TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
======
QUẢN THỊ TRANG
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN KHAI
GIẢI PHÁP PHÙ HỢP ĐỂ QUẢN LÍ MÔI TRƢỜNG
TRONG CHĂN NUÔI HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ CAO MINH,
THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh học ứng dụng
HÀ NỘI - 2017
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Lƣu Thị Uyên và ThS. Vũ Thị
Thƣơng, đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi hoàn thành đề tài Khóa luận tốt nghiệp!
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Sinh – KTNN, trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội 2, những ngƣời đã truyền cho tôi kiến thức và niềm say mê từ
giảng đƣờng trong suốt khóa học!
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu của các cá nhân, hộ
gia đình, chính quyền xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp
đỡ tôi trong quá trình triển khai đề tài tại địa phƣơng!
Mặc dù đã rất cố gắng và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, nhƣng
do năng lực trong nghiên cứu còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc ý kiến phê bình, góp ý của thầy cô và
bạn bè!
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Quản Thị Trang
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận do tôi trực tiếp thực hiện, các số liệu
đƣợc sử dụng trong khóa luận là trung thực, chính xác và chƣa đƣợc công bố
trong bất kỳ tài liệu nào khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Quản Thị Trang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ..................................................... 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi ở Việt Nam .............................................. 4
1.2. Chất thải chăn nuôi và ô nhiễm do chăn nuôi........................................... 5
1.2.1. Chất thải chăn nuôi .............................................................................. 5
1.2.2. Ô nhiễm do chăn nuôi ........................................................................... 6
1.3. Chăn nuôi nông hộ và quản lí môi trƣờng chăn nuôi................................ 7
1.4. Một số nghiên cứu về ô nhiễm và quản lí chất thải chăn nuôi ................ 10
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 15
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 15
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 15
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 17
3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi của xã Cao Minh ................................... 17
3.1.1. Quy mô đầu gia súc, gia cầm của xã Cao Minh 2015, 2016 ................ 17
3.1.2. Chăn nuôi hộ gia đình ở Cao Minh ..................................................... 18
3.2. Quản lí môi trƣờng trong chăn nuôi hộ gia đình tại Cao Minh ............... 21
3.2.1. Khảo sát quy hoạch, thiết kế chuồng trại chăn nuôi ............................ 21
3.2.2. Phƣơng thức thu gom chất thải chăn nuôi ........................................... 24
3.2.3. Hình thức xử lý và sử dụng chất thải chăn nuôi .................................. 26
3.3. Lựa chọn và triển khai giải pháp quản lí môi trƣờng trong chăn nuôi .... 29
3.3.1. Vấn đề ô nhiễm mùi hôi từ chăn nuôi ................................................. 30
3.3.2. Một số giải pháp khả thi để xử lý ô nhiễm mùi hôi từ chăn nuôi ......... 30
3.3.3. Đánh giá hiệu quả của nhóm giải pháp đã triển khai ........................... 33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 36
1. Kết luận .................................................................................................... 36
1.1. Về tình hình phát triển chăn nuôi tại xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc. ................................................................................................... 36
1.2. Quản lí môi trƣờng trong chăn nuôi hộ gia đình tại Cao Minh .............. 36
1.3. Lựa chọn và triển khai giải pháp quản lí môi trƣờng trong chăn nuôi .... 36
1.4. Hiệu quả của nhóm giải pháp đã triển khai ............................................ 37
Kiến nghị ..................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 39
PHỤ LỤC .................................................................................................... 41
Phụ lục 1. GIẢM THIỂU Ô NHIỄM VÀ QUẢN LÍ MÔI TRƢỜNG CHĂN
NUÔI QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH ................................................................. 41
Phụ lục 2. CHẾ PHẨM SINH HỌC ĐỂ GIẢM Ô NHIỄM TRONG CHĂN
NUÔI ........................................................................................................... 42
Error!
Bookmark
not
defined.
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Phát triển chăn nuôi vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng vừa
góp phần giúp ngƣời dân ở vùng nông thôn và ven đô tăng thu nhập, xoá đói
giảm nghèo. Theo Quyết định số 10/2008/QĐ - TT ngày 16/01/2008 của Thủ
tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển chăn nuôi đến năm
2020, ngành chăn nuôi sẽ phát triển thành ngành sản xuất hàng hóa, từng
bƣớc đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu.[11]
Mặc dù vậy, một trong những hạn chế lớn của ngành chăn nuôi là gây ô
nhiễm môi trƣờng do phân, nƣớc tiểu và một lƣợng lớn nƣớc, rác thải từ vệ
sinh chuồng trại. Chất thải, nƣớc thải từ các hoạt động chăn nuôi đã gây ô
nhiễm nghiêm trọng môi trƣờng không khí và ảnh hƣởng nặng nề tới nguồn
nƣớc, tài nguyên đất, ảnh hƣởng tới sức khỏe của con ngƣời và góp phần đáng
kể làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Với đặc thù chăn nuôi của nƣớc ta chủ yếu
phân tán trong khu dân cƣ, trong các nông hộ; cộng thêm nhận thức và ý thức
trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng của ngƣời chăn nuôi còn hạn chế; quản lý Nhà
nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động chăn nuôi chƣa đƣợc quan tâm
đúng mức; lực lƣợng cán bộ chuyên quản lý về môi trƣờng còn mỏng, thiếu
kinh nghiệm vì vậy tình trạng ô nhiễm môi trƣờng trong chăn nuôi ngày càng
trở nên trầm trọng. [3]
Vĩnh Phúc là địa phƣơng có tiềm năng và lợi thế để phát triển chăn nuôi
một cách toàn diện. Tỉnh phấn đấu đạt mức tăng trƣởng ngành chăn nuôi là
8,2%. [12]. Chăn nuôi phát triển tạo ra lƣợng chất thải khổng lồ. Sở Tài
nguyên & Môi trƣờng Vĩnh Phúc cho biết, tính riêng năm 2013 [10] mỗi ngày
đàn gia súc, gia cầm trong toàn tỉnh có thể thải ra môi trƣờng trên 3.000 tấn
chất thải, đa số lƣợng phân và nƣớc thải này không đƣợc xử lý trƣớc khi thải ra
môi trƣờng vì vậy đã làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trƣờng sống, môi trƣờng
1
chăn nuôi. Trong điều kiện mật độ dân cƣ lớn, chăn nuôi hộ gia đình trong
khu dân cƣ nếu không có các giải pháp hữu hiệu để quản lí và xử lí chất thải
chăn nuôi cũng nhƣ quản lí môi trƣờng thì ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi
gia súc gia cầm gây ra sẽ vô cùng nặng nề.
