Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép vào dạy học các bài lí thuyết trong chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.1 KB, 68 trang )

\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÕNG VÀ AN NINH

======

KHUẤT THỊ HOA

VẬN DỤNG KĨ THUẬT “CÁC MẢNH GHÉP”
VÀO DẠY HỌC CÁC BÀI LÍ THUYẾT

TRONG CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
QUỐC PHÕNG VÀ AN NINH CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Thƣợng tá: Th.s.PHẠM VĂN DƢ

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc đề tài này em đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè trong suốt thời gian qua. Em xin gửi
lời biết ơn sâu sắc tới thầy Thƣợng tá.Th.S. Phạm Văn Dƣ đã hƣớng dẫn, chỉ
bảo tận tình và cung cấp cho em những kiết thức, kinh nghiệm quý báu giúp
em hoàn thành đề tài này.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trung tâm Giáo


dục quốc phòng và an ninh Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều
kiện thuận lợi để em hoàn thành đề tài khóa luận này.
Cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè và các em học sinh lớp
10A4 và 10A5 trƣờng THPT Lƣơng Tài đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên,
khích lệ em trong suốt quá trình hoàn thiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do kiến thức còn hạn hẹp nên không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự nhận xét, đóng góp ý
kiến của các thầy, cô giáo để đề tài của em ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong mọi lĩnh vực.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Khuất Thị Hoa


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài khoá luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành là kết
quả nghiên cứu và do sự cố gắng nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ,
hƣớng dẫn tận tình của thầy Thƣợng tá.Th.S. Phạm Văn Dƣ.
Bài khoá luận tốt nghiệp này không trùng với các kết quả nghiên cứu
của các tác giả khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Khuất Thị Hoa


KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

GDQP&AN

Giáo dục quốc phòng và an ninh

THPT

Trung học phổ thông

BGD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

GDCD

Giáo dục công dân

TDTT

Thể dục thể thao

GDQP

Giáo dục quốc phòng

QĐNDVN


Quân đội nhân dân Việt Nam

CANDVN

Công an nhân dân Việt Nam

NXB

Nhà xuất bản


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm ........................................ 9
Bảng 1.2: Thực trạng vận dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” trong dạy học
hiện nay ........................................................................................................... 11
Bảng 1.3: Thực trạng vận dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” trong dạy học
các bài lí thuyết môn GDQP&AN .................................................................. 13
Bảng 2.1: Các bài lí thuyết trong chƣơng trình GDQP&AN dành cho học
sinh THPT ....................................................................................................... 18
Bảng 2.2: Khối kiến thức về “Một số hiểu biết chung về quốc phòng và an
ninh” ................................................................................................................ 20
Bảng 2.3: Khối kiến thức về “Phòng thủ dân sự” ........................................... 21
Bảng 2.4: Một số nội dung trong các bài lí thuyết môn GDQP&AN có thể
vận dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” ............................................................... 26
Bảng 3.1: Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ........................................................ 38


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 4
6. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 4
6.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 4
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 4
NỘI DUNG ....................................................................................................... 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.............................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
1.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 5
1.1.2. Kĩ thuật dạy học “Các mảnh ghép”......................................................... 7
1.2. Cơ sở thực tiễn. ........................................................................................ 10
1.2.1. Thực tiễn vận dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” trong dạy học hiện
nay. .................................................................................................................. 10
1.2.2. Thực tiễn vận dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” trong dạy học các bài
lí thuyết môn GDQP & AN ở trƣờng THPT. .................................................. 13
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 16
Chƣơng 2. VẬN DỤNG KĨ THUẬT “CÁC MẢNH GHÉP” TRONG DẠY
HỌC CÁC BÀI LÝ THUYẾT MÔN GDQP&AN........................................ 17
2.1. Giới thiệu về chƣơng trình Giáo dục quốc phòng và an ninh dành cho
học sinh trung học phổ thông. ......................................................................... 17


2.1.1. Nội dung chƣơng trình Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung
học phổ thông theo quyết định 79/2007/QĐ/BGDĐT. ................................... 17
2.1.2. Đặc điểm các bài lý thuyết trong chƣơng trình Giáo dục quốc phòng

và an ninh cho học sinh trung học phổ thông. ................................................ 19
2.2. Cách vận dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép”. .............................................. 22
2.2.1. Nguyên tắc vận dụng kĩ thuật dạy học “Các mảnh ghép”. ................... 22
2.2.2. Cách thức tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép” trong dạy học. ............ 24
2.3. Một số nội dung trong các bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng và
an ninh có thể vận dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép”. ....................................... 25
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 35
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................ 36
3.1. Mục đích thực nghiệm. ............................................................................ 36
3.2. Nội dung thực nghiệm. ............................................................................. 36
3.3. Đối tƣợng thực nghiệm. ........................................................................... 36
3.5. Tiêu chí đánh giá. ..................................................................................... 38
3.6. Kết quả thực nghiệm. ............................................................................... 38
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 40
1. Kết luận ....................................................................................................... 40
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 42
PHỤ LỤC
Phụ lục 1, 2. Giáo án
Phụ lục 3, 4. Phiếu điều tra
Phụ lục 5. Phiếu kiểm tra, đánh giá
Phụ lục 6. Phiếu học tập
Phụ lục 7. Tranh, ảnh về một số loại bom, đạn thƣờng gặp


