Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

phần lý do chọn đề tài mẫu trong Nghiên cứu khoa học xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.51 KB, 3 trang )

I. Lý do chọn đề tài
Con người sinh ra và lớn lên đều sống trong một môi trường xã hội nhất định. Và
gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà con người tham gia vào. Như vậy là gia
đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách sau này của trẻ. Một đứa
trẻ , nếu được sống trong một gia đình yên ấm, hạnh phúc, mọi người yêu thương
đùm bọc lẫn nhau thì sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển nhân cách
sau này của trẻ. Ngược lại, nếu trẻ sống trong gia đình mà ở đó cha mẹ luôn bất
đồng với nhau , luôn cãi cọ, mọi người không có sự yêu thương che chở, quan tâm
lẫn nhau thì sẽ ảnh hưởng đến trẻ, làm cho nhân cách của trẻ phát triển thấp, đặc
biệt là khi cha mẹ ly hôn. Bằng chứng là những nghiên cứu xã hội học, nhân chủng
học gần đây ở nước ta về trẻ em lang thang, trẻ em bỏ nhà đi kiếm sống, tội phạm
vị thành niên, thanh thiếu niên nghiện ma tuý mại dâm đều đưa ra những kết luận
khá thống nhất rằng : Phần lớn các em đều có bố mẹ ly hôn, ly thân hoặc giữa bố
mẹ có quá nhiều xung đột. Theo các kết quả nghiên cứu ở phương tây, bố mẹ ly
hôn khi đứa con còn thơ bé( từ 0- 3 tuổi ) có thể gây ra ở đứa trẻ các rối nhiễu tâm
thể và các rối nhiễu này càng trầm trọng nếu như đứa con ấy không có sự chia sẻ
của người nuôi dưỡng nó. Ở đứa trẻ từ 3- 6 tuổi thì có mặt cảm tội lỗi và sự tự
đánh giá thấp bản thân mình. Trẻ sẽ ứng xử kém thích nghi ở trường hoặc bế tắc
trong học tập ( từ 6-9 tuổi). Ở tuổi dậy thì ly hôn của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự
nhập vai của trẻ, đặc biệt là trẻ gái. Không những thế, ly hôn còn gây ra những tổn
thương tâm lý cho những đứa con, làm mất cân bằng tâm lý đồng thời kéo theo các
phản ứng bù trừ kiểu nhiễu tâm, như là rối loạn mất giấc ngủ các cơn ác mộng, hay
là các dạng rối nhiễu hành vi như ăn cắp, đánh nhau Như vậy, ly hôn đã gây nhiều
hậu quả xấu đến tâm lý, đời sống tình cảm, hành vi của trẻ. Nhưng thật đáng buồn ,
khi mà hiện nay, các vụ ly hôn ngày càng gia tăng đến mức báo động. Đơn cử như
ở quận Hai Bà Trưng có gần 1/5 số vụ kết hôn bị tan vỡ ( Đại Đoàn kết, 1996 ).
Tuy nhiên bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực cuả ly hôn tới sự phát triển nhân
cách của trẻ, thì có không ít những vụ ly hôn của bố mẹ lại là con đường giải thoát
cho trẻ khỏi những tổn thương về tâm lý, giúp trẻ giải phóng đựơc những cơn
stress do bố mẹ gây ra. Vậy để biết được đời sống tâm lý thực của trẻ sau khi cha
mẹ ly hôn, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu. Ở Việt Nam đã có


nhiều nghiên cứu khác nhau về gia đình theo các khía cạnh khác nhau, trong đó có
hiện tượng ly hôn. Tuy nhiên, chỉ có ít nghiên cứu về thái độ đối với cuộc sống của
những đứa con trong các gia đình ly hôn và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển
nhân cách của trẻ. Chính vì thế khi nghiên cứu đề tài này, tôi muốn góp phần vào
việc đi sâu tìm hiểu một số điều kiện phát triển nhân cách của trẻ em, cụ thể là đời


