Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Vận dụng sơ đồ hóa để rèn luyện kĩ năng dạy học bài luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh chương trình lớp 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.52 KB, 63 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

NGUYỄN VĂN LỘC

VẬN DỤNG SƠ ĐỒ HÓA
ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DẠY HỌC
BÀI “LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH”
CHƢƠNG TRÌNH LỚP 11 THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

Hà Nội - 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

NGUYỄN VĂN LỘC

VẬN DỤNG SƠ ĐỒ HÓA
ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DẠY HỌC
BÀI “LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH”
CHƢƠNG TRÌNH LỚP 11 THPT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


Trung tá, TRẦN ĐỨC CƢỜNG

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Trung Tá. Trần Đức Cường
đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Trung tâm giáo dục Quốc
phòng và an ninh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã dạy dỗ tôi trưởng thành
trong suốt thời gian học tập tại Trung tâm, đã tạo điều kiện và đóng góp những ý
kiến quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè tôi đã luôn tạo mọi
điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quãng thời gian học tập và quá trình
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Văn Lộc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi.
Những kết quả thu được hoàn toàn chân thực và chưa có đề tài nào nghiên
cứu.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Văn Lộc


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT
GDQP&AN
HS
THPT
HSSV
CNH- HĐH
XHCN

: Công nghệ thông tin
: Giáo dục quốc phòng và an ninh
: Học sinh
: Trung học phổ thông
: Học sinh, sinh viên
: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
: Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài. ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................................ 3
3.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................. 3

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................................................. 4
5. Giả thuyết khoa học. ............................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu đề tài ............................................................................ 4
6.1. Nghiên cứu lí luận.......................................................................................... 4
6.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát .................................................................... 5
6.3. Nghiên cứu thực nghiệm ............................................................................... 5
6.4. Thống

toán học ......................................................................................... 5

7. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................... 5
8. Đóng góp của đề tài .......................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN SỬ DỤNG SƠ ĐỒ HÓA ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ
NĂNG TRONG DẠY HỌC ...................................................................................... 7
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. ................................................................................. 7
1.1.1. Những vấn đề nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài. .............. 7
1.1.2. Những vấn đề nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài ................. 8
1.2. Lý thuyết về sơ đồ. ............................................................................................... 11
1.2.1. Khái niệm sơ đồ. .............................................................................................. 11
1.2.2. Sơ đồ hóa........................................................................................................... 12
1.2.3. Ý nghĩa sơ đồ trong dạy học. ......................................................................... 13
1.3. Kĩ năng sơ đồ hóa. .............................................................................................. 13
1.3.1. Khái niệm kĩ năng sơ đồ hóa. ........................................................................ 13


1.3.2. Nguyên tắc, quy trình chung cho việc rèn luyện kĩ năng sơ đồ hóa. ..... 13
1.3.3. Sự cần thiết của việc sử dụng sơ đồ hóa để rèn luyện kĩ năng trong dạy
học. ................................................................................................................................ 14
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG SƠ ĐỒ HÓA ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ

NĂNG........................................................................................................................... 18
2.1. Thực trạng giảng dạy bài “Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học
sinh” trong các nhà trường THPT hiện nay. ........................................................ 18
2.1.1. Đối với nhà trường. ......................................................................................... 18
2.1.1.1. Về cơ sở vật chất. .......................................................................................... 18
2.1.1.2. Về cơ chế tổ chức GDQP&AN..................................................................... 20
2.1.1.3. Về chương trình nội dung phương pháp GDQP&AN. .............................. 22
2.1.2. Đối với giáo viên. ............................................................................................. 24
2.1.3. Đối với học sinh. .............................................................................................. 28
2.2. Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học bằng sơ đồ hóa. ...................... 29
2.2.1. Ưu điểm. ............................................................................................................ 29
2.2.2. Nhược điểm. ..................................................................................................... 30
2.2.3. Hình thức tổ chức học tập và rèn luyện. ..................................................... 30
CHƢƠNG 3: VẬN DỤNG SƠ ĐỒ HÓA ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TRONG
DẠY HỌC BÀI “LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA
HỌC SINH” CHƢƠNG TRÌNH LỚP 11 THPT ............................................... 33
3.1. Mục tiêu, cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức. ............................. 33
3.1.1. Mục tiêu. .......................................................................................................... 33
3.1.2. Cấu trúc chương trình .................................................................................... 33
3.1.3. Về nội dung. .................................................................................................... 33
3.2. Thiết kế sơ đồ dạy học bài “Luật nghĩa vụ quân sự”. .................................. 34
3.2.1. Quy trình thiết kế sơ đồ. ................................................................................. 34
3.2.2. Hệ thống các sơ đồ có thể xây dựng trong bài “Luật nghĩa vụ quân sự”.
....................................................................................................................................... 38