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Học sinh, sinh viên là mầm sống, là tƣơng lai của đất nƣớc, việc quan
tâm tới việc giáo dục đào tạo cho thế hệ trẻ là rất cần thiết. Giáo dục và đào

tạo là quốc sách hàng đầu, là “chìa khoá” mở ra con đƣờng đƣa đất nƣớc tiến
lên phía trƣớc, là “mệnh lệnh” của cuộc sống, đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ
cho sự phát triển đƣợc ƣu tiên đi trƣớc trong các chƣơng trình, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của Đảng ta.
Nghị quyết số 29-NQ/TW tại Hội nghị TW 8 khoá XI về “Đổi mới căn
bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế” khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là
đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tƣ tƣởng chỉ đạo
đến mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm
thực hiện”. Trong đó, nhấn mạnh vấn đề: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phƣơng
pháp dạy và học theo hƣớng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của ngƣời học; khắc phục lối truyền thụ
áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật và đổi mới tri thức,
kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức
hình thức học tập đa dạng” [2].
Nhƣ vậy, nhu cầu đổi mới về phƣơng pháp dạy học là cấp thiết, việc đổi
mới phƣơng pháp dạy học từ truyền thống, thụ động một chiều sang dạy và
học tích cực đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của nền giáo dục nƣớc nhà.
Theo cách dạy và học mới này, giáo viên sẽ là ngƣời thiết kế tổ chức các hoạt
động học cho học sinh, còn học sinh là trung tâm của các hoạt động học đó,
học sinh sẽ tự lĩnh hội kiến thức theo cách chủ động nhất từ đó vận dụng linh

1


hoạt, sáng tạo tri thức của nhân loại vào điều kiện hoàn cảnh thực tế và tạo ra
những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Để tổ chức các hoạt động dạy - học hiệu quả đòi hỏi ở ngƣời giáo viên

không chỉ có năng lực chuyên môn cao mà còn phải trang bị cho bản thân
những phƣơng pháp dạy học tích cực, nắm vững các kĩ thuật dạy học, cách
thức tổ chức dạy học… để tổ chức dạy và học đạt hiệu quả cao nhất.
Có rất nhiều kĩ thuật dạy học hay nhƣ: Kĩ thuật “Công não”, kĩ thuật
“Em biết ba”, kĩ thuật “Em trình bày 1 phút”… nhƣng kĩ thuật “Các mảnh
ghép” là một trong những kĩ thuật dạy học có phần ƣu việt và vƣợt trội hơn
cả. Khi sử dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” trong dạy học sẽ phát huy ở học
sinh tích hợp nhiều kĩ năng nhƣ: Kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng thuyết
trình, kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp hợp tác, kĩ năng lắng nghe tích cực,
kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự tin trình bày trƣớc đám đông...
Giáo dục quốc phòng và an ninh là một trong những nội dung quan
trọng trong chiến lƣợc đào tạo con ngƣời xã hội chủ nghĩa. GDQP&AN là bộ
phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền
quốc phòng toàn dân - an ninh nhân dân, là một môn học chính khoá trong
chƣơng trình giáo dục của cấp THPT. Môn học GDQP&AN góp phần giáo
dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nƣớc, yêu chủ nghĩa xã hội niềm tự
hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân
tộc, của các lực lƣợng vũ trang nhân dân Việt Nam; có ý thức cảnh giác trƣớc
âm mƣu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kỹ năng quân sự, an ninh cần
thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân,
an ninh nhân dân. Điều này đã đƣợc nêu rõ trong quyết định số 79/2007/QĐBGD&ĐT.
Hiện nay, tình hình thế giới và trong nƣớc đang có nhiều diễn biến phức
tạp cho nên việc GDQP&AN cho thế hệ trẻ càng trở nên quan trọng và bức

