Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Thành phần thiên địch bắt mồi trên cây chè tại ngọc thanh phúc yên vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.34 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
```````````````````````````````````

KHOA SINH - KTNN
--------------

-------------

HOÀNG THỊ THÙY NHƯ

THÀNH PHẦN THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI TRÊN CÂY
CHÈ TẠI NGỌC THANH – PHÚC YÊN – VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh học ứng dụng

Người hướng dẫn khoa học
ThS. VŨ THỊ THƯƠNG

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc
nhất đến cô giáo – người hướng dẫn khoa học: Th.S Vũ Thị Thương đã tận
tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện.
Em xin trân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, Ban chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN tạo điều kiện tốt nhất trong suốt
quá trình em thực hiện đề tài.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp
đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu nghiên cứu khoa học nên không tránh


khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp
ý kiến của các thầy cô cùng các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Tác giả khóa luận

Hoàng Thị Thùy Như


LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là
trung thực chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học và chưa sử
dụng để bảo vệ bất cứ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Tác giả khóa luận

Hoàng Thị Thùy Như


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thành phần thiên địch trên chè 3 tháng đầu năm 2017 tại Ngọc
Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc. ...................................................................... 23
Bảng 3.2. Phổ vật mồi của thiên địch trên cây chè 3 tháng đầu năm 2017 tại
Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc ............................................................ 26
Bảng 3.3. Diễn biến mật độ bọ xít Coranus spniscutis trên chè 3 tháng đầu
năm 2017 tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc ....................................... 28

Bảng 3.4. Mối quan hệ giữa bọ xít Coranus spniscutis với sâu non bộ cánh
vẩy hại chè 3 tháng đầu năm 2017 tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc. 30
Bảng 3.5. Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ Micrapis discolor Fabr trên chè 3
tháng đầu năm 2017 tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc ....................... 33
Bảng 3.6. Mối tương quan giữa bọ rùa đỏ Micrapis discolor Fabr và rệp hại
trên cây chè 3 tháng đầu năm 2017 tại Ngọc Thanh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc
......................................................................................................................... 35


DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Sơ đồ thể hiện diễn biến mật độ bọ xít Coranus spniscutis trên chè
trong 3 tháng đầu năm 2017 tại Ngọc Thanh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
Hình 2: Sơ đồ thể hiện diễn biến mật độ bọ rùa đỏ Micrapis discolor Fabr
trên chè trong 3 tháng đầu năm 2017 tại Ngọc Thanh – Phúc Yên – Vĩnh
Phúc.
Hình 3: Sơ đồ thể hiện mối tương quan giữa bọ xít Coranus spniscutis và sâu
non bộ cánh vẩy trên cây chè trong 3 tháng đầu năm 2017 tại Ngọc Thanh –
Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
Hình 4: Sơ đồ thể hiện mối tương quan giữa bọ rùa đỏ Micrapis discolor Fabr
và rệp hại chè trên cây chè trong 3 tháng đầu năm 2017 tại Ngọc Thanh –
Phúc Yên – Vĩnh Phúc.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV:

Bảo vệ thực vật


KHKTNNVN:

Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam

ĐH:

Đại học

BMAT:

Bắt mồi ăn thịt


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học của đề tài ......................................... 2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ
TÀI .................................................................................................................... 3
1. Thiên địch bắt mồi ........................................................................................ 3
1.1. Những nghiên cứu trên thế giới về thiên địch bắt mồi trên cây chè .......... 3
1.2. Những nghiên cứu trong nước về thiên địch bắt mồi trên cây chè ............ 5
1.2.1. Những nghiên cứu về côn trùng ký sinh, bắt mồi trên cây chè .............. 5
1.2.2. Những nghiên cứu về bọ rùa đỏ .............................................................. 9
1.3. Thực trạng sử dụng nguồn thiên địch bắt mồi ......................................... 14
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 15
2.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng và dụng cụ nghiên cứu ........................... 15

2.1.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 15
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 15
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 15
2.1.4. Dụng cụ nghiên cứu .............................................................................. 15
2.1.5. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 16
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16


2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 16
2.3.1. Phương pháp điều tra thành phần các loài thiên địch của chúng trên chè
......................................................................................................................... 16
2.3.2. Phương pháp điều tra biến động số lượng của các loài thiên địch trên
cây chè ............................................................................................................. 17
2.3.3. Phương pháp đánh giá mối quan hệ giữa thiên địch bắt mồi và sâu hại
trên chè……………………………………………………………………….
