đưa rèn luyện kĩ năng sống vào trong trường học
Rèn luyện kĩ năng sống (RLKNS) có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người có thể đương đầu với
mọi thử thách trong cuộc sống và hoàn thiện bản thân mình hơn. Xác định điều đó chương trình
THTT HSTC của Bộ giáo dục đã hướng đến việc RLKNS cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên
ghế nhà trường và coi đây là một trong những trọng điểm của chương trình.
Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng ứng xử thân thiện
trong mọi tình huống; thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội; Giáo
dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn
giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội; nhà trường cập nhật thông tin về sức khỏe thể chất
và tinh thần của học sinh; Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, ý thức chung sống thân thiện, giải
quyết hợp lý các tình huống mâu thuẫn, xung đột; có thái độ lên án và kiên quyết bài trừ mọi
hành vi bạo lực, lạm dụng các hình thức trừng phạt học sinh.
Ông Trần Đình Châu ( Vụ trưởng, Giám đốc ban điều hành Dự án Phát triển Giáo dục Trung học
cơ sở II, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thường trực Ban chỉ đạo Phong trào thi đua Xây dựng THTT,
HSTC) cho biết hiện nay RLKNSđã được nghiên cứu triển khai thí điểm. Bộ GD& ĐT và Đoàn
TNCSHCM đã có một số biện pháp phối hợp trong việc tổ chức các hoạt động RLKNS cho thanh
thiếu niên.
Rèn luyện kĩ năng sống là một môn học hay hoạt động ngoại khoá?
Hiện nay một số trường dân lập đã tiến hành dạy thử nghiệm kỹ năng sống trong trường học.
Chương trình học sử dụng giáo án điện tử, các đạo cụ trực quan sinh động thảo luận, chơi trò
chơi vận động ngoài trời, tìm ra khái niệm bài học dựa trên cảm nhận các bài hát, truyện cười,
các tác phẩm văn học – nghệ thuật, đóng kịch, đố vui. Một số bài được thiết kế dưới dạng mô
phỏng các game show truyền hình nổi tiếng, xem phim, thực hành giải quyết tình huống…các em
sẽ tự suy ngẫm rút ra ý nghĩa bài học. Các em sẽ được học các giá trị cơ bản trước, sau đó sẽ
học các kĩ năng dựa trên các giá trị này.
Chương trình học nhằm hình thành cho các em cách tư duy linh hoạt, phong thái tự tin khi hòa
nhập với cộng đồng đồng thời giúp các em sống nhân văn, biết yêu thương và có trách nhiệm
hơn với những người xung quanh và với chính bản thân mình. Ngoài những giờ lên lớp thì các
em còn được tham gia các chuyến đi dã ngoại và học tập ngoại khoá.
Chính những buổi học ngoại khoá này đã tăng thêm hứng thú học tập cho các em. Em Tống
Khánh Linh (10A1, trường PT Newton) chia sẻ: Em rất thích môn học vì nó rất vui và thú vị. Được
học ở phòng học riêng, có lúc lớp học được chuyển ra ngoài trời, học giữa thiên nhiên khiến cho
bọn em không bao giờ cảm thấy buồn ngủ. Em thấy môn học này giúp em thấy tự tin hơn và có
thể chủ động nhiều hơn trong cuộc sống sau này.
Học sinh thích thú với những buổi học ngoại khoá
Trong khi đó trường THCS Lê Chân ( Hải Phòng) đã thành công khi tổ chức hai cuộc thi Tuổi vị
thành niên thời @” và cuộc thi “Tuổi teen với kỹ năng sống”. Gạch nối giữa hai cuộc thi là những
cuộc thi viết theo hình thức trả lời trắc nghiệm về các kiến thức liên quan đến hiểu biết về sức
khỏe sinh sản vị thành niên dưới hình thức các cuộc thi tháng. Các giai đoạn là sự phát triển về
cấp độ, giúp các em tự rèn kỹ năng sống cho bản thân. Từ những kinh nghiệm của các em và
nhóm bạn, biết được những tình huống có thể gặp và tìm cho mình cách giải quyết phù hợp
nhất.