2


thiết. Song, việc dạy và học môn GDQP&AN ở trƣờng THPT chƣa thực sự
đạt hiệu quả cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhƣng
nguyên nhân chủ yếu vẫn là phƣơng pháp dạy của giáo viên chƣa thực sự hiệu

quả, chƣa kích thích sự hứng thú cho ngƣời học. Trên thực tế, có khá nhiều
bài nghiên cứu nhằm nâng cao chất lƣợng môn học GDQP&AN nhƣ:
Đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực và ứng dụng công
nghệ thông tin vào bài: “Truyền thống đánh giặc giữ nƣớc của dân tộc Việt
Nam” của Đỗ Thị Ngọc Mai - K32 TDTT - GDQP.
Phƣơng pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học Giáo dục quốc
phòng - an ninh, chƣơng trình lớp 11 THPT của Trần Thị Thu Hƣơng - K35
GDCD - GDQP
Vận dụng kỹ thuật sơ đồ tƣ duy trong dạy, học bài: “Tác hại của ma túy
và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy” của Lê Thị Ngọc
K35 GDCD - GDQP
Các bài nghiên cứu trên mới chỉ kích thích đƣợc hứng thú học tập cho
ngƣời học, giúp ngƣời học dễ tiếp cận với nội dung bài học hơn và chƣa có
bài nghiên cứu nào giúp phát huy tích hợp nhiều kĩ năng trong dạy học môn
GDQP&AN nhƣ khi sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép. Vì vậy, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:
“Vận dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” trong dạy học các bài lí thuyết
môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh trung học phổ thông”
làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cách vận dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” vào dạy học các
bài lí thuyết trong chƣơng trình GDQP&AN cho học sinh THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của kĩ thuật “Các mảnh

3


ghép”.
Nghiên cứu việc vận dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” vào dạy học các bài

lí thuyết trong chƣơng trình GDQP&AN cho học sinh THPT.
Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá kết quả.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu kĩ thuật “Các mảnh ghép” trong dạy học.
Cách vận dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” trong dạy học các bài lí thuyết
môn GDQP&AN cho học sinh THPT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các kĩ thuật dạy học, đặc biệt là kĩ thuật “Các mảnh ghép” trong dạy học môn GDQP&AN cho học sinh THPT.
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết.
Phƣơng pháp toán học thống kê.
Phƣơng pháp quan sát, phân tích, điều tra, khảo sát.
Phƣơng pháp xin ý kiến chuyên gia.
Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Khẳng định rõ tính khả thi và hiệu quả cao của kĩ thuật “Các mảnh ghép”
trong dạy học môn GDQP&AN ở trƣờng THPT.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Khẳng định tính khả thi và hiệu quả cao khi sử dụng kĩ thuật “Các mảnh
ghép” vào dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh.
Là tài liệu tham khảo cho giáo viên trong giảng dạy thực tế.

4


NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Quan điểm dạy học
Là những định hƣớng tổng thể cho hành động phƣơng pháp trong đó có
sự kết hợp nguyên tắc dạy học làm nền tảng, những điều kiện dạy học và tổ
chức cũng nhƣ những định hƣớng về vai trò của giáo viên và học sinh trong
quá trình dạy học. Quan điểm dạy học là những định hƣớng mang tính chiến
lƣợc dài hạn, tuy vậy quan điểm dạy học chƣa đƣa ra mô hình động cụ thể cho
hành động phƣơng pháp [10].
Một số quan điểm dạy học chính: dạy học khám phá, dạy học nghiên
cứu, dạy học giải quyết vấn đề…
1.1.1.2. Phương pháp dạy học
Có nhiều quan điểm về phƣơng pháp dạy học nhƣ:
Phƣơng pháp dạy học là những cách thức làm việc giữa thầy giáo và học
sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững đƣợc kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình
thành đƣợc thế giới quan và năng lực” [11].
Phƣơng pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp của
giáo viên và học sinh bằng nhiều cách làm trên những công cụ hỗ trợ dạy học
khác nhau đƣợc thực hiện trong quá trình dạy học [12].
Nhƣng, định nghĩa chung nhất về phƣơng pháp dạy học là: “Phương
pháp dạy học là cách thức hoạt động của thầy và trò nhằm đạt được mục tiêu
của bài học” [10].
1.1.1.3. Biện pháp dạy học
Mỗi phƣơng pháp dạy học thƣờng đƣợc cụ thể bằng những biện pháp
dạy học. Đó là những chi tiết, thủ thuật cụ thể để thể hiện phƣơng pháp dạy

5


học. Có thể xem hệ thống các biện pháp của một phƣơng pháp dạy học là vi
cấu trúc của phƣơng pháp dạy học đó [10].

