Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

báo cáo thực hành vè trung tâm võ hồng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.71 KB, 50 trang )

A. MỞ ĐẦU:
Sau thời gian học tập trên lí thuyết, ngày 28/3/2016 vừa rồi khoa đã tổ chức đi
tham quan thực tế cho lớp 14ctxh chúng tôi. Đây là cơ hội rất tốt cho chúng tôi
thực sự trải nghiệm và tiếp cận với công việc ở thực tế, có thể thực hành những gì
mà mình đã được học vào ngành nghề của mình.
Đây là lần đầu tiên chúng tôi đi thực tế, rời xa Đà Nẵng thành phố đáng sống,
rời xa khởi vào tay của cha mẹ để thực hiện hành trình về miền nam trung bộ mặn
mùi nắng gió để tự lập, để học hỏi kinh nghiệm, để trưởng thành.Có thể nói
chuyến đi dài 6 ngày 5 đêm đã để lại trong tim 72 sinh viên chúng tôi bao nghĩ suy
và hồi niệm. Gần kề chuyến đi, tôi có thể nhận thấy những niềm vui, niềm háo
hức xen lẫn lo lắng, hồi hộp trên tất cả gương mặt của các bạn kể cả chính bản
thân tôi. Và ngày ấy cũng đã đến, 6 giờ sáng chúng tôi đã tập trung đến cổng
trường đại học sư phạm Đà Nẵng để xuất phát. Cứ thế hành trình của 72 sinh viên
và 2 thây cô giáo trong khoa chúng tôi bắt đầu.
Chuyến đi diễn ra trong suốt 6 ngày 5 đêm từ ngày 28/3/2016 đến ngày
2/4/2016.Có 8 địa điểm thực tế chúng tôi phải đến, gồm các trung tâm: Trung tâm
nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn; trung tâm bảo trợ xã hội Qãng ngãi; trung
tâm bảo trợ xã hội Đồng Tâm ; Làng SOS; Trung tâm nuôi dưỡng người có công
và bảo trợ xã hội Phú Yên; trung tâm công tác xã hội với trẻ em; trung tâm bảo trợ
xã hội Khánh Hòa; trung tâm điều dưỡng người có công Khánh Hòa.
Và chuyến đi thực tế này của chúng tôi dưới sự dùi dắt nhiệt tình của 2 thầy
cô: - Bùi Đình Tuân
- Nguyễn Thị Hằng Phương
M ục đích của chuyến đi: Tạo cho sinh viên có cơ hội cọ sát với thực tế và
hiểu hơn ngành mà mình đang theo đuổi.Đồng thoewif tạo điều kiện cho sinh viên
có dịp nâng cao kỹ năng làm việc của mình, để từ đó sinh viên có thể so sánh được
sự khác biệt giữa lí thuyết và thực hành là như thế nao? Cũng như cách thức tổ
chức và hoạt động của các trung tâm ở các vùng trên đất nước nói chung và từng
tinhyr trên cả nước nói riêng.



B.NỘI DUNG:
I. KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẾ:
I.TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT VÕ HỒNG SƠN (Tỉnh
Quảng Ngãi)

1.Lịch sử thành lập:
- Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn được thành lập theo Quyết
định số 35/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2014 của UBND huyện Nghĩa Hành,
trung tâm được thành lập nhằm góp phần nhỏ chia sẻ với tỉnh trong việc nuôi dạy,
tạo nghề, chữa bệnh cho trẻ em khuyết tật, để các em có cuộc sống tốt đẹp hơn,
xoá bỏ mặc cảm, hoà nhập với cộng đồng. Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ
Hồng Sơn được thành lập cũng là nơi để cho mọi tấm lòng nhân ái phát tâm làm
việc thiện, góp phần đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh.
- Địa bàn hoạt động: Các huyện thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
- Địa chỉ: Thôn Phú Vinh Tây, thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành, tỉnh
Quảng Ngãi
- Điện thoại: 055.3961.616 - Fax: 055.XXX.XXXX
- Email: - Website: www.vohongson.edu.vn
- Số tài Khoản: Vietcombank 0271000021627, Agribank 4503201002424


2.Tổ chức cơ sở:
- Bao gồm:
+ ban cố vấn
+ ban giám đốc
+ các tổ chuyên môn
- Trong do:
BAN CỐ VẤN TRUNG TÂM
Ban cố vấn: Là những thành viên sáng lập và nhà tài trợ chính.
Nhiệm vụ của ban cố vấn tham mưu đưa ra các đề xuất kiến nghị với Ban giám

đốc về những vấn đề liên quan đến hoạt động của Trung tâm, hỗ trợ kịp thời với
Ban Giám đốc trong việc liên hệ, tìm kiếm nguồn vốn cho Trung tâm.
BAN GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM
2.1. CƠ CẤU BAN GIÁM ĐỐC
Gồm có 3 thành viên:
- Giám đốc: Ông Nguyễn Hoàng Sơn
- Phó giám đốc: Ông Võ Tấn Lai
- Phó giám đốc: Bà Trần Thị Thu Thuỷ.
2.2. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
2.2.1. Giám đốc có quyền hạn và nhiệm vụ sau:
a) Quản lý điều hành, quyết định toàn bộ công việc của Trung tâm theo đúng
qui định của pháp luật và qui chế hoạt động.
b) Tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động theo đề án được quyết định phê
duyệt của cơ quan có thẩm quyền.
c) Quyết định kế hoạch dài hạn, ngắn hạn của Trung tâm. Tổ chức thực hiện
kế hoạch kêu gọi tài trợ và phương án sử dụng các nguồn tài trợ.
d) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý của Trung tâm,
Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối
với cán bộ công nhân viên (CBCNV) làm việc tại Trung tâm.
e) Thực hiện công tác đối ngoại của Trung tâm
f) Khi Giám đốc không thực hiện đúng các quy định của pháp luật gây thiệt
hại cho Trung tâm thì Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.


2.2.2. Các Phó giám đốc:
a) Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý điều hành các
hoạt động của Trung tâm.
b) Trực tiếp điều hành các tổ chuyên môn của Trung tâm khi đã được phân
công.
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật mọi hoạt động trong lĩnh vực mình phụ

trách.
Các
tổ chuyên môn:
TỔ GIÁO DỤC, DẠY NGHỀ
1. Chức năng:
- Tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc trong việc tiếp nhận, phân loại các đối
tượng hưởng lợi khi vào Trung tâm theo đúng qui định tại điều 5 Nghị định
67/2007 ngày 13/4/2007 của Chính phủ và khi đủ các điều kiện qui định tại điểm
a, khoản 1 điều 6 qui chế nầy.
- Tiếp nhận, thông tin khảo sát, tiếp xúc lập hồ sơ ban đầu với đối tượng hưởng
lợi.
- Tham mưu trong việc lập kế hoạch chọn chương trình giáo dục, dạy nghề phù
hợp, tổ chức các hoạt động thông tin truyền thồng của Trung tâm.
2. Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch tiếp nhận, phân loại hồ sơ của các đối tượng được hưởng loại.
- Sắp xếp các lớp học văn hoá, học nghề phù hợp
- Lập thời khoá biểu lên chương trình, phân công giáo viên phụ trách các lớp (kể
cả giáo viên hợp đồng)
- Tham mưu cho Ban giám đốc lập kế hoạch vận động tài trợ, kế hoạch truyền
thông thông tin; kế hoạch giao lưu, hoạt động ngoại khoá. Duy trì các mối quan hệ
đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan đơn vị có liên quan.
TỔ CHỨC NUÔI DƯỠNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
1. Chức năng:
Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức
khoẻ, nâng cao thể lực phục hồi chức năng cho đối tượng hưởng lợi.
2. Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ cho đối tượng hưởng lợi.


