Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố thuộc chế độ hàn đến chất lượng mối hàn nồi hơi sử dụng trong sấy gỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.21 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

DƯƠNG VIẾT CHÍNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ THUỘC CHẾ ĐỘ
HÀN ĐẾN CHẤT LƯỢNG MỐI HÀN NỒI HƠI
SỬ DỤNG TRONG SẤY GỖ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Hà Nội, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

DƯƠNG VIẾT CHÍNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ THUỘC
CHẾ ĐỘ HÀN ĐẾN CHẤT LƯỢNG MỐI HÀN NỒI HƠI
SỬ DỤNG TRONG SẤY GỖ

Chuyên ngành: Kỹ thuật máy và thiết bị cơ giới hóa nông lâm nghiệp
Mã số: 60 52 14



LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN THÁI

Hà Nội, 2012


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này tôi luôn nhận được sự quan tâm
giúp đỡ và tạo điều kiện của các tổ chức, cá nhân; nhân dịp này tôi xin gửi lời
cám ơn chân thành tới:
- TS Lê Văn Thái - Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật cơ khí - Trường đại
học lâm nghiệp là người hướng dẫn trực tiếp, đã dành nhiều thời gian, chỉ bảo
tận tình và cung cấp các tài liệu khoa học.
- Tập thể cán bộ, các thầy cô giáo khoa sau đại học, khoa cơ điện và
công trình trường Đại học lâm nghiệp đã góp ý và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi thực hiện đề tài.
- Ban lãnh đạo, nhân viên Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề hàn Quốc
gia đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, cử người có chức năng kết hợp giúp tôi
thực hiện các thí nghiệm.
- Viện hàn, tổng công ty lắp máy Việt Nam đã cung cấp tài liệu.
- Công ty TNHH nồi hơi công nghiệp đã cung cấp tài liệu và tạo điều
kiện cho tôi thăm quan, phỏng vấn.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới Ban lãnh đạo nhà trường, cán bộ khoa hàn,
các bạn đồng nghiệp trường Cao đẳng LILAMA 1 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp do tôi tự làm, số liệu thu thập, kết

quả tính toán trung thực và được trích dẫn rõ ràng.
Tác giả

Dương Viết Chính


ii

MỤC LỤC
Lời cảm ơn..........................................................................................
Mục lục................................................................................................
Danh mục các từ viết tắt ...................................................................
Danh mục các bảng............................................................................
Danh mục các hình.............................................................................
Đặt vấn đề...........................................................................................
Chương 1- TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1- Nồi hơi trong dây chuyền sấy gỗ..............................................
1.2- Các phương pháp gia công nồi hơi, hàn nồi hơi....................
1.2.1- Các phương pháp gia công nồi hơi....................................
1.2.2- Hàn nồi hơi.........................................................................
1.2.2.1- Hàn thân ba lông ............................................................
1.2.2.2- Hàn lỗ chui và các ống nước với nồi hơi........................
1.3 - Tình hình nghiên cứu chế độ hàn khi gia công nồi hơi.........
1.4 - Kết luận chung..........................................................................
Chương 2 - MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...............................................
2.2- Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu.........................
2.3- Nội dung nghiên cứu...............................................................
2.4- Phương pháp nghiên cứu........................................................

2.4.1- Các phương pháp nghiên cứu chung.................................
2.4.2- Nội dung và phương pháp nghiên cứu thực nghiệm........
2.4.2.1- Thí nghiệm thăm dò.......................................................
2.4.2.2- Thực nghiệm đơn yếu tố.................................................
2.4.2.3- Quy hoạch hóa thực nghiệm đa yếu tố..........................
2.4.2.4- Phương pháp giải bài toán tối ưu đa mục tiêu...............
2.4.2.5- Chất lượng mối hàn nồi hơi và phương pháp kiểm tra
Chương 3 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1 - Khái quát chung về nồi hơi sấy gỗ........................................
3.1.1- Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nồi hơi...........................

Trang
i
ii
vi
vii
viii
1
3
3
5
5
8
8
9
12
15
16
16
16

16
16
16
19
19
21
24
31
34
37
37
37


iii

3.1.1.1 - Cấu tạo.............................................................................
3.1.1.2 - Nguyên lý hoạt động........................................................
3.1.2- Đặc tính kỹ thuật của nồi hơi nghiên cứu............................
3.1.3 - Xác định một số kích thước cơ bản của nồi hơi..................
3.1.3.1 - Chọn vật liệu chế tạo ba lông và ống nước bức xạ nhiệt
3.1.3.2 - Xác định kích thước và thông số ba lông trên..................
3.1.3.3- Xác định kích thước của ba lông dưới...............................
3.1.3.4- Xác định kích thước ống bức xạ nhiệt và van an toàn......
3.2 - Tính toán chế độ hàn...............................................................
3.2.1- Lựa chọn loại mối hàn........................................................
3.2.2- Lựa chọn vật liệu hàn..........................................................
3.2.3- Chế độ hàn.........................................................................
3.2.3.1- Kích thước gá lắp............................................................
3.2.3.2- Tính tiết diện kim loại đắp và số lớp hàn......................

3.2.3.3- Tính toán các thông số chế độ hàn.................................
3.3 - Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn nồi hơi........
3.3.1 - Ảnh hưởng của yếu tố công nghệ........................................
3.3.1.1- Công nghệ hàn.................................................................
3.3.1.2- Ảnh hưởng của yếu tố công nghệ...................................
3.3.2 - Ảnh hưởng của vật liệu........................................................
3.3.2.1- Ảnh hưởng của vật liệu phụ.............................................
3.3.2.2- Ảnh hưởng của kim lại cơ bản..........................................
3.3.3 - Ảnh hưởng của chế độ hàn..................................................
3.3.3.1- Ảnh hưởng chung của chế độ hàn đến cơ tính mối hàn
3.3.3.2- Ảnh hưởng của các thông số chế độ hàn đến cơ tính mối
hàn........................................................................................................
3.4- Kết luận chương.......................................................................
Chương 4 - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
4.1 - Mục tiêu của thực nghiệm.....................................................
4.2 - Chuẩn bị thí nghiệm..............................................................
4.2.1- Chuẩn bị mô hình thí nghiệm...........................................
4.2.1.1- Mẫu hàn.........................................................................
4.2.1.2- Máy hàn.........................................................................

