Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Giáo dục và đào tạo chìa khóa của sự phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 121 trang )



Danida
TS. ĐINH VĂN ÂN, HOÀNG THU HOA
(Đồng chủ biên)



Danida
TS. ĐINH VÁN ÂN, HOÀNG THU HOÀ
(Đ ồng chủ biên)

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
C h ÌA kh o Á CỦA sự phÁT TRÌÊÌM
(Sách tham khảo)

_________ •>

___

X

NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH
Hà Nội - tháng 5/ 2008


N hóm tác giả:
HOÀNG THU HOÀ
TRẦN HỔNG MINH
ĐINH TRỌNG THANG



MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU

7

A' TỔINC ỌUAN KIÊN THỨC VÀ KINH NGHIỆM TRÊN
THÊ CIỚI

9

I. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỰC VÀ ĐÀO TẠO TRONG
T ư DUY VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIEN h i ệ n đ ạ i

9

1- Giáo dục th ú c đẩy sự hìn h th àn h và p h át
triển nền kin h tê tri thức

11

2- Giáo dục: nhân tô" quan trọng đ ể p h át triển
nguồn lực con người

13

3- G iáo dục đ ón g góp vào tăn g trưởng k in h t ế
th ôn g qua ứng d ụ n g và th ú c đẩy tiến bộ cô n g nghệ

18


4- Vấn đề cạn h tran h giáo dục trên toàn cầu

21

5- G iáo dục và m ô h ìn h xã hội học tập

24

II. KINH NGHIỆM CỦA MỘT s ố NƯÓC VÀ
VÙNG LÃNH THỔ ĐÃ HIỆN ĐẠI HOÁ THÀNH CÔNG
NHỜ PHÁT TRIỂN VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA
GIÁO DỤC

25

1- N hật B ản

25

2- S in gap ore

28

3- Đ ài Loan

30

III. NỘI DƯNG CHỦ YẾU CỦA CẢI CÁCH GIÁO
DỤC ĐANG ĐƯỢC THựC HIỆN ở MỘT s ố NƯỚC

TRÊN THẾ GIÓI

32
3


Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển

B'

1- Hoa Kỳ

34

2- T hụy Đ iển

40

3- T rung Q uôc

43

4- Hàn Q uốc

48

TÌNH HÌNH Đ ổ l MỚI QUẢN LÝ CUNG ÚNG DỊCH
VỤ CIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM
TRONG HƠN 20 NĂM (1986 2007)


53

I. TỔNG QUAN HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM

55

1- Các bậc giáo dục

55

2- P h át triển giáo dục và đào tạo n goài côn g lập

59

3- Tài ch ín h cho giáo dục và đào tạo 60
4- Q uản lý nhà nước và quyền tự chủ của
trường đại học

66

II. THÀNH T ự u VÀ YẾU KÉM CỦA HỆ THỐNG
GIÁO DỤC

68

1- Các th à n h tựu của giáo dục

68

2- N hữ ng yếu kém và tiêu cực tron g giáo dục


72

III. NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC YÊU KÉM TRONG
GIÁO DỤC

4

79

1- Tư duy giáo dục chậm được đôi mới

79

2- Quản lý về giáo dục còn yếu kém và bất cập

80


Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển

o

PHÁT HUY TÁ C DỤNG CỦA CIÁO DỤC VÀ
Đ ÀO TẠO TRONG CÔNG c u ộ c PHÁT TRIEN
KINH T Ế - XÃ HỘI

87

I. PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO

TẠO THÚC ĐẦY s ự NGHIỆP CNH - HĐH
1- P h át triển nguồn nhân lực có kỹ năng

84

84

2- G iáo dục - phương thứ c đặc b iệt đ ể giữ gìn,
sá n g tạo và p h át triển văn hoá

87

3- Giáo dục - đào tạo đóng góp trực tiếp vào tăng
trưởng kinh t ế với tư cách là một ngành dịch vụ

89

II. ĐỊNH HƯỚNG MỘT s ố BIỆN PHÁP NHAM
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

90

1- Đ ổi mới tư duy phát triển giáo dục

90

2- Đ ổi mới chương trình, nội dung sách giáo
k h oa và phương pháp giáo dục

100


3- Đ ịnh hướng đổi mới ch ế độ tài chính đôi với
giáo dục

101

4- Đ ổi m ới cơ chê trỢ giúp người n gh èo hưởng
thụ giáo dục

106

5- Thựớ h iện c h ế độ tự chủ, tự ch ịu trách
n h iệm của tô chức cu n g ứng dịch vụ giáo dục

106

6- N hữ ng v iệ c cần làm của giáo dục nước ta
trước quá trìn h toàn cầu hóa và hội nhập quổc t ế