3.3. Tổ chức dạy học bài Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh.
....................................................................................................................................... 40

3.3.1. Xác định nội dung kiến thức có thể xây dựng trong bài “Luật nghĩa vụ

quân sự và trách nhiệm của học sinh”................................................................... 40
3.3.2. Quy trình sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng sơ đồ hóa. ........................ 41
3.3.3. Biện pháp sơ đồ để rèn luyện kĩ năng sơ đồ hóa trong bài học mới....... 41
3.3.3.1. Tiến hành dạy học phần những quy định chung áp dụng kĩ năng sơ đồ hóa
vào nội dung trong bài “Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh” – đối
chứng 1. ................................................................................................................ 42
3.3.3.2. Tiến hành dạy học phần những quy định chung bằng phương pháp giảng
dạy truyền thống trong bài “Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh” đối chứng 2. .......................................................................................................... 49
3.3.3.3. Tổng hợp và nhận xét kết quả thực nghiệm đối chứng 1 và đối chứng 2.50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 54


DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ3.1. Sự cần thiết ban hành luật nghĩa vụ quân sự....................................... 36
Sơ đồ3.2. Sự cần thiết ban hành luật nghĩa vụ quân sự....................................... 37
Sơ đồ3.3. Sự cần thiết ban hành luật nghĩa vụ quân sự....................................... 38
Sơ đồ3.4. Sự cần thiết ban hành luật nghĩa vụ quân sự....................................... 39
Sơ đồ3.5. Sự cần thiết ban hành luật nghĩa vụ quân sự....................................... 39
Sơ đồ 3.4. Giới thiệu khái quát về luật................................................................. 40
Sơ đồ3.5. Những quy định chung. ........................................................................ 42
Bảng 3.1: Kết quả thực nghiệm dạy học bằng kỹ năng sơ đồ hóa nội dung những
quy định chung – đối chứng 1. ............................................................................. 49
Bảng 3.2: Kết quả thực nghiệm dạy học bằng phương pháp truyền thống nội dung
những quy định chung – đối chứng 2. .................................................................. 50


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu đổi mới lần này là: Tạo chuyển biến

căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt
hơn công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo
dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt tiềm năng, khả năng
sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm
việc hiệu quả.
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệm, dạy tốt, học tốt, quản lý
tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập;
bảo đảm điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, dân chủ hóa, hiện đại hóa, xã
hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt
trình độ tiến tiến trong khu vực.
Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm hiểu biết,
thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước
vào lớp 1. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và năm 2015, nâng
cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí năm 2020.
Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm non
dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo
dục.
Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ thể chất, hình thành
phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện vs bồi dưỡng năng khiếu, định hướng
nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo

1


dục lý tưởng, truyền thông, đạo đức lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ
năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự
học, khuyến khích học tập suốt đời.
Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau
2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở có tri thức phổ thông nền

tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông
phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau trung học phổ thông có
chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9
năm từ sau 2020.
Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo
dục trung học phổ thông và tương đương
Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kĩ
năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với
nhiều phương thức và trình độ đào tạo kĩ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng,
thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kĩ thuật công nghệ của thị trường
trong nước và quốc tế.
Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng
nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu trí thức, sáng tạo của
người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và
trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia
Đối với giáo dục thường xuyên, bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là vùng
nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến
thức, trình độ, kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống; tạo điều

