Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

giáo dục đạo đức nhóm 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.98 KB, 13 trang )

1

Mục lục
Mục lục..............................................................................................................................................................1

1


1

I.

KHÁI NIỆM
1. Giáo Dục
− Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách
người giáo dục dưới quan hệ của những tác động sư phạm của nhà
trường, chỉ liên quan đến các mặt giáo dục như: trí học, đức học,
mĩ dục, thể dục, giáo dục lao động.
2. Đạo đức
− Khái niệm đạo đức là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được
biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, hành vi. Đạo đức là gốc bên
trong được chuyển hóa thành lời nói và hành vi tốt đẹp bên ngoài.
Tức là con người phải có nhận thức đúng, tốt về sự vật hiện tượng
và từ đó có lời nói, hành vi tốt đẹp, đúng đắn với sự vật hiện
tượng. Để có được nhận thức đúng cần phải có giáo dục. Đạo đức
con người không phải có sẵn mà phải được giáo dục. "Hiền dữ
phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên" (Hồ Chí
Minh). Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng phải
được thực hiện ngay từ lúc nhỏ, từ lứa tuổi tiểu học
II.
MỤC TIÊU



Mục tiêu giáo dục là một hệ thống các chuẩn mực của một mẫu
hình nhân cách cần hình thành ở một đối tượng người được giáo
dục nhất định. Đó là một hệ thống cụ thể các yêu cầu xã hội trong mỗi
thời đại, trong từng giai đoạn xác định đối với nhân cách một loại đối
tượng giáo dục
− Giáo dục thế hệ trẻ trong việc nhận thức về chuẩn mực đạo đức xã hội,
mà còn góp phần định hình và phát huy những phẩm chất cần thiết của
nhân cách con người với những hành vi cao đẹp đầy tính nhân văn
− Đức dục còn giáo dục về những vấn đề chung có tính chất toàn cầu như
giáo dục nhân văn, giáo dục môi trường, giáo dục giá trị,..

1


1

− Chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những
phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái
độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực xã
hội, thói quen chấp hành những qui định của pháp luật.
III.
NHIỆM VỤ

Đức dục có nhiệm vụ làm cho người học:
− Thấm nhuần các chẩn mực và các quy tắc đạo đức XHXN trong ý
thức, tình cảm và thói quen hành vi; Hình thành lối sống mới tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc
− Tham gia tích cực ,tự giác và có hiệu quả vào các hoạt động chính
trị-xã hội nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân lao động

− Có bản lĩnh để đấu tranh không khoan nhượng chống những đối
tượng thù địch, phản động,lối sống buông thả, bày trừ hủ tục, mê tín dị
đoan.
− Hình thành cho học sinh thế giới quan cách mạng, hệ tư tưởng của
chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Giáo dục cho học sinh nắm vững đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước.

Giáo dục cho học sinh nắm vững các nguyên tắc và những chuẩn
mực đạo đức XHCN, chủ nghĩa yệu nước và chủ nghĩa quốc tế chân
chính, lòng nhân ái, lòng yêu lao động, tinh thần kỷ luật tự giác, lòng tự
hào dân tộc, ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc.

Giáo dục cho học sinh về văn hóa chung, về bảo vệ môi
trường, tinh thần hợp tác…
− Góp phần vào việc xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ.
− Giáo dục đạo đức giúp cho con người nhận biết việc xấu, việc tốt,
việc nên làm, việc không nên làm.
− Giáo dục học sinh về giá trị sống, thái độ, tình cảm, niềm tin đúng
đắn với sự vật – hiện tượng xã hội.
− Hình thành được đạo đức, lối sống kỉ cương, kỉ luật cho học sinh,
sinh viên.
− Tạo môi trường học tập hiệu quả, đảm bảo tính nghiêm túc.

1


1


Đức dục được tiến hành thông qua việc dạy các môn học, trong đó đạo
đức giáo dục công dân có vị trí đặc biệt, và trong các hoạt động và giao
lưu người học.
IV.

ĐÁNH GIÁ
1.
Trong Nhà Trường
• Tích cực:

Hầu hết cán bộ quản lí và giảng viên nhà trường đều nhận thức
được tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

Học sinh - sinh viên nhận thức được rằng rất cần các phẩm chất
mà nội dung giáo dục đạo đức mang lại : yêu nước, yêu chủ nghĩa văn
hóa, yêu chuộng hòa bình, yêu bạn bè, yêu gia đình, người thân, giúp đỡ
lẫn nhau…

Khối lượng kiến thức giáo dục đạo đức – công dân ở hệ thống giáo
dục rất phong phú, bao quát mọi nếp nghĩ, cử chi, hành vi được cấu tạo
bởi những hình thức truyền dạy khác nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp theo từng lứa tuổi của mỗi bậc học, mỗi khối lớp.

