Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Biện pháp làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 thông qua giờ tập đọc, luyện từ và câu ở trường tiểu học số 2 bắc lý TP đồng hới tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 123 trang )

Lời cảm ơn
Để hoàn thành khóa luận này, với tình cảm chân thành
em xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Quảng Bình, giảng
viên khoa SP Tiểu học – mầm non đã tận tình giảng dạy, động
viên, khích lệ, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên – TS. Mai Thị
Liên Giang đã hướng dẫn để em hoàn thành khóa luận này.
Xin cảm ơn giáo viên chủ nhiệm đã động viên khi em gặp
khó khăn, cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh Trường
Tiểu học số 2 Bắc Lý - TP Đồng Hới - tỉ nh Quảng Bình đã tạo
điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn lo lắng động viên và
ủng hộ em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận.
Do điều kiện về thời gian cũng như năng lực nghiên cứu
của bản thân còn hạn chế, khóa luận không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong được các ý kiến đóng góp của quý thầy cô
giáo, các bạn sinh viên để đề tài được hoàn chỉ nh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Quảng Bình, tháng 5 năm 2016
Tác giả khóa luận
Trần Thị Hoàng Linh

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình nào.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT




Kí hiệu

Chú giải

SGK

Sách giáo khoa

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HSTH

Học sinh tiểu học

PPDH

Phương pháp dạy học


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu. ........................................................................................ 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .................................................................... 1
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 1
3.2. Phạm vi nghiên cứu. ....................................................................................... 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu. ....................................................................................... 2
5. Giả thuyết khoa học........................................................................................... 2
6. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................. 2
6.1. Nhóm phương pháp lý thuyết........................................................................ 2
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. .................................................... 2
6.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học. ......................................................... 3
7. Đóng góp của đề tài. .......................................................................................... 3
8. Thời gian thực hiện đề tài.................................................................................. 3
9. Cấu trúc đề tài. .................................................................................................. 3
NỘI DUNG ........................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO
HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA GIỜ TẬP ĐỌC, LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 BẮC LÝ – TP ĐỒNG HỚI – TỈNH QUẢNG
BÌNH ……………………………………………………………………………4
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 4
1.2. Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài. ................................................ 5
1.2.1. Về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của học sinh lớp 2 .................................. 5
1.2.2. Về tri giác và nhận thức của HS lớp 2 ........................................................ 6
1.2.3. Về tư duy và hứng thú của HS lớp 2. .......................................................... 6
1.2.4. Vai trò của việc phát triển vốn từ cho học sinh lớp 2 ................................. 7
1.3. Thực trạng của việc làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học số
2 Bắc Lý - TP Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình thông qua giờ Tập đọc, Luyện từ và
câu. ...................................................................................................................... 12


1.3.1 Một số thông tin về trường Tiểu học số 2 Bắc Lý - TP Đồng Hới - tỉnh

Quảng Bình.......................................................................................................... 12
1.3.2. Nhận xét về việc làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 trường Tiểu học số 2 Bắc
Lý - TP Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình. ................................................................ 15
1.3.3. Mục đích và nội dung khảo sát ................................................................. 17
1.3.4. Kết quả khảo sát ........................................................................................ 19
1.3.4.1. Khảo sát thông qua phân môn Tập đọc .................................................. 19
1.3.4.2. Khảo sát thông qua phân môn Luyện từ và câu ..................................... 33
1.3.4.3. Đánh giá chung....................................................................................... 37
CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 2
THÔNG QUA GIỜ TẬP ĐỌC, LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
SỐ 2 BẮC LÝ – TP ĐỒNG HỚI – TỈNH QUẢNG BÌNH……………………40
2.1. Biện pháp làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 thông qua giờ Tập đọc ................ 40
2.1.1. Hình thành và bồi dưỡng ý thức tự làm giàu vốn từ cho HS .................... 40
2.1.2. Hướng dẫn HS làm việc theo nhóm .......................................................... 44
2.1.3. Xây dựng hệ thống bài tập giải nghĩa từ……………………………… 50
2.2. Biện pháp làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 thông qua giờ Luyện từ và câu. .. 53
2.2.1. Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm……………...54
2.2.2. Tổ chức trò chơi học tập làm giàu vốn từ ................................................. 57
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................... 65
3.1. Những vấn đề chung của thực nghiệm ......................................................... 65
3.1.1. Mục đích, yêu cầu của thực nghiệm.......................................................... 65
3.1.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm ............................................... 66
3.1.3. Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 67
3.2. Kế hoạch thực nghiệm.................................................................................. 67
3.2.1. Trước tác động .......................................................................................... 67
3.2.2. Sau tác động .............................................................................................. 68
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 109



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của nhân loại. Thông qua ngôn ngữ, con
người có thể nói lên được tâm tư, suy nghĩ, tình cảm của bản thân, tạo mối quan hệ với những
người xung quanh. Để làm được những điều này con người phải có vốn ngôn ngữ nhất định,
hay nói cách khác họ phải có vốn từ nhất định.Vốn từ đó càng phong phú đa dạng, con người
càng thực hiện tốt công việc cũng như quá trình giao tiếp của mình. Làm giàu vốn từ rất cần
thiết đối với lứa tuổi HS tiểu học, đặc biệt là HS lớp 2. Vì ở lứa tuổi bắt đầu “ học ăn, học nói
”, các em cần được hình thành vốn từ đạt chuẩn để có thể học tập và thực hiện quá trình giao
tiếp một cách tốt nhất. Ngoài nhiệm vụ giúp HS hình thành vốn từ ngữ, người GV còn có
nhiệm vụ giúp các em trau dồi và làm giàu vốn từ. Thông qua đó, GV rèn luyện cho các em
năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáo dục các em những tư tưởng lành mạnh, trong
sáng, góp phần hình thành nhân cách cho HS. Dạy mở rộng vốn từ góp phần rèn luyện cho
HS năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em giao tiếp. Trong chương
trình Tiếng Việt lớp 2 có các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Tập viết, Tập làm văn, Chính tả,
Luyện từ và câu. Để làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2, chương trình Tiếng việt yêu cầu
không chỉ dạy học làm giàu vốn từ ở một phân môn chính mà cần phải tích hợp làm giàu vốn
từ trong các phân môn của Tiếng Việt. Có thể thấy, vấn đề làm giàu vốn từ cho HS đã được
các nhà giáo dục đặc biệt quan tâm, song trên thực tế việc thực hiện vẫn còn gặp phải những
khó khăn, hạn chế nhất định. Mặt khác, các biện pháp dạy học của GV nhằm làm giàu vốn từ
cho HS hiện nay vẫn còn nhiều khoảng trống đáng bàn. Xuất phát từ những lí do nêu trên,
chúng tôi chọn đề tài “ Biện pháp làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 thông qua giờ Tập đọc,
Luyện từ và câu ở trường Tiểu học số 2 Bắc Lý - TP Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình ”.