109

TÀI LIỆU THAM KHẢO

117

5



LỜI GIỚI THIỆU


Cuốn sách “Giáo dục và đào tạo - ch ìa khoá của sự
phát tr iể n ” được biên soạn và xuất bản vào thòi điểm những
năm gần đây ở nước ta trong mọi gia đình, nhà trường, các thầy,
cô giáo, các cơ quan và cán bộ quản lý giáo dục, mọi tầng lớp xã
hội n h ất là giới trí thức, ai nấy đều quan tâm suy nghĩ, bàn luận
sôi nổi về việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà.
Đọc cuốn sách này, chúng ta nhớ tới những lòi của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, trong thư gửi học sinh nhân ngày mở trường đầu
tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tháng 9 năm 1945;
những lòi từ rấ t sớm thể hiện tư tưởng của Bác về giáo dục, nói
từ 63 năm trước, mà như nói với các th ế hệ Việt Nam chúng ta
ngày hôm nay và cả mai sau.
“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. “Non sông Việt Nam
có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài
vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay
không, chính là nhò một phần lớn ở công học tập của các em”.
Cũng ngay sau đó, ngày 4 tháng 10 năm 1945, Bác Hồ đã chỉ rõ:
“Muôn giữ vững nền độc lập, muôn làm cho dân m ạnh, nước
giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn
phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc
xây dựng nước nhà...”
Trong thời kỳ chông Mỹ cứu nước của dân tộc ta, cố Thủ
tướng Phạm Văn Đồng đã rất quan tâm đến giáo dục và nhiều lần
nói về giáo dục. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình,
ông có nhiều thòi gian đi dạy học, và từng bộc bạch như một lời
7


Giáo dục và đào tạo - Chìa khoả của sự phát triển


tâm sự rằng nếu được chọn nghề, thì ông sẽ chọn nghê' giáo dục.
Trong những nhận định của cố Thủ tướng về vai trò của giáo dục,
xin nhắc lại một lời tiêu biểu: “Nghề dạy học là một nghề sáng tạo
bậc nhất, vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”.
Trong thời kỳ đổi mối hiện nay, Đại hội X của Đảng năm
2006 đã vạch rõ: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công
nghệ là quốic sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nưốc... Nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chê quản lý, nội
dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại
hoá, xã hội hoá”, “chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”.
Đó là những tư tưởng lớn đã chỉ đạo, hưống dẫn toàn bộ
tinh th ần và nội dung cuôn sách này.
Cuôn sách “G iáo dục và đào tạo - ch ìa khoá của sự
p h át tr iể n ” do T rung tâm Thông tin - Tư liệu, Viện Nghiên* cứu
Quản lý Kinh tế Trung ương tổ chức biên soạn và xuất bản dưới
sự chỉ đạo của Viện trưởng - TS. Đinh Văn Ân đã cố gắng phân
tích mối quan hệ giữa giáo dục và đào tạo đối vối công cuộc đổi
mối và p h át triển kinh tế, xã hội.
Những người biên soạn cuốn sách này đã sưu tầm , tiêp thu,
k ế thừa các kết quả nghiên cứu về giáo dục, gồm một khối lượng
lớn công trình, đề án, bài viết hiện có, từ đó cố gắng góp phần
của m ình về đánh giá tình hình giáo dục, cũng như về kiến nghị
giải pháp chấn hưng nền giáo dục nước nhà.
Chúng tôi xin chân th àn h cám ơn Cơ quan P hát triển Quốc
tê của Đan Mạch (Danida), trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao
năng lực nghiên cứu và phân tích chính sách cho Viện Nghiên
cứu Quản lý Kinh tế Trung ương”, đã hỗ trợ về tài chính trong
việc xuất bản cuốn sách này.

Xin trâ n trọng giới thiệu cuôn sách cùng bạn đọc.
8


Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển

A'

TỔNG ỌUAN KIẾN THỨC VÀ KINH NGHIỆM TRÊN
THẾ GIỚI

I.
VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG T ư
DUY VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIEN h i ệ n đ ạ i
Giáo dục là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực,
tiếp đến lợi ích, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân, mọi tổ
chức kinh tế - xã hội, và có tác động m ạnh mẽ đến tiến trình
phát triển của mọi quốíc gia. Giáo dục có ảnh hưởng rấ t lốn đến
mọi khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội. Trong những năm
gần đây, tư duy về vai trò của giáo dục trong việc thúc đẩy phát
triển kinh tế đã có sự biến đổi đáng kể theo hướng giáo dục ngày
càng được đề cao. Quốc gia nào thực hiện th àn h công các chính
sách giáo dục, thì con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá của
họ sẽ được rú t ngắn rấ t nhiều.
Giáo dục là quá trìn h được tổ chức có ý thức, làm biến đổi
nh ận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người học, góp phần
hoàn thiện nhân cách người học. Giáo dục quan tâm đến từng
con người và quan tâm đến toàn xã hội, hướng tới sự phồn vinh
của cộng đồng, sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, đồng
thòi hướng tới sự ph át triển của mỗi CẾỊ nhân, gắn với cuộc đòi

của mỗi con người. Đào tạo con người phát triển toàn diện là điều
kiện cần để họ có thể sống hạnh phúc .và phục vụ sự p h át triển
xã hội. N hiều công trìn h nghiên cứu khoa học cho thấy lợi ích mà
giáo dục đem lại không chỉ cho chính người đi học, mà còn cho cả
xã hội; ngược lại chính bản th ân trẻ em và gia đình chúng sẽ
phải chịu th iệt thòi và tương lai của một quốc gia sẽ phải đương
9


Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển

đầu với những hậu quả khó lưòng khi tình trạng bỏ học và thất
học của trẻ em diễn ra trà n lan1.
Chiên lược giáo dục là h ạt nhân trong chiến lược con người,
cung cấp tri thức mới, đào tạo nhân tài cho đất nước. Ngay từ thế
kỷ thứ VIII (1790), trong Chiếu Lập học, Vua Quang Trung đã
viết "Muốn xây dựng đất nước, trước hết phải phát triển giáo
dục. M uôh trị nước, phải trọng dụng người tà i”. Đến năm 1945,
trong thư gửi học sinh nhân ngày mở trường đầu tiên của nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh: "Ngày
nay, các cháu được cái may mắn hơn cha anh là được hưởng một
nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục sẽ đào tạo
các cháu nên những người công dân có ích cho nước Việt Nam,
một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của
các cháu... ”, và "Non sông Việt N am có trở nên tươi đẹp hay
không, dân tộc Việt N am có bước tới đài vinh quang đê sánh vai
các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một
phần lớn ở công học tập của các cháu ” .
Bước vào th ế kỷ XXI mỗi dân tộc càng ý thức sâu sắc hơn vê
sức m ạnh to lớn của giáo dục. Thành tựu cũng như th ấ t bại của

các dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá CUỐI th ế kỷ XX càng giúp
cho các nhà lãnh đạo quổíc gia thực sự thức tỉnh về vai trò cua
giáo dục trong công cuộc chấn hưng đất nước mình. Do vậy. giáo
dục là một vấn đề được quan tâm hàng đầu ở bất cứ nước nào, dù
lớn hay nhỏ, ph át triển hay đang phát triển. Giáo dục và đào tạo
đã và đang thực sự trỏ th àn h nhân tố" quyết định góp phần nâng
cao trìn h độ phát triển và năng lực cạnh tran h của các quốc gia
nói chung và của từng tô chức, từng thành viên trong xã hội nói
riêng. Hiện nay, cải cách giáo dục đang là một trong các chính
1 Đề án Cài cách giáo dục Việt Nam: P hân tích và đẽ' nghị của Nhóm nghiên cứu giáo dục Việt
Nam. 2008

10


Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển

sách ưu tiên hàng đầu ở hầu hết mọi quổc gia trên thê giới và là
một chủ đề được các tổ chức quốc tế quan tâm.
1Giáo dục th ú c đẩy sự hình thành và phát triển nền
kin h t ế tri thức
Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ thông tin, sự tương tác giữa tin học, vi điện tử
và sinh học đã tạo ra những tiến bộ thần kỳ trong kinh tế. Sự
phát triển không ngừng, có tính bùng nổ của lực lượng sản xuất,
trong đó tri thức đóng vai trò như lực lượng sản xuất mới, dẫn đến
sự hình thành một nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức. Có thể
hiểu kinh tế tri thức là nền kinh tế “sử dụng tri thức là động lực
chủ yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, việc làm trong tất
cả các ngành kinh tê'’. Lấy ví dụ ở các nước OECD (Tổ chức hợp

tác và phát triển kinh tề), giá trị do tri thức tạo ra đã chiếm trên
60% tổng GDP. Nhò' đổi mới chính sách, phát triển m ạnh các
ngành công nghiệp tri thức, đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin,
các nền kinh tế phát triển nhất này đã trở thành các nền kinh tế
chủ yếu dựa trên tri thức. Nhiều bằng chứng cũng cho thấy rằng,
ở những nước có nền giáo dục kém phát triển thì người dân, đặc
biệt là những người nghèo, phải gánh chịu những thiệt thòi lớn.
Họ không có điều kiện tiếp cận với các cơ hội giáo dục, hoặc chỉ có
thể được học trong những trường học có chât lượng thấp. Ngay cả
khi đã hoàn thành việc học tập, họ vẫn không thể tìm được việc
làm hay nâng cao thu nhập của mình do kiến thức thu được từ
nhà trường không đủ đáp ứng yêu cầu công việc.
Thời đại kinh tế tri thức có đặc điểm nổi bật là việc chuyển
từ kinh tế chủ yếu dựa vào vốn và tài nguyên thiên nhiên sang
kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức con ngưòi. Vậy mốì quan hệ
giữa giáo dục và nền kinh tế tri thức diễn ra như th ế nào? Có thể
nói rằng giáo dục chính là phương thức phát triển cơ bản của nền
11


I

Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển

kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế này, mỗi cá nhân phải biết
chuyển tri thức th àn h các kỹ năng, tiếp th u và biến tri thức
chung th àn h tri thức riêng của mình. Việc có ít hay nhiều tri
thức phụ thuộc phần lớn vào quá trình học tập, năng lực tiếp thu
của mỗi ngưòi; vì vậy, mỗi cá nhân cần phải học tập thường
xuyên với phương châm học tập suốt đời. Xã hội phải tạo điều

kiện tốt n h ấ t để mọi th àn h viên trong xã hội có cơ hội học tập tốt
nhất. Giáo dục góp phần quan trọng vào việc tạo ra tri thức đồng
thòi góp phần quảng bá tri thức. Chính vì vậy, người ta coi giáo
dục là ngành sản xuất cơ bản nh ất trong nền kinh tế tri thức2.
Như vậy, có thể thấy rằng, trong thời đại ngày nay, chìa
khoá cho sự th àn h công của mỗi quốc gia chính là tri thức. Tri
thức đối với mỗi dân tộc lại mang một sức nặng khác nhau, một
mức độ cấp thiết khác nhau. Có quốc gia dùng tri thức để bảo vệ
vị th ế hàng đầu; có quốc gia dùng tri thức để vươn lên tranh đoạt
vị th ế cao hơn; và có quốc gia nh ất thiết phải dùng tri thức để
không bị tụ t hậu. Và như đã nêu ở phần trên, điều tạo ra sự khác
biệt về tri thức chính là trình độ giáo dục. Chưa bao giờ trong lịch
sử nhân loại, sự thịnh vượng của quốc gia lại phụ thuộc mạnh mẽ,
trực tiếp vào quy mô và chất lượng giáo dục đến như vậy.