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động trong
nhà trường như hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các hoạt động
dã ngoại, hoạt động sinh hoạt dưới cờ hàng tuần bằng cách mời các nhà
giáo, nhà sư phạm … đến nói chuyện với các em nhất là giáo dục đạo
đức trong nhà trường thông qua môn Giáo dục công dân.

Tổ chức cho học sinh – sinh viên tham gia các hoạt động thu gom

rác, trồng cây xanh, quyên góp các dụng cụ hoạt tập, áo quần cũ cho các
em có hoàn cảnh khó khăn.

Hạn chế:
− Một số học sinh – sinh viên có hành vi tụ tập bạn bè gây gỗ, đánh
nhau, lười học, nói tục, chửi thề, không trung thực.

1


1

− Về chương trình đạo đức nói chung phong phú, rất nhiều bài học
nhưng chương trinh chưa xác định rõ những phẩm chất cơ bản của
nhân cách con người Việt Nam như thế nào.
− Giáo dục công dân trong nhà trường tuy phong phú nhưng còn
nặng nề. Cấu trúc chương trình chưa thật logic, chưa phù hợp với sự
phát triển tâm sinh lý của trẻ một cách tự nhiên. Chương trình cũng
chưa xác định rõ những phẩm chất cơ bản của nhân cách con người
Việt Nam hiện đại như thế nào. Các bài học còn nặng nề lý thuyết, nhẹ
về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Những nội dung giáo dục đạo
đức chưa tạo được dấu ấn trong tâm hồn trẻ, vì vậy sự định hình nhân
cách của học sinh không rõ nét, trẻ dễ bị tác động của hoàn cảnh xã hội.
− Ở Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học không có nội dung
giáo dục đạo đức cho học sinh – sinh viên thành một môn độc lập và chỉ
có thể thấy thể hiện phần nào qua môn Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên nó mang tính mờ
nhạt, không rõ nét…
XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH NĂM HỌC 2006 –2007


Năm học
2004 2005
2005 2006
2006 2007

Tổng số
học sinh
20492

Thực hiện đầy đủ
HS
%
20490
99.99

Thực hiện chưa đầy đủ
HS
%
2
0.01

19259

19255

99.98

4

0.02


18752

18751

99.99

1

0.01

XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH NĂM HỌC 2006 – 2007
1


1

Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Tổng
cộng

Tổng số
Tốt
HS
SL
%
4944 3855 77.97

4468 3350 74.97
4852 3132 64.55
4254
3079 72.37
18518 13416 72.44

Khá
SL
877
901
1278
980
4036

%
17.73
20.16
26.33
23.03
21.79

Trung bình
Yếu
SL
% SL
%
202 4.08 10 0.20
200 4.47 17 0.38
404 8.32 38 0.78
193 4.53 2

0.04
999 0.53 67 0.36

2.Trong Gia Đình
• Tích cực:
− Gia đình truyền thống Việt Nam từ đời này sang đời khác đã kết
tinh được những tinh hoa văn hóa dân tộc như có hiếu với ông bà, cha
mẹ, anh em hòa thuận, từ đó hình thành những chuẩn mực đạo đức và
lối sống trở thành gia phong. Những tinh hoa đó được phát huy trong
cuộc sống hôm nay sẽ trở thành liều thuốc ngăn chặn sự xuống cấp về
đạo đức, lối sống.
− Gia đình là nền móng ban đầu để hình thành nên hành vi, cách ứng
xử của con trẻ.
− Gia đình thông qua thái độ, tâm lý, tình cảm và mối liên hệ thường
xuyên, bền bỉ, khéo léo, truyền thụ cho mỗi cá nhân những mẫu mực,
hành vi xã hội để ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội.
• Hạn chế:
− Trong hoàn cảnh kinh tế thị trường hiện nay, những nề nếp, những
truyền thống gia đình, sự gắn bó giữa các thế hệ đang gặp khó khăn.
Một số gia đình cha mẹ giao hẳn trách nhiệm giáo dục con cái cho nhà
trường, chỉ lo kiếm tiền. Nhiều gia đình cha mẹ ly hôn …dẫn đến các
em bị tổn thương về tâm lí, mất niềm tin vào cuộc sống, tấm gương
sáng của cha mẹ đã không còn là hình ảnh tốt đẹp cho các em noi theo.
1


1

Từ đó, các em không còn niềm tin; sự yêu thương và đùm bọc của gia
đình đối với các em cũng mất dần dẫn đến các em sa sút trong học tập.