37
38
38
39
39
39
43
43
47
47

47
48
48
48
49
56
56
56
56
58
58
58
60
60
62
69
70
70
70
70
70
71


iv

4.2.2 - Thiết bị kiểm tra (đo) và phương pháp kiểm tra (đo) .........
4.2.2.1 - Kiểm tra độ bền kéo của mối hàn..................................
4.2.2.2 - Kiểm tra góc uốn của mối hàn......................................
4.2.2.3 - Kiểm tra độ dai va đập của mối hàn..............................

4.3- Lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng và khoảng giới hạn của
chúng...................................................................................................

72
72
73
73

4.3.1- Lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng..........................................
4.3.2- Giới hạn của các yếu tố ảnh hưởng.....................................
4.3.2.1- Dòng điện hàn............................... ..................................
4.3.2.2- Điện thế hàn......................................................................
4.3.2.3- Tốc độ hàn........................................................................
4.4. Kết quả thí nghiệm thăm dò....................................................
4.4.1. Trường hợp hàm mục tiêu là độ bển kéo..........................
4.4.2. Trường hợp hàm mục tiêu là góc uốn..............................
4.4.3. Trường hợp hàm mục tiêu là độ dai va đập......................
4.5 - Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đơn yếu tố........................

74
74
75
75
76
76
76
76
78
79
81


4.5.1 - Xác định quy luật và mức độ ảnh hưởng độc lập của
dòng điện hàn đến cơ tính mối hàn....................................................

81

4.5.1.1- Quy luật và mức độ ảnh hưởng độc lập của dòng điện
hàn đến độ bền kéo mối hàn................................................................

81

4.5.1.2- Quy luật và mức độ ảnh hưởng độc lập của dòng điện
hàn đến góc uốn của mối hàn...............................................................

83

4.5.1.3- Quy luật và mức độ ảnh hưởng độc lập của dòng điện
hàn đến độ dai va đập của mối hàn......................................................

84

4.5.2 - Xác định quy luật và mức độ ảnh hưởng độc lập của điện
thế hàn đến cơ tính mối hàn...............................................................

86

4.5.2.1 - Xác định quy luật và mức độ ảnh hưởng độc lập của
điện thế hàn đến độ bền kéo.................................................................

86


4.5.2.2 - Xác định quy luật và mức độ ảnh hưởng độc lập của
điện thế hàn đến góc uốn.....................................................................

87

4.5.2.3 - Xác định quy luật và mức độ ảnh hưởng độc lập của
điện thế hàn đến độ dai va đập của mối hàn........................................

89

4.5.3 - Xác định quy luật và mức độ ảnh hưởng độc lập của tốc
độ hàn đến cơ tính mối hàn................................................................

90


v

4.5.3.1 - Xác định quy luật và mức độ ảnh hưởng độc lập của tốc
độ hàn đến độ bền kéo của mối hàn.....................................................

90

4.5.3.2 - Xác định quy luật và mức độ ảnh hưởng độc lập của tốc
độ hàn đến góc uốn của mối hàn..........................................................

92

4.5.3.3 - Xác định quy luật và mức độ ảnh hưởng độc lập của tốc

độ hàn đến độ dai va đập của mối hàn ................................................
Kết luận phần thực nghiệm đơn yếu tố..............................................
4.6 - Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đa yếu tố...........................
4.6.1-Chọn vùng nghiên cứu và giá trị biến thiên của các yếu tố
4.6.2 - Xây dựng ma trận kế hoạch hóa thực nghiệm.....................
4.6.3 - Quy luật và mức độ ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố
đến độ bền kéo.....................................................................................
4.6.3.1- Kết quả xử lý số liệu.........................................................
4.6.3.2- Chuyển phương trình hồi quy về dạng thực
4.6.4- Quy luật và mức độ ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố
đến góc uốn ........................................................................................
4.6.4.1- Kết quả xử lý số liệu thí nghiệm ......................................
4.6.4.2- Chuyển phương trình hồi quy về dạng thực.....................
4.6.5- Quy luật và mức độ ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố
đến độ dai va đập.................................................................................
4.6.5.1- Kết quả xử lý số liệu thí nghiệm.......................................
4.6.5.2- Chuyển phương trình hồi quy về dạng thực.....................
4.7- Xác định chế độ hàn nồi hơi tối ưu ........................................
Kết luận và kiến nghị .........................................................................
1 - Kết luận ....................................................................................
2 - Kiến nghị...................................................................................
Tài liệu tham khảo ..............................................................................
Phụ lục .................................................................................................

93
95
95
95
96
97

97
99
100
100
103
103
103
106
106
110
110
111
112
114


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Ý nghĩa

1G

Hàn giáp mối ở tư thế bằng

2G

Hàn giáp mối ở tư thế ngang


ASME

American Society Of Mechanical Engineers - Bộ tiêu chuẩn của
hiệp hội cơ khí Hoa Kỳ

ASTM

American Society for Testing and Materials - Hiệp hội vật liệu
và thử nghiệm Hoa Kỳ

CN

Công nghệ

CO

Certificate of Origin - giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

CQ

Certificate of Quality - chứng nhận chất lượng hàng hóa

DIN

Deutsches Institut für Normung -Tiêu chuẩn quốc gia Đức

DT

Destructive Testing - Kiểm tra mối hàn bằng thử phá hủy


EMC

Độ ẩm cân bằng trung bình

EPC

Engineering -Procurement-Construction-Nhà thầu trọn gói

FCAW

Flux cored arc welding - Hàn bằng dây lõi thuốc

FSB

Độ ẩm bão hòa thớ gỗ

JIS

Japanese Industrial Standards - Tiêu chuẩn quốc gia Nhật

KH

Khoa học

MAG
MC

Metal active gas - phương pháp hàn điện cực nóng chảy trong
môi trường khí bảo vệ CO2