Phần ứng xử tình huống do học sinh đưa ra luôn gây hứng thú nhiều nhất và cũng là trọng tâm
của các hoạt động rèn kỹ năng sống cho học sinh. Toàn trường mở một cuộc thi sáng tạo “tình
huống này, bạn đã gặp chưa?” với mục đích tìm kiếm các tình huống tiêu biểu và độc đáo cho
cuộc thi.
Từ ngân hàng với hàng trăm tình huống, ban giám hiệu sẽ lọc ra một số tình huống để học sinh
bốc thăm. Các em học sinh sẽ kiêm luôn diễn viên. Ở cuộc thi thứ nhất, các tình huống được
chuẩn bị trước và ghi lại bằng các video clip để trình chiếu cho các đội chơi quan sát. Nhưng
đến cuộc thi thứ 3, tình huống sẽ được các em bốc thăm chọn lựa và diễn xuất ngay chính trên
sân khấu.
Cô Trần Thi Minh Thúy – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho rằng, giáo dục nghĩa là đón bắt. Điều
này càng thể hiện rõ trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh. Chúng ta không chỉ dạy cho các
em cách phản ứng, ứng xử với những tình huống mà các em đã và đang gặp phải, mà với tư
cách là những người đi trước, dù ít hay nhiều, khi này hay khi khác đã có lúc phải trả giá cho
những hành động và lời nói do thiếu hụt kỹ năng sống, các thầy cô còn cần phải dự liệu rât nhiều
tình huống có thể xảy đến với các em để tư vấn kịp thời cho các em. Đừng để các em lặp lại
những sai lầm mà chúng ta đã gặp.
Theo PGS-TS Nguyễn Trí ( Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo
viên) không nên để RLKNS là một bộ môn trong trường học
mà nên để là hoạt động ngoại khoá. Ông cho rằng một bộ
môn học cần rất nhiều cần thức và phải đi đôi với thực hành,
nhưng RLKNS cần cho các em những tình huống thực tế
các em có thể gặp phải trong cuộc sống từ đó đưa ra những
giải pháp giải quyết. Chúng ta cần biến nhận thức thành kỹ
năng vì thế nên để RLKNS là một hoạt động ngoại khoá sẽ
thu hút sự quan tâm của học sinh và kết hợp với một hai
PGS - TS Nguyễn Trí
buổi học lý thuyết. Là một hoạt động ngoại khoá RLKNS sẽ
bổ trợ rất nhiều cho các hoạt động chính khoá nhất là khi các em đang phải theo học một
chương trình học tập nặng như hiện nay.
Làm sao tổ chức RLKNS hiệu quả?
Tuy nhiên làm thế nào để triển khai hoạt động RLKNS một cách hiệu quả thu hút được học sinh
và các bậc phụ huynh đang là trăn trở của các thầy cô giáo. Tuỳ vào hoàn cảnh thực tế của từng
địa phương, nhà trường mà hoạt động này được triển khai sao cho hợp lý
Bà Trần Thị Minh Thúy
Trong khi cô Thuý cho rằng RLKNS nên được hoạt động
thường xuyên và sinh hoạt 2 lần/1tháng thông qua việc thành
lập mô hình tham vấn kỹ năng sống cho học sinh. Toàn
trường có 20 lớp, mỗi lớp đều có 1 tổ tham vấn kỹ năng
sống, 5 bạn học sinh đại diện cho tổ sẽ tham gia vào Câu lạc
bộ tham vấn kỹ năng sống của trường. Mỗi tháng, câu lạc
bộ này sinh hoạt 2 lần, ban chấp hành chi đoàn giáo viên là
ban cố vấn cho CLB. Không phải lúc nào học sinh cũng đưa
ra tình huống, chính vì thể, các thầy cô giáo trong chi đoàn
giáo viên sẽ phải là những người cập nhật nhiều thông tin về
xã hội để luôn có những tình huống “bài tập” dự phòng cho
học sinh.