- Quản lý hồ sơ sức khoẻ của đối tượng hưởng lợi và cho toàn thể CBCNV của

Trung tâm.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế địa phương để thực hiện công tác y tế dự
phòng, giám sát vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm, tiêm chủng định ký, khám
chửa bệnh, cấp cứu.
- Nâng cao chất lượng các bữa ăn, chịu trách nhiệm thực hiện đúng các qui định
về an toàn thực phẩm.
TỔ CHỨC, HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ
1. Chức năng:
- Tham mưu cho Ban giám đốc trong nước thực hiện nội qui qui định của Trung
tâm, quản lý và phát triển nguồn nhân lực, các chế độ chính sách, dự thảo các kế
hoạch hoạt động.
- Soạn thảo văn bản, văn thư lưu trữ, công nghệ thông tin, bảo vệ an ninh của
Trung tâm.
2. Nhiệm vụ:
- Xây dựng các chế độ chính sách, nội qui, qui trình làm việc của Trung tâm
- Xây dựng thực hiện kế hoạch chương trình tuyển dụng và đào tạo cán bộ giáo
viên, công nhân viên đã được phê duyệt.
- Thực hiện công tác quản lý hồ sơ tài liệu của Trung tâm, quản lý lao động tiền
lương, đăng ký lao động, bảo hiểm, quĩ thi đua khen thưởng.
- Thực hiện công tác văn thư lưu trữ, quản lý sử dụng con dấu,
- Quản lý cơ sở dữ liệu, lập và quản lý trang thông tin điện tử (Website) của
Trung tâm
- Thực hiện công tác bảo mật, an ninh an toàn của Trung tâm, tham gia công tác
an ninh quốc gia, PCCC tại địa phương
- Mua sắm công cụ trang thiết bị phục vụ hoạt động của Trung tâm
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao
TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
1. Chức năng:
Tham mưu cho Ban giám đốc về kế hoạch tạo nguồn vốn, xây dựng chiến lược
tài chính, tiếp nhận quản lý và sử dụng nguồn tài chính của Trung tâm.

2. Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch tài chính ngắn, dài hạn trình lãnh đạo phê duyệt


- Tiếp nhận các nguồn tài trợ
- Ghi chép theo dõi phản ảnh số liệu, kiểm kê, kiểm tra tài chính, các loại tài sản
vật tư của Trung tâm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm chế độ
kế toán tài chính của Trung tâm.
- Chịu trách nhiệm mở sổ sách, lập báo cáo thống kê, báo cáo tài chính có liên
quan theo đúng qui định của pháp luật
- Phối hợp tham gia xây dựng chế độ chính sách của Trung tâm có liên quan đến
tài chính kế toán
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao.
*Nguyên tắc hoạt động:
1. Trung tâm hoạt động phi lợi nhuận, tuân thủ theo pháp luật Việt Nam.
2. Trung tâm hoạt động trên nguyên tắc tôn trọng các quyền của trẻ em được
pháp luật bảo vệ.
3. Không phân biệt đối xử đối với tất cả trẻ em được Trung tâm nuôi dưỡng
và dạy nghề.
4. Các trẻ em được nuôi dưỡng và dạy nghề tại Trung tâm, luôn được tôn
trọng, bảo vệ thân thể, nhân phẩm và danh dự; được chăm sóc, bảo vệ sức
khoẻ, được vui chơi giải trí, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao
được phát triển năng khiếu và đào tạo nghề nghiệp.
3.Mục tiêu hoạt động của cơ sở:
Trung tâm là một tổ chức có tư cách pháp nhân, có tài sản riêng, con dấu và
tài khoản giao dịch được mở tại các tổ chức tín dụng theo qui định của pháp
luật.
Trung tâm có chức năng tổ chức việc tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, giáo
dục, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất và các hoạt động khác cho những
trẻ em khiếm thính, khiếm thị tuổi từ 12 đến 17 có hoàn cảnh đặc biệt khó

khăn.
4.Các đối tượng xã hội được cơ sở phục vụ:
* Đối tượng tiếp nhận:
Căn cứ vào điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực chuyên môn của nhân viên,
Trung tâm chỉ tiếp nhận trẻ khiếm thị, khiếm thính, tuổi từ 12 – 17, có hoàn cảnh
khó khăn, ưu tiên các huyện miền núi trong tỉnh Quảng Ngãi.
5.Cấc dịch vụ do cơ sở cung cấp:
5.1. Về học tập văn hoá:


Trung tâm sẽ phối hợp với các trường chuyên biệt và phòng Giáo dục đào tạo
huyện Nghĩa Hành tổ chức các lớp học văn hoá cho các em. Trẻ được phân loại
theo độ tuổi và tình trạng bệnh tật để xếp vào các lớp học văn hoá. Trường hợp
học khá giỏi các em được tiếp tục học cao hơn Trung tâm sẽ có kế hoạch tài trợ
cho các em tiếp tục học và thành đạt, sau đó giới thiệu việc làm cho các em.
5.2. Về giáo dục hướng nghiệp dạy nghề:
Bên cạnh việc học văn hoá các em còn được tư vấn hướng dẫn chọn nghề
nghiệp phù hợp. Cơ sở sẽ tổ chức dạy nghề cho các em tuỳ theo khả năng và sức
khoẻ của các em mà sẽ được phân thành các lớp: vi tính, thực phẩm, nước giải
khát, may, thêu, đan,phần mềm, cơ khí, thủ công… kết thúc khoá học các em có
thể thành thục được nghề, sau khi ra trường các em sẽ tham gia sản xuất hỗ trợ cho
gia đình và có thể tự lực bù đắp một phần trong cuộc sống của các em.
5.3. Về nuôi dưỡng:
Trẻ sống trong Trung tâm được nuôi dưỡng theo hình thức tập trung,Trung tâm
có trách nhiệm nuôi dưỡng tạo điều kiện ăn ở cho các em như trong một gia đình,
thương yêu chăm sóc các em sống với nhau như anh chị em trong một mái ấm tình
thương, giúp các em giải toả được mặc cảm không có gia đình.
5.4. Sản xuất thực hành và vận động gây quỹ:
Trung tâm sẽ hình thành khu sản xuất thực hành là nơi vừa thực hành nghề
nghiệp vừa tạo ra sản phẩm. Những sản phẩm các em làm ra sẽ được trả công,

Trung tâm sẽ vận động các Công ty, Doanh nghiệp ủng hộ và tiêu thụ sản phẩm
của các em làm ra. Nguồn thu nhập từ sản phẩm ấy sẽ được bù đắp cho quá trình
tái sản xuất, nhằm nâng cao đời sống cho các em.
Cùng với nguồn tài trợ chính từ gia đình cụ Phạm Thị Lào,Trung tâm tổ chức
các hoạt động tự thiện vận động đóng góp của cá nhân và các tổ chức xã hộị,tranh
thủ sự hổ trợ của nhà nước thông qua các chính sách dành cho người khuyết tật để
tạo điều kiện ổn định và phát triển lâu dài.
Ngoài các phần cơ bản đã nêu trên tuỳ theo khả năng và điều kiện phát triển tự nhiên,
Trung tâm cố gắng nâng cao đời sống tinh thần cho các em thông qua các hoạt động như:
thể dục thể thao, văn nghệ, khu vui chơi giao lưu…