Độ ẩm của gỗ

NNPTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PEC

Pressure Equipment Directive - Tiêu chuẩn thiết bị chịu áp lực
của Liên minh châu Âu

QA

Đảm bảo chất lượng sản phẩm

QC

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

SAW

Submerged Arc Welding - Hàn dưới lớp thuốc bảo vệ

TCVN

Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam

TMC

Độ ẩm cần thiết


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

1.1

Các bộ phận của lò hơi và nguồn gốc chi tiết

6

3.1

Thành phần hóa học của thép ASTM A515

39

3.2

Số liệu kỹ thuật về các bộ phận chính của nồi hơi

46

3.3

Thành phần hoá học của dây ER70S- 6


47

3.4

Thông số chế độ hàn lớp lót

56

3.5

Kích thước vùng ảnh hưởng nhiệt của một số phương
pháp hàn

57

3.6

Hàm lượng carbon tương đương và tính hàn của kim loại

59

4.1

Tổng hợp kết quả phân bố thực nghiệm của b

77

4.2

Các đặc trưng của phân bố thực nghiệm


77

4.3

Tổng hợp kết quả phân bố thực nghiệm của 

78

4.4

Các đặc trưng của phân bố thực nghiệm

79

4.5

Tổng hợp kết quả phân bố thực nghiệm của ak

80

4.6

Các đặc trưng của phân bố thực nghiệm

80

4.7

Dạng mã hóa và giá trị của các yếu tố đầu vào


96

4.8

Ma trận kế hoạch hóa thực nghiệm

96


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

1.1

Cấu tạo của nồi hơi

7

1.2

Cấu tạo ba lông nồi hơi

7


1.3

Chế tạo thân ba lông bằng máy lốc 3 trục

7

1.4

Chế tạo đáy ba lông bằng máy vê chỏm cầu

8

1.5

Hàn ống nước bằng phương pháp TIG + SMAW

9

1.6

Phương pháp hàn MAG

10

1.7

Thiết bị hàn MAG

10


1.8

Máy hàn tự động hàn đường sinh của bình

10

1.9

Máy hàn tự động hàn chu vi của bình

11

1.10

Các tư thế hàn

11

2.1

Sơ đồ nguyên tắc quy hoạch thực nghiệm

25

2.2

Máy thử kéo và mẫu thử

35


2.3

Máy thử uốn, mẫu thử uốn

36

2.4

Máy thử va đập và mẫu thử

36

3.1

Vị trí của nồi hơi trong lò sấy gỗ

37

3.2

Cấu tạo chung của nồi hơi

37

3.3

Mối hàn giáp giáp mối khi hàn ba lông

47


3.4

Kích thước lắp ghép và mối hàn

48

3.5

Tiết diện kim loại đắp của mối hàn

48

3.6

Tổ chức kim loại vùng ảnh hưởng nhiệt của mối hàn

61

3.7

Hình dạng mối hàn và ảnh hưởng của dòng điện hàn

63


ix

TT


Tên hình

Trang

3.8

Hình dạng mối hàn và ảnh hưởng của mật độ dòng điện,
vận tốc điện cực khi hàn trong môi trường CO2

