Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Chủ đề BLGĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.86 KB, 18 trang )

CHỦ ĐỀ: BẠO LỰC GIA ĐÌNH
I.Mục tiêu
- Về kiến thức:
+Có những nhận thức về tình trạng bạo lực gia đình.
+Cung cấp những kiến thức về cách xử lý trong từng trường hợp cụ thể với bản thân
mình hoặc khi chứng kiến người khác gặp tình huống liên quan.
+Hình thành kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
-Về kĩ năng :
+Hình thành được kĩ năng xử lý linh hoạt, giải quyết tình huống khi gia đình có xảy ra
bạo lực gia đình.
+Biết cách tự bảo vệ bản thân trước những tình huống bạo lực gia đình và cách phòng
tránh.
-Về thái độ:
+Tích cực, hăng say trong mọi hoạt động của chủ đề, để có thể tự bảo vệ cho bản thân
mình và người khác.
II. Đối tượng giáo dục của chủ đề
Chủ đề được thiết kế dành cho các đối tượng chuẩn bị bước vào cuộc sống hôn nhân
( lớp kiến thức tiền hôn nhân).
III. Nội dung
- Trang bị những kiến thức về bạo lực gia đình.
- Tìm hiểu nguyên nhân của những vấn đề bạo lực gia đình.
- Cách xử lý trong tình huống bạo lực gia đình.
IV. Tài liệu và phương tiện hỗ trợ


- Hình ảnh tuyên truyền.
- Tình huống sắm vai.
- Máy chiếu hỗ trợ.
V. Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động 1 : Khởi động, giới thiệu về chủ đề
a. Mục tiêu


- Khởi động, giới thiệu cho người học về bạo lực gia đình.
b. Cách tiến hành
- Người điều chơi tổ chức chơi trò chơi ô chữ.
TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG ĐOÁN Ô CHỮ
1. ….Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội

phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và
thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. (Bình đẳng giới)
2. Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hay

3.
4.

5.
6.
7.
8.
9.
10.

do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau
gọi là gì? (Gia đình)
Chương trình dành cho các cặp vợ chồng kết hôn từ 6 tháng đến 5 năm, phát
sóng vào 22h30 chủ nhật hàng tuần trên HTV7.( Vợ chồng son)
…. là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ
hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách
nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác.( Li hôn)
“… là của để dành” (Con cái)
Một trạng thái tiêu cực rất phổ biến trong tình yêu và hôn nhân và gia đình.
(Ghen tuông)

Một tư tưởng phân biệt đối xử theo giới tính trong đó coi nam giới là quan
trọng hơn phụ nữ. (Trọng nam khinh nữ)
Một người đã có vợ (chồng) mà yêu một người khác giới khác. (Ngoại tình)
Vợ chồng thường gặp tình huống này trong việc nuôi dạy con cái. (Bất đồng
quan điểm)
Các hành vi: chửi mắng, hạ nhục với lời lẽ thô thiển.. gây nên sự phẩn uất,
khủng hoảng tâm sinh lí cho nạn nhân. Đây là dạng bạo lực gì? (Tinh thần)


11. Đây là một giải pháp cải thiện tình trạng bạo lực bằng ngôn luận, băng rôn…

(Tuyên truyền)
KHÓA: BẠO LỰC GIA ĐÌNH
c. Kết luận
- Tổng kết ý kiến, giới thiệu vào chủ đề.
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có
khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong
gia đình'. Như vậy, bạo lực gia đình bao gồm các yếu tố bạo hành về thể chất, tinh
thần và cả về kinh tế; ngoài ra, theo phân loại các hình thức bạo lực gia đình còn có cả
yếu tố bạo lực tình dục.
Hành vi bạo lực gia đình bao gồm có:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ,
tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả
nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông,
bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục v.v….
Hoạt động 2 : Thực trạng và hậu quả của bạo lực gia đình.

a.Mục tiêu
- Học viên nhận thức được thực trạng cũng như hậu quả của bạo lực gia đình.
b. Cách tiến hành
- Người điều phối tự tìm hiểu đưa ra những số liệu cụ thể.