2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng của việc làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 thông qua
giờ Tập đọc, Luyện từ và câu ở trường Tiểu học số 2 Bắc Lý - TP Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất các biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua giờ
Tập đọc, Luyện từ và câu ở trường Tiểu học số 2 Bắc Lý - TP Đồng Hới - tỉnh
Quảng Bình.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Biện pháp làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 thông qua giờ Tập đọc, Luyện từ
và câu.
1


3.2. Phạm vi nghiên cứu
- HS lớp 2 trường Tiểu học số 2 Bắc Lý - TP Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ:
- Tìm hiểu cơ sở khoa học của vấn đề làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2
thông qua giờ Tập đọc, Luyện từ và câu ở trường Tiểu học số 2 Bắc Lý - TP
Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình.
- Tìm hiểu thực trạng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua giờ Tập
đọc, Luyện từ và câu ở trường Tiểu học số 2 Bắc Lý - TP Đồng Hới - tỉnh
Quảng Bình
- Đề xuất các biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua giờ
Tập đọc, Luyện từ và câu và thực nghiệm.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu GV có biện pháp phù hợp trong quá trình tổ chức dạy Tập đọc, Luyện
từ và câu ở lớp 2 thì có thể góp phần làm giàu vốn từ cho HS.
6. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên
cứu:
6.1. Nhóm phương pháp lý thuyết
Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa để
nghiên cứu lý thuyết các vấn đề về tư duy, khả năng sử dụng ngôn ngữ và vốn từ
của HS tiểu học. Nghiên cứu về chương trình dạy học môn Tiếng việt và các yếu
tố liên quan đến quá trình thực hiện nó.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra nhằm khảo sát thực trạng sử dụng các biện pháp
làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 thông qua giờ Tập đọc, Luyện từ và câu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm nhằm đúc rút những kinh nghiệm,
những bài học về quá trình dạy học, những kinh nghiệm làm giàu vốn từ cho HS
lớp 2 thông qua giờ Tập đọc, Luyện từ và câu.

2


- Phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định tính khả thi của các
biện pháp đưa ra.
6.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích kết quả điều tra thực
trạng và làm tăng độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu về vấn đề biện pháp làm
giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua giờ Tập đọc, Luyện từ và câu ở trường
Tiểu học số 2 Bắc Lý - TP Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài đã đề xuất các biện pháp góp phần làm giàu vốn từ cho HS lớp 2
thông qua giờ Tập đọc, Luyện từ và câu ở trường Tiểu học số 2 Bắc Lý - TP
Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình.
7. Thời gian thực hiện đề tài
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 5 năm 2016.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của đề tài gồm có 3
chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2
thông qua giờ Tập đọc, Luyện từ và câu ở trường Tiểu học số 2 Bắc Lý - TP
Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình.
Chương 2: Biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua giờ Tập
đọc, Luyện từ và câu ở trường Tiểu học số 2 Bắc Lý - TP Đồng Hới - tỉnh

Quảng Bình.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO
HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA GIỜ TẬP ĐỌC, LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 BẮC LÝ – TP ĐỒNG HỚI – TỈNH QUẢNG BÌNH

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Làm giàu vốn từ là một đề tài hấp dẫn cho nhiều nhà nghiên cứu phương
pháp dạy học. Đặc biệt là việc làm giàu vốn từ qua môn Tiếng Việt ở tiểu học đã
được các nhà nghiên cứu quan tâm. Năm 1999, hai tác giả Lê Phương Nga và
Nguyễn Trí đã có công trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học”.
Cuốn sách trình bày rất nhiều vấn đề trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt ở
tiểu học. Trong đó, vấn đề làm giàu vốn từ đã được các tác giả phân tích rất rõ.
Tác giả Lê Phương Nga đã bàn đến nội dung “Tìm hiểu vốn từ của học sinh tiểu
học” [5 – 143, 148]. Công trình của hai tác giả đã giải quyết được hai nhiệm vụ:
Làm rõ khả năng hiểu nghĩa từ của HS tiểu học và xác định được khả năng sử
dụng từ của các em. Tác giả đã đưa ra những con số thống kê cụ thể về thực
trạng nắm nghĩa của từ và sử dụng từ của HS. Năm 2001, tác giả Lê Phương
Nga trong công trình “Dạy học tập đọc ở tiểu học” đã xác định rõ “Đọc giúp các
em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập…” [3 21] tác giả cũng đưa ra các cách thức tổ chức dạy học môn Tập đọc cho các lớp
học cụ thể ở tiểu học. Năm 2002, TS. Nguyễn Thị Hạnh đã có công trình nghiên
cứu về “Dạy học đọc hiểu ở tiểu học”. Với công trình nghiên cứu này, tác giả đã
nêu bật được các đặc điểm của bài dạy học đọc hiểu cũng như đưa ra các cách
thức, phương pháp, hệ thống bài tập cho bài dạy học đọc hiểu ở tiểu học.
Năm 2009, trong tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học “Dạy học Luyện từ và

câu ở tiểu học”, tác giả Chu Thị Thủy An và Chu Thị Hà Thanh đã phân tích
khái quát nhiệm vụ, nội dung, cấu trúc chương trình phân môn Luyện từ và câu
ở tiểu học, đồng thời định hướng cụ thể phương pháp dạy học từng nội dung,
từng kiểu bài, trong đó có kiểu bài MRVT góp phần làm giàu vốn từ cho HS.
Cùng năm 2009, tác giả Trịnh Thị Hương trong công trình “Một số biện
pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 4” [4] đã đưa ra các biện pháp làm giàu
4