2


kiện thuận lợi cho người lao động chuyển đổi nghề; bảo đảm xóa mù chữ bền vững.
Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên và các hình thức học tập, thực
hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự học và giáo dục từ xa.
Đối với việc dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt
Nam ở nước ngoài, có chương trình hỗ trợ tích cực việc giảng dạy tiếng Việt và
truyền bá văn hóa dân tộc cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài góp phần
phát huy sức mạnh của văn hóa Việt Nam, gắn bó với quê hương, đồng thời xây
dựng tình đoàn kết, hữu nghị với nhân dân các nước.

Em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng sơ đồ hóa để rèn luyện kĩ
năng dạy học bài Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh chương
trình lớp 11 THPT”. Đây là một phần trong chương trình giáo dục quốc phòng và
an ninh rất quan trọng giúp các em nắm được các quy định về luật cơ bản của nghĩa
vụ quân sự, và trách nhiệm của học sinh cần phải thực hiện. Chính vì vậy, việc thiết
kế tiến trình hoạt động dạy học là rất cần thiết giúp nâng cao chất lượng và đạt hiểu
quả theo hướng sơ đồ hóa cho học sinh khi học môn GDQP&AN.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng sơ đồ hóa để rèn luyện kĩ năng dạy học bài “Luật nghĩa vụ quân sự
và trách nhiệm của học sinh” THPT lớp 11.
Xây dựng nội dung dạy học theo sơ đồ hóa một cách tối ưu nhất, từ đó so sánh
với các phương pháp dạy học truyền thống khác.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Nội dung chương trình bài “Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học

3


sinh” cho HS lớp 11 THPT về môn học GDQP&AN.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Xây dựng hoạt động dạy học nội dung sơ đồ hóa trong chương trình dạy học
GDQP&AN, THPT theo hướng tự nhận thức của học sinh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Từng bước xây dựng mô hình dạy học sơ đồ hóa theo các bước, để học sinh có
thể hình dung ra các bước xây dựng sơ đồ hóa.
Xây dựng nội dung dạy học sơ đồ hóa tích cực gây hứng thú đối với học sinh.
5. Giả thuyết khoa học.
Xây dựng hoạt động dạy học nội dung sơ đồ hóa trong chương trình
GDQP&AN THPT một cách hợp lí thì sẽ phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức

của học sinh trong quá trình dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn
học

P

N.

6. Phương pháp nghiên cứu đề tài
6.1. Nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu luật giáo dục, các chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương và của
Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nghị quyết số 29 - NQ/TW) về những định hướng cơ bản
của việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học.
Nghiên cứu các tài liệu về lí luận dạy học, các tài liệu về bồi dưỡng, đổi mới
phương pháp giảng dạy ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu tham khảo liên quan
đến phần kĩ thuật bộ binh: Đ ng Đức Thắng 2009 , sách giáo viên
11, N

iáo dục: Đ ng Đức Thắng 2009 , sách giáo khoa

4

P& N lớp
P& N lớp 11,


N


iáo dục.