Còn ông Trí lại cho rằng RLKNS là một hoạt động ngoại khoá gồm rất nhiều những hoạt động cụ
thể vì thế nên diễn ra trong khoảng thời gian 4-5 tháng của năm học. Bởi ngoài RLKNS thì nhà
trường còn có nhiều hoạt động cụ thể khác mà các em phải thực hiện. Vì vậy hoạt động RLKNS
sẽ được đưa vào từng lớp, mỗi tháng sẽ có một chủ để cho các em chuẩn bị, tháng thì chuẩn bị
tài liệu, tháng sau tập luyện các tiết mục văn nghệ, tháng là xây dựng tình huống…tháng cuối
cùng chính là tháng cao điểm khi mà cuộc thi diễn ra khi đó các em đã có sự chuẩn bị kĩ càng
nên không gặp khó khăn hay căng thẳng. Mỗi năm học sẽ có một chủ đề RLKNS được triển khai
như thế sẽ hiệu quả, bổ ích cho học sinh và không gây quá tải với hoạt động giáo dục.
Theo định nghĩa của WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ
năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn
đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm
xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận phê phán, ra quyết định, giao tiếp hiệu quả và thương
thuyết.
•
Lan Phương
Bàn về giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh
CẬP NHẬT NGÀY THỨ NĂM, 11 THÁNG 11 2010 13:46THỨ NĂM, 17 THÁNG 6 2010 22:49
VIẾT BỞI NGUYỄN THÙY
Mới đây, đứng trước vấn nạn sa sút về đạo đức lối sống của học sinh, đặc biệt là
sau nhiều vụ nữ sinh đánh nhau được quay phim và đưa lên mạng (trước đây cũng
có rất nhiều nhưng chưa nổi tiếng trên mạng mà thôi). Bộ giáo dục có đưa ra đề án
sẽ đưa bô môn giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lồng ghép vào các môn học
trong nhà trường. Với thói quen dạy và học như hiện nay, rõ ràng đề án trên lại là
“một phán ứng” của bộ giáo dục, của người lớn đối với học sinh. Với tình hình
giáo dục hiện tại, nếu không có bộ phận giáo viên am hiểu tâm lý và có vốn sống
sâu rộng đảm trách bộ môn trên thì “phương thuốc” trên sẽ nhanh chóng “bị lờn”.
Lúc đó căn bệnh của nền giáo dục lại càng khó chữa hơn.
Thay vì “phán ứng” kiểu như thế, chúng ta nhìn thẳng vào nguyên nhân và khắc
phục một cách chủ động thì theo tôi sẽ có hiệu quả lâu dài. Việc này nào có khó
khăn gì đâu. Bởi chúng ta tin tưởng một điều rằng không có học sinh nào muốn
mình giở, muốn mình hư cả, ngành giáo dục luôn có cả xã hội, có gia đình và
chính các em cũng tha thiết chơ mong những cải cách tốt đẹp.
Tôi không thích nói những lời bi quan, tôi cũng rất muốn tin tưởng vào những điều
tốt đẹp. Nhưng sự thật mà chúng ta nên nhìn nhận là hiện tại số lượng giáo viên có
đủ kĩ năng sống để dạy cho học sinh là vô cùng ít. Tôi khẳng định điều này vì:
1.
Xét về lý thuyết.
2.
Hầu hết giáo viên đi dạy không phải vì yêu nghề (điều này ai cũng biết nhưng
không ai thừa nhận). Người ta đi dạy vì đơn giản đó là nghề tương đối sạch sẽ,
công việc ổn định và ít bị xã hội xô đẩy, ít mạo hiểm, ít phải lo toan, lại được làm
thầy người khác, và đặc biệt hơn nữa chúng ta cứ nhẹ nhàng tâm sự với các bạn
sinh viên đại học thì biết, các bạn vào ĐHSP đơn giản vì trường ĐHSP không phải
đóng học phí hơn là vào vì đam mê nghề dạy học. Thưa rằng những người có kĩ
năng thành công trong cuộc sống không có những đức tính và cách suy nghĩ trên.
Hơn nữa những người có đủ kĩ năng sống cũng không bao giờ chịu ép mình: trên
thì chịu chỉ đạo của nhà trường, dưới thì học trò ngỗ ngược… để đổi lấy mỗi tháng
là những đồng lương ít ỏi của nghề giáo viên. (Tôi lưu ý: Tôi không nói tất cả mà
chỉ là hầu hết giáo viên)
3.