vốn từ cho HS lớp 4 qua các bài MRVT ở phân môn Luyện từ và câu khá chi tiết
và cụ thể. Luận án của tác giả Lê Hữu Tỉnh cũng đã trình bày “Hệ thống bài tập
rèn luyện năng lực sử dụng từ ngữ cho học sinh tiểu học” [12]. Luận án đã đưa
ra một hệ thống bài tập dạy từ cho HS tiểu học, với cái nhìn toàn cục, tổng thể
về diện mạo chung của các bài tập dạy từ ở tiểu học, tác giả đã phân tích về mục
đích, ý nghĩa, tác dụng của bài tập, các loại bài tập. Hệ thống bài tập cho phép
người sử dụng lựa chọn tùy vào điều kiện dạy học cụ thể.
Có thể nói, vấn đề làm giàu vốn từ cho HS tiểu học không phải hoàn toàn
mới, đã có rất nhiều tài liệu nói về việc dạy từ cũng như làm giàu vốn từ cho HS
như phát triển mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa từ hay khả năng sử
dụng vốn từ, …. việc xây dựng các phương pháp, biện pháp làm giàu vốn từ cho
HS ở tiểu học qua các phân môn môn Tiếng Việt. Tuy nhiên, các tài liệu trên
chủ yếu đề cập một cách tổng quát về vấn đề dạy học các phân môn của môn
Tiếng Việt ở tiểu học và vấn đề làm giàu vốn từ cho HS phần lớn chỉ mới chú
trọng vào một phân môn chính, chưa có tác giả nào nghiên cứu vấn đề cụ thể ở
trường Tiểu học số 2 Bắc Lý - TP Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình. Trên cơ sở tổng
kết kinh nghiệm đã nghiên cứu, chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp làm giàu vốn
từ cho HS lớp 2 thông qua giờ Tập đọc, Luyện từ và câu ở trường Tiểu học số 2
Bắc Lý - TP Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình”.
1.2. Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài.
1.2.1. Về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của học sinh lớp 2

Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm
tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng
tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ
nói và viết. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá
được sự phát triển trí tuệ của chúng. Hầu hết, học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói
thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1, bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lứa tuổi lớp
2, học sinh có bước chuyển biến rõ rệt về ngôn ngữ. Các em đã nắm được một
vốn từ khá phong phú và có khả năng nắm bắt ngôn ngữ (kể cả ngôn ngữ nói và
ngôn ngũ viết) nhanh hơn lứa tuổi lớp 1. Tuy vậy, khả năng nắm bắt ngôn ngữ
5


và phán đoán nghĩa từ của các em diễn ra còn chậm hơn lứa tuổi ở lớp trên. Đối
với HS lớp 2 việc nói lại từng câu, từng chữ dễ dàng hơn dùng lời lẽ của mình
để diễn tả lại một sự kiện, một hiện tượng nào đó. Các em đã bước đầu biết lựa
chọn từ ngữ thích hợp với mục đích giao tiếp đồng thời dùng các yếu tố phi
ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt) để thể hiện rõ hơn điều cần diễn đạt.
1.2.2. Về tri giác và nhận thức của HS lớp 2
Tri giác của HS tiểu học mang tính chất đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và
mang tính không chủ động, do đó, các em phân biệt các đối tượng chưa chính
xác, dễ mắc sai lầm, có khi còn lẫn lộn. Ở lớp 2, tri giác của các em thường gắn
với hành động, với hoạt động thực tiễn. Vì thế, trong quá trình dạy học, giáo
viên cần quan tâm đến đặc điểm này để có biện pháp phù hợp giúp làm giàu vốn
từ cho HS một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, trong những năm đầu của bậc tiểu học, nhu cầu nhận thức của
HS phát triển rất rõ nét, đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh. Ở lớp
2, các em có nhu cầu tìm hiểu những sự việc riêng lẻ, riêng biệt khác với nhu
cầu gắn liền với sự phát hiện nguyên nhân, quy luật, các mối liên hệ và quan hệ
phụ thuộc giữa các hiện tượng ở lớp 3, lớp 4, đặc biệt là lớp 5.
1.2.3. Về tư duy và hứng thú của HS lớp 2.

Dạy từ ngữ ở tiểu học có nhiệm vụ phát triển năng lực tư duy trừu tượng
cho HS nên việc làm giàu vốn từ cho HS phải được tiến hành từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp. Thông qua quá trình làm giàu vốn từ, HS nắm được các
thao tác và phẩm chất tư duy như: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng
hóa… Ở lứa tuổi lớp 2, tư duy của trẻ đã logic hơn và tư duy trực quan hình
tượng của trẻ đã khác nhiều ở lứa tuổi trước đó. Ở lứa tuổi này, trẻ đã biết phân
tích so sánh, khái quát, đây là những năng lực cần thiết để trẻ học tập. Chính vì
vậy, làm giàu vốn từ cho HS bằng các phương pháp trừu tượng là rất thuận lợi.
Đối với trẻ em, đặc biệt là HS tiểu học khi làm một việc gì đó mà không
hứng thú thì sẽ không tập trung chú ý. Ngược lại, khi có hứng thú, thì các em
thường hướng toàn bộ quá trình nhận thức của mình vào đó làm cho sự quan sát,
tư duy, suy nghĩ tinh tế hơn, nhớ nhanh và lâu bền hơn. Việc làm giàu vốn từ
6


cho HS bao gồm nhiều việc phức tạp không đơn giản, nếu GV không khơi
nguồn hứng thú của HS thì giờ học sẽ trở nên khô khan thậm chí là nặng nề với
HS. Điều này dẫn đến ý thức, mức tập trung của các em bị hạn chế, các em sẽ
không tham gia tích cực, chủ động trong việc làm giàu vốn từ của mình. Như
vậy, người GV cần nắm bắt được những sự hay đổi tâm sinh lý đó của HS lớp 2
để có phương pháp dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học làm giàu vốn từ cho
HS nói riêng phù hợp để kích thích được hứng thú học tập của HS và nâng cao
hiệu quả giờ học.
Đây cũng là cơ sở quan trọng để chúng tôi đề xuất các biện pháp làm giàu
vốn từ cho HS lớp 2.
1.2.4. Vai trò của việc phát triển vốn từ cho học sinh lớp 2
Như chúng ta đã biết, vốn từ là khối từ ngữ cụ thể, hoàn chỉnh (có đủ hình
thức âm, chữ và nội dung ngữ pháp ) mà mỗi cá nhân tích lũy được trong vốn kí
ức của mình. Vốn từ của từng người cụ thể, không ai giống ai. Vốn từ nhiều hay
ít, đơn giản hay đa dạng tùy thuộc ở kinh nghiệm sống, ở trình độ học vấn, ở sự

giao tiếp giao lưu văn hóa của từng người. Mỗi một ngôn ngữ phát triển một số
lượng từ vựng hết sức lớn và phong phú, có thể tới hàng chục, hàng vạn, hàng
triệu từ. Từ vựng của một ngôn ngữ bao gồm nhiều lớp từ, nhiều nhóm từ không
đồng nhất và có chất lượng khác nhau. Trong vốn từ ngữ của một ngôn ngữ nào
đó cũng đều có từ mới và từ cũ, những từ phổ biến chung, những từ văn hóa ( là
những từ chuẩn mực ), những từ chuyên môn, từ vay mượn. Vốn từ vựng của
một ngôn ngữ và vốn từ của cá nhân sử dụng có quan hệ bao hàm. Cụ thể vốn từ
của cá nhân được hiểu là bộ phận của vốn từ chung. Còn vốn từ của một cá nhân
là toàn bộ các từ và đơn vị tương đương từ tồn tại trong trí óc của cá nhân đó và
được cá nhân đó sử dụng trong hoạt động giao tiếp. Vốn từ của cá nhân được
tích lũy trong đầu óc của con người còn vốn từ của ngôn ngữ theo cách nói của
F.de.Saussure được lưu giữ “ trong bộ óc của mỗi tập thể những người cùng một
cộng đồng ngôn ngữ ”. [11] Vốn từ được tích lũy trong đầu óc con người không
phải là một mớ hỗn tạp mà tổ chức thành hệ thống gồm nhiều đơn vị ngôn ngữ
có nét chung về hình thức hoặc nôị dung khiến con người đứng trước đơn vị nào
7