6.2. Phương pháp điều tra khảo sát
Tìm hiểu việc dạy và học thông qua dự giờ, trao đổi với giáo viên, học
sinh…, phân tích kết quả nhằm đánh giá sơ bộ tình hình dạy học ở trường THPT.
6.3. Nghiên cứu thực nghiệm
Xây dựng hoạt động dạy học nội dung sơ đồ hóa trong chương trình
GDQP&AN, THPT nhằm pháy huy tính tự nhận thức của học sinh.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính hiệu quả của đề tài.
6.4. hống kê toán học
ùng phương pháp thống kê mô tả và thống kê kiểm định để xử lí kết quả
thực nghiệm sư phạm qua đó khẳng định giả thuyết sự khác biệt giữa kết quả học
tập của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm khẳng định kết quả nghiên cứu của
đề tài.
7. Cấu trúc của đề tài
Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận sử dụng sơ đồ hóa để rèn luyện kĩ năng trong dạy học
Chương 2. Thực trạng vận dụng sơ đồ hóa để rèn luyện kĩ năng
Chương 3. Vận dụng sơ đồ hóa để rèn luyện kĩ năng trong dạy học bài “Luật nghĩa
vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh”.
Kết luận và kiến nghị.
Danh mục tài liệu tham khảo.
8. Đóng góp của đề tài
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc thiết kế sơ đồ hóa dạy học nhằm
phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh trong học tập.

5


Cung cấp một số tiến trình dạy học mới trong chương trình

liệu tham khảo cho các giáo viên giảng dạy ở các trường THPT.

6

P&AN lớp 11 làm tư


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN SỬ DỤNG SƠ ĐỒ HÓA ĐỂ
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TRONG DẠY HỌC
1.1.

Lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Những vấn đề nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài
Ra đời cách đây 200 năm, lý thuyết sơ đồ còn được gọi là lý thuyết Graph)
chỉ là bộ phận nhỏ của toán học với vai trò chủ yếu nghiên cứu giải quyết các bài
toán có tính chất giải trí, đố vui. Vào những năm 30 của thế kỉ

, phương pháp sơ

đồ mới thu hút sự chú ý của các nhà khoa học khi toán học ứng dung và lý thuyết
đồ thị phát triển mạnh thì thành tựu về sơ đồ bắt đầu xuất hiện.
Công trình nghiên cứu đầu tiên về lí thuyết sơ đồ ra đời vào năm 1736 khi
nhà toán học thiên tài Lenohard Euler đ t và giải bài toán rất nổi tiếng về bảy chiếc
cầu bắc qua sông Pregel.
Tại Liên ô, vào năm 1965 .M. okhor đã vận dụng phương pháp sơ đồ để
mô hình hóa một đoạn nội dung tài liệu sách giáo khoa. Ông là nhà khoa học Xô
Viết tiên phong trong trong việc sơ đồ hóa các khái niệm cơ bản tạo nên nội dung
tài liệu sách giáo khoa và cả mối liên hệ chúng với nhau. .M. okhor đã giúp cho

học sinh phát hiện được nội dung của tài liệu giáo khoa một cách trực quan, nhận
thức được cấu trúc của kiến thức.
Năm 1967, nhà lý luận dạy học hóa học V. .Polosin đã dùng phương pháp
sơ đồ để diễn tả trực quan tiến trình một giờ dạy học thông qua việc phân tích tiến
trình giảng dạy một bài hóa học ở trường phổ thông.
Năm 1972, V.P. arkunov đã sử dụng phương pháp sơ đồ để lập mô hình các
tình huống dạy học của phương pháp dạy học nêu vấn đề. Theo V.P.Garkunov

7


trong quá trình hình thành các mẫu tình huống nêu vấn đề và giải quyết vấn đề thì
việc sử dụng sơ đồ có thể giúp ích rất nhiều trong vấn đề dạy học. Trên cơ sở đó,
ông phân loại ra các tình huống khác nhau trong dạy học nêu vấn đề.
Ngoài ra, có thể đến các công trình khác như: “ raph và ứng dụng của nó”
với bố cục 8 chương của L.Iu. erezina; “ raph và mạng lưỡi hữu hạn” của
R. axep…
Hiện nay, rất nhiều nhóm tác giả thuộc các trường đại học trên thế giới
nghiên cứu về sơ đồ và sự chuyển hóa của lí thuyết sơ đồ vào các lĩnh vực khoa
học. Chẳng hạn như: Nhóm nghiên cứu của giáo sư Hartmut Ehrig trường đai học
kĩ thuật Beclin- Đức,

iáo sư

nhóm nghiên cứu của giáo sư

rzegorz trường đại học tổng hợp Layden- Hà Lan,
rirk Janssens trường đại học tổng hợp Antrep-