2 P hạm Dũng, T ạp chí Hồ sơ và sự kiện, 2007

12


Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển

Bảng 1: Sự chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp
sang nền kinh tế tri thức

Yếu tố

Nền kinh tế

Nền kinh tế


Nền kinh tê'

nông nghiệp

công nghiệp

tri thức

Đầu vào của sản Lao động, đất đai

Lao động, vốn

Tri thức, thông tin,
lao động, vốn

xuất

Công nghệ chủ yếu Sử dụng súc vật, Cơ giới hoá, điện khí Công nghệ cao,
thúc đẩy phát triển công nghệ thủ công hoá, chuyên môn hoá điềiukhiển, sáng tạo
Cơ cấu xã hội

Nông dân là chủ yếu Công nhân là chủ Công nhân tri thức

Tỷ lệ đóng góp của

yếu

là chủ yếu


30%

70%

Vừa phải

Rất cao

Trung học

Cao đẳng, đại học

24% GDP

6% GDP

khoa học công nghệ
cho phát triển
Tẩm quan trọng của Thấp
giáo dục
Trình độ văn hoá Tỷ lệ mù chữ cao
trung bình
Đầu tư cho giáo dục <1% GDP

Nguồn: Tạp chi Hó sơ và sự kiện, 2007

2G iáo dục: n h ân tô" quan trọn g đê p h át triển n guồn
lực con người
Nguồn lực lao động là nhân tô" quyết định việc tổ chức, sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Trong điều kiện ngày

nay, trí tuệ con ngưòi giữ vai trò quyết định sức m ạnh của mỗi
quốc gia, nó là tà i nguyên của mọi tài nguyên. T h ật vậy, trước
hết, năng lực trí tuệ của con người là vô hạn, trong khi các
nguồn lực khác lại có hạn. Tài nguyên thiên nhiên có đa dạng,
phong phú bao nhiêu đi chăng nữa thì sau quá trìn h khai thác,
13


Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển

đến lúc cũng sẽ bị cạn kiệt; nguồn vôn tài chính có nhiều bao
nhiêu cũng bị giới hạn ở một số’ lượng n h ất định và cũng khó
đáp ứng đủ nhu cầu ph át triển. Thứ hai, con người là chủ thể
sáng tạo ra công nghệ kỹ thuật... Con ngưòi tạo ra công nghệ,
kỹ th u ậ t đế phục vụ lợi ích của con người. T rí tuệ con người
p h át triển tới đâu sẽ tạo ra trìn h độ công nghệ kỹ th u ậ t tương
ứng. T hứ ba, các nguồn lực khác không thê tự ph át huy tác
dụng nếu không có sự tác động của con người. Có những nước
tài nguyên thiên nhiên hạn chế nhưng vẫn có sự phát triển
vượt bậc. Chẳng hạn, Singapore không được thiên nhiên ưu đãi
về tài nguyên, nhưng p h át huy đúng vai trò nguồn nhân lực, cơ
cấu kinh tế phù hợp, đã ph át triển kinh tế rấ t cao và trở thành
một nước có th u nhập bình quân đầu ngưòi cao n h ấ t trong khu
vực. Nước N hật có bước p h át triển th ần kỳ từ sau chiến tranh.
Mặc dù không có lợi th ế về tài nguyên thiên nhiên, song nước
N hật vẫn p h át triển và đã trở th àn h nền kinh tế lốn thứ hai thê
giối (sau Mỹ), mà sự p h át triển th ần kỳ đó b ắt nguồn từ yếu tố
cộng đồng và con người N hật Bản.
Giáo dục chính là quá trình tích luỹ vốn con người; đó là
một quá trìn h lâu dài trong đó người ta rấ t khó đưa ra những

tính toán chính xác về kinh tế nhưng có thể chắc chắn một điều
là giáo dục đã góp phần quan trọng vào việc phát triển nguồn
nhân lực có kỹ năng và những phẩm chất cần thiết. Nhờ có giáo
dục mà mỗi con người sở hữu những nhân tô" quan trọng là trí
tuệ, phẩm chất, thể lực; qua đó giáo dục cung cấp cho các cá
nhân những giá trị chung, những kỹ năng cơ bản để sống, làm
việc, để hoà nhập và xây dựng xã hội. Giáo dục mang lại lợi ích
cho xã hội, bởi vì ngoài việc cung cấp cho cá nhân khả năng cơ
bản để đáp ứng những đòi hỏi của thị trường lao động, giáo dục
còn mang đến cho các cá nhân những giá trị chung về đạo đức, về
quyền và nghĩa vụ của công dân, về mức văn hoá tối thiểu nhàm
đảm bảo một xã hội ổn định, nhân văn và dân chủ.
14


Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển

N hà kinh tế học Joseph Stiglitz khi bàn về quan điểm
p h át triển trong thiên niên kỷ mới cho rằng giáo dục là một
n h ân tố quan trọng trong việc phát triển nguồn lực con ngưòi.
Theo ông, “giáo dục đóng vai trò quan trọng không chỉ vì nó làm
tăng vốn con người mà còn vì giáo dục làm cho con người có khả
năng chấp nh ận và thích ứng với các thay đổi. Giáo dục tạo điều
kiện cho các cá nhân có các phương pháp khoa học với các hình
thức tư duy mới khác biệt sâu sắc với cách tư duy cũ”. Đánh giá
vai trò của giáo dục tại nhà trường, Albert E instein - nhà khoa
học lỗi lạc n h ấ t của th ế kỷ XX cho rằng: "nhà trường luôn là
phương tiện quan trọng nhất trong việc chuyển tải những giá trị
truyền thống từ th ế hệ này sang th ế hệ khác. N gày nay, do sự
p h á t triển hiện đại của đời sống kinh tế, gia đình uốn là người

