Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

So lieu thuc trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.44 KB, 8 trang )

Số liệu thực trạng
(CAO) Bạo lực học đường có dấu hiệu gia tăng mạnh; quy mô, cùng hậu quả của nó cũng ngày càng nặng
nề hơn trước đây rất nhiều lần. Đáng sợ hơn, các em còn dám quay lại cảnh mình đánh đấm dã man, rồi
công khai phát tán trên mạng internet, thách thức dư luận, nhà trường và những nhà quản lí giáo dục. Tại
sao những hiện tượng này lại xảy ra ở tuổi áo trắng học trò?
Có lẽ chưa có quốc gia nào “miễn dịch” nạn bạo lực học đường. Theo thống kế điều tra của Hội Nghiên cứu
Harvest (năm 2006) tại Singapore có tới 2800 trên tổng số 4000 em học sinh trả lời mình bị bạo lực trường
học. Điều tra của Hiệp hội Y tế cho biết có đến 10% trẻ em bị bạo lực trường học tại Mỹ. Có khoảng 30%
lứa tuổi teen (5.7 triệu) chịu ảnh hưởng của bạo lực học đường. Có thể các em bị xúc phạm về thân thể, bị
tổn thương do những ngôn từ nặng nề, bị ám ảnh bởi thái độ lạnh lùng, thờ ơ…. Những vấn đề này đã và
đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta.

Một cuộc khảo sát do khoa Xã hội học, trường ĐHKH XHNV (ĐHQG HN) thực hiện vào năm 2008 tại 2
trường THPT thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) về tình trạng bạo lực nữ sinh đã cho thấy nhiều kết quả đáng lo
ngại. Cụ thể, có đến 96,7% số học sinh trong mẫu được hỏi cho rằng, ở trường các em có xảy ra hiện tượng
nữ sinh đánh nhau. Mức độ bạo lực trong nữ sinh là 44,7% rất thường xuyên; 38% thường xuyên; và 17,3%
không thường xuyên.
Kết quả khảo sát cũng cho con số đáng lo khi có tới 64% các em nữ được hỏi thừa nhận là đã từng có hành
vi đánh nhau với các bạn khác. Đáng chú ý, hầu hết những chuyện đánh nhau lần đầu tiên đều diễn ra trong
khuôn viên trường học, và những lần đánh nhau tiếp theo thì đa số lại diễn ra ngoài trường học.
Việc nữ sinh đánh nhau có lẽ đã trở nên quen thuộc với nhiều học sinh. Chính vì vậy, khi được hỏi “quan
niệm về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ” thì có đến 45,3% cho rằng, điều đó là “bình thường”;
30,7% trả lời có thể chấp nhận được; và chỉ có 24% học sinh “không chấp nhận” hành vi bạo lực trong nữ
sinh.
Trong số các nữ sinh đã từng có hành vi hành hung người khác, hầu hết đều biết bạo lực gây nên tổn thương
về tinh thần và thể xác, làm mất đi thiện cảm của mọi người đối với con gái. Nhưng vẫn còn gần 1/4 cho
rằng, hành vi bạo lực không gây ra hậu quả gì.
Khảo sát cho thấy, có những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cớ gây ra xung đột, như không ưa thì đánh
(24%); bị khiêu khích nên đánh (16%); đánh vì lí do tình cảm (13,3%). Đáng lo ngại là, có những lý do
không thể hình dung được, ví dụ: người khác nhờ đánh (20%) và chẳng có lý do gì cũng đánh (12%). Còn
phải kể thêm một yếu tố thúc đẩy hành vi bạo lực học đường, đó là sự cổ vũ của bạn bè, trong đó có các


nam sinh.
Với câu hỏi “Khi đánh nhau với học sinh khác, bạn thường dùng hình thức nào là chủ yếu?”, thì có tới 1/2
số em cho biết, thường “đánh tập thể”. Điều này cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là chuyện của mỗi
học sinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn, cũng có nghĩa rằng, đa số học sinh coi chuyện đánh nhau
bình thường. Thậm chí, nhiều em còn đứng ngoài xem và cổ vũ đánh nhau, như là cổ vũ bóng đá.
Về phương tiện sử dụng khi đánh nhau, có 1/3 không sử dụng phương tiện nào, các em có thể túm tóc, cào
cấu, xé áo, và lăng nhục ... Cách hành hung này tuy không gây nên những thương tích nghiêm trọng về thể
chất, nhưng lại gây ra những tổn thương về tâm lý, tinh thần đối với nạn nhân.
Một điều đáng sợ nữa là, có những nữ sinh sử dụng hung khí trong khi hành hung bạn. Vật hành hung có thể
là dép, guốc (28%); gậy gộc (8%), gạch đá (4%), thậm chí là dao lam, ống tuyp nước (0,7%). Những
phương tiện này, tùy mức độ mà có thể gây nên thương tích, thậm chí gây tàn phế hoặc cướp đi mạng sống
của bạn học cùng trường.
Còn một phương tiện nữa, mang tính chất bạo lực về tinh thần, đó là sử dụng điện thoại di động để ghi hình
vụ hành hung, sau đó đưa lên mạng Internet như là cách để làm nhục nạn nhân và thậm chí là để khoe thành
tích của mình. Tuy khảo sát không đề cập đến vấn đề này, nhưng thông qua số lượng các video clip xuất
hiện trên mạng, có thể thấy cách thức này ngày càng được sử dụng phổ biến.
Khảo sát này cũng đặc biệt quan tâm tới thái độ của cha mẹ khi con cái có hành vi bạo lực, bởi điều này có
ảnh hưởng quan trọng tới diễn biến tâm lý và việc điều chỉnh hành vi của các em. Kết quả thật đáng buồn:
Có 41,7% các em nói rằng bị cha mẹ “mắng chửi và đánh”; 9,4% cha mẹ “khuyên bảo nhẹ nhàng”; 6,3%
----------------------Số liệu thực trạng