Bỉ…Nổi bật nhất là công trình nghiên cứu của Jonathan L


ross trường đại học

Comlumbia, New York cùng Jay Yellen trường Rolin, Florida)- Mỹ. Hai tác giả
này đã đem đến cho độc giả những thông tin đầy đủ và dễ hiểu nhất về sơ đồ qua
cuốn “Sổ tay lí thuyết graph” cùng với những ứng dụng của sơ đồ trong lĩnh vực tin
học qua hơn 700 hình vẽ và hơn 1600 ví dụ hướng dẫn cụ thể ở tác phẩm “Lí thuyết
graph và ứng dụng của nó”.
Trên mạng Internet, tính đến tháng 8 năm 2004 có 2058 bài báo nghiên cứu
về lí thuyết graph và ứng dụng của nó được đăng tải trên các tạp chí như: Tạp chí lí
thuyết graph; Tạp chí lí thuyết tổ hợp; Tạp chí graph angorit và ứng dụng và nhiều
tạp chí nổi tiếng khác.
1.1.2. Những vấn đề nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài
Từ những năm 1970 đến nay, ở nước ta có nhiều nghiên cứu về đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tăng cường hoạt động tích cực, tự lực và sáng tạo
của học sinh, đ c biệt là xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học tích cực. Các

8


công trình khoa học đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của biện pháp sơ đồ
trong công tác giáo dục ở các trường phổ thông. Có thể kể đến một số nghiên cứu
và công trình liên quan đến đề tài của chúng tôi như:
Nghiên cứu chuyển hóa graph toán học thành graph dạy học của giáo sư
Nguyễn Ngọc

uang vào năm 1971.

iáo sư cũng là người Việt Nam đầu tiên đề


xuất việc nghiên cứu, vận dụng và tiến hành đưa lí thuyết graph dạy trong trường
phổ thông và đại học. Năm 1981

S. Nguyễn Ngọc

uang đã công bố “Phương

pháp graph dạy học” trên tạp chí nghiên cứu giáo dục.
Vào năm 1980, Trần Trọng

ương với sự chỉ dẫn của GS. Nguyễn Ngọc

uang đã tiến hành áp dụng phương pháp graph và algorit hóa để nghiên cứu cấu
trúc và phương pháp giải đồng thời còn xây dựng hệ thống về bài toán về lập công
thức hóa học ở trường phổ thông.
Tiếp đó, năm 1983 Nguyễn Đình ào thực hiện nghiên cứu sử dụng graph để
hướng dẫn ôn tập môn toán. Cụ thể là tác giả đã dùng graph để giúp học sinh hệ
thống và thiết lập mối liên hệ kiến thức đã được tìm hiểu trước đó, có thể là nội
dung kiến thức trong một chương ho c nhiểu chương hay thậm chí là cả một học
phần.
Một năm sau tức là 1984, cũng dưới sự hướng dẫn của giáo sư Nguyễn Ngọc
Quang, Phạm Tư đã vận dụng graph và dạy – học môn hóa học. Tác giả đã nghiên
cứu việc dùng graph với tư cách là một phương pháp dạy học thực sự hiệu quả
trong hoạt động dạy. Công trình được thực hiện trên đề tài “ ùng graph để dạy và
học môn hóa học chương nito – photpho ở lớp 11 THPT”
Đến năm 1987, phương pháp graph còn được Nguyễn Chính Trung dùng
trong việc lập chương trình tối ưu để dạy môn “Sử dụng thông tin trong chiến