64

3.9

Hình dạng mối hàn và ảnh hưởng của điện thế hàn

65

3.10

Hình dạng mối hàn và ảnh hưởng của tốc độ hàn

67

3.11

Tầm với điện cực

68

4.1


Kích thước mẫu thử độ bền kéo

70

4.2

Kích thước mẫu thử uốn

71

4.3

Kích thước mẫu thử độ dai va đập

71

4.4

Máy hàn tự động MAG KN350

72

4.5

Thiết bị kiểm tra độ bền kéo mối hàn

72

4.6


Thiết bị kiểm tra góc uốn mối hàn

73

4.7

Thiết bị kiểm tra độ dai va đập

74

4.8

Đồ thị quan hệ giữa độ bền kéo với dòng điện hàn

82

4.9

Đồ thị quan hệ giữa góc uốn với dòng điện hàn

84

4.10

Đồ thị quan hệ giữa độ dai va đập với dòng điện hàn

85

4.11


Đồ thị quan hệ giữa độ bền kéo với điện thế hàn

87

4.12

Đồ thị quan hệ giữa góc uốn với điện thế hàn

88

4.13

Đồ thị quan hệ giữa độ dai va đập với điện thế hàn

90

4.14

Đồ thị quan hệ giữa độ bền kéo với tốc độ hàn

91

4.15

Đồ thị quan hệ giữa góc uốn với tốc độ hàn

93

4.16


Đồ thị quan hệ giữa độ dai va đập với tốc độ hàn

94


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nồi hơi là một thiết bị giúp đưa nhiệt của quá trình đốt nóng nước
thành hơi, dưới tác động của áp suất, hơi nóng mang nhiệt sẽ truyền nhiệt
sang một quy trình khác.
Nồi hơi được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt
trong lĩnh vực chế biến gỗ, nồi hơi sử dụng để làm nguồn cung cấp nhiệt và
dẫn nguồn nhiệt đến các thiết bị sấy gỗ. Các lò sấy ở Việt Nam rất khác nhau
về cấp độ, từ công nghệ cao đắt tiền tới rẻ tiền, công nghệ cũ, và công nghệ
do địa phương tự xây dựng. Nhìn chung, phần lớn các lò sấy của Việt Nam sử
dụng lò hơi để tạo ra nhiệt.
Do đặc điểm làm việc dưới áp suất và nhiệt độ cao, đòi hỏi nồi hơi phải
có độ bền cao. Ngoài việc chọn vật liệu phù hợp với đặc điểm chịu lực và
nhiệt độ thì quy trình gia công chế tạo đòi hỏi phải tính toán và lựa chọn khắt
khe, đặc biệt là quy trình hàn để đảm bảo các điều kiện về chịu lực và an toàn
khi vận hành.
Hiện nay ngành chế tạo máy của Việt Nam đã phát triển và có được
công nghệ chế tạo tiên tiến; chúng ta đã có đầy đủ những thiết bị chế tạo máy
tiên tiến trên thế giới đặc biệt là thiết bị gia công và thiết bị hàn kim loại. Tuy
vậy, một số thiết bị quan trọng phục vụ công nghiệp như: bồn, bể, nồi hơi,
thiết bị chịu áp lực...vẫn phải nhập ngoại nguyên chiếc hoặc nhập khẩu công
nghệ; điều này làm lãng phí về mặt kinh tế cho đất nước, không chủ động
trong sản xuất để trở thành các nhà thầu EPC ngay cả các dự án xây dựng

công nghiệp trong nước.
Để sử dụng có hiệu quả các thiết bị hàn sẵn có để sản xuất nồi hơi trong
nước, từng bước giảm giá thành của thiết bị sử dụng hơi nóng nói chung và
thiết bị sấy gỗ nói riêng nhưng vẫn đảm bảo được tính năng sử dụng và quy
định về an toàn. Với ý nghĩa đó, việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của một số yếu tố thuộc chế độ hàn đến chất lượng mối hàn nồi hơi
sử dụng trong sấy gỗ” là cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và xã hội.
Việc nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố thuộc chế độ hàn đến
chất lượng mối hàn nồi hơi sử dụng trong sấy gỗ sẽ mang lại:


2

- Hiệu quả đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ
+ Từng bước xây dựng các quy định, quy chuẩn về chế tạo và
kiểm định các thiết bị áp lực theo tiêu chuẩn Quốc gia phù hợp với thực tế và
điều kiện về khoa học công nghệ hiện nay.
+ Thực hiện nghiên cứu chế tạo các thiết bị chịu áp lực nhỏ, xây
dựng ngân hàng dữ liệu nhằm nâng cao chất lượng mối hàn, từng bước thực
hiện chế tạo theo công nghệ nội địa các thiết bị chịu áp lực lớn hơn như bình,
bồn, bể cao áp.
- Hiệu quả kinh tế xã hội
+ Sử dụng được thiết bị hàn, nhân công trong nước để chế tạo
nồi hơi phục vụ chế biến gỗ nhằm từng bước nội địa hóa để giảm giá thành
sản phẩm.
+ Sử dụng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định Quốc gia
để đăng kiểm nội địa mà không cần đăng kiểm hoặc giám sát của Quốc tế,
không cần trả phí cho bản quyền của quy trình của nước ngoài.
+ Chủ động chế tạo nồi hơi theo các mục đích sử dụng khác
nhau, phù hợp với năng suất và quy mô sản xuất của doanh nghiệp chế biến

gỗ và các lĩnh vực khác.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1- Nồi hơi trong dây chuyền sấy gỗ
Gỗ ở trạng thái tự nhiên luôn luôn chứa một lượng nước lớn bên trong;
khi không có hoặc chỉ có một lượng nước nhỏ thoát ra khỏi gỗ thì gỗ được gọi
là gỗ tươi. Lượng nước tồn tại bên trong ảnh hưởng rất lớn đến tính chất của
gỗ; vì vậy, việc làm cho nước bên trong gỗ thoát ra ngoài là bước đầu tiên và
quan trọng nhất trước khi gỗ được đem chế biến. Nước trong gỗ thoát ra ngoài
sẽ làm cho gỗ có kích thước ổn định, không bị sâu mọt, dễ dàng bảo quản,
quá trình hoàn thiện và gia công sản phẩm cũng vì thế mà sẽ đạt chất lượng
cao hơn. Đặc biệt, việc xử lý nước trong gỗ sẽ làm nhằm giảm trọng lượng
của nó theo đó làm giảm chi phí vận chuyển.
Hiện nay, Việt Nam là một nước có ngành công nghiệp chế biến gỗ
thuộc loại lớn trên thể giới. Cụ thể, trong tháng 9/2011, xuất khẩu gỗ của Việt
Nam đã đạt 402 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm
2011 lên 3 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, vươn lên đứng đầu
khu vực Đông Nam Á và thứ 10 thế giới, mỗi năm nước ta phải nhập khẩu tới
4 triệu m³ gỗ để làm nguyên liệu chế biến.
Có nhiều phương pháp làm cho nước trong gỗ thoát ra ngoài, phổ biến
như: hong phơi, sấy chân không, sấy cưỡng bức... Tuy nhiên, hong phơi có
những nhược điểm là thời gian sấy dài, gỗ không thể sấy khô đến độ ẩm dưới
độ ẩm cần thiết 15% , cần một diện tích rộng cho việc xếp đống và hong phơi.
Sấy chân không đã được áp dụng phổ biến ở các nước châu Âu và châu Á; tuy
vậy, do giá thành thiết bị cao và vận hành phức tạp nên phương pháp sấy này
vẫn chưa được áp dụng phổ biến cho nền công nghiệp chế biến gỗ ở nước ta.

Với nhu cầu sản xuất lớn, nhằm đảm bảo độ ẩm của gỗ theo quy định
thì việc sấy gỗ cưỡng bức bằng lò sấy gỗ là lựa chọn tối ưu tại nước ta. Không
giống với quá trình hong phơi, nhiệt độ, độ ẩm tương đối và sự tuần hoàn
không khí trong lò sấy được kiểm soát trong suốt quá trình sấy. Nhiệt độ
trong quá trình sấy có thể lên tới 100oC. Tuy nhiên, việc sấy gỗ với nhiệt độ
cao thường không phổ biến bởi vì khó hạn chế các khuyết sinh ra trong quá
trình sấy.


