Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SO TAY THUC HANH NHOM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.18 KB, 14 trang )

T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC

SỔ TAY THỰC HÀNH
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM

ĐÀ NẴNG - 2015
1


GIÁ TRỊ VÀ NGUYÊN TẮC TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI

Trong suốt quá trình giúp đỡ, sinh viên cần tuân thủ những giá trị và nguyên tắc công
tác xã hội sau:
1. Tôn trọng giá trị và nhân phẩm con người trên cơ sở triết lý công tác xã hội
2. Phúc lợi của thân chủ là trách nhiệm cơ bản
3. Đảm bảo sự bí mật
4. Chấp nhận sự thay đổi tích cực
5. Thái độ không phán xét
6. Kiểm soát cảm xúc
7. Tôn trọng sự cá nhân hóa
8. Tôn trọng cảm xúc của thân chủ
9. Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ
10. Chia sẻ và tạo quyền nhằm hỗ trợ thân chủ kiểm soát cuộc sống của họ

2


QUI ĐỊNH THỰC HÀNH DÀNH CHO SINH VIÊN
1. Trong suốt thời gian thực hành, sinh viên thực hiện đầy đủ các qui định của
đoàn thực hành và của Giáo viên hướng dẫn thực hành (về thời gian thực hành,


lên kế hoạch thực hành, thời gian nộp các báo cáo thực hành, tham dự đầy đủ
các buổi họp thực hành,…).
2. Sinh viên viết nhật ký thực hành và các báo cáo thực hành theo sự hướng dẫn
cụ thể của giáo viên hướng dẫn thực hành. Bài báo cáo cuối đợt thực hành, sinh
viên phải đánh máy vi tính, đóng bìa và trình bày theo mẫu qui định.
3. Đối với sinh viên tự ý bỏ thực hành nửa chừng hoặc điểm thực hành dưới 5 thì
xem như sinh viên đó không tích lũy được học phần thực hành và phải đăng ký
lại học phần này vào học kỳ kế tiếp.
4. Trong thời gian thực hành, nếu vì lý do nào đó mà sinh viên nghỉ thực hành thì
phải xin phép giáo viên hướng dẫn thực hành. Thời gian được nghỉ phép không
quá một tuần và sinh viên phải thực hành bù số buổi đã nghỉ.
5. Trong thời gian thực hành, nếu cơ sở thực hành yêu cầu sinh viên tham dự các
buổi hội thảo hoặc hội họp tại cơ sở và thời gian này trùng với lịch học tập ở
trên trường, sinh viên phải thông báo và xin phép giảng viên giảng dạy và giáo
viên hướng dẫn.
6. Sinh viên không được biếu quà cáp cho thân chủ và cũng không được phép
nhận quà cáp của thân chủ (sinh viên cần trao đổi với giáo viên hướng dẫn thực
hành nếu như không biết phải làm như thế nào).
7. Sinh viên phải báo cho giáo viên hướng dẫn thực hành và cơ sở thực hành biết
số điện thoại hoặc phương tiện liên lạc với sinh viên trong thời gian thực hành.
8. Cuối đợt thực hành, sinh viên phải nộp cho giáo viên hướng dẫn thực hành Sổ
nhật ký thực hành và Báo cáo thực hành theo đúng thời hạn và hình thức được
qui định
9. Ăn mặc, tác phong, thái độ phù hợp

3


VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG KHI THỰC HÀNH TẠI CƠ SỞ
Sinh viên cần phải nhận biết rằng tại địa bàn thực hành có những nguy cơ có

thể gây hại cho sinh viên trong khi thực hành, nhất là khi đi thăm viếng các gia đình
thân chủ.
Các nguy cơ có thể là mất đồ, mất xe, trộm cướp, thân chủ có thể có hành vi
bạo lực (thân chủ say rượu hoặc thân chủ bị phấn khích khi hút hay tiêm chất ma túy),
tai nạn giao thông, …
Với sự hướng dẫn và cảnh báo của giáo viên hướng dẫn thực hành cũng như cơ
sở thực hành, sinh viên sẽ được thông báo về những nguy cơ đã nêu trên để sinh viên
nhận thức được và có ý thức phòng tránh.

SINH VIÊN CẦN PHẢI THẬN TRỌNG ĐỂ ĐẢM BẢO
CHO SỰ AN TOÀN CỦA CHÍNH MÌNH
Sinh viên cần tránh ở lại một mình tại cơ sở. Trước khi đi thăm viếng các gia
đình của thân chủ sinh viên cần thăm dò lai lịch của thân chủ và môi trường thân chủ
sinh sống, và nếu cần nên có người thứ hai đi kèm (có thể là người của cơ sở). Sinh
viên cần thận trọng khi tiếp xúc với những người mang bệnh truyền nhiễm
(HIV/AIDS, lao, …).

