Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thi tìm hiểu LS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.23 KB, 14 trang )

VIỆT NAM BIÊN NIÊN SỰ KIỆN
**********
1-9-1858 Mở đầu cuộc kháng chiến của dân tộc VN chống CNTD khi hạm đội Pháp – Tây Ban
Nha nổ súng tiến công đánh chiếm bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng
17-2-1859 Pháp đánh chiếm tỉnh, thành Gia Định
10-12-1861 Nguyễn Trung Trực (Nguyễn Văn Lịch ) đốt cháy tàu chiến Pháp trên sông Vàm
Cỏ Đông, tại địa phận thôn Nhật Tảo
1861 – 1864 Khởi nghĩa chống Pháp của Trương Định
5-6-1861 Triều đình Huế ký hiệp ước cắt 3 tỉnh miền Đông lục tỉnh là Gia Định, Định Tường
và Biên Hòa cho Pháp
1864 – 1865 Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Trương Quyền, Thiên Hộ Dương, Hồ Huân
Nghiệp …
16-9-1866 Khởi nghĩa Đoàn Hữu Trưng – Đoàn Trực chống triều đình Tự Đức
20-6-1867 Pháp đơn phương ra tuyên bố 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp
1868 Khởi nghĩa chống Pháp của thủ khoa Huân, Phan Công Tòng …
1872 Khởi nghĩa chống Pháp của 18 thôn vườn Trầu và ở 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ
1873 Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất
20-11-1873 Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất
2-1874 Khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai chống triều đình Huế thỏa hiệp với giặc Pháp
1874 Khởi nghĩa văn thân Nghệ Tĩnh
15-3-1874 Triều đình Huế ký với Pháp điều ước, chấp nhận chủ quyền của Pháp đối với vùng
đất từ địa phận từ phía nam tỉnh Bình Thuận trở vào
31-8-1874 Triều đình Huế ký hiệp ước thương mại với Pháp tại Sài Gòn
25-4-1882 Pháp đánh Hà Nội lần thứ hai
12-3-1883 Pháp đánh chiếm khu mỏ than Hòn Gai
20-8-1883 Pháp đánh chiếm Thuận An, uy hiếp triều đình Huế
25-8-1883 Triều đình Huế ký hiệp ước với Pháp tại Huế thừa nhận là thuộc địa của Pháp và
chấp nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kỳ và Trung kỳ
1883 – 1887 Khởi nghĩa chống Pháp của Tạ Hiện ở Bắc kỳ
6-6-1884 Triều đình Huế ký hiệp ước với Pháp tại Huế chấp nhận nền bảo hộ của nước Pháp
và nước Pháp sẽ thay mặt nước An Nam trong mọi quan hệ đối ngoại


Đêm 4 rạng 5-7-1885 Sự biến kinh thành Huế Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn tấn công
quân Pháp ở đồn Mang Cá. Hàm Nghi rời kinh thành Huế và phát động phong trào chống Pháp
13-7-1886 Hàm Nghi hạ “Chiếu Cần Vương” phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi khắp
Bắc – Nam
1885 – 1898 Phong trào cần vương
1885 – 1913 Phong trào Yên Thế của Hoàng Hoa Thám. Trung kỳ với các cuộc khởi nghĩa :
Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Mai Xuân Thưởng …
17-10-1897 Pháp thành lập liên bang Đông Dương và chế độ toàn quyền Đông Dương
19-5-1890 Ngày sinh Nguyễn Tất Thành về sau là Nguyễn Aùi Quốc , Hồ Chí Minh
5-2-1892 Chiến thắng Yên Lãng (Hòa Bình ) của nghĩa quân Đốc Ngữ
18-5-1894 Chiến thắng Hữu Nhuế (Hố Chuối) của nghĩa quân Yên Thế
28-9-1895 Chiến thắng Vụ Quang của Phan Đình Phùng
7-7-1900 Thực dân Pháp ra đạo luật về tổ chức quân đội thuộc địa
1901 Phan Bội Châu vạch kế hoạch chống Pháp cứu nước
1904 Duy Tân Hội thành lập
23-2-1905 Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính, Tăng Bạt Hổ sang Nhật mở đầu phong trào Đông
Du
3-1907 Đông Kinh Nghĩa Thục thành lập
1908 Cuộc nổi dậy đòi giảm sưu thuế của nông dân Trung Kỳ
- Vụ đầu độc binh lính ở Hà Nội
5-6-1911 Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước
2-1912 Việt Nam Quang phục hội thành lập
10-3-1913 Hoàng Hoa Thám hi sinh
1-8-1914 Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ
1916 Cuộc khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân
1920 Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội lần thứ XVIII Đảng XH Pháp và tham gia thành lập
Đảng Cộng sản Pháp
19-6-1924 Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Méclanh
1924 Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản
6-1925 Nguyễn Ái Quốc thành lập Việt Nam CM thanh niên