Có 3 loại biện pháp dạy học chính:
Biện pháp logic.
Biện pháp tổ chức.
Biện pháp kĩ thuật.
1.1.1.4. Kĩ thuật dạy học
Là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong
các tình huống, hành động nhỏ nhằm điều khiển quá trình dạy học [10].
Kĩ thuật dạy học rất phong phú về số lƣợng: Động não (viết/ không công
khai), kĩ thuật phòng tranh, lấy ý kiến bằng phiếu, kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật 3
lần 3, bản đồ tƣ duy, thông tin phản hồi, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật các
mảnh ghép,...
1.1.1.5. Phân biệt phương pháp dạy học, biện pháp dạy học, kĩ thuật dạy học
Điểm giống.
Phƣơng pháp dạy học, biện pháp dạy học, kĩ thuật dạy học đều là
những cách thức, phƣơng thức biểu hiện bên ngoài của hoạt động phối hợp
giữa giáo viên và học sinh nhằm đạt đƣợc mục tiêu của dạy học.
Điểm khác.
Trong một hoạt động dạy học có thể sử dụng nhiều phƣơng pháp dạy
học, biện pháp dạy học và kĩ thuật dạy học khác nhau.
Phƣơng pháp dạy học là nội dung của hoạt động dạy học.
Biện pháp dạy học là những chi tiết, thủ thuật cụ thể để thể hiện
phƣơng pháp dạy học, là vi cấu trúc của phƣơng pháp dạy học.
Kĩ thuật dạy học là cụ thể hóa của phƣơng pháp dạy học, nằm trong
biện pháp dạy học và là đơn vị nhỏ nhất của phƣơng pháp dạy học.
Kĩ thuật dạy học đƣợc áp dụng trong những tình huống, hành động dạy

6


học nhỏ nhằm thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Ngƣợc lại, phƣơng pháp dạy

học và biện pháp dạy học có thể đƣợc sử dụng trong nhiều tình huống nhằm
thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Kĩ thuật dạy học là khái niệm nhỏ nhất, thực
hiện các tình huống hành động.
Sự phân biệt giữa phƣơng pháp dạy học, biện pháp dạy học và kĩ thuật
dạy học chỉ mang tính chất tƣơng đối.
1.1.2. Kĩ thuật dạy học “Các mảnh ghép”
1.1.2.1. Khái niệm
Kĩ thuật các mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động hợp tác kết hợp
giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm. Trên cơ sở giáo viên tổ chức
các hoạt động đa dạng, phong phú, học sinh đƣợc tham gia vào các hoạt động
với nhiệm vụ khác nhau với các mức độ yêu cầu khác nhau. Thông qua hai
giai đoạn của kĩ thuật dạy học này, học sinh chủ động, tích cực, nỗ lực tham
gia và bị cuốn hút vào các hoạt động để hoàn thành vai trò trách nhiệm của
mỗi cá nhân và trách nhiệm chung của nhóm góp phần hình thành ở học sinh
tính chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao
trong học tập đối với chính mình và các bạn trong lớp [10].
1.1.2.2. Quy trình sử dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” trong dạy học
Quy trình sử dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” tiến hành theo 3 bƣớc:
Bƣớc 1: Xác định mục tiêu bài học.
Mục tiêu bài học là những yêu cầu đặt ra đối với học sinh khi thực hiện
bài học. Có nhiều yếu tố tác động đến việc xác định mục tiêu bài học, trong
đó đáng chú ý nhất là các yếu tố: Nội dung bài học, khả năng nhận thức của
học sinh, năng lực của giáo viên.
Bƣớc 2: Xác định các hoạt động.
Xác định các hoạt động trong một bài học có thể phân tích cấu trúc nội
dung bài học. Mỗi hoạt động tƣơng ứng với một đơn vị kiến thức chủ chốt.

7



Bƣớc 3: Áp dụng kĩ thuật mảnh ghép vào dạy học.
Khi đã xác định đƣợc các đơn vị kiến thức chủ chốt trong bài ta sẽ áp
dụng kĩ thuật mảnh ghép để giải quyết các nhiệm vụ đó bằng việc phân nhóm
chuyên sâu. Mỗi nhóm sẽ giải quyết các nội dung kiến thức đó.
1.1.2.3. Sơ đồ của kĩ thuật “Các mảnh ghép”

VÒNG
1

VÒNG
2

NHIỆM VỤ

NHIỆM VỤ

NHIỆM VỤ

SỐ 1

SỐ 2

SỐ 3

1

1

1


2

2

2

1

2

3

1

2

3

3

3

1

3

2

3


NHIỆM VỤ PHỨC HỢP

1.1.2.4. Yêu cầu khi sử dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép”
Đặc điểm của bài học.
Kĩ thuật các mảnh ghép phù hợp với những bài học có chứa một nội
dung hay chủ đề lớn nằm trọn vẹn trong một bài học, thƣờng bao gồm trong
đó các phần nội dung hay chủ đề nhỏ có sự liên quan gắn kết chặt chẽ với
nhau, sau khi tìm hiểu đƣợc nội dung thành phần có thể hiểu đƣợc vấn đề lớn.
Những nội dung (chủ đề) nhỏ đó đƣợc giáo viên xây dựng thành các nhiệm vụ