9



dịch”. Tác giả đã chuyển hóa graph toán học vào lĩnh vực giảng dạy khoa học quân
sự.
Năm 1993, Hoàng Việt Anh công bố trên công trình mang tên “ ùng
phương pháp sơ đồ graph vào giảng dạy địa lý cả lớp 6 và 8 ở trường trung học cơ
sở”. Tác giả sử dụng biện pháp sơ đồ để phát triển tư duy học sinh đồng thời rèn
luyện và hình thành kỹ năng sử dụng và khai thác tài liệu SGK, sách tham khảo cho
học sinh.
Năm 2000, tại trường Đại học Vinh, tác giả Phan Thị Thanh Hội đã bảo vệ
thành công đề tài “ ây dựng và sử dụng một số dạng sơ đồ trong dạy học Sinh thái
học lớp 11 – THPT”. Đây có thể được xem là một trong những nghiên cứu đầu tiên
về graph trong giảng dạy sinh học ở trường Đại học Vinh. Tiếp theo nghiên cứu
của tác giả Phan Thị Thanh Hội, nhiều nghiên cứu khác về thiết kế và sử dụng
graph trong dạy học, trong rèn luyện năng lực tư duy lần lượt hoàn thành. Chúng ta
có thể kể đến: Xây dựng và sử dụng sơ đồ dạy học chương II, sinh học 11 của
Phạm Thị Ngọc Ẩn; Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để dạy học phần di truyền học sinh học 12 của Phạm Thị Thúy Nga.
Vào năm 2005, Nguyễn Phúc Chỉnh đã vận dụng lí thuyết graph vào công
tác giảng dạy môn giải phẫu sinh lí người. Bên cạnh đó, Nguyễn Phúc Chỉnh còn
sử dụng graph và nhiều hoạt động khác nhau như sử dụng graph nhằm tích cực hóa
nhận thức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy sinh thái học ho c dùng
graph trong dạy sinh học để phát triển tư duy hệ thống cho học sinh.
Đến nay lí thuyết về sơ đồ nói chung và sơ đồ dạy học sinh học nói riêng đã
được nghiên cứu khá kĩ từ nhiều nhà giáo dục trong và ngoài nước. Xu thế hiện nay
đang tập trung nghiên cứu qui trình vận dụng sơ đồ một cách cụ thể trong việc dạy

10


và học của các bộ môn ở phổ thông. Việc ứng dụng sơ đồ như một biện pháp để rèn
luyện tư duy, khả năng tự học đang được chú trọng.

1.2.

Lý thuyết về sơ đồ

1.2.1. Khái niệm sơ đồ
Sơ đồ (Graph) là bao gồm một tập hơp E những yếu tố gọi là đỉnh và một tập
hợp A những yếu tố gọi là cạnh hay cung.
Trong đó: E là tập hợp các đỉnh; A là tập hợp các cạnh (cung).
Nếu những yếu tố của E không sắp xếp theo thứ tự thì đó là graph vô hướng.
Ví dụ:

Nếu những yếu tố E xếp theo thứ tự có hướng thì đó là graph định hướng.

Ví dụ:

11


Trong sơ đồ:
Sự sắp xếp trật tự trước sau của đỉnh cạnh có ý nghĩa quyết định còn kích
thước, hình dạng không có ý nghĩa.
Các cạnh của của sơ đồ hay cong, dài hay ngắn, các đỉnh ở vị trí nào không
quan trọng mà điều bản chất là sơ đồ có bao nhiêu đỉnh, bao nhiêu cạnh, đỉnh nào
được nối với đỉnh nào.
1.2.2. Sơ đồ hóa
Sơ đồ hóa là biện pháp diễn đạt nội dung dạy học bằng ngôn ngữ sơ đồ.
Ngôn ngữ sơ đồ được thể hiện bằng các kí hiệu khác nhau như: Hình vẽ, lược đồ,
đồ thị, bảng biểu…
Sơ đồ hóa chính là phương pháp khoa học sử dụng sơ đồ để mô tả sư vật,
hoạt động và cho phép hình dung một cách trực quan các mối quan hệ giữa các yếu

tố trong cấu trúc của sự vật, cấu trúc logic của quy trình triển khai hoạt động, giúp
con người quy hoạch tối ưu, điều khiển tối ưu các hoạt động.
Mỗi loại kiến thức có thể được mô hình hóa bằng một loại sơ đồ đ c trưng để
phán ánh thuộc tính bản chất của loại kiến thức đó. Trong dạy học có thể sử dụng
biện pháp sơ đồ hóa để dạy một khái niệm, một bài học, một phần ho c một
chương.