Từ thực tế đó chúng tôi tiến hành đề tài: Khảo sát thực trạng và triển
khai giải pháp phù hợp để quản lý môi trường trong chăn nuôi hộ gia đình tại
xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm kiếm những giải pháp phù hợp cho vấn đề ô nhiễm
môi trƣờng trong chăn nuôi hộ gia đình tại xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Công tác quản lý môi trƣờng trong chăn nuôi hộ gia đình tại xã Cao
Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; trong thời gian từ tháng 10 năm 2016
đến tháng 04 năm 2017.
- Giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác quản lí môi trƣờng
trong chăn nuôi hộ gia đình, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng tại xã Cao Minh,
thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
+ Cung cấp dẫn liệu khoa học về hoạt động quản lí môi trƣờng và những
giải pháp phù hợp để quản lí môi trƣờng trong chăn nuôi hộ gia đình
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Phản ánh đƣợc thực trạng quản lý môi trƣờng trong chăn nuôi hộ gia
đình tại khu vực nghiên cứu.
+ Đề xuất và triển khai đƣợc những giải pháp phù hợp để quản lí môi
trƣờng trong chăn nuôi hộ gia đình.
2
+ Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng trong chăn
nuôi của ngƣời chăn nuôi.
3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi ở Việt Nam
Sản lƣợng lƣơng thực tăng nhanh đã đƣa Việt Nam từ một nƣớc thiếu
lƣơng thực trong thập kỷ 80, thế kỉ 20 trở thành nƣớc xuất khẩu gạo đứng thứ
2 - 3 Thế giới. Sản xuất lƣơng thực đạt sản lƣợng cao đã tạo điều kiện tốt cho
sự phát triển công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và đƣa chăn nuôi
phát triển nhanh và ổn định.
Chiến lƣợc phát triển chăn nuôi đến năm 2020 [11], cho biết: với khoảng
73% dân số sống ở vùng nông thôn, phát triển kinh tế nông nghiệp và nông
thôn là một trong những mục tiêu đƣợc Đảng và Nhà nƣớc hết sức chú trọng,
trong đó có phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua các hoạt động phát triển
chăn nuôi. Năm 2014, đàn lợn nƣớc ta có khoảng 26,76 triệu con, đàn trâu bò
khoảng 7,75 triệu con, đàn gia cầm khoảng 327,69 triệu con, trong đó chăn
nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ trọng khoảng 65-70% về số lƣợng và sản lƣợng.
Chiến lƣợc phát triển chăn nuôi đến năm 2020 đã đề ra một số mục của phát
triển chăn nuôi đến năm 2020 nhƣ sau:
- Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phƣơng
thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo
chất lƣợng cho tiêu dùng và xuất khẩu.
- Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có
hiệu quả cácbệnh nguy hiểm trong chăn nuôi.
- Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phƣơng thức trang trại, công
nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý
chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trƣờng.
Chiến lƣợc phát triển chăn nuôi đến năm 2020 cũng nhấn mạnh đến giải
pháp quy hoạch trong chăn nuôi để vừa đảm bảo phát triển sản xuất vừa bảo vệ
môi trƣờng:
4
- Quy hoạch chăn nuôi phải phù hợp với đặc điểm và lợi thế của từng vùng
sinh thái, nhằm khai thác tối đa tiềm năng của từng loại vật nuôi trong từng
vùng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn sinh học và bảo vệ môi
trƣờng.
1.2. Chất thải chăn nuôi và ô nhiễm do chăn nuôi
1.2.1. Chất thải chăn nuôi [4]
- Hàng ngày, gia súc, gia cầm thải ra một lƣợng phân và nƣớc tiểu rất
lớn. Khối lƣợng phân và nƣớc tiểu đƣợc thải ra có thể chiếm từ 1,5 – 6% khối
lƣợng cơ thể gia súc. Thống kê cho thấy trung bình bò thải ra 15 kg chất
thải/con/ngày; lợn thải 1,5 - 2,5 kg chất thải/con/ngày và gia cầm thải 100 120 g chất thải/con/ngày.
- Khối lƣợng chất thải chăn nuôi tùy thuộc vào giống, độ tuổi, giai đoạn
phát triển, khẩu phần thức ăn và thể trọng gia súc và gia cầm. Riêng đối với
gia súc, lƣợng phân và nƣớc tiểu tăng nhanh theo quá trình tăng thể trọng,
nhất là đối với gia súc cao sản.
