TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
*****************************
MA VĂN GIANG
NGHIÊN CỨU ĐIỂM ĐẶC TRƢNG CỦA
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM
“THẾ THẮNG LỰC”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh
HÀ NỘI - 2017
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
********************
MA VĂN GIANG
NGHIÊN CỨU ĐIỂM ĐẶC TRƢNG CỦA
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM
“THẾ THẮNG LỰC”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. TRỊNH VĂN TÚY
HÀ NỘI - 2017
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Thƣợng tá Trịnh Văn
Túy đã tận tình dạy dỗ, hƣớng dẫn và động viên em trong quá trình thực hiện
đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Trung tâm Giáo dục
quốc phòng và an ninh Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã dạy dỗ em
trƣởng thành trong suốt thời gian học tập tại Trung tâm, đã tạo điều kiện và
đóng góp những ý kiến quý báu giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn tạo mọi
điều kiện, động viên và giúp đỡ em trong suốt quãng thời gian học tập và quá
trình thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Ma Văn Giang
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân em.
Những kết quả thu đƣợc hoàn toàn chân thực và chƣa có đề tài nào
nghiên cứu.
Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Ma Văn Giang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................2
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................2
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHỆ THUẬT
QUÂN SỰ VIỆT NAM ..............................................................................................3
1.1. Một số khái niệm ..................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm về thế và thế trận. ............................................................................3
1.1.2. Khái niệm về lực. ..............................................................................................3
1.1.3. Khái niệm về thời cơ. ........................................................................................4
1.2. Một số vấn đề về thế. ...........................................................................................4
1.2.1. Căn cứ để tạo lập thế trận ..................................................................................4
1.2.2. Yêu cầu cơ bản của thế trận quân sự. ..............................................................14
1.2.3. Mƣu và thế trận. ..............................................................................................20
1.3. Một số vấn đề về lực. .........................................................................................28
1.3.1. Nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lƣợng nhằm tạo thành sức mạnh tổng hợp lớn
nhất. ...........................................................................................................................28
1.3.2. Nghệ thuật tập trung lực lƣợng tạo ƣu thế sức mạnh quyết định. ...................30
1.3.3. Phát huy uy lực của vũ khí, trang bị kỹ thuật. ................................................32
1.4. Thời cơ. ..............................................................................................................34
1.4.1. Tạo thời cơ. .....................................................................................................35
1.4.2. Nắm thời cơ. ....................................................................................................37
1.4.3. Hành động đúng thời cơ. .................................................................................39
Kết luận chƣơng 1 .....................................................................................................43
CHƢƠNG 2: ĐẶC TRƢNG CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM “THẾ
THẮNG LỰC” VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ
QUỐC........................................................................................................................44
2.1. Thế và lực trong chiến tranh. .............................................................................44
2.2. Vận dụng những giá trị của nghệ thuật quân sự Việt Nam về thời, thế, lực trong
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. ......................................................................................47
2.2.1. Chọn địa bàn, mục tiêu tác chiến, hƣớng tiến công chủ yếu. .........................47
2.2.2. Vận dụng “thế”, “thời” trong tác chiến. ..........................................................48
2.2.3.Vận dụng nghệ thuật tác chiến và chiến tranh. ................................................55
2.2.4. Vận dụng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày
nay. ............................................................................................................................59
Kết luận chƣơng 2 .....................................................................................................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................65
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam có lịch sử truyền thống đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc vô cùng
oanh liệt. Các cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lƣợc do nhân dân ta tiến hành đề
tài chiến tranh nhân dân chính nghĩa thu hút đƣợc đông đảo quần chúng tham gia
ủng hộ. Trong các cuộc chiến tranh ấy, nhiều trận đánh hay đã mãi mãi ghi vào sử
sách, vào tâm trí mỗi ngƣời dân Việt Nam. Có thể kể ra một số trận đánh tiêu biểu
nhƣ: trận Bạch Đằng chống quân Nam Hán; trận đánh trên sông Nhƣ Nguyệt chống
quân Tống; trận Chƣơng Dƣơng Thăng Long, trận Bạch Đằng chống quân Nguyên
Mông; trận Chi Lăng - Xƣơng Giang chống quân Minh; trận Ngọc Hồi - Đống Đa
chống quân Thanh; chiến dịch Biên giới; chiến dịch Điện Biên Phủ trong kháng
chiến chống thực dân Pháp; chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng,
chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
Những trận đánh kinh điển ấy gắn liền với tên tuổi của các vị tƣớng tài: Ngô Quyền,
Lý Thƣờng Kiệt, Trần Hƣng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hồ Chí
Minh, Võ Nguyên Giáp, v..v.. Ngày nay, nhìn lại lịch sử chống giặc ngoại xâm của
dân tộc, chúng ta tự hào về truyền thống hào hùng ấy.
Hầu hết các cuộc chiến tranh, ta đều gặp bất lợi về so sánh lực lƣợng: Quân
ít, vũ khí trang thiết bị thô sơ, dƣới sự lãnh đạo tài tình của các vị chủ tƣớng kết hợp
với tinh thần đoàn kết của toàn dân, dân tộc ta luôn chiến thắng những thế lực ngoại
xâm hùng mạnh đó. Những nghệ thuật quân sự nhƣ: nghệ thuật chiến tranh nhân
dân, nghệ thuật chiến tranh du kích, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, nghệ thuật
khởi nghĩa vũ trang, nghệ thuật nghi binh, nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng
lực - thế thời và mƣu kế ... Đã trở thành binh pháp, thành nghệ thuật quân sự Việt
Nam.
Từ lòng ngƣỡng mộ các vị anh hùng giải phóng dân tộc, các nhà quân sự kiệt
xuất của dân tộc, với các trận đánh hay, những bài học nghệ thuật quân sự quý giá.
Mong muốn đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu nghệ thuật quân sự Việt Nam vì vậy em
1
chọn đề tài: Nghiên cứu điểm đặc trưng của nghệ thuật quân sự Việt Nam “thế
thắng lực”. Nhằm làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn của nghệ thuật quân sự Việt
Nam, nghiên cứu đƣợc tính đặc sắc và điểm đặc trƣng của nghệ thuật quân sự Việt
Nam, xây dựng niềm tự hào dân tộc, phát huy tinh thần thƣợng võ trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Mục đích nghiên cứu
-
Làm rõ nét đặc sắc, điểm đặc trƣng của nghệ thuật quân sự Việt Nam, xây
dựng niềm tự hào, tự tôn dân tộc và ý thức bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
- Làm cơ sở tích lũy kiến thức trong học tập và công tác sau này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nghệ thuật quân sự Việt Nam.
- Làm rõ điểm đặc trƣng của nghệ thuật quân sự Việt Nam, thế thắng lực.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tài liệu, sách, tạp chí về nghệ thuật quân sự Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghệ thuật quân sự Việt Nam thời kỳ dựng nƣớc, giữ nƣớc của ông cha ta và
từ khi có Đảng lãnh đạo.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Sử dụng phƣơng pháp lý luận chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh,
quan điểm hệ thống cấu trúc, logic, lịch sử để nghiên cứu đề tài.
- Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết, phƣơng pháp nghiên cứu thực
tiễn hoạt động nghệ thuật quân sự Việt Nam các thời kỳ.