2.3.4. Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu vật .............................................. 18
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 21
3.1. Đặc điểm sản xuất chè Ngọc Thanh - Tx Phúc Yên - Vĩnh Phúc............ 21
3.2. Thành phần thiên địch trên cây chè vụ Xuân tại Ngọc Thanh - Phúc Yên Vĩnh Phúc ........................................................................................................ 22
3.3. Phổ vật mồi của một số thiên địch bắt mồi trên cây chè vụ Xuân tại Ngọc
Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc ....................................................................... 25
3.4. Diễn biến mật độ bọ xít Coranus spniscutis Reuter trên chè vụ Xuân năm
2017 tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc ............................................... 27
3.5. Mối tương quan giữa bọ xít Coranus spniscutis Reuter và sâu non cánh
vẩy .................................................................................................................. 29
3.6. Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ Micrapis discolor Fabr trên chè 3 tháng đầu
năm 2017 tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc ....................................... 31
3.7. Mối tương quan giữa bọ rùa đỏ Micrapis discolor Fabr và rệp hại chè . 35
3.8. Thực trạng sử dụng khích lệ thiên địch bắt mồi trên cây chè tại địa điểm

nghiên cứu ....................................................................................................... 37


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 38
1. Kết luận ....................................................................................................... 38
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 40


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cây chè là cây công nghiệp lâu năm, thường được trồng ở vùng trung
du, miền núi có địa hình phức tạp. Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc là xã
miền núi, kinh tế sản xuất chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp là chính. Ngoài
những cây lương thực, thực phẩm như đậu tương, ngô, lạc, thì cây chè là một
trong những cây trồng chính, sản phẩm chè là đồ uống thông dụng và rất tốt
cho sức khoẻ. Theo đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế thì cây chè cho thu
nhập tương đối cao và thu nhập tương đối ổn định so với cây trồng khác…
Vậy tại sao diện tích chè chưa được mở rộng, làm thế nào để sản xuất
chè đạt hiệu quả năng suất và an toàn? Đó là cần từng bước giảm bớt việc sử
dụng hoá chất bảo vệ thực vật, sử dụng hợp lý và cân đối phân bón cho một
nền sản xuất công nghiệp sạch và thân thiện với môi trường, đảm bảo sức
khoẻ người tiêu dùng. Theo quan điểm của mô hình canh tác bền vững thì
phải quan tâm nhiều hơn đến hệ sinh thái, phát triển chè ở các tỉnh miền núi
và trung du tăng cường sử dụng thiên địch bắt mồi để kiểm soát số lượng sâu
hại và giảm dần sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật.
Xuất phát từ yêu cầu khoa học và thực tiễn, việc nghiên cứu về thành
phần thiên địch bắt mồi trên cây chè cũng như thực trạng nhân nuôi các loài
bắt mồi, hướng tới các biện pháp phòng trừ tổng hợp hợp lý đem lại hiệu quả
kinh tế cao và ít ảnh hưởng tới môi trường sinh thái đang là một vấn đề cấp

thiết đặt ra cho ngành chè Việt Nam. Để góp phần giải quyết những tồn tại về
phương diện Bảo vệ thực vật cho ngành chè và là cơ sở của những nghiên cứu
tiếp theo, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thiên địch bắt mồi trên cây chè tại Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh
Phúc”.

1


2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thành phần thiên địch bắt mồi trên cây chè tại Ngọc ThanhPhúc Yên-Vĩnh Phúc, sự phát sinh, phát triển, phổ vật mồi của một số loài
thiên địch phổ biến trên cây chè. Làm cơ sở để đề xuất các biện pháp sử dụng
các loài bắt mồi trong kiểm soát số lượng sâu hại chè nhằm giảm thiểu việc sử
dụng thuốc hoá học và các dư lượng độc hại trên sản phẩm chè, thúc đẩy sự
nhân nuôi các loài bắt mồi sử dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp biền vững.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định thành phần, mức độ phổ biến của côn trùng bắt mồi trên chè
tại địa điểm nghiên cứu.
- Xác định được phổ vật mồi, sự phát sinh, phát triển theo thời gian trong
thời gian nghiên cứu của một số loài thiên địch trên cây chè tại địa điểm
nghiên cứu.
- Xác định được thực trạng sử dụng khích lệ các loài bắt mồi trên cây
chè tại địa điểm nghiên cứu.
4. Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở để bảo tồn và sử dụng các loài thiên địch
bắt mồi một cách hiệu quả để giảm thiếu sâu hại cũng như việc giảm thiếu
việc sử thuốc trừ sâu hóa học. Qua đó, làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và
tạo cơ sơ để phát triển giống chè mang lại kinh tế cho người dân.

2



NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
CỦA ĐỀ TÀI
1. Thiên địch bắt mồi
1.1. Những nghiên cứu trên thế giới về thiên địch bắt mồi trên cây chè
Trên thế giới, việc sử dụng thiên địch là một trong các phương pháp
chủ yếu phòng trừ tổng hợp sâu hại ( Distant, 1904; Iakhontov,1972;
Guser,1974; Coppel và Mestinl,1977; Patnaik et al, 1985; Napompeth,1900;
Sussard et al,1992).
Thành phần loài côn trùng bắt mồi của các loài sâu hại trên trên cây
chè và các nghiên cứu nhân nuôi một số loài bắt mồi phổ biến trong phòng trừ
sinh học sâu hại chè cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu, cụ thể là 21 loài
côn trùng bắt mồi sâu hại trên cây chè được ghi nhận, trong đó có nhiều loài
có khả năng sử dụng cho hiệu quả phòng trừ cao như bọ xít bắt mồi Oriorus
sp. và bọ mắt vàng Chrysoperla sp. (California Environmental Protection
Agency Department, 2010) [22].
Khoá định loại của 43 loài thuộc 11 giống của họ phụ
Harpactorinae (Heteroptera: Reduviidae) đã được đưa ra. Những sự biến đổi
có ý nghĩa ở râu đầu, chuỷ, đầu, mảnh lưng trước, mảnh mai và chi kiểu xếp
lông cứng đã được quan tâm trong khi xây dựng khoá định loại.
(Ravichandran et al., 1992).