- Ngoài phân và nƣớc tiểu, lƣợng thức ăn thừa, ổ lót, xác súc vật chết,
các vật dụng chăm sóc, nƣớc tắm gia súc và vệ sinh chuồng nuôi cũng đóng
góp đáng kể làm tăng khối lƣợng chất thải. Nƣớc thải chăn nuôi là hỗn hợp
bao gồm cả nƣớc tiểu, nƣớc tắm gia súc, rửa chuồng. Nƣớc thải chăn nuôi còn
có thể chứa một phần hay toàn bộ lƣợng phân đƣợc gia súc, gia cầm thải ra.
Nƣớc thải là dạng chất thải chiếm khối lƣợng lớn nhất trong chăn nuôi. Thành
phần của nƣớc thải rất phong phú, bao gồm các chất rắn ở dạng lơ lửng, các
chất hòa tan hữu cơ hay vô cơ, trong đó nhiều nhất là các hợp chất chứa nitơ
và photpho. Nƣớc thải chăn nuôi còn chứa rất nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng,
nấm, nấm men và các yếu tố gây bệnh sinh học khác. Do ở dạng lỏng và giàu
chất hữu cơ nên khả năng bị phân hủy vi sinh vật rất cao, có thể tạo ra các sản
phẩm có khả năng gây ô nhiễm cho cả môi trƣờng đất, nƣớc và không khí.
5
- Bên cạnh phân, nƣớc tiểu và nƣớc thải, chăn nuôi còn tạo ra nhiều loại
khí thải. Có tới trên 170 chất khí có thể sinh ra từ chăn nuôi, điển hình là các
khí CO2, CH4, NH3, NO2, N2O, NO, H2S, …và hàng loạt các khí gây mùi
khác. Hầu hết các khí thải chăn nuôi có thể gây độc cho gia súc, cho con
ngƣời và môi trƣờng. Ở những khu vực chăn nuôi có chuồng trại thông
thoáng kém thƣờng dễ tạo ra các khí độc ảnh hƣởng trực tiếp, gây các bệnh
nghề nghiệp cho ngƣời chăn nuôi và ảnh hƣởng tới sức khỏe của ngƣời dân
xung quanh khu vực chăn nuôi. Nếu không đƣợc thu gom sớm, lữu trữ và xử
lý hợp quy cách, ở điều kiện bình thƣờng, các chất bài tiết từ gia súc, gia cầm
nhanh chóng bị phân giải tạo ra hàng lọat chất khí có khả năng gây độc cho
ngƣời và vật nuôi nhất là các bệnh về đƣờng hô hấp, bệnh về mắt, tổn thƣơng
các niêm mạc, gây ngạt thở, xẩy thai và ở trƣờng hợp nặng có thể gây tử
vong.[3]
1.2.2. Ô nhiễm do chăn nuôi
- Năm 2007, cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT đã đƣa ra con số đáng lo
ngại khi tổng khối lƣợng chất thải chăn nuôi từ gia súc, gia cầm thải ra môi
trƣờng hàng năm khoảng 73 triệu tấn; 90% khối lƣợng chất thải rắn chƣa
đƣợc xử lý, xả ra môi trƣờng. [1]
- Năm 2013, theo số liệu của Cục chăn nuôi, lƣợng chất thải rắn (phân,
chất độn chuồng,..) hàng năm từ chăn nuôi gia súc, gia cầm khoảng trên 76
triệu tấn và khoảng trên 30 triệu khối chất thải lỏng (nƣớc tiểu, nƣớc rửa
chuồng,…) [17]
- Hầu hết các nghiên cứu về ô nhiễm môi trƣờng do chăn nuôi tại các địa
phƣơng khác nhau, trên các mô hình chăn nuôi khác nhau và đối tƣợng vật
nuôi khác nhau [1],[5],[6]... đều có chung một số nhận xét:
+ Việc phát triển chăn nuôi đã kéo theo sự gia tăng về mức độ ô nhiễm
môi trƣờng ở các vùng nông thôn. Phát triển chăn nuôi với qui mô ngày càng
6
lớn, mật độ nuôi cao có thể gây ô nhiễm từ bên trong chuồng trại, ô nhiễm từ
hệ thống lƣu trữ chất thải và ô nhiễm từ nguồn nƣớc thải sinh ra trong việc dội
chuồng và tắm rửa gia súc.
+ Trang trại, gia trại và hàng vạn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã trở thành tâm
điểm về tình trạng ô nhiễm môi trƣờng.
+ Sự ô nhiễm đất, không khí và nguồn nƣớc do các chất thải chăn nuôi
đã ảnh hƣởng đáng kể tới hệ sinh thái và sức khoẻ con ngƣời.
+ Đặc biệt nguy hiểm, ô nhiễm môi trƣờng về vi sinh vật (các mầm bệnh
truyền nhiễm) làm phát sinh các loại dịch bệnh nhƣ dịch tả, lở mồm long
móng, tai xanh, cúm gia cầm H5N1....
+ Chăn nuôi là một trong những nguồn phát thải lớn nhất khí nhà kính
trên toàn cầu cùng với sử dụng năng lƣơng hóa thạch, sản xuất công nghiệp công nghiệp lạnh. Chăn nuôi sản sinh ra tới 18% tổng số khí nhà kính của Thế
giới tính quy đổi theo CO2, trong khi đó ngành giao thông chỉ chiếm 13,5%.
Chăn nuôi sinh ra 65% tổng lƣợng NO, 37% tổng lƣợng CH4 hay 64% tổng
lƣợng NH3 do họat động của loài ngƣời tạo nên. Nhƣ vậy có thể nói chăn nuôi
đóng góp đáng kể đến việc làm tăng nhiệt độ trái đất gây hậu quả nghiêm
trọng cho sản xuất, sinh hoạt và biến đổi khí hậu toàn cầu.