12


Tuy nhiên không phải tất cả các nội dung dạy học đều có thể sử dụng biện
pháp sơ đồ hóa. Khi sử dụng biện pháp sơ đồ hóa ta cần xem xét các phần tử của
một tập hợp nào đó và mối quan hệ giữa các phần tử. Các phần tử của tập hợp được
biểu thị bằng các đỉnh của sơ đồ, còn các mối quan hệ của các c p phần tử được
biểu thị bằng tập hợp các cạnh hay cung.
1.2.3. Ý nghĩa sơ đồ trong dạy học
Thứ nhất, ngôn ngữ sơ đồ vừa trừu tượng vừa mang tính khái quát cao nhưng
lại rất trực quan. Chính vì thế sơ đồ có ưu thế tuyệt đối trong mô hình hóa cấu trúc
cũng như mô hình hóa cấu trúc phát triển của các sự vật hiện tượng, từ vi mô đến vĩ
mô.
Thứ hai, phương pháp sơ đồ hóa còn có ưu thế nổi bật đấy là khả năng diễn
đ t rất thành công hai m t tĩnh và động của sự vật hiện tượng.
Chính những ưu thế này, phương pháp sơ đồ toán học đã được chuyển thành
phương pháp dạy học của rất nhiều môn khoa học trong đó có bộ môn giáo dục
quốc phòng.
1.3.

Kĩ năng sơ đồ hóa

1.3.1. Khái niệm kĩ năng sơ đồ hóa

Là phương pháp khoa học sử dụng sơ đồ để mô tả sự vật, hoạt động, cho
phép hình dung một cách trực quan các mối liên hệ giữa các yêu tố trong cấu trúc
của sự vật, cấu trúc logic của qui trình họa động (Tức là con đường từ lúc bắt đầu
đến lúc kết thúc hoạt động giúp con người qui hoạch tối ưu, điều khiển tối ưu các
hoạt động.
1.3.2. Nguyên tắc, quy trình chung cho việc rèn luyện kĩ năng sơ đồ hóa
a) Nguyên tắc

13


Đảm bảo mục tiêu nội dung dạy học.
Đảm bảo tính logic, tính khoa học.
Đảm bảo tính sư phạm.
Đảm bảo phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh.
b) Quy trình chung cho việc rèn luyện kĩ năng sơ đồ hóa
ước 1: Giới thiệu mục đích, bản chất yêu cầu của kĩ năng sơ đồ hóa.
ác định mục đích, ý nghĩa của kiến thức mới.
ước 2: Giáo viên làm mẫu, học sinh quan sát.
Học sinh học tập, bắt chước làm theo.
ước 3: Tổ chức học sinh rèn luyện kĩ năng sơ đồ hóa.
Sử dụng sơ đồ, câu hỏi, phiếu học tập…yêu cầu học sinh hoàn thiện.
ước 4: Học sinh trao đổi, thảo luận để thực hiện kĩ năng sơ đồ hóa.
Dựa vào đáp án, sơ đồ học sinh suy luận, giải quyết vấn đề.
ước 5: Giáo viên kết luận chính xác hóa.
1.3.3. Sự cần thiết của việc sử dụng sơ đồ hóa để rèn luyện kĩ năng trong dạy
học
Hiện nay đổi mới PPDH là xu thế chung nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học; phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo, tìm tòi của người học. Trước sự
phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ cùng xu thế hội nhập và cạnh tranh

gay gắt của thế giới, việc đổi mới PPDH môn GDQP&AN nói chung và với bài
“Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh” nói riêng là một trong những
nhiệm vụ quan trọng nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu mục tiêu giáo dục và thực
tiễn ngành giáo dục đề ra.