Bạo lực gia đình được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau: bạo lực về thể chất,
bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế, bạo lực về tình dục...
Theo số liệu khảo sát của các cơ quan chức năng cho thấy có 25% gia đình có
hành vi bạo lực tinh thần; có khoảng 15% vợ bị chồng đánh, gần 80% bị chồng chửi,
70% bị chồng bỏ mặc trong cuộc sống gia đình; 30% cặp vợ chồng có hiện tượng ép
buộc quan hệ tình dục gọi là "bạo lực tình dục" hoặc việc buộc phải đẻ con trong khi
sức khoẻ của người phụ nữ không đảm bảo, hoặc buộc phải phá thai cũng được xem
như một hình thức của bạo lực tình dục.
Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam năm 2010
do Tổng cục Thống kê - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiến hành với 4.838 mẫu là phụ
nữ độ tuổi từ 18–60 trong cả nước, kết quả cho biết: Cứ 3 phụ nữ có gia đình hoặc đã
từng có gia đình thì có 1người (gần 34%) cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành
thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ có hoặc từng có gia đình đang phải chịu 1 trong 2
hình thức bạo lực này chiếm 9%. Nếu xét đến cả 3 hình thức bạo lực: Thể xác, tình
dục và tinh thần trong đời sống vợ chồng, thì có 58 % số phụ nữ Việt Nam cho biết đã
từng là nạn nhân của ít nhất 1 hình thức bạo lực gia đình kể trên. Bạo lực đối với trẻ
em là điều rất đáng lo ngại. Cứ 4 phụ nữ có con dưới 15 tuổi thì có 1 người cho biết
con của họ đã từng bị chồng họ bạo hành thể xác. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, bạo lực
gia đình là 1 mối đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống của trẻ em.
Hậu quả của bạo lực gia đình gây thương tích thân thể chiếm 12,8%; tổn
thương về tinh thần 28,3%; Vợ chồng ly thân 5,1%; ly hôn 14,8%; con cái không
được chăm lo 13,3%; tử vong 2,8%; tự tử 1,2%; có 2,7% bạo lực về kinh tế (hành vi
phá hoại làm hư hỏng về tài sản). Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển nhân
cách của trẻ chiếm 91,0%, gây tổn hại về sức khỏe, thể chất: 87,5%, gây tổn thương

về tâm lý, tinh thần: 89,4%, gây tan vỡ gia đình: 89,7% và làm rối loạn trật tự, an toàn
xã hội: 89%.
Theo báo cáo của Bộ Công an, trên cả nước cứ khoảng 2-3 ngày lại có một
người bị giết có liên quan đến bạo lực gia đình. Riêng năm 2005, có 14% số vụ giết
người liên quan đến bạo lực gia đình (151/1.113 vụ giết người), trong đó có 39 vụ
chồng giết vợ, tám vụ vợ giết chồng); sáu tháng đầu năm 2006, tỷ lệ này là 30,5%
(26/77 vụ). Theo báo cáo của sở y tế một số tỉnh gần đây số bệnh nhân là nạn nhân


của bạo lực gia đình ở An Giang có 1.319 bệnh nhân, trong đó có 1.011 người tự tử
với 30 người chết; Gia Lai có 3.944 bệnh nhân, trong đó có 715 người tự tử với 27
người chết; Bắc Giang có 464 bệnh nhân, trong đó có 174 người tự tử với ba người bị
chế
c. Kết luận
- Xã hội phát triển kéo theo mức sống con người cũng được cải thiện nhưng chúng ta
cũng nhận thấy được một điều rằng tình trạng bạo bạo lực gia đình ngày càng tăng cả
về số lượng và mức độ nghiêm trọng.
Hoạt động 3: Nguyên nhân của thực trạng bạo lực gia đình.
a. Mục tiêu
- Học viên liệt kê được các nguyên nhân đã đến tình trạng bạo lực trong gia đình.
- Nhận biết và phòng tránh các tình huống có nguy cơ bị bạo lực.
b. Cách tiến hành
- Người điều phối chia lớp thành 2 nhóm.
- Người điều phối đặt câu hỏi: “Theo anh/chị thì các nguyên nhân nào dẫn đến tình
trạng bạo lực gia đình?”
- Đại diện nhóm lên trình bày ý kiến.
- Người điều phối nhận xét, tổng hợp ý kiến.
c. Kết luận:
Bạo lực gia đình xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nghiên cứu khác
nhau tuy có đưa ra những điểm khác nhau về nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình,

nhưng nhìn chung các nghiên cứu này đều thống nhất chỉ ra một số nguyên nhân cơ
bản như sau:
- Bất bình đẳng giới là nguyên nhân gốc rễ gây ra bạo lực nam/chồng đối với
nữ/người vợ trong gia đình. Trong gia đình, người phụ nữ có vị thế và quyền lực