6. Đóng góp của đề tài
Sau khi nghiên cứu thành công, đề tài này sẽ cho chúng ta hiểu đƣợc điểm
đặc trƣng của nghệ thuật quân sự Việt Nam “thế thắng lực” qua các giai đoạn lịch
sử đồng thời giúp chúng ta hiểu thêm về nghệ thuật quân sự Việt Nam trong quá
trình dựng nƣớc và giữ nƣớc.
2
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về thế và thế trận.
- Theo tổng kết của giáo sƣ Đỗ Trình có ba khái niệm về thế:
Khái niệm thứ nhất, thế là hình thái bố trí, hình thái triển khai và hoạt động của lực
lƣợng chiến đấu.
Khái niệm thứ hai, thế là điều kiện hoàn cảnh trong đó một lực lƣợng hoạt động.
Khái niệm thứ ba, thế là trạng thế vận động, là khả năng, tiềm lực vận động của lực
lƣợng chiến đấu, là xu thế phát triển của cục diện chiến đấu.
- Thế trận là thế bố trí lực lƣợng, sắp xếp triển khai đội hình và tổ chức, thiết
bị chiến trƣờng trên một địa hình tác chiến nhất định đối trƣớc quân địch, theo mƣu
kế tác chiến của ta.
1.1.2. Khái niệm về lực.
- Lực lƣợng tác chiến là cơ sở vật chất để vận dụng nghệ thuật tác chiến, là
nhân tố cơ bản quyết định tiến trình và kết cục của tác chiến. Mƣu kế hay, thế trận
tốt, cách đánh giỏi còn phải do các lực lƣợng tác chiến có số lƣợng và chất lƣợng
tƣơng ứng thực hiện thì mới trở thành thắng lợi hiện thực.
- Lực lƣợng tác chiến bao gồm những con ngƣời trong các tổ chức quân sự
cùng với trang bị kỹ thuật và cơ sở vật chất để tác chiến và bảo đảm hoạt động tác
chiến. Hiệu quả tác chiến hiệu quả đƣợc đến đâu là do sức mạnh chiến đấu của các
lực lƣợng tham chiến quyết định.
Sức mạnh chiến đấu là tổng hợp các nhân tố vật chất và tinh thần tạo thành
năng lực thực hiện nhiệm vụ của các lực lƣợng tác chiến: số lƣợng, trạng thái tinh
thần – tâm lý, trình độ chiến thuật kỹ thuật, bản lĩnh chiến đấu của bộ đội; số lƣợng,
chất lƣợng vũ khí, kỹ thuật và vật chất bảo đảm cho tác chiến; cơ cấu tổ chức bộ
đội, trình độ khoa học quân sự, năng lực tổ chức chỉ huy của cán bộ của cán bộ và
cơ quan chỉ huy, v.v…
3
1.1.3. Khái niệm về thời cơ.
- Thời cơ tác chiến là hoàn cảnh có điều kiện thuận lợi tối đa cho việc thực
hiện nhiệm vụ, mục tiêu tác chiến, diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định.
- Thời cơ là một hiện tƣợng khách quan. Nó là sản phẩm của sự vận động
tổng hợp của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan: sự phát triển thế và lực, kết quả
tác chiến của ta; sự suy thoái và khó khăn, thất bại, sai lầm của địch; ảnh hƣởng
thắng lợi của ta trên các chiến trƣờng khác, trên các mặt đấu tranh khác (chính trị,
kinh tế, ngoại giao…) và những biến động trong tình hình quốc tế; những yếu tố tự
nhiên (địa hình, thời tiết, khí hậu…) có lợi cho ta, bất lợi cho địch, v.v… Nhƣng
động lực chủ yếu và trực tiếp làm nảy sinh thời cơ là nỗ lực chủ quan của ta trong
quá trình đấu trí, đấu lực với địch trên chiến trƣờng.
1.2. Một số vấn đề về thế.
1.2.1. Căn cứ để tạo lập thế trận
- Yếu tố về địch:
Biết địch một cách đầy đủ, sâu sắc là một yếu tố rất cơ bản để lập thế trận.
Biết địch không phải chỉ cần biết số quân, vũ khí, trang bị, các bố trí của chúng, mà
còn phải biết rõ mặt chất lƣợng, tinh thần, kỷ luật, trình độ tác chiến, sở trƣờng, chỗ
mạnh, chỗ yếu và cả tính nết ngƣời chỉ huy của chúng. Đặc biệt là biết rõ về âm
mƣu, thủ đoạn và quy luật hành động của địch. Có nhƣ vậy mới có cơ sở chính xác
để đánh giá thế trận của địch có gì mạnh, yếu, khi bị ta đánh thì cả thế và lực của
địch sẽ biến đổi thế nào.
Biết địch là để đánh địch. Biết chỗ mạnh của địch là để tìm cách phá cái
mạnh, biết chỗ yếu là để khoét sâu cái yếu của chúng, lấy cái mạnh của ta đánh vào
chỗ yếu, chỗ sơ hở của địch. Do đó, trong việc tìm hiểu địch phải hết sức tỉnh táo,
khách quan, không để địch đánh lừa, song phải luôn luôn có ý chí, quyết tâm tiến
công tiêu diệt địch, giành thắng lợi trong cuộc đọ sức, đọ tài với chúng. Từ đó mới
có sự quan sát tinh tƣờng, phán đoán sắc bén, phát hiện ra những sai lầm của địch
hoặc tìm cách lừa địch đến chỗ phạm sai lầm để đánh bại chúng.
4
Có thế lấy trận Can xảy ra năm 216 trƣớc Công nguyên làm thí dụ về điều
đó. Tƣớng Ha-ni-ban chỉ huy quân Các-ta-giơ có 5 vạn quân, hạ trại cố thủ gần
thành Can. Đối thủ của Ha-ni-ban là tƣớng Va-rôn chỉ huy quân La Mã có gần 7
vạn quân. Cậy số quân đông, Va-rôn bố trí đội hình thành thế trận tập trung dày đặc
có chiều sâu để đột phá bằng sức mạnh vào quân Các-ta-giơ. Với con mắt tinh
tƣờng vào tài suy xét sắc sảo, Ha-ni-ban đã đánh giá đúng thế mạnh về đột phá của
đối phƣơng là bố trí thế trận quá dày đặc trên chính diện hẹp nên khó cơ động và dễ
bị bao vây từ hai bên sƣờn. Ha-ni-ban đã bố trí thế trận hình móng ngựa lồi về phía
địch với lực lƣợng vừa đủ chống với lực lƣơng đột phá của địch, còn lực lƣợng
mạnh thì bố trí ở hai bên sƣờn để cơ động bao vây vu hồi, đánh vào sau lƣng quân
địch và phá vỡ thế trận của chúng. Kết quả là chƣa trọn một buổi, quân Các-ta-giơ ít
hơn đã bị đánh bại hoàn toàn quân La Mã có số lƣợng đông gần gấp rƣỡi, diệt
40.000, bắt gần 10.000 tên địch mà chỉ bị thƣơng vong 6.000 ngƣời.