4

Tại các nhà máy chế biến gỗ, mùn cưa, gỗ rác, phoi bào, gỗ vụn được
mặc định là phế thải của chế biến gỗ; các phế thải này thường được tập trung
thành đống lớn ở khu vực ở nhà máy không có mái che, khi có mưa sẽ tạo ra
lượng nước hôi thối, mất vệ sinh thải ra hệ thống nước thải của môi trường;
một số nhà máy, phế thải này được đem đi đốt với khối lượng lớn, thải ra môi
trường nhiều chất độc hại. Những năm gần đây, các nhà máy đã tận dụng phế
thải này để chuyển hóa thành nhiệt lượng để phục vụ cho nhu cầu sấy gỗ.
Để thực hiện quá trình sấy gỗ thì nhiệt lượng là tác nhân cần thiết để
làm bay hơi nước từ gỗ. Nhiệt được cung cấp bằng việc đốt than, dầu, ga hoặc
các phế thải trong quá trình chế biến gỗ…thông qua nồi hơi.
Nồi hơi (boiler) là một thiết bị thu năng lượng (nhiệt năng) do quá trình
đốt nhiên liệu (phế thải chế biến gỗ) để chuyển cho quá trình sấy gỗ trong lò
sấy thông qua tác nhân trung gian là nước. Nồi hơi thu nhiệt của qua trình đốt
để đun nóng nước trong nồi thành hơi, dưới tác động của áp suất hơi sẽ truyền
nhiệt sang lò sấy gỗ. Khi nước được chuyển thành hơi, thể tích sẽ tăng lên
khoảng 1.600 lần, tạo ra áp suất rất cao, vì vậy lò hơi là thiết bị phải được
tuân thủ quy trình kỹ thuật chế tạo và vận hành có độ an toàn cao. [8]
Hệ thống lò hơi bao gồm: một hệ thống nước cấp, hệ thống hơi và hệ
thống nhiên liệu. Hệ thống nước cấp nước cho lò hơi và tự động điều chỉnh

nhằm đáp ứng nhu cầu hơi. Hệ thống thu gom hơi và kiểm soát hơi do lò hơi
sản xuất ra. Một hệ thống đường ống dẫn hơi tới vị trí cần sử dụng; qua hệ
thống này, áp suất hơi được điều chỉnh bằng các van và kiểm tra bằng thiết bị
đo áp suất hơi. Hệ thống nhiên liệu bao gồm tất cả các thiết bị được sử dụng
để tạo ra nhiệt cần thiết. Các thiết bị cần dùng trong hệ thống nhiên liệu phụ
thuộc vào loại nhiên liệu sử dụng trong hệ thống nhiên liệu. Nước đưa vào lò
hơi được chuyển thành hơi được gọi là nước cấp; nước cấp có hai nguồn
chính là: Nước ngưng hay hơi ngưng tuần hoàn từ các quy trình và nước đã
qua xử lý từ bên ngoài bộ phận lò hơi và các quy trình của nhà máy. Để nâng
cao hiệu quả sử dụng lò hơi, một thiết bị trao đổi nhiệt đun nóng sơ bộ nước
cấp sử dụng nhiệt thải từ khí lò.


5

Hiện nay trong công nghiệp thường sử dụng các loại lò hơi như lò hơi
ống lửa, lò hơi ống nước, lò hơi trọn bộ, lò hơi buồng lửa tầng sôi... Trong chế
biến gỗ, lò hơi buồng lửa tầng sôi FBC là một lựa chọn khả thi và có rất nhiều
ưu điểm so với hệ thống đốt truyền thống khác, nó mang lại rất nhiều lợi
ích là: thiết kế lò hơi gọn nhẹ, nhiên liệu linh hoạt, hiệu suất cháy cao hơn và
giảm thải các chất gây ô nhiễm độc hại như SO và NO. Nhiên liệu đốt của
những lò hơi loại này gồm có than, vỏ trấu, bã mía, và các chất thải nông
nghiệp khác. Lò hơi buồng lửa tầng sôi có các mức công suất rất khác
nhau từ 0,5 T/h cho tới hơn 100 T/h. Loại lò hơi này được sử dụng trong sấy
lúa, sấy gỗ, nhà máy đường... [8]
Theo báo cáo của dự án 027/06VIE “Tăng cường kỹ năng và cải tiến
công nghệ cho các xưởng xẻ quy mô nhỏ vùng nông thôn Việt Nam - MS4:
Sấy gỗ ở Việt Nam” [2] và các nguồn số liệu tại một số nhà máy chế tạo nồi
hơi rải đều trên các vùng trên lãnh thổ Việt Nam; các doanh nghiệp chế biến
gỗ và các cơ sở sấy gỗ có quy mô từ nhỏ đến lớn thường sử dụng các loại lò

sấy gỗ có áp suất làm việc của nồi hơi từ 6 ÷ 12 kg/cm2, năng suất sinh hơi từ
1400 ÷ 2800 kg/h, thuộc loại buồng lửa tầng sôi FBC. Đây là loại lò hơi có
công suất nhỏ, sử dụng nhiên liệu là bã mía, mùn cưa, rơm rạ và các phụ
phẩm chế biến gỗ..., loại này có thể chế tạo và đăng kiểm trong nước, giá
thành lò tổng thể thấp. Tùy thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp mà sử
dụng số lò hơi nhiều hay ít, những doanh nghiệp nhỏ có thể sử dụng 01 chiếc,
doanh nghiệp lớn có thể sử dụng nhiều lò sấy. Ví dụ Công ty Hoàng Thanh có
trụ sở tại Dĩ An tỉnh Bình Dương sử dụng 12 lò, công ty Toung Tai sử dụng
10 lò đặt tại các vị trí khác nhau trong nhà máy.
1.2 - Các phương pháp gia công nồi hơi, hàn nồi hơi
1.2.1 - Các phương pháp gia công nồi hơi
- Lò hơi gồm nhiều chi tiết, cụm chi tiết và các linh kiện hợp thành.
Hiện nay trong nước chỉ chế tạo một số bộ phận của lò hơi và tiến hành lắp
ráp với các bộ phận khác nhập ngoại hoặc mua của các doanh nghiệp sản xuất
chuyên biệt. (bảng 1.1)


6

Bảng 1.1. Các bộ phận của lò hơi và nguồn gốc chi tiết

TT

Tên thiết bị

Đ.vị

Số lg

Nơi sản xuất


1

Quạt hút, công suất 5,5KW

Cái

01

Cty cơ điện

2

Quạt đẩy, Công suất 1,1kw.