− Ngoài ra, có những gia đình, cha mẹ nuông chiều con quá mức,
chúng muốn gì được nấy. Cũng có những gia đình cha mẹ đòi hỏi ở con
cái những điều vượt quá khả năng của chúng.
− Một thực tế đau lòng khi học sinh vi phạm kỷ luật nhà trường mời
gia dình vào để phối hợp với gia dình giáo dục thì một số phụ huynh đã
nói “Trăm sự nhờ thầy cô, chúng tôi chịu thua”. Sự bất lực trước con
em của phụ huynh ngày càng nhiều, điều đó đồng nghĩa với việc trẻ
không nhận được sự giáo dục từ gia đình vì vậy việc kết hợp giữa gia
đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh gặp nhiều khó khăn.
3.Trong Xã Hội:
• Tích cực:
− Xây dựng được các chuẩn mực xã hội về đạo đức công dân.
− Mọi người tôn trọng pháp luật và đồng thuận về những giá trị đạo đức
công dân.
− Mọi người chăm lo đấu tranh chống mọi tiêu cực về đạo đức trong xã
hội.
• Tiêu cực:
− Một số công dân vẫn vi phạm trật tư an toàn giao thông.
− Một số học sinh gây án, giết người, cướp của … số này tuy không phổ
biến nhưng có xu hướng gia tăng, làm băng hoại đạo đức, tha hoá nhân
cách; gây nỗi đau, đáng lo ngaị cho các bậc cha, mẹ; đã tác động xấu tới
các gía trị đạo đức truyền thống, ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh trật
tự xã hội.
V. NHỮNG GIẢI PHÁP BIỆN PHÁP GIÁO DỤC :
A. BẬC TIỂU HỌC :
− Muốn giáo dục đạo đức cho học sinh, trước hết bản thân giáo viên
phải gương mẫu trong mọi sinh hoạt, phải là tấm gương mẫu mực về
đạo đức, về nhân cách, sống hướng thiện, phải có sự quan tâm, chia sẻ,
sự ân cần, tình yêu thương.
1



1

− Để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có được một môi trường
học tập tốt, hình thành những thói quen, hành vi có đạo đức, các trường
cùng các đoàn thể như công đoàn, chi đoàn, đội đã phối hợp tổ chức các
ngày sinh hoạt các hoạt động về học tập, giáo dục theo chủ điểm, chủ đề
với nội dung phong phú. Tổ chức văn nghệ, thể dục thể thao, ngày hội
viết chữ đẹp, thi vẽ tranh, thi đố vui.
* Kết hợp giữa gia đình và nhà trường :
− Đối với những học sinh có những biểu hiện chưa tốt, giáo viên chủ
nhiệm cần tìm hiểu rõ nguyên do để từ đó có hướng xử lý thích hợp.
Nếu những hành vi xấu của các em bắt nguồn từ việc giao du với nhóm
bạn xấu thì giáo viên cần bàn bạc với gia đình ngăn chặn mối giao tiếp
này đồng thời hướng các em vào các hoạt động bổ ích khác. Nếu những
hành vi xấu của các em lại ảnh hưởng từ phía gia đình thì giáo viên cần
có sự trao đổi thẳng thắn, chân tình với phụ huynh để có sự điều chỉnh
thích hợp nhằm làm gương tốt cho con em mình.
* Nêu gương tốt và động viên khen thưởng :
− Thường xuyên nêu những gương tốt cho các em học sinh noi theo
trong những buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, ngay cả trong những
tiết học. Vì trẻ em vốn tính hay bắt chước nên việc nêu gương tốt là một
trong những biện pháp giáo dục hay nhất để hướng các em hình thành
và phát triển những đức tính tốt cho trẻ.
− Khi học sinh làm được một việc làm tốt, dù lớn hay nhỏ, Ban giám
hiệu và GVCN luôn động viên và khen thưởng các em trong các tiết
sinh hoạt lớp hoặc sinh hoạt dưới cờ hàng tuần. Những lời khen ngợi
hay những món quà nho nhỏ đã có tác dụng rất nhiều đến việc hình
thành thói quen tốt cho học sinh giúp các em rèn luyện đạo đức ngày

một tốt hơn.
* Luôn coi trọng việc giáo dục đạo đức là một vấn đề hàng đầu :
− Đầu tiên phải là sự bắt buộc, gò bó học sinh trong những quy ước,
quy định; buộc trẻ lập đi lập lại nhiều lần về một hành vi đạo đức cần
rèn luyện thành thói quen, hành vi nên làm ăn sâu vào trái tim, ký ức,
suy nghĩ của trẻ. Chính vì thế nên mỗi học sinh phải thực hiện rất
nghiêm túc nội quy nhà trường.