m ang g iữ truyền thống và giáo dục, đang bị yếu dần đi, do đó
sự trường tồn và sức sống của xã hội phụ thuộc vào nhà trường
ở mức độ nhiều hơn trước kia ”3.
Chính vi tầm quan trọng của giáo dục trong đòi sống hiện
đại mà cuộc họp các Bộ trưởng giáo dục 8 nước công nghiệp phát
triển G8 tại Tokyo năm 2000 đã nêu ra đề nghị: “Chính sách giáo
dục không thể phát triển trong sự cô lập. Các chính sách này phải
n h ất quán và gắn bó giữa tiểu học, trung học và đại học, là kết
quả của những hệ thống học suốt đời thực sự. Chính phủ phải có
các chính sách n h ất quán ở các lĩnh vực khác như việc làm, khoa
học, công nghệ thông tin và tuyên truyền. Các chính sách này
phải được cam kết thực hiện trong cả xã hội và trong các cộng
đồng địa phương”. Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên
Hiệp quốc (UNESCO) thì coi giáo dục là một quyền lợi cơ bản của
con ngưòi và bất kỳ ai cũng có quyền tiếp cận giáo dục. UNESCO
đã nêu lên 4 trụ cột của giáo dục, đó là: học để biết, học để làm,
học cách chung sông, và học để khẳng định mình, qua đó nhấn
m ạnh thời đại mới đòi hỏi con người phải có cách nhìn mới, cách
’ N guyễn Ngọc Thuận, “ Albert Einstein và Giáo dục”, Tạp chí Tia sáng, 2003




Giáo dục và đào tạo - Chìa khoấ của sự phát triển

nghĩ mới và những kiến thức, kỹ năng mới của chính thời đại
mình. Nói cách khác, con ngưòi mới phải có khả năng tư duy độc
lập, có phương pháp tư duy hệ thông và cách nhìn tổng thể; có
năng lực sáng tạo và tinh th ần đổi mới; có khả năng thích ứng vối
sự thay đổi thường xuyên, đa dạng, phức tạp; và có năng lực hành

động hiệu quả và tinh th ần hợp tác trong một môi trường đa văn
hoá của một th ế giới toàn cầu hoá. Nền giáo dục của kỷ nguyên
thông tin là một nền giáo dục cho mọi người, tạo điều kiện để mọi
ngưòi được học, giúp cho mọi người biết cách học, biết cách tự học,
học tập liên tục, học suốt đòi.

Hộp 1: Bốn trụ cột của giáo dục theo quan điểm của UNESCO

Trụ cột thứ nhất: Học để biết. Sống trong xã hội hiện đại với những
bước phát triển nhanh chóng của thông tin và tri thức, của khoa học - công nghệ
và các mối quan hệ đa dạng, phức tạp trong cuộc sống và lao động nghé
nghiệp,... mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển cần có cơ hội và khả năng học
tập liên tục để biết thu nhận thông tin, biết tiếp thu, xử lý và tạo lập, sử dụng,
làm chủ tri thức để trở thành nhũng người cống dân khôn ngoan và thông thái
hơn trong cuộc sống và trong lao động nghé nghiệp. Học tập trở thành nhu cấu
thiết yếu của mọi người ở trong cũng như ngoài nhà trường bất kể sự khác biệt
vé chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội, lứa tuổi, giàu - nghèo,... Học tập trở thành
một hoạt động cơ bản của đời sống xã hội, nó là mục đích cuộc sống của mỗi cá
nhân nói riêng và cả cộng đồng nói chung để hình thành xã hội học tập. Là
phương tiện, học tập giúp con người hình thành và phát triển nhân cách, hiểu
được các giá trị của con người, của cuộc sống, hiểu biết môi trường sống và làm
việc của mình để sống có ích trong cộng đồng. Là mục đích, học tập đem lại sự
thoả mãn nhu cầu nhận thức, hiểu được, biết được, có khả năng tư duy độc lập.
Ngày nay, cần nhấn mạnh quan niệm rằng, việc giáo dục và đào tạo trong nhà
trường được coi là kết quả, khi nó tạo được cơ sở và động lực cho người học tiếp
tục học tập, rèn luyện suốt dời.___________

16

______ j



Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển

Trụ cột thứ hai: Học để làm. Làm ở đây không chỉ đơn thuần là thực
hành lao động sản xuất mà là sự vận dụng tri thức, hiểu biết của mỗi cá nhân,
nhóm xã hội trong thực tiễn cuộc sống và lao động nghé nghiệp. Nếu như sự
hiểu biết, trình độ học vấn tạo nên giá trị nền tảng của nhân cách thì năng lực
làm việc dựa trên tri thức, sự hiểu biết tạo nên giá trị gia tăng của sức lao động,
tạo nên của cải, những giá trị tinh thần và vật chất cho xã hội và cho từng cá
nhân và qua đó tăng thêm vốn tri thức, sự hiểu biết. Giáo dục ở các nước cần
lưu ý là trong nội dung giáo dục và đào tạo phải chú ý mang lại cho người học
vốn văn hóa, khoa học giúp cho người học tiếp cận được với công nghệ hiện đại
như là con đường dẫn tới tương lai.

