Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

KHÁI NIỆM,LỊCH sử, CHỨC NĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.09 KB, 22 trang )

KIỂM HUẤN
1. Khái niệm:

-

Kiểm huấn là mối quan hệ giữa kiểm huấn viên và người được kiểm huấn nhằm thúc
đẩy sự phát triển về trách nhiệm, kỹ năng, kiến thức, thái độ và các tiêu chuẩn đạo
đức trong thực hành công tác xã hội.




Kiểm huấn là quá trình quản lý, đào tạo và hỗ trợ, nhằm phát triển năng
lực cho người được kiểm huấn, giúp đỡ người được kiểm huấn sử dụng
tốt các kiến thức và kỹ năng của họ để có thể thực hiện công việc hiệu
quả hơn.


2. Lịch sử:




Lịch sử phát triển của kiểm huấn công tác xã hội khá lâu đời. Nó được xem là bắt
đầu vào khoảng năm 1878, và theo Tsui (2005) thì được chia thành 5 giai đoạn.
Vào mỗi giai đoạn, kiểm huấn được xem xét ở một trọng tâm khác nhau.
Kiểm huấn công tác xã hội được khởi đầu như là một công tác quản lý ở thời kỳ
đầu hoạt động của tổ chức Charity Organization Societies. Sau đó, vào khoảng
đầu thế kỷ 20 thì các trường đại học bắt đầu giảng dạy về kiểm huấn.





Nền tảng lý luận của kiểm huấn đã dần được hình thành trong giai đoạn này.
Kiểm huấn trở thành một phần của quá trình đào tạo công tác xã hội. Bên cạnh
đó, lý thuyết phân tâm học và cách trị liệu của nó đã tác động làm cho cấu trúc và
hình thức của kiểm huấn mang chiều hướng của công tác xã hội cá nhân. Khi
công tác xã hội phát triển và ngày càng chuyên nghiệp, sự hỗ trợ của kiểm huấn
hướng đến việc giúp nhân viên xã hội nâng cao sự độc lập trong nghề nghiệp.




Tuy nhiên do yêu cầu trách nhiệm giải trình ngày càng tăng, kiểm huấn lại
hướng trọng tâm trở lại vào chức năng quản lý để nhằm bảo đảm chất lượng các
dịch vụ trợ giúp cũng như tính hiệu quả của việc cung cấp tài nguyên cho các
cơ sở xã hội hoạt động.




Một cách tổng quát, có thể nói rằng sự phát triển của kiểm huấn công tác
xã hội có thể được nhìn nhận như là kết quả do ảnh hưởng và yêu cầu của
chính phủ cùng các tổ chức tài trợ bên ngoài đối với công tác xã hội và áp lực
của sự chuyên nghiệp hóa công tác xã hội trong hơn 125 năm qua.


3. Chức năng quản lý của kiểm huấn




Chức năng quản lý được xem là chức năng cơ bản của kiểm huấn. Chức năng
quản lý bao gồm theo dõi các mục đích của tổ chức có đạt được ở mức độ nào,
các nhiệm vụ có được hoàn thành theo cách thức hiệu quả và tối ưu hay không, và
các dịch vụ cung cấp cho thân chủ có được bảo đảm chất lượng không, cũng như
việc theo dõi và đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên nhằm làm cơ sở cho
việc phát triển nhân sự cho tổ chức.




Sự đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên xã hội là khâu cốt lõi của chức
năng quản lý của kiểm huấn bởi vì thông qua nó các chức năng quản lý khác
mới được làm sáng tỏ.



Khi thực hiện chức năng quản lý, vai trò 1 nhà quản tri sẽ được nhấn mạnh đối
với kiểm huấn viên. Các công việc liên quan đến các giai đoạn của quản trị nhân
sự. Đó là:












Tuyển dụng và chọn lọc nhân viên.
Xác lập vị trí công việc.
Lên kế hoạch công việc.
Phân công công việc.
Ủy thác công việc.
Giám sát, xem xét lại và đánh giá công việc.
Phối hợp công việc.
Truyền thông giao tiếp.





Kiểm huấn viên thực hiện các chức năng quản lý bằng cách:
Yêu cầu nhân viên có sự giải thích rõ ràng các kết quả công việc và giải thích đầy
đủ ở cả khía cạnh lượng và chất của sự hoàn thành công việc được giao.



Theo dõi những dịch vụ dành cho thân chủ xem chúng có được đề xuất một
cách thích đáng theo đúng qui định của cơ sở hay không, và việc thực hiện
chúng có tuân thủ qui trình của cơ sở không.




Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên xã hội tuân thủ các qui định và qui
trình của cơ sở. Để thực hiện tốt việc này đòi hỏi kiểm huấn viên phải
truyền thông giao tiếp rõ ràng với nhân viên xã hội.