1


1


Giáo dục đức tin cũng là một trong những biệp pháp hữu hiệu để
trẻ có hành vi đạo đức nhân bản. Luôn luôn vận động học sinh tham gia
công tác từ thiện cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt.
− Không cho trẻ được thu hưởng quá sớm, không làm thay cho trẻ
những việc trong phạm vi một đứa trẻ có thể làm được.
− Cho trẻ có cơ hội bày tỏ những suy nghĩ, mong ước của mình bằng
việc thực hiện hộp thư "Điều em muốn nói".
* Đối với học sinh học kém :
− Học sinh học kém, thường là do các em tiếp thu chậm, hay lơ là
chưa tập trung hoặc là dạng ham chơi lười học. Do vậy rèn được ý thức
tự giác học tập cho hocj sinh là điều rất cần thiết.
− Tổ chức đôi bạn học tập để có bạn cùng học cùng chơi trao đổi đôn
đốc và nhắc nhở nhau cùng tiến bộ .

Sự quan tâm ân cần dìu dắt giúp đỡ của Thầy cô. Các hoạt động
Đoàn - Đội trong nhà trường là những hoạt động sôi nổi, chơi mà học

học mà chơi ví dụ như trò chơi “trúc xanh, hái hoa dân chủ, tìm bạn
thân …” nhằm giúp các em xoá bỏ dần sự e ngại và tiếp cận kiến thức
thật nhẹ nhàng và thoải mái.
* Đối với học sinh thụ động trong lớp :
− Trẻ thụ động, lơ là, mệt mỏi, không tập trung, ngại phát biểu ; cần
rèn sự tích cực, hưng phấn nhiệt tình hơn trong học tập, tổ chức nhiều
hoạt động thi đua, vui chơi trong các giờ dạy để kích thích sự hứng thú
của học sinh , cá thể hoá trong các hoạt động học tập để giúp cho học
sinh ở từng nhóm đối tượng giỏi khá trung bình yếu đều có thể tham gia
mà không bị ngại ngần, mặc cảm khi tham gia hoạt động học tập .
− Giáo viên cần có sự động viên khen thưởng kịp thời để kích thích
sự tích cực của học sinh .
* Đối với học sinh hiếu động :
− Không chú tâm trong giờ học hay chọc phá bạn, ham thích các trò
chơi mạnh bạo, hay nói chuyện trong lớp .
− Cần tạo sân chơi cho các em từ các hoạt động học tập, tham gia
sắm vai, tiểu phẩm và hướng các em tham gia các hoạt động văn nghệ
thể dục thể thao phù hợp với năng khiếu của học sinh. Quan tâm tạo
điều kiện để cho học sinh được phát biểu được làm việc trong các giờ
1


1

học tránh yêu cầu các em ngồi yên một chỗ hoặc sợ các em phá mà hạn
chế cho các em tham gia
* Đối với những học sinh chưa ngoan :

Giáo viên nên quan tâm hơn và mạnh dạn giao việc, khen thưởng
kịp thời các tiến bộ của học sinh, giao cho các em giữ những trọng trách

của lớp như lớp phó kĩ luật hay tổ trưởng để các em thấy được sự tin
tưởng của thầy cô mà cố làm tốt công việc của mình .