Trụ cột thứ ba: Học cùng chung sống, học cách sống với người
khác. Thế giới hiện đại với những thành tựu to lớn của nén văn minh tin học đã
và đang đứng trước những thách thức to lớn mang tính toàn cầu với các nguy cơ
chiến tranh, khủng bố, nạn bạo lực, phân hoá giàu nghèo, kỳ thị chủng tộc,...
Giáo dục với chức năng xã hội to lớn của nó cần góp phần vào các nỗ lực để
giải quyết các vấn để trên thông qua các nội dung và hình thức giáo dục thích
hợp. Giáo dục đưa đến cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ ở tất cả các quốc
gia những thông điệp chung, những giá trị chung của nhân loại: hoà bình, hợp
tác, bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Giáo dục góp phần thức tỉnh
những bản chất tốt đẹp của con người. Như vậy, phải giáo dục thái độ tôn trọng
các dân tộc khác, các nền văn hóa, các giá trị tinh thần của họ. Trong nội dung
giáo dục cần chú ý tới hai nội dung sau:
-

Học biết phát hiện ra người khác: Mỗi người, mỗi dân tộc phải biết

rõ mình, đồng thời phải hiểu người khác, phải biết phát hiện ra
người khác. Tức là phải giáo dục con em có thái độ thiện cảm,
thông cảm với người khác, dân tộc khác, tôn giáo khác.

-

Cùng làm việc vì mục đích chung: Phải dạy cho trẻ tinh thần hợp
tác như cùng chơi trong một đội bóng, hay một hoạt động văn
hóa, xã hội. Giáo dục tinh thần hợp tác vì các mục đích chung là
một nội dung giáo dục cực kỳ quan trọng.

Trụ cột thứ tư: Học để tự khẳng định mình. Một nguyên tắc cơ bản của
giáo dục là giảo dục phải đóng gòp vào sự phát triển toàn diện của mỗi cá thể.

” 71

17


Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển

Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục trong thế kỷ này là mang lại cho mọi người tự do
suy nghĩ, phán đoán, tình cảm và trí tưởng tượng để có thể phát triển tài năng
của mình và tự kiểm tra cuộc sống của mình. Nén giáo dục hiện đại không
mang tính chất tự thân mà là nền giáo dục nhân bản, nén giáo dục vi con người,
hướng tới con người. Học tập khống chỉ đơn thuần để trở thành một chuyên gia
trong một ỉĩnh vực nghề nghiệp hay một vị trí xã hội nào đó, mà trước hết là để

tự khẳng định mình và qua đó góp phần vào sự phát triển của từng cá nhản,
cộng đồng và của toàn xã hội. Học để tự khẳng định mình là tạo sự phát triển

toàn diện con người với toàn bộ sự phong phú của nhân cách từng người, toàn
bộ các hình thái thể hiện mình và các cam kết khác nhau của bản thân.
Nguón: Giáo dục Việt Nam - Đổi m ờ và hiện đại hoá, NXB. Giáo dục, 2006

3G iáo dục đóng góp vào tăn g trưởng kin h t ế thông
qua ứng d ụ n g và th ú c đẩy tiến bộ công nghệ
Sự khác biệt căn bản n h ất trong cạnh tran h kinh tế trước
đây và thòi đại ngày nay ở chỗ con người đang tạo ra lợi th ế cạnh
tranh. Nhiều quốc gia không có tài nguyên thiên nhiên lại có cơ
hội tốt cho việc phát triển các ngành công nghệ có hàm lượng trí
tuệ cao. Lester Thurow, một trong những nhà kinh tế học hàng
đầu của Hoa Kỳ cho rằng: vũ khí cạnh tran h kinh tế quvết định
trong th ế kỷ XXI là giáo dục và kỹ năng của ngươi lao động.
"Đặc trưĩìg rõ rệt nhất của cuộc cách m ạng khoa học công nghệ
mới so với các cuộc cách m ạng công nghiệp trước đây là các
ngành công nghệ đã đưa ra yếu tô' thông tin và tri thức với
phương thức sản xuất quy mô nhỏ và vừa, năng động và hiệu quả
cao lên hàng đầu, đẩy những yếu tố cạnh tranh truyền thống như
tài nguyên, vốn và cÔ7ĩg nghệ với quv mô sản xuất không lồ xuống
hàng thứ yếu "\ Chính vì vậy, bất kỳ nước đang phát triển nào,
nêu biêt đề cao yêu tô tri thức và thông tin, bỏ qua chiến lược
* T ràn T hanh Phương. X h ữ n g đặc trưng chủ yếu cùa cuộc cách m ạng công nghệ mới


Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển

ph át triển tu ần tự, chuyển sang áp dụng chiến lược nhảy vọt, tập
trung các ngành công nghệ cao để tiến hành công nghiệp hoá thì
hoàn toàn có thể rú t ngắn được thòi gian công nghiệp hoá, hiện
đại hoá của mình. Chính sự tận dụng và phát huy những th àn h

quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới đã làm “cất
cánh” nhiều quốc gia với những thành tựu phát triển kinh tế - xã
hội vượt bậc. Paul Romer, nhà kinh tế học Mỹ, đã đưa ra một học
thuyết kinh tế mới, bao gồm mấy luận điểm cơ bản sau đây:
- Tri thức là một dạng cơ bản của tư bản. Tăng trưởng kinh
tế được dẫn dắt bởi tích tụ tri thức;
- Sự p h át triển công nghệ mới có thể tạo ra những cơ sở kỹ
th u ậ t để cho các đổi mới tiếp diễn. Đó là nhân tô" then chốt của
tăng trưởng kinh tế;
- Đầu tư để công nghệ có giá trị hơn sẽ tạo nên tốc độ tăng
trưởng của một quốc gia liên tục và dài hạn.