không nganh bằng với nam giới, không có quyền tham gia vào các quyết định trong
gia đình, khiến họ dễ bị bạo lực do nam giới gây ra.
- Khó khăn về kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới bạo lực
gia đình vì khó khăn về kinh tế thường tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc đối với
thành viên gia đình và do đó dễ dẫn tới các mâu thuẫn, tranh chấp nếu không biết cách
xử lý phù hợp có thể gây nên bạo lực gia đình. Tuy nhiên không phải cứ có khó khăn
về kinh tế là nhất thiết phải có bạo lực gia đình. Thực tế cho thấy nhiều gia đình có
mức sống, thu nhập thấp nhưng gia đình vẫn hòa thuận và ngược lại có những gia đình
khá giả nhưng bạo lực vẫn xảy ra.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình còn
hạn chế. Trình độ nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật trong một bộ phận người dân
còn thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn tiếp tục xảy
ra. Nhiều người do thiếu hiểu biết về pháp luật nên cho rằng cha mẹ có quyền đánh
đập, chửi mắng con cái, chồng có quyền đánh vợ…Nhiều phụ nữ, người già cũng
không nhận thức được đầy đủ quyền của mình nên không dám đấu tranh mà cam chịu
bạo lực. Tuy nhiên, cũng giống như nguyên nhân về kinh tế, bạo lực gia đình cũng vẫn
xảy ra ở cả những gia đình mà thành viên có trình độ học vấn cao, am hiểu về pháp
luật.
- Các nguyên nhân về tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…
và các nguyên nhân khác như ngoại tình, ghen tuông…cũng là những nguyên
nhân trực tiếp dẫn tới bạo lực gia đình.
- Sự quan tâm của cộng đồng tới phòng, chống bạo lực gia đình còn chưa đầy đủ.
Cộng đồng và các gia đình vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề riêng tư trong mỗi gia
đình và người ngoài không nên can thiệp. Chính vì vậy, phản ứng của cộng đồng đối

với các hành vi bạo lực gia đình còn thờ ơ, chưa mạnh mẽ. Việc phòng ngừa, phát
hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình còn chưa kịp thời, nghiêm minh, vì
thế bạo lực vẫn tiếp tục xảy ra mà không bị ngăn chặn./.
Ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu sắc
định kiến giới, đó là những định kiến nằm ngay trong truyền thống văn hóa, phong tục
tâp quán, chuẩn mực đạo đức bấy lâu nay trong xã hội: tư tưởng trọng nam, khinh nữ;


chồng chúa, vợ tôi; tư tưởng gia trưởng; định kiến giới: phụ nữ là người giữ gìn hạnh
phúc gia đình - “một điều nhịn là chín điều lành”… Những quan niệm này đã khiến
cho người nam giới cho rằng họ có vai trò trụ cột trong gia đình, có quyền định đoạt
mọi việc, họ luôn có tư tưởng mình là “tiếng nói” trong gia đình nên có thể mắng chửi
vợ một vài câu là điều bình thường, thậm chí tát vợ một vài cái cũng không sao; hay
do hiểu sai mục đích của biện pháp nghiêm khắc trong giáo dục con cái theo quan
niệm “yêu cho roi, cho vọt” dẫn đến nhiều bậc cha mẹ tự cho mình quyền được đánh
đập, hành hạ con cái mình.
- Nhận thức của chính bản thân của người phụ nữ bị bạo lực: Sự nhìn nhận, đấu
tranh của người phụ nữ trước bạo hành gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, còn
cam chịu; họ mang tư tưởng: “xấu chàng hổ ai”, họ sợ: “vạch áo cho người xem
lưng”, hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười….
- Nguyên nhân thiếu hiểu biết về pháp luật. Nhiều người cho rằng bạo lực gia đình
không vi phạm pháp luật. Họ tự cho mình quyền được dạy bảo vợ con, người khác
không có quyền can thiệp vì đó là chuyện nội bộ gia đình.Và các nguyên nhân khác
như ngoại tình, ghen tuông, học vấn thấp, nghiện ngập ma túy.
- Do trình độ học vấn thấp, kém hiểu biết: Trình độ văn hóa, dân trí còn thấp, sự hiểu
biết về pháp luật còn hạn hẹp nhất là ở các vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn còn
nghèo khó… khiến cho vấn đề bạo lực thường xuyên xảy ra mà không có lối thoát nào
cho những nạn nhân bị bạo lực.
- Sự tác động của xã hội bên ngoài: Sự can thiệp, tác động, lên án của cộng đồng
làng xóm, chính quyền địa phương về vấn đề bạo lực gia đình còn mờ nhạt, nhất thời.