Thắng lợi của quân Các-ta-giơ là thắng lợi của nghệ thuật biết địch, biết
mình, thắng lợi của nghệ thuật lập thế trận tài giỏi.
Trong lịch sử chiến đấu chống xâm lƣợc của dân tộc ta, các võ công oanh liệt
Bạch Đằng, Chƣơng Dƣơng, Hàm Tử, Chi Lăng, Đống Đa...đều là những thắng lợi
của mƣu sâu kế hiểm trong nghệ thuật tạo lập thế trận của tổ tiên ta.
Thế trận tiêu diệt gọn 10 vạn quân Minh do Liễu Thăng chỉ huy là một trong
những điển hình của nghệ thuật lập thế trận sâu hiểm mà mạnh của nghệ thuật quân
sự Việt Nam thời trƣớc. Đây là trận đánh diễn ra trong thời kỳ kết thúc cuộc chiến
tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo. Lúc đó, quân địch đã
bị bao vây và đang co cụm lại cố thủ trong các sào huyệt của chúng. Để tiếp ứng
cho đạo quân chiếm đóng, nhà Minh tổ chức một đội quân viễn chinh lớn chia làm
hai đạo tiến vào nƣớc ta theo hai đƣờng: một đạo do Liễu Thăng chỉ huy gồm 10
vạn tên, tiến sang theo đƣờng Quảng Tây; một đạo do Mộc Thạnh chỉ huy gồm 5
vạn tên, tiến sang theo đƣờng Vân Nam. Với lực lƣợng cố thủ còn khá đông và vẫn
chiếm giữ nhiều địa bàn chiến lƣợc quan trọng, nhà Minh hi vọng với 15 vạn quân
5
mới sang sẽ có thể tiến hành một cuộc phản công chiến lƣợc, trong đánh ra ngoài
đánh vào để chuyển bại thành thắng.
Nhƣ vậy, thế của địch không phải không có mặt mạnh; so sánh lực lƣợng xét
về quân chủ lực tập trung thì dịch có số lƣợng đông hơn ta. Song về cơ bản, địch đã
ở thế yếu, thế thua không sao cứu ván nổi. Bọn địch đã bị vây hãm không đủ sức
phá vỡ vòng vây, bọn mới kéo sang hùng hổ bên ngoài. Mộc Thạnh vừa tiến vừa
thăm dò; đối với đạo quân này, ta có thể kìm giữ chúng rồi tiêu diệt sau. Còn Liễu
Thăng thì hung hăng kiêu ngạo, nắm trong tay một đạo quân lớn, nhƣng nhƣ bộ
thống soái nghĩa quân đã vạch rõ, Liễu Thăng tiến quân sâu vào nƣớc ta sẽ không
thể không bị “hãm vào thế trong miệng cọp”.
Nghĩa quân quyết định lập thế trận “vây thành diệt viện” trên quy mô chiến
lƣợc, tập trung lực lƣợng chủ yếu tiêu diệt đạo quân lớn nhất, mạnh nhất của địch
do Liễu Thăng trực tiếp chỉ huy từ đƣờng Quảng Tây tiến vào nƣớc ta. Thế trận lập
ra để tiêu diệt đạo quân Liễu Thăng đƣợc Nguyễn Trãi gọi là thế trận “phục binh dữ
hiểm đập gãy tiên phong”. Nếu so sánh lực lƣợng quân chủ lực tập trung thì trong
trận này, địch có 10 vạn, còn nghĩa quân có 5 vạn. Nhƣng thế trận của ta là lấy thế
mạnh đánh địch đông mà yếu, tận dụng thế hiểm của địa hình, liên tục tiến công tiêu
diệt từng bộ phận quân địch bằng các trận đánh mai phục, tiến lên tiêu diệt hoàn
toàn quân địch.
Nhƣ ta đã biết, nghĩa quân đã liên tiếp tiêu diệt từng bộ phận quân Liễu
Thăng bằng các trận Chi Lăng, Cần Trạm, Xƣơng Giang. Trong các trận Chi Lăng,
Cần Trạm, ta dựa vào thế hiểm của địa hình lập thế trận mai phục tiến công. Trong
trận Xƣơng Giang, ta lập thế trận bao vây quân địch đã ở thế bị cô lập, tƣớng mất,
quân thua sau mấy trận liên tiếp. Kết quả là với nghệ thuật nắm địch, phân tích
chính xác mặt mạnh, mặt yếu của địch, nắm vững tính nết của từng tên tƣớng chỉ
huy của chúng, nghĩa quân Lam Sơn đã lập thế trận giỏi, dùng 5 vạn quân ta diệt 10
vạn quân địch gồm cả các tƣớng lĩnh chỉ huy của chúng.
Ngày nay, nguyên tắc phải “biết địch” không khác, nhƣng nghệ thuật nắm
địch và phán đoán về địch thì đã phát triển rất nhiều.
6
Đi đôi với biết địch, còn phải chú ý không để địch biết ta, kể cả những điều
ta biết đƣợc về chúng. Phải triệt để giữ bí mật và dùng mọi biện pháp nghi binh,
nguỵ trang để bƣng tai, bịt mắt địch, hƣớng chúng vào những hoạt động sai lầm và
qua đó bộc lộ thêm những sơ hở, những chỗ yếu khiến ta có điều kiện nhanh chóng
tiêu diệt chúng.
Trong chiến tranh hiện đại, việc nắm địch chính xác, kịp thời càng trở nên
quan trọng và phức tạp. Ngày nay, các phƣơng tiện vô tuyến điện đƣợc sử dụng
rộng rãi trong các lực lƣợng vũ trang, cuộc chiến đấu trên làn sóng điện, đƣợc gọi là
chiến tranh vô tuyến điện tử, đã và đang phát triển mạnh. Dù biết đầy đủ về địch,
cần sử dụng tốt các phƣơng tiện trinh sát điện tử kết hợp chặt chẽ với các biện pháp
nắm địch cổ truyền. Có nhƣ vậy mới có khả năng nắm địch kịp thời, biết địch đầy
đủ, chính xác và có biện pháp tốt để phá chính xác địch, giữ bí mật của ta.
- Yếu tố về ta:
Biết ta là một yếu tố cơ bản quyết định việc hình thành thế trận. Biết ta là để
tổ chức, sắp xếp, bố trí lực lƣợng đúng, nhằm phát huy đƣợc sở trƣờng chiến đấu và
sức mạnh cao nhất của các lực lƣợng vũ trang ta.
Nắm tình hình ta phải đầy đủ, chính xác cả về số lƣợng và chất lƣợng trên
các mặt: tinh thần, tƣ tƣởng, tổ chức, trang bị, vũ khí, trình độ tác chiến của tất cả
các lực lƣợng, nhất là trình độ lãnh đạo, chỉ huy của các cán bộ các cấp. Trên cơ sở
đó, đánh giá một cách thật khách quan chỗ mạnh, chỗ yếu và khả năng tiêu diệt địch
của từng lực lƣợng, từng đơn vị. Nắm cho đƣợc thực chất tình hình ta về mọi mặt
đúng với yêu cầu, đó là cả một nghệ thuật.