4


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đà Nẵng, ngày 01 tháng 10 năm 2015

KẾ HOẠCH THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM
LỚP 13CTXH HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2015 - 2016
Thông tin chung



Tên môn học:

Thực hành CTXH 2 (Thực hành Công tác xã hội với

nhóm)

Mã môn học:

320114 3



Số tín chỉ:

04



Môn học:

Bắt buộc



Bộ môn phụ trách: Tổ Công tác xã hội

1. Mục tiêu thực hành
• Về mặt kiến thức

 Áp dụng những kiến thức liên quan đến hành vi con người và môi trường
xã hội cũng như các phương pháp, cách tiếp cận, năng động nhóm trong
việc giúp đỡ nhóm đạt mục tiêu.
 Thực hành các nguyên tắc, quy chuẩn đạo đức và các giá trị trong CTXH
khi làm việc với nhóm.
• Về mặt kỹ năng
Đợt thực hành giúp sinh viên phát triển các kỹ năng chuyên môn sau:
 Kỹ năng thiết lập quan hệ.
 Kỹ năng vấn đàm.
 Kỹ năng làm việc nhóm.
 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, thương lượng.
 Kỹ năng điều phối, lãnh đạo nhóm
 Kỹ năng nhận diện vấn đề.
 Kỹ năng nối kết và huy động nguồn lực.
 Kỹ năng can thiệp, giám sát và đánh giá hiệu quả khi làm việc với cá
nhân và nhóm.
5


 Kỹ năng tương tác nhóm.
• Về mặt thái độ
Đợt thực hành giúp sinh viên hình thành các thái độ sau:
 Thái độ tích cực và động lực hướng đến học tập nhằm phát triển nghề
nghiệp bản thân.
 Phát triển tinh thần phục vụ cộng đồng và tinh thần dấn thân của một tác
viên xã hội vì một xã hội công bằng và phát triển.
 Tôn trọng các nguyên tắc, giá trị, văn hóa và quy chuẩn đạo đức trong
công tác xã hội.
 Chấp hành nghiêm túc các qui định thực hành, có tinh thần trách nhiệm,
tác phong chuyên nghiệp, làm việc có kỷ luật, kế hoạch và hiệu quả.


2. Tổ chức đoàn thực hành
Lớp 13CTXH bao gồm 56 sinh viên, được chia làm 03 nhóm. Mỗi nhóm từ 18 đến 20
sinh viên. Cơ cấu tổ chức mỗi nhóm như sau:
• Một giáo viên chịu trách nhiệm chính.
• Một sinh viên làm trưởng nhóm, hỗ trợ công tác tổ chức và quản lý.
Phân công giảng viên hướng dẫn các nhóm như sau:
Tên giáo viên
Nguyễn Thị Hằng Phương
Lê Thị Lâm
Bùi Đình Tuân

Tên nhóm
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3

Số sinh viên
18
19
19

3. Thời gian và địa điểm thực hành
• Thời gian thực hành:
 Từ ngày 05/11/2015 đến 10/12/2015
 Được chia thành các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị, định hướng thực hành (01 tuần)
Giai đoạn 2: Thực hành tại địa bàn (05 tuần)
Giai đoạn 3: Tổng kết và đánh giá kết quả thực hành (01 tuần)
• Địa điểm thực hành: Các cơ sở xã hội, trường học trên địa bàn Tp.Đà Nẵng

4. Kinh phí chi hỗ trợ thực hành
Theo quy định tạm thời về chế độ khoán kinh phí thực hành – thực tập ngành công tác
xã hội của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

5. Nội dung thực hành
• Giai đoạn 1: Định hướng thực hành (01 tuần):
Ở giai đoạn định hướng thực hành, sinh viên được cung cấp những thông tin sau:
6


 Tổ chức đoàn thực hành bao gồm danh sách đoàn, địa điểm và thời gian
thực hành, kế hoạch, mục tiêu, nội dung và các hoạt động thực hành
 Quy chế, quy định thực hành
 Quy định về viết nhật ký và báo cáo thực hành
 Đánh giá thực hành
• Giai đoạn 2: Thực hành tại cơ sở (5 tuần):
Sinh viên tham gia sinh hoạt với một nhóm sẵn có ở cơ sở, hoặc thành lập nhóm
mới có sự theo dõi của kiểm huấn viên. Sinh viên ứng dụng kỹ năng quan sát và vận
dụng lý thuyết để phát hiện tiến trình tâm lý của nhóm (mối tương tác, hợp tác, mâu
thuẫn, lãnh đạo, các vai trò thể hiện trong nhóm và xác định nhóm đang ở giai đoạn
phát triển nào…). Tùy theo nhu cầu, mục tiêu của nhóm, sinh viên cùng nhóm thực
hiện một chương trình sinh hoạt.
• Giai đoạn 3: Tổng kết, báo cáo kết quả thực hành (01 tuần):
SV viết bài thu hoạch, lượng giá thực hành để họp lượng giá với Kiểm huấn viên
6. Đánh giá kết quả thực hành
Trong quá trình thực hành, sinh viên cần phải viết Nhật ký thực hành và hoàn
thành Báo cáo thực hành. Nhật ký và Báo cáo thực hành là hai thành phần quan trọng,
qua đó phản ánh quá trình hiểu biết của sinh viên, quá trình thực hành công tác xã hội
của sinh viên, cũng như các kết quả mà sinh viên đạt được sau khi hoàn tất đợt thực
hành.

