Liên
bang Nga về các tội xâm phạm chế độ hơn nhân gia đình và kinh nghiệm để
tiếp tục hồn thiện Bộ luật Hình sự Việt Nam.

7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM
CHẾ ĐỘ HƠN NHÂN GIA ĐÌNH
1.1. Khái niệm chế độ hơn nhân gia đình và các tội xâm phạm chế
độ hơn nhân và gia đình theo luật hình sự Việt Nam
Gia đình khơng chỉ là “tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế
của xã hội. Khơng có gia đình tạo ra con người để xây dựng xã hội thì xã hội
cũng khơng thể tồn tại và phát triển được. Gia đình khơng chỉ giữ vai trò nền
tảng, tế bào của xã hội, mà còn là mơi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục
nếp sống, hình thành nên nhân cách con người. Gia đình giữ vai trò đặc biệt
quan trọng đối với số lượng, chất lượng dân số và cơ cấu dân cư của quốc gia.
Vai trị của gia đình khơng chỉ dừng lại ở việc duy trì nịi giống, mà quan
trọng hơn, gia đình phải trở thành môi trường tốt, đầu tiên để giáo dục nếp
sống, hình thành nhân cách con người. Vì thế, việc xây dựng một hệ thống
pháp luật để bảo vệ mối quan hệ hơn nhân – gia đình trước khả năng bị xâm
phạm bởi các tội phạm là vô cùng quan trọng.
Trước hết, ta cần hiểu thế nào là Hôn nhân và gia đình - đó là những

hiện tượng xã hội luôn được các nhà triết học, đạo đức học, xã hội học, luật
học và sử học quan tâm nghiên cứu. Hơn nhân là cơ sở của gia đình, gia đình
là tế bào của xã hội mà trong đó là sự kết hợp hài hịa, chặt chẽ lợi ích của
mỗi cơng dân, Nhà nước và xã hội.
C.Mác và Ph. Ăngghen đã chứng minh một cách khoa học rằng, Hôn nhân
và gia đình là những phạm trù phát triển theo dịng lịch sử, giữa chế độ kinh tế - xã
hội và tổ chức gia đình có mối liên quan trực tiếp, chặt chẽ [20, tr. 41-42].
Hôn nhân là hiện tượng xã hội - là sự liên kết giữa người đàn ông và
người phụ nữ. Sự liên kết đó phát sinh và hình thành do việc kết hôn và được
8


biểu hiện ở một quan hệ xã hội gắn liền với nhân thân, đó là quan hệ vợ
chồng. Đây là quan hệ giữa hai người khác giới tính, bản chất và ý nghĩa của
nó thể hiện trong việc sinh đẻ, nuôi nấng và giáo dục con cái, đáp ứng lẫn
nhau những nhu cầu tinh thần và vật chất trong đời sống hàng ngày. Có thể
nói, sản xuất ra cuộc sống chính bản thân mình là nhờ lao động, cịn sản xuất
ra giống nịi là nhờ sinh đẻ, nói cách khác, tồn tại hai mối quan hệ: mối quan
hệ tự nhiên và mối quan hệ xã hội. Quan hệ hôn nhân là quan hệ xã hội được
xác định bởi các quan hệ sản xuất đang thống trị, vì vậy, tính chất của nó có
thể thay đổi, phụ thuộc vào quan hệ sản xuất đang thống trị đó.
Trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, giai cấp thống trị đều điều
chỉnh các quan hệ hôn nhân bằng pháp luật cho phù hợp với ý chí, nguyện
vọng của mình, phục vụ lợi ích của giai cấp mình. Xã hội chiếm hữu nơ lệ có
chế độ hơn nhân chiếm hữu nơ lệ; xã hội phong kiến có chế độ hơn nhân
phong kiến; xã hội tư bản có chế độ hơn nhân tư sản, cịn xã hội xã hội chủ
nghĩa (XHCN) có chế độ hơn nhân XHCN. Trong những xã hội bóc lột,
những người thuộc giai cấp bị bóc lột thường khó có thể có quan hệ hơn nhân
với những người thuộc giai cấp thống trị.
Dưới chế độ XHCN, hôn nhân thực sự mang tính chất bình đẳng, tự

nguyện, tiến bộ, đó khơng phải là hợp đồng, mà là sự liên kết bền vững giữa
người đàn ông và người phụ nữ, trên cơ sở yêu thương, quý trọng lẫn nhau,
bảo đảm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của đôi bên, cũng như thỏa
mãn nhu cầu sinh đẻ và giáo dục con cái.
Từ sự phân tích ở trên, có thể khái qt rằng: hôn nhân là sự liên kết
giữa một người đàn ông và một người phụ nữ trên cơ sở nguyên tắc bình
đẳng, tự nguyện theo quy định của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt
đời và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Khái niệm gia đình rộng hơn khái niệm hôn nhân. Nếu như hôn nhân là