6.Vai trò của cơ sở trong bối cảnh cộng đồng:
- Trung tâm ra đời từ những tấm lòng hảo tâm trở thành ngôi nhà hạnh phúc để
các em khuyết tật được nuôi dưỡng, học tập văn hóa, học nghề, hướng dẫn kỹ
năng sống cho các em sớm hòa nhập cộng đồng.
- Trung tâm tiếp nhận nuôi dạy trẻ khuyết tật từ các địa phương trong tỉnh gửi
về. Các em được ăn, ở nội trú, nuôi dạy miễn phí các ngành may, thêu, trồng trọt,
vi tính và được bồi dưỡng phát triển năng khiếu, giao lưu với các câu lạc bộ trong
và ngoài tỉnh


7.Ý kiến, nhận xét:
Sau tham quan thưc tế chắc chắn rằng mỗi chúng ta sẽ có mỗi đánh giá về cơ
sở mà chúng ta đã đến.Tôi cũng có những nhận xét và đánh giá của chính bản thân
mình đối với cơ sở dưới góc độ là một người đang học tập về công tác xã hội.
- Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn là cơ sở bảo trợ xã hội ngoài
công lập chủ yếu dựa vào cộng đồng nhưng em thấy trung tâm làm việc rất có
nguyên tắc, tổ chức chặt chẽ.
- Những con người ở trung tâm rất hòa đồng, cởi mở, đầy nhiệt huyết, nhất là
tấm lòng yêu thương các em, sẵn sàng hy sinh bản thân mình để có thể chăm sóc

cho các em khuyết tật ở đây một cách tốt nhất mà không nghĩ tới lợi ích, tuổi
thanh xuân của mình.
- Trung tâm có điều kiện nuôi dạy các em khuyết tật tạo các em được sống hạnh
phúc trong vòng tay nhân ái của xã hội.
- Các em khuyết tật ở trung tâm rất vui vẻ, tự tin, không vì mình không được
như các bạn mà tự ti,mà ngược lại các em ở đây rất tài năng: khả năng hát,nhảy,
múa…
- Tập thể giáo viên, nhân viên nhà Trung tâm đã xuất phát từ lòng thương yêu,
đồng cảm với các em nên hết lòng giảng dạy, chăm sóc để các em có cuộc sống
vui vẻ, hạnh phúc, cảm nhận Trung tâm là nhà, không còn mặc cảm khuyết tật và
không phụ lòng tin tưởng gửi gấm của phụ huynh.
II. TRUNG TÂM BẢO TRỢ TỈNH QUẢNG NGÃI


1.Lịch sử thành lập:
Trung tâm được thành lập và bắt đầu hoạt động từ năm 1993. Chủ yếu là chăm
sóc các đối tượng chính sách, có công với cách mạng.
Đến 1995 được đổi tên thành Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Quảng Ngãi.
Trung tâm chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí của nhà nước ngoài ra còn có một số
nguồn trợ giúp từ các cá nhân tổ chức gọi là nguồn từ thiện để cải thiện thêm đời
sống cho đối tượng..
Thuận lợi:
- Vị trí nằm ở trung tâm thành phố
- Khuân viên rộng rãi, thoáng mát thuận lợi cho việc chăm sóc
- Nhân viên cũng có qua đào tạo về chuyên môn nên các đối tượng vào đây
cũng rất là yên tâm
2.Tổ chức cơ sở:
Bao gồm: 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc và hai phòng chức năng
+ Tài vụ, tài chính: 7 nhân viên
+ Chăm sóc đối tượng

Có 29 cán bộ trong đó định lương là 23 và hợp đồng 6 người để đủ đáp ứng
nhu cầu chăm sóc đối tượng( có 3 nam và 26 nữ.hai nam bảo vệ và 1 lái xe) . Một
đêm tại trung tâm sẽ có 2 cô trực. Chính thức tại trung tâm hiện nay là có một cán
bộ đã qua đào tạo chính quy chuyên ngành xã hội học, cũng có những người đã
qua đào tạo chuyên môn một số hoạt động cộng đồng. Hiện nay, đang đào tạo là 5
cán bộ trung cấp còn lại đa số là ngành y tế điều dưỡng làm công tác phục vụ cho
đối tượng.
Ở Trung tâm thì hầu như một nhân viên phải chăm sóc từ 5-6 đối tượng.
3.Mục tiêu hoạt động của cơ sở:
Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa.
Trung tâm bảo trợ Quảng Ngãi thành lập và đi vào hoạt động với mục tiêu
chung:
- Đối với trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi:
+ Tạo được mọi điều kiện thuận lợi nhất để các em được đến trường
+ Là chỗ dựa về vật chất cộng tinh thần để các em có động lực cố gắng, nổ lực
cố gắng vươn lên trong cuộc sống và học tập.
+ Bù đắp được phần nào sự thiếu may mắn ở các em.
+ Giúp gia đình các em giảm bớt nổi lo, yên tâm hơn.


+ Các em được đến trường lớp có kiến thức và sự hiểu biết để sau này có một
công việc ổn định tự lo được cho bản thân, trở về hòa nhập cộng đồng.
- Đối với các cụ già neo đơn, không con không cháu:
+ Cuộc đời không con thật cô đơn và vất vả: Vì vậy, trung tâm hướng đến giúp
các cụ có nơi ở, lo miếng ăn để các cụ đỡ phần vất vả khi già cả mà phải bươn chải
kiếm sống.
+ Khi ở trung tâm bảo trợ các cụ sẽ được chăm sóc tốt về sức khỏe, được khám
bệnh, uống thuốc , ăn uống theo thực đơn tuần.
+ Giúp các cụ kéo dài thêm thọ.
* Ngoài ra, trung tâm luôn hướng tới mục tiêu mang tiếng cười, niềm vui đến

các cụ các em thông qua các buổi giao lưu, sinh hoạt tập thể, các buổi chia sẻ.
*Trung luôn xây dựng theo hệ thống gia đình, để các em, các cụ sống ở đây đều
xem đây là gia đình của mình ăn ở, vui chơi, trò chuyện cùng nhau, chăm sóc lẫn
nhau.
* Mục tiêu của trung tâm ngoài nguồn kinh phí được hỗ trợ từ nhà nước. Ban
lãnh đạo trung tâm luôn cố gắng huy động sự ủng hộ, các tấm lòng hảo tâm trong
và ngoài nước, để có nguồn chi phí đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu cần thiết cho các
đối tượng của trung tâm.
4. Các đối tượng xã hội được cơ sở phục vụ:
Trung tâm bảo trợ xã hội Quảng Ngãi được thành lập nhằm phục vụ cho các đối
tượng chính sách sau: Người già neo đơn, trẻ mồ côi cha mẹ, hoặc cha mẹ không
còn khả năng nuôi con, trẻ bị bỏ rơi ở chùa, bệnh viện.
+ Người già không còn con cái, cháu, không còn lao động được để lo cho bản
thân, ở độ tuổi trên 55 tuổi.
+ Trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc một phía nhưng người còn lại không còn khả
năng nuôi con, ở độ tuổi dưới 16 tuổi.
Điều kiện để được vào trung tâm:
+ Các cụ, các cụ được nêu trên tự nguyện xin vào trung tâm.
+ Chính quyền địa phương xác nhận và gửi vào trung tâm.