Yêu cầu về thời hạn nộp và hình thức trình bày như sau:
 Thời gian nộp: Sau khi kết thúc đợt thực hành 10 ngày, các sinh viên
phải nộp Nhật ký thực hành và Báo cáo thực hành cho giáo viên hướng
dẫn theo mẫu và hình thức được quy định. Báo cáo thực hành có số trang
trong khoảng từ 25 đến 40 trang.
 Hình thức Nhật ký thực hành và Báo cáo thực hành qui định như
sau: Dùng bộ mã Unicode, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, lề
trên 2cm, lề dưới 2cm, lề trái 2,5cm, lề phải 2cm, khoảng cách dòng 1.5,
định dạng đoạn (paragraph) trước 6pt và sau 6pt.
Kết quả thực hành của sinh viên được đánh giá dựa trên các thành phần sau đây:
• Sự tham gia thực hành đầy đủ và nghiêm túc của sinh viên.
• Các kết quả được phản ánh trong các báo cáo thực hành.
• Các hoạt động được phản ánh trong nhật ký thực hành.
Điểm đánh giá thực hành của từng cá nhân sinh viên được tính như sau:
Nội dung đánh
giá

Số điểm

Những yêu cầu cụ thể
7


Nhật ký thực hành

20%

Báo cáo thực hành

60%


Đánh giá của GV
hướng dẫn

20%

Nhật ký đúng quy cách, thể hiện được đầy đủ thời
gian, địa điểm, các sự kiện, các hoạt động, cảm xúc,
suy nghĩ và quan điểm từ sinh viên.
Báo cáo phản ánh được quá trình thực hành, có dữ
liệu minh chứng và áp dụng được kiến thức, kỹ
năng chuyên môn vào thực tế
Hình thức trình bày đúng quy cách, không có lỗi
chính tả và văn phạm.
Làm việc chuyên cần, có kỷ luật, có kế hoạch và
tinh thần trách nhiệm. Tác phong chuyên nghiệp,
thái độ tích cực, không vi phạm quy chuẩn đạo đức
nghề công tác xã hội.

Phòng đào tạo

Khoa Tâm lý – Giáo dục

Duyệt của Ban Giám hiệu

8


T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC


NHẬT KÝ THỰC HÀNH
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM

Đoàn thực hành số: …………………………………….
Tên tổ chức xã hội: …………………………………...
Họ và tên sinh viên: ………………………………….
MSSV: …………………………
Lớp: ……………………………
GV kiểm huấn: ………………………………………….

ĐÀ NẴNG - 2015

9


1. Thông tin về cơ sở xã hội
Tên tổ chức xã hội:
Đối tượng thụ hưởng:
Địa chỉ:

2. Nội dung Nhật ký
Ngày - Thời gian Địa điểm

Hoạt động/Sự kiện

Vai trò của sinh viên
trong buổi sinh hoạt
nhóm


Suy nghĩ, cảm xúc,
quan điểm và nhận
thức của sinh viên
thực hành

3. Bài học kinh nghiệm
• Những thay đổi trước và sau khi thực hành (thái độ, giá trị, kiến thức, kinh
nghiệm).
• Những nguyên tắc, lý thuyết, kỹ thuật áp dụng trong tiến trình giúp đỡ thân chủ.
• Những kỹ năng đạt được.
• Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực hành.

4. Đề xuất/nhận xét để hoàn thiện thực hành
• Tổ chức thực hành và nội dung thực hành.
• Nhận xét/đề xuất đối với Trường, Khoa.
• Nhận xét/đề xuất đối với giáo viên kiểm huấn thực hành.

10


T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC

BÁO CÁO THỰC HÀNH
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM

Họ và tên sinh viên: ……………………………………
Mã số sinh viên: ………………………………………
Lớp: …………………….
GV kiểm huấn: …………………………………………..