9


sự liên kết giữa một người đàn ông và một người phụ nữ, thì gia đình là sự
liên kết của nhiều người có quan hệ với nhau do hơn nhân, huyết thống hoặc
ni dưỡng. Gia đình là sản phẩm của xã hội, đã phát sinh và phát triển cùng
với sự phát triển của xã hội. Các điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai
đoạn phát triển nhất định là nhân tố quyết định tính chất và kết cấu của gia
đình. Do vậy, gia đình là hình ảnh thu hẹp của xã hội, là tế bào của xã hội.
Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, gia đình mang tính chất và kết cấu phù
hợp với hình thái đó. Gia đình XHCN khác về chất so với các kiểu gia đình
của các chế độ xã hội trước đó. Dưới chế độ XHCN, quan hệ bình đẳng giữa
vợ và chồng trong gia đình, phản ánh mối quan hệ bình đẳng giữa nam và nữ
trong xã hội.
Như vậy gia đình là sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở hơn
nhân, huyết thống, ni dưỡng, trong đó mọi người cùng quan tâm giúp đỡ
lẫn nhau về vật chất và tinh thần, xây dựng gia đình, ni dạy thế hệ trẻ dưới
sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.
Theo đó có thể hiểu Chế độ hơn nhân và gia đình là tập hợp các quy tắc
ứng xử bắt buộc hoặc được thừa nhận chung mà theo đó, sự tự do hay hạn chế

quyền của mỗi thành viên xã hội trong các quan hệ HNGĐ phụ thuộc vào
nguyên tắc cai trị xã hội của nhà nước và quy luật tự nhiên.
Tuy nhiên trong xã hội ngày nay những hành vi xâm phạm đến mối
quan hệ hôn nhân, quan hệ gia đình vẫn diễn ra. Bao gồm các hành vi cản trở
hôn nhân hoặc cưỡng ép kết hôn xâm phạm đến quyền kết hôn, ly hôn của
người khác, các hành vi ngoại tình xâm phạm đến chế độ một vợ một chồng
tiến bộ; hành vi tổ chức tảo hôn, tảo hôn gây ảnh hưởng đến sự phát triển
hoàn thiện của giống nòi; hành vi giao cấu với người cùng dòng máu về trực
hệ, với anh, chị em cùng huyết thống là hành vi vi phạm đạo đức bị xã hội lên
án kịch liệt, nó ảnh hưởng xấu đến nhận thức của những thế hệ đi sau, đến

10


thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của
giống nịi. Bên cạnh đó, có những hành vi cũng đáng lên án và cần có một
hình thức xử lý nghiêm khắc khi con ngược đãi bố mẹ, cháu ngược đãi ơng
bà, người có cơng ni dưỡng mình khơn lớn và ngược lại; từ chối hoặc trốn
tránh việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng... Nền
tảng duy trì gia đình là sự yêu thương, chăm sóc, quan tâm đến nhau của từng
thành viên, ngoài việc xâm hại đến mối quan hệ tốt đẹp vốn có của gia đình,
biểu hiện của nhân cách xấu, nó cịn xâm hại đến danh dự, nhân phẩm, sức
khỏe, thậm chí là tính mạng của người bị xâm hại. Chế độ hơn nhân và gia
đình được bảo vệ bằng các thiết chế xã hội, bằng các biện pháp đạo đức và
bằng cả các biện pháp pháp luật. Trước tiên là bằng các thiết chế pháp luật
hành chính, sau đó khi hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội thì phải có biện
pháp nghiêm khắc nhất, đủ sức răn đe và phịng ngừa tội phạm chung.
Có thể thấy các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình là những
hành vi nguy hiểm cho xã hội được Luật Hình sự quy định, do người từ đủ độ
tuổi nhất định, có năng lực trách nhiệm hình sự, cố ý thực hiện, xâm hại tới

các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình.
1.2. Cơ sở của việc quy định các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và
gia đình trong luật hình sự
Để định hướng phát triển và bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình bằng
pháp luật hình sự, Nhà nước cần thực hiện các hoạt động sáng tạo pháp luật
hình sự. Đó chính là hoạt động tội phạm hóa và phi tội phạm hóa của các nhà
làm luật trên cơ sở những căn cứ sau:
 Căn cứ về mặt pháp lý
- Hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình phải là những hành
động hoặc khơng hành động có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội.