Qua tính toán tác giả cho thấy mối tương quan số lượng giữa loài côn
trùng bắt mồi trên chè với vật mồi của nó là loài rầy nâu Nephotettix lugens
là tương quan chặt rất cao (R = 0,8). Hơn nũa tác giả còn nghiên cứu ảnh
hưởng của các công thức phun thuốc 1 lần và công thức phun thuốc 3 lần lên
mật độ của loài bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis và vật mồi của nó là

3



các loài sâu hại cho thấy công thức phun thuốc 3 lần làm giảm số lượng cuả
loài côn trùng bắt mồi này và phá vỡ mối tuơng quan số lượng với vật mồi
(Geetha et.al., 1992) [24].
Việc nhân nuôi và sử dụng các loài côn trùng ký sinh, bắt mồi trong
phòng trừ sinh học sâu hại chè để giảm bớt hay loại trừ côn trùng hại chè
cũng đã được áp dụng ở nhiều nước như Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia,
Thái Lan (DeBach, 1974) [23].
Tại Châu Âu, thành công trong nhân nuôi thiên địch là rất rõ ràng. Trong
thế kỷ XX có 150 loài thiên địch đã được nhập để phòng chống 50 loài côn
trùng và nhện hại. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là cho đến năm 1970
người ta chỉ chú trọng đến biện pháp sinh học cổ điển. Sau năm 1970, Biện
pháp sinh học được áp dụng rộng rãi hơn cả trong nhà kính và trên đồng
ruộng. Đã sử dụng 60 loài thien địch nhập nội và 40 loài thiên địch địa
phương để phòng chống 50 loài sâu hại.
Trên thế giới rất nhiều nước như Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc…đã có kinh
nghiệm sản xuất và sử dụng những thiên địch sống. Rất nhiều công ty sinh
học như Biomist Technology, Planet Natural (Mỹ), Koppert (Hà Lan)… đã
tung ra thị trường nhiều loại thiên địch, giúp nông dân sử dụng trên ruộng
đồng, đặc biệt trong các nhà kiếng trồng hoa kiểng và các loại cây ăn trái như
dưa chuột, bầu bí, cam chanh…
Ở Thái Lan, nhân nuôi loài bọ rùa đỏ Micraspis discolor (F.) và sử dụng
loài bọ rùa đỏ này ở pha ấu trùng (tuổi 1- 4) và trưởng thành đã đem lại hiệu
quả cao trong phòng trừ rệp đậu trong nhà kính (Jamie McIntosh, 2008). Nuôi
trưởng thành và ấu trùng của một số loài bọ rùa (Propylaea japonica,
Harmonia axyridis, Scymnus hoffmanni) và loài bọ mắt vàng (Chrysopa
pallens, Chrysopa formosa) nhằm sử dụng để phòng trừ một số loài rầy trắng
(Homoptera: Aleyrodidae) ở Trung Quốc đã thu được một số kết quả khả


4


quan. Với 50% là nguồn thức ăn từ rệp muội và 50% là rầy trắng thu ở ngoài
đồng, các loài bắt mồi trên có khả năng sinh trưởng và phát triển cao (Zhang
et al., 2000) [25].
1.2. Những nghiên cứu trong nước về thiên địch bắt mồi trên cây chè
1.2.1. Những nghiên cứu về côn trùng ký sinh, bắt mồi trên cây chè
Thiên địch kí sinh là những loại côn trùng có ích sử dụng các loài sâu hại
làm nguồn dinh dưỡng và nơi ở,trong đó thông thường loài kí sinh sử dụng
hoàn toàn các mô của cơ thể vật chủ, và loài kí sinh thường gây chết vật chủ
ngay sau khi chúng hoàn thành chu kỳ phát dục. Hầu hết các côn trùng kí sinh
sâu hại có kiểu biến thái hoàn toàn, chỉ có pha ấu trùng của chúng là kiểu
sống kí sinh, còn khi pha trưởng thành thì chúng sống tự do.Các loài bắt mồi
có 2 kiểu ăn mồi: chúng có thể nhai nghiền con mồi nhờ kiểu miệng nhai (bọ
rùa, bọ ngựa, nhện lớn,...), hoặc chúng có thể hút dịch dinh dưỡng từ con mồi
nhờ kiểu miệng chích hút (các loại bọ xít, ấu trùng bọ mắt vàng,...). Các loài
bắt mồi là nhóm thiên địch bắt mồi rất quan trọng trên các cây trồng. Mỗi cá
thể trong loài bắt mồi trong cả đời có thể tiêu diệt được một lượng lớn các
loài sâu hại.
Nghiên cứu trong các năm 2006 - 2011 tại các vùng trồng chè chính ở
nước ta đã ghi nhận được 166 loài chân khớp thuộc 13 bộ của lớp côn trùng
và lớp hình nhện. Các loài chân khớp đã thu thập được tập trung nhiều nhất ở
bộ Nhện lớn bắt mồi (với 67 loài), sau đó là bộ cánh cứng (với 21 loài) và bộ
Cánh đều (với 18 loài). Kết quả này cho thấy thành phần loài chân khớp trên
cây chè ở nước ta không phong phú như trên cây ăn quả có múi. Các loài chân
khớp đã phát hiện gồm 42 loài sâu hại cây chè, 113 loài thiên địch và 11 loài
chưa rõ quan hệ với cây chè. Đã xác định tên khoa học được 107 loài. Trong
số này, ít nhất có 15 loài sâu hại và 10 loài thiên địch được ghi nhận lần đầu
trên cây chè ở nước ta. Một vài côn trùng trước đây được ghi nhận là những


5


sâu hại phổ biến hoặc là thiên địch trên cây chè nhưng chưa phát hiện thấy
trong những năm 2006 - 2011 do thâm canh cây chè. Hầu hết các loài sâu hại
có mức độ hiện diện rất thấp và thấp trên cây chè. Riêng rầy xanh, bọ xít
muỗi, bọ trĩ, nhện đỏ nâu có mức độ hiện diện cao đến rất cao và là sâu hại
quan trọng, phải phòng trừ. Tất cả các loài thiên địch đều mức độ hiện diện
rất thấp, trừ loài nhện lớn bắt mồi Argyrodes sp. có mức độ hiện diện từ thấp
đến trung bình. Vì vậy, thiên địch không biểu hiện được vai trò hạn chế sâu
hại chè.
