Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Nghiên cứu giải pháp phát triển ngành thủy sản huyện kim sơn, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 147 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan về số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa
phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực
hiện đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

Tạ Phú Quốc

năm 2015


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ giúp đỡ
nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài Trường Đại học Lâm nghiệp
Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong Khoa
Kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều
kiện và hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.


Tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Văn Hà, người đã dành nhiều
thời gian, tâm huyết và luôn tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ phòng Thống kê,
phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kim Sơn; Chi cục thuỷ sản Ninh Bình;
UBND huyện Kim Sơn cùng các hộ dân và ngư dân ở địa phương đã tận
tình giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình thực tập và hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã
luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Học viên

Tạ Phú Quốc

năm 2015


iii

MUC LUC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MUC LUC .................................................................................................... iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH
THỦY SẢN ................................................................................................... 5
1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về phát triển ........................................................................ 5
1.1.2. Khái niệm phát triển ngành thủy sản ..................................................... 6
1.1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển ngành thủy sản .......................... 11
1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành thủy sản .............................. 12
1.2. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về phát triển bền vững ngành thuỷ
sản ................................................................................................................ 17
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phát triển ngành thủy sản
[42,43] .......................................................................................................... 17
1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về phát triển ngành
thủy sản ........................................................................................................ 21
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển thủy sản đối với huyện Kim
Sơn tỉnh Ninh Bình ...................................................................................... 30
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu ............................................................ 31
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên [55] ................................................... 31
2.1.2. Đặc điểm môi trường, nguồn lợi và tiềm năng phát triển thủy sản ...... 34


iv

2.1.3. Đặc điểm về điều kiện kinh tế xã hội .................................................. 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 48
2.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: ............................................... 48

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu: ........................................................... 49
2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn:..................................... 50
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 52
3.1. Thực trạng phát triển thủy sản huyện kim sơn, tỉnh ninh bình những năm
qua. .............................................................................................................. 52
3.1.1. Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản ........................................... 52
3.1.2. Thực trạng phát triển khai thác thủy sản ............................................. 68
3.1.3. Thực trạng phát triển chế biến thuỷ sản và thương mại thuỷ sản ......... 78
3.1.4. Thực trạng phát triển ngành thủy sản về tài nguyên và môi trường ..... 80
3.1.5. Thực trạng phát triển ngành thủy sản Kim Sơn về xã hội.................... 85
3.2. Yếu tố ảnh hưởng và dự báo phát triển thủy sản huyện kim sơn, tỉnh ninh
bình .............................................................................................................. 90
3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng ......................................................................... 90
3.2.2. Dự báo các điều kiện phát triển thủy sản huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình ... 92
3.3. Phương hướng và giải pháp phát triển ngành thủy sản huyện kim sơn,
tỉnh ninh bình ............................................................................................. 104
3.3.1. Phương hướng phát triển ngành thuỷ sản huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh
Bình. .......................................................................................................... 104
3.3.2. Nhóm giải pháp khai thác thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình 111
3.3.3. Nhóm giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình................................................................................................... 114
3.3.3. Giải pháp phát triển phát triển chế biến và tiêu thụ thủy sản ............. 122
3.3.4. Giải pháp hỗ trợ phát triển thủy sản Kim Sơn, Ninh Bình................. 125
KẾT LUẬN................................................................................................ 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải chữ viết tắt

BTC

Bán thâm canh

CBTS

Chế biến thủy sản

ĐVT

Đơn vị tính

KTTS

Khai thác thủy sản

KH - CN

Khoa học công nghệ

KT- XH

KT-XH

NN&PTNT


Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng hải sản

NS

Năng suất

QC

Quảng canh

QCCT

Quảng canh cải tiến

SL

Sản lượng

TC

Thâm canh

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


TĐTTBQ

Tăng trưởng bình quân

TNMT

Tài nguyên môi trường

XKTS

Xuất khẩu thuỷ sản


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

NỘI DUNG

TRANG

2.1

Thống kê phân loại các loài cá ở thuỷ vực vùng ĐBSH.

34

2.2


Diện tích phát triển NTTS huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

37

2.3

Cơ cấu lao động huyện Kim Sơn 2011 – 2014

40

3.1
3.2
3.3
3.4
3.5

Sản lượng nuôi trồng thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
2012 -2014
Diện tích đưa vào nuôi trồng thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình 2012 -2014
Sản lượng khai thác thủy sản huyện Kim Sơn năm 2012 -2014
Diễn biến sản lượng nuôi cá nước ngọt tại huyện Kim Sơn qua
các năm 2012 - 2014
Diễn biến sản lượng nuôi cá nước mặn tại huyện Kim Sơn qua
các năm 2012 - 2014

53
53
55

62
64

3.6

Sản lượng khai thác thủy sản huyện Kim Sơn năm 2012 -2014

69

3.7

Sản lượng khai thác hải sản huyện Kim Sơn