Từ khi thành lập đến nay trung tâm đã nuôi dưỡng trên 600 đối tượng. Khi các
em có công việc ổn định trở về hòa nhập cộng đồng.
Trong một năm đón từ 10- 15 đối tượng.
5. Các dịch vụ do cơ sở cung cấp:
Nhìn chung, trung tâm bảo trợ xã hội Quảng Ngãi có những thuận lợi:
+ Là trung tâm có nguồn chi phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
+ Nằm ở trung tâm thành phố.
+ Đất xây dựng trung tâm tương đối rộng rãi, xung quanh được trồng cay xanh
tạo ra không gian thoáng mát sạch sẽ.

+ Cán bộ ở trung tâm đã qia đào tạo chuyên môn.
Chính những điều kiện thuận lợi trên góp phần vào việc cung cấp tốt, đầy đủ
các dịch vụ cho đối tượng như:
* Về giáo dục:
+ Tất cả các em ở đây đều đươc trung tâm cho đi học ở các trường tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông. Các em được sắm đầy đủ các dụng cụ phục
vụ cho việc học tập.
+ Ban đêm các cô được phân công quản lý và bày các em học thêm vì đa số trẻ ở
đây là dân tộc thiểu số nên học rất chậm so với bạn cùng lớp.
+ Những em đi học mà trường nằm cách xa trung tâm, thì trung tâm sắm đầy đủ
xe đạp cho các em.
* Về chăm sóc, nuôi dưỡng, giúp đỡ:
- Đối với trẻ:
+ Từ trẻ nhỏ nhất ở trung tâm là 15 tháng tuổi đến các trẻ học tiểu học, trung
học cơ sở, trung học phổ thông, đều được chăm sóc tốt về sức khỏe, chế độ ăn
uống được đảm bảo, thực đơn thay đổi theo tuần.
- Đối với người già:


+ Các cụ ở trung tâm được chăm sóc tốt về sức khỏe. Đặc biệt là các cụ già và
bị loạn thần được các điều dưỡng quan tâm hơn về chế độ ăn uống, tắm giặc, vận
động hợp lí.
+ Dụng cụ y tế được cung cấp đầy đủ.
+ Chế độ ăn uống được thay đổi thực đơn theo tuần.
Các cán bộ, nhân viên ở trung tâm luôn luôn hỗ trợ giúp đỡ các em, các cụ giải
quyết các vấn đề về tâm lý lứa tuổi, khó khăn trong học tập, bạn bè.
6. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh cộng đồng:
Là nhiệm vụ hết sức ý nghĩa.
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay trung tâm luôn ý thức được tầm
quan trọng của trung tâm đối với các em mồ côi, người già neo đơn trong cộng

đồng. Hiểu đung tinh chất, vai trò, nhiệm vụ của trung tâm. Chính vì vậy, trung
tâm bảo trợ xã hội Quảng Ngãi luôn luôn cố gắng không ngừng tận tâm, tận lực,
vận động, giúp đỡ, chăm sóc, hỗ trợ các đối tượng của trung tâm ngày căng tốt
hơn nữa.
7. Ý kiến nhận xét của sinh viên về cơ sở:
Nhìn chung, trong quá trình được nghe cô giám đốc giới thiệu về trung tâm
cộng với với việc đi thăm quanh trung tâm và được ngồi nói chuyện với các cụ
đang trong bữa ăn tối, em đã suy nghi và nhận thấy rằng:
+Từ cán bộ đến nhân viên ở trung tâm bảo trợ luôn nổ lực, cố gắng cống hiến
sức minh vì trung tâm, tất cả vì sự phát triển ổn định và phát triển không ngừng
của trung tâm.
+ Làm việc với trẻ và các cụ, cô chú trong trung tâm luôn cởi mở, niềm nở, nhẹ
Càng thấy những khó khăn mà trung tâm phải đối mặt như:
+ Các cụ lớn tuổi, các cụ loạn thần chăm sóc rất vất vả.
+ Các em đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, học tập chậm, nhận biết chậm.
+ Một cán bộ ở trung tâm phải chăm sóc cho năm người già.
+ Chăm sóc các cụ già bị nhiều bệnh nặng, nhân viên ở đây phải tiếp xúc chăm
sóc công việc độc hại nhưng không được hưởng tiền độc hại.


+ Một khó khăn nữa là nhân viên ở trung tâm chỉ có hai nam, 1 lái xe, 1 bảo vệ,
còn lại là nữ. Vì vậy, mà khi các cụ mất, thì cán bộ nữ phải làm tất cả mọi việc như
rửa ráy, thay đồ, mua đất ở nghĩa địa, liệm, rồi đưa các cụ vè nơi an nghĩ cuối đời,
đáng nhẽ đây là việc của đàn ông.
Từ những khó khăn trên em càng thấy sự hi sinh, cống hiến hết minh vì trung
tâm, vì tinh yêu thương danh cho các trẻ, các cụ. Đó là những kiến thức vô cùng
bổ ích mà em phải tiếp thu và ứng dụng vào quá trình làm việc sau này.
III.LÀNG SOS (Thành phố quy nhơn):

1.Lịch sử hình thành cơ sở:

- Làng trẻ em SOS Quy Nhơn được thành lập theo Quyết định số 1849/QĐCTUBND ngày 18/8/2010 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định.
- Làng trẻ em SOS Quy Nhơn được xây dựng cách trung tâm thành phố Quy
Nhơn khoảng 5 km về phía bắc trên diện tích đất 28.000m2 thuộc tổ 13 - khu vực
2, phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Làng trẻ em SOS
Quy Nhơn được khởi công xây dựng từ 1/10/2009 và hoàn thành 5/2011. Làng trẻ
em SOS Quy Nhơn có 14 nhà ở gia đình có khả năng nuôi dưỡng thường xuyên
120-140 cháu. Đến nay Làng đã hoàn thành các hạng mục công trình và đưa vào
sử dụng ( 14 nhà gia đình, trường mẫu giáo, khu Văn phòng, nhà Cộng đồng, nhà
khách, sân thể thao và các hạng mục khác ).


- Ngày 01/6/2011, Làng trẻ em SOS Quy Nhơn đã tiếp nhận nhóm trẻ đầu tiên
gồm 31 cháu vào nuôi dưỡng. Ngày 16/10/2012, Làng trẻ em SOS Quy Nhơn
chính thức được khánh thành.
2.Tổ chức cơ sở:
- Cấu trúc tổ chức của cơ sở bao gồm:
+ Giám đốc Nguyễn Thúc Đĩnh: Lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành toàn
diện các mặt công tác của Sở Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn được HĐND và UBND tỉnh giao; trực tiếp phụ trách các lĩnh vực: Giáo
dục đào tạo, Khối tổng hợp, Quỹ đầu tư phát triển tỉnh, công tác quy hoạch - kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội và đầu tư phát triển toàn tỉnh, Thanh tra sở, Văn
phòng sở, công tác tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng; quốc phòng - an ninh, chỉ
đạo cải cách hành chính của Sở. Chỉ đạo các công việc có liên quan đến Tỉnh uỷ,
HĐND tỉnh, UBND tỉnh, UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các ngành thuộc
khối tài chính; ngân hàng; Hội Cựu chiến binh. Phụ trách theo dõi Thành phố Quy
Nhơn và Thị xã An Nhơn và các Ban chỉ đạo có liên quan.
+ Các Phó giám đốc sở: Vừa chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của
mình trước Giám đốc Sở, vừa chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về các
lĩnh vực được phân công phụ trách, cụ thể như sau:
1. Phó giám đốc Nguyễn Thành Hải: Làm nhiệm vụ thường trực, thay mặt