Tùy theo tình hình thực tế của trường, lớp, địa phương mà giáo
viên đề ra biện pháp thích hợp nhưng cần chú trọng việc xây dựng lòng
tin của các em đối với thầy cô cũng như lòng tin của thầy cô đối với các
em.
− Giáo dục đạo đức cho các em thông qua các hoạt động ngoài giờ
lên lớp như : đi tham quan di tích lịch sử, tham gia văn nghệ, sinh hoạt
tập thể, sinh hoạt dưới cờ, Hội thi kể chuyện đạo đức, công tác xã hội từ
thiện, thi vẽ thiệp tặng thầy cô sẽ mở rộng khắc sâu thêm kiến thức đã
học trong giờ dạy, giáo dục học sinh tư tưởng đạo đức, tác phong, tình
cảm, tinh thần chấp hành kỷ luật, xây dựng cho các em mối quan hệ tập
thể tốt, chuyển hoá những tri thức đạo đức học sinh tiếp thu trong giờ
học trở thành ý thức, tình cảm và hành vi, thói quen đạo đức của học
sinh trong cuộc sống, trong quan hệ xã hội.
B. TRUNG HỌC CƠ SỞ :

Phương pháp : Phương pháp dạy và học môn Giáo dục công dân
cần phải đổi mới theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học
sinh. Các em phải chủ động tích cực suy nghĩ, thảo luận, so sánh, phân
tích, đánh giá theo từng chủ đề bài học. Làm sao để qua mội bài học
đạo đức công dân, các em khám phá ra những cái đúng của lẽ phải, cái
ích lợi của đạo lý trong nhận thức - liên hệ bản thân của các em? Tăng
cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua sinh hoạt ngoại khóa,
tham quan, thăm viếng. Các em không phải chỉ học đạo đức mà chủ yếu
là phải hiểu biết và vận dụng những điều hay lẽ phải đó vào cuộc sống
để rèn luyện và tu dưỡng bản thân.
− Nội dung chương trình phải thể hiện đầy đủ và linh hoạt các chuẩn
mực đạo đức công dân. Tùy theo lứa tuổi - bậc học, biên soạn nội dung


1


1

cho phù hợp với nhận thức và tâm sinh lý học sinh, không áp đặt theo
suy nghĩ của người lớn. Mặt khác cũng cần phân biệt rạch ròi các khía
cạnh : đạo đức, luật pháp, kỹ năng sống. Nghiên cứu để bỏ bớt các nội
dung về luật pháp, bổ sung thêm các nội dung về giáo dục kỹ năng cho
bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Qua từng nội dung bài
học, chọn lựa tình huống, dẫn dắt sao cho học sinh tự nhận thức được
nét đẹp của hành vi nhân cách. Từ bài học trong nhà trường, học sinh sẽ
thể hiện chính mình trong cuộc sống, hình thành những kỹ năng sống
cộng động.
− Ví dụ, thầy cô giáo khuyến khích học sinh (hoặc nhóm học sinh) thực
hiện hành vi đạo đức. Sau một thời gian nhất định yêu cầu em kể lại,
viết lại. Thầy cô có thể đánh giá trước lớp hoặc trao đổi với gia đình các
em. Các em có thể lựa chọn và bắt đầu từ việc đơn giản là giúp đỡ bạn
trong lớp, hoặc giữ vệ sinh lớp học hoặc cùng nhau học tập tốt theo
nhóm, hoặc giúp đỡ người nghèo, quan tâm giúp đỡ cha mẹ. Sau đó đến
những việc khó hơn như tôn trọng pháp luật, yêu thương và chia sẻ khó
khăn với đồng bào găp thiên tai, hỏa hoạn, sống trung thực với chính
mình và với người xung quanh, yêu thương quê hương đất nước, con
người (con đường, dòng sông, thửa ruộng, người lao động một nắng hai
sương, những di tích lịch sử, truyền thống ông cha ...).
− Ðể giáo dục đạo đức cho học sinh phải tổ chức các hoạt động như tham
quan di tích, học với thiên nhiên, đi thăm nhà nhà dưỡng lão, trại mồ
côi, lao động công ích … là những dịp tốt để giáo dục đạo đức cho các
em.

− Cha mẹ phải biết lắng nghe để giúp đỡ con, nâng bước cho con. Người
mẹ dạy con gái mình “công, dung, ngôn, hạnh” vì đó là những nét đẹp
trong nhân cách người phụ nữ Việt Nam từ ngàn xưa vẫn còn có giá trị
trong cuộc sống gia đình hiện đại. Cha mẹ dạy con lòng hiếu thảo, tình
nhân ái vì đó là nền tảng đạo đức con người. Có hiếu thảo mới là
Người. Có nhân ái tâm hồn ta mới rộng mở để yêu thương mọi người,
sống vì mọi người. Cha mẹ dạy con tính trung thực để con đứng vững
trong cuộc đời. Trung thực không dối trá, hai mặt, luồn cúi, vụ lợi, tham
nhũng ...
C. Sinh viên.
1