14


Việc đổi mới PPDH là một vấn đề đã và đang được xã hội quan tâm, là yếu
tố quyết định hiệu quả giờ học, nhưng thực hiện được những điều đó thật không
mấy dễ dàng trong quá trình dạy môn

P

N. Đ c biệt GDQP&AN là môn

học liên quan đến quốc gia, một môn học mới được đưa vào giảng dạy chính khóa,
một môn rất ít tài liệu và đồ dùng dạy học càng khó khăn khi giảng phần lý thuyết.
Trước tình hình đó đòi hỏi giáo viên phải suy nghĩ để tìm ra những phương
pháp lôi quấn học sinh, phát huy tính tích cực của học sinh nhằm đ t hiệu quả cao
trong giờ học và phương pháp sơ đồ hóa là một trong những phương pháp mới giúp
học sinh có hứng thú học hơn với bài học lý thuyết.
Giảng dạy nội dung bài “Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh”
có tác dụng giúp các em nắm được hệ thống luật nghĩa vụ quân sự, những ưu tiên
và hạn chế của việc thực hiện luật nghĩa vụ quân sự trong thời bình. Nhưng thực tế
việc dạy học bài “Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh” đối với học
sinh lớp 11 THPT vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Chất lượng bài học chưa được
cao, một số giáo viên vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, truyền
tải thông tin một chiều với những nội dung gần như nguyên văn trong tài liệu làm
cho học sinh không hứng thú vào bài giảng, gần như các em không nắm được nội

dung chính của bài. Chính vì vậy, công tác giảng dạy chưa đáp ứng được mục đích
của bài đề ra, làm cho bài giảng bị thất bại.
Trong dạy học, sơ đồ sẽ đơn giản hóa những kiến thức trừu tượng thành
những dấu hiệu trực quan, dễ nhận biết, dễ liên tưởng; diễn đạt tối ưu các thông tin
về mối quan hệ giữa các yêu tố cấu trúc, mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng
cũng như các sự kiện của bài học.

15


Với sơ đồ, giáo viên có thể dễ dàng diễn tả các mục của bài học, tiết kiệm
thời gian tăng cường hoạt động rèn luyện kĩ năng, rèn luyện và phát triển tư duy
cho học sinh.
Phương pháp sơ đồ giúp học sinh nhận thấy mối quan hệ giữa các sự kiện,
hình dung kiến thức cơ bản của bài học. Tự định hướng tập trung vào kiến thức
trọng tâm, theo dõi sự phát triển logic của bài học, ghi chép ngắn gọn dễ dàng hơn.
Khắc phục được tính hình thức, cách ghi nhớ máy móc mà không hiểu bản chất của
kiến thức qua đó học sinh nhớ lâu hơn, tái hiện kiến thức dễ dàng hơn.
Thông qua việc tổ chức tài liệu học tập thành một hệ thống kiến thức, học
sinh tự bồi dưỡng cho mình phương pháp tự học, rèn luyện tư duy, kỹ năng suy
luận tự nghiên cứu, phát huy tính chủ động sáng tạo, tính tích cực hoạt động ở học
sinh.
Thường xuyên hướng dẫn học sinh học bằng sơ đồ sẽ giúp cho học sinh có
thói quen tự học suốt đời một cách khoa học.
Vài trò của sơ đồ là rất lớn tuy nhiên hiệu quả đạt được tùy vào phương pháp
và biện pháp sử dụng. Có thể sử dụng sơ đồ ở mọi khâu như: hình thành kiến thức
mới, củng cố hoàn thiện kiến thức, kiểm tra đánh giá. Ở mức thấp nhất, sơ đồ giống
phương tiện truyền đạt của giáo viên. Ở mức cao hơn, sơ đồ giống phương tiện tổ
chức học sinh tự học. Mức cao nhất là học sinh tự lập và hoàn thiện sơ đồ.


16


×