Nắm tình hình ta có nội dung rất phong phú và phải trải qua một quá trình,
trong đó ngƣời chỉ huy triển khai toàn bộ các hoạt động đối với các đơn vị: nuôi
quân, quản lý, giáo dục, rèn luyện bộ đội, tổ chức chỉ huy đơn vị công tác chiến
đấu. Đó cũng là quá trình cán bộ, chiến sĩ cùng nhau chung sức xây dựng đơn vị,
đoàn kết gắn bó với nhau, hiểu nhau, trên dƣới một lòng, tin tƣởng lẫn nhau, hiệp
đồng ăn ý, cùng nhau khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ.
7
Nghệ thuật nắm tình hình ta còn thể hiện ở chỗ ngay trong quá trình luyện
quân đã xây dựng và tăng cƣờng từ sự nhất trí về tƣ tƣởng, quyết tâm, phƣơng châm
tác chiến, vận dụng chiến thuật, kỹ thuật đến sự hòa hợp về tâm tƣ, tình cảm trong
sinh hoạt hàng ngày của bộ đội. Nhƣ vậy, nắm tình hình ta không phải chờ đến lúc
ra quân mới làm. Tất nhiên khi bƣớc vào chiến đấu, cần nắm chắc lại một lần nữa
tình hình về mọi mặt, xem xét những vấn đề mới phát sinh, những vấn đề còn tồn
tại mà quá trình rèn luyện chƣa kịp giải quyết, những vấn đề phải đến khi ra quân
mới có điều kiện đánh giá nhƣ: lực và thế của ta thế nào, chỗ nào còn yếu cần khắc
phục, những mặt cần thiết phải giải quyết? So sánh giữa thế ta và thế địch ra sao?
v.v…
Năm 1789, vua Quang Trung từ Phú Xuân tiến ra Bắc đánh quân Thanh, khi
dừng lại ở Thọ Hạc (Thanh Hoá) làm lễ “thệ sƣ” (một hình thức động viên quân sĩ )
đã truyền cho nghĩa quân tinh thần quyết chiến quyết thắng và niềm tin mãnh liệt.
Ông ra lệnh: “Bớ chƣ quân! Phàm ai bằng lòng chiến đấu thì hãy vì ta giết sạch
quân giặc. Nếu ai không muốn thì hãy xem ta giết vài vạn ngƣời trong một trận. Đó
không phải là chuyện lạ đâu”. Sách Lê quý ký sự mô tả quang cảnh lúc đó nhƣ sau:
“Huệ dứt lời, chƣ quân dạ ran nhƣ sấm, rung động cả hang núi, trời đổi màu. Rồi
chiêng trống đồng thời khua vang, quân lính gấp đƣờng ra Bắc”. Vốn tự mình xây
dựng, rèn luyện quân đội, Quang Trung nắm quân rất chắc và hết lòng tin tƣởng vào
tinh thần và khả năng chiến đấu của quân đội. Song ngay trong quá trình hành quân
ra Bắc (khoảng một tháng), bằng những cố gắng lớn lao, Quang Trung không ngừng
tiếp tục bổ sung, chấn chỉnh, nâng cao chất lƣợng và sức chiến đấu của quân đội,
tạo nên những điều kiện chính trị, quân sự cần thiết để chiến thắng quân địch bằng
những đòn tiến công tấm sét.
Với nghệ thuật luyện quân và cầm quân tài giỏi, với lòng tin sắt đá ở quân
đội thuộc quyền mình, Quang Trung khẳng định mạnh mẽ: “Chẳng qua mƣời ngày,
có thể đuổi đƣợc ngƣời Thanh” (Hoàng Lê nhất thống chí), và hạ quyết tâm dứt
khoát: đánh tan quân giặc giải phóng thành Thăng Long trƣớc ngày mùng sáu tháng
giêng để ngày mùng bảy sẽ mở tiệc mừng chiến thắng giữa kinh thành.
8
Sở dĩ Quang Trung nắm quân chắc, điều khiển quân giỏi là do ông có quan
điểm đúng đắn về xây dựng quân đội: “Quân đội chỉ cốt hòa thuận không cốt đông,
cốt tinh nhuệ không cốt nhiều”, và thắng bại trong chiến tranh “không phải lấy
mạnh đè yếu, lấy nhiều hiếp ít” (Tây Sơn bang giao tập).
Trên cơ sở nắm vững chất lƣợng, bản lĩnh chiến đấu của quân đội cùng với
tài năng chỉ huy của mình, trong suốt cuộc đời chinh chiến lúc vào Nam, khi ra Bắc,
hết dẹp Trịnh, Nguyễn đến diệt Xiêm, phá Thanh, lần nào Quang Trung cũng bày
đƣợc thế trận lợi hại và cũng chỉ bằng một trận quyết chiến đã tiêu diệt và đánh bại
quân thù có số lƣợng lớn hơn mình gấp bội.
Phƣơng pháp đánh giá so sánh lực lƣợng giữa ta và địch một cách tổng hợp,
cả thế và lực, cả số lƣợng và chất lƣợng... là nét nổi bật, xuyên suốt của lý luận khoa
học quân sự và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Nó xuất hiện từ rất sớm. Tổ tiên ta
xƣa kia vận dụng phƣơng pháp ấy tuy còn thô sơ nhƣng đã có những thành công
xuất sắc. Ngày nay, dƣới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta đã nắm vững và
phát huy phƣơng pháp đó lên một trình độ mới. Phƣơng pháp ấy rất khác biệt với
học thuyết về “binh số” (ƣu thế về số lƣợng) của nhiều nhà lý luận quân sự nƣớc
ngoài thời xƣa cũng nhƣ thời nay.
Trong lịch sử phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam, tổ tiên ta có lý
luận khác với thuyết dùng binh của Tôn Tử. “Gấp mƣời thì mới xây dựng đƣợc
địch” còn “ít mà đánh địch đông thì không tránh khỏi bị tiêu diệt và bắt làm tù
binh”. Tổ tiên ta khẳng định: “Sức dùng một nửa mà công đƣợc gấp đôi”. Tất nhiên
từ xƣa tới nay, lý luận quân sự Việt Nam cũng rất quan trọng số lƣợng. Chúng ta
không đánh giá thấp mặt mạnh của những kẻ địch xâm lƣợc có số lƣợng đông, có
trang bị vũ khí nhiều và hiện đại hơn ta. Để khắc phục chỗ mạnh đó của dịch, dựa
vào tính chất chính nghĩa của chiến tranh, chúng ta động viên toàn dân tham gia giết
giặc, thực hiện mỗi ngƣời dân là một chiến sĩ. Lực lƣợng cầm vũ khí đƣợc tổ chức,
huấn luyện, trang bị thích hợp, đƣợc chuẩn bị chu đáo, có tinh thần quyết đánh và
biết đánh thắng địch. Do đó, khi nghiên cứu tình hình ta, phải tính toán đầy đủ các
mặt số lƣợng và chất lƣợng, song trên cơ sở số lƣợng nhất định, bao giờ cũng phải
9
xem trọng yếu tố chất lƣợng, lấy chất lƣợng cao của ta thắng số lƣợng đông của
địch.
- Yếu tố địa lý quân sự:
Trƣớc đây ta thƣờng gọi yếu tố này là “thiên thời, địa lợi”. Ngày nay, qua
quá trình phát triển của khoa học quân sự, các hiểu biết về trời, về đất đối với quân
sự đã đƣợc tổng hợp lại thành môn khoa học về địa lý quân sự.