Kết quả điều tra cơ bản động vật miền Bắc Việt Nam năm 1981 đã ghi
nhận 26 loài côn trùng bắt mồi thuộc 3 bộ, 6 họ trên cây chè, trong đó đã xác
định được tên 12 loài còn 14 loài chưa xác định được tên (Ủy ban khoa học
Nhà nước, 1981) [19]. Tại Vĩnh Phúc trong 12 loài bắt mồi trên một số cây
trồng trong đó có cây chè thuộc 5 bộ bao gồm bộ cánh cứng (Coleoptera)
chiếm số lượng loài lớn nhất (37,8%). Loài bọ xít bắt mồi Orius sauteri và
Campylomma chinensis mà vật mồi là loài bọ trĩ trên chè đã được nghiên cứu
đặc điểm hình thái cũng như diễn biến mật độ của loài bọ xít bắt mồi cũng đã
được nghiên cứu (Bùi Tuấn Việt, 1993) [20]. Nhóm bọ xít bắt mồi (loài
Sycanus falleni, Sycanus croceovittatus (họ Reduviidae), Nabis punctatus (họ
Nabidae), Andrallus spinidens, Cantheconidae furcellata (họ Pentatomidae),
Orius sauteri (họ Anthocoridae) và Cyrtorhinus livipennis (họ Miridae) là
thiên địch của nhiều loài côn trùng gây hại trên bông, đậu tương, ngô, cà tím,
bầu, bí xanh, đậu đỗ, dưa chuột, khoai tây và cây chè.
Nhện bắt mồi có tên khoa học là Amblyseius. sp có sẵn trong môi trường
tự nhiên ở nước ta có vòng đời ngắn, sức sinh sản cao, thường phát triển
mạnh từ tháng 2 đến tháng 11 hàng năm. Thức ăn chủ yếu của loài nhện này
là các con nhện đỏ son thường cư trú trên cây chè và các loài cây trồng khác.

Quy trình nhân nuôi loài nhện này khá đơn giản: trồng chè trong môi trường

6


sạch cho đến khi cây ra đủ 6 lá thì thả nhện đỏ son vào với tỷ lệ 10 con trưởng
thành/cây. Khi thấy số lượng nhện đỏ nhiều (khoảng 500 con/cây) thì thả
nhện bắt mồi vào (2 - 3 con). Chỉ sau 7-8 tuần số lượng nhện bắt mồi đã tăng
lên gấp 13 lần so với ban đầu, đem thả trên những khu vực trồng chè cần bảo
vệ, chúng sẽ tiêu diệt hết các loài nhện đỏ, nhện trắng gây hại cây trồng mà
không cần phun thuốc hóa học. Trong trường hợp môi trường ít nhện đỏ có
thể sử dụng thêm các thức ăn khác như nhện trắng, phấn hoa, mật ong để giúp
nhện bắt mồi duy trì sự sống. Với mật độ thả 3 con/cây trong vòng 16 ngày
mật độ nhện bắt mồi đã tăng gấp 13 lần, mật độ nhện đỏ son giảm từ 70
con/cây xuống còn khoảng 3 con/cây. Trong khi với công thức đối chứng
(không thả nhện bắt mồi), mật độ nhện đỏ tiếp tục tăng tới 100 con/cây.
Bọ xít bắt mồi có nhiều loài đang được một số nước trên thế giới nghiên
cứu, là thiên địch của nhiều loài côn trùng gây hại. Tại Việt Nam, nhóm các
nhà khoa học cũng tiến hành nhân nuôi bọ xít bắt mồi Orius Sauteri để tiêu
diệt bọ trĩ có kích thước nhỏ gây hại trên cà tím, bầu, bí xanh, đậu đỗ, dưa
chuột, khoai tây... Bọ xít bắt mồi trưởng thành dài chừng 1,73 - 1,9 mm. Việc
thả bọ xít bắt mồi (Orius sauteri P) vào ruộng chè được thực hiện cho thấy số
lượng bọ trĩ bị khống chế, không tăng vượt quá ngưỡng gây hại (không cần
phun thuốc), năng suất chè không kém vụ trước, lá xanh, đẹp, không bị cong
queo, biến dạng. Các đánh giá cho thấy, việc sử dụng nhện và bọ xít bắt mồi
tuy có tốn công hơn so với phun thuốc (giá thành tương đương) nhưng đảm
bảo chè sạch, dễ bán và bán được giá cao nên tổng thu nhập cũng cao hơn.
Trước đây nông dân thường phải phun thuốc từ 8 tới 13 lần/vụ (hết khoảng
130.000 - 150.000 đồng/sào) để trừ bọ trĩ nhưng lá chè vẫn bị sâu hại đục lá.
Bây giờ với cách làm này đã hạn chế được ô nhiễm môi trường, bảo vệ được

sức khỏe cho mọi người mà chất lượng chè vẫn đảm bảo nên mọi nhà muốn
làm theo. Tuy vậy đối với chè, những nghiên cứu về thiên địch bắt mồi này,

7


được biết còn rất hạn chế và mới chỉ là bước đầu.