24-3-1926 Phan Châu Trinh mất
25-12-1927 Việt Nam Quốc dân Đảng thành lập
14-7-1928 Tân Việt CM Đảng ra đời
17-6-1929 Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời
7-1929 An Nam Cộng sản Đảng ra đời
9-1929 Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ra đời
3-2-1930 Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
12-9-1930 Cuộc biểu tình của hơn 2 vạn nông dân huyện Hưng Nguyên, Nghệ An – đỉnh cao
của phong trào “Xô viết Nghệ – Tĩnh” (1930 – 1931)
10-1930 Ban Chấp hành TW lâm thời của ĐCSVN họp Hội nghị toàn thể lần thứ I tại Hương
Cảng (Trung Quốc) quyết định đổi tên Đảng thành Đảng CSĐD và thông qua “Luận cương CM tư sản
dân quyền”
27  31-3-1935 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương họp
ở Ma Cao – Trung Quốc
7-1935 Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu tham dự Đại
hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản họp ở Mátxcơva – Liên Xô
7-1936 Hội nghị TW lần thứ I của Đảng Cộng sản Đông Dương (khóa I) đề ra chủ trương chỉ
đạo chiến lược CMVN thời kỳ 1936 – 1939
1-5-1938 Cuộc mít tinh của hơn 2 vạn người ở quảng trường nhà Đấu Xảo – Hà Nội
6  8-11-1939 Hội nghị TW lần thứ VI của Đảng Cộng sản Đông Dương (khóa I) đề ra chủ
trương chỉ đạo chiến lược CMVN thời kỳ 1939 – 1945
9-1940 Nhật tiến công Lạng Sơn (22 tháng 9) mở đầu xâm lược Đông Dương; khởi nghĩa Bắc
Sơn (27 tháng 9) báo hiệu thời kỳ đấu tranh vũ trang của CMVN
28-1-1941 Nguyễn Ái Quốc về nước , đến Cao Bằng sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước
10  19-5-1941 Hội nghị TW lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Đông Dương (khóa I) do
Nguyễn Ái Quốc chủ trì , đã hoàn thành chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược CMVN thời kỳ
1939 – 1945 được đề ra tại Hội nghị TW VI (11 – 1939)
19-5-1941 VN độc lập Đồng minh (Việt Minh) thành lập
1943 – 1944 Đề cương Văn hóa VN (1943) và cuộc vận động thành lập Hội văn hóa cứu quốc
VN (cuối 1944)