Mỗi trận đánh, mỗi chiến dịch bao giờ cũng diễn ra trong không gian và thời
gian cụ thể nhất định. Muốn bố trí thế trận, không thể không dựa vào một yếu tố cơ
bản là yếu tố địa lý quân sự. Do đó, phải nghiên cứu cụ thể các điều kiện địa lý tác
động đến quân sự để vận dụng cách đánh và bố trí thế trận cho phù hợp.
*Khí tƣợng - thủy văn:
Khí tƣợng thủy văn là những hiện tƣợng trong thiên nhiên diễn ra có quy luật
nhƣ: mƣa nắng, nóng lạnh, gió bão, sƣơng mù, băng tuyết, hạn, lụt, thủy triều... các
hiện tƣợng trên nhiều đều có tác động trực tiếp tới hoạt động quân sự. Trong việc bố
trí thế trận, phải hết sức tránh tác hại do các hiện tƣợng tự nhiên gây ra cho ta, đồng
thời nghiên cứu lợi dụng nó để tăng cƣờng thế trận của ta, làm yếu thế trận của địch.
Trƣớc đây, Ngô Quyền và Trần Hƣng Đạo đều đã lợi dụng yếu tố thủy văn,
bày trận trên sông Bạch Đằng để đánh thắng thủy quân của giặc. Trong hai cuộc
chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ vừa qua, chúng ta cũng thƣờng lợi dụng đêm
tối, sƣơng mù để triển khai thế trận tiếp cận địch, để bày trận tập kích, phục kích và
cũng thƣờng lợi dụng thời tiết mùa khô để tổ chức các chiến dịch tiến công.
Muốn lợi dụng thiên nhiên, phải nắm đƣợc quy luật của thiên nhiên và hành
động đúng với quy luật đó mới tận dụng đƣợc thế lợi do thiên nhiên tạo ra để bày
thế trận tiêu diệt địch.
* Địa hình:
Địa hình là một yếu tố cơ bản chi phối trực tiếp tới thế trận. Thế trận không
thể tách khỏi địa hình. Ta phải nghiên cứu các mặt lợi hại của địa hình, khai thác,
cải tạo địa hình, tận dụng thế hiểm của địa hình để tăng thêm sức mạnh và tính vững
chắc cho thế trận của ta. Ở Việt Nam có rất nhiều loại địa hình: rừng núi, đồng
10
bằng, làng mạc, sông ngòi, ven biển, thành phố, thị xã...mỗi loại có đặc điểm riêng.
Mỗi loại địa hình có nhiều dạng khác nhau, mỗi địa bàn lại thƣờng có nhiều loại địa
hình xen kẽ với nhau.
Chiến đấu ngày nay không chỉ diễn ra trên mặt đất mà cả ở trên không, trên
mặt nƣớc và dƣới nƣớc. Song giữ vai trò quyết định là chiến đấu trên mặt đất. Bởi
vì chiến đấu trên không, trên biển nếu không có chỗ dựa trên mặt đất thì cũng
không có thế vững và không có lực chi viện mạnh. Tất nhiên trong chiến tranh cũng
có những thế trận chiến đấu và chiến dịch độc lập trên biển, trên không, những
thắng lợi của chiến tranh cuối cùng cũng phải giải quyết trên mặt đất.
Các tƣớng giỏi thời xƣa đều căn cứ vào địa hình để bày trận. Trong sách Hổ
trướng khu cơ của Đào Duy Từ có đoạn bàn về phép bày trận nhƣ sau:
“Nếu ở đồng bằng nội rộng thì kết trận tròn…”
“Nếu gặp chỗ đất gập ghềnh hiểm trở thì biến làm trận cong...”
“Nếu gặp chỗ đƣờng cái rộng lớn thì nên bày trận thẳng…”
“Nếu nhƣ đƣờng cong thì nên dùng trận nhọn…”
“Nếu nhƣ núi cao hiểm dốc, khấp khểnh gập ghềnh, sợ giặc đánh bất ngờ mà
đầu đuôi không ứng nhau đƣợc thì biến làm trận rắn dài thẳng tiến, hình nhƣ thế
liên châu trƣờng xà”.
Sách Binh thư yếu lược cũng nói: “Cái đạo hành binh, quý nhất là biết địa
lợi”.
Chúng ta rất coi trọng yếu tố địa hình và đã rất sáng tạo trong việc lợi dụng
thế lợi của địa hình để bày trận. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đầu
năm 1953, Trung ƣơng Đảng phân tích hình thái chiến trƣờng toàn quốc và chỉ rõ:
đại bộ phận quân địch tập trung ở Bắc Bộ nên các chiến trƣờng khác có nhiều sơ
hở; ở Bắc Bộ, lực lƣợng địch lại tập trung lớn ở đồng bằng. Trong tình hình chiến
trƣờng đồng bằng có nhiều thuận lợi cho địch, chúng ta chỉ có thể giành và giữ
đƣợc ƣu thế lực lƣợng và chủ động tiến công định trong điều kiện tác chiến ở rừng
núi. Trên cơ sở đó, Trung ƣơng Đảng đã xác định phƣơng hƣớng mở những cuộc
tiến công vào những hƣớng quan trọng về chiến lƣợc mà địch tƣơng đối yếu nhằm
11
tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng một phần đất đai, buộc địch phải
phân tán lực lƣợng đối phó với ta trên những hƣớng xung yếu; từ đó tạo ra những
điều kiện thuận lợi mới cho ta diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng. Nắm
vững phƣơng hƣớng chiến lƣợc đó, tháng 9 năm 1953, Bộ Chính trị trung ƣơng
Đảng xác định chủ trƣơng tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954 là: sử dụng một bộ
phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hƣớng địch sơ hở (Tây Bắc Việt
Nam) và phối hợp với bộ đội Pa - thét Lào; đồng thời tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch
ở những hƣớng địch có thể đánh vào vùng tự do của ta, đi đôi với việc đẩy mạnh
chiến tranh du kích ở khắp các chiến trƣờng sau lƣng địch. Khi phát hiện quân ta
tiến lên Tây Bắc, địch vội cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Sau khi đã cân
nhắc thận trọng, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tiến công lớn tiêu diệt tập đoàn
cứ điểm quan trọng này.
Ở Điện Biên Phủ, địch có lực lƣợng mạnh và tổ chức phòng ngự chặt chẽ,
nhƣng có nhiều bất lợi về mặt địa hình. Về phía ta, ta có thể lợi dụng địa hình vùng
núi cao bao quanh lòng chảo Điện Biên Phủ để xây dựng thế trận lợi hại, khống chế,
bao vây chặt quân địch để tiêu diệt chúng.
- Yếu tố nhân dân:
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “...Thiên thời không quan trọng bằng địa lợi,
mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa. Nhân hòa là thế nào? Nhân hòa là tất
cả mọi ngƣời đều nhất trí. Nhân hòa là quan trọng hơn hết”.
Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nƣớc của nhân dân ta do Đảng
lãnh đạo là chiến tranh nhân dân. Trong suốt cuộc chiến tranh cũng nhƣ trong mỗi
chiến dịch, mỗi trận chiến đấu, bao giờ cũng có sự tham gia về nhiều mặt của nhân
dân. Yếu tố nhân dân đã trở thành một yếu tố quyết định trực tiếp đối với toàn bộ
quá trình và kết cục của chiến tranh, chiến dịch và trận chiến đấu. Yếu tố nhân dân
có quan hệ và tác động về nhiều mặt tới các lĩnh vực của nghệ thuật quân sự, trong
đó có thế trận. Chính vì vậy, thế trận của ta có một đặc điểm nổi bật là tính nhân
dân; nghệ thuật lập thế trận của ta luôn luôn coi trọng việc phát huy yếu tố nhân dân
trong bố trí thế trận.
12
Yếu tố nhân dân tạo cho chiến tranh, chiến dịch và trận chiến đấu của ta có
sức mạnh hết sức to lớn về lực và thế, góp phần làm thay đổi về căn bản so sánh lực
lƣợng vũ trang ta với quân xâm lƣợc. Với sự tham gia, phối hợp, giúp đỡ của nhân
dân, một đại đội, tiểu đoàn của ta có thể đƣơng đầu với từng trung đoàn sƣ đoàn
địch.
Thực tiễn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vừa qua cho thấy,
khi đã hình thành phong trào toàn dân đánh giặc, khi đã có lực lƣợng vũ trang nhân
dân gồm ba thứ quân hợp đồng chiến đấu chặt chẽ với nhau thì về chiến lƣợc, chiến
dịch, và trong từng trận chiến đấu, nhân dân và các lực lƣợng vũ trang ta có thế trận
rất mạnh và lợi hại, cài xen vào trận tuyến của địch và vây trặt lấy địch, tạo ra các
thế mạnh nhƣ thế công, thế vây, thế cắt, thế kìm, thế diệt và thế nổi, thế chìm. Thế
trận đó càng khoét sâu mâu thuẫn của địch giữa tập trung và phân tán, giữa tiến
công và phòng thủ, làm cho thế trận của địch có nhiều nhƣợc điểm, sơ hở. Còn ta
thì do có yếu tố nhân dân, ta thực hiện đƣợc sự thống nhất chặt chẽ giữa tác chiến
tại chỗ và tác chiến cơ động, đánh địch kịp thời bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi nào,
làm cho lực lƣợng cơ động của ta có thể chủ động và nhanh chóng đánh vào những
nơi hiểm yếu và sơ hở trong thế trận chiến lƣợc, chiến dịch của địch. Phát huy đƣợc
yếu tố nhân dân trong nghệ thuật lập thế trận, lực lƣợng vũ trang ta khi còn chƣa đủ
sức tập trung thành đơn vị lớn cũng nhƣ khi đã mạnh, đều có thể bố trí thế trận có
lợi để tiêu diệt địch. Lực ta càng mạnh thì thế trận của ta càng lợi hại.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã chứng minh điều này. Dựa
vào sức mạnh của toàn dân, của cả nƣớc, các binh đoàn chủ lực cơ động của ta đã
đồng thời triển khai tiến công địch trên toàn tuyến từ Trị - Thiên, Quảng Nam – Đà
Nẵng đến Tây Nguyên, từ Xuân Lộc, Biên Hoà đến tây - nam Sài Gòn và suốt tuyến
đƣờng số 4 từ Sài Gòn đến Cà Mau. Các binh đoàn chủ lực đã cùng lực lƣợng vũ
trang và nhân dân các địa phƣơng hình thành thế trận tiến công rộng lớn và tạo nên
lực lƣợng tiến công tổng hợp với thế tiến công thần tốc, mạnh mẽ, hiểm hóc, nhanh
chóng phá vỡ và làm đảo lộn tuyến phòng thủ chiến lƣợc của địch, khiến lực lƣợng
13
chúng đông mà ở đâu cũng bị chia cắt, bị kìm, không thể tập trung đƣợc lực lƣợng
đủ mạnh để ứng cứu cho nhau.
Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ngày nay, chúng ta phải tiếp tục không
ngừng củng cố, tăng cƣờng thế trận toàn dân đánh giặc trên cả nƣớc cũng nhƣ ở
từng địa phƣơng và cơ sở, không ngừng củng cố, phát triển lực lƣợng vũ trang tại
chỗ, cả bộ đội địa phƣơng và dân quân tự vệ. Những việc đó chỉ có thể làm khi ta có
cơ sở chính trị vững mạnh trong nhân dân, khi nhân dân đƣợc giáo dục, chuẩn bị tốt
về cả tinh thần, ý chí chiến đấu và về tổ chức tham gia chiến đấu, phục vụ chiến
đấu. Hoạt động xây dựng và tác chiến của quân đội có quan hệ mật thiết với việc
củng cố, tăng cƣờng thế trận toàn dân đánh giặc. Quân đội cũng làm tốt nhiệm vụ là
nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, càng hiệp đồng và phối hợp chặt chẽ với lực lƣợng
vũ trang quần chúng và nhân dân trong xây dựng và chiến đấu thì càng có điều kiện
thuận lợi để phát triển lực lƣợng của mình và bố trí thế trận mạnh để đánh địch.
Nắm vững tình hình nhân dân, góp phần bồi dƣỡng sức dân và phát huy khả
năng to lớn của nhân dân tham gia đánh giặc là một yếu tố tạo thành sức mạnh lớn
lao của thế trận chiến đấu, thế trận chiến dịch và cho toàn cuộc chiến tranh. Đó là
một trong những yếu tố cơ bản quyết định thắng lợi, là một nội dung sáng tạo trong
nghệ thuật quân sự của dân tộc ta.
1.2.2. Yêu cầu cơ bản của thế trận quân sự.
- Ƣu thế về sức mạnh:
Bày trận là nghệ thuật tạo thế. Thế ở trong một thế trận, một mặt do bản thân
sức mạnh của các lực lƣợng tham gia thế trận, mặt khác do mƣu kế bố trí lực lƣợng
khôn khéo mà tạo nên. Bởi vậy vận dụng mƣu kế để tạo thế là cái lõi của nghệ thuật
bố trí thế trận. Có mƣu hay kế giỏi thì dù lực lƣợng ít vẫn có thể tạo nên nhiều thế
tốt và thế tốt sẽ làm cho sức mạnh đƣợc nhân lên gấp bội. Có nhƣ vậy mới tiêu diệt
đƣợc địch, mới giải quyết đƣợc một vấn đề có tính quy luật là “mạnh đƣợc, yếu
thua”. Cho nên yêu cầu đầu tiên, quan trọng nhất của việc lập thế trận là tạo ƣu thế
sức mạnh.
14
So sánh lực lƣợng giữa hai bên đối địch trong từng trận hay trên toàn cục đều
có trạng thái cơ bản là một bên mạnh, một bên yếu hoặc hai bên ngang nhau. Bất kể
tình hình so sánh lực lƣợng thế nào, ta đều phải đánh thắng. Nếu lực lƣợng ta chƣa
mạnh hơn hoặc tƣơng đƣơng với địch thì ta phải tạo đƣợc sức mạnh hơn địch để
đánh thắng chúng. Nếu ta đã mạnh thì phải làm cho ta càng mạnh thêm để giành
thắng lợi cao nhất. Vì vậy, yêu cầu của việc bố trí thế trận là phải làm sao phát huy
đƣợc cao nhất sức mạnh của ta, khắc phục mặt yếu của ta, đồng thời hạn chế chỗ
mạnh của địch, khoét sau chỗ yếu của chúng, buộc chúng phải chiến đấu trong thế
yếu, thế không thuận lợi.