Nghiên cứu đặc điểm sinh học một số loài côn trùng bắt mồi, mối quan
hệ giữa vật bắt mồi - vật mồi và biến động số lượng của một số loài bắt mồi
cũng đã được nghiên cứu. Các nghiên cứu về sinh học của các loài thuộc
nhóm côn trùng bắt mồi đã tập trung ở một số loài như: bọ rùa sáu vằn
Menochilus sexmaculatus, bọ rùa đỏ Micraspis discolor (họ Coccinelllidae),
bọ xít Cantheconidae furcellata (họ Pentatomidae), bọ xít Orius sauteri và
Xylocoris flavipes (họ Anthocoridae), bọ xít Cyrtorhinus livipennis (họ
Miridae) và ruồi ăn rệp Ischiodon scutellaris (họ Syrphidae). Các kết quả
nghiên cứu về sinh học một số loài côn trùng bắt mồi về các đặc điểm sinh
học của một số loài bọ xít bắt mồi (bọ xít cổ ngỗng đỏ Sycanus falleni, bọ xít
cổ ngỗng đen Sycanus croceovittatus, bọ xít nâu Coranus spiniscutis Reuter
thuộc họ Reduviidae, bọ xít nâu viền trắng Andrallus spinidens thuộc họ
Pentatomidae) ở các điều kiện khác nhau trong phòng thí nghiệm (Trương
Xuân Lam và ctv, 2000, 2002, 2004) [6, 7, 8].
Các mối quan hệ khác loài là những yếu tố quan trọng đối với đời
sống của các loài côn trùng bắt mồi. Tổ hợp các quan hệ tương hỗ đó thường
mang tính chất ảnh hưởng hai chiều và được gọi là sự ảnh hưởng của các yếu
tố hữu sinh (Phạm Bình Quyền, 1994) [15]. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa
vật bắt mồi - vật mồi của một số loài bắt mồi với con mồi thì mới được
nghiên cứu với loài bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus và
Sycanus croceovittatus (vật bắt mồi) với loài sâu hại (vật mồi) và tương quan
của chúng, mối quan hệ với sâu hại của loài bọ xít bắt mồi Coranus
spiniscutis Reuter (Heteroptera: Reduviidae) ở vùng Hà Nội (Trương Xuân

Lam và ctv, 2000, 2002) [6, 7]. Đây là các công bố khá đầy đủ đầu tiên thể
hiện mối quan hệ trên điển hình là một số loài bọ xít bắt mồi với con mồi là
các loài sâu hại được thể hiện bằng mối tương quan (hệ số tương quan) giữa

8


số lượng vật bắt mồi và vật mồi ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của
cây trồng và mối tương quan này không thể hiện giống nhau trong xuốt thời
gian mà các loài bọ xít bắt mồi xuất hiện. Quan hệ “vật bắt mồi - vật mồi’’
được thể hiện qua mối tương quan không chặt (đang hình thành), tiếp theo là
mối tương quan chặt (hình thành) và cuối cùng là tương quan yếu (bị phá vỡ)
và trong nhiều giai đoạn nghiên cứu thì thời gian hình thành mối tương quan
chặt cũng rất ngắn (Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn, 2004) [9].
Trong điều kiện thâm canh hiện nay, thành phần thiên địch bắt mồi
trên cây chè đã có những thay đổi, song chưa được cập nhật. Mặt khác, chưa
có một nghiên cứu chuyên sâu nào về thành phần thiên địch bắt mồi cây chè.
Những dẫn liệu về thành phần thiên địch trên cây chè chỉ được công bố tản
mạn trong nhiều nghiên cứu khác nhau.
Nhận xét chung: Ở Việt Nam, thành phần thiên địch trên cây chè ở nước
ta tuy không phong phú như trên cây ăn quả có múi, nhưng phong phú hơn ở
một số nước. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về côn trùng ký sinh, bắt mồi, sử
dụng côn trùng bắt mồi chưa được quan tâm một cách đáng kể. Việc phòng
trừ sâu bệnh chủ yếu bằng thuốc hoá học, lạm dụng quá mức gây ra những
vấn đề về tiêu thụ, sức khoẻ và môi trường, gây các chủng chống thuốc... Để
phòng trừ có hiệu quả các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu theo hướng
xây dựng và áp dụng hệ thống tổng hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại
mang lại hiệu quả tốt nhất.
1.2.2. Những nghiên cứu về bọ rùa đỏ
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân loại bọ rùa

Coccinellidae, Ngành: Chân khớp (Arthropoda), Lớp: Sâu bọ (Insecta), Bộ:
Cánh cứng ( Coleoptera), Họ: Bọ rùa (Coccinellidae).
Nhiều chuyên khảo về thành phần khu họ rùa ở các khu vực khác nhau ở
trên thế giới đã được lần lượt công bố. Ở Bắc Mỹ Họ bọ rùa Coccinellidae đã

9


được Latreille nghiên cứu vào năm 1807. Chúng được gọi bằng tên tiếng Anh
như: Ladybird beetles, Lady Beetles, Ladybirds. Họ bọ rùa thuộc tổng họ
Cucujoidea của bộ cánh cứng Coleoptera. Tại Bắc Mỹ, họ bọ rùa có 4 phân
họ. Phân họ Chilocorinae có 1 giống Chilocoris phân họ thứ 2: Coccinellinae
có 13 giống: Adalia, Anatis, Anisosticta, Calvia, Coccinella, Coccinellinae,
Coleomagilla, Cycloneda, Harmonia, Hippodamia, Mulsantia, Neoharmonia,
Propylea, Psyllobora; phân họ thứ 3: Epilachninae có 1 giống Epilachna; phân
họ thứ 4: Scymninae có 3 giống: Brachiacantha,Cryptolaemus, Hyperaspis.
