Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

giáo dục quốc phòng nhóm 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.04 KB, 7 trang )

NHÓM 4: ĐỀ TÀI GIÁO DỤC- QUỐC PHÒNG

Theo luật Giáo dục 2005, “mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát
triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sưc khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất
và năng lực công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
I.Giáo dục thể chất
1.Định nghĩa: GDTC là một quá trình sư phạm nhằm mục đích tăng cường, bồi dưỡng
kiến thức và bảo vệ sức khỏe giúp phần hoàn thiện nhân cách và nâng cao các kĩ năng
vận động cần thiết của mỗi cá nhân trong cuộc sống, phát triển thể lực, góp phần rèn
luyện các phẩm chất đạo đức (hành động tập thể, tính tích cực, kỉ luật, sáng tạo), ý chí và
lối sống lành mạnh, giúp cho học sinh, sinh viên có đầy đủ mọi điều kiện bước vào cuộc
sống lao động.
2.Vị trí mục tiêu
- Giáo dục thể chất trong nhà trường đóng một vị trí quan trọng trong việc giáo dục con
người phát triển toàn diện về các mặt: Đức- Trí- Thể- Mĩ. Một mặt góp phần tích cực
chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mặt khác là môi
trường thuận lợi và giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất
nước.
- Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất và thể thao của học
sinh sinh viên, phát triển các tổ chất thể lực, phát triển năng lực tâm lí, tạo ý thức tập
luyện TDTT thường xuyên, giáo dục được đức tính cơ bản và lòng nhân đạo cho học
sinh.
3.Nhiệm vụ
- Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập, các hoạt động giáo dục và nghiên cứu
khoa học phục vụ đào tạo theo kế hoạch chung của Nhà trường.


- Tổ chức quản lí, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho đội
ngũ giáo viên trong khoa.
- Thực hiện tốt công tác quản lí, giáo dục học sinh sinh viên thuộc khoa quản lí.


- Phối hợp với phòng đào tạo trong việc bố trí phân công giáo viên, đề xuất cử giáo viên
đi học nâng cao trình độ.
- Tổ chức thực hiện công tác hội giảng và thi học sinh giỏi theo kế hoạch của Nhà trường.
4.Biện pháp
- Tăng cường chất lượng dạy và học thể dục chính khóa.
- Đổi mới nội dung, giáo trình, chương trình giáo dục thể chất phù hợp với thể chất học
sinh Việt Nam và tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa với các tiêu chí đánh giá
cụ thể, linh hoạt; kết hợp đồng bộ y tế học đường với dinh dưỡng học đường.
- Củng cố và phát triển hệ thống thi đầu thể dục thể thao giải trí thích hợp với từng cấp
học, từng vùng, từng địa phương.
- Tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện Quy hoạch cơ sở giáo dục đào tạo có cơ sở vật
chất đáp ứng hoạt động TDTT trường học theo quy chuẩn quốc gia.
- Tăng cường xây dựng cơ chế, chính sách, đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, hướng
dẫn giáo viên TDTT; đẩy mạnh huy động các nguồn xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Hỗ trợ về cơ sở
vật chất, trang thiết bị tập luyện thể dục thể thao, hướng dẫn giáo viên thể dục thể thao
cho các cơ sở giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Tăng cường công tác đào tạo giáo viên thể dục thể thao, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ
hoạt động ngoại khóa cho hướng dẫn viên thể dục thể thao.
5.Những mặt tích cực và tiêu cực


5.1

Tích cực

- 2010, cả nước có trên 90% số trường học thực hiện tốt chương trình giáo dục thể thao
chính khóa theo qui định; trên 60% số trường học có hoạt động thể dục thể thao ngoại
khóa có nề nếp, tổ chức thường xuyên các hoạt động thể dục thể thao cho học sinh sinh
viên.