Để thực hiện tốt yêu cầu này, trong việc bày mƣu tính kế, trƣớc hết cần phải
cân nhắc rất kỹ việc chọn hƣớng (mục tiêu) tác chiến, chọn khu vực quyết chiến để
đánh đòn quyết định tiêu diệt địch. Tuỳ theo sự so sánh lực lƣợng giữa ta và địch,
việc chọn hƣớng và khu vực quyết chiến có thể theo nguyên tắc nhƣ sau:
Nếu lực lƣợng ta mạnh hơn địch, có thể đánh vào nơi địch mạnh.
Nếu lực lƣợng ta tƣơng đƣơng với địch, có thể đánh vào nơi địch tƣơng đối mạnh.
Nếu lực lƣợng ta yếu hơn địch, thƣờng đánh vào nơi địch sơ hở (yếu hoặc tƣơng đối
yếu).
Thực tiễn chiến đấu cho thấy, nơi hiểm yếu, chỗ sơ hở ở một bên nào đó
không phải chỉ do bản thân bên đó gây ra mà còn do thế trận của đối phƣơng tạo
nên nữa. Thế trận của Mỹ - Nguỵ trong chiến tranh vừa qua có nhiều sơ hở, nhiều
nơi hiểm yếu vì nó đụng đầu với thế trận chiến tranh nhân dân của ta. Cho nên lập
thế trận giỏi không những phải chọn đúng hƣớng chủ yếu, khu vực quyết chiến mà
còn phải tạo cho ta nhiều khả năng lựa chọn. Trong kháng chiến chống Mỹ, trƣớc
các cuộc tiến công chiến lƣợc của ta, Mỹ - Nguỵ đều lúng túng và phạm sai lầm khi
phán đoán hƣớng tiến công chủ yếu của ta. Bởi vì trƣớc thế trận chiến tranh nhân
dân trùng điệp của ta, ở đâu chúng cũng thấy bị uy hiếp, có khả năng bị ta tiến công,
cả ở phía trƣớc, bên sƣờn hay phía sau lƣng.
Có xác định đúng khu vực quyết chiến để đánh đòn quyết định thì mới hoàn
thành nhiệm vụ chiến dịch hay chiến đấu. Trong một trận chiến đấu, một chiến dịch
15
hay cả cuộc chiến tranh nói chung, hai bên tham chiến bao giờ cũng đi đến chỗ đƣa
lực lƣợng chủ yếu của mình ra đối chọi với đối phƣơng. Cuộc chiến lúc đó sẽ diễn
ra quyết liệt nhất và cuối cùng thắng bại của trận chiến đấu, chiến dịch hay toàn
cuộc chiến tranh là do cuộc đọ sức quyết định. Thông thƣờng cuộc chiến đấu đó
diễn ra trên hƣớng chủ yếu. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học kỹ thuật quân
sự, quân đội ngày càng có sức cơ động cao nên hƣớng tác chiến và so sánh lực
lƣợng trên chiến trƣờng thay đổi, chuyển hoá nhanh chóng. Trong chiến tranh hiện
đại, để thực hiện đƣợc việc đánh đòn quyết định trên khu vực quyết chiến, cần phải
tổ chức đội dự bị mạnh, có sức cơ động cao thì mới đối phó với các tình huống
đƣợc chủ động và kịp thời.
Thế trận của ta buộc địch tuy đông mà phải phân tán, bị tiêu diệt, hao mòn,
mệt mỏi, có lực lƣợng mạnh nhƣng vẫn bộ lộ nhiều sơ hở. Ta thì tập trung đƣợc lực
lƣợng đúng vào chỗ có lợi thế để đánh vào thế trận bị căng mỏng của địch. Trong
cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975, trên địa bàn Từ - Thiên, Quảng Nam - Đà
Nẵng, Tây Nguyên…tới Sài Gòn, lực lƣợng ta và địch không hơn kém nhau bao
nhiêu. Song do phát huy đƣợc sức mạnh của thế trận chiến lƣợc, chọn đúng hƣớng
tiến công chủ yếu, khéo lập thế trận chìm, nổi kết hợp với thế trận kìm địch, chia cắt
địch, đánh đòn đầu tiên điểm trúng huyệt ở Buôn Ma Thuột dẫn đến việc đẩy nhanh
sự sụp đổ của địch trên toàn chiến trƣờng.
- Thế chủ động:
Giành và giữ đƣợc thế chủ động trong suốt quá trình chiến tranh, chiến dịch
hay trận chiến đấu luôn luôn là một yêu cầu hàng đầu đối với cả hai bên tham chiến.
Bên nào “giữ đƣợc chủ động thì thế nào cũng thắng, không thắng to thì thắng nhỏ”.
Thế trận chỉ có ƣu thế sức mạnh thôi thì chƣa đủ bảo đảm giành thắng lợi.
Còn có cả thế chủ động nữa mới phát huy đƣợc ƣu thế sức mạnh để diệt địch.
Nội dung của thế chủ động trong thế trận bao gồm: chủ động lựa chọn chiến
trƣờng, bố trí thế trận, chủ động lựa chọn thời cơ tiến công, triển khai các phƣơng
pháp và thủ đoạn tiến công, thực hiện các bƣớc của chiến dịch hay trận chiến đấu
theo kế hoạch đã đề ra. Trong thế chủ động đó, các lực lƣợng phải hiệp đồng, phối
16
hợp tác chiến chặt chẽ, phải tạo đƣợc sức mạnh tổng hợp của các lực lƣợng tham
gia chiến dịch hay trận chiến đấu.
Để giành thế chủ động, hai bên đều cố gắng phát hiện lực lƣợng, ý định hành
động của nhau và tìm mọi cách đánh lừa để gây cho đối phƣơng bị bất ngờ, đối phó
lúng túng. Thực tiễn chiến đấu chỉ rõ một bên đã mạnh và khôn khéo đến đâu cũng
có giành đƣợc toàn bộ quyền chủ động về bình và tƣớc đoạt hết của đối phƣơng mọi
khả năng chủ động chống trả.Ví dụ, bên bị bao vây dù đã ở thế rất hiểm nghèo vẫn
có khả năng chủ động thực hiện các trận phản kích để phá gây hoặc tiêu hao, tiêu
diệt đối phƣơng. Bởi vậy, dù đã giành và giữ đƣợc thế chủ động rồi vẫn không bao
giờ đƣợc chủ quan, coi thƣờng khả năng phản kích của địch.
Để giành và giữ thế chủ động trong thế trận, cần chú ý mấy yêu cầu sau đây:
+ Thế trận phải kín đáo, vững vàng, có điều kiện tập trung và cơ động lực
lƣợng.
+ Phải hình thành đƣợc thế chia cắt, bao vây, tìm dữ, nghi binh, ngăn chặn
các hành động chống trả của địch, điều khiển địch theo mƣu kế của ta, đẩy chúng
vào thế bị cô lập, bị động đối phó, buộc địch phải đánh theo ý định của ta.