6-1944 Đảng Dân chủ VN thành lập và tham gia Việt Minh
22-12-1944 Đội VN tuyên truyền giải phóng quân thành lập, do Võ Nguyên Giáp thực hiện
theo chỉ thị của Hồ Chí Minh
3-1945 Nhật làm đảo chính quân sự lật đổ Pháp ở Đông Dương (9 – 3) ; Chỉ thị “Nhật – Pháp
bắn nhau và hành động của chúng ta” (12 – 3) phát động “Cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề
tiến tới Tổng khởi nghĩa”
5-1945 Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào (Tuyên Quang) và Tân Trào trở thành
trung tâm chỉ đạo CM cả nước
4-6-1945 Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập gồm hầu hết tất cả các tỉnh thượng du (Cao
Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn , Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang) và một số vùng lân cận thuộc các
tỉnh trung du, trở thành căn cứ chính của cách mạng cả nước
13  17-8-1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương (13 – 15 tháng 8) và
Đại hội quốc dân (16 – 17 tháng 8) họp ở Tân Trào, quyết định Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành
chính quyền toàn quốc, thành lập nước VN dân chủ cộng hòa
8-1945 Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội (19-8), Huế (23-8), Sài Gòn (25-8)
25-8-1945 Hồ Chí Minh cùng với TW về Hà Nội chuẩn bị cho sự ra đời của nước VN dân chủ
cộng hòa
30-8-1945 Lễ thoái vị của Bảo Đại – ông vua cuối cùng của VN – diễn ra ở Ngọ Môn Huế
2-9-1945 Tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập
tuyên bố sự ra đời của nước VN dân chủ cộng hòa
3-9-1945 Hội đồng Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách trước mắt phải làm ngay, nhằm xây dựng và bảo vệ chính
quyền CM vừa giành được
23-9-1945 Thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn. Nhân dân Sài Gòn, nhân dân Nam Bộ, Nam
Trung Bộ đứng lên đánh Pháp, tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược
25-11-1945 Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị “Kháng chiến – Kiến
quốc”
6-1-1946 Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên sau CM tháng 8 – 1945 cuộc bầu cử được tổ
chức trong cả nước
2-3-1946 Quốc hội khóa I họp kỳ đầu tiên thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp chính thức

do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch
6-3-1946 Hiệp định Sơ bộ về VN ký kết tại Hà Nội giữa đại diện hai chính phủ VN dân chủ
cộng hòa và Cộng hòa Pháp
31-5  20-10-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nước Pháp với tư cách là thượng khách của
chính phủ Pháp
7-1946 Đảng xã hội VN thành lập 29-5-1946 và tham gia Hội Liên Việt
14-9-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với đại diện Chính phủ Pháp Tạm ước
9-11-1946 Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I thông qua Hiến pháp nước VN dân chủ cộng hòa
18  19-12-1946 Trả lời tối hậu thư ngày 18-12 của Pháp buộc ta đầu hàng, Ban thường vụ
TW Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở thị xã Hà Đông dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
đã quyết định phát động toàn quốc chiến chống thực dân Pháp xâm lược
19-12-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Kháng chiến
toàn quốc bùng nổ lúc 20h ngày 19-12 ở Hà Nội
19-12-1946  17-12-1947 Hà Nội và các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 chiến đấu trong gần 60 ngày,
đã mở đầu kháng chiến toàn quốc
7-10  12-10-1947 Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947
1-1950 : 14-1 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ VN dân chủ cộng hòa tuyên bố sẵn
sàng đặt quan hệ ngoại giao với các nước… Sau tuyên bố, nhiều nước công nhận và đặt quan hệ ngoại
giao với chính phủ VN dân chủ cộng hòa
16-9  22-10-1950 Chiến dịch Biên Giới thu – đông 1950
11  19-12-1951 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương, là
“Đại hội kháng chiến thắng lợi”. Đại hội đổi tên Đảng thành Đảng Lao động VN, bầu Hồ Chí Minh
làm chủ tịch Đảng, Trường Chinh làm Tổng Bí thư
3-3-1951 Đại biểu Việt Minh và Hội Liên Việt họp Đại hội thống nhất thành một mặt trận
thống nhất, lấy tên là Mặt trận Liên hiệp quốc dân VN (Mặt trận Liên Việt). Đảng Lao động VN chính
thức ra mắt trước đại biểu ND tham dự Đại hội
11-3-1951 Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khơme Itxarắc và Mặt trận Lào Itxala họp Hội nghị
đại biểu đại diện cho ND ba nước, thành lập khối “Liên minh ND Việt – Miên – Lào”
13-3  7-5-1954 Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
8-5  21-7-1954 Hội nghị quốc tế Giơnevơ (họp 26-4) bàn giải pháp chấm dứt chiến tranh lập