Cái

01

Cty cơ điện

3

Bơm điện cấp nước cho lò

Cái

01

Taiwan


4

Bộ tự động cấp nước

Bộ

01

Korea

5

Tủ điện điều khiển

Cái

01

Cty cơ điện

6

Cụm ống thuỷ

Cụm

2

China


7

Cụm đồng hồ áp lực

Cụm

01

Taiwan

8

Van an toàn

Cái

02

Germany

9

Van hơi mặt bích thép cấp hơi

Cái

01

Germany


Cái

02

Germany

Cái

01

Germany

10

11

Van hơi mặt bích thép xả ống
góp
Van hơi mặt bích thép xả ba
lông

12

Van hơi mặt bích thép cấp nước

Cái

01


Germany

13

Van hơi mặt bích thép xả nhanh

Cái

01

Germany

14

Van hơi mặt bích thép xả e

Cái

01

Germany

15

Dây cáp điện

Bộ

01


Vinacab

16*

Nồi hơi

Cái

01


7

- Nồi hơi gồm ba phần chính được liên kết kín với nhau bằng phương pháp
hàn. (hình 1.1)

1- Ba lông trên, 2-ống nước, 3- ba lông dưới
Hình 1.1. Cấu tạo của nồi hơi

- Ba lông trên và ba lông dưới có nhiệm vụ khác nhau trong quá trình làm
việc nhưng chúng có cùng cấu tạo, kích thước và chịu cùng áp suất, vì vậy khi
chế tạo cũng giống nhau về vật liệu và kích thước.(hình 1.2)

1- Thân ba lông; 2- Đáy ba lông
Hình 1.2. Cấu tạo ba lông nồi hơi

- Thân của ba lông được chế tạo bằng phương pháp lốc để tạo hình sau đó sử
dụng phương pháp hàn để nối kín. (hình 1.3)

Hình 1.3. Chế tạo thân ba lông bằng máy lốc 3 trục



8

- Đáy ba lông được chế tạo bằng phương pháp vê chỏm cầu. (hình 1.4)

Hình 1.4. Chế tạo đáy ba lông bằng máy vê chỏm cầu

1.2.2 - Hàn nồi hơi
1.2.2.1- Hàn thân ba lông
Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều phương pháp hàn đang phổ biến có
thể hàn được mối hàn ba lông để đảm bảo năng suất, chất lượng và kinh tế
như: hàn hồ quang tay SMAW, hàn TIG (GTAW), hàn MAG (GMAW), hàn
dưới thuốc (SAW), hàn dây lõi bộ (FCAW)... Phương pháp hàn điện cực nóng
chảy trong môi trường khí bảo vệ gọi là MAG (GMAW) có giá thành chế tạo
rẻ, thiết bị đa dạng và phổ biến, hiện nay được nhiều doanh nghiệp áp dụng,
ưu điểm của phương pháp hàn MAG là:
- Dùng cho hàn thép các bon thấp và thép hợp kim thấp với dạng
dịch chuyển tia. Dạng dịch chuyển ngắn mạch thích hợp để hàn các tấm
mỏng, dạng dịch chuyển giọt lớn có thể hàn được các tấm dày nhưng có hiện
tượng bắn toé kim loại.
- Hàn được ở mọi tư thế
- Chiều dày kim loại hàn từ 0,8mm đến 40 mm
- Mật độ dòng hàn cao, vùng ảnh hưởng nhiêt hẹp.
- Có thể điều chỉnh thành phần hoá học của mối hàn thông qua thay
đổi thành phần dây hàn.
- Khả năng cơ giới hoá và tự động hoá cao, chiều sâu nóng chảy lớn
- Chi phí thấp, năng suất cao, chất lượng liên kết hàn được đảm bảo
- Hạn chế ảnh hưởng của tay nghề người thợ đến chất lượng mối hàn
- Thiết bị hàn đơn giản, phổ biến trên thị trường.



9

Ba lông nồi hơi có dạng bình chứa, có chiều dài mối hàn lớn, mối hàn
là đường thẳng và đường chu vi, yêu cầu mối hàn ngấu hoàn toàn nên đòi hỏi
sự đồng đều về cơ tính của các mối hàn trên toàn chi tiết. Để đảm bảo yêu cầu
trên ta có thể chọn quá trình hàn MAG tự động để hàn ba lông.
1.2.2.2- Hàn lỗ chui và các ống nước với nồi hơi (hình 1.5)
Các mối hàn liên kết ống với ba lông: Vì các đường ống nước và lỗ
chui có đường kính nhỏ không thực hiện được bằng phương hàn tự động nên
các mối hàn này thực hiện bằng phương pháp lót TIG, phủ hồ quang tay với
quy trình hàn đòi hỏi kỹ thuật khắt khe với que hàn đặc biệt có tính chịu lực
cao. [16,20]