1

1. Triết lý giáo dục đạo đức của Việt Nam phải được nêu trong
chương trình khung quốc gia nhằm đào luyện con người có:
- Tinh thần tôn trọng nhân phẩm và lòng yêu quý cuộc sống,
- Tinh thần kế thừa, phát triển văn hóa truyền thống và sáng tạo văn
hóa giàu tính cá nhân,
- Tinh thần nổ lực hình thành và phát triển một xã hội và đất nước dân
chủ,
- Có đóng góp cho sự phát triển một thế giới hòa bình,
- Có thể tự quyết định một cách độc lập,
- Có ý thức đạo đức: kỷ luật, tự kiềm chế, tinh thần tập thể
2. Giáo dục đạo đức ở Việt Nam dành cho sinh viên hiện nay cần
tập trung vào ý thức về trật tự dọc (Kỷ luật xã hội).
Trật tự dọc được xem là một tôn ti xã hội nghiêm ngặt và là yếu tố
quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững về kinh tế-xã hội của mỗi
quốc gia. Nguyên nhân chủ yếu để nền giáo dục thành công chính là trật

tự này, cần được chuyển hóa vào các đơn vị cơ sở của xã hội bao gồm cả
trường học và được biến đổi tương thích với những mục tiêu chuyên biệt
của từng đơn vị. Trật tự này bắt nguồn từ Khổng Giáo và ở đơn vị gia
đình, các thành viên thuộc nhiều thế hệ gắn kết với nhau bởi tình cảm tự
nhiên hơn là bởi khả năng và quyền lực. Nhà trường giúp học sinh nhận
thức về bản thân trong mối quan hệ với gia đình và các thành viên thuộc
nhiều lứa tuổi khác nhau của cộng đồng. Trẻ em được dạy chăm sóc trẻ
nhỏ tuổi hơn trong nhà trường hay ở nhà và thể hiện lòng kính trọng đối
với người lớn tuổi. Thái độ này được phát triển thành ý thức trách nhiệm
của mỗi cá nhân phù hợp với vị trí hay tuổi tác của cá nhân ấy trong gia
đình hoặc cộng đồng.
Khắc phục ngay cách hiểu giáo dục đạo đức chủ yếu thông qua một
môn học (đạo đức hoặc giáo dục công dân) trong chương trình giáo dục
phổ thông, Cần thực hiện qua toàn thể các môn học, qua các hoạt động
đặc biệt và qua sinh hoạt hằng ngày. Chương trình giáo dục đạo đức
khung được xây dựng trên nền tảng luật pháp quốc gia, với bộ tiêu
chuẩn mà tất cả các trường từ công lập đến tư thục đều phải thực hiện.
Cụ thể việc thực hiện thông qua các hoạt động đặc biệt và hoạt động
hằng ngày như sau:
- Hoạt động đặc biệt gồm: hoạt động lớp học, hội đồng sinh viên, hoạt
động câu lạc bộ, các sự kiện nhà trường (liên quan đến những ngày lễ,
giáo dục thể chất, các chuyến tham quan thực tế và các hoạt động phục
vụ xã hội). Các hoạt động đặc biệt này kết hợp chặt với nội dung của
môn đạo đức hay giáo dục công dân.
1


1

- Hoạt động hằng ngày được xem như phương tiện giáo dục đạo đức.

Sinh viên không phân biệt trường công lập hay tư thục, trường nghèo
hay trường giàu, thành thị hay thôn quê đều phải tham gia lau dọn
trường lớp. Trong hoạt động hằng ngày liên quan đến chăm sóc các sinh
vật. Sinh viên cho vật nuôi ăn hoặc tưới nước cho cây suốt năm học,
nhiều khi cả trong kỳ nghỉ. Sinh viên được làm quen và phát triển tình
cảm đối với môi trường tự nhiên, động thực vật và nhờ vậy học cách
trân trọng cuộc sống.
Những việc làm trên không những tạo ra một môi trường và bầu
không khí học tập tốt mà còn giáo dục nhiều mặt như giá trị lao động, kỹ
năng lao động, tinh thần hợp tác, đoàn kết trong lao động, tinh thần trách
nhiệm, tính kỷ luật v.v..
Hơn lúc nào hết, hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta phải coi trọng giáo
dục, rèn luyện và tăng cường quản lý đạo đức trong sinh viên. Kế thừa
truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha, học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp quan trọng
để khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong sinh viên, làm lành
mạnh nền đạo đức xã hội, góp phần quan trọng trong việc giữ vững sự
ổn định chính trị, xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả,
bền vững.

1



×