Với 4 phân họ kể trên , người ta xác định có hơn 450loài. Phần lớn các loài bọ
rùa này dược phát hiện trên các cây trồng ở ruộng và vườn. Chúng được biết
đến như các loài côn trùng ăn thịt có ích. Vật mồi củachúng chủ yếu là rệp.
Có loài ăn ve, bét, có loài ăn trứng của bọ cánh phấn và ăn những côn trùng
nhỏ khác. Bọ rùa ăn rệp ở 2 giai đoạn trưởng thành và ấu trùng. Ở Nam Phi đã
xác định họ bọ rùa Coccinellidae gồm 8 phân họ: Sticholotidinae, Scymninae,
Hyperaspinae,

Chilocorinae,

Coccinellinae,

Coccidulinae,


Novinae,

Epilachninae. Bọ rùa là bọ cánh cứng hình tròn, nhỏ được nhiều người biết
đến. Màu sắc từ vàng tới đen, cơ thể thường có 3 màu hoặc có chấm. Trưởng
thành và ấu trùng của chúng chiếm ưu thế ở các vườn trồng như là những loài
ăn thịt rệp, ve, bét và những côn trùng nhỏ khác. Bọ rùa phát triển rất nhanh,
ấu trùng xuất hiện sau khi trứng đẻ từ 5-10 ngày, ấu trùng thành thục sau
khoảng 2 tuần. Để phát huy tác dụng của côn trùng nói chung và bọ rùa nói
riêng, một số tác giả còn nghiên cứu một số khía cạnh phối hợp côn trùng ăn
thịt bản xứ với côn trùng ăn thịt nhập nội. Trong 225 trường hợp nhập nội
thiên địch để trừ sâu hại trên thế giới thì có 51 trường hợp sử dụng bọ rùa
(DeBach, 1964) [24]. Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu sâu về các
biện pháp phòng trừ sâu sinh học ở cây trồng thực sự phát triển từ năm 1970
trở đi. Những nghiên cứu về côn trùng học được tiến hành nhiều năm. Năm

10


1965, nghành Côn trùng học Việt Nam tiến hành định loại các mẫu vật côn
trùng ở miền Bắc và điều tra côn trùng ở toàn miền Bắc (1967-1968) các tỉnh
miền Nam và Tây Nguyên ( 1977-1978). Theo kết quả điều tra năm 19671968 ( Viện Bảo vệ thực vật) thành phần côn trùng bắt mồi gồm có 75 loài
thuộc họ Bọ xít ăn sâu (Raduvidae), 67

loài

thuộc

họ

Chân


chạy

(Carabidae), 20 loài thuộc họ Hổ trùng (Cicindelidae), Họ Chuồn
chuồn

cỏ

(Chrysopidae),

họ

Ruồi

ăn

rệp (Syrphidae), họ Bọ ngựa

(Mantodae), Họ Kiến (Formicidae). Riêng Bọ rùa được nghiên cứu chi tiết,
trong số 63 loài được ghi nhận ở Việt Nam thì có 48 loài có ích. Hệ Bọ rùa ở
Việt Nam được đánh giá đa dạng và có tỉ lệ đặc hữu cao. Theo Phạm Văn
Lầm (2005), thành phần thiên địch rệp muội được ghi nhận trên các cây trồng
(1981- 2004) là 52 loài thuộc 4 họ. Trong đó số loài thiên dịch tập trung chủ
yếu ở bộ Cánh cứng Coleoptera 23 loài tiếp theo là bộ Hai cánh Diptera 14
loài, bộ Cánh màng Hymenoptera 11 loài. Trong những nghiên cứu của mình
Phạm Văn Lầm đánh giá cao vai trò của côn trùng bắt mồi, đặc biệt là bọ rùa
ăn thịt khống chế quần thể rệp. Thành phần ruồi bắt mồi họ Syrphidae trên
một số loại rau cải xanh, cải ngọt, su hào vụ thu đông ở Đặng Xá- Gia Lâm –
Hà Nội được xác định là có 7 loài. Trong đó loài Ischiodon scutellaris phù
hợp với kết quả nghiên cứu của Qúach Thị Ngọ (2002). Ngoài ra còn có thêm

5 loài là Leucopis sp, Syrphus confrater Weedexmann, Syrphus ribessi,
Megayphis

zonata Fabricus, Faragus quadrifacitur Meign. Kết quả nuôi

Leucopis sp trong phòng thí nghiệm với rệp bông cho thấy nhiệt độ trong
phòng ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian phát dục các pha và vòng đời của
ruồi. Ở nhiệt độ và độ ẩm là 26,04C và 73,145 thì vòng đời của Leucopis sp
là 14,97±0,06 ngày; còn ở 29,81C và 78% thì vòng đời là 14,35 ±0,17 ngày.