ĐÀ NẴNG - 2015
THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM
11


PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Tên cơ sở
Địa chỉ: Điện thoại/Fax/E-mail
Tên cơ quan chủ quản của cơ sở
Địa chỉ: Điện thoại/Fax/E-mail
Mục đích của cơ sở
Đối tượng chính của cơ sở phục vụ
Số lượng đối tượng hiện có
Tổ chức của cơ sở
a) Ban điều hành
b) Các bộ phận trong tổ chức
c) Vẽ sơ đồ tổ chức
9. Nhân sự
a) Nhân sự chuyên môn CTXH
b) Nhân sự không chuyên môn

10. Các hoạt động chăm sóc đối tượng
11. Nhận xét của sinh viên về các hoạt động của cơ sở
PHẦN II. TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM
I. Giai đoạn chuẩn bị thành lập nhóm
1. Xác định mục tiêu chung của nhóm
Sinh viên phải xác định được mục tiêu của nhóm là gì từ đó mới lựa chọn loại sinh
hoạt nhóm phù hợp.
2. Đánh giá khả năng tham gia của các nhóm viên
- Nhu cầu,
- Sức khỏe,
- Điều kiện vật chất
- Mục đích tham gia
- Những cản trở đối với sự tham gia của nhóm
3. Đánh giá khả năng các nguồn lực hỗ trợ nhóm
Sinh viên phải đánh giá được tất cả các nguồn lực, dịch vụ có thể tham gia hỗ trợ
nhóm.
4. Bối cảnh chọn nhóm thân chủ

Sinh viên mô tả mình chọn nhóm viên trong điều kiện, bối cảnh như thế nào,

Nhóm từ 6-10 thành viên

Xây dựng nhóm mới (hoặc làm việc với nhóm sẵn có); Nếu nhóm có sẵn thì
mục tiêu nhóm đang sinh hoạt là gì; Trình bày vắn tắt lịch sử thành lập và phát
triển của nhóm.
5. Hồ sơ các nhóm viên
Sinh viên lập danh sách trích ngang các nhóm viên, gồm:
Họ tên; ngày tháng năm sinh; giới tính; quê quán; đặc điểm tâm sinh lý; tình trạng sức
khỏe thể chất; sức khỏe tâm thần.
II. Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động

12


1. Mục tiêu cụ thể của nhóm

− Dựa vào mục đích của nhóm đã được xây dựng, trong các buổi sinh hoạt đầu tiên
cần thực hiện việc xây dựng mục tiêu của nhóm.
− Mục đích là cái đích cuối cùng mà nhóm hướng tới, mục tiêu là những kết quả cần

phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định và phải cụ thể.
2. Bảng kế hoạch hoạt động của nhóm

Bảng kế hoạch các hoạt động nhằm hiện thực các mục tiêu ở trên.
STT

Thời gian, địa
điểm

Hoạt động

Người thực
hiện

Nguồn kinh
phí

II. Giai đoạn can thiệp – thực hiện nhiệm vụ
Viết phúc trình Tiến trình nhóm ghi lại những diễn biến phát triển của nhóm từ ngày
thành lập cho đến ngày kết thúc, (phúc trình từng buổi sinh hoạt nhóm). Gồm các nội
dung sau:

Mẫu báo cáo buổi sinh hoạt nhóm

Tên nhóm:……………………………………………..................

Tên nhân viên CTXH:……………………................................

Ngày sinh hoạt:…..Từ lúc……Đến lúc……………..................

Nơi sinh hoạt:………………………………………….................

Nhóm viên có mặt……………..…...........................................

Nhóm viên vắng mặt……………………………………………

Mục tiêu của nhóm:……………………………………...............

Hoạt động để đạt mục tiêu:………………………….................

NV CTXH phân tích buổi sinh hoạt (tiến trình nhóm và tương tác nhóm): …

Ghi nhận sự tiến bộ của từng cá nhân: …………………

Kế hoạch cho buổi sinh hoạt sau: ……………

Điều gì cần lưu ý cho buổi sinh hoạt sau: ………..
IV. Giai đoạn kết thúc nhóm
− Sinh viên cùng nhóm đối tượng đánh giá kết quả đạt được dựa vào mục tiêu và
mục đích của nhóm.
− Kết thúc tiến trình nhóm, chuẩn bị cho việc chia tay nhóm và kế hoạch tương lai.


PHẦN 3 - KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
PHỤ LỤC: Tóm tắt trường hợp khoảng từ 1 đến 2 trang: Sinh viên mô tả vắn tắt
tiến trình can thiệp vào nhóm, bao gồm những thông tin sau: mô tả vắn tắt về nhóm,
mục tiêu của nhóm, đánh giá từ phía sinh viên, lập kế hoạch can thiệp và thực hiện kế
hoạch can thiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
13


Sinh viên liệt kê các tài liệu tham khảo đã sử dụng trong quá trình thực hành. Hình
thức liệt kê tài liệu tham khảo phải theo đúng qui định trình bày của một văn bản khoa
học.

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2015

Duyệt của Khoa Tâm lý – Giáo dục

Tổ bộ môn

ThS. Bùi Văn Vân

14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×