Hình 1.5. Hàn các ống nước bằng phương pháp lót TIG phủ hồ quang tay

* Phương pháp hàn MAG
- Hàn MAG (Metal Active Gas) là phương pháp hàn nóng chảy bằng
bằng hồ quang trong môi trường khí bảo vệ. Nguồn nhiệt được cung cấp bởi
hồ quang tạo ra giữa điện cực nóng chảy và vật hàn. Hồ quang và kim loại
nóng chảy được bảo vệ khỏi tác dụng của không khí ở môi trường xung
quanh bởi khí hoạt tính CO2 [21] (hình 1.6)
- Nguồn điện được cung cấp bởi bộ phận biến thế hàn, một đầu được
nối với chi tiết, đầu còn lại nối với dây hàn thông qua kẹp tiếp điện ở đầu mỏ.
Hồ quang cháy giữa dây hàn và vật hàn, bể hàn được bảo vệ bằng nguồn khí
đóng chai thông qua hệ thống ống dẫn và van được phun ra ở đầu mỏ.
- Dây hàn được đóng thành cuộn lớn đặt trong máy hàn và chuyển ra
liên tục nhờ hệ thống đẩy dây vì vậy quá trình hàn được liên tục. (hình 1.7)



10

12345678-

Bể hàn
Khí bảo vệ
Chụp khí
Ống dẫn dây hàn
Khí bảo vệ
Điện cực hàn
Cáp dẫn điện
Hồ quang hàn

Hình 1.6. Phương pháp hàn MAG

12345678-

Chai khí
Van giảm áp
Cuộn dây hàn
Bảng điều khiển
Mỏ hàn
Chi tiết hàn
Cáp hàn
Biến thế hàn

Hình 1.7. Thiết bị hàn MAG

- Máy hàn MAG tự động có 2 dạng là:

+ Mỏ hàn chuyển động, chi tiết cố định, để hàn mối hàn theo đường
thẳng. (hình 1.8)
1- Chi tiết hàn
2- Mỏ hàn
3-Bộ phận di chuyển
4-Bảng điều khiển
5- Cuộn dây hàn
6-Ống dẫn khí
7-Van giảm áp
8- Biến thế
9-Chai khí
10- Ống dẫn khí
Hình.1.8. Máy hàn tự động hàn đường sinh của bình


11

+ Mỏ hàn đứng yên, chi tiết chuyển động, để hàn mối hàn theo chu vi.
(hình 1.9)
1-Động cơ
2-Bánh lăn
3-Chi tiết hàn
4-Mỏ hàn
5- Bảng điều
khiển
6-Cuộn dây hàn
8- Biến thế

Hình 1.9. Máy hàn tự động hàn chu vi của bình.


* Tư thế hàn
- Tư thế hàn trong không gian được chia ra 4 loại, theo TCVN và ISO tư
thế hàn được ký hiệu bằng số, bao gồm: hàn bằng (1), hàn ngang (2), hàn
đứng (3), hàn trần (4). Trong các tư thế hàn, tư thế hàn bằng là thuận lợi, dễ
dàng và có năng suất cao nhất, khi không thể xoay chi tiết về tư thế hàn bằng,
người ta mới sử dụng các tư thế khác. (hình 1.10) [12]

Hình 1.10. Các tư thế hàn

* Các thông số chế độ hàn
Với hàn MAG các thông số chế độ hàn bao gồm:
+ Đường kính dây hàn.


12

+ Loại khí bảo vệ.
+ Lưu lượng khí bảo vệ.
+ Điện thế hàn
+ Tốc độ cấp dây .
+ Tốc độ hàn.
+ Dòng điện hàn
+ Góc nghiêng mỏ hàn
+ Tầm với của điện cực...
1.3 - Tình hình nghiên cứu chế độ hàn khi gia công nồi hơi
Trên thế giới có nhiều bộ tiêu chuẩn và quy định của khu vực và quốc gia
liên quan tới thiết kế, kết cấu, chế tạo, yêu cầu kỹ thuật an toàn về nồi hơi
trong đó có các tiêu chuẩn về hàn nồi hơi, điển hình như:
* PEC (Pressure Equipment Directive) [20]
- PEC đã được thông qua bởi Nghị viện châu Âu năm 1997, đây là bộ

tiêu chuẩn về thiết bị áp lực và nồi hơi bắt buộc trên toàn EU. Tiêu chuẩn
PED phát sinh từ EU cho việc loại bỏ các rào cản kỹ thuật thương mại và xây
dựng theo "phương pháp tiếp cận hợp hài hòa giữa kỹ thuật và tiêu
chuẩn". Mục đích của nó là để hài hoà hoá pháp luật quốc gia của các nước
thành viên EU đến việc đánh giá thiết kế, sản xuất, thử nghiệm và sự phù hợp
của thiết bị áp lực và lắp ráp thiết bị áp lực. Tiêu chuẩn này liên quan đến các
hạng mục như bình áp lực, trao đổi nhiệt, máy phát điện hơi nước, nồi hơi,
đường ống công nghiệp, thiết bị an toàn và các phụ kiện áp lực.
- Các vấn đề mà PCE đã nghiên cứu, tiêu chuẩn hóa và áp dụng là:
+ Chọn vật liệu chế tạo nồi hơi, kích thước ba lông, ống dẫn
+ Quy định về tính toán chịu lực, độ an toàn
+ Kích thước mối hàn, quy trình hàn
+ Quy định về kiểm định
* ASME(American Society Of Mechanical Engineers) [16]
- Là bộ tiêu chuẩn của hiệp hội cơ khí Mỹ. Bộ tiêu chuẩn được chỉnh
sửa và ban hành ba năm một lần, bao gồm 28 lĩnh vực riêng biệt về các quy
tắc về an toàn khi thiết kế, chế tạo và kiểm tra nồi hơi, bình áp lực, tua bin khí
và nhà máy điện hạt nhân. Năm 1884 ASME công bố tiêu chuẩn đầu
tiên. Trong những năm qua ASME đã phát triển nhiều tiêu chuẩn, mã số và kỹ