1.3. Chăn nuôi nông hộ và quản lí môi trƣờng chăn nuôi
Theo kết quả thống kê năm 2010, cả nƣớc có khoảng 8,5 triệu hộ có
chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình. Chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ
trọng khoảng 65-70% về số lƣợng và sản lƣợng. Mặc dù có lƣợng phát sinh
chất thải lớn nhƣng mới chỉ có 8,7% hộ chăn nuôi có sử dụng hầm khí sinh
học, tổng lƣợng chất thải rắn chăn nuôi đƣợc xử lý chiếm chƣa đến 10%, chỉ
có 10% chuồng trại chăn nuôi đạt yêu cầu về vệ sinh và 0,6% số hộ chăn nuôi
có cam kết bảo vệ môi trƣờng; ƣớc tính trên 40% hộ chăn nuôi không áp dụng
bất kỳ hình thức hoặc phƣơng pháp xử lý chất thải nào trong chăn nuôi. [1]
7
Phƣơng thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn dẫn đến việc xử lý
và quản lý chất thải vật nuôi ở nƣớc ta gặp nhiều khó khăn. Có 3 hình thức xử
lí chất thải chăn nuôi chủ yếu mà các hộ gia đình áp dụng:
- Thải trực tiếp ra kênh mƣơng và trực tiếp xuống ao, hồ;
- Ủ làm phân bón cho cây trồng;
- Xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas).
Thực tế hiện nay có nhiều phƣơng pháp xử lý chất thải chăn nuôi tốt
nhƣng chƣa đƣợc nhân rộng nhƣ chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái, xử lý
chất thải bằng chế phẩm sinh học, xử lý bằng công nghệ ép tách phân….
Đã có một số chƣơng trình/dự án hợp tác Quốc tế về xử lý chất thải chăn
nuôi (với FAO, Hà Lan, Đan Mạch, Pháp, Bỉ…), nhiều doanh nghiệp cũng đã
cung cấp các dịch vụ xử lý chất thải chăn nuôi. Tuy vậy cho đến nay, chất thải
vật nuôi ở nƣớc ta vẫn chƣa đƣợc xử lý nhiều, hoặc có xử lý nhƣng công nghệ
xử lý chƣa triệt để, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc, không khí do
chất thải chăn nuôi vẫn diễn ra nghiêm trọng.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng do chất thải chăn nuôi gây ra, nhiều
chuyên gia cho biết cần đẩy nhanh tiến độ qui hoạch các vùng chăn nuôi tập
trung gắn với bảo vệ môi trƣờng. Cùng với đó, tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc
về môi trƣờng chăn nuôi, thực hiện thanh kiểm tra theo pháp luật về cam kết
bảo vệ môi trƣờng của các cơ sở chăn nuôi. Qua đó, xử lý dứt điểm các cơ sở
chăn nuôi gia súc, gia cầm gây ô nhiễm môi trƣờng. [1]
Để giúp nông dân vừa phát triển sản xuất chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế
cao nhƣng cũng vừa đảm bảo về vệ sinh môi trƣờng, ngăn ngừa những tác
động tiêu cực đến môi trƣờng, hệ sinh thái và sức khỏe con ngƣời, các nhà
khoa học của Viện Môi trƣờng Nông nghiệp khuyến cáo:
8
- Về lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại hợp lý:
Chuồng trại chăn nuôi cần cần đảm bảo mỹ quan hài hòa với các công
trình khác, cách càng xa khu sinh hoạt với gia đình càng tốt, không bị gió lùa
hoặc đầu gió; mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông, thuận tiện cho
chăm sóc, thuận tiện về nguồn nƣớc, thuận lợi cho việc thu gom xử lý chất
thải. Nếu có thể nên xây chuồng trại xa đƣờng giao thông chính, tránh đƣợc
tiếng ồn và những hoạt động qua lại của con ngƣời nhằm ngăn chặn lây lan
dịch bệnh và dễ cách ly khi dịch bệnh xảy ra.
- Mật độ và diện tích chuồng nuôi
Mật độ nuôi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến năng
suất và sức đề kháng bệnh của vật nuôi, song hầu nhƣ ít đƣợc nông dân tuân
thủ nên đã làm cho môi trƣờng chuồng trại kém thông thoáng, dễ phát sinh
dịch bệnh và khả năng lây nhiễm bệnh cao. Đối với từng loại gia súc, gia cầm
đều có những khuyến cáo quy định về mật độ chăn nuôi và diện tích tối thiểu
để đảm bảo cho sản xuất đạt hiệu quả tối ƣu. Đối với đại gia súc mật độ nuôi
bà con nên đảm bảo từ 3 -5m2/con, tiểu gia súc từ 0,5 -2m2/con, gia cầm 910con/m2 đối với gà thịt và 4-5con/m2 đối với gà giống.
- Xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi
Đối với chăn nuôi quy mô nông hộ nhỏ lẻ thì trong quy hoạch chuồng
nuôi phải xây dựng bể chứa chất thải lỏng và ủ phân có nắp đậy. Hàng ngày
tiến hành thu gom phân, rác trƣớc khi xịt nƣớc rửa chuồng để đƣa vào hố ủ
hoai mục làm phân bón. Phân ủ hoai mục rất tốt vừa không có mùi, hàm
lƣợng hữu cơ và đạm cao lại vừa không tồn tại mầm bệnh.
- Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại
Ngoài việc hàng ngày tiến hành dọn vệ sinh phân rác và nƣớc tiêu vật
nuôi, cần định kỳ hàng tuần quy định 1 ngày thực hiện tổng vệ sinh chuồng
trại và khu vực chăn nuôi, thu gom rác về nơi quy định để đốt và phun khử
9
trùng khu vực chăn nuôi bằng thuốc sát trùng để tiêu diệt nguồn mầm bệnh cƣ
trú hoặc tiềm ẩn trong môi trƣờng.