Theo kết quả của Hoàng Đức Nhuận(1982) số loại bọ rùa có ích trong khu hệ
bọ rùa Việt nam lên tới 165 loài thuộc 5 phân họ và 60 giống. Tác giả viết”

11


Lần đầu tiên phát hiện ở Việt Nam 8 tộc 44 giống và 210 loài trong đó 1 tộc
có 5 giống và 113 loài”. Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ mới
dừng lại ở việc định loại còn vấn dề nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh
thái, tập tính và mối quan hệ giữa chúng đối với con mồi và điều kiện môi
trường rất ít. Trong đó, các loại bọ rùa ở Việt nam như bọ rùa chữ nhân, bọ
rùa đỏ khá đầy đủ. Bọ rùa 6 vằn khá phổ biến trên đồng ruộng, song các công
trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học của chúng và quy trình nhân lên trong
phòng thí nghiệm chưa nhiều. Triển vọng sử dụng bọ rùa đỏ trong đấu tranh
sinh học bảo vệ cây trồng ở Việt Nam là rất lớn, do trên một phạm vi đất đai
không lớn nhưng Việt Nam có rất nhiều loài bọ rùa có ích đồng thời phát
triển. Hệ bọ rùa có ích Việt Nam rất phong phú, tuy nhiên từ trước đến nay
chưa được điều tra một cách có hệ thống. Năm 1976, Viện bảo vệ thực vật đã
công bố danh sách bọ rùa 63 loài và phân loài, trong đó có 48 loài có ích. Cho
tới nay số loài bọ rùa có ích trong hệ bọ rùa Việt Nam lên tới 165 loài, thuộc 5
phân họ, 60 giống, trong đó có 159 loài ăn rệp, và những sinh vật nhỏ khác

hại thực vật.
Nghiên cứu về vòng đời, đặc điểm sinh vật học của các loài bọ rùa tuy
chưa nhiều nhưng cũng đã có những công trình nghiên cứu khá nhiều chi tiết
về một số loài bọ rùa phổ biến. Nghiên cứu của Hồ Thị Thu Giang (1996) [4]
về loài bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus khi nuôi bằng rệp cải có vòng
đời trung bình là 28,8 ± 0,9 ngày ở điều kiện nhiệt độ trung bình là 18,9◦C,
ẩm độ trung bình là 81,6%. Khả năng đẻ trứng của bọ rùa dao động 272,5 328 quả. Sâu non bọ rùa có 4 tuổi, sức ăn rệp cải của bọ rùa tăng dần từ tuổi 1
đến trưởng thành. Sức ăn của sâu non tuổi 1 cao nhất đạt 9,8 ± 0,99 con/ngày
ở điều kiện nhiệt độ trung bình 75,6%, còn trưởng thành đạt 81,1 ± 0,99 con/
ngày ở điều kiện nhiệt độ trung bình ở 20,1◦C, ẩm độ trung bình 93,1% (Đặng
Thị Khánh Phương) [13].

12


Trần Đình Chiến (2002) [1], cho biết vòng đời của loài bọ rùa 6 vằn
Menochilus sexmacculatus trung bình 25,31 ± 2,61 ngày ở 25,9 - 29,0◦C và
ẩm độ 81,7 - 90,3%. Trưởng thành cái đẻ trung bình 219,4 quả trứng, ăn 87,6
con rệp đậu tượng trên ngày. Chúng có khả năng ăn nhiều loài rệp khác nhau
(rệp đậu tương, rệp ngô, rệp cây chè) nhưng thích ăn nhất là rệp cây chè.
Bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis có vòng đời kéo dài từ 20 - 27
ngày. Trong đó pha trứng 3 - 4 ngày, pha ấu trùng 14 - 17 ngày, pha nhộng 3 6 ngày. Khả năng ăn rệp Aphis gossypii của bọ rùa trưởng thành trung bình là
29 ± 3 rệp/ngày. Nếu thiếu thức ăn, cả ấu trùng và trưởng thành đều ăn trứng
hoặc các ấu trùng tuổi nhỏ hơn. (Mai Phú Quý 2005) [14].
Vòng đời của bọ rùa đỏ khi ăn rệp đậu tượng (Aphis glycines) là 26,54 ±
1,25 ngày ở điều kiện nhiệt độ trung bình 29,8◦C và ẩm độ trung bình là
83,5%. Vòng đời của bọ rùa đỏ là 36,56 ± 1,7 ngày ở nhiệt độ trung bình là
25,6◦C. Sức ăn của bọ rùa đỏ trong một ngày tăng dần từ tuổi 1 đến trưởng
thành. Pha trưởng thành ăn hết 808,56 ± 23,39 rệp. Loài rệp thích hợp nhất
cho bọ rùa đỏ là rệp đậu, rệp chè, rệp cải. Tổng số trứng đẻ trung bình của

một trưởng thành 182,7 quả ở nhiệt độ 23,5◦C và ẩm độ 87%. (Hồ Thị Thu
Giang, Trần Đình Chiến 2005) [3].
Qua tất cả những diễn biến trong việc nghiên cứu về các loài trong
họ bọ rùa trên thế giới từ trước đến nay thì ta có thể thấy rằng tại Việt Nam
vẫn còn khá ít những nghiên cứu chuyên sâu về hai họ này trên cây chè. Các
nghiên cứu của các tác giả chỉ chú trọng vào một loài trong một họ bọ rùa
hoặc họ bọ ngựa chứ chưa có các đề tài nghiên cứu tổng quát tất cả các họ
thật chi tiết về sự đa dạng sinh học cũng như vai trò của chúng trong nền kinh
tế, cũng như bảo vệ môi trường. Do đó, đề tài nghiên cứu đa dạng loài của họ
Bọ rùa (Coccinellidae) và họ Bọ ngựa (Mantidae) tại Vườn quốc gia Bạch Mã
làm cơ sở đề xuất giải pháp phòng trừ sâu hại cây rừng bằng biện pháp sinh

13


học là một đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thêm nguồn thông
tin khoa học cũng như góp phần vào việc bảo vệ môi trường, phát triển kinh
tế thông qua những lợi ích mang lại từ những loài côn trùng nghiên cứu này.