8


cụ thể giao cho các nhóm học sinh tìm hiểu.
Đối với giáo viên.
Nhiệm vụ nêu ra phải hết sức cụ thể, đảm bảo tất cả mọi học sinh đều
hiểu rõ và có khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
Khi học sinh thực hiện tại các nhóm “Chuyên sâu” giáo viên cần quan
sát và hỗ trợ kịp thời để đảm bảo các nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời
gian quy định và các thành viên đều có khả năng trình bày lại kết quả thảo
luận của nhóm mình. Thành lập các nhóm “Mảnh ghép” cần đảm bảo có đủ
thành viên của các nhóm “Chuyên sâu”.
Khi các nhóm “Mảnh ghép” hoạt động giáo viên cần quan sát hỗ trợ để
đảm bảo các thành viên nắm đƣợc đầy đủ nội dung từ các nhóm “Chuyên
sâu”. Sau đó giáo viên giao nhiệm vụ mới phải mang tính khái quát, tổng hợp
kiến thức trên cơ sở nội dung kiến thức (mang tính bộ phận) học sinh đã nắm
đƣợc từ các nhóm “Chuyên sâu”.
Đối với học sinh.
Học sinh cần hình thành thói quen học tập hợp tác và những kĩ năng xã
hội, tính chủ động, tinh thần trách nhiệm trong học tập.

Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động nhóm, các thành viên trong nhóm
phải đƣợc phân công các nhiệm vụ ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm
Nhiệm vụ

Vai trò
Trƣởng nhóm

Phân công nhiệm vụ

Hậu cần

Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết

Thƣ kí

Ghi chép kết quả

Phản biện

Đặt câu hỏi phản biện

Liên lạc giữa các nhóm khác

Liên hệ với các nhóm khác

9


Liên lạc với giáo viên


Liên hệ với giáo viên xin trợ giúp

1.1.2.5. Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép”
Ưu điểm.
Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp.
Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm.
Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác, không chỉ nhận thức
hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân mà còn phải trình bày, truyền đạt lại kết
quả và thực hiện tiếp nhiệm vụ ở mức độ cao hơn.
Học sinh hiểu rõ nội dung kiến thức, nắm chắc kiến thức ngay trên lớp.
Học sinh đƣợc phát triển kĩ năng sống: Kĩ năng trình bày, kĩ năng giao
tiếp hợp tác, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự
tin trình bày trƣớc đám đông.
Nhược điểm.
Phải hiểu sâu logic nội dung chƣơng trình từ đó xác định đƣợc nội dung
bài học trong đó có các phần có mối quan hệ logic với nhau để giao nhiệm vụ
học tập hợp lí.
Quản lý hoạt động nhóm sát sao, kiểm soát thời gian cho từng hoạt động.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực tiễn vận dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” trong dạy học hiện
nay
Để nắm đƣợc thực trạng và tình hình vận dụng kĩ thuật “Các mảnh
ghép” trong dạy học, tiến hành điều tra khảo sát ngẫu nhiên 100 giáo viên tại
trƣờng THPT Lƣơng Tài, trƣờng THPT Ngọc Tảo, trƣờng Tiểu học Ngọc
Tảo, Trƣờng Trung học cơ sở Ngọc Tảo theo phiếu điều tra (phụ lục 3). Kết
quả điều tra đƣợc ở bảng 1.2.

10



Bảng 1.2: Thực trạng vận dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” trong dạy học
hiện nay

Câu hỏi

Rất cần

Cần

Bình

Không

thiết

thiết

thƣờng

cần thiết

(thƣờng

(thỉnh

(hiếm

(chƣa bao


xuyên)

thoảng)

khi)

giờ)

100%

0%

0%

0%

50%

32%

15%

3%

18%

43%

19%


20%

18%

42%

18%

22%

18%

35%

25%

22%

Câu 1. Theo thầy (cô) việc nâng
cao chất lƣợng dạy học ở Việt
Nam có cần thiết không?
Câu 2. Theo thầy (cô) việc đổi
mới phƣơng pháp dạy học theo
hƣớng tích cực có cần thiết
không?
Câu 3. Theo thầy (cô) việc áp
dụng kĩ thuật dạy học “Các mảnh
ghép” trong dạy học có cần thiết
không?
Câu 4. Theo thầy (cô) việc hiểu

biết rõ về kĩ thuật “Các mảnh
ghép” có cần thiết không?
Câu 5. Thầy (cô) có thƣờng xuyên
sử dụng kĩ thuật “Các mảnh
ghép” trong dạy học không?
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: 100% giáo viên đều cho rằng việc nâng
cao chất lƣợng dạy học ở Việt Nam là rất cần thiết. Nền giáo dục của Việt
Nam đang thay đổi từng ngày nhằm đáp ứng với nhu cầu của thị trƣờng và