- Trồng cây xanh
Xung quanh khu vực chăn nuôi tiến hành trồng cây xanh nếu có diện tích
để tạo bóng mát và chắn đƣợc gió lạnh, gió nóng, ngoài ra cây xanh còn
quang hợp hút khí CO2 và thải khí O2 rất tốt cho môi trƣờng chăn nuôi. Nên
trồng các loại cây nhƣ: nhãn, vải, keo dậu, muồng….
1.4. Một số nghiên cứu về ô nhiễm và quản lí chất thải chăn nuôi
Quản lý chất thải chăn nuôi không chỉ đơn thuần là áp dụng các
công nghệ để xử lý những chất thải sau khi vật nuôi đã thải ra để hạn chế ô
nhiễm môi trƣờng. Một mặt, nó phải bắt đầu từ việc thiết kế khẩu phần ăn,
đến việc xem xét (và có thể điều khiển) các quá trình tiêu hoá, hấp thu và trao
đổi chất để cho con vật có thể sử dụng đƣợc tối đa các chất dinh dƣỡng ăn vào
và thải ra môi trƣờng ít chất thải nhất, đặc biệt là những chất thải gây ô
nhiễm. Mặt khác, quản lý chất thải chăn nuôi còn bao hàm cả việc sử dụng
các chất thải (kể cả đƣợc xử lý và không xử lý) vào các mục đích có ích nhƣ
làm phân bón cho cây trồng, làm thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, làm chất đốt,
sản xuất biogas, điện v.v… nhằm vừa hạn chế đƣợc việc sử dụng tài nguyên
đồng thời hạn chế đƣợc ô nhiễm môi trƣờng.
Hầu hết những nghiên cứu của các cá nhân, đơn vị trong nhiều năm trở
lại đây đều phản ánh thực trạng quản lí, xử lí chất thải chăn nuôi trong nông
hộ còn nhiều bất cập dẫn đến những hậu quả ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh
thái, hệ sinh vật, đời sống và sức khỏe của ngƣời chăn nuôi, của cộng đồng
dân cƣ.
Các nghiên cứu cũng triển khai giải pháp để cải thiện ô nhiễm môi
trƣờng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của ngƣời chăn nuôi, của chính
10
quyền địa phƣơng và các cơ quan hữu quan về bảo vệ môi trƣờng trong chăn
nuôi, hƣớng tới chăn nuôi bền vững.
Nguyễn Phú Ngọc, Nguyễn Huy Khiết, Nguyễn Ngọc Sơn (2007), [6]
trong kết quả điều tra Thực trạng chăn nuôi lợn và vệ sinh môi trƣờng, thú y
các nông hộ thuộc ngoại thành Hà Nội, Hà Tây cho thấy chỉ có 29,7% cơ sở
chăn nuôi tiến hành xử lí chất thải.
Vũ Thị Thanh Hƣơng và cs (2013) [8], trong báo cáo kết quả điều tra hiện
trạng quản lý môi trƣờng trong chăn nuôi tại 6 tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội,
Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dƣơng và Hà Nam cho biết: tỷ lệ chất thải chăn
nuôi đƣợc xử lý ƣớc tính đối với phân gia súc là 52%, nƣớc thải gia súc
61,1%, phân gia cầm khoảng 23,3%. Một số tồn tại trong quản lý môi
trƣờng chăn nuôi ở các tỉnh điều tra nhƣ: chƣa có các qui chế, biện pháp chế
tài để huy động và bắt buộc ngƣời chăn nuôi thực hiện. Nhận thức của
ngƣời dân về trách nhiệm trong bảo vệ môi trƣờng chăn nuôi còn hạn chế.
Việc sử dụng chế phẩm vi sinh để khử mùi hôi, xử lý chất thải chăn nuôi
làm phân bón nông nghiệp chƣa đƣợc chú trọng…
Báo cáo “Điều tra lƣợng thải và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trƣờng
tại các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” từ năm 2009 - 2011 cho
biết trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 110.131 hộ chăn nuôi gia súc; số hộ có
chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh là 43.000 hộ chiếm 39%, trong đó có
khoảng 20.000 hộ có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas,
còn lại không có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi, đây là một trong các
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng ở nông thôn tạo nên bức xúc ở các khu
vực dân cƣ. (Trích theo tài liệu [10])
Kết quả điều tra môi trƣờng nông thôn năm 2014, tỉnh Vĩnh Phúc có
hơn 90.000 hộ dân nông thôn chăn nuôi gia súc, gia cầm trong đó: Đàn lợn
550 nghìn con; đàn trâu 30 nghìn con; đàn bò 145 nghìn con; đàn gia cầm:
11
7.500 nghìn con. Mặc dù tỉnh đã có chính sách quy hoạch các khu chăn nuôi
tập trung, tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ chăn nuôi tại gia đình, xen kẽ trong khu
dân cƣ nhƣ nên không tránh khỏi tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nông thôn do
lƣợng chất thải từ đàn vật nuôi chƣa đƣợc xử lý gây ra. Ƣớc tính, lƣợng chất
thải từ chăn nuôi hàng năm khoảng 1.700 nghìn tấn, lƣợng chất thải này nếu
không đƣợc xử lý sẽ là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trƣờng
sống, nguồn nƣớc. [10]
Tại Vĩnh Phúc, để ngành chăn nuôi trên địa bàn phát triển theo hƣớng
bền vững, những năm qua, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều cơ chế, chính
sách, giải pháp trong việc hỗ trợ xử lý chất thải tại nhiều địa phƣơng. Đây là
yếu tố quan trọng góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trƣờng và từng
bƣớc nâng cao chất lƣợng sống của ngƣời dân và các hộ chăn nuôi trên địa