lại hòa bình ở Đông Dương
21-7-1954 Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương được
ký kết
10-10-1954 Quân đội xâm lược Pháp rút khỏi Hà Nội, cùng ngày quân đội VN tiến vào tiếp
quản
1-1-1955 Hà Nội tổ chức mít tinh lớn tại quảng trường Ba Đình chào mừng TW Đảng , Chính
phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về
22-5-1955 Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Cát Bà, MBVN hoàn toàn giải phóng
14-5-1956 Chính phủ Pháp gửi cho hai Chủ tịch Hội nghị Giơnevơ 1954 về đông Dương bản
thông điệp thông báo quân viễn chinh Pháp ở MNVN rút hết về nước
19-5-1959 Đoàn vận tải quân sự 559 được thành lập, khám phá mở đường chiến lược Trường
Sơn
1959-1960 Nhân dân MNVN nổi dậy làm cuộc “Đồng khởi” đánh vào chính quyền Mĩ – ngụy,
chuyển CMMN từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công
5  12-9-1960 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động VN, là “Đại hội xây
dựng CNXH ở MB và đấu tranh thống nhất nước nhà”. Đại hội bầu lại Hồ Chí Minh làm Chủ tịch
Đảng và bầu Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất
20-12-1960 Mặt trận dân tộc giải phóng MNVN thành lập
15-2-1961 Các lực lượng vũ trang CM thống nhất thành quân giải phóng MNVN
7-2-1965  1-11-1968 MB chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải
quân lần thứ nhất của Mĩ, vừa chiến đấu vừa sản xuất
30-1  25-2 ; 5-5 16-6 ; 17-8  30-9-1968 Ba đợt của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
đồng loạt 1968 của quân dân MN chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ
6  8-6-1969 Đại hội đại biểu quốc dân MNVN họp, bầu ra Chính phủ CM lâm thời Cộng
hòa MNVN và Hội đồng cố vấn Chính phủ
18-3-1970 Mỹ chỉ đạo bọn tay sai làm cuộc đảo chính quân sự lật đổ Chính phủ trung lập
Xihanúc, thành lập Chính phủ bù nhìn tay sai Lonnon, mở rộng chiến tranh xâm lược Campuchia
24  25-4-1970 Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp để khẳng định quyết tâm của ND
ba nước đoàn kết chống Mỹ
30-3-1972 Mở đầu cuộc “Tiến công chiến lược 1972” của quân dân ta trên khắp MN chống

chiến lược “VN hóa” chiến tranh của Mỹ
6-4-1972  15-1-1973 MB chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải
quân lần thứ hai của Mĩ, vừa chiến đấu vừa sản xuất
18  29-12-1972 Chiến thắng của quân dân ta ở MB trên bầu trời Hà Nội – Hải Phòng, đập
tan cuộc tập kích đường không bằng máy bay chiến lược B52 của Mỹ làm nên “Trận Điện Biên Phủ
trên không”
13-5-1968  27-1-1973 Hội nghị giữa hai nước (Việt Nam – Hoa Kỳ) bốn bên họp ở Pari bàn
giải pháp về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở VN
27-1-1973 Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở VN được ký kết
29-3-1973 Mỹ rút hết quân đội xâm lược khỏi VN
4-3  24-3 ; 21-3  3-4 ; 26-3  30-4-1975 Ba chiến dịch lớn (Tây Nguyên, Huế – Đà
Nẵng, Hồ Chí Minh) của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đánh bại hoàn toàn cuộc
chiến tranh xâm lược theo kiểu thực dân mới của Mỹ
25-4-1976 Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước. Đây là lần
thứ hai cuộc Tổng tuyển cử được tổ chức trong cả nước, sau lần tổ chức ngày 6-1-1946
Cuối tháng 6 đầu tháng 7-1976 : Quốc hội của nước VN thống nhất, gọi là Quốc hội khóa
VI, sau 5 khóa Quốc hội trước kể từ CM tháng 8-1945, họp kỳ thứ nhất. Quốc hội quyết định lấy tên
nước là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (từ 2-7-1976). Kết quả của kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa
VI đã đánh dấu việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
14  20-12-1976 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Lao động VN, là Đại hội
mở đầu thời kỳ cả nước đi lên CNXH. Đại hội quyết định trở lại tên Đảng là Đảng Cộng sản VN
31-1-1977 M?t tr?n t? qu?c VN thành l?p trên co s? th?ng nh?t m?t tr?n hai mi?n Nam – B?c
20-9-1977 Nước Cộng hòa XHCN Viêït Nam gia nhập Liên Hợp Quốc, là thành viên 149 của
LHQ
22-12-1978 Quân dân ta chiến đấu đập tan cuộc tiến công xâm lược biên giới Tây – Nam nước
ta của quân Pôn Pốt – Iêng Xari – Khiêu Xam Phon
17-2  18-3-1979 Quân dân ta chiến đấu đẩy lùi cuộc tiến công xâm lược biên giới phía Bắc
nước ta
18-12-1980 Quốc hội khóa VI thông qua Hiến pháp của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
15  18-12-1986 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản VN, là Đại hội