Giám đốc Sở giải quyết công việc của Sở khi Giám đốc vắng mặt dài ngày. Phụ
trách các ngành và lĩnh vực: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Xây dựng,
Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Biển đông hải đảo, chương trình
biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, phát triển kinh tế biển và vùng ven biển, tái
cơ cấu nền kinh tế, Website của Sở; kiêm nhiệm Giám đốc Ban QLDA cấp nước
và vệ sinh môi trường tỉnh, Giám đốc Ban QLDA JICA tỉnh. Quy hoạch tổng thể
các huyện, thành phố và các lĩnh vực phụ trách. Chỉ đạo các công việc thuộc lĩnh
vực công tác với Hội nông dân. Trực tiếp phụ trách các huyện Hoài Nhơn, Hoài
Ân, Phù Mỹ và các Ban chỉ đạo có liên quan.
2. Phó giám đốc Huỳnh Thị Thanh Thủy: Phụ trách các ngành và lĩnh vực:
Ban quản lý Khu kinh tế, Công thương, Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Y tế, Khoa
học và công nghệ, Xúc tiến đầu tư và hợp tác, kinh tế đối ngoại. Chỉ đạo các công
việc thuộc lĩnh vực công tác với Hội Liên hiệp phụ nữ, Ban VSTB phụ nữ tỉnh,
Liên đoàn Lao động tỉnh, các hội quần chúng, nghề nghiệp có liên quan đến lĩnh
vực phụ trách. Quy hoạch tổng thể các huyện và các lĩnh vực phụ trách. Trực tiếp
phụ trách các huyện Tuy Phước, Phù Cát; Tây Sơn và các Ban chỉ đạo có liên
quan.
3. Phó Giám đốc Phạm Đình Tòng: Phụ trách các ngành và lĩnh vực: Thông
tin truyền thông, Phát thanh - truyền hình, Ban Dân tộc, Chương trình 30a, Lao
động - Thương binh và Xã hội, chương trình bãi ngang ven biển, xóa đói giảm


nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, chương trình và quy hoạch phát
triển nguồn nhân lực, ngân hàng chính sách xã hội, phát triển kinh tế tư nhân, kinh
tế tập thể, công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp. Chỉ đạo các công việc
thuộc lĩnh vực công tác với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh và các
hội quần chúng, nghề nghiệp có liên quan đến lĩnh vực phụ trách. Quy hoạch tổng
thể các huyện và các lĩnh vực phụ trách. Trực tiếp phụ trách các huyện Vĩnh
Thạnh, Vân Canh, An Lão và các Ban chỉ đạo có liên quan.
SƠ ĐỒ CẤU TRÚC TỔ CHỨC



3.Mục tiêu hoạt động của cơ sở:
- Đem đến cho trẻ một mái nhá hạnh phúc có mẹ và có anh, chị,em để cho các
em cảm nhận được sự yêu thương từ mái ấm gia đình mà đáng lẻ ra các em đều
được nhận.
- Giúp cho các em có điều kiện phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn
tinh thần.
- Tạo điều kiện cho các em được học tập, vui chơi như những em cùng chăn
lứa.
- Giải quyết một phần nào vấn đề bức thiết của xã hội.
4.Các đối tượng xã hội được cơ sở phục vụ:
- Theo ông Nguyễn Xuân Cương, giám đốc Làng trẻ em SOS Quy Nhơn: Tiêu
chuẩn trẻ được tiếp nhận vào nuôi, dạy tại Làng là: Trẻ mồ côi cả cha và mẹ; trẻ
còn có cha mẹ nhưng do hoàn cảnh riêng biệt như: cha mẹ bị bệnh tật kéo dài; mẹ
tái giá không thể đem con theo; cha lấy vợ kế, mẹ kế không đủ trách nhiệm và tư
cách…; trẻ bị bỏ rơi từ sơ sinh đến 10 tuổi; Trẻ bình thường về thể chất và tinh
thần, không mắc bệnh truyền nhiễm, không tàn tật.
- Làng trẻ em SOS Việt Nam là một tổ chức hoạt động giúp đỡ trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn có được một mái ấm gia đình. Chúng tôi giúp trẻ thiếu sự chăm sóc
của cha mẹ được sống trong một gia đình mới và phát triển một cách tự nhiên nhất
có thể Chi phí ăn uống, học hành cho trẻ do Làng trẻ em SOS quốc tế tài trợ thông
qua Làng trẻ em SOS Việt Nam. Trẻ được nuôi dạy tại Làng từ lúc tiếp nhận cho
đến khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc trường nghề. Sau khi tốt nghiệp, các em
được hỗ trợ trong 3 tháng đầu tìm việc và trong 3 năm đầu đi làm, hàng tháng
được nhận hỗ trợ từ Làng.
5.Các dịch vụ do cơ sở cung cấp:
Làng trẻ em SOS Quy Nhơn thường xuyên quan tâm, chăm lo cho việc học tập
của các cháu. Tỷ lệ học sinh khá giỏi hàng năm đạt từ 50 - 60%. Bên cạnh việc
chăm lo cho các cháu học tập tốt về văn hóa, Làng trẻ em SOS Quy Nhơn còn chú

trọng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu cá nhân. Làng thường xuyên tổ
chức các lớp và câu lạc bộ năng khiếu, tạo điều kiện cho các cháu phát huy tài
năng và phát triển toàn diện.


Ngoai ra lang sos quy nhon con mo them trường Trường mẫu giáo SOS Quy
Nhơn:6 lớp, có khả năng tiếp nhận 180-200 học sinh thuộc nhóm tuổi từ 3-5 trong
đó có 90%-95% học sinh đến từ cộng mẫu giáo SOS Quy Nhơn được khởi công
xây dựng từ 7/2010 và hoàn thành 5/2011. Trường có đồng dân cư xung quanh, số
còn lại đến từ Làng trẻ em SOS Quy Nhơn. Cơ sở vật chất của trường được trang
bị đầy đủ, hiện đại, khuôn viên sạch, đẹp, thoáng mát, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn.
Năm học đầu tiên được khai giảng vào 5/9/2011. Hoạt động của trường trong
những năm qua đã tạo uy tín tốt đối với phụ huynh học sinh, cộng đồng dân cư và
ngành giáo dục.
6. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng:
- Những thành viên, nhân viên trong trung tâm có những suy nghĩ, quan niệm:”
Trẻ em được trải qua tuổi thơ hạnh phúc sẽ được chuẩn bị tốt hơn để phát triển khả
năng một cách đầy đủ nhất trong cuộc sống sau này ”,” Chúng tôi coi giáo dục là
chìa khóa cho tương lai của trẻ em “,”các em sống tại các Làng trẻ em SOS cũng
như các em sinh sống ngoài cộng đồng được hưởng một nền giáo dục tốt và những
cơ hội để có một tương lai tươi sáng hơn”.
- Làng trẻ em SOS Việt Nam là một tổ chức hoạt động giúp đỡ trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn có được một mái ấm gia đình. Chúng tôi giúp trẻ thiếu sự chăm sóc
của cha mẹ được sống trong một gia đình mới và phát triển một cách tự nhiên nhất
có thể. Chúng tôi hỗ trợ các em từ nhỏ cho đến khi trưởng thành để các em có khả
năng tự lập, có trách nhiệm và biết đóng góp cho xã hội. Ngoài ra, chúng tôi còn
có các hoạt động hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở cộng đồng để giúp
họ sinh sống cùng nhau và từ đó con cái của họ không bị bỏ rơi và được đi học.
7. Ý kiến và nhận xét:
- Khi đến làng sos ở quy nhơn em cảm nhận được không khí ở đây giống như một

đại gia đình thực sự, có đầy đủ anh, chị, em và một người mệ hết sức yêu thương
,lo lắng, quan tâm đến con của mình.
- những em trong làng rất yêu thương, giúp đỡ nhau,không tị nạnh nhau mà các
em rất có trách nhiệm thường xuyên giúp đỡ mẹ.
- Trong làng sos các em được phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn
tinh thần.Ở đây các em thường xuyên tập luyện thể thao,giao lưu giưa các nhà
trong làng với nhau.
- các nhân viên cũng như các mẹ luôn dành tình cảm của mình cho các em .Các
mẹ nói”Trước khi các em vào trong làng các em đều là những đứa trẻ thiếu đi tinh
cảm của gia đình,nên khi các em vào đây thì các em có quyền được hưởng những
gì à trước đó các em chưa thực sự được hưởng”.