đó có thể dễ dàng nghĩ đến, liên tưởng đến những đơn vị khác cùng hệ thống. Có
thể nói, từ ngữ tồn tại trong đầu óc con người như là một hệ thống ( hệ thống lớn
bao gồm nhiều hệ thống nhỏ thuộc các tầng bậc, cấp bậc khác nhau ) nhờ đó từ
mới được tích lũy nhanh chóng và được sử dụng một cách dễ dàng. Số lượng từ
của một ngôn ngữ, một dân tộc rất lớn nhưng vốn từng cá nhân thuộc dân tộc đó
có thể không nhiều. Vốn từ của từng cá nhân có được tùy thuộc vào sự phát triển
trí tuệ nhận thức văn hóa, kinh nghiệm sống cuả mỗi cá nhân đó.
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý ngôn ngữ học, người có trình độ học
vấn trung bình có vốn từ khoảng 25000 từ. Dựa vào tần suất sử dụng từ trong
đời sống xã hội, người ta chia vốn từ thành hai loại đó là vốn từ tích cực và vốn
từ thụ động. Vốn từ tích cực là những từ sử dụng hàng ngày, những từ có tần
suất sử dụng cao, được con người nắm vững và sử dụng trong lời nói, trong giao

tiếp một cách thành thạo. Còn vốn từ thụ động là những từ ít được sử dụng hay
không còn sắc thái mới, chưa được sử dụng rộng rãi. Trong quá trình phát triển
và hoàn thiện ngôn ngữ, một số từ mới có nghĩa mới được nảy sinh, bên cạnh đó
cũng có một số từ cũ bị đào thải loại bỏ. Những từ đó đã lỗi thời dần dần bị gạt
ra khỏi vốn từ tích cực, chúng ít được sử dụng và trở thành vốn từ thụ động.
Những từ mới xuất hiện thì chưa thể trở thành vốn từ tích cực, phải tích cực hóa
các từ đó bằng cách vận dụng vào hoạt động giao tiếp một cách thường xuyên và
hiệu quả. Một trong những nhiệm vụ chính nhằm nâng cao trình độ văn hóa về
mặt ngôn ngữ của con người là nâng cao vốn từ bằng cách làm giàu vốn từ tích
cực. Vốn từ được hình thành theo hai con đường: con đường tự nhiên, vô thức
(qua việc nghe, đọc sách, báo … từ ngữ tự nhiên xâm nhập vào con người) và
con đường có ý thức (qua học tập). Làm giàu vốn từ cho HS tiểu học nhằm mục
đích hình thành vốn từ cho HS theo con đường có ý thức thông qua các hoạt
động học tập môn Tiếng Việt và các môn khác ở tiểu học.
Có thể nói, vốn từ của HS là toàn bộ các từ và ngữ cố định (thành ngữ, tục
ngữ…) mà HS có được trong quá trình học tập, giao tiếp trong và ngoài nhà
trường. Trước tuổi đến trường tiểu học các em đã tích lũy được một số vốn từ
nhờ giao tiếp trong môi trường gia đình và nhà trường Mầm non. Nhưng những
8


từ các em tích lũy được còn lộn xộn, các em chưa hiểu nghĩa từ chính xác và sắp
xếp chưa hệ thống nên các em thường bối rối và gặp trở ngại trong việc lựa chon
trong việc sử dụng từ. Khi đến trường tiểu học, vốn từ của các em dần được bổ
sung và được sắp xếp thành hệ thống trật tự nhất định để các em sử dụng dễ
dàng. Theo tác giả Nguyễn Minh Thuyết (25, tr.123-137), nhiệm vụ chủ yếu của
việc dạy từ (làm giàu vốn từ) ở tiểu học là giúp HS:
- Mở rộng, phát triển vốn từ (phong phú hóa vốn từ)
- Nắm nghĩa của từ (chính xác hóa vốn từ)
- Quản lý và phân loại vốn từ (hệ thống hóa vốn từ)

- Luyện tập sử dụng từ (tích cực hóa vốn từ)
Tương ứng với các nhiệm vụ trên, theo ông , SGK Tiếng Việt tiểu học đã
thiết kế ba loại bài tập cơ bản sau:
+ Loại bài tập giúp HS mở rộng vốn từ theo chủ điểm.
Ví dụ: Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng: yêu, thương, quý, mến,
kính.
M: yêu mến, quý mến
(Chủ điểm “Cha mẹ”,Tiếng Việt 2, tập 1, tr.99)
+ Loại bài tập giúp HS nắm nghĩa của từ.
Ví dụ: Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi nghĩa sau:
a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
b) Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi.
c) Nơi đất trũng chữa nước, tương đối rộng và sâu, ở trong đất liền.
(suối, hồ, sông)
(Tiếng Việt 2, tập 2, tr.64)
+ Loại bài tập giúp HS quản lý, phân loại vốn từ.
Ví dụ: Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm:
a) Cây lương thực, thực phẩm.

M: lúa

b) Cây ăn quả.

M: cam

c) Cây lấy gỗ:

M: xoan

d) Cây bóng mát.


M: bàng
9


đ) Cây hoa.