Nhiều người tỏ ra vô cảm và coi đó không phải là chuyện của mình. Chính vì vậy, bạo
lực gia đình vẫn có điều kiện để tồn tại và phát triển.
- Bạo lực tinh thần thường diễn ra trong những nhóm có kinh tế khá giả và giàu có,
trình độ học vấn tương đối cao, nghề nghiệp ổn định.
Hoạt động 4: Giải pháp phòng chống bạo lực gia đình.


a.Mục tiêu
- Học viên biết được các ứng xử trong các tình huống bạo lực gia đình.
b. Cách tiến hành
- Người điều phối mời chuyên gia thảo luận về vấn đề cách phòng chống bạo lực gia
đình:
1

Đối với bản thân người bị bạo lực gia đình:

Một là: Không che giấu, chịu đựng một mình, hãy nói ra sự thật với người thân.
Hai là: Cần bình tĩnh khéo léo để xử lý tình huống, không dùng lời lẽ và hành động,
thái độ kích động đối với đối tượng gây bạo lực để tránh hậu quả xấu có thể xảy ra.
Ba là: Khéo léo tìm cách trốn thoát ra khỏi nơi nguy hiểm.
Sống với một người có xu hướng bạo hành, người bị bạo lực cần tỉnh táo và dũng cảm
để tự bảo vệ mình. Khi có xung đột xảy ra, có dấu hiệu bạo lực sẽ tới, người bị bạo
lực nên khéo léo rút lui, rời khỏi các vị trí nhiều nguy cơ như nhà tắm, bếp, buồng
không có cửa thoát… Tránh các chỗ không người, khó nghe tiếng kêu cứu của bạn
Bốn là: Kêu gọi sự trợ giúp từ gia đình, người thân, hàng xóm.
Sống với một kẻ bạo lực, bạn nên chuẩn bị sẵn các số điện thoại cần thiết như công
an, hội phụ nữ, người thân, bạn bè…để khi có bạo lực xảy ra có thể kêu cứu. Nếu có
hàng xóm gần và thân thiết, bạn nên nhờ trước họ để họ kịp thời can thiệp hoặc báo
công an khi có tiếng động nghi ngờ từ nhà mình.
Năm là: Báo tin cho trưởng thôn, bản, cán bộ hội phụ nữ nơi cư trú.

Sáu là: Chuẩn bị sẵn tiền mặt:
Từ khi chung sống, nếu nhận thấy bạn đời có dấu hiệu của đối tượng bạo hành, hãy
xác định cho bản thân mình rằng sẽ đến lúc sự chịu đựng của bạn vượt quá giới hạn và
cần phải thoát thân. Hãy lên kế hoạch tích “quỹ đen” hoặc cất trữ một số tiền phòng
thân cho chính mình. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng và chủ động khi chạy khỏi


nhà một cách thuận lợi. Bạn cũng có thể chuẩn bị một túi đồ gồm quần áo, vật dụng
cần thiết của mẹ và con giấu gần cửa ra vào hoặc gửi người quen để có thể rời khỏi
nhà nhanh nhất.
Bảy là: Phản kháng và chấm dứt triệt để:
Khi bị bạo hành, nạn nhân phải tự mình phản kháng trước khi trông chờ người
khác giúp đỡ mình. Nên phản kháng ngay từ đầu khi mức độ bạo hành còn nhẹ chứ
không để đến lúc mức độ bạo hành đã trở nên nghiêm trọng. Quy luật của bạo hành
giống như vòng tròn xoáy trôn ốc: Bạo hành - xin lỗi - tử tế - rồi lại bạo hành - xin lỗi
- tử tế - bạo hành… Càng về sau, vòng tròn càng to dần, tương ứng với mức độ bạo
hành ngày càng nặng.
Tám là: Nếu vụ việc nghiêm trọng, hãy báo tin cho cơ quan Công an nơi gần nhất.
Chín là: Nếu lo sợ tiếp tục bị bạo lực nguy hiểm, hãy gửi đơn đề nghị Chủ tịch UBND
xã hoặc Tòa án nhân dân huyện nơi cư trú áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc đối với
người có hành vi bạo lực gia đình.
Ngoài ra, khi một tình hình không thể tự giải quyết được người bị bạo lực có thể
tìm đến sự hỗ trợ của các trung tâm bảo trợ, nhân viên công tác xã hội. Trước những
tác động của BLGĐ, nhân viên công tác xã hội (CTXH) có vai trò quan trọng trong
việc cung cấp dịch vụ xã hội, tư vấn pháp luật, trị liệu tâm lý, tuyên truyền, nâng cao
nhận thức, trách nhiệm cho mỗi người dân. Nhân viên CTXH sẽ cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần thông qua các đối tác cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe chuyên nghiệp. Họ sẽ kết nối những cơ sở y tế miễn phí để các nạn nhân
bị bạo lực được khám và điều trị bệnh, tiếp cận các trung tâm giám định y tế để giám
định về tỷ lệ thương tật, tiếp cận các văn phòng trợ giúp pháp lý, luật sư và cơ quan tư