- Các nhân viên,thầy cô trong làng cởi mở, nhiệt tình, hết lòng giảng dạy cho các
em kiến thức cũng như đạo đức, cách cư xử sao cho hợp lí.
- Cơ cấu tổ chức ở đây rất chặt chẽ,các hoạt động đều được tổ chức theo nguyên
tắc rõ ràng,cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ.
- Không gian ở làng thoán mát,rông rãi thích hợp để cho các em vui chơi,lao
đông…
- Một nhân viên trong làng đã chia sẻ “Với tâm huyết tất cả vì trẻ em mồ côi, trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn, Làng trẻ em sos ngôi nhà thứ 2 của các em sẽ luôn nỗ
lực hết mình để mang lại cho các em nhỏ cần giúp đỡ có được một mái ấm đầy
tình yêu thương và sự chăm sóc, giáo dục đầy đủ nhất”.
- Ngoài ra, điều đặc biệt mà em chú ý nhất ở làng sos đó là:”Mỗi một ngôi nhà ở
làng đều mang tên một loai hoa mà người mẹ trong ngôi nhà đó thích”.
IV. TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI ĐỒNG TÂM

1.Lịch sử thành lập:
Trung tâm BTXH Đồng Tâm là đơn vị hoạt động sự nghiệp xã hội, có tư cách
pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; hoạt động với mục đích nhân đạo,

không vì lợi nhuận và tự lo liệu kinh phí hoạt động.
Trung tâm bảo trợ xã hội đồng tâm là một tổ chức từ thiện, thành lập theo mô
hình ngoài công lập, phi chính phủ (nonogov- ernment organisatin).
Trung tâm hình thành bằng sự tập họp các nhà hảo tâm trong và ngoài
tỉnh,soạn ra quy chế và đề án cụ thể được UBND tỉnh Bình Định quy định, phê
duyệt và quyết định
số 2775/QĐ-CT- UBND ngày 03/12/2007 dưới sự giám soát của sở lao động TBXH tỉnh Bình Định.
Trung tâm bảo trợ xã hội Đồng tâm nuôi đưỡn,dạy nghề cho các cháu mồ côikhuyết tật,là mô hình của lương tâm và nghĩa đồng bào.
Trung tâm đòng tâm đã phát triển về nhiều mặt như sau:


Về cơ sở vật chất,trun g tâm được xây dựng tại một mảnh đát trên 2000 m2,
cách thành phố quy nhơn 10 km. Khoảng đất này của thượng tọa Thích Giác Xuân
mua tặng.
Trung tâm BTXH Đồng Tâm bắt đầu hoạt từ ngày 3/12/2007 đến thời điểm
này đã có một hạ tầng cơ sở tuy khiêm nhường nhưng ổn định.
Khẩu hiêu hoạt đọng của trung tâm không ngoài mục đích:” thương người
như thể thương thân”.
- Địa bàn hoạt động: Tỉnh Bình Định.
-Trụ sở đặt tại: khu vực 7, P.Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định.
2. Tổ chức cơ sở :
BAN GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM BTXH ĐỒNG TÂM QUA CÁC THỜI KÌ
*Từ năm 2007-2008:
- Chủ tịch hội đồng bảo trợ kiêm giám đốc trung tâm: Lê Bá Du
- P.giám đốc kế hoạch-đào tạo: Trần Công
- P.giám đốc hành chính- đời sống :Nguyễn Nhơn
* từ năm 2009-2011:
- Chủ tịch hội đồng bảo trợ: Nguyễn Đình Nhâm
- P. Chủ tịch hội đồng bảo trợ: Nguyễn Thị Bảy

- Giams đốc: Trần Công
- P.giám đốc hành chính- đời sống :Nguyễn Nhơn
- P.giám đốc kế hoạch-đào tạo: Huỳnh Ngọc Anh
* từ năm 2012-2013:
- Chủ tịch hội đồng bảo trợ:Đỗ Trác
- P. Chủ tịch hội đồng bảo trợ: Nguyễn Tám
- P. Chủ tịch hội đồng bảo trợ: Nguyễn Thị Bảy
- Giám đốc: Nguyễn Đình Nhâm
- P.giám đốc kế hoạch-đào tạo: Huỳnh Ngọc Anh
- P.giám đốc hành chính- đời sống :Nguyễn Nhơn
* Từ năm 2014-2016:
- Chủ tịch hội đồng bảo trợ:Đỗ Trác
- P. Chủ tịch hội đồng bảo trợ:Đào Thị Xê
- P. Chủ tịch: Nguyễn Thị Bảy
- Giám đốc: Nguyễn Đình Nhâm
- P.giám đốc kế hoạch-đào tạo: Huỳnh Ngọc Anh
- P.giám đốc hành chính- đời sống : Nguyễn Thị Thơm
3.Mục tiêu hoạt động của cơ sở:
Thành lập với kinh phí tự lo, nhưng trung tâm lúc nào cũng tạo điều kiện tốt
nhất có thể được nhằm mục đích phát triển bền vững cho trẻ khuyết tật. Thời gian
8 năm qu, trung tâm bảo trợ xã hội Đồng Tâm cố gắng tối đa giúp các em khuyết
tật vượt qua kho9s khăn, quên đi sự bất hạnh của mình; hòa nhập hơn với cuộc


sống của xã hội. Hướng tới mục tiêu “ xã hội hòa nhập, khôngt rào cản và vì
quyền lợi của người khuyết tật.
Trung tâm BTXH Đồng tâm hoạt động theo với nguyên tắc:
+ Đặt nặng mục tiêu quyền trẻ em khuyết tật
+ Tìm kiếm phối hợp nội và ngoại lực để đảm bảo hiệu quả tối đa.
+ Tài chính công khai, minh bạch.