M: cúc

Như vậy, ở đây, tác giả Nguyễn Minh thuyết đã sử dụng thuật ngữ mở rộng
vốn từ theo nghĩa hẹp, mở rộng vốn từ là một trong bốn nhiệm vụ làm giàu vốn
từ cho HS tiểu học. Theo ông, để mở rộng vốn từ cho HS, SGK đưa ra các bài
tập yêu cầu HS tìm các từ theo dấu hiệu cho trước hoặc theo một dấu hiệu chung
nào đó và thông qua quá trình liên tưởng HS sẽ tìm được các từ mới. Khác với
cách sử dụng thuật ngữ Mở rộng vốn từ theo nghĩa hẹp của tác giả Nguyễn Minh
Thuyết, tác giả Lê Phương Nga [14 – 181, 211] lại sử dụng thuật ngữ mở rộng
vốn từ theo nghĩa rộng, dùng để chỉ toàn bộ công việc làm giàu vốn từ cho HS
tiểu học. Theo tác giả, làm giàu vốn từ hay còn gọi là mở rộng vốn từ, là nhiệm
vụ cả các bài học có tên gọi “ Mở rộng vốn từ”. Nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho
HS tiểu học bao gồm các công việc dạy nghĩa từ, hệ thống hóa vốn từ, tích cực
hóa vốn từ. Theo tác giả Lê Nga thì dạy nghĩa từ là làm cho HS nắm nghĩa từ
bao gồm việc thêm vào vốn từ của HS những từ mới và những nghĩa mới của từ
đã biết, làm cho các em nắm được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ.
Dạy nghĩa từ phải hình thành những khả năng phát hiện ra những từ mới chưa
biết trong văn bản cần tiếp nhận, nắm một số thao tác giải nghĩa từ, phát hiện ra
những nghĩa mới của từ đã biết, làm rõ những sắc thái nghĩa khác nhau của từ
trong những ngữ cảnh khác nhau. Cũng theo các nhà nghiên cứu thì ở Tiểu học,
người ta thường sử dụng các biện pháp làm giàu vốn từ sau như: Giải nghĩa
bằng trực quan, giải nghĩa bằng ngữ cảnh, giải nghĩa bằng cách đối chiếu, so
sánh với từ khác, giải nghĩa bằng cách tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, giải nghĩa

bằng cách phân tích các từ thành tiếng….
Còn hệ thống hóa vốn từ là dạy HS biết cách sắp xếp các từ một cách có hệ
thống trong trí nhớ của mình để tích lũy được nhanh chóng và tạo ra tính thường
trực của từ, tạo diều kiện cho các từ đi vào hoạt động lời nói được thuận lợi.
Công việc này hình thành ở HS kỹ năng đối chiếu từ trong hàng dọc của chúng,
đặt từ trong hệ thống kiên tưởng cùng chủ đề, đồng ngĩa, gần nghĩa, trái nghĩa,
đồng âm, cùng cấu tạo… tức là kỹ năng liên tưởng để huy động vốn từ. Mặt
khác, tích cực hóa vốn từ là dạy cho HS sử dụng từ, phát triển kỹ năng sử dụng
10


từ trong lời nói và viết của HS, đưa từ vào trong vốn từ tích cực được HS dùng
thường xuyên, tích cực hóa vốn từ tức là dạy HS biết dùng từ ngữ trong hoạt
động nói năng của mình. Tương ứng với ba công việc trên, theo tác giả các bài
tập mở rộng vốn từ trong SGK Tiếng Việt tiểu học có thể chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Bài tập dạy nghĩa từ.
Nhóm 2: Bài tập hệ thống hóa vốn từ.
Nhóm 3: Bài tập sử dụng từ.
Như vậy, tác giả Lê Phương Nga đã không xếp loại bài tập mở rộng vốn từ
thành một nhóm bài tập riêng như quan điểm của tác giả Nguyễn Minh Thuyết,
tác giả đã đưa loại bài tập này vào trong nhóm bài tập hệ thống hóa vốn từ. Mặc
dù diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng chúng ta có thể hiểu nhiệm vụ chủ
yếu của làm giàu vốn từ cho HS thông qua các công việc cụ thể sau:
+ Chính xác hóa vốn từ (dạy nghĩa từ): Là giúp HS có thêm những từ mới,
những nghĩa mới của từ đã học, thấy được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa
của từ.
+ Hệ thống hóa vốn từ (trật tự hóa vốn từ): Là giúp HS sắp xếp các từ
thành một trật tự nhất định trong trí nhớ của mình để có thể ghi nhớ từ nhanh,
nhiều và tạo tính thường trực của từ.
+ Tích cực hóa vốn từ (luyện tập sử dụng từ): Là giúp HS biến những từ

ngữ tích cực (những từ ngữ hiểu nghĩa nhưng không sử dụng khi nói, viết) thành
từ ngữ tích cực, được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày.
Làm giàu vốn từ là nhiệm vụ của các bài học có tên gọi “Mở rộng vốn
từ”.Vì vậy, trong kiểu bài “Mở rộng vốn từ” sẽ gồm các bài tập sau:
+ Bài tập giải nghĩa từ (còn gọi là bài tập chính xác hóa vốn từ) có mục
đích cung cấp cho HS các từ mới hoặc những nghĩa mới của từ đã học.
+ Bài tập hệ thống hóa vốn từ (còn gọi là bài tập mở rộng vốn từ và phân
loại, quản lý vốn từ) có mục đích giúp HS dựa vào một hình thức liên tưởng nào
đó, sắp xếp vốn từ trong trí nhớ của mình một cách trật tự để nhớ nhanh, nhiều
và sử dụng một cách dễ dàng. Bài tập sử dụng từ (còn gọi là bài tập tích cực hóa

11


vốn từ) làm giàu vốn từ cho HS bằng cách hướng dẫn các em sử dụng từ vào
điền từ, tạo cụm từ, đăt câu, viết đoạn văn.
1.3. Thực trạng của việc làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học
số 2 Bắc Lý - TP Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình thông qua giờ Tập đọc,
Luyện từ và câu.
1.3.1 Một số thông tin về trường Tiểu học số 2 Bắc Lý - TP Đồng Hới - tỉnh
Quảng Bình..
Trường Tiểu học số 2 Bắc Lý - TP Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình là ngôi
trường nằm trên địa bàn phường Bắc Lý – TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Cụ
thể: Tổng số CBGV, NV: 35 đồng chí. Biên chế: 31 đồng chí. Hợp đồng: 4 đồng
chí. Trình độ ĐH: 28 đồng chí; CĐ: 5 đồng chí; TC: 2 đồng chí (y tế và kế
toán), đạt chuẩn cả 100%. Đội ngũ đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay. Trình
độ chuyên môn: 100% GV qua dự giờ đều đạt loại khá và tốt, không có GV yếu
kém về năng lực. Tổng số học sinh trong toàn trường là 563 em. Khối 1: 136
em/4 lớp (bình quân 34 em/lớp). Khối 2: 140 em/4 lớp (bình quân 35 em/lớp).
Khối 3: 113 em/4 lớp (bình quân 28 em/lớp). Khối 4: 91 em/3 lớp (bình quân 30