1


yêu cầu phải “xin lỗi bạn”; và có đến 42,6% nói rằng “cha mẹ không quan tâm đến hành vi đánh nhau của
con gái”.
Những con số này đáng gióng lên hồi chuông báo động về vai trò làm cha mẹ trong gia đình hiện nay. Chính
sự thờ ơ, vô cảm và vô trách nhiệm của nhiều bậc làm cha làm mẹ đối với con cái, cộng thêm phương pháp
giáo dục sai lầm sẽ là mảnh đất nuôi dưỡng hiện tượng bạo lực phát triển trong học sinh.


Một số vụ bạo lực học đường thời gian qua
* Sáng 16.9, do mâu thuẫn trước đó nên 2 HS của trường THPT bán công Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) là Võ Nhật
Hoàn và Phạm Văn Hoàng, đều học lớp 10 đã dùng hung khí rượt đánh nhau trong giờ ra chơi. Hậu quả là Nhật
Hoàn đã tử vong sau khi bị Văn Hoàng đâm 2 nhát dao.
* Trưa 8.9, nữ sinh Nguyễn Thị Hà Như - lớp 12A6 trường THPT Hà Huy Tập (TP Vinh, Nghệ An) đã bị đánh hội đồng
bởi Nguyễn Thị Hương Trà - lớp 12B1 trường THPT Hữu Nghị và là một vận động viên karatedo cùng 2 cô gái khác
đã bị đuổi học. Trong video clip tải trên mạng có tiếng nói của một số người đứng xem và bàn tán vụ việc nhưng
không can thiệp.
* Ngày 31.3, Dương Quốc Bảo - HS lớp 7A2 trường THCS Ngô Tất Tố, Q.Phú Nhuận (TP.HCM) bị nhóm bạn nam
đánh hội đồng ngay tại lớp.
* Ngày 30.3, Võ Thanh Thảo - HS lớp 8A3 trường THCS Lê Lai, Q.8 (TP.HCM) đã bị 2 người bạn cùng lớp đánh đến
ngất xỉu phải đưa đi cấp cứu.
* Trong lúc vui chơi giờ giải lao, Nguyễn Quỳnh Anh giẫm vào chân Vũ Ngọc Diệp (cả hai đều là HS lớp 10 trường
THPT Trần Nhân Tông, TP Hà Nội) khiến hai bên cự cãi nhau. Chiều 3.3, Diệp rủ một số HS đã bỏ học ở trường khác
kéo Anh đi đánh hội đồng ở một vườn hoa. Vụ việc này liên quan đến 10 HS, trong đó có những HS bàng quan
đứng/ngồi xem hoặc dùng điện thoại quay lại cảnh ẩu đả để phát tán trên mạng...
Từ đầu năm học 2009-2010 đến tháng 7.2010, cả nước xảy ra 1.600 vụ HS đánh nhau. Trong đó, hơn 700 HS đã bị
đuổi học, gần 1.000 HS bị khiển trách, 1.500 HS bị cảnh cáo.
Nguyễn Như (tổng hợp)
Như Lịch Thanh Niên online

/>Giáo viên, nhà trường có bất lực?
Vụ học sinh La Đức Hiến (16 tuổi), học lớp 10C3 Trường THPT Hồng Bàng (huyện Xuân Lộc) mâu thuẫn rồi đâm
chết bạn học cùng lớp Lưu Thành Tú là "đỉnh điểm" của nạn bạo lực học đường xảy ra tại Đồng Nai trong thời gian
gần đây.
Trước đó, trên địa bàn tỉnh cũng đã xảy ra nhiều vụ bạo lực có liên quan đến học sinh, trong và ngoài khuôn viên
trường học. Nguyên nhân dẫn đến hành vi này xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân, ghen tức chuyện nhỏ nhặt. Điển hình
như vụ học sinh lớp 11 Trường THPT Trấn Biên (TP.Biên Hòa) Trần Thị Thu Hiền vì ghen tuông về sắc đẹp với cô
bạn gái cùng xóm, đã nhẫn tâm sát hại nạn nhân rồi vứt xác xuống suối phi tang vào năm 2008. Hay như vụ Nguyễn
Hoàng Nhu, một học sinh của Trường THPT Phú Thạnh (huyện Nhơn Trạch) phạm tội giết người do mâu thuẫn với