11


- Tội phạm hóa hành vi xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình chỉ thật
sự cần thiết và đúng đắn nếu bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó bộc
lộ rõ nhất và đầy đủ nhất khi được xem xét là đã xâm hại trực tiếp đến quan hệ
xã hội về HNGĐ. Tức là khi đánh giá hành vi đó với bản chất nguy hiểm cao
nhất thì phải thấy nó đang trực tiếp phá vỡ các quy tắc xử sự bắt buộc
- Việc tội phạm hóa hành vi xâm phạm chế độ HNGĐ khơng được trái
hoặc gây chồng chéo với các quy định pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác
nhau trong hệ thống pháp luật quốc gia.
 Căn cứ về mặt tội phạm học
Những hành vi bị tội phạm hóa bắt buộc phải là những hành vi tương
đối phổ biến, điển hình hơn và hay lặp đi lặp lại nhiều hơn so với những hành
vi trái xã hội khác đang tồn tại trong giai đoạn hiện nay.
Động thái hay diễn biến của những hành vi xâm hại chế độ HNGĐ xảy
ra trong thực tiễn với số lượng tăng hay giảm đáng kể so với các tội phạm
khác, tần suất lặp lại nhiều hay ít sẽ là một trong những căn cứ để áp dụng
chính sách hình sự.

Nguyên nhân và các điều kiện làm phát sinh hoặc giảm đi đáng kể số
lượng hay quy mô thực hiện tội phạm cũng có thể là một trong những căn cứ
giúp Nhà nước lựa chọn đúng đắn biện pháp đấu tranh chống lại những vi
phạm xâm hại chế độ HNGĐ.
Đặc điểm về nhân thân của chủ thể cũng là một căn cứ quan trọng để
đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, đồng thời đây là một căn
cứ xác định giới hạn trừng trị của pháp luật hình sự đối với hành vi xâm hại
chế độ HNGĐ.
 Căn cứ về tâm lý-đạo đức
Trong số các hành vi xâm phạm chế độ HNGĐ, chỉ những hành vi bị
lên án và phản ứng gay gắt nhất của xã hội về mặt đạo đức thì mới cần thiết
12


phải tội phạm hóa, nếu sự lên án và phản ứng của xã hội khơng cịn gay gắt
nữa thì phải được xem xét nhằm phi tội phạm hóa.
Q trình diễn biến tâm lý trong ý thức của chủ thể có thể phản ánh tính
nguy hiểm cho xã hội của hành vi nên cũng có thể trở thành căn cứ để tội
phạm hóa hoặc phi tội phạm hóa.
 Căn cứ về kinh tế-xã hội
Việc tội phạm hóa, phi tội phạm hóa đối với những hành vi xâm phạm
chế độ HNGĐ cần phải phù hợp với cơ sở hạ tầng chính là các quy luật phát
triển khách quan trong đời sống vật chất và tinh thần của xã hội đồng thời
phải tương xứng với các tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ.
Khi tội phạm hóa hoặc phi tội phạm hóa một hành vi xâm phạm chế độ
HNGĐ, quốc gia buộc phải cân nhắc tính phù hợp với những nguyên tắc và
các quy phạm đã kí hoặc đã được thừa nhận chung trong pháp luật quốc tế để
tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiến bộ của luật hình sự nước ngồi, đáp ứng
địi hỏi của u cầu hội nhập quốc tế.
 Căn cứ về văn hóa-truyền thống

Sự đánh giá về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
vi phạm chế độ HNGĐ sẽ khác nhau giữa từng vùng lãnh thổ có nền văn hóa
khác biệt. Chính vì vậy, để tội phạm hóa hay phi tội phạm hóa thì văn hóatruyền thống là yếu tố quan trọng trong việc xác định biện pháp đấu tranh với
những hành vi vi phạm chế độ HNGĐ.
Ví dụ, với một quốc gia tiếp thu nền văn hóa phương Đông như Việt
Nam, việc một cá nhân đến tuổi trưởng thành phải có nghĩa vụ và trách nhiệm
với cha mẹ già, con cái là bắt buộc, vì thế tội trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
và Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có
cơng ni dưỡng mình được quy định chi tiết và cụ thể với mức phạt tối đa