Tôi không có ý chỉ trích hay chê bai các thầy cô, bản thân tôi trước đây cũng là
một giáo viên như các thầy cô. Tôi biết rằng thầy cô cũng chỉ là sản phẩm của nền
giáo dục trước đây mà thôi, nhiều thầy cô cũng ngày đêm băn khoăn về cuộc sống
và nghề nghiệp của mình, nhiều người ngoan cường bứt ra khỏi được những suy
nghĩ bình thường trên, nhiều người vẫn tiếp tục ở lại với vòng tròn an toàn của
mình và từng đêm lại đặt câu hỏi mà không có lời đáp. Đi dạy vì cam tâm hơn là
vì niềm vui, vì đam mê.
4.
Tôi cũng không có ý khuyên các bạn bỏ nghề, ngay như bản thân tôi không còn là
một giáo viên cấp 2 hay cấp 3 nữa, tôi vẫn muốn làm người giáo viên suốt đời để
truyền dạy những gì có ích nhất của cuộc sống đến với mọi người.
Nghề giáo viên của các bạn thực sự là một nghề cao quý và quan trọng bậc nhất.
Xã hội phải tri ân các bạn. Chỉ xin các bạn hãy luôn hãnh diện với công việc mình
đang làm, hãy vì tầm quan trọng của nó mà thường xuyên trau dồi kiến thức và cả
kĩ năng sống cho mình, hãy bắt đầu cùng với các em học sinh học lại những kiến
thức này. Không có gì phải ngại ngùng cả - cuộc sống này ai chẳng là sinh viên
của trường đời. Muốn thành công bạn mãi mãi phải là sinh viên và giáo viên
trường đời để không ngừng học hỏi và không ngừng giúp đỡ người khác thành
công.
5.
Hãy học để mà dạy lại cho các em và học để cuộc sống của mình thành công, hạnh
phúc hơn. Khi các bạn đã có đầy đủ những kỉ năng cần thiết rồi, tôi chắc chắn với
các bạn rằng các bạn có thể thành công trong bất cứ nghành nghề hay bất cứ vấn
đề nào trong cuộc sống kể cả “nghề gõ đầu trẻ”. Cuộc sống của bạn sẽ hạnh phúc
gấp trăm lần so với hiện tại.
6.
Về phía chính phủ tôi cũng tha thiết yêu cầu có những sửa đổi trong giáo dục, để
không chỉ có những chính sách sàng lọc học sinh mà cả sàng lọc giáo viên, quan
tâm hơn nữa đến cuộc sống vật chất và tinh thần của họ để họ yên tâm học tập và
cống hiến… và để họ được ngửng cao cao đầu trước cuộc đời, vì họ được yên tâm
rằng đời không nhìn họ bằng suy nghĩ: “Quần đẹp, áo đẹp, nói toàn những lời tốt
đẹp mà trong túi rỗng không”.
7.
Tôi biết nói điều này hơi thừa, vì rằng một khi cả xã hội này được “phổ cập” kĩ
năng sống thì chính nhà nước phải lo đến điều này trước tiên, vì khi giáo viên đủ
kĩ năng sống cũng là lúc họ đã đủ bản lĩnh để rời khỏi “bóng mát” của đồng lương
nhà nước rồi ( Nếu nhà nước không đủ khả năng giữ chân họ). Đó là quy luật của
cuộc sống, ai cũng muốn có được cuộc sống thoái mái và tự do về tài chính, làm
công việc mà họ thấy hạnh phúc. Trong điều kiện thời đại thông tin ngày nay, con
người có thể dễ dàng cập nhật mọi thông tin thì câu nói: “tìm sẽ thấy, muốn sẽ
được” hay như người Việt Nam ta chúc nhau “cầu được ước thấy”, không còn là
lời chúc suông nữa - đó là điều tất nhiên.
8.