4. Mục đích của kiểm huấn
Theo Hiệp hội Quốc gia Nhân viên xã hội Mỹ (2003):



Mục đích của kiểm huấn trong công tác xã hội là nâng cao kiến thức, kỹ năng
và thái độ của nhân viên xã hội nhằm đạt được năng lực cung cấp sự hỗ trợ
hoặc chăm sóc có chất lượng đối với thân chủ. Qua đó giúp cải tiến và phát
triển một cách chuyên nghiệp những kết quả của công tác xã hội.





Theo Kadushin và Harkness (2002), được trích lại trong Tsui (2005):



Các khái niệm hiệu quả và tối ưu đã được đề cập đến trong tài liệu “Quản trị Công
tác xã hội” nên không nhắc lại ở đây. Một số tài liệu dùng từ hiệu suất, hữu hiệu
thay cho tối ưu.

Mục đích lâu dài và chủ yếu của kiểm huấn công tác xã hội là cung cấp các dịch vụ
cho thân chủ một cách hiệu quả (effectively) và tối ưu (efficiency).


5. Chức năng đào tạo của kiểm huấn :




Đào tạo là một trong 3 chức năng chính của kiểm huấn. Khi kiểm huấn viên thực
hiện chức năng đào tạo của mình là truyền đạt cho người được kiểm huấn biết về
những nguyên tắc kiến thức khi làm việc với thân chủ. Truyền đạt những tri thức
mới, những kinh nghiệm của bản thân khi làm việc với thân chủ để người được
kiểm huấn mở rộng vốn kiến thức, hiểu biết của bản thân nhằm tao nên hiệu quả
trong khi làm việc với thân chủ của mình.




Bên cạnh đó, mỗi kiểm huấn viên cũng có thể truyền đạt những kinh nghiệm,
giáo dục về các kiến thức hay kỹ năng khi là một kiểm huấn viên để đào tạo ra
những kiểm huấn viên khác.


6. Chức năng hỗ trơ
- Tạo điều kiện, giới thiệu các mô hình, phương pháp làm việc hiệu quả : Hơn ai hết
thì người kiểm huấn phải là người có kiến thức kinh nghiệm trong lĩnh vực CTXH.
Họ sẽ là người đã trải nghiệm và có những kinh nghiệm trong quá trình thực hành
của mình. Chính vì thế nên những cách làm việc như thế nào là hiệu quả, mang lại
nhiều ưu điểm, ít rủi ro thì người kiểm huấn sẽ là người hiểu rõ.




Việc hỗ trợ để giúp họ biết được cách làm việc, phương pháp mô hình làm việc hiệu quả
sẽ rút ngắn được thời gian làm việc, tránh những rủi ro đáng tiếc và mang lại hiệu quả
cao nhất cho hoạt động công tác xã hội.




Giới thiệu, liên kết với các nguồn lực : kiểm huấn viên sẽ là người nắm bắt được các
nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực sẵn có và nguồn lực cần huy động để thực
hiện công việc 1 cách hiệu quả nhất. Kiểm huấn viên cũng là người có mối quan hệ gắn
bó với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, đó là điều kiện thuận lợi khi cần xin
nguồn lực thì việc kết nối cũng dễ dàng hơ n.





Hỗ trợ trong việc định hướng được kế hoạch lập ra nhằm đi đúng hướng, trọng
tâm để hoàn thành mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch. Tránh tình trạng mục tiêu
đề ra 1 đằng mà thực hiện 1 nẻo gây mất thời gian và phí phạm nguồn lực.
Hỗ trợ trong việc giải quyết các mâu thuẫn xảy ra trong quá trình thực hành
CTXH, nhằm tạo 1 môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.


7. Các hoạt động trong kiểm huấn



Cần phải chủ động liên hệ, mở rộng mạng lưới các cơ sở thực hành trên
tinh thần hợp tác hai bên cùng có lợi. Xây dựng cam kết hợp tác trong đào
tạo giữa cơ sở xã hội và trường đại học bằng văn bản có tính pháp lý trên
cơ sở tính toán thù lao hợp lý cho đội ngũ kiểm huấn viên tại cơ sở.





Cơ sở đào tạo cần tổ chức hội thảo nhằm xây dựng quy trình thực hành Công tác
xã hội cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy, kinh phí đào tạo….



Tăng cường sự kết hợp giám sát, kiểm tra giữa kiểm huấn viên cơ sở và kiểm huấn
viên tại trường.




Tiếp bước kết quả đã đạt được trong dự án “Nâng cao năng lực cho cán bộ Công
tác xã hội tương lai bằng phương pháp thực hành tại hiện trường”, khoa cũng
cần tổ chức thêm các lớp tập huấn miễn phí cho các cán bộ tại các cơ sở xã hội
cũng như các cán bộ nòng cốt tại cộng đồng, nơi đang tiếp nhận sinh viên về
thực hành.




×