+ Tôn trọng luật pháp việt nam.
Trung tâm bảo trợ xã hội Đồng tâm luôn luôn hướng tới chia sẻ,giúp đỡ, chăm
sóc,... những số phận bất hạnh, nhất là nuôi đưỡng,dạy nghề cho các cháu mồ côikhuyết tật,là mô hình của tấm lòng, lương tâm và nghĩa đồng bào của mọi người.
Mục tiêu cơ bản của trung tâm là: chăm sóc, nuôi đưỡng, dạy chữ, dạy võ cổ
truyền Bình Định, dậy nghề, và tạo việc lảm cho các đối tượng cần được trợ giúp.
Ước mơ cháy bỏng của nhân viên trung tâmbaor trợ xã hội Đồng Tâm :” tạo
đủ điều kện cho những mảnh đời bất hạnh trở lại hòa nhập với cộng dồng”
4.Các đối tượng được cơ sở phục vụ:
Trung tâm bảo trợ xã hội đồng tâm tiếp nhận,tổ chức nuôi đưỡng, giáo dục
những trẻ em đa dạng tật như:
- trẻ em mồ côi, trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ em mắc bệnh tự kỉ, trẻ em
khuyết tật tứ
Chi, trẻ em thiêu năng trí tuệ, trẻ em khiếm thính và trẻ em bị bệnh tật gây ra bởi
các chất hóa chất.
- hầu hét các em đến đây từ gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
- trẻ em mồ côi bị mất nguồn nuôi dưỡng, không có người thân thích để
nương tựa.
- Người già cô đơn, không có nguồn thu nhập, không có nơi nương tựa.
- Người tàn tật không có có nguồn thu nhập, không có nơi nương tựa.
5.Các dịch vụ do cơ sở cung cấp:
Trung tâm bảo trợ xã hội Đồng Tâm tổ chức các hoạt động hỗ trợ, dạy nghề và
tạo việc làm cho người khuyết tật giúp cho các em cũng như những người ở đây
có được công ăn việc làm ổn định có thể tự lo cho bản thân của chính họ.
Cung cấp các dịch vụ y tế nhằm chăm sóc sức khỏe cho những thành viên ở
trung tâm để đảm bảo cho họ có 1 thể chất khỏe mạnh.
Tổ chúc các bữa ăn hợp lí, có khoa học cho từng đối tượng.
Tổ chức các hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất; trợ giúp các
đối tượng nuôi dưỡng trong các hoạt động; tự quản, văn hóa thể thao và các hoạt
động khác phù hợp với các lứa tuổi và sức khỏe của từng đối tượng.
Tổ cức dạy võ cổ truyền cho các em trong trung tâm nhằm nâng cao thể chất

cho các em.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị để dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng
nghiệp nhằm giúp đối tượng xã hội phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, nhân
cách, hòa nhập và tái hòa nhập với cộng đòng.
6. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng:


Trung tâm bảo trợ xã hội Đông Tâm hình thành có một ý nghĩa vô cùng to lớn
trong bối cảnh hiện nay khi các đối tượng cần trợ giúp ngày càng lớn.
Trung tâm ra đời từ những tấm lòng hảo tâm trở thành ngôi nhà hạnh phúc để
các em khuyết tật được nuôi dưỡng, học tập văn hóa, học nghề, hướng dẫn kỹ
năng sống cho các em sớm hòa nhập cộng đồng.
Trung tâm bảo trợ xã hội Đồng tâm luôn luôn hướng tới chia sẻ,giúp đỡ, chăm
sóc,... những số phận bất hạnh, nhất là nuôi đưỡng,dạy nghề cho các cháu mồ côikhuyết tật,là mô hình của tấm lòng, lương tâm và nghĩa đồng bào của mọi người.
7. Ý kiến và nhận xét:
- Khi đến trung tâm em có chút ngậm ngùi khi thấy nhiều em bị khuyết tật rất
nặng không hiểu chúng em vào đây để làm gì nhưng các em vẫn vui vẻ chào đón
chúng em và rồi nhìn các nhân viên tại trung tâm tận tình chăm sóc các em mà em
cảm thấy đồng cảm với việc làm của toàn thể cán bộ và công nhân viên tại trung
tâm .
- Tuy là một trung tâm phi chính phủ nhưng em thấy trung tâm bảo trợ xã hội
Đồng Tâm nó giống như một ngôi nhà thứ 2 thực sự cưa các em khi những thầy cô
giáo ở trung tâm không chỉ đối xử với các em như một nguời học trò cần mình
dạy bảo mà họ đối xử với các em như tư cách một người cha, người mẹ .
- Tổ chức hoạt động rất có nguyên tắc và theo một hệ thống khoa học.
- Nhũng nhân viên trong trung tâm cũng như các em ở đây rất cởi mở, hòa
đồng, các em rất vui vẻ, và tràn đầy hạnh phúc.
- Trung tâm rất sạch sẽ, thoáng mát thích hợp cho các em vui chơi và nghỉ
ngơi.
- Đặc biệt em ấn tượng nhất ở trung tâm Đồng Tâm là ở chỗ trung tâm biết

đưa các thế võ cổ truyền vào dạy, luyện tập sức khỏe, nâng cao thể lực cho các em.
V. TT NUÔI DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH
PHÚ YÊN


1. Lịch sử hình thành cơ sở
- Trung tâm Nuôi dưỡng người có công và bảo trợ xã hội là đơn vị sự nghiệp do
ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động;
- Trung tâm Nuôi dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội là đơn vị sự nghiệp
trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, thực hiện chức năng tổ chức
tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng thường xuyên và điều dưỡng luân phiên hàng năm
người có công với nước; nuôi dưỡng người già neo đơn, tàn tật, trẻ mồ côi không
còn người thân chăm sóc theo đúng quy định của Nhà nước.
- Chức năng chăm sóc người cao tuổi
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao và theo quy định của
pháp luật.
2. Tổ chức cơ sở:
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Nuôi dưỡng người có công và bảo trợ xã hội,
gồm:
- Lãnh đạo Trung tâm: Giám đốc và có từ 01 đến 02 Phó Giám đốc.
- Trung tâm Nuôi dưỡng người có công và bảo trợ xã hội có 04 phòng chuyên
môn, gồm:
+ Phòng Hành chính - Tài vụ;
+ Phòng Y tế - phục hồi sức khỏe;
+ Phòng Nuôi dưỡng - phục vụ.
+ Phòng Nuôi dưỡng – Điều dưỡng Người có công.
- Mỗi phòng gồm có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và cán bộ, viên chức.
3.Mục tiêu hoạt động :
Trung tâm thực hiện chức năng tổ chức nuôi dưỡng Người có công cô đơn
không có người thân chăm sóc đến cuối đời và tiếp nhận điều dưỡng luân phiên

1000-1400 người có công với cách mạng của tỉnh theo Pháp lệnh ưu đãi người
người có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ
trang; cán bộ Tiền khởi nghĩa; gia đình liệt sĩ; thương binh; bệnh binh; người hoạt
động kháng chiến bị địch bắt tù đày; bị nhiễm chất độc hóa họ;, người có công
giúp đỡ cách mạng.
Trung tâm vừa nuôi dưỡng , chăm sóc và bảo vệ người già neo đơn, trẻ em mồ
côi, lang thang cơ nhỡ, hay những người khuyết tật nhằm giúp đỡ , tạo điều kiện


thuận lợi chọ họ có thể
phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.
4.Các đối tượng xã hội được cơ sở phục vụ:
*Người có công
Người có công cô đơn không có người thân chăm sóc đến cuối đời và tiếp
nhận điều dưỡng luân phiên Người có công với cách mạng của tỉnh theo Pháp lệnh
ưu đãi người người có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng
lực lượng vũ trang; cán bộ Tiền khởi nghĩa; gia đình liệt sĩ; thương binh; bệnh
binh; người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; bị nhiễm chất độc hóa họ;,
người có công giúp đỡ cách mạng.
Tổ chức dịch vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng Người có công còn người thân chăm
sóc, đối tượng khác theo yêu cầu và dịch vụ phục vụ theo năng lực của Trung tâm.
* Trẻ em mồ côi, khuyết tật, người già neo đơn…
Trẻ em mồ côi,khuyết tật, người già neo đơn được nuôi dưỡng chính thức tại
trung tâm sẽ được hưởng những chế độ theo quy đinh của nhà nước.những trẻ em
khuyết tật được trang bị đầy đủ dung cụ hỗ trợ để phục hồi chưc năng.Các em ở
đây được đảm bảo chế độ chăm sóc và ăn uống một cách hợp lí và khoa học.
Các em ở trung tâm sẽ được học tập và dạy nghề theo khả năng của từng em.
Trẻ em, người lang thang xin ăn, người tâm thần lang thang (đối tượng cần bảo
vệ khẩn cấp) được tập trung đưa về chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội, trong
thời gian chờ đưa về nơi cư trú thì được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng theo