- Hình thức tổ chức và nội dung tập luyện thể dục thể thao của học sinh sinh viên ngày
càng đa dạng và dần đi vào nề nếp. Trong đó có các sinh hoạt dưới hình thức câu lạc bộ
thể thao có tổ chức, người hướng dẫn ngày càng được phát triển.
- Nội dung tập luyện phong phú được đưa vào các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là các
môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian đưa vào lồng ghép với phong trào thi đua “trường
học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Các hoạt động thi đấu thể thao từ Trung ương đến địa phương ngày càng phát triển đa
dạng, hệ thống thi đấu lớn như:
+ Hội khỏe Phù Đổng các cấp
+ Đại hội thể thao sinh viên toàn quốc
+ Đội ngũ giảng viên, giáo viên thể dục thể thao
Ở các trường học được đào tạo nâng cao kiến thức đã từng bước đáp ứng yêu cầu chuyên
môn, nghiệp vụ cơ sở vật chất, sân bơi, bãi tập, công trình thể thao, dụng cụ tập luyện thi
đấu thể thao ở các trường học các cấp đã bước đàu được qui hoạch và đầu tư xây dựng.
5.2.

Tiêu cực

- Một số cơ sở công tác giáo dục thể chất trong trường học chưa được quan tâm đúng
mức, thậm chí có lúc còn bị coi nhẹ, thiếu bình đẳng so với các môn học khác.
- Hệ thống cơ sở, sân bãi phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học còn trong tình
trạng thiếu thốn, lạc hậu, không chỉ trong các trường phổ thông mà cả phía ĐH, CĐ.


- Hệ thống tổ chức quản lí nhà nước về giáo dục thể chất và thể thao trường học luôn bị
thay đổi, phân tán dẫn đến hiệu quả hoạt động hạn chế, nội dung hoạt động thể thao ngoại
khóa trong nhà trường còn nghèo nàn chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh sinh viên.
- Giáo viên thể dục còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng chuyên môn, chế độ
chính sách đối với đội ngũ giáo viên thể chất còn nhiều bất cập.
II.Giáo dục quốc phòng

1.Định nghĩa: Giáo dục quốc phòng- an minh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một
nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học
chính khóa trong chương trình giáo dục, đào tạo trung học phổ thông đến đại học và các
trường chính trị, hành chính, đoàn thể.
2.Vị trí, mục tiêu
- Giáo dục quốc phòng cũng là quá trình phát triển toàn diện, nó là bộ phận của nền
GDQP, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
là một chính khóa trong trường THPT.
- Giáo dục cho học sinh sinh viên lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự
trân trọng đối với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, của lực lượng vũ
trang nhân dân Việt Nam, trang bị cho học sinh sinh viên một số hiểu biết về chiến tranh
nhân dân Việt Nam, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới; xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, vè
phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch
hiện nay và một số kĩ năng quân sự cần thiết..., tạo điều kiện để học sinh sinh viên tham
gia vào các hoạt động về công tác quốc phòng, quân sự trong nhà trường và địa phương,
sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ công dân đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
3.Nhiệm vụ


- Quán triệt, thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về giáo dục ANQP,
Luật giáo dục ANQP, kế hoạch của Hội đồng giáo dục ANQP Trung ương.
- Thường xuyên kiện toàn, nâng cao hiệu qảu hoạt động của Hội đồng và các thành viên
Hội đồng giáo dục ANQP các cấp, nhất là Hội đồng giáo dục ANQP cấp huyện, cấp xã.
- Phấn đấu năm 2014, các địa phương hoàn thành cơ bản việc bồi dưỡng giáo dục ANQP
cho các đối tượng theo phân cấp; quan tâm các đối tượng có tính đặc thù với địa phương,
cơ sở; chú trọng phương pháp, hình thức bồi dưỡng cho đồng bào dân tộc.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hệ thống văn bản qui
phạm pháp luật về giáo dục ANQP.
4.Biện pháp