sống tâm lý thực của trẻ sau khi cha mẹ ly hôn và ảnh hưởng của nó tới sự phát
triển nhân cách của trẻ. Đồng thời để đề xuất các biện phát tích cực nhằm hạn chế
tối đa các hậu quả tiêu cực của ly hôn, cũng như một số cách thức quản lý,giáo dục
và giúp đỡ trẻ em chịu hoàn cảnh ly hôn của bố mẹ. Do đó mục đích nghiên cứu là
để cung cấp các kiến thức cho giới chuên môn và cho các đối tượng quan tâm về
ảnh hưởng của ly hôn tới đời sống tâm lý của trẻ. Và qua đó đưa ra những kiến
nghị với các nhà chức trách, các nhà làm luật, và cả các bố mẹ về cách thức hoạt
động, xử lý tình thế có lợi cho sự phát triển của trẻ có bố mẹ ly hôn
Tình trạng ly hôn đã trở thành hiện tượng phổ biến ở nhiều nước
trên thế giới. Còn ở Việt Nam, theo thống kê, trung bình mỗi năm
có khoảng 60.000 vụ (tương đương 0,75 vụ/1.000 dân). Tỷ lệ ly
hôn so với kết hôn chiếm 25% (có nghĩa trong 4 đôi đi đăng ký thì
có 1 đôi ra tòa).
Tại Yên Bái, theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh, năm 2014,
tòa án nhân dân hai cấp thụ lý 1.360 vụ xin ly hôn (tăng 61 vụ so
với năm 2013), trong đó đã giải quyết ly hôn cho 1.126 vụ (tăng 82
vụ so với năm 2013). Địa phương xảy ra tình trạng ly hôn cao là:
thành phố Yên Bái (279 vụ), Văn Chấn (178 vụ), Trấn Yên (170 vụ),
Văn Yên (169 vụ)…
Trong các vụ ly hôn, số cặp vợ chồng ly hôn trong độ tuổi trẻ từ 25
- 30 chiếm tỷ lệ gần 50%. Ngoài các tác nhân khách quan đem lại
như: cờ bạc, rượu chè, ma túy, ngoại tình, bạo lực gia đình… thì
nguyên nhân hàng đầu vẫn là do các vợ chồng bất đồng trong tính

cách, quan điểm, suy nghĩ (chiếm tỷ lệ 70%).
Thực tế chứng minh, đã có không ít cặp vợ chồng trước kết hôn do
không tìm hiểu kỹ về tính tình, sở thích, thói quen, nghề nghiệp,
hoàn cảnh xuất thân của người bạn đời…; không lường trước hậu
quả cũng như định liệu những xung đột có thể xảy ra trong đời
sống vợ chồng nên khi về chung sống đã sinh mẫu thuẫn, xích
mích.
Thêm vào đó, nhận thức của xã hội về vấn đề “bình đẳng” trong gia
đình cũng chưa thật đầy đủ. Nhiều người đàn ông vẫn mang tư
tưởng đưa tiền về cho vợ con, đảm bảo cho vợ con có cuộc sống
vật chất đầy đủ, sung sướng là đã hoàn thành trách nhiệm người
chồng, người cha. Họ coi việc kiếm tiền là quan trọng hơn cả và
phó mặc vợ ở nhà với nỗi cô đơn, với công việc nội trợ và chăm s
óc con cái.


Bên cạnh đó, lại có những người phụ nữ vì mải mê công danh, sự
nghiệp, chuyện học hành, vui chơi, làm đẹp… mà quên đi vai trò
người vợ, người mẹ trong gia đình, dần dẫn tới sự mất cân bằng
các giá trị trong hôn nhân, làm cho mối quan hệ gia đình bị lỏng
lẻo, tình cảm vợ chồng bị mai một.
Hôn nhân tan vỡ không chỉ ảnh hưởng đến gia đình, người thân
mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Bởi, gia đình là tế bào của xã hội và
khi khi tế bào không “khỏe” thì xã hội cũng bị ảnh hưởng nhiều
mặt. Sau những cuộc hôn nhân không thành sẽ là những đứa con
vô tội phải sống trong cảnh thiếu tình thương và sự chăm sóc, nuôi
dưỡng của cha hoặc mẹ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân
dẫn đến tình trạng tội phạm và các tệ nạn xã hội ngày một gia tăng
trong những năm gần đây.
Để hạn chế tình trạng ly hôn, điều quan trọng nhất vẫn là bản thân

mỗi cặp vợ chồng phải tự tháo gỡ, cùng nhau vượt qua thử thách
để tình yêu hôn nhân thêm bền vững. Bên cạnh đó, chính quyền
địa phương cùng các ngành, đoàn thể cũng cần chủ động hơn nữa
trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về hôn nhân - gia đình tới người dân; đẩy mạnh cuộc vận
động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và “Phụ
nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh
phúc”; thành lập và nhân rộng mô hình câu lạc bộ “Xây dựng gia
đình hạnh phúc” tại các xã, phường, thị trấn; thực hiện tốt công tác
hòa giải ở cơ sở thông qua việc phát huy vai trò của các tổ chức
chính trị, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ hòa giải, các già làng,
trưởng bản...
Hồng Oanh
[Trở về] |

In bài này |

Các tin khác

Bảo tồn văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch
Cần nêu cao ý thức tuân thủ pháp luật về đóng kinh phí công đoàn
"V

In



×