1.3. Thực trạng sử dụng nguồn thiên địch bắt mồi
Từ hai năm qua, nhóm các nhà khoa học thực hiện nhân nuôi các loài
“thiên địch” một cách thủ công trong điều kiện tự nhiên, không cần sự hỗ trợ
của nhiều thiết bị. Mong muốn của các nhà khoa học là không chỉ dừng lại ở
một đề tài khoa học đã được Bộ Khoa học Công nghệ đánh giá cao mà phải
phát triển những hiệu quả mà nó mang lại trên đồng ruộng Việt Nam. Hiện
nay việc sử dụng biện pháp dùng chính côn trùng tiêu diệt côn trùng là biện
pháp thiên địch bảo vệ côn trùng được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế
giới đã đem laị những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp. Tại Việt
Nam, so với cách phun thuốc trừ sâu, việc sử dụng thiên địch dường như còn
mới mẻ và lạ lẫm với bà con nông dân. Nhưng các nhà khoa học đã tuyên
truyền, hướng dẫn người dân sử dụng biện pháp này. Các nhà khoa học bộ

môn Côn trùng, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội đã thành công trong việc
nhân nuôi và sử dụng một số thiên địch trong việc phòng trừ dịch hại bảo vệ
cây trồng, hạn chế sử dụng thuốc hóa học theo hướng đấu tranh sinh học,
nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng nông sản, góp phần xây dựng một
nền nông nghiệp sạch và ổn định.Vì vậy nông dân cần bảo vệ “người bạn”
của mình bằng biện pháp canh tác thích hợp, sử dụng thuốc BVTV một cách
hợp lý, không cần thiết phun thuốc quá nhiều lần và qua liều lượng hoặc nồng
độ, nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác, bảo vệ sức
khỏe và môi trường sinh thái.

14


CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng và dụng cụ nghiên cứu
2.1.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên cây chè trong thời gian : Từ tháng
01/2017 đến tháng 04/2017.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
- Phòng thí nghiệm khoa Sinh - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2.
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Cây trồng : cây chè.
- Thiên địch bắt mồi : Bọ rùa đỏ (Micraspis dicolor Fabr ), Bọ Ngựa
(Enipusa unicornis (L)), Ong đen kí sinh (Telennomus cyrus), chuồn chuồn
đỏ (Neurothenris fulvia)...
2.1.4. Dụng cụ nghiên cứu
- Dụng cụ thu bắt mẫu trong điều tra các loại bẫy côn trùng như:
+ Khay điều tra

+ Khung lấy mẫu
+ Túi nilon, hộp nhựa
+ Hoá chất khác...
- Dụng cụ quan sát và bảo quản mẫu:
+ Các loại kính lúp
+ Hộp petri
+ Ống nghiệm, hộp gỗ đựng mẫu
+ Cồn 700, tủ sấy, tủ lạnh...
- Dụng cụ khác: sổ nhật ký thực nghiệm, sổ ghi chép.

15


2.1.5. Vật liệu nghiên cứu
Các thí nghiệm được tiến hành trên một số giống chè:
- Chè lai LDP1 lai giữa PH1 và Đại bạch trà, 10 - 15 tuổi.
- Giống chè TH3 thứ chè Trung Quốc lá to.
- Giống trung du xanh, thứ chè Trung Quốc lá nhỏ.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thành phần loài, mức độ bắt gặp các loài thiên địch bắt mồi
trên chè tại địa điểm nghiên cứu.
- Xác định được phổ vật mồi, sự phát sinh, phát triển theo thời gian
trong năm của bọ rùa đỏ (Micraspis discolor Fabr) và bọ xít bắt mồi
(Coranus spniscutis Reuter) trên chè tại địa điểm nghiên cứu.
- Xác định được thực trạng sử dụng khích lệ thiên địch bắt mồi trên chè
tại địa điểm nghiên cứu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra thành phần các loài thiên địch của chúng trên
chè
Tiến hành điều tra định kỳ 10 ngày một lần để thu thành phần các loài bắt

mồi trên cây chè. Tại mỗi địa điểm nghiên cứu, chọn 3 khu ruộng/vườn chè
đại diện cho các yếu tố canh tác và sinh thái. Trên các ruộng/vườn trồng chè
điều tra, tiến hành điều tra ngẫu nhiên theo hàng chè bằng vợt côn trùng (D =
45cm), vợt ngẫu nhiên dọc theo chiều dọc của hàng chè cứ 10 hàng vợt ngẫu
nhiên 1 hàng, sao cho hàng chè chọn sau không trùng với hàng chè chọn trước
và thu tất cả các mẫu sâu hại và côn trùng bắt mồi có trong vợt. Ghi chép vật
mồi để xã định phổ vật mồi và chụp ảnh quá trình bắt mồi của các loài côn
trùng bắt mồi trên chè. Mẫu vật thu được đem về phòng thí nghiệm để làm
mẫu. Đồng thời thu tất cả các pha phát triển (trứng, ấu trùng...) của sâu hại và
vật bắt mồi trên chè đem về phòng nuôi theo dõi ký sinh của chúng.
16


×