em/lớp). Khối 5: 83 em/3 lớp (bình quân 27 em/lớp). Tăng so với năm trước là
43 em. Học sinh đa số ngoan, chăm học. Một số em có hoàn cảnh gia đình khó
khăn như: hộ nghèo và cận nghèo (10 em), nhiều em bố mẹ ly hôn ở với ông bà
(21 em), phần đa là bố mẹ không có việc làm ổn định ảnh hưởng tới việc phối
hợp để giáo dục. Giáo viên được phổ biến, học tập nhiệm vụ năm học và các văn
bản chỉ đạo của ngành và các cấp. Các tổ chuyên môn, các cá nhân xây dựng kế
hoạch hoạt động phù hợp với đặc điểm của lớp, tổ và của nhà trường ngay từ
đầu năm học. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua từ đầu năm
đến nay nhà trường đã thực hiện được: Phối hợp với các ban ngành đoàn thể
trong và ngoài nhà trường và ban đại diện hội cha mẹ học sinh để thực hiện có
hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua. Thực hiện một cách có
sáng tạo, thiết thực, hiệu quả việc “Học tập và Làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”. Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo
đức, tự học và sáng tạo”. Thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiên,
12


học sinh tích cực”. Thực hiện các cuộc vận động thành nề nếp thường xuyên
trong nhà trường, trong mỗi công việc và mỗi hoạt động. Tiếp tục hoàn thành
mô hình lớp học thân thiện, phù hợp với tâm lý học sinh. Với tinh thần phát huy
thành quả của năm học trước, năm nay nhà trường chỉ đạo bổ sung thêm những
chi tiết phù hợp nhưng đơn giản và có thể dùng được cho năm sau, đảm bảo tiết
kiệm, hiệu quả. Phát huy mô hình “Thư viện thân thiện”, phong trào “Giỏ sách
lưu động”. Nhà trường đã triển khai từ đầu năm đến nay và đang từng bước hoàn
thiện dần. Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn
học, các hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà
trường. Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục đạo đức và kỹ năng
sống, đưa chương trình giáo dục địa phương lồng ghép vào các môn học. Hoàn
thiện quy hoạch khuôn viên trường, tôn tạo và chăm sóc bồn hoa, tạo phong
cảnh xanh – sạch – đẹp. Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động văn

hóa thể thao, các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Chú trọng và tăng cường nếp sống
văn hóa, văn minh đô thị, văn hóa truyền thống, kỹ năng sống. Đẩy mạnh việc
giáo dục an toàn giao thông, tai nạn thương tích, đuối nước. Thực hiện nghiêm
túc chương trình kế hoạch của ban chỉ đạo về: “Xây dựng trường học an toàn về
an ninh trật từ, xây dựng nhà trường thực sự trong sạch, yên bình, không tội
phạm”. Công tác huy động số lượng và phổ cập giáo dục được chú trọng, huy
động trẻ trong độ tuổi trên địa bàn vào lớp 1 đạt 100% (134/134 em). Vận động
trẻ 6 – 14 tuổi đến lớp. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đổi mới phương
pháp dạy học. Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học theo mô hình trường học mới (VNEN). Sắp xếp, trang trí các phòng hoc
đảm bảo khoa học, thân thiện tạo điều kiện cho việc tổ chức đổi mới PPDH đạt
hiệu quả cao. Nhà trường đã tổ chức các chuyên đề: Dạy học theo mô hình
trường học mới (VNEN) chuyên đề về dạy học theo nhóm. Bồi dưỡng học sinh
giỏi toán Lớp 4, 5. Đánh giá học sinh theo thông tư 30. Khi có thông tư 30, nhà
trường đã phổ biến đến từng giáo viên. Họp phụ huynh các lớp đầu năm và hội
nghị phụ huynh đầu năm nhà trường đã phổ biến một số nội dung trong thông tư
30 cho phụ huynh nắm để phối hợp thực hiện, đồng thời tham mưu với địa
13


phương để kịp thời phổ biến đến nhân dân địa bàn phường phối hợp thực hiện.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, bồi dưỡng giáo viên, tăng cường
đổi mới sinh hoạt tổ khối chuyên môn theo quy định 2 tuần/lần; quán triệt các
nội dung về đổi mới phương pháp dạy…trao đổi về nội dung bài tập theo từng
đối tượng học sinh và các giải pháp để nâng cao việc dạy học theo nhóm lớp, vai
trò của nhóm trong các giờ học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
trong nhà trường. Tham mưu xây dựng quỹ khuyến học trường để động viên
giáo viên và học sinh có thành tích cao trong các mặt.
Về giáo dục thể chất, thẩm mỹ: nhà trường đã tổ chức các hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp trong năm như: “Vầng trăng tuổi thơ” nhân dịp trung thu;

“Hát về thầy cô, mái trường” kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11; Chúng
em chăm sóc “Công trình măng non”; “Tuyên truyền phòng chống tai nạn bom
mìn, đuối nước”…Một số trò chơi khám phá thế giới xung quanh em với hình
thức “Rung chuông vàng”. Tổ chức các hoạt động trong nhà trường, công tác
Đội TNTP Hồ Chí Minh, Liên đội luôn sát chủ đề. Chủ điểm, nhiệm vụ năm học
để triển khai các hoạt động một cách hiệu quả. Tiếp tục duy trì nề nếp sinh hoạt
đôin TNTP Hồ Chí Minh, đảm bảo 100% học sinh được uống nước sạch. Đội
ngũ nhân viên bếp ăn bám trú được tập huấn vệ sinh ATTP và kiểm tra sức khỏe
định kỳ. Duy trì mẫu thức ăn hàng ngày của nhà bếp, có tủ lưu trữ mẫu thức ăn.
Trường có 150 em bán trú so với năm trước tăng 60 em. Đảm bảo công tác vệ
sinh, an toàn thực phẩm cho học sinh bán trú; hợp đồng với cơ sở cung cấp thực
phẩm sạch, kiểm tra vệ sinh bếp ăn, có sổ theo dõi khẩu phần ăn của học sinh
hàng ngày.
Về công tác quản lý: Phân công trách nhiệm trong quản lý để điều hành
công việc khoa học, hiệu quả. Khuyến khích sự cố gắng của mỗi GV, sử dụng,
bố trí phù hợp năng lực sở trường của giáo viên để các đồng chí phát huy tốt
năng lực của mình. Tập trung chỉ đạo và dạy học trọng tâm là giữ vững và phát
huy tốt chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng HSNK. Tham mưu với các cấp
chính quyền để giữ vững trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Từng bước xây
dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ
14


trường học, thực hiện đúng các yêu cầu quy trình 3 công khai và 4 kiểm tra, quy
trình dạy thêm, học thêm. Về công tác tự kiểm tra, đánh giá chất lượng, giám sát
và kiểm tra nội bộ trường học: Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ
trường học, nhất là kiểm tra chuyên môn và quản lý chất lượng dạy học, tăng
cường trật tự, kỉ cương, nề nếp trong nhà trường. Kiểm tra giờ dạy của giáo viên
đến thời điểm này đã đạt 28/30 đồng chí, có 2 đồng chí ốm dài ngày chưa kiểm
tra. Tổng số tiết kiểm tra: 66 tiết, trong đó tốt: 44 tiết – 66,7%; khá: 22 tiết –