+ Trong quá trình hình thành thế trận và quá trình tác chiến, phải tăng cƣờng
các hoạt động nghi binh lừa địch, kết hợp với các hoạt động tập kích của đặc công,
pháo binh, không quân... gây cho địch những thiệt hại bất ngờ và buộc chúng phải
đối phó lúng túng.
+ Phải thấy trƣớc những khó khăn và dự kiến mọi tình huống phức tạp có thể
xảy ra trong quá trình tác chiến để chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp khắc phục. Tất
nhiên không ai có thể lƣờng hết đƣợc tất cả những khó khăn, phức tạp nảy sinh
trong cuộc đọ sức mất còn giữa hai bên đối địch. Nhƣng giỏi lập thế trận thì có thể
gạn lọc bớt những tình huống phức tạp, làm cho tình huống diễn biến đơn giản hơn,
tạo điều kiện thuận lợi cho ta nhanh chóng đánh bại kẻ địch.
Gạn lọc tình huống là một việc làm rất công phu, đòi hỏi phải bố trí một thế
trận khá phức tạp. Thế trận càng công phu, phức tạp bao nhiêu thì diễn biến tác
chiến sẽ giản đơn bấy nhiêu. Điều đó không có gì là mâu thuẫn. Vì nếu dự kiến
17
đƣợc hết các tình huống phức tạp và có chuẩn bị sẵn sàng biện pháp đối phó, nếu bố
trí đƣợc thế trận chặt chẽ, khiến quân địch nếu sa vào đấy sẽ không thể tự do hành
động theo ý định của ta, thì nhƣ vậy tình huống diễn biến sẽ giản đơn hơn, yêu cầu
xử trí ít phức tạp hơn, và do đó ta càng có điều kiện giành và giữ thế chủ động để
đánh thắng quân địch nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Trong chiến dịch Tây Nguyên Xuân 1975, ta đã lập một thế trận không
những có khả năng tiến công địch ở Buôn Ma Thuột mà còn chia cắt, kìm chân địch
trên toàn chiến trƣờng Tây Nguyên, tạo thế đánh các loại địch phản kích và cả thế
đánh địch rút chạy. Đó là một thế trận rộng lớn đƣợc chuẩn bị công phu và phức
tạp, nhƣng chính nhờ vậy mà ta đã loại trừ đƣợc những khả năng bất ngờ do địch
gây ra.
- Tiến công đánh hiểm:
Nhƣ đã nói ở trên, mục đích của bày trận là tạo thế có lợi cho mình, phá
đƣợc thế địch để tiêu diệt chúng. Nếu thế trận của ta đã có ƣu thế sức mạnh và có
thể chủ động, thì đƣơng nhiên để phá thế trận địch, còn phải tạo thế tiến công, đánh
hiểm, đánh nhanh, đánh tiêu diệt.
Trong một trận chiến đấu, một chiến dịch, để thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt
địch, giải phóng hoặc bảo vệ đất đai, bảo vệ nhân dân, ngƣời ta thƣờng phân chia
các nhiệm vụ cụ thể của từng bƣớc chiến đấu, từng giai đoạn chiến dịch: nhiệm vụ
trƣớc mắt, nhiệm vụ tiếp sau, nhiệm vụ phát triển, v.v…
Trong các nhiệm vụ nói trên, lại phân chia cho các lực lƣợng chiến đấu, các
binh chủng trên các địa bàn, các hƣớng khác nhau, nhƣ hƣớng chủ yếu, hƣớng thứ
yếu, hƣớng phối hợp... hoạt động ở chính diện hoặc bên sƣờn, phía sau hoặc ở ngay
trong lòng địch.
Trong một trận chiến đấu, một chiến dịch, tất cả các lực lƣợng tham gia tác
chiến, phục vụ tác chiến, dù làm bất cứ nhiệm vụ gì, vào lúc nào, cũng đều nằm
trong thế trận chung và dựa trên sức mạnh của toàn thế trận để thực hiện nhiệm vụ
của mình. Do đó mặc dù là thành phần lực lƣợng nào, làm nhiệm vụ gì, bản thân
từng lực lƣợng cũng phải quán triệt tƣ tƣởng tiến công và tích cực hành động tiến
18
công địch. Thế tiến công đối với thế trận không những phải thể hiện ở thế tiến công
chung của toàn bộ các lực lƣợng, mà từng bộ phận, từng hƣớng cũng phải có thế
tiến công. Có nhƣ vậy mới phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của các lực lƣợng
tham gia tác chiến.
Những kinh nghiệm về lập thế trận với đầy đủ các thế mạnh nhƣ trên đã phát
triển ngày càng phong phú qua các thực tiễn các chiến dịch Biên giới, Điện Biên
Phủ trong kháng chiến chống Pháp, các chiến dịch Đƣờng số 9 - Nam Lào, chiến
dịch Tây Nguyên Xuân 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống
Mỹ, và một số chiến dịch khác nữa.
Trong chiến dịch Tây Nguyên Xuân 1975, thế trận đã đƣợc tổ chức khá rộng
với nhiều thế rất lợi hại. Thế trận Tây Nguyên càng thêm phần lợi hại trong sự bố trí
phối hợp chặt chẽ với thế trận chiến lƣợc nói chung, với các thế trận của ta ở Trị Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, ở xung quanh Sài Gòn. Các thành phần của
thế trận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và tác động lẫn nhau, hợp thành
một thế trận hoàn chỉnh, vừa vững mạnh vừa sắc nhọn.
Thế trận đó có những nét nổi bật nhƣ:
Thế vây, cắt: vừa vây, cắt chiến lƣợc giữa chiến trƣờng Tây Nguyên với các
chiến trƣờng khác; vừa vây, cắt chiến dịch giữa bắc với nam Tây Nguyên. Các thế
đó đều phát huy tốt tác dụng, đã làm cho quân địch ở Tây Nguyên bị cắt ra thành
nhiều khu vực và nhiều cụm. Từng cụm, khu vực lại bị vây, cắt, bị cô lập.
Cùng với thế vây, cắt, ta đã tạo ra đƣợc thế kìm, hãm quân địch ở bắc Tây
Nguyên, làm cho chúng bị giam chân, trói tay, đồng thời phải đối phó lúng túng với
các đòn tiến công nghi binh của ta. Nên địch có lực lƣợng mà không phát huy đƣợc,
lại bị yếu, hao mòn. Các thế vây, cắt, kìm, hãm đã tạo ra cho ta thế chủ động hoàn
toàn, còn địch thì bị dồn vào thế ngày càng bị động. Kết quả là với thế trận hay,
mƣu kế giỏi, ta đã thực hành tiến công nhƣ vũ bão; phƣơng án dự kiến đánh chiếm
Buôn Ma Thuột trong thời gian 5 - 7 ngày đã đƣợc thực hiện chỉ trong 30 giờ. Sau
khi mất Buôn Ma Thuột, thế trận của định vỡ rất nhanh. Quân địch ở nam Tây
Nguyên số bị diệt, số chạy trốn, quân cứu viện định đến cứu đồng bọn thì lại phải
19