một thanh niên trong quán cà phê. Và ngay cả học sinh khối THCS cũng... thích gây sự, dùng bạo lực với nhau. Mới
đây, nhiều người dân địa phương bày tỏ sự bất bình khi chứng kiến một nhóm học sinh lớp 6 và 7 của Trường THPT
- THCS Huỳnh Văn Nghệ (huyện Vĩnh Cửu) đã tụ tập tại khu vực ấp 3, xã Phú Lý đón đường một nhóm bạn học
cùng trường để đánh nhau. Rất may lực lượng dân phòng đã phát hiện và giải tán kịp thời hai băng nhóm nhí này
định "sáp lá cà"...

/>Trước đó, ở cầu thang bộ tòa nhà Vincom 2 (Hà Nội), chỉ vì nghĩ bạn mình gọi điện vào máy di động chửi bậy
nên hai nữ sinh là Nguyễn Thùy L. (học sinh lớp 8, Trường THCS Nguyễn Phong Sắc) và Lê Nguyệt A. (học
sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Phong Sắc) cùng đánh “dằn mặt” Nguyễn Ngọc A. (13 tuổi, học sinh lớp 8
Trường THCS Vân Hồ). Nạn nhân bị đánh rất nặng như kéo tóc, tát, đấm đá vào mặt, thái dương và bị sỉ nhục
thậm tệ.

----------------------Số liệu thực trạng

2


Đáng lên án hơn cả là sự việc học sinh Nguyễn Thị Hương T. (lớp 12B Trường THPT dân lập Hữu Nghị, TP
Vinh, Nghệ An) đoạt được một HCV, hai HCB giải quốc gia và giải trẻ quốc gia về karatedo cũng tham gia đánh
bạn dã man vào giữa tháng 9 vừa rồi. Vụ đánh đập chỉ dừng lại khi có một số người đi đường can ngăn.

/>Tội phạm vị thành niên
Ông Phùng Khắc Bình - Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) - cho biết: Thống kê từ 38
Sở GD-ĐT gửi về Bộ từ năm 2003 đến nay có tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử lý kỷ
luật. Có thể thấy ngay một vài vụ việc nổi trội gây ầm ĩ dư luận gần đây.
Tại TPHCM, một nhóm nữ sinh đang học lớp 7 tại trường THCS Chu Văn An (Q.11 - TPHCM) đã nắm đầu,
giật tóc và dùng cả lưỡi lam để hăm doạ bạn (nguyên nhân để "dằn mặt" vì học sinh này "nhiều chuyện, lẻo
mép") trong khi rất nhiều học sinh khác đứng xem và dùng điện thoại di động để quay hình. Những đối
tượng hành hung, gây áp lực, đe dọa người khác không phải là HS cá biệt, không phải là nam sinh mà lại
chính là cán bộ lớp, là những nữ sinh trong độ tuổi còn rất nhỏ và có sức học khá.

Tại sân trường Tân Bình (Tân Bình - TPHCM), chỉ vì xích mích trong quan hệ bạn bè, trường lớp, hai nam
sinh lớp 9 của trường đã hẹn nhau "tính sổ" sau giờ học. Một trong hai HS đã chủ động cầm dao đâm vào
ngực bạn sau khi cự cãi và lao vào đấm đá "đối thủ". Kết cuộc, một người tử vong và người kia đương nhiên
phải đối mặt với bản án ghi tội danh cố ý giết người!
Ở HN, học sinh trả thù nhau bằng hung khí tại trường THPT Đại Mỗ (Từ Liêm). Câu chuyện được bắt đầu
từ mâu thuẫn nhỏ của HS hai lớp 12A6 và lớp 12A5, chuyện bé ngày càng xé ra to khi HS sinh lớp 12A5
tập hợp khoảng chục người bạn mang dao và mã tấu "phục kích" nhằm trả thù nam sinh lớp 12A6 với nhiều
đòn chí mạng khiến nạn nhân tử vong ngay tại chỗ do vết thương quá nặng.
TAND TP. Hà Nội mở phiên toà sơ thẩm vụ án hình sự đối với 10 bị cáo tuổi teen (lớn nhất SN 1988 và nhỏ
nhất SN 1990) về tội giết người. Sau hai ngày xét xử, TAND TPHN đã kết thúc bằng tuyên phạt cho các bị
cáo từ 6 đến 16 năm tù.
Tại miền Trung, nhiều vụ tụ tập đánh nhau hội đồng, dùng mã tấu, kiếm chém nhau cũng diễn ra với mật độ
đáng báo động. Vụ một nam sinh tại Đà Nẵng bị đâm chết ngay cổng trường học còn đang nóng hổi thì lại
thêm vụ 10 học sinh nữ trường PTTH Nguyễn Huệ, Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã hùa nhau làm nhục em Dương Thị
T, học sinh lớp 11K12 cùng trường. Sau trận đòn tập thể, em T. không chỉ bị chấn thương thân thể mà còn
khủng hoảng về tinh thần.
/>Thạc sĩ Đỗ Thị Hải - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Môi trường và Các vấn đề xã hội - cho rằng thực
trạng bạo lực học đường diễn ra một phần là do học sinh thiếu kỹ năng sống. Bà Hải cho hay: Khảo sát trên
1.000 học sinh, sinh viên cho thấy kết quả đáng giật mình. Có tới 95% các em nhận thức chưa đúng về kỹ
năng sống; 77,7% chưa bao giờ được đào tạo tập huấn về vấn đề này; 76,4% rất cần được tập huấn, và hầu
hết các em lúng túng khi xử lý các tình huống thường gặp trong cuộc sống.
Khởi tố 5 nữ sinh đánh người
Thứ Hai, 22.6.2009 | 08:44 (GMT + 7)