pháp, lập kế hoạch trợ giúp cho nạn nhân và điều phối các dịch vụ hỗ trợ dựa trên
nguyên tắc ưu tiên và đáp ứng nhu cầu của nạn nhân nhằm đảm bảo quyền lợi.
2. Đối với xã hội:
- Trang bị cho các cá nhân và gia đình những kỹ năng cần thiết trong đời sống, kỹ
năng ứng xử giữa vợ và chồng, anh chị em, giữa các thế hệ.


- Phát huy tối đa vai trò cỉa các tổ chức trong việc phòng, chống bạo lực và bảo vệ
quyền lợi hội viên các tổ chức mình.
- Xây dựng các mô hình phòng chống tại cơ sở, đảm bạo hoạt động các mô hình có
chất lượng, có hiệu quả trong can thiệp các vụ việc bạo lực gia đình.
- Xây dựng hệ thống pháp luật, chế tài xử lý hoàn chỉnh làm biện pháp răn đe.
- Thực hiện việc thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình bằng nhiều
hình thức như: tuyên truyền trực tiếp; qua các phương tiện thông tin đại chúng; lồng
ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân; thông qua các hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại
hình văn hóa quần chúng khác.
c. Kết luận
Thông qua các tình huống sắm vai người điều phối rút ra các kết luận một lần nữa:
Tình huống của gia đình anh A:
Nhân vật: Anh A (người chồng)
Chị B (người vợ)
Con gái của anh A và chị B
Hội trưởng hội phụ nữ của tổ
Cảnh 1: Anh A đi làm về sớm (về trước chị B) và đang ngồi xem tivi, uống nước. Chị
B về sau đi chợ và qua đón con. Hai mẹ con vừa về đến nhà thì anh A quát lên:
Anh A: Cô làm gì mà giờ này mới chở con về?
Chị B: Hôm nay em tan ca muộn, rồi qua chợ mua ít thức ăn, lại còn ghé đón con
nữa.
Anh A: Cô liệu hồn đó, đừng có lí do này nọ để đi chơi, tụ tập bạn bè. Cô vô nấu cơm

tối, tôi đói bụng lắm rồi.


Chị B: Vậy anh giúp em bày cho con học bài, làm bài với.
Anh A: *tát vào mặt chị B và quát to hơn nữa* cô bữa nay còn dám ra lệnh cho tôi à?
Nhà này tôi là chủ chứ không phải cô. Trước giờ công việc nhà cửa, chăm con, dạy
con học hành là chuyện của cô chứ có phải tôi làm đâu, mấy chuyện đàn bà đó đừng
mong tôi làm.
Chị B: *lẳng lặng đi vào bếp nấu cơm*
Hết cảnh 1 người điều phối rút ra kết luận:
Để công tác phòng, chống bạo lực gia đình đạt hiệu quả như mong đợi thì trước
hết cần phải xác định rõ khái niệm “bạo lực gia đình” đang được đề cập tới. Trong xã
hội, quan niệm về bạo lực gia đình của người dân còn khá mơ hồ, và dường như chỉ
có hành vi bạo lực về mặt thể chất là được chú ý tới. Khi trong tiềm thức của mỗi
người dân còn cho rằng một cái tát, một câu chửi mắng nhau lúc nóng giận là bình
thường, con hư thì bố mẹ phải đánh để giáo dục, hay việc đáp ứng nhu cầu tình dục
của chồng là nghĩa vụ của người vợ….thì chuyện ấy đương nhiên sẽ không bị coi là
bạo lực gia đình, là vi phạm pháp luật. Vì vậy, muốn định hướng hành vi trước tiên
cần phải định hướng về nhận thức, phải quy định một cách rõ ràng và cụ thể những
hành vi mà pháp luật quy định là bạo lực gia đình và cần phải phòng chống.
Cảnh 2: Bữa tối của gia đình anh A: Cả gia đình đang ngồi ăn cơm thì anh A bỏ chén
xuống và quát:
Anh A: Dạo này sao cô cho cho gia đình ăn uống sao thiếu chất quá vậy, thức ăn thì
dở, bữa mặn, bữa nhạt, có vài ba món cứ lặp đi lặp lại, cô không biết ngán hay sao?
Tôi đang đói bụng mà nuốt cũng không nổi, bảo sao ăn được? Cô tự mà ăn một mình
đi.
Chị B: Đi làm về muộn quá, lại còn đón con nữa nên em ghé chợ mua vội vài thứ để
nấu vài món đơn giản.