13


lên tới 3 năm tù giam, tuy nhiên với các quốc gia tiếp thu nền văn hóa phương
Tây như Liên bang Nga hay Thụy Điển thì vấn đề này lại khơng được đề cập
tới, do các quốc gia này có nền văn hóa đề cao tính độc lập tự chủ của con
người, hệ thống an sinh xã hội được áp dung từ khi sinh ra đến khi chết đi.
1.3. Khái lƣợc sự hình thành và phát triển những quy định về các
tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Luật hình sự Việt Nam
1.3.1. Giai đoạn từ thời kỳ nhà Lý cho đến trước Cách mạng tháng
Tám năm 1945
Hôn nhân là một vấn đề hệ trọng đối với mỗi con người, gia đình lại là
nền tảng của xã hội. Vì vậy, ngay từ thời phong kiến, HN&GĐ luôn được
Nhà nước rất quan tâm điều chỉnh bằng pháp luật.
Trong Bộ luật thành văn đầu tiên của Nhà nước ta - Bộ Hình thư, được
ban hành năm 1042 dưới thời Lý Thái Tông, vấn đề HN&GĐ chiếm một vị trí
quan trọng và được quy định trong nhiều điều luật. Nét đặc trưng chủ yếu của
các quy định này là quyền uy tập trung trong tay người chồng, và mọi thành
viên có bổn phận phục tùng; người chồng được phép bỏ vợ trong trường hợp
người vợ phạm một trong các tội "thất xuất", còn người vợ sẽ bị trừng phạt

nghiêm khắc nếu ruồng bỏ chồng; con cái khơng làm trịn đạo hiếu sẽ bị trừng
phạt. Trách nhiệm giáo dục con cái tuân theo đạo lý thuộc về cha mẹ, nếu lơ
là trách nhiệm thì chính cha mẹ cũng bị trừng phạt.
Trong Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) - Bộ luật chính thống
của Triều đại nhà Lê, mười tội ác (thập ác) đã được quy định tại Điều 3, trong
đó có tới bốn tội liên quan đến HN&GĐ, đó là các tội:
4. Ác nghịch, là đánh và mưu giết ông bà, cha mẹ, bác chú,
thím, cô, anh, chị em, ông bà ngoại, ông bà cha mẹ chồng...
7. Bất hiếu, là tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời cha
mẹ dạy bảo, ni nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ, lấy

14


chồng, vui chơi ăn mặc như thường; nghe thấy tang ông bà, cha mẹ
mà không cử ai (tang lễ); nói dối là ông bà, cha mẹ chết.
8. Bất mục, là giết hay đem bán những người trong họ phải
để tang 3 tháng trở lên, đánh đập hoặc tố cáo chồng, cùng những họ
hàng từ tiểu công trở lên...
9. Bất nghĩa, là giết quan bản phủ và các quan đương chức tại
nhiệm, giết thầy học; nghe thấy tin chồng chết mà không cử ai, lại
vui chơi ăn mặc như thường, cùng là tái giá [43, tr.36-37].
Ngồi ra, trong Quốc triều hình luật có một chương Hộ hơn gồm 58
điều luật, trong đó có một số điều quy định những trường hợp bị cấm kết hơn,
nếu vi phạm sẽ phải chịu hình phạt, đó là là các trường hợp: đang có tang cha
mẹ hoặc tang chồng mà lại lấy chồng hoặc cưới vợ, khi ông bà, cha mẹ bị
giam cầm tù tội mà lấy vợ, lấy chồng... Ví dụ: Điều 317 quy định: "Người nào
đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng mà lại lấy chồng hoặc cưới vợ thì xử
tội đồ, người khác biết mà vẫn cứ kết hơn thì xử biếm ba tư và đôi vợ chồng
mới cưới phải chia lìa" [43, tr.122]. Bộ luật này cịn có một số quy định là hiện

thân tư tưởng phong kiến coi thường phụ nữ làm nghề hát xướng như quy định
tại Điều 323: "Các quan và thuộc lại lấy đàn bà con gái hát xướng làm vợ cả,
vợ lẽ, đều xử phạt 70 trượng, biếm ba tư; con cháu các quan viên mà lấy những
phụ nữ nói trên, thì xử phạt 60 trượng; về đều phải ly dị" [43, tr.123].
Dưới thời thực dân Pháp xâm lược nước ta, Việt Nam vẫn là một nước
thuộc địa nửa phong kiến, chính quyền thực dân và giai cấp địa chủ phong
kiến vẫn duy trì chế độ hôn nhân phong kiến đã tồn tại từ nhiều thế kỷ, thừa
nhận sự cưỡng ép kết hôn của cha mẹ đối với con cái, bảo vệ chế độ nhiều vợ
(đa thê), duy trì quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình. Điều
thứ 128 Luật hình An Nam thi hành ở Bắc Kỳ quy định:

15


Người vợ hay vợ lẽ hiện đương có chồng mà phạm tội thông
gian, xét ra quả thực, phải phạt giam từ ba tháng đến hai năm và
phạt bạc từ bốn mươi đồng đến bốn trăm đồng, người gian phu bị
phạt cũng thế [38, tr.21].
Điều thứ 135 của Bộ luật cũng quy định:
Người vợ hay vợ lẽ hiện đương có chồng, chưa tuyên cáo sự
ly hôn, mà đi lấy chồng khác, phải phạt giam từ một năm đến năm
năm và phạt bạc từ năm đồng đến hai trăm đồng.
Người có vợ chưa tuyên cáo sự tiêu hôn mà đi lấy vợ khác,
phải phạt giam từ ba tháng đến một năm và phạt bạc từ hai đồng
đến một trăm đồng [38, tr.22].
Bộ luật hình canh cải áp dụng tại Nam Kỳ cũng có quy định về những
tội phạm và hình phạt thích ứng để bảo vệ chế độ một chồng nhiều vợ. Theo
Bộ luật này, bị coi là phạm tội thông gian khi một người đàn bà đã có chồng
rồi mà cịn ân tình với một người đàn ơng khác, cịn đối với đàn ơng có vợ thì
hành vi ngoại tình khơng coi là tội phạm [31, tr.202].

1.3.2. Giai đoạn từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công
cho đến trước khi Bộ luật hình sự 1985 ra đời
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đã phải đối mặt với
mn vàn khó khăn, thử thách. Qn đội các nước Đồng Minh dưới danh
nghĩa giải giáp quân Nhật đã lũ lượt kéo vào nước ta.
Từ vĩ tuyến 16 trở ra bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo
vào đóng ở Hà Nội và hầu hết các tỉnh. Theo sau chúng là tay sai thuộc các tổ
chức phản động như Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách
mạng đồng minh hội (Việt Cách) về nước hòng cướp chính quyền của ta. Từ
vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở
lại xâm lược. Lợi dụng tình hình đó, bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy,
làm tay sai cho Pháp chống phá cách mạng.
16


Ngồi ra, trên cả nước ta, cịn 6 vạn qn Nhật chờ giải giáp. Một bộ
phận quân Nhật theo lệnh quân Anh đánh lại lực lượng vũ trang của ta, tạo
điều kiện cho quân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng.
Trong khi đó, chính quyền cách mạng vừa mới thành lập, chưa được
củng cố, lực lượng vũ trang còn non yếu. Nền kinh tế nông nghiệp nước ta
vốn đã lạc hâu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề; hậu quả của nạn đói cuối
năm 1944-đầu năm 1945 chưa khắc phục được. Tiếp đó là nạn lụt lớn, làm vỡ
đê ở chín tỉnh Bắc Bộ, rồi hạn hán kéo dài, khiến cho nửa tổng số ruộng đất
không canh tác được. Nhiều xí nghiệp cịn nằm trong tay tư bản Pháp. Các cơ
sở công nghiệp của ta chưa kịp phục hồi sản xuất. Hàng hóa khan hiếm, giá cả
tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Ngân sách Nhà nước lúc này hầu như trống rỗng, kho bạc Nhà nước chỉ
có hơn 1,2 triệu đồng. Chính quyền cách mạng chưa quản lí được Ngân hàng
Đơng Dương. Trong lúc đó, qn Trung Hoa Dân quốc lại tung ra thị trường các
loại tiền Trung Quốc đã mất giá, làm cho nền tài chính nước ta thêm rối loạn.

Tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức
nặng nề, hơn 90% dân số không biết chữ.
Trong tình hình đó, nhân dân ta phải thực hiện ba nhiệm vụ lớn, đó là
diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm và "Đảng ta xác định giữ
vững chính quyền là nhiệm vụ hàng đầu" [9, tr.468]. Vì vậy, từ khi Cách
mạng tháng Tám thành cơng cho đến năm 1954 là thời điểm ký Hiệp định
Giơnevơ, Quốc hội ta là Quốc hội kháng chiến, Chính phủ ta là Chính phủ
kháng chiến, pháp luật ta cũng là pháp luật kháng chiến. Trong hồn cảnh khó
khăn đó, Nhà nước ta vẫn rất quan tâm xây dựng chế độ HN&GĐ mới tiến
bộ, từng bước xóa bỏ những quy định khắt khe của chế độ thực dân, phong
kiến đối với phụ nữ (Sắc lệnh số 97/SL ngày 12-05-1950). Tuy nhiên, do phải
tập trung quy định các tội phạm liên quan đến sự an nguy của chính quyền

17


×