bàn tỉnh. [13][14]
- Triển khai các mô hình điểm nhân rộng xử lý chất thải chăn nuôi
bằng các chế phẩm sinh học nhƣ: TB - E2 5%; thảm sinh học cho hơn 10.000
hộ chăn nuôi có quy mô vừa và nhỏ tham gia; đặc biệt là xử lý chất thải chăn
nuôi bằng hầm biogas đến nay đã có hơn 30.000 hộ đã ứng dụng lắp đặt hầm
biogas xử lý chất thải chăn nuôi đạt hiệu quả đã hạn chế ô nhiễm môi trƣờng,
nguồn nƣớc đặt biệt là nƣớc sinh hoạt. Phấn đấu hết năm 2015 đạt 40.000 hộ
chăn nuôi lắp đặt hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi. Mỗi hộ lắp đặt
đƣợc hỗ trợ 2.000.000 đồng/ hầm từ dự án. Đồng thời tạo khí đốt góp phần
nâng cao và cải thiện đời sống cho các hộ dân ở khu vực nông thôn. [13],[14]
- Trung tâm Nƣớc SH&VSMT nông thôn đã và đang triển khai dự án xử
lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas Composite giai đoạn 2012 - 2016 cho
khoảng 4.000 hộ chăn nuôi, đây là công nghệ có nhiều ƣu điểm: Thi công, lắp
đặt đơn giản, độ bền cao, mức độ sinh khí nhanh, sản lƣợng khí gas cao, ổn
12
định, có thể lắp đặt trong mọi địa hình. Có khả năng tự điều hóa áp suất trong
hầm, tự phá váng, di chuyển thay đổi vị trí thuận lợi. [13]
- Năm 2015, đề tài “Ứng dụng công nghệ tách rắn, lỏng để xử lý chất
thải chăn nuôi” đƣợc Sở KH&CN Vĩnh Phúc nghiên cứu, thử nghiệm mô
hình tại 2 trang trại: xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dƣơng – Hộ ông Nguyễn Văn
Thu và xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên – Công ty TNHH Phát Đạt cho kết quả
rất tích cực. [14]
UBND tỉnh Vĩnh Phúc, quyết định Số: 04/2014/QĐ-UBND, ngày 23
tháng 01 năm 2014 [12], trong quy định Bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động
chăn nuôi trong khu dân cƣ đã nêu rõ: hộ gia đình, cá nhân có hoạt động chăn
nuôi gia súc, gia cầm và các vật nuôi khác trong khu dân cƣ phải thực hiện
đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh thú y, phòng, chống dịch bệnh theo quy định
của pháp luật về thú ý và những yêu cầu sau:
- Không đƣợc chăn nuôi quá 20 đầu lợn quy đổi trở lên đối với các xã ở
đồng bằng; không quá 50 đầu lợn trở lên đối với các xã trung du và miền núi
(1 lợn nái bằng 1,5 đầu lợn thịt; 1 con trâu, bò, ngựa bằng 3 đầu lợn thịt quy
đổi; 50 con gia cầm bằng một đầu lợn quy đổi ).
- Trƣờng hợp chăn nuôi vƣợt quá số đầu lợn quy đổi nêu trên hộ gia
đình, cá nhân phải xây dựng chuồng trại, xử lý chất thải theo quy định nhƣ
hoạt động chăn nuôi quy mô kinh tế trang trại theo quy định tại Thông tƣ
số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
- Phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia điều kiện chăn nuôi lợn an
toàn sinh học theo QCVN 01-14:2010/BNNPTNT. Quy chuẩn Quốc gia điều
kiện trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học theo QCVN 0115:2010/BNNPTNT và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Chuồng trại chăn nuôi phải xây dựng đạt yêu cầu sau:
13
a) Chuồng đƣợc làm bằng nguyên vật liệu bền chắc. Nền chuồng phải
đƣợc lát gạch, đá, hoặc xi măng đảm bảo không để chất thải thẩm thấu xuống
đất.
b) Phải có rãnh thoát chất thải thải lỏng có độ dốc phù hợp, từ Rãnh
(cống) thu gom chất thải lỏng từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải phải kín,
dễ tiêu, thoát nƣớc và không trùng với đƣờng thoát nƣớc khác.
c) Khoảng cách cách ly giữa chuồng trại chăn nuôi của hộ gia đình, cá
nhân đến ranh giới khu đất xây dựng các các công trình công cộng nhƣ: Trụ
sở cơ quan, Trƣờng học, Trạm Y tế, Đình, Chùa, Nhà văn hóa và nơi sinh
hoạt công cộng khác ít nhất mƣời (10) mét.
- Về xử lý chất thải:
a) Chuồng trại chăn nuôi phải có hệ thống xử lý chất thải bằng các biện
pháp xử lý thích hợp để không có mùi hôi, thối làm ảnh hƣởng đến môi
trƣờng xung quanh. Hộ chăn nuôi với quy mô từ 6 đầu lợn quy đổi trở lên bắt
buộc phải có công trình xử lý chất thải bằng hầm Biogas hoặc công nghệ khác
có hiệu quả tƣơng đƣơng.
b) Chất thải lỏng phải đƣợc xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phƣơng pháp
xử lý sinh học phù hợp trƣớc khi xả thải ra môi trƣờng.
c) Chất thải rắn phải đƣợc thu gom về khu xử lý và xử lý bằng nhiệt, hóa
chất hoặc bằng chế phẩm sinh học phù hợp. Không tập kết chất thải rắn (phân
gia súc, gia cầm) chƣa qua xử lý trên các đƣờng làng, ngõ xóm và các khu
vực công cộng.
d) Không sử dụng chất thải rắn, chất thải lỏng chƣa qua xử lý (phân tƣơi)
để tƣới, bón cho cây trồng, làm thức ăn nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng trực
tiếp cho các mục đích khác.
e) Nghiêm cấm việc vứt xác gia súc, gia cầm làm ô nhiễm môi trƣờng,
gây nguy cơ lây lan, phát tán dịch bệnh.