mở đầu công cuộc đổi mới đưa đất nước đi lên CNXH
24 – 27/6/1991 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản VN . Tại thủ đô Hà
Nội
28-7-1995 Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN), là thành viên thứ 7 của ASEAN
28/6 – 1/7/1996 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản VN . Tại thủ đô
Hà Nội
2000 Kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Cộng sản VN ; 110 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh ; 55 năm CM tháng 8-1945, thành lập nước CHXHCN Việt Nam ; 990 năm Thăng Long – Hà
Nội
19 – 22/4/2001 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản VN .Tại thủ đô Hà
Nội
2005 Kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng Cộng sản VN ; 115 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh ; 60 năm CM tháng 8-1945, thành lập nước CHXHCN Việt Nam
18 – 25/4/2006 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản VN. Tại thủ đô Hà
Nội
7/11/2006 Việt Nam gia nhập WTO
CÁC ĐẠI HỘI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
**********
1. Đại hội thành lập Đảng (3 – 7/2/1930) Tại Cửu Long – Hương Cảng – Trung Quốc
2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (27 – 31/3/1935) Tại Ma Cao – Trung Quốc
3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (11 – 19/2/1951) Tại Vinh Quang – Chiêm Hóa –
Tuyên Quang
4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (5 – 12/9/1960) Tại thủ đô Hà Nội
5. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (14 – 20/12/1976) Tại thủ đô Hà Nội
6. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (27 – 31/3/1982) Tại thủ đô Hà Nội
7. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (15 – 18/12/1986) Tại thủ đô Hà Nội
8. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (24 – 27/6/1991) Tại thủ đô Hà Nội
9. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (28/6 – 1/7/1996) Tại thủ đô Hà Nội
10. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (19 – 22/4/2001) Tại thủ đô Hà Nội

11. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (18 – 25/4/2006) Tại thủ đô Hà Nội
CÁC TỔNG BÍ THƯ CỦA ĐẢNG CSVN QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI
**********
1. Trần Phú Tổng Bí thư của Đảng từ 10/1930 – 4/1931
2. Lê Hồng Phong Tổng Bí thư của Đảng từ 3/1934 – giữa 1936
3. Hà Huy Tập Tổng Bí thư của Đảng từ giữa 1936 – 1938
4. Nguyễn Văn Cừ Tổng Bí thư của Đảng từ 3/1938 – 1940
5. Trường Chinh Tổng Bí thư của Đảng từ 5/1941 – 9/1956 và 7/1986 – 12/1986
6. Lê Duẩn Tổng Bí thư của Đảng từ 9/1960 – 7/1986
7. Nguyễn Văn Linh Tổng Bí thư của Đảng từ 12/1986 – 6/1991
8. Đỗ Mười Tổng Bí thư của Đảng từ 6/1991 – 12/1997
9. Lê Khả Phiêu Tổng Bí thư của Đảng từ 12/1997 – 4/2001
10. Nông Đức Mạnh Tổng Bí thư của Đảng từ 4/2001 – nay
**********

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×