Anh A: Thế sao cô không tranh thủ mua thức ăn trước và bỏ vào trong tủ lạnh? Thức
ăn không đủ chất đã đành, lại còn nấu dở nữa, cho chó nó còn không ăn nữa huống gì
là người ăn hả?
Chị B: *tức giận quá, không kìm nén được bèn cãi lại* anh biết vậy sao không chia
sẻ giúp việc nhà với em, anh đi làm về sớm thì ghé đón con để em còn có thời gian mà
đi chợ, như vậy mới mua được nhiều đồ ăn và có thời gian nấu nướng để ngon hơn
chứ?
Anh A: *tát chị B 1 cái, lấy tay chỉ vào mặt chị B và nói* bữa nay cô còn dám lên
mặt cãi lại tôi nữa à? Ai cho cô cái quyền đó? Nếu cô không làm tròn bổn phận của 1
người vợ vậy thì cô đi ra khỏi nhà đi.
Đúng lúc này chị hàng xóm cũng là hội trưởng hội phụ nữ của tổ nghe thấy gia
đình anh A đang ồn ào, mới gõ cửa đi vào và can ngăn:
HTHPN: Anh chị bình tĩnh, có chuyện gì thì từ từ nói chuyện với nhau và cùng nhau
giải quyết chứ đừng có lớn tiếng hay đánh nhau.
Anh A: Đây là chuyện của gia đình tôi, không phải là chuyện của chị nên chị hãy để
gia đình tôi tự giải quyết lấy.
HTHPN: Tôi biết đây là chuyện của gia đình anh, nhưng vừa rồi anh vừa thực hiện
hành vi bạo lực với vợ mình, anh vừa hành hung, đánh đập cô ấy. Tôi là hội trưởng
hội phụ nữ, tôi cần phải có trách nhiệm can thiệp, trợ giúp, giúp đỡ những phụ nữ
chịu bạo lực như chị B đây.
Anh A: Tôi cảm thấy chị nhiều chuyện lắm rồi đó.
HTHPN: Nếu anh còn tiếp tục chửi mắng, đánh đập vợ mình như vậy, chị B có thể
kiện anh và anh có thể bị phạt tiền hoặc ngồi tù đấy.
Anh A: Chị nói quá chứ làm gì có chuyện ngồi tù ở đây, tôi đánh nó vài cái chứ có
giết nó đâu mà phải ngồi tù chứ, còn phạt tiền thì vài ba trăm nộp cho bọn công an là
xong chuyện cả thôi. Tôi đâu có sợ.


HTHPN: Nếu anh còn có những hành vi chửi bới hau đánh đập vợ mình thì tôi sẽ phê
bình anh trước cuộc họp dân của tổ dân phố sắp tới.

Anh A: Thôi tôi không có nhiều thời gian mà ở đây đôi co với chị, *nói xong anh A bỏ
lên phòng*
Lúc này chị B vẫn ngồi khóc
HTHPN: *quay qua an ủi chị B* thôi nín đi em, có nhiều cách giải quyết mà, sao em
lại chọn cách chịu đựng sự hành hạ như vậy?
Chị B: *im lặng*
HTHPN: *tiếp tục nói* theo chị đươc biết thì nhà nước và pháp luật có nhiều quy
định về những hành vi bạo lực gia đình cũng như có những sự giúp đỡ phụ nữ là nạn
nhân của bạo lực gia đình, khi bị bạo lực em có thể tạm lánh sang nhà mẹ em hoặc
anh chị em hay đồng nghiệp người thân nào đó mà em tin tưởng để tránh những trận
đòn của chồng em.
Chị B: Nhưng mà em sợ lắm chị à, em sợ hàng xóm láng giềng nười ta họ bàn tán, dị
nghị gia đình em là không hạnh phúc, là em làm vợ mà không biết nhịn chồng, nếu em
đi thì con em sẽ không có ai chăm sóc, lo lắng, em thương con em lắm và cũng lo sợ
nhiều điều lắm c à.
HTHPN: Chị hiểu những lo lắng của em nhưng nếu em cứ chịu đựng như vậy thì sẽ
không tốt cho bản thân em và có thể sẽ liên lụy đến con em sau này. Em phải tự biết
bảo vệ mình chứ.
Chị B: Dạ em biết rồi ạ, có gì em sẽ nhờ chị giúp đỡ.
HTHPN: Ừ, có gì khó khăn cần giúp đỡ cứ nói chị, đừng ngần ngại gì cả, cùng là
phụ nữ với nhau nên chị hiểu những đau khổ của em. Giờ cũng muộn rồi, em dọn dẹp
rồi đi ngủ đi, mai đi làm sớm, chị về đây, cần gì cứ gọi chị nhé.
Chị B: Dạ chào chị, em cảm ơn chị ạ.
Hết cảnh 2, người điều phối rút ra kết luận:


- Biện pháp cấm tiếp xúc: Việc quy định việc cấm tiếp xúc trong một thời gian
giữa người có hành vi bạo lực và nạn nhân là cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho nạn
nhân, để hai bên có thời gian cân nhắc về hành động và cũng là để giáo dục người có
hành vi bạo lực về tội lỗi của họ. Tuy nhiên, quy định về một trong những điều kiện

áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc chưa thật hợp lý: Người có hành vi bạo lực gia đình
và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc, nơi ở
này bao gồm nhà của người thân, bạn bè, địa chỉ tin cậy hoặc nơi ở khác mà nạn
nhân bạo lực gia đình tự nguyện chuyển đến ở. (Điều 9 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP
ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
cuat Luật Phòng, chống bạo lực gia đình). Rõ ràng như vậy, nạn nhân của bạo lực gia
đình tiếp tục bị thiệt thòi: họ bị tổn thương, và để tránh những tổn thương này họ bị
buộc phải rời khỏi nhà của mình. Như vậy, những người khác nhìn vào có thể cho
rằng đó là “hình phạt”cho những người không biết cam chịu mà lên tiếng đòi công
bằng cho mình. Trong khi đó, kẻ có hành vi bạo hành lại đương nhiên được ở nhà của
mình, và việc nạn nhân không ở đó, thậm chí có khi là mong muốn của kẻ có hành vi
bạo hành, nên họ có thể hoàn toàn không quan tâm. Quy định này vừa nhìn vào thì có
thể thấy có lẽ dựa trên quy định về tự do cư trú của cá nhân, mà quên rằng nạn nhân
cũng bắt buộc phải chọn nơi ở khác do những hành vi trái pháp luật của người có hành
vi bạo lực; và những người thực hiện hành vi này hoàn toàn có thể bị tước bỏ quyền tự
do lựa chọn nơi cư trú vì bản thân họ đã vi phạm pháp luật.
Do đó, khi áp dụng biện pháp này, trong một số trường hợp không cần đến sự
yêu cầu hay cho phép của nạn nhân (trường hợp hành vi bạo lực gây tổn hại hết sức
nghiêm trọng tới sức khỏe, danh dự của nạn nhân; hành vi lặp lại nhiều lần; người có
hành vi đã được giáo dục mà tiếp tục vi phạm…). Đồng thời, nếu thực hiện cấm tiếp
xúc thì người thực hiện hành vi có thể phải rời khỏi nơi cư trú (nếu nạn nhân không
tìm được nơi ở khác thích hợp) và đảm bảo quyền trông nom, chăm sóc gia đình, con
cái của nạn nhân. Trường hợp nạn nhân hoàn toàn bị lệ thuộc vào kinh tế thì khi cách
li có thể xem xét việc yêu cầu cấp dưỡng cho nạn nhân.
- Quy định về hình thức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình: Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày


12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy;