14
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động quản lí môi trƣờng trong chăn nuôi
quy mô hộ gia đình
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Hoạt động quản lí môi trƣờng trong chăn nuôi quy mô hộ gia đình tại
xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian từ tháng 10
năm 2016 đến tháng 4 năm 2017
+ Một số nhóm giải pháp quản lí môi trƣờng trong chăn nuôi phù hợp
với thực tế khu vực nghiên cứu.
2.2. Nội dung nghiên cứu
1) Tình hình phát triển chăn nuôi hộ gia đình tại xã Cao Minh, thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
2) Quản lí môi trƣờng trong chăn nuôi hộ gia đình tại xã Cao Minh, thị
xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
3) Triển khai giải pháp phù hợp để quản lí môi trƣờng trong chăn nuôi
hộ gia đình tại xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Lựa chọn những giải pháp phù hợp, có khả năng thực thi trong điều
kiện thực tế tại khu vực nghiên cứu.
- Triển khai thực hiện giải pháp.
- Đánh giá hiệu quả của nhóm giải pháp đã triển khai.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: áp dụng để thu thập và nghiên cứu
tài liệu
- Phƣơng pháp phỏng vấn, điều tra: áp dụng để thu thập số liệu, bao
gồm:
15
+ Điều tra bằng bảng hỏi, đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời
theo một bảng hỏi in sẵn.
+ Phỏng vấn trực tiếp đối tƣợng tham gia trong nghiên cứu.
- Phƣơng pháp thực nghiệm: áp dụng triển khai giải pháp.
16
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi của xã Cao Minh
3.1.1. Quy mô đầu gia súc, gia cầm của xã Cao Minh 2015, 2016
Cao Minh là một xã trung du miền núi của thị xã Phúc Yên, là xã thuần
nông, thu nhập từ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn (59%). Nghề chăn nuôi
ở Cao Minh mấy năm gần đây đang từng bƣớc chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ
lẻ sang quy mô trang trại.
Tổng số đầu gia súc, gia cầm trong toàn xã qua 2 năm 2015, 2016 nhƣ
sau:
Bảng 3.1. Quy mô chăn nuôi của xã Cao Minh 2 năm 2015, 2016
Lợn (con)
Trâu,
Xã
bò
(con)
Lợn thịt
Lợn nái
Tổng
Gà
Vịt
(con)
(con)
Năm 2015
Cao Minh
510
1.750
2.147
3.897
2.000
6.000
1.988
3.927
458
4.385
53.100
3.100
Nam Viêm
530
264
53
317
2.325
480
Tiền Châu
352
814
183
997
1.615
260
510
2.400
2.430
4.830
1.000
6.000
2.100
3.700
550
4.250 110.000
2.000
Nam Viêm
650
870
80
950
3.000
2.500
Tiền Châu
340
2.200
300
2.500
4.900
1.300
Ngọc Thanh
Năm 2016
Cao Minh
Ngọc Thanh
Nguồn: Trạm Thú y – Chăn nuôi thị xã Phúc Yên, 2016
So sánh quy mô đàn trong 2 năm 2015, 2016 của 4 xã trên địa bàn thị xã
Phúc Yên do Trạm Chăn nuôi – Thú y thị xã Phúc Yên cung cấp thì có thể
17
thấy chăn nuôi của Cao Minh phát triển mạnh, là 1 trong 2 xã dẫn đầu về quy
mô đàn, đặc biệt là lợn nái và lợn thịt.
Mặc dù vậy gần ½ số đầu lợn nái đang đƣợc nuôi trong các trang trại,
trong đó nhiều nhất thuộc về trang trại của công ty TNHH MTV sản xuất và
thƣơng mại Phát Đạt, với trên 1000 con lợn nái, lợn thịt, trạng trại này đã
đƣợc cấp giấy chứng nhận sản phẩm sản xuất phù hợp quy trình thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt - VietGAP. Ngoài trang trại Phát Đạt, Cao Minh cũng là
địa bàn tập trung nhiều hộ chăn nuôi lớn của thị xã Phúc Yên. Cả xã hiện có
16 hộ chăn nuôi theo mô hình trang trại, trong đó có 4 trang trại quy mô lớn,
có trang trại nuôi hàng ngàn lợn nái, lợn thịt.
3.1.2. Chăn nuôi hộ gia đình ở Cao Minh
“Chăn nuôi hộ gia đình là chăn nuôi ở qui mô chưa đạt tiêu chí của kinh
tế trang trại theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. [13]
Chăn nuôi gia súc, gia cầm ở ngay trong khuôn viên nhà, xen trong khu
dân cƣ không phải là hiếm gặp vì chăn nuôi hộ gia đình là một phƣơng thức
hiệu quả, tận dụng đƣợc các sản phẩm dƣ thừa hàng ngày, giúp các hộ tăng
thu nhập. Hiện nay quy mô chăn nuôi hộ gia đình vẫn đang đƣợc coi là cơ
bản, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Nhà nƣớc cũng có chính sách khuyến khích
việc chăn nuôi ở hộ gia đình nhằm mục đích giải quyết lao động nhàn rỗi ở
địa phƣơng, giải quyết đƣợc tính thời vụ của nền sản xuất nông nghiệp.