Hộp 2- Trọng lượng của sản phẩm tỷ lệ nghịch
với hàm lượng tri thức trong sản phẩm

Đểthu được 500 USD?
Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam bán 5 tấn than đá
Nông dân ở Đổng bằng sông Cửu long bán 2 tấn gạo
Trung Quốc bán chiếc xe máy trọng lượng 100 kg
Hãng Sony bán chiếc tivi trọng lượng 10 kg
Hãng Nokia bán chiếc điện thoại trọng lượng 0,1 kg
Hãng Intel bán con chíp máy tính trọng lượng 0,01 kg
Hãng Micrrosoít bán một phần mém trọng lượng 0 kg
Nguồn: Tạp chi Hố sơ và sự kiện, 2007

19


Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển


Giáo dục góp phần vào tăng trưởng kinh tế thông qua táng
năng su ất lao động cá nhân nhờ nâng cao trìn h độ và tích luỹ
kiến thức. Vai trò của giáo dục có thể tính được bằng cách so
sánh sự khác biệt giữa sản phẩm của một cá nhân làm ra trong
cùng một đơn vị thời gian trước và sau khi cá nhân đó học qua
một khoá đào tạo. Nhiều nghiên cứu kinh tế vi mô cho thấy,
thêm một năm học tập có xu hướng làm tăng thêm năng suất của
các cá nhân tại các nước và vào mọi thời kỳ. Đối với Pháp, phần
năng suất tăng thêm do học thêm một năm cụ thể lên tới khoảng
8%. Tại H àn Quốc, theo tính toán, một năm học thêm sẽ làm cho
sản lượng của tran g trại tăng 2%, còn ở M alaysia là 5%ỏ. Kết quả
này gọi là tỷ su ất lợi nhuận xã hội khi đầu tư vào giáo dục, mặc
dù nó chưa phản ánh được tấ t cả các lợi ích xã hội và những hiệu
ứng ngoài (tràn ra ngoài). Thực tế cho thấy, “tỷ su ất lợi nhuận
giáo dục rấ t cao ở những nước có th u nhập vừa và thấp. Tình
hình mỗi nước một khác, song nhìn chung, ở các nước chưa phô
cập giáọ dục cơ sở, tỷ su ất lợi nhuận của giáo dục tiểu học là cao
nhất, sau đó là giáo dục trung học và đại học6”.
Trong một nền kinh tê có tiến bộ công nghệ, mức độ giáo
dục ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế dài h ạn thông qua tác
động của nó đến tốc độ các cá nh ân và toàn xã hội thích ứng với
những tiến bộ này. Các lý thuyết mới về tăng trưởng cho rằng
những khác biệt quan sát được cả về quy mô GDP bình quân
đầu ngưòi và về tỷ lệ gia tăng năng su ất lao động của một nước
so với nước khác phần nhiều là do những khác biệt trong chính
sách nghiên cứu và triển khai, cũng như do những khác biệt
giữa các hệ thống giáo dục, bởi lẽ các hệ thông này quyết định
mức cung lao động có chuyên môn vối khả năng tạo ra tiến bộ
công nghệ. Ví dụ, theo Thurovv, một quốc gia nào muôn phát
5 Philppe Aghion, Giáo dục và tăng trưởng. NXB C hính u i quốc gia, 2006

0 Phùng Minh Lai: Đầu tư L'ào con người và sự tăng trường, 1997

20


Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển

triển công nghệ sinh học thì quốc gia đó phải đào tạo đủ sô
lượng tiến sỹ sinh học cần thiết.
Đối với các nước đã có trình độ công nghệ cao, giáo dục làm
tăng cung các nhà nghiên cứu và các nhà triển khai tiềm năng
và do đó làm giảm chi phí cho nghiên cứu và triển khai; hệ quả
là giáo dục tăng cưòng các tác dụng kích thích đối với hoạt động
đổi mới của mọi chính sách trực tiếp tài trợ cho nghiên cứu và
triển khai. Trong khi đó, tại các nước có trình độ công nghệ thấp,
giáo dục tạo điều kiện để ứng dụng các công nghệ trước đó đã
từng được triển khai tại các nước phát triển hơn và điều chỉnh
các công nghệ này cho phù hợp với điều kiện địa lý và kinh tê
của từng nước nhằm tạo ra năng suất lao động cao hơn. Giáo dục
đã góp phần tạo ra một lực lượng lao động có kỹ năng, hiểu, làm
chủ và nội địa hoá được công nghệ từ các nước tiên tiến hơn.
Bằng cách này, giáo dục có ảnh hưởng tích cực góp phần thúc
đẩy nền kinh tế tăng trưởng tại các nước đi sau về công nghệ.
Một hệ quả khác của tính bổ sung giữa giáo dục và tiến bộ
công nghệ liên quan đến mối quan hệ giữa giáo dục, tăng trưỏng
và những bâ't bình đẳng về tiền lương. Do gắn rấ t chặt với tiến
bộ công nghệ và đổi mới, tăng trưởng thường tạo ra những bất
bình đẳng về lương giữa những người lao động có chuyên môn và
những người lao động phổ thông cũng như giữa những người
thích ứng n hanh chóng vối công nghệ mới và những người không

thích ứng được hay thích ứng chậm hơn. Thông qua việc tăng
cung ứng lao động có chuyên môn, giáo dục có vai trò làm giảm
những bất bình đẳng về tiền lương kể trên.
4- Vân đề cạn h tranh giáo dục trên toàn cầu
Do vai trò ngày càng lớn của giáo dục như đã phân tích ở
trên, giáo dục ngày càng được các quốc gia chú trọng đầu tư và
p h át triển, đặc biệt, là cấp giáo dục đại học - cấp học liên quan
trực tiếp đến việc sản sinh ra nguồn lực lao động có kỹ năng.
21


Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển

đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Chưa bao giò cuộc
cạnh tran h giữa những cơ sở đào tạo đại học hàng đầu th ế giới
trong việc th u h ú t học viên quốc tế lại quyết liệt như hiện nay.
Các nước đang phát triển có nguy cơ tụ t hậu xa hơn về giáo dục,
nhất là giáo dục đại học so với các nước phát triển. Từ năm 1998
đến năm 2001, nếu tỷ lệ nhập học thô ở đại học của các nước
đang phát triển chỉ tăng từ 10,2 % lên 11,3% thì ở các nước phát
triển tỷ lệ này tăng từ 45,6% lên 54,6%. Nguyên nhân của xu
hướng này là do trong cuộc đua giáo dục hiện nay, cấc nước phát
triển có nhiều ưu th ế hơn về điểm xuất phát, duy trì dân sô ổn
định, đảm bảo tiềm lực kinh tế cho giáo dục; và các nước này
cũng có động lực m ạnh hơn trong phát triển giáo dục hướng tới
nền kinh tế tri thức.
Chính phủ của nhiều quốc gia trên th ế giới, trong đó phải kê
đến Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ân Độ, đang đổ những khoản tiền lớn
vào việc xây dựng và đầu tư cơ sỏ vật chất cho các trường đại học
đồng thòi cũng chi những khoản tiền không nhỏ nhằm quảng bá

chúng trên thị trường giáo dục quốc tế. Một báo cáo của Hội đồng
giáo dục Mỹ cho biết, hiện đã có 131 trường tư nhân của Ân Độ đã
tìm cách thiết lập quan hệ với các trường đại học ở nước ngoài, và
một nửa sô" học viện giáo dục có chất lượng cao ở Anh cung cấp các
cơ hội học tập ở Trung Quốc. Để tăng cường khả năng cạnh tranh,
một trong những cách rnà các trường đại học ở các nước thực hiện
hiện nay là liên kết đào tạo và phối hợp về chương trinh giảng
dạy. Chẳng hạn như trường kinh doanh INSEAD của Pháp cho
phép sinh viên của họ tự do đi lại giữa ký túc xá ở Pháp với có sò
của trường ở Singapore. Hiện nay, ngay cả các trường đại học tên
tuối trên thê giới cũng đang tìm đến những chiến dịch quảng cáo
có quy mô lớn. Vào cuối tháng 2 năm 2007, Chính phủ Mỹ cho biêt
sẽ chi tới 1 tỷ USD cho chiến dịch quảng bá nền giáo dục Mỹ ỏ các
nước từ Trung Quốc cho tối Ấn Độ. ở Anh, 70% các trưòng đại
học, học viện đang gia tăng các nỗ lực cho việc tiếp thị và tuyển


Giáo dục và đào tạo - Chìa khoâ của sự phảt triển

thêm sinh viên quốc tế. Chính phủ Pháp cũng xác định cải cách
giáo dục đại học là ưu tiên hàng đầu, cam kết chi tới 5 tỷ Euro từ
nay đến năm 2012 cho việc hiện đại hoá. Điều này là dễ hiểu khi
nguồn lợi mang lại từ việc cung cấp dịch vụ giáo dục cho các sinh
viên nước ngoài là rấ t lớn. Ví dụ, chỉ trong vòng năm 2006, tiền
thu được từ học phí và sinh hoạt phí của sinh viên quốc tê đã
mang lại cho nền kinh tế Mỹ tới 14 tỷ USD.

Hộp 3: Các nhân tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo

Một vấn đé đặt ra là làm thế nào để có được một nền giáo dục tốt thông

qua các chính sách đầu tư hợp lý, giúp cho mọi người dân đều có cơ hội đón
nhận những kiến thức khoa học tiên tiến nhất. Thực hiện được diéu này cố
nghĩa là các quốc gia đã khai thác được những lợi ích của giáo dục phục vụ cho
sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững7. Trên thực tế, chất lượng giáo dục - đào
tạo phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó có các nhân tố cơ bản sau:
-

Sự đúng đắn và sáng tạo của các chính sách, mục tiêu, chương
trình giáo dục - đào tạo của chính phủ trong từng thời kỳ nhất định;

-

Sự quan tâm đầu tư đúng mức của nhà nước và xã hội cho sự
nghiệp giáo dục - đào tạo;

-

Sự quản lý cỏ hiệu quả của nhà nước, trước hết là sự quản lý và
hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo;

-

Sự đáp ứng vé số lượng và đặc biệt là chất lượng của đội ngũ giáo
viên và các nhà quản lý ừong hệ thống các cơ sở giáo dục - đào tạo;
Chất lượng của hệ thống các chương trình, sách giáo khoa, giáo
trình được sử dụng trong hệ thống các cơ sở giáo dục - đào tạo.

Nguón: Bùi Vãn Nhơn (2006), Quần lỷ và phát triển nguốn nhẩn lực xã hội. ■NXB Tư pháp

7 Đinh Văn Ân (cb), Quan niệm L'à thực tiễn p hút triển kin h tể, xã hội túc độ nhanh bền

vững, chất lượng cao ở Việt N a m ", CIEM, NXB Thống kê, 2005

23


×