33,3%. Kiểm tra toàn diện 24 đồng chí, trong đó xuất sắc: 13 đồng chí, khá: 11
đồng chí. Kiểm tra chuyên đề giáo viên đạt 100%. Thành lập ban kiểm tra nội
bôj trường học là những đồng chí cán bộ giáo viên có năng lực, trình độ, có kinh
nghiệm. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học.
Tạo điều kiện thuận lợi cho ban thanh tra ND trong trường học hoạt động có
hiệu quả trong việc giám sát. Công đoàn nhà trường, UBKTCĐ thực hiện đúng
chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định. Kiểm tra nghiêm túc hoạt động sư
phạm của giáo viên với các nội dung: Phẩm chất chính trị, kết quả thực hiện
nhiệm vụ được giao, tính trung thực trong công tác, sự tín nhiệm của đồng
nghiệp, thái độ giáo dục học sinh, giao tiếp với phụ huynh, việc thực hiện quy
chế chuyên môn, nội quy nhà trường. Tiếp tục hoàn thành tự đánh giá cơ sở giáo
dục trong năm học. Hoàn thành kiểm định chất lượng, phấn đấu đủ điều kiện
tham gia đánh giá ngoài trong năm học tới. Như vậy, trường đã có những sự cố
gắng rất lớn trong việc tu sửa trường học, nâng cao trình độ chuyên môn của
giáo viên trong trường, nhằm tạo môi trường học tập tốt nhất cho học sinh.
1.3.2. Nhận xét về việc làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 trường Tiểu học số 2
Bắc Lý - TP Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình
Qua tìm hiểu tôi thấy việc làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 thông qua giờ Tập
đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn ở trường Tiểu học số 1 Bắc Lý có một số
thuận lợi và khó khăn sau:
* Về thuận lợi
Nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng dạy học, chỉ đạo chuyên môn
luôn sát với thực tiễn, luôn đẩy mạnh việc dạy và học ứng dụng phương pháp
15


dạy học tích cực theo mô hình mới. Điều này góp phần làm giàu vốn từ, kích
thích học tập môn học Tiếng việt cho HS, giúp HS biết giữ gìn và phát huy “thứ
của cải vô cùng qúy giá của dân tộc”. Đội ngũ GV luôn có ý thức trong việc
nâng cao chất lượng dạy học. Đa số GV đã nghiên cứu và chuẩn bị bài soạn chu

đáo trước khi đến lớp, nắm được các bước tổ chức một trò chơi hay một tiết
học. GV đã xác định được vai trò của việc làm giàu vốn từ trong học tập, trong
các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, biết vận dụng các phương pháp vào
từng thời điểm thích hợp trong quá trình dạy. Phần lớn GV đã xác định vai trò
của mình là người giúp đỡ hướng dẫn làm giàu vốn từ, còn HS mới là đối tượng
giữ vai trò chủ động trong quá trình làm giàu vốn từ. Đặc biệt, các GV luôn
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, hằng năm được
tham gia vào các lớp tập huấn để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mình.
Nhà trường nắm bắt nhanh nhạy các thông tư, hướng đổi mới dạy học để từ đó
GV xây dựng được kế hoạch phù hợp cho việc dạy học đảm bảo hiệu quả. Lực
lượng GV của trường đa số còn trẻ, nhiệt tình, có tinh thần học hỏi. Hầu hết đã
có trình độ Cử nhân giáo dục Tiểu học. Cơ sở vật chất nhà trường về cơ bản đáp
ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục HS.
- Đối với giáo viên dạy lớp 2: Đa số GV đã dạy khối lớp 2 nhiều năm nên
nắm khá tốt quan điểm chỉ đạo dạy học theo chưong trình và sách giáo khoa
mới, ít nhiều đã có kinh nghiệm dạy các môn học lớp 2. Hơn nữa, phần lớn GV
nắm khá tốt phương pháp, biện pháp, quy trình giảng dạy phân môn Tập đọc,
Luyện từ và câu lớp 2.
- Về học sinh: Các em đã được làm quen với các phương pháp dạy học mới
từ lớp 1 nên có nhiều thuận lợi khi học các phân môn Tiếng việt ở lớp 2.
* Những khó khăn
- Về phía nhà trường: Sự chỉ đạo chuyên môn của Ban giám hiệu nhà
trường có khi chưa chặt chẽ, sâu sát. Từ đó dẫn đến tình trạng GV còn lúng túng
khi vận dụng quy trình và các biện pháp dạy học trong quá trình giảng dạy (do
chưa có sự thống nhất). Nhà trường chưa tổ chức được việc dạy học ngoài giờ,

16


tiến hành các buổi học ngoại khóa, đây cũng là một cản trở cho mục tiêu nâng

cao chất lượng dạy học.
- Về phía giáo viên: Một số GV gặp lúng túng khi thực hiện quy trình
giảng dạy, bám máy móc vào sách GV, hầu như rất ít sáng tạo, chưa tạo ra các
tình huống giao tiếp sinh động để cuốn hút HS. GV chỉ biết thực hiện đầy đủ
các bước, các hoạt động theo quy trình đã được hướng dẫn nhưng không xác
định được tại sao phải thực hiện hoạt động đó với biện pháp đó, ít chú ý đến quá
trình và hiệu quả tổ chức từng hoạt động. Việc đổi mới phương pháp dạy học
đôi khi còn mang tính hình thức. Mặt khác, vốn từ ngữ của bản thân GV chưa
phong phú, chưa đáp ứng được yêu cầu hướng dẫn HS mở rộng vốn từ, phát
triển vốn từ. Việc nắm nghĩa của từ của nhiều GV chưa tốt. Đa số GV còn lúng
túng khi miêu tả, giải thích nghĩa của từ. Có trường hợp GV không xác định
được chính xác các từ ngữ mà HS nêu ra có thuộc chủ điểm hay không. Khi giải
nghĩa từ, GV sử dụng phần nhiều biện pháp mô tả, diễn giải từ đó không kích
thích HS suy nghĩ, hạn chế rèn kỹ năng nói cho các em. Đặc biệt, GV chưa xác
định được vốn từ của HS mình dạy, từ đó có trường hợp GV say sưa cung cấp,
giải nghĩa những từ mà thực sự HS lớp 2 đã biết qua (qua học tập ở lớp trước,
qua kinh nghiệm), cũng chưa biết cách thiết kế lại nội dung bài tập sao cho phù
hợp với đặc điểm nhận thức của HS, nhằm giúp các em tự mình hoàn thành bài
tập. Thiết bị dạy học phục vụ cho các giờ dạy còn ít và không đồng bộ. GV
cũng ít chịu khó đầu tư làm đồ dùng dạy học. Việc sử dụng đồ dùng dạy học
(nếu có) trong giờ dạy cũng chưa hợp lý, không rõ ràng về mục đích sử dụng.
- Về phía học sinh: Do cách dạy của 1 số GV nên HS ngại học giờ Tập đọc,
Luyện từ và câu nói chung, nội dung mở rộng vốn từ nói riêng. Do ảnh hưởng
của môi trường gia đình vã xã hội, các em sống, sinh hoạt, giao tiếp trong nhiều
vùng, cộng đồng khác nhau nên việc bổ sung vốn từ, trau dồi kỹ năng dùng từ
còn nhiều hạn chế.
1.3.3. Mục đích và nội dung khảo sát
* Mục đích khảo sát