phòng, chống bạo lực gia đình (Nghị định) – đã đưa ra những chế tài cần thiết đối với
người thực hiện hành vi bạo lực gia đình. Tuy nhiên, quy định về hình thức phạt tiền
của Nghị định này còn chưa được hợp lý, bởi mức hình phạt nhìn chung còn thấp,
trong một số trường hợp là rất bất hợp lý như hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm
người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực
gia đình hoặc hành vi ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ,
ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác thì mức phạt tiền chỉ từ
100.000 đồng đến 300.000 đồng. Mức phạt như vậy là quá thấp, không tương xứng
với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi. Ngay cả với những hình phạt cao hơn
thì đối với những người có điều kiện kinh tế thì phạt tiền cũng không có ý nghĩa giáo
dục họ. Ngược lại, trong nhiều trường hợp biện pháp này có thể trở thành “con dao hai
lưỡi”, khiến tình trạng bạo lực nghiêm trọng hơn: người có hành vi bạo lực vì phải
nộp phạt mà trút giận lên nạn nhân bằng những hành vi bạo lực kinh khủng hơn, tinh
vi hơn…
Ngoài ra, những trường hợp người nộp phạt không có thu nhập thì việc phạt
tiền đối với họ dường như không có nhiều ý nghĩa. Trường hợp chồng nát rượu, không
công ăn việc làm mà còn có hành vi đánh đập vợ con thì câu hỏi đặt ra “ai là người
phải nộp phạt?” Pháp luật có quy định việc cưỡng chế, kê biên thi hành án, nhưng tài
sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, nếu áp dụng chế tài này thì
cơ quan thi hành án cũng gặp không ít khó khăn và hơn nữa quyền lợi về tài sản của
vợ chồng cũng bị ảnh hưởng. Do đó, rất nhiều trường hợp nạn nhân phải đi nộp thay
cho người có hành vi vi phạm, và như vậy thì không thể giáo dục người vi phạm mà
chỉ làm nạn nhân không muốn tố cáo lần sau. Tương tự, trường hợp người chưa thành
niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vì hành vi bạo lực với bố mẹ, nếu họ không
có tiền nộp phạt thì nạn nhân – bố mẹ họ phải nộp thay.
Xuất phát từ bất cập trên chúng ta có thể bỏ chế tài phạt tiền đối với các hành
vi nêu trên mà chẳng hạn thay vào đó là chế tài lao động công ích trong xử lý vi phạm
hành chính trong phòng, chống bạo lực gia đình. Biện pháp này có thể mang tính khả



thi cao hơn vì nó có ý nghĩa giáo dục tích cực với người có hành vi bạo lực, đồng thời
không ảnh hưởng tới quyền lợi của nạn nhân. Hơn nữa, biện pháp này còn giáo dục
tích cực đối với những cá nhân khác: họ không muốn hình thức xử phạt công khai, có
nhiều người biết tới như vậy, nên sẽ cố gắng tránh bằng cách không thực hiện hành vi
vi phạm. Tuy nhiên, nếu áp dụng biện pháp này thì cũng thấy đây là biện pháp còn
khá mới ở nước ta, nên cũng có thể quy định một cách mềm dẻo, linh hoạt: chỉ áp
dụng bắt buộc đối với người có hành vi tái phạm; tính thời gian lao động công ích
tương đương với số tiền phạt…Nhưng nếu đã bị áp dụng hình thức xử phạt này thì
không được cho phép thay thế bằng phạt tiền để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp
luật.
Hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình là trách
nhiệm của gia đình, người đứng đầu hoặc người có uy tín trong dòng họ, người có uy
tín trong cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức nơi công tác hoặc nơi sinh sống của các
thành viên gia đình; của tổ hòa giải ở cơ sở. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm
phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viện của Mặt
trận Tổ quốc cùng cấp trong việc hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ hòa giải
ở cơ sở thực hiện hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.
Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt
động tư vấn về gia đình ở cơ sở cho các thành viên trong cộng đồng dân cư, trong đó
tập trung vào các đối tượng: người có hành vi bạo lực gia đình; nạn nhân bạo lực gia
đình; người nghiện rượu, ma túy, đánh bạc; người chuẩn bị kết hôn. Nội dung tư vấn
chủ yếu là cung cấp thông tin, kiến thức, pháp luật về hôn nhân, gia đình và phòng,
chống bạo lực gia đình; hướng dẫn kỹ năng ứng xử trong gia đình; kỹ năng ứng xử khi
có mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.
Việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư nhằm làm chuyển biến nhận thức của
người có hành vi bạo lực gia đình để họ không tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình.
Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên có bạo lực
gia đình đã được tổ hòa giải ở cơ sở hòa giải mà tiếp tục có bạo lực gia đình và do
người đứng đầu cộng đồng dân cư áp dụng (trưởng thôn, bản…). Ủy ban nhân dân xã



có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho người đứng đầu cộng đồng dân cư tổ chức
việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạo lức gia
đình.
Hoạt động 5: Tổng kết
a.Mục tiêu
- Tổng hợp lại các kiến thức trong buổi học.
- Lời nhắn nhủ về bạo lực gia đình cho học viên trước khi chuẩn bị cuộc sống hôn
nhân.
b. Cách tiến hành
- Thông qua bức tranh người điều phối nhắn nhủ với học viên.


c. Kết luận
BLGĐ vẫn lan rộng và trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng và phổ biến ở
nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. BLGĐ đã và đang gây ra nhiều hậu
quả nghiêm trọng, mà trước hết là vi phạm đến quyền con người, đền danh dự, nhân
phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân. Hãy cùng cùng tay vì một nếp sống lành mạng
không có tình trạng bạo lực gia đình.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×