2.Xét về mặt thực tiễn: thì có thể tôi không cần đưa ví dụ nữa, thực tế trường học
trường nào cũng đầy rẫy ví dụ, báo chí và mạng Internet cũng nói thường xuyên
rồi. Học sinh đánh giáo viên, nhiều giáo viên trù dập học sinh. Một chị bạn của tôi
kể một số giáo viên ở trường chị còn làm một việc vô cùng tệ hại là trích lương
của mình mỗi tháng 100.000đ cho hiệu trưởng để cho công việc của họ luôn suôn
sẻ hơn đồng nghiệp, thầy giáo và những Scandan với học sinh nữ …những chuyện
như vậy không một phóng viên nào có thể biết được, chỉ có người trong cuộc mới
“biết
với
nhau”
mà
thôi.
***
2. DẠY KĨ NĂNG SỐNG LÀ DẠY CÁI GÌ?
9.
Một vấn đề nữa đặt ra, là nhiều trường học không biết về chương trình này và
càng hoang mang không biết dạy cái gì, vì ngay cả giáo viên cũng chưa có những
kỉ năng này thì biết gì mà dạy. Nhân đây tôi xin giới thiệu đến các các bạn hệ
thống
kĩ
năng
mà
chúng
ta
nên
dạy
cho
học
sinh
KỸ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?
10.
Kỹ năng sống chính là những kỹ năng tinh thần hay những kỹ năng tâm lý - xã hội
giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống. Kỹ năng sống còn được
xem như một biểu hiện quan trọng của năng lực tâm lý xã hội giúp cho cá nhân
vững vàng trong cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong
thực tại. Thế nhưng, thực tế hiện nay cho thấy giới trẻ Việt Nam vẫn còn rất thiếu
các kỹ năng sống cần thiết và điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho họ khi xin
việc làm và thích ứng trong cuộc sống.
11.
Tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế VN, 10 kỹ năng sau là căn bản
và quan trọng hàng đầu cho người lao động trong thời đại ngày nay:
1. Kỹ năng học và tự học (Learning to learn)
2. Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal
branding)
3. Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills)
4. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills)
5. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
6. Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)
7. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills)
8. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
9. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
10. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
Dựa trên những hiểu biết về sư phạm và những kiến thức tâm lý và kinh doanh tôi
có được, tôi sưu tầm và biên soạn quyển sách “ kĩ năng sống thành công” cho học
sinh (đính kèm)
nội dung đề cập đến 10 kĩ năng trên để các trường học có tài liệu tham khảo nhằm
chuẩn bị kiến thức cho chính mình và dạy lại cho học sinh.
Nói điều này tôi thật vẫn không yên tâm vì để có được kĩ năng sống và thành công
không chỉ đọc vài quyển sách mà có được, đặc biệt lại để dạy cho học sinh. Dựa
trên kinh nghiệm cá nhân tôi, để thực sự hiểu và dạy lại được những kiến thức này
cần thiết có sự trải nghiệm trong kinh doanh và am hiểu sâu sắc tâm lý con người,
hiểu biết xã hội rộng rãi, trong một thời gian ngắn khó có một đội ngũ giáo viên đủ
tiêu chuẩn như trên. Không thể “cẩu thả” mà bắt giáo viên “dạy đại” được, như
vậy càng phản tác dụng của việc dạy kĩ năng, dạy nhân cách cho các em. Mọi sản
phẩm đều sửa hay thay thế được còn “sản phẩm giáo dục” thì không thể như thế
được.
Bên cạnh đó thầy cô phải không ngừng nâng cao kiến thức và làm tốt công việc
của mình hơn nếu các bạn không biết tìm kiếm những kiến thức đó ở đâu cứ liên
lạc với tôi, tôi sẽ giới thiệu với các bạn những quyển sách cần thiết mà tôi biết.
Thỉnh thoảng nhà trường cũng nên mời những người uy tín, những người thành
công trong địa phương đến chia sẻ kinh nghiệm sống và thành công cùng các em
cũng
là
một
giải
pháp
hay.
Trước mắt, Tôi tha thiết đề nghị bộ giáo dục và các cơ quan ban ngành, trường học
cho phép tôi góp chút sức lực bé nhỏ của mình vào công việc quan trọng này.