17



- Khảo sát nhận thức của GV về nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho HS trong
các bài dạy Tập đọc, Luyện từ và câu.
- Khảo sát nội dung và các phương pháp dạy học mà GV thường sử dụng
trong giờ Tập đọc, Luyện từ và câu.
- Khảo sát những khó khăn mà GV thường gặp phải khi làm giàu vốn từ
cho HS.
- Khảo sát mức độ sử dụng vốn từ của HS thông qua các bài tập MRVT.
- Khảo sát những đề xuất của GV để nâng cao chất lượng làm giàu vốn từ
cho HS lớp 2.
* Nội dung khảo sát
- SGK Tiếng Việt lớp 2 ( phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu )
- Việc áp dụng các TBDH trong giờ Tập đọc, Luyện từ và câu để mở rộng
vốn từ cho HS.
- Vốn từ ngữ của HS, các PPDH của GV để làm giàu vốn từ.
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi sử dụng các phương pháp khảo sát sau:
- Phương pháp điều tra:
+ Điều tra bằng Anket: Dùng phiếu thăm dò, thu thập ý kiến của một số GV
và HS theo các chỉ tiêu đã được xác định.
+ Thống kê toán học: Sau khi điều tra khảo sát tôi dùng phương pháp này
để tổng hợp kết quả điều tra làm cơ sở cho việc phân tích kết quả.
- Phương pháp quan sát: Tiến hành dự giờ, quan sát quá trình giờ dạy trên
lớp của GV và quá trình học tập của HS.
- Phỏng vấn, tọa đàm: Tiến hành đối với các GV và HS lớp 2 nhằm thu thập
những thông tin, dữ liệu bổ sung cho việc khẳng định các biện pháp mình đã đề
xuất.
* Đối tượng khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát đối với 80 HS được chọn ngẫu nhiên từ 140
em HS ở khối lớp 2 và 5 GV khối lớp 2 của trường Tiểu học số 2 Bắc Lý - TP

Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình.

18


1.3.4. Kết quả khảo sát
Địa bàn khảo sát có 18 lớp với tổng số HS là 563 em, 100% đi học đúng độ
tuổi. Khối lớp 2 gồm 5 lớp với 140 em. Nghiên cứu thực trạng HS lớp 2 hiện
nay có vốn từ ngữ ra sao trong học tập, giao tiếp hàng ngày cũng như sự bày tỏ
quan điểm nhận thức của bản thân trước những vấn đề mà HS phải sử dụng từ
phù hợp qua những lời nói, theo nội dung bài học và sự giao tiếp với mọi người
xung quanh ở trường, ở lớp. Qua phân tích, tổng hợp tôi khảo sát cụ thể trong 2
phân môn như sau:
1.3.4.1. Khảo sát thông qua phân môn Tập đọc
a) Chương trình Tập đọc, Luyện từ và câu ở lớp 2
Bảng 1: Nội dung học phân môn Tập đọc chương trình SGK Tiếng Việt lớp 2 cũ
Nội dung học phân môn Tập đọc

STT

Trang – Tập

1

Có công mài sắt, có ngày nên kim

Trang 4 - Tập 1

2


Tự thuật

Trang 7 - Tập 1

3

Ngày hôm qua đâu rồi?

Trang 10 - Tập 1

4

Phần thưởng

Trang 13 - Tập 1

5

Làm việc thật là vui

Trang 16 - Tập 1

6

Mít làm thơ

Trang 18 - Tập1

7


Bạn của Nai Nhỏ

Trang 22 - Tập 1

8

Danh sách học sinh tổ 1, lớp 2A

Trang 25 - Tập 1

9

Gọi bạn

Trang 28 - Tập 1

10

Bím tóc đuôi sam

Trang 31 - Tập 1

11

Trên chiếc bè

Trang 34 - Tập 1

12


Mít làm thơ (Tiếp theo)

Trang 36 - Tập 1

13

Chiếc bút mực

Trang 40 - Tập 1

14

Mục lục sách

Trang 43 - Tập 1

15

Cái trống trường em

Trang 45 - Tập 1

16

Mẩu giấy vụn

Trang 48 - Tập 1

17


Ngôi trường mới

Trang 50 - Tập 1
19


18

Mua kính

Trang 53 - Tập 1

19

Người thầy cũ

Trang 56 - Tập 1

20

Thời khóa biểu

Trang 58 - Tập 1

21

Cô giáo lớp em

Trang 60 - Tập 1


22

Người mẹ hiền

Trang 63 - tập 1

23

Bàn tay dịu dàng

Trang 66 - Tập 1

24

Đổi giày

Trang 68 - Tập 1

25

Sáng kiến của bé Hà

Trang 78 - Tập 1

26

Bưu thiếp

Trang 80 – Tập 1


27

Thương ông

Trang 83 – Tập 1

28

Bà cháu

Trang 86 – Tập 1

29

Cây xoài của ông em

Trang 89 – Tập 1

30

Đi chợ

Trang 92 – Tập 1

31

Sự tích cây vú sữa

Trang 96 – Tập 1


32

Điện thoại

Trang 98 – Tập 1

33

Mẹ

Trang 101 – tập 1

34

Bông hoa niềm vui

Trang 104 - Tập 1

35

Quà của bố

Trang 106 - Tập 1

36

Há miệng chờ sung

Trang 109 - Tập 1


37

Câu chuyện bó đũa

Trang 112 - Tập 1

38

Nhắn tin

Trang 115 - Tập 1

39

Chiếc võng kêu

Trang 117 - Tập 1

40

Hai anh em

Trang 119 - Tập 1

41

Bé Hoa

Trang 121 - Tập 1


42

Bán chó

Trang 124 - Tập 1

43

Con chó nhà hàng xóm

Trang 128 – tập 1

44

Thời gian biểu

Trang 132 - Tập 1

45

Đàn gà mới nở

Trang 135 - Tập 1

46

Tìm ngọc

Trang 138 - Tập 1
20



×