11


những đòi hỏi của đất nƣớc hiện nay. Vì vậy, việc nâng cao chất lƣợng dạy
học ở Việt Nam là rất cần thiết, trong đó việc đổi mới phƣơng pháp dạy học
đang là vấn đề đƣợc quan tâm và đây cũng là một trong những vấn đề cốt lõi
nhất làm thay đổi và nâng cao về chất của hệ thống giáo dục Việt Nam. Có
50% giáo viên cho rằng việc đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích
cực là rất cần thiết, 32% giáo viên cho rằng cần thiết phải đổi mới phƣơng
pháp dạy học theo hƣớng tích cực. Nhƣ vậy, đa số các thầy cô đều đồng ý với
việc đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực là cần thiết, là phù
hợp với nền giáo dục của nƣớc ta hiện nay.
Kĩ thuật “Các mảnh ghép” là một trong những kĩ thuật dạy học tích cực
đƣợc đánh giá là đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Việc sử dụng kĩ thuật
các mảnh ghép trong dạy học không chỉ góp phần thúc đẩy việc các em học
sinh trong hợp tác làm việc nhóm, tính đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao
trong học tập mà còn phát huy mạnh mẽ năng lực của từng học sinh, giúp các
em chủ động trong học tập hơn. Thực tế, theo kết quả điều tra khảo sát cho
thấy có 18% giáo viên cho rằng việc áp dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” trong
dạy học là rất cần thiết, 43% giáo viên cho rằng việc này là cần thiết và có
20% giáo viên cho rằng đây là việc làm không cần thiết. Có 18% giáo viên

cho rằng việc hiểu rõ về kĩ thuật “Các mảnh ghép” là rất cần thiết, 42% cho
rằng cần thiết và có 22% giáo viên cho rằng không cần thiết phải hiểu rõ về kĩ
thuật “Các mảnh ghép”. Có 18% giáo viên thƣờng xuyên sử dụng kĩ thuật các
mảnh ghép, 35% giáo viên thỉnh thoảng sử dụng và 22% giáo viên chƣa bao
giờ sử dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép”. Nhƣ vậy, đa số các giáo viên đều cho
rằng việc áp dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” vào dạy học là cần thiết. Bên
cạnh đó vẫn còn một số giáo viên cho rằng không cần thiết phải sử dụng kĩ
thuật này. Có những giáo viên chƣa bao giờ sử dụng hoặc hiếm khi sử dụng kĩ
thuật trong dạy học, vì những nguyên nhân sau:

12


- Chƣa hiểu rõ về kĩ thuật “Các mảnh ghép” nên chƣa thấy đƣợc những
ƣu điểm vƣợt trội của kĩ thuật này, đồng thời chƣa hiểu rõ về cách tiến hành,
quy trình thực hiện của kĩ thuật “Các mảnh ghép”.
- Mỗi môn học mang một tính chất, đặc thù riêng nên kĩ thuật này có thể
chƣa phù hợp lắm với một số môn học.
Tuy nhiên, kĩ thuật “Các mảnh ghép” có nhiều ƣu điểm vƣợt trội, nó phù
hợp với khá nhiều môn học, các nguyên nhân trên có thể khắc phục đƣợc. Vì
vậy, việc vận dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” trong dạy học là cần thiết.
1.2.2. Thực tiễn vận dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” trong dạy học các bài
lí thuyết môn GDQP & AN ở trường THPT
Để tìm hiểu về thực trạng vận dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” trong
dạy học các bài lí thuyết môn GDQP&AN ở trƣờng THPT, tiến hành điều tra
khảo sát 10 giáo viên giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh tại 4
trƣờng THPT gồm trƣờng THPT Lƣơng Tài, trƣờng THPT Ngọc Tảo, trƣờng
THPT Phúc Thọ, trƣờng THPT Vân Cốc theo phiếu điều tra (phụ lục 4). Kết
quả ở bảng 1.3.
Bảng 1.3: Thực trạng vận dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” trong dạy học

các bài lí thuyết môn GDQP&AN

Câu hỏi

Rất cần

Cần

Bình

Không

thiết

thiết

thƣờng

cần thiết

(thƣờng

(thỉnh

(hiếm

(chƣa bao

xuyên)


thoảng)

khi)

giờ)

100%

0%

0%

0%

50%

20%

20%

10%

Câu 1. Theo thầy (cô) việc nâng
cao chất lƣợng dạy học môn
GDQP&AN có cần thiết không?
Câu 2. Việc áp dụng các biện
pháp dạy học tích cực vào dạy

13



học môn GDQP&AN có cần thiết
không?
Câu 3. Theo thầy (cô) việc áp
dụng kĩ thuật dạy học “Các mảnh
ghép” vào dạy học các bài lí