(LĐ) - Ngày 21.6, một cán bộ lãnh đạo Trường THPT Ngô Gia Tự, huyện Ea Kar, cho biết: CA huyện vừa ra quyết định khởi
tố 5 nữ sinh của trường về hành vi cố ý gây thương tích.
Nguyễn Thị H - học sinh lớp 11A Trường THPT bán công Ea Kar có "tình cảm" với một học sinh nam lớp 12. Học sinh nam này là
bạn của H.T.K.O - học lớp 12T1 Trường THPT Ngô Gia Tự. O đã rủ 4 bạn nữ đến Trường THPT bán công Ea Kar để "xử lý". Cả
nhóm đã đánh H bị tổn hại 10% sức khoẻ.
----


Học sinh lớp 10 giết người
Thứ Ba, 5.1.2010 | 08:36 (GMT + 7)
----------------------Số liệu thực trạng

3


(LĐ) - Ngày 4.1, Nguyễn Nam Khoa Quốc - SN 1994, học sinh lớp 10 Trường THPT Trần Phú, Châu
Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) - đã tới công an trình diện. Đồng phạm với Quốc là Trần Văn Vĩnh (SN
1991) hiện còn bỏ trốn.
Xác minh ban đầu cho biết, sau khi phụ giúp đám cưới của một người thân, Quốc cùng 3 thanh niên khác,
trong đó có Trần Văn Vĩnh xin một két bia mang đến nhà anh Nguyễn Phường (xã Quảng Thành, Châu Đức,
BR-VT) nhậu và hát karaoke. Tại nhà anh Phường, nhóm của Quốc đã mâu thuẫn với anh Ngô Tấn Thành SN 1982, là người bà con với anh Phường.
Lời qua tiếng lại, anh Thành đánh Vĩnh. Quốc thấy bạn nhậu bị đánh cùng Vĩnh chạy xuống bếp nhà anh
Phường, mỗi tên lấy được 1 dao phay. Anh Thành bỏ chạy, bị Quốc đâm một nhát trúng phổi, chết tại chỗ.
Vĩnh thì dùng dao phay chặt nhiều nhát vào người anh Thành, khi anh Thành đã gục ng
--Học sinh thanh toán nhau
Thứ Bảy, 5.12.2009 | 07:51 (GMT + 7)
(LĐ) - Chiều 4.12, nguồn tin CA TPHCM, tại trước nhà số 40/5 đường Nguyễn Văn Đậu, P.6, Q.Bình
Thạnh xảy ra vụ đánh nhau, Lê Quốc Bảo (SN 1994, ngụ Q.Bình Thạnh) bị 1 đối tượng dùng dao
đâm trọng thương.
Trước đó, Nguyễn Huỳnh Bảo Ngọc mâu thuẫn với Đặng Hoàng Anh Thư (cả hai cùng là học sinh lớp 10A5
Trường THPT Phan Đăng Lưu, Q.Bình Thạnh). Các em học sinh này đã hẹn đến hẻm số 22, đường Lam
Sơn, P.6, Q.Bình Thạnh để giải quyết mâu thuẫn.
Trước khi đi, Thư nhờ bạn tên là Trâm "mời" Phi Trường Nhật (học sinh Trường THPT Hàn Thuyên,
Q.Bình Thạnh) tham gia, Nhật kéo thêm 4 đối tượng lạ mặt đến "cổ vũ" cho Thư. Còn Ngọc thì rủ bạn là
Bảo và Nam đi cùng. Tại điểm hẹn, hai bên đánh nhau rồi Ngọc và Thư "giải hòa".
Nhưng khi Bảo và Nam ra về đến đường Nguyễn Văn Đậu thì bị 4 đối tượng đi trên 2 xe gắn máy ập đến, 1
trong 4 tên này dùng dao đâm Bảo trọng thương.