quy định tại Điều 26 Nghị định 136/2013/NĐ-CP. Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng
tối đa không quá 3 tháng.
5.Các dịch vụ do cơ sở cung cấp:
Trung tâm rất quan tâm, hỏi thăm, chăm sóc đầy đủ đến sinh hoạt, ăn
uống, sức khỏe của đối tượng. Nấu ăn ngon, chiều theo khẩu vị của đối tượng.
Trung tâm hợp tác với cơ sở y tế đẻ các cán bộ y tế thường xuyên đến khám
bệnh chop các đối tượng trong trung tâm, bệnh nặng thì đưa vô bệnh viện chữa trị
kịp thời.
Bà Nguyễn Thị Thãi, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết: “Đối với công tác
nuôi dưỡng đối tượng người có công, đơn vị thực hiện đúng, đủ chế độ tiêu chuẩn
cho từng đối tượng. Tổ chức 3 bữa ăn trong ngày chu đáo có chất lượng, kể cả đối
tượng ăn kiêng theo từng bệnh lý, được đối tượng đánh giá rất cao. Ngoài ngân


sách Nhà nước cấp để nuôi dưỡng các cụ, đơn vị còn liên hệ với các đơn vị hỗ trợ
thêm quà bánh sinh hoạt hàng ngày cho các cụ vào các dịp lễ, Tết và các ngày rằm
lớn trong năm. Đặc biệt có sự tài trợ của Công ty Xăng dầu - Dầu khí Phú Yên cho
các cụ chính sách mỗi cụ 100.000 đồng/tháng.”
Ngoài công tác nuôi dưỡng, Trung tâm cũng luôn chú trọng thực hiện kế
hoạch điều dưỡng cho người có công với nước. Trong 10 tháng đầu năm 2015, kế
hoạch phân bổ năm 2015 là 1.400 đối tượng (trong tỉnh 1.000 đối tượng, ngoài
tỉnh 400 đối tượng). Trung tâm đã thực hiện 907 người (trong tỉnh 681 người,
ngoài tỉnh 226 người, cho các đối tượng là Bà mẹ Việt Nam anh hùng, lão thành
cách mạng, Anh hùng LLVT, thương binh, bệnh binh, có công cách mạng, thân
nhân liệt sĩ, tù đày, chất độc hóa học và tai nạn lao động.
Trong thời gian điều dưỡng Trung tâm tổ chức đi tham quan nhà thờ Bác ở
Sơn Hoà, cảng Vũng Rô, ghành Đá Dĩa, núi Nhạn, bảo tàng.... Đặc biệt trong năm
2015 Trung tâm có mời báo cáo viên của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ ra nói
chuyện thời sự cho các đối tượng.
Ông Đoàn Viết Hậu, Giám đốc Trung tâm phấn khởi cho biết: Qua 8 ngày

điều dưỡng sức khỏe của các cụ được nâng lên từ 0,5 kg đến 3 kg. Đạt tỷ lệ lên
cân 79%. Đội ngũ cán bộ viên chức Trung tâm được các cụ đánh giá cao tinh thần,
thái độ phục vụ và đặt nhiều tình cảm tin yêu, quý mến. Công tác phục vụ điều
dưỡng ở Trung tâm được các cụ trong và ngoài tỉnh hết sức khen ngợi, đánh giá
cao tinh thần và thái độ phục vụ của tập thể cán bộ viên chức. Lãnh đạo và toàn
thể cán bộ viên chức Trung tâm sẽ cố gắng phát huy tinh thần phục vụ hơn nữa để
xứng đáng với công tác đền ơn đáp nghĩa người có công với nước.
Ngoài ra, hàng năm vào ngày Tết Nguyên đán, ngày Thương binh liệt sĩ
27/7, Quốc khánh 2/9 đơn vị đã tổ chức chu đáo cả vật chất lẫn tinh thần cho các
đối tượng ở Trung tâm. Đơn vị đã đón tiếp nhiều Đoàn, đại biểu thay mặt Đảng,
chính quyền, các sơ, ban ngành, công ty đến thăm và tặng quà cho đối tượng. Đơn
vị đã nhanh chóng phát tận tay đối tượng quà của Chủ tịch nước, quà của UBND
tỉnh và quà của các đoàn đến thăm Trung tâm.


6. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng:
Nhằm thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với
nước của tỉnh nhà được thiết thực và ngày càng hiệu quả hơn trung tâm thực hiện
chức năng tổ chức nuôi dưỡng Người có công cô đơn không có người thân chăm
sóc đến cuối đời và tiếp nhận điều dưỡng luân phiên Người có công với cách
mạng của tỉnh, theo Pháp lệnh ưu đãi người người có công với cách mạng, Bà mẹ
Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang; cán bộ Tiền khởi nghĩa; gia
đình liệt sĩ; thương binh; bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù
đày; bị nhiễm chất độc hóa họ;, người có công giúp đỡ cách mạng.
Một nhân viên trong trung tâm chia sẻ:”Trong mỗi đợt điều dưỡng, nhìn thấy
các cụ hài lòng về cung cách, tinh thần và thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ viên
chức của Trung tâm, đem lại cho các cụ điều dưỡng những niềm vui, sự động viên
về tinh thần đối với các cụ, qua đó góp phần tăng thêm tuổi thọ để các cụ sống vui,
sống khỏe,đó chính là niềm vui to lớn đối với những người làm công việc như
chúng tôi”

Chính vì vậy, từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 04 tháng 6 năm 2015 Trung tâm
nuôi dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội đã tổ chức điều dưỡng đợt 4 cho các
đối tượng người có công tại các huyện: Đông Hòa và Tuy An, với 65 người. Trong
đó có 42 đối tượng là thương binh, 04 bệnh binh, 02 thân nhân chủ yếu của Liệt sĩ,
11 tù đày, 05 có công cách mạng và 01 CĐHH. Trong thời gian điều dưỡng tại
Trung tâm, các đối tượng được đi tham quan Di tích lịch sử nhà thờ Bác Hồ tại xã
Sơn Định, huyện Sơn Hòa; tham quan Bảo tàng tỉnh Phú Yên, phục vụ biểu diễn
nghệ thuật do nhà hát ca múa nhạc Sao Biển.
7.Ý kiến và nhận xét:
- Khi mới bước vào trung tâm nuôi dưỡng người có công và bảo trợ xã hội tỉnh
phú yên em nghĩ sẽ buồn tẻ như những trung tâm khác mà em biết nhưng khi vào
nhìn thấy mọi người ở đây tiêpfs đón chúng em rất nổng nhiệt và hết sức vui vẻ thì
khi đó em mới có cái nhìn khác về trung tâm này.
- Trung tâm rộng rãi, thoáng mát thuận lợi cho các cụ cũng như tất cả những em
nhỏ ở trung tâm nghĩ ngơi thư giản.
- Trung tâm có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho tất cả những người ở đây.
- Những cán bộ trong trung tâm rất chú ý đến sức khỏe, chế độ ăn uống của các
cụ lẫn các em nhỏ ở đây.


×