Bằng cách tập hợp mỗi trường từ 2 đến 5 giáo viên có nhiều tâm huyết nhất với
học sinh (hãy để cho các thầy cô tự nguyện tham gia đảm nhận công việc mới này)
và chính bản thân tôi xin chia sẻ lại tất cả những kinh nghiệm sống và kinh
nghiệm giáo dục thông qua các lớp đào tạo giáo viên phụ trách môn học “kĩ năng
sống
thành
công”
cho
học
sinh.
Đào tạo được một thế hệ học sinh năng động, tự tin và thành công là tâm huyết
mãnh liệt nhất bấy lâu nay của bản thân tôi. Tôi sẵn sàng thực hiện những lớp dạy
trên
hoàn
toàn
tự
nguyện.
Tôi mong chờ nhiều lắm sự lắng nghe của bác Nguyễn Minh Triết – người cha của
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của các cô, các chú, các bạn trong ban
lãnh
đạo
nhà
nước
cùng
đông
đảo
bạn
đọc
gần
xa.
Sau đó tôi sẽ trình bày những công việc thiết thực nhất mà tôi có thể làm cho nhân
dân Việt Nam ngày một giàu mạnh trong bài tiếp theo. Để có một ngày dân ta
ngửng cao đầu sánh vai cùng các cường quốc năm châu như ý nguyện của Bác, tôi
không tiếc cuộc sống của mình và hi sinh hoàn toàn tự nguyện.
NGUYỄN THỊ HƯƠNG THÙY
Tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, không hứng thú học
tập xuất hiện ngày một nhiều. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chung quy là do nhận
thức, ý thức và về cơ bản vẫn là do các em thiếu kỹ năng sống. Đây là vấn đề được
ngành giáo dục rất quan tâm, nhưng việc thực hiện thì chưa đem lại nhiều hiệu quả.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho các em cần phải thực hiện sớm. Ví dụ như phải giáo
dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THCS nhất là các em có độ tuổi dậy thì. Làm như
vậy để cho các em biết được trong những trường hợp nào thì sẽ ứng phó ra sao cho
phù hợp. Chứ nhiều em đến tuổi vị thành niên chưa kịp giáo dục sức khỏe sinh sản thì
đã có thai rồi!
Hiện nay, việc triển khai các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh như thế
nào cho hiệu quả là vấn đề trăn trở của nhà trường và những người làm công tác giáo
dục. Tùy theo hoàn cảnh thực tế của từng địa phương, từng trường mà triển khai như
thế nào cho thật hiệu quả. Như học sinh ở thành phố dễ dính vào những tệ nạn xã hội,
trò chơi điện tử bạo lực hay tệ nạn ma túy, cờ bạc. Còn ở nông thôn, tình trạng ngại
ngùng, thiếu hiểu biết, ngại nói lên ý kiến của mình, rụt rè không dám phát biểu, vô hình
trung gây ra thiệt hại cho các em. Bởi vậy, tùy theo từng trường hợp mà có những biện
pháp giáo dục phù hợp. Nhà trường cần phải rà soát lại thực trạng của trường mình.
Trường còn yếu, hạn chế gì, làm được gì trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh. Sau đó các trường nên xây dựng chương trình năm năm. Ví dụ như năm đầu xây
dựng cách xưng hô chào hỏi, đối xử với nhau, thứ hai là xây dựng hệ thống câu lạc bộ
văn hóa, văn nghệ, thể thao... Bởi khi tham gia vào một câu lạc bộ nào đó thì bản thân
người đó sẽ được rèn luyện các kỹ năng diễn thuyết, trao đổi, tìm ra hướng đi đúng,
những cách ứng xử hay. Một học sinh thì dễ bị lừa nhưng khi hoạt động trong một nhóm
bạn thì ít khi bị lừa.