/>
(Thứ ba , 31/03/2009, 00:17)
(CATP) Vụ trọng án làm thiệt mạng một học sinh và hai học sinh khác bị thương nặng xảy ra hôm 28-3
vừa qua tại trường THCS Công lập Tân Bình là tiếng chuông cảnh báo về tình trạng bạo lực học đường
đang đứng trước nguy cơ gia tăng. Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ, một câu chửi tục cũng khiến một số học
sinh chịu nhiều tác động mang tính bạo lực từ các loại phim ảnh, trò chơi điện tử, sẵn sàng dùng dao để
giải quyết những mâu thuẫn cá nhân...
GÂY ÁN CHỈ VÌ MÂU THUẪN NHỎ
Vụ việc xảy ra vào 15 giờ 15 phút ngày 28-3. Lúc này các học sinh khối lớp 9 ra về sau 2 tiết học Vật lý
buổi chiều, còn các học sinh lớp 8 đang trong giờ giải lao. Theo một số học sinh chứng kiến kể lại, sự việc
xảy ra tại sân trường. Một học sinh lớp 8 là Lê Công Hoàng (13 tuổi) đã cãi vã rồi xông vào ẩu đả với một
học sinh lớp 9 là Phạm Quốc Minh (15 tuổi). Bất ngờ Hoàng rút một con dao ngắn (thủ sẵn trong người)
đâm một nhát trí mạng làm Minh ngã gục giữa sân trường. Thấy bạn bị đâm, 2 học sinh lớp 9 khác đứng
gần đó là Nguyễn Đăng Khương và Lê Minh Cường xông vào can ngăn nhưng Hoàng tiếp tục hung hăng
chống trả quyết liệt làm 2 học sinh lớp 9 nói trên trọng thương. Cũng trong lúc 2 học sinh lớp 9 giằng co,
tước đoạt dao của Hoàng thì Hoàng cũng bị trọng thương ở tay.
Thời điểm xảy ra vụ việc có rất nhiều học sinh khác, đặc biệt là 4 giám thị của trường, nhưng do quá bất
ngờ nên không ai can thiệp kịp. Ngay sau đó các học sinh được đưa đi cấp cứu, Minh đã tử vong trên
đường chuyển đến bệnh viện, còn Khương và Cường hiện đang được cấp cứu tại Bệnh viện Thống Nhất
(Q. Tân Bình) và đã qua cơn nguy kịch. Riêng Hoàng cũng bị thương, được đưa đi cấp cứu tại một bệnh
viện khác trong sự phản ứng dữ dội của phụ huynh học sinh lớp 9 bị thương và tử vong. Cùng ngày, Cơ
quan CSĐT Công an Q. Tân Bình đã có mặt tại hiện trường để điều tra làm rõ.
----------------------Số liệu thực trạng

4


Trước đây không lâu tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám, quận Bình Thạnh cũng xảy ra một trường hợp
tương tự. Vụ việc xuất phát từ mâu thuẫn giữa 2 nữ sinh cùng lớp 10, mà người lớn đã tham gia... bằng
dao! Hậu quả là 1 người tử vong. Công an quận Bình Thạnh đã bắt giữ 3 đối tượng liên quan, trong đó có

1 nữ sinh 15 tuổi, để lập hồ sơ xử lý. Những vụ việc nói trên chỉ là một số vụ tiêu biểu, mang tính chất
trọng án. Thực tế hiện nay có rất nhiều vụ ẩu đả mà những người tham gia hiện đang cắp sách đến trường.
Có vụ xảy ra ngay trước cổng trường, bên ngoài trường; nhưng cũng có vụ lại xảy ra ngay sân trường, bên
trong lớp học. Điều này cho thấy tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng về số lượng cũng như
mức độ nguy hiểm...
Thời gian gần đây, tình trạng học sinh (HS) ẩu đả nhau liên tục xảy ra ở nhiều địa phương. Ở Khánh Hòa
cũng xảy ra tình trạng này. Mới đây nhất, vụ việc xảy ra trước Trường Trung học Cơ sở (THCS) Nguyễn
Khuyến (phường Vĩnh Phước, TP. Nha Trang) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về bạo lực nơi học đường.
° Tội phạm vị thành niên
Theo hồ sơ của Cơ quan Công an, các em: Lê Trung Mỹ (trú tổ 12 Sơn Thủy, phường Vĩnh Phước), Nguyễn Thanh
Đức Nguyện (trú tổ 7 Hà Ra, Vĩnh Phước) là HS lớp 9/1 và 9/7 Trường THCS Nguyễn Khuyến (Nha Trang). Chiều
29-10, khi tan giờ học thêm, Mỹ và Nguyện đang chơi trước cổng trường thì thấy Bùi Vũ Cao Trung (sinh năm 1996,
trú đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Xương Huân, Nha Trang) cùng một số thanh niên khác dùng mũ bảo hiểm
đánh Lưu Thị Ánh Nguyệt, HS lớp 9/8 Trường THCS Nguyễn Khuyến. Mỹ và Nguyện vào can ngăn thì bị nhóm của
Trung đánh lại. Nguyện lấy 2 dao nhọn (để sẵn trong cặp sách) đưa cho Mỹ 1 dao để đánh lại nhóm Trung. Mỹ và
Nguyện đâm Trung 3 nhát, trong đó có 1 nhát vào cổ, làm Trung bị thương nặng, được người dân đưa đi cấp cứu tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Hiện Cơ quan Công an đang củng cố hồ sơ để xử lý Nguyễn Thanh Đức Nguyện và Lê
Trung Mỹ.
Theo thống kê, từ đầu năm 2010 tới nay ở Vĩnh Long đã xảy ra gần 10 vụ được xem như là
vấn nạn bạo lực học đường (BLHĐ), trong đó hầu hết ở các trường học trên địa bàn TP.Vĩnh
Long.
Chỉ tính riêng trường THCS Lê Quý Đôn (TP.Vĩnh Long), từ đầu năm đến nay Ban Giám hiệu đã trực tiếp
giải quyết 4 vụ việc học sinh (HS) đánh nhau bị phát hiện (chưa kể các vụ không phát hiện được). Xung
quanh việc phòng chống bạo lực học đường, ông Phan Kỳ Nam - Trưởng phòng GDĐT TP.Vĩnh Long cho biết:
/>
Những vụ bạo lực học đường nghiêm trọng trong tháng 3/2010
1. Ngày 3/3, diễn ra vụ Phạm Tường Vi đánh Nguyễn Quỳnh Anh cùng học lớp 10A13, Trường THPT Trần
Nhân Tông, Hà Nội.
2. Ngày 13/3, trong giờ giải lao, học sinh Un Giang San mâu thuẫn với Lê Viết Lợi, học sinh lớp 8A3,
Trường THCS Nguyễn Văn Linh (Gia Lai) đã lôi kéo 2 bạn đánh Lê Viết Lợi.