- Đổi mới nội dung phương pháp tuyên truyền cho phù hợp với từng đối tượng nhât là
truyên truyền giữ vững chủ quyền biên giới, lãnh thổ, biển đảo.
- Đổi mới phương pháp hoạt động của Hội đồng giáo dục ANQP các cấp, quan tâm đầu
tư cho ngân sách quốc phòng an ninh.
- Chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ đưa công tác giáo dục ANQP ngày càng phát triển có chiều sâu,
tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội ở các địa phương.
- Tăng cường xây dựng từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên.
- Đẩy mạnh tiến bộ xây dựng và nâng cao hiệu qảu hoạt động của các trung tâm ANQP.
- Thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời và kết quả, chất lượng giảng dạy
môn giáo dục ANQP khi có văn bản yêu cầu.
- Có cơ chế chính sách phù hợp nhằm động viên và phát huy cao nhất khả năng của đội
ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục ANQP, trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng hệ


thống thanh bảng lương, phụ cáp trách nhiệm, chế độ bồi dưỡng giờ giảng, chế độ trang
phục... để họ yên tâm giảng dạy môn học và khuyến khích họ nỗ lực vươn lên.
5.Những mặt tích cực và tiêu cực
5.1

Tích cực

- Giáo dục ANQP đã trở thành môn học chính khóa trong một số cấp thuộc hệ thống giáo
dục quốc gia; nội dung, chương trình và giáo trình, gióa khoa, tài liệu cũng như các điều
kiện đảm bảo cho môn học đã được quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng yêu cầu.
- Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) các đơn viij hoạt động có nề nếp, phát huy được vai trò
chức năng làm tham mưu cho lãnh đạo và chỉ huy thực hiện có hiệu quả công tác quân sự
quốc phòng.
- Nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, viên chức về công tác quốc
phòng, an ninh đã có bước chuyển biến.

- Công tác tổ chức huấn luyện và hoạt động của lực lượng tự vệ, dự bị động viên ở các
đơn vị đạt được nhiều kết quả tốt; góp phần quan trọng trong việc giữ vững ổn định chính
trị, trật tự an toàn trong cơ quan, đơn vị và trên địa bàn.
- Công tác giáo dục ANQP cho học sinh sinh viên có tiến bộ về năng lực quản lí giáo dục
ANQP, ban hành và thực hiện được các văn bản chỉ đạo về xây dựng đội ngũ giáo viên,
giảng viên; ban hành chương trình khung, đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện giảng
dạy và kiểm tra đánh giá môn học, cấp chứng chỉ theo đúng qui định.
- Từng bước điểu chỉnh hợp lí qui định liên kết dạy học giáo dục ANQP cho các trường
ĐH, CĐ.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quân sự địa phương để triển khai và thực hiện tốt nhiệm
vụ quản lí quốc phòng, quấn sự và gióa dục ANQP.
5.2

Tiêu cực


- Việc quán triệt và thực hiện các văn bản, chỉ thị của các cấp chưa đầy đủ, sâu sắc; nhận
thức của một số cán bộ, đảng viên, công chức về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng chưa
cao.
- Kết quả bồi dưỡng kiến thức ANQP cho các đối tượng ở một số đơn vị đạt tỉ lệ thấp,
giáo dục ANQP ở một số nơi còn thực hiện theo hình thức đối phó.
- Giáo viên, giảng viên giáo dục ANQP thiếu về số lượng, yếu về chất lượng.
- Phương pháp tổ chức thực hiện còn hạn chế, thiết bị dạy học, cơ sở vật chất chưa đáp
ứng được nhu cầu, do đó chất lượng môn học GDQP cho học sinh sinh viên còn thấp.
- Giáo dục ANQP cho toàn dân chưa thường xuyên, rộng khắp.
Tóm lai, giáo dục thể chất- quốc phòng rất quan trọng trong ngành giáo dục của nước ta
hiện nay. Nó là một nhân tố không thể thiếu giúp con người có một sức khỏe tốt phục vụ
cho học tập cũng như lao động.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×