Các trường cũng cần phải xây dựng được quy ước ứng xử văn hóa. Thầy cô giáo, cán
bộ, phụ huynh phải gương mẫu. Muốn con tốt thì cha mẹ phải tốt, muốn trò tốt thì giáo
viên phải tốt. Bên cạnh đó, cần tạo được môi trường thân thiện, gia đình thân thiện,
cộng đồng thân thiện. Ngoài ra, việc đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” cũng là giải pháp góp phần trang bị thêm nhiều kiến thức
kỹ năng sống cho học sinh. Tóm lại là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải từ
những việc cụ thể...nhưng cụ thể như thế nào thì đòi hỏi sự cố gắng, lòng quyết tâm
cao độ của những nhà giáo dục để có thể trang bị cho các em những hành trang tri thức
để các em làm nền tảng vững bước vào đời.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên (21/12/2010)
Tổ chức học nhóm giúp sinh viên trao đổi kiến thức, tăng cường kỹ năng sống trong môi
trường làm việc tập thể
Ðể thích ứng các điều kiện tự nhiên - xã hội, con người cần hình thành được các kỹ năng
sống (KNS). Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, lớp trẻ thường chỉ chú trọng trang bị cho mình
những tri thức khoa học, ít chú ý việc trang bị các kỹ năng sống. Vì vậy, trong giai đoạn
hiện nay, việc giáo dục kỹ năng sống có ý nghĩa quan trọng đối với hình thành nhân cách
sống tốt cho mỗi người, góp phần phát triển giáo dục toàn diện.
Hiện nay, cả nước ta có khoảng 22 triệu học sinh, sinh viên, giáo dục KNS trong trường học góp
phần rèn luyện, hình thành cho học sinh sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử
phù hợp, ứng phó các sức ép, thách thức trong cuộc sống; thúc đẩy hành vi mang tính xã hội,
giảm bớt tỷ lệ phạm pháp. Giáo dục KNS còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy, trò,
sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Học sinh được giáo dục KNS xác định được bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân,
gia đình và xã hội. Giáo dục KNS không chỉ giúp học sinh học từ giáo viên mà còn học từ các
bạn cùng lớp thông qua các trò chơi, học tập và làm việc theo nhóm. Thực tế chương trình giáo
dục KNS cho học sinh, sinh viên ở nước ta được thực hiện từ lâu qua việc đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông; tích hợp nội dung giáo dục KNS trong một vài môn học và các chương trình,
dự án giáo dục KNS.
Theo các chuyên gia giáo dục, việc đưa giáo dục KNS vào các môn học chính khóa trong nhà
trường về bản chất là thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy và học. Trong đó, đổi mới về nội
dung bảo đảm vừa sức, thiết thực, giảm lý thuyết, tăng thực hành và ứng dụng, gắn với thực tiễn
cuộc sống. Ðổi mới về phương pháp dạy học trong các nhà trường là dựa trên các hoạt động
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh... Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, có sự đổi mới chương
trình giáo dục khác nhau như: bậc tiểu học tập trung vào giáo dục các kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết và tính toán, đồng thời coi trọng đúng mức các kỹ năng xã hội và các kỹ năng tư duy; bậc
THCS hình thành các năng lực cơ bản như thích nghi, hành động, ứng xử, tự học; bậc THPT
hình thành củng cố năng lực hành động có hiệu quả, thích ứng, giao tiếp, ứng xử, tự khẳng định
và tự đánh giá, phê phán... Ngoài ra, giáo dục KNS còn được triển khai thông qua sự tích hợp ở
một vài môn học và các chương trình, dự án như: Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật; giáo dục
phòng, chống bom mìn cho học sinh tiểu học; giáo dục sống khỏe mạnh, KNS cho trẻ và trẻ vị
thành niên... Theo TS Phùng Khắc Bình (Bộ GD và ÐT) các dự án triển khai đều mang lại hiệu
quả thiết thực trong giáo dục KNS cho học sinh. Ðiển hình như Dự án giáo dục sống khỏe mạnh,
KNS cho trẻ và trẻ vị thành niên đã tạo sự phối hợp tốt và môi trường giáo dục không chỉ ở nhà
trường, gia đình mà cả trong cộng đồng. Học sinh được sinh hoạt tại địa bàn cùng trẻ ngoài
trường học, tạo nên sự gắn kết, chia sẻ giữa các em cùng lứa tuổi, ở mọi hoàn cảnh với nhau.