10%

20%

30%

40%

10%

30%

30%

30%

0%

10%

30%

70%


thuyết môn GDQP&AN có cần
thiết không?
Câu 4. Theo thầy (cô) việc hiểu
biết rõ về kĩ thuật “Các mảnh
ghép” có cần thiết không?
Câu 5. Thầy (cô) có thƣờng xuyên
sử dụng kĩ thuật “Các mảnh
ghép” trong dạy học các bài lí
thuyết môn GDQP&AN?
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: 100% giáo viên đều thấy việc nâng cao
chất lƣợng giảng dạy môn GDQP&AN hiện nay là rất cần thiết. Có 50% giáo
viên cho rằng cần việc áp dụng các biện pháp dạy học tích cực vào dạy học
môn GDQP&AN là rất cần thiết, 20% giáo viên cho rằng cần thiết và chỉ có
10% giáo viên cho rằng không cần áp dụng các biện pháp dạy học tích cực
vào dạy học môn GDQP&AN. Có 10% giáo viên đồng ý với việc áp dụng kĩ
thuật dạy học “Các mảnh ghép” vào dạy học các bài lí thuyết môn
GDQP&AN là rất cần thiết, 20% giáo viên cho rằng nó cần thiết, nhƣng có tới
40% giáo viên cho rằng không cần thiết phải áp dụng kĩ thuật “Các mảnh
ghép” vào dạy học các bài lí thuyết môn GDQP&AN. Có 10% giáo viên cho
rằng việc hiểu rõ kĩ thuật các mảnh ghép là rất cần thiết, 30% cho rằng cần
thiết và 30% cho rằng không cần thiết phải hiểu rõ kĩ thuật này. Có 10% giáo

14


viên thỉnh thoảng sử dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” vào dạy học các bài lí
thuyết môn GDQP&AN, có 20% hiếm khi sử dụng nhƣng lại có tới 70% giáo
viên chƣa bao giờ sử dụng kĩ thuật này trong dạy học. Nhƣ vậy, qua điều tra
khảo sát cho thấy, đa số các giáo viên đồng ý với việc cần phải nâng cao chất

lƣợng dạy học môn GDQP&AN bằng việc áp dụng các biện pháp dạy học
tích cực nhƣng lại không chú ý tới kĩ thuật dạy học “Các mảnh ghép”, vì các
nguyên do sau:
- Môn GDQP&AN là một môn học mới, đồng thời lại là một môn học
đặc thù, việc tiếp xúc với môn học còn gặp nhiều khó khăn.
- Phƣơng pháp dạy học của các thầy cô vẫn chủ yếu theo lối truyền
thống, dạy học một chiều,… dẫn đến chất lƣợng chƣa cao.
- Kĩ thuật “Các mảnh ghép” là kĩ thuật dạy học mới chƣa phổ biến rộng
rãi, các thầy cô chƣa hiểu rõ về kĩ thuật “Các mảnh ghép”, chƣa thấy đƣợc
tính ƣu việt của nó, nên việc tiếp cận với kĩ thuật mới này còn gặp nhiều khó
khăn.
- Khó khăn trong việc xác định nội dung có thể vận dụng kĩ thuật này.
- Thiếu thốn về nguồn nhân lực, chất lƣợng nhân lực, cơ sở vật chất…
- Chƣa nhận thức rõ về vai trò và tầm quan trọng của môn GDQP&AN.
- Ngoài ra, ở một số trƣờng THPT hiện nay do không đủ giáo viên giảng
dạy môn GDQP&AN nên môn học này chƣa đƣợc đƣa vào chƣơng trình học
chính khóa, mà dạy dồn vào một thời gian ngắn nhƣ trƣờng THPT Xuân Hòa.
Nội dung chƣơng trình của một năm học nhƣng chỉ dạy tập trung vào một
tuần học, vì vậy các thầy cô không có thời gian để thể hiện bản thân cũng nhƣ
vận dụng các kĩ thuật dạy học mới vào môn học.
Theo Quyết định số 79/2007/QĐ/BGDĐT về việc “Ban hành chƣơng
trình GDQP&AN cấp THPT” thì môn GDQP&AN có vị trí, vai trò quan
trọng trong nền giáo dục quốc dân, góp phần thúc đẩy giáo dục toàn diện cho

15


học sinh. Vì vậy, nâng cao chất lƣợng dạy học môn GDQP&AN là cần thiết.
Vận dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” trong dạy học giúp học sinh hiểu bài
ngay trên lớp, không gây áp lực cho học sinh, tạo hứng thú cho ngƣời học,