3. Ngày 16/3, một vụ hỗn chiến bằng hung khí giữa học sinh Trường THCS Sông Hương và THCS Cù
Chính Lan tại khu vực Công viên Thanh Quảng, TP Thanh Hóa
4. Trưa 17/3, em Nguyễn Minh Tú học lớp 11D6, Trường Dân lập Victoria Hoàng Diệu, Hà Nội ngồi trong
quán nước gần khu vực cổng trường bất ngờ bị 2 thanh niên nghi là học sinh cùng trường dùng dao tấn công
khiến Tú bị thương.
5. Vụ học sinh Nguyễn Cẩm Ly, lớp 10, Trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Nội đánh bạn Phạm Thanh Giang
cùng trường được đưa lên mạng ngày 21/
Tại TPHCM đã từng xảy ra cảnh nhóm nữ sinh THCS nắm đầu, giật tóc và dùng cả dao lam để hăm dọa bạn. Còn tại một trường
khác, chỉ vì xích mích mà 2 nam sinh đã hẹn nhau “tính sổ” dẫn đến cái chết của một em, còn em kia đối diện với bản án giết
người. Tại Hà Nội, chuyện học sinh lớp 12 của một trường nọ dùng hung khí thanh toán nhau, khiến một nạn nhân tử vong làm dư
luận bàng hoàng… Đánh nhau, quay clip rồi tung lên mạng như trò chơi thời thượng của học sinh hiện nay, là những bậc làm cha
làm mẹ, ai không đau lòng khi con em mình là nạn nhân của những trò đấm đá? Và liệu những phụ huynh chân chính có thể làm
ngơ khi con em mình là thủ phạm, là nhân vật chính trong những clip nói trên?

/>Hai học sinh cầm dao là Nguyễn Xuân Bách, lớp 10A8 và Phạm Đức Tâm, lớp 10A6 đều là học sinh
trường THPT Hai Bà Trưng (Hà Nội). Mà chuyện chỉ là lên mạng Intenet tìm nhau, rồi hiểu lầm nhau, thế là
đuổi chém nhau. Hậu quả vụ hành xử theo kiểu "xã hội đen", bốn học sinh bị thương nặng. Ngô Trường
----------------------Số liệu thực trạng

5


Giang bị đứt toàn bộ khối cơ đầu, ngón tay. Lê Quốc Cường vết thương "hở" cánh tay trái, đứt mỏm khuỷu.
Nguyễn Công Minh bị chém vào bả vai ngực trái dài 12cm. Nguyễn Mạnh Tùng bị chém rách da vùng
chẩm...
* Ngày 20-2-2008, Phạm Ngọc Vũ, học sinh lớp 12 trường THPT Đại Mỗ (Hà Nội) bị một nhóm thanh
niên chém chết, chỉ vì mâu thuẫn rất trẻ con, đơn giản tranh giành nhau chỗ ngồi ở sân trường. Lưu Danh
Thắng, bạn cùng trường với Vũ đã thuê bọn "đầu gấu" xử bạn mình, gây cái chết cho Vũ.
* Nguyên Hải Anh, 17 tuổi; Tô Văn Hiệp, 16 tuổi; Nguyễn Sơn Tùng, 16 tuổi; Nguyễn Minh Hải, 16
tuổi; Hà Tuấn Anh, 16 tuổi; Đặng Tài Nam, 16 tuổi; Lương Thái Sơn, 17 tuổi. Tất cả đang là học sinh. Đêm