Sự chủ động vận dụng vào việc dạy học của các thầy giáo, cô giáo cùng việc tích cực học tập
của học sinh trong các nhà trường được thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề giáo dục KNS trong trường học hạn chế, tập trung chủ yếu
thông qua các chương trình, dự án hợp tác quốc tế nên tính bền vững không cao, chỉ được triển
khai trong thời gian nhất định. Cách thức triển khai giáo dục KNS ở cấp học phổ thông chủ yếu là
phát triển tài liệu, tập huấn giáo viên, dạy thí điểm, thông qua các hoạt động ngoại khóa. Thứ
trưởng GD và ÐT Trần Quang Quý cho biết, học sinh, nhất là học sinh trung học hiện nay chưa
được trang bị một cách hệ thống KNS cơ bản để thích nghi với đời sống kinh tế - xã hội có nhiều
biến đổi. Những kỹ năng cần thiết chưa được học sinh chú ý rèn luyện. Vì vậy, giáo dục KNS học
sinh, sinh viên phải khá đa dạng, linh hoạt, đủ để đáp ứng với điều kiện sống ngày càng phức
tạp.
Ðể giáo dục KNS cho học sinh, sinh viên hiệu quả, cần có sự quan tâm đúng mức từ các nhà
trường và các thầy giáo, cô giáo, cũng như các nhà quản lý giáo dục. Không nên chỉ chú trọng
vào giáo dục các kiến thức khoa học mà cần thực hiện giáo dục KNS cho học sinh, sinh viên một
cách hài hòa, tự nhiên với nhiều phương pháp đa dạng, đủ để học sinh, sinh viên có thể ứng xử
phù hợp với những vấn đề trong học tập và sinh hoạt. Không thể áp dụng các phương pháp của
một môn học cụ thể vào giáo dục KNS chung trong nhà trường. Vì KNS không phải là môn học
nhất định mà là một nội dung cần giáo dục trong nhà trường. Có thể tích hợp các KNS vào các
môn học khác nhau như hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, môn học giáo dục công dân ở
trường phổ thông; có thể chia thành các vấn đề phù hợp với nội dung sinh hoạt theo từng thời
điểm, chủ đề... TS Phùng Khắc Bình thì cho rằng, cần thống nhất chung các vấn đề cơ bản trong
giáo dục KNS như: Kỹ năng tổ chức học tập, tham gia các hoạt động tại trường, nơi công cộng
và tại gia đình, kỹ năng khai thác thông tin, ra quyết định và giao tiếp, ứng xử... Giáo dục KNS
trong trường học cần bảo đảm có hệ thống, không bị chắp vá. Ðáng chú ý, đội ngũ giáo viên
giảng dạy KNS tốt cần có kỹ năng, kiến thức sâu, rộng và bản thân phải là tấm gương về đạo
đức lối sống. Vì vậy cần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm sao đáp ứng yêu cầu của vấn
đề giáo dục KNS. Xây dựng chương trình giáo dục KNS cho học sinh, sinh viên một cách bài
bản, đồng bộ. Kết hợp giáo dục KNS cho các thành viên gia đình và cho các nhóm trẻ trên địa
bàn cùng lứa tuổi để kết hợp giáo dục nhà trường- gia đình-cộng đồng, bảo đảm giáo dục toàn
diện
cho
học
sinh.
KNS không phải là một vấn đề mới nảy sinh mà là nhu cầu từ lâu nhưng chưa thật sự được quan
tâm đúng mức trong trường học. Giáo dục KNS cho học sinh, sinh viên là vấn đề đòi hỏi sự quan
tâm, đánh giá đúng của ngành GD và ÐT và toàn xã hội. Từ đó có giải pháp phù hợp từng cấp
học, từng mục tiêu, nội dung môn học và bối cảnh dạy học... nhằm giúp cho học sinh, sinh viên
phát triển đồng thời các kiến thức, thái độ, kỹ năng cần có trong cuộc sống và học tập, góp phần
thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho mỗi học sinh, sinh viên.
Mạnh Xuân (Báo Nhân dân