góp phần lớn trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học môn GDQP&AN, mà
các nguyên nhân trên đều có thể khắc phục đƣợc. Nên việc nghiên cứu, vận
dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” trong dạy học các bài lí thuyết môn
GDQP&AN là nhu cầu thiết yếu và cần thiết.
Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 1 đã giải quyết đƣợc cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của kĩ
thuật “Các mảnh ghép” trong dạy học.
Về cơ sở lí luận, đề tài đã nêu đƣợc các khái niệm về quan điểm dạy học,
phƣơng pháp dạy học, biện pháp dạy học, kĩ thuật dạy học. Đề tài đã làm sáng
tỏ nội dung khái niệm, quy trình sử dụng, các yêu cầu và những ƣu nhƣợc
điểm của kĩ thuật “Các mảnh ghép” khi sử dụng trong dạy học, qua đó chỉ ra
đƣợc tầm quan trọng của kĩ thuật “Các mảnh ghép” và nhu cầu vận dụng kĩ
thuật các mảnh ghép trong dạy học đặc biệt đối với môn GDQP&AN là cần
thiết.
Về cơ sở thực tiễn, qua điều tra khảo sát đề tài đã chỉ ra đƣợc mức độ
cần thiết của kĩ thuật “Các mảnh ghép” và chỉ ra thực trạng vận dụng kĩ thuật
các mảnh ghép trong dạy học môn học GDQP&AN và dạy học các môn học
khác, những nguyên nhân dẫn tới việc các thầy cô hiếm khi hoặc chƣa bao giờ
vận dụng kĩ thuật này vào giảng dạy môn GDQP&AN.
Từ đó làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu cách vận dụng kĩ thuật “Các
mảnh ghép” trong dạy học môn GDQP & AN cho học sinh THPT.

16


Chƣơng 2. VẬN DỤNG KĨ THUẬT “CÁC MẢNH GHÉP” TRONG
DẠY HỌC CÁC BÀI LÝ THUYẾT MÔN GDQP&AN
2.1. Giới thiệu về chƣơng trình Giáo dục quốc phòng và an ninh dành
cho học sinh trung học phổ thông
2.1.1. Nội dung chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung

học phổ thông theo quyết định 79/2007/QĐ/BGDĐT
Chƣơng trình Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông
ban hành kèm theo Quyết định số 79/2007/QĐ/BGDĐT, ngày 24 tháng 12
năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chƣơng trình gồm các nội
dung cụ thể nhƣ sau:
Vị trí:
GDQP&AN là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ
bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học
chính khóa trong chƣơng trình giáo dục của cấp trung học phổ thông.
Môn học giáo dục quốc phòng - an ninh góp phần giáo dục toàn diện
cho học sinh về lòng yêu nƣớc, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân
trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của các
lực lƣợng vũ trang nhân dân Việt Nam; có ý thức cảnh giác trƣớc âm mƣu thủ
đoạn của các thế lực thù địch; có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham
gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân.
Mục tiêu:
Về kiến thức: Có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân
- an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc,
của quân đội, công an và nghệ thuật đánh giặc giữ nƣớc của ông cha. Có
những kiến thức tối thiểu về phòng thủ dân sự, tính năng kỹ thuật, chiến thuật
một số loại vũ khí bộ binh.

17


Về kỹ năng: Có kỹ năng tối thiểu về điều lệnh đội ngũ; kỹ thuật, chiến
thuật bộ binh; biết sử dụng súng tiểu liên AK hoặc súng trƣờng CKC; thực
hành tập bắn trúng mục tiêu cố định ban ngày, bằng súng thật hoặc bằng thiết
bị điện tử, laser. Làm đƣợc các động tác từng ngƣời trong chiến đấu; có khả

năng tự bảo vệ mình.
Về thái độ: Xây dựng niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống
dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc, của các lực lƣợng vũ trang nhân dân Việt
Nam. Xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của ngƣời thanh niên - học sinh tham
gia vào các hoạt động về công tác quốc phòng - an ninh ở nhà trƣờng, địa
phƣơng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp phần hình thành lối
sống có ý thức tổ chức kỷ luật của thế hệ trẻ học sinh.
Kế hoạch dạy - học môn GDQP&AN cho học sinh THPT nhƣ sau:
Căn cứ vào nội dung, điều kiện thực tế, môn GDQP&AN đƣợc phân
phối 1 tiết/tuần trong 35 tuần thực học, thời lƣợng chƣơng trình cho cả cấp
học là 105 tiết, mỗi tiết 45 phút. Trong đó, lớp 10: 35 tiết, lớp 11: 35 tiết và
lớp 12: 35 tiết. Trong đó, có tất cả 12 bài lí thuyết đƣợc phân phối đều cho cả
ba khối. Các bài lí thuyết trong chƣơng trình GDQP&AN dành cho học sinh
THPT gồm các bài ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Các bài lí thuyết trong chƣơng trình GDQP&AN dành cho học
sinh THPT
Nội dung

Stt
1

2
3

Truyền thống đánh giặc giữ nƣớc của dân tộc Việt
Nam
Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an
nhân dân Việt Nam
Thƣờng thức phòng tránh một số loại bom, đạn và


18

Khối

Số tiết

10

4

10

5

10

2


×