20-3-2008, chúng tụ tập tại đài phun nước Bờ Hồ bàn nhau đi trả thù người đã từng bắt nạt Lê Đức Anh.
Chúng thủ trong người mỗi đứa một con dao. Và 22 giờ đêm cùng ngày, khi phóng xe đến ngã ba phố Văn
Miếu, chúng phát hiện anh Nguyễn Thanh Tuấn đang ngồi với bạn là Phạm Quang Long tại quán nước vỉa
hè. Đức Anh nhận ra đây là người năm ngoái đã có lần bắt nạt mình. Cả nhóm chẳng nói, chẳng rằng xông
vào chém tới tấp. Anh Tuấn bị chém vào lưng. Anh Long bị chém vào chân, tay. Các anh cố bỏ chạy. Nhóm
côn đồ phá tan cả quán nước.
* Ngày 30-8-2008, Vương Quốc Hà, 15 tuổi, học sinh trường THPT cơ sở xã Nguyễn Ái Quốc (Hải
Dương) trên đường đi học về bị tám thiếu niên vây đánh, khiến em bị trụy tim, chết tại chỗ.

Viện Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Việt Nam vừa đưa ra những con số "giật mình" về những
biểu hiện lệch lạc trong giới học sinh. Theo tài liệu từ cuộc khảo sát mới nhất, tỉ lệ học sinh đi học
muộn: bậc tiểu học 20%, bậc THCS 21%, bậc THPT 58%; tỉ lệ quay cóp lần lượt là 8%, 55% và
60%; tỉ lệ nói dối cha mẹ 22%, 50% và 64%; tỉ lệ không chấp hành ATGT: tiểu học 4%, THCS 35%,
THPT 70%.
Còn tại cuộc điều tra khảo sát tại 30 trường ĐH, CĐ trong cả nước - do Vụ Văn hóa - Ban Tuyên giáo
Trung ương phối hợp với Vụ Công tác học sinh - sinh viên (Bộ GD-ĐT) năm 2007đã đưa ra con số rất
đáng suy nghĩ: 51,4% sinh viên cho rằng "sống thử trước hôn nhân là hiện tượng khá phổ biến" và
được coi là "bình thường".
Điều đáng báo động hơn là tỉ lệ phạm tội của người trẻ cũng ngày một tăng cao. Theo thống kê con số
của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hẳn phải khiến nhiều người giật mình.
Năm 1986, có 3.607 người chưa thành niên phạm tội bị phát hiện thì đến năm 1996, con số này là
11.726 người. Trung bình mỗi năm, trên cả nước có 4.746 người chưa thành niên phạm tội bị phát
hiện. Sự gia tăng đột biến của tệ nạn ma túy học đường ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối. Nếu
như năm 2004, chỉ có 600 học sinh, sinh viên nghiện ma túy, thì đến năm 2007, con số này đã tăng lên
1.234 học sinh, sinh viên.
/>
Năm 2010 được xem là năm bội thực các clip nữ sinh đánh nhau. Chỉ cần vào google gõ
từ khóa, hàng loạt clip được tìm thấy với những hình ảnh đầy nhức nhối khi những tà áo
dài lao vào “trả đũa” nhau, hành xử theo lối giang hồ. Đặc biệt nhất là vào ngày 14/9, một
clip nữ sinh ở Nghệ An bị đánh hội đồng khiến dư luận trên địa bàn hết sức phẫn nộ. Mặc

dù đây không phải là lần đầu nhưng những hành động và tình tiết trong clip lại có tính chất
dã man hơn hẳn những clip trước đây.
Trong clip này, một nữ sinh bị ba nữ sinh khác kéo lê trên đường và chửi bới với ngôn
ngữ thiếu văn hóa, thô tục.
----------------------Số liệu thực trạng

6


Hình ảnh làm người xem rợn người khi một nữ sinh tung người lên cao, dùng hai chân
đạp mạnh vào đầu và mặt khiến nữ sinh này ngã gục xuống đất. Sau đó, danh tính nạn
nhân được xác định là bạn Nguyễn Thị Hà Như, học sinh lớp 12A6, THPT Nguyễn Trường
Tộ, TP Vinh. Dù kẻ gây ra chuyện đã bị xử lý nhưng liệu những vết thương tâm hồn của
cô nữ sinh tội nghiệp có thể lành lặn trở lại? Và hình ảnh tà áo trắng của những nữ sinh
hiền thục có còn nguyên vẹn trong lòng dư luận?
Vụ việc này chưa kịp lắng xuống thì ngay sau đó không lâu vào ngày 23/10, trên mạng lại
xuất hiện một clip quay cảnh nữ sinh bị đánh, lột áo giữa đường tại Quảng Ninh. Cầm đầu
vụ đánh hội đồng, lột áo nữ sinh Nguyễn Thị Hồng Nhâm (THPT Lương Thế Vinh) này là
Nguyễn Hải Yến, 19 tuổi, (Cẩm Sơn, thị xã Cẩm Phả). Nguyên nhân của màn “nói chuyện
bằng nắm đấm” kinh hoàng này là do cả thủ phạm và nạn nhân cùng yêu một chàng trai ở
Quảng Ninh.
Bạo lực học đường đang được xem là vấn nạn của ngành giáo dục. Những nạn nhân của
nó có thể không phải chịu những trận đòn kinh khủng như thế nếu như có sự chung tay
của bạn bè hay sự giúp đỡ của những người chứng kiến. Nhưng điều đau lòng là nhiều
học sinh có mặt lúc đó, đã quay lưng, thờ ơ với nỗi đau của bạn mình.