13

thuật giúp các kỹ sư và kỹ thuật làm cẩm nang cho hoạt động, tiêu chuẩn kỹ
thuật và tiêu chuẩn an toàn trên toàn thế giới, trong đó:
- ASME I: Tiêu chuẩn này trình bày các yêu cầu về thiết kế, vật liệu,
gia công, chế tạo, lắp ráp, giám sát và kiểm tra các thiết bị lò hơi. Trong đó
bao gồm vật liệu hàn, quy trình hàn, quy trình và tiêu chuẩn kiểm tra mối hàn.
- ASME VIII Division 1: Tiêu chuẩn này trình bày các yêu cầu về thiết
kế, vật liệu, gia công, chế tạo, lắp ráp, giám sát và kiểm tra các thiết bị nồi hơi

và bồn chịu áp lực.
*Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 6004 -1995 [9]
- Năm 1995 Việt Nam ban hành tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6004 -1995
về “Nồi hơi-Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo”
- TCVN 6004 -1995 đã tiêu chuẩn hóa về tính toán chịu lực, tiêu chuẩn
hóa về thiết kế, kiểm tra an toàn và chế tạo nồi hơi, trong đó có quy định về
khâu hàn.
Nói chung, các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế đã quy định rất rõ về “yêu
cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo” của nồi hơi, nhưng việc làm
thế nào, hàn thế nào để đạt được tiêu chuẩn đó thì còn rất ít. Hiện nay, trong
nước chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về lĩnh vực chế độ hàn khi gia
công nồi hơi, mà chỉ có công trình nghiên cứu về chế tạo lò hơi, nồi hơi tổng
thể.
Các công trình nghiên cứu về chế độ hàn kết cấu thép nói chung trong
đó bao hàm cả các kết cấu thuộc nồi hơi thì có nhiều, thuộc các lĩnh vực
nghiên cứu khoa học, thiết kế chế tạo, thực tế sản xuất và nghiên cứu chế độ
hàn khi vận hành tự động hóa. Một số nghiên cứu tiêu biểu, có phạm vi liên
quan tới chế độ hàn kết cấu của nồi hơi như:
- Năm 2011, Đào Công Đức với đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ
hàn MAG đến sự hình thành mối hàn ở tư thế 2G khi hàn thành bể chứa
dầu”. Nội dung nghiên cứu là sự ảnh hưởng của chế độ hàn MAG đến sự hình
thành mối hàn nhưng chỉ ở phạm vi tư thế 2G, chi tiết hàn là bể chứa dầu. Bể
chứa dầu cũng là chi tiết chịu áp lực, luận văn đề cập tới chất lượng mối hàn
khi chịu áp suất thủy tĩnh ở điều kiện nhiệt độ bình thường ≤ 50oC
- Năm 2011, Đỗ Lê Hoàng với đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ hàn
đến thành phần hóa học và cơ tính kim loại mối hàn khi hàn tự động dưới lớp
thuốc kết cấu thép”. Nội dung của đề tài cũng nghiên cứu tới sự ảnh hưởng


14


của chế độ hàn tới cơ tính mối hàn nhưng phạm vi nghiên cứu bao gồm cả
thành phần hóa học của mối hàn; phương pháp hàn là hàn SAW (dưới thuốc)
- Năm 2010, La Ngọc Tuấn - Trường Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái
Nguyên với đề tài “ Tối ưu hóa chế độ công nghệ hàn hồ quang tự động cho
robot hàn AX-C”. Nội dung đề cập tới sự ảnh hưởng của chế độ hàn đến cơ
tính mối hàn, phạm vi áp dụng cho mọi phương pháp hàn hồ quang, nội dung
cơ bản đề cập tới việc ra lệnh cho robot tự đặt chế độ hàn.
- Năm 2009, Trương Đình Luân - Trường Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái
Nguyên với đề tài “Lập trình cho robot hàn Almega AX-V6 để hàn một số
đường cong phức tạp” . Nội dung đề cập tới việc lập trình cho robot lựa chọn
chế độ hàn tối ưu nhưng không đề cập sâu tới chất lượng mối hàn mà chủ yếu
giải quyết vấn đề vận hàn đúng vị trí của robot
- Năm 2011,Vũ Tiến Đạt - Học viện kỹ thuật quân sự với đề tài “Nghiên cứu
công nghệ hàn bồn”. Nội dung có đề cập tới chế độ hàn và chất lượng mối
hàn, nhưng nội dung chủ yếu là xem xét sự ảnh hưởng của công nghệ hàn đến
việc chế tạo bồn chịu áp suất thủy tĩnh và làm việ ở nhiệt độ thường.
- Năm 2011, Nguyễn Hồng Thắng - Học viện kỹ thuật quân sự với đề tài ”
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nguyên tố Mn, Si đến cơ tính của mối hàn”.
Nội dung có đề cập tới cơ tính của mối hàn, phạm vi nghiên cứu là thành phần
Mn và Si.
Các công trình nghiên cứu về nồi hơi trong đó bao hàm cả phần chế độ
hàn nồi hơi, thuộc các lĩnh vực thiết kế chế tạo, thực tế sản xuất. Các nghiên
cứu tiêu biểu trong đó có nghiên cứu phần chế độ hàn gồm:
- Năm 2008, Nguyễn Việt Đức - Đaị học bách khoa Hà Nội với đề tài
“Nghiên cứu chế tạo một lò hơi công nghiệp với sản lượng 6 T/h có khả năng
sản xuất hơi quá nhiệt”.
- Năm 2009, Công ty TNHH sản xuất - thương mại - dịch vụ Tân Việt Mỹ
với đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các loại nồi hơi”.
- Năm 2006, tập thể bộ môn Hệ thống năng lượng nhiệt thuộc Viện KH và

CN Nhiệt lạnh trường ĐHBK Hà Nội - Nghiên cứu chế tạo mẫu lò hơi công
suất nhỏ hiệu suất cao...
Các đề tài trên đi sâu nghiên cứu về năng suất, tính an toàn và cải tiến
nồi hơi, chất lượng mối hàn có đề cập tới, nhưng coi đây là yếu tố mặc định
đảm bảo đủ điều kiện chịu lực.


×