Theo số liệu Ban Chăn nuôi – Thú y xã Cao Minh cung cấp thì năm
2016 toàn xã có 302 cơ sở chăn nuôi, trong đó bao gồm 16 trang trại và 286
hộ chăn nuôi.
So với tổng số hộ trong toàn xã (2.197 hộ) thì tỷ lệ hộ gia đình có chăn
nuôi gia súc, gia cầm rất thấp, chỉ có 13,0% dù Cao Minh là một xã thuần
nông, thu nhập từ nông nghiệp vẫn chiếm 59%. Theo chúng tôi, thực trạng
này một phần là do ảnh hƣởng xu hƣớng chăn nuôi tập trung; một phần là do
tác động của CNH -ĐTH, mở ra những cơ hội kiếm việc có thu nhập tốt hơn,
18
đặc biệt ở một số thôn của xã Cao Minh kề cận phƣờng Xuân Hòa, một phần
do chăn nuôi trong khu dân cƣ rất khó kiểm soát ô nhiễm, ảnh hƣởng đến sức
khỏe của ngƣời chăn nuôi, hộ gia đình và cộng đồng dẫn đến ngƣời nông dân
cũng không mặn mà với chăn nuôi.
Tuy vậy, gần ½ số đầu gia súc gia cầm của xã Cao Minh vẫn đang đƣợc
nuôi theo mô hình hộ gia đình, gia trại, trong đó tập trung nhiều nhất ở thôn
Cao Quang, tiếp theo là thôn Đức Cung, các thôn còn lại rải rác một số hộ
nuôi quy mô rất nhỏ, chủ yếu là nuôi thả truyền thống hoặc chăn nuôi hữu cơ
để tự túc thực phẩm an toàn. Chỉ tính riêng thôn Cao Quang có đến hơn ½ số
hộ chăn nuôi và tổng số đầu gia súc, gia cầm của toàn xã.
Bảng 3.2. Đặc điểm chăn nuôi hộ gia đình tại Cao Minh năm 2016
TT
Hình thức nuôi và
đối tƣợng nuôi
Số hộ nuôi
N
(%)
Quy mô
Phƣơng thức nuôi
chăn nuôi
Min – Max
(con/hộ)
1
Chăn nuôi tận dụng
2
Chăn nuôi hàng hóa
2.1
Nuôi hỗn hợp (lợn,
85
29,8
-
57
19,9
-
gà, trâu bò)
Truyền thống/hữu cơ
Bán
canh/Thâm canh
2.2
Lợn nái
46
16,1
5 – 20 Thâm canh
2.3
Lợn thịt
41
14,3
30 -100 Thâm canh
2.4
Bò (thịt, sinh sản)
32
11,2
2.5
Gà thịt thƣơng phẩm
04
1,4
2.6
Vịt
21
7,3
286
100
Tổng cộng
5- 20 Bán thâm canh
100 – 200 Thâm canh
200 – 1000 Bán thâm canh
Nguồn: Ban Thú y xã Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc, 2016
19
thâm
- Nhƣ vậy tại Cao Minh, không những chăn nuôi trong khuôn viên nhà
không phổ biến nhƣ đã phân tích ở trên mà còn có thể thấy gần 30% số hộ
nuôi theo hình thức tận dụng, mục đích là tự cung tự cấp nguồn thực phẩm an
toàn. Mỗi gia đình nuôi 1-2 con lợn theo phƣơng thức truyền thống hoặc vài
chục con gà thả vƣờn hoặc thả 1 cặp bò.
- Đối với chăn nuôi hàng hóa thì mô hình nuôi hỗn hợp nhiều loại gia
súc, gia cầm chiếm gần 20% tổng số hộ chăn nuôi, ngƣời ta cùng lúc chăn
nuôi lợn nái, lợn thịt, nuôi gà, vịt, hoặc nuôi cả trâu bò. Thƣờng với lợn và gà
thì nuôi thâm canh; trâu bò và vịt nuôi bán thâm canh để tận dụng điều kiện
ruộng, vƣờn, ao...
- Có 46 hộ nuôi lợn nái với quy mô từ 5 -20 con, chiếm 16,1% và 41 hộ
nuôi lợn thịt với quy mô 30 – 100 con, chiếm 14,3%.
- Toàn xã có 32 hộ chăn nuôi trâu bò với quy mô từ 5 – 20 con, hầu hết
là bò thịt. Cao Minh, mấy năm trƣớc là địa phƣơng đƣợc triển khai thử
nghiệm Dự án nuôi bò thịt BBB.
- Mô hình nuôi gà thâm canh không nhiều, chỉ có 4 hộ nuôi với quy mô
không lớn, từ 200 -300 gà thịt, nuôi trong vài tháng, xuất bán rồi mới lại nuôi
tiếp.
Theo quyết định Số: 04/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra
ngày 23 tháng 01 năm 2014 [13]: hộ gia đình, cá nhân có hoạt động chăn nuôi
gia súc, gia cầm và các vật nuôi khác trong khu dân cƣ không đƣợc chăn nuôi
quá 20 đầu lợn quy đổi trở lên đối với các xã ở đồng bằng; không quá 50 đầu
lợn trở lên đối với các xã trung du và miền núi. Nhƣ vậy, một số hộ gia đình
đã nuôi số đầu con vƣợt quy định. Trong trƣờng hợp này hộ chăn nuôi phải
xây dựng chuồng trại, xử lý chất thải theo quy định nhƣ hoạt động chăn nuôi
quy mô kinh tế trang trại theo quy định tại Thông tƣ số 27/2011/TTBNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
20