(ĐCSVN) – Có tới 600 trường hợp học sinh, sinh viên vi phạm Luật giao thông trong tháng 9/2009 (trên địa
bàn Hà Nội) thậm chí có những trường hợp học sinh, sinh viên còn chống lại lực lượng làm nhiệm vụ.
Đây là những thông tin được đưa ra tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện cuộc vận động “Học sinh, sinh viên gương
mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc luật giao thông” do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ

chức sáng nay (3/10) tại Hà Nội.
Các lỗi chủ yếu mà học sinh, sinh viên thường vi phạm là đi mô tô xe gắn máy khi không đủ tuổi, không có giấy phép
lái xe; vượt đèn đỏ; vượt quá tốc độ, lạng lách, đánh võng; không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm; học sinh đi
xe đạp dàn hàng 3 hàng 4 lấn chiếm lòng đường, chở quá số người quy định… Bên cạnh đó, hình ảnh học sinh, sinh
viên khi tham gia giao thông chưa có biểu hiện văn hóa như bóp còi inh ỏi, lắp thêm còi vượt tiêu chuẩn, chửi bậy khi
đi trên đường; đùa nghịch nhau khi đang lái xe… vẫn còn khá phổ biến.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm Luật giao thông đường bộ có
chiều hướng gia tăng. Thống kê của Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ-Đường sắt (Bộ Công an) cho thấy,
tại Đà Nẵng, từ năm 2003 – 2008, tình hình học sinh sinh viên vi phạm luật an toàn giao thông lên đến gần
2.000 trường hợp, trong đó có 1.300 trường hợp bị xử phạt hành chính và 7 trường hợp bị khởi tố do vi
phạm luật giao thông gây hậu quả nghiêm trọng. Những con số trên cho thấy vi phạm an toàn giao thông đối
với học sinh sinh viên không phải là hiếm./.

/>báo điện tử đảng cộng sản việt nam
Những thông tin trên được công bố tại Hội thảo “Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ở nước ta
hiện nay - Thực trạng và Giải pháp” do Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam vừa tổ chức tại

Đồng Nai.
Càng lên cao, người trẻ càng... “hư”
Cũng tại Hội thảo này, còn nhiều kết luận giật mình khác được công bố. Ví dụ như về tỷ lệ
quay cóp, rất ngạc nhiên khi cũng có tới 8% học sinh tiểu học đã biết... quay cóp. Con số
----------------------Số liệu thực trạng

7


này lên đến bậc THCS đã nhảy vọt thành 55%, THPT là 60% và đến bậc ĐH, CĐ đã thành
69%.
Cũng ở bậc Tiểu học, đã có tới 22% “sinh viên đại học chữ to” biết... nói dối cha mẹ, còn ở bậc
THCS và THPT thì có tới 50% và 64% học sinh “lừa cha dối mẹ”. Và ở bậc ĐH, CĐ có đến hơn

80% sinh viên sẵn sàng nói dối để qua mặt phụ huynh.
Như vậy, càng lên cao, phong cách sống cũng như đạo đức của học sinh, sinh viên càng “có vấn
đề”. Năm 2007, tại cuộc điều tra khảo sát tại 30 trường ĐH-CĐ trong cả nước do Vụ Văn hóa Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương phối hợp với Vụ Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ GD-ĐT) đã
đưa ra một con số rất đáng suy nghĩ: 51,4% sinh viên cho rằng “sống thử trước hôn nhân là hiện
tượng khá phổ biến” và được coi là “bình thường”.
Tỷ lệ phạm tội của người trẻ cũng ngày một tăng cao. Trong nghiên cứu của GS.TS Vũ Dũng Viện trưởng Viện Tâm lý học đã nêu rất rõ thực trạng này khi ông có trích dẫn: Theo thống kê của
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nếu năm 1986 có 3.607 người chưa thành niên phạm tội bị
phát hiện thì đến năm 1996 con số này là 11.726 em (gấp 3 lần). Trung bình mỗi năm trên cả
nước có 4.746 người chưa thành niên phạm tội bị phát hiện.
Sự gia tăng đột biến của tệ nạn ma túy học đường ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối. Nếu
như năm 2004 chỉ có 600 học sinh, sinh viên nghiện ma túy, thì đến năm 2007 con số này đã tăng
lên 1.234 học sinh, sinh viên.
Nguồn đọc thêm: /> />
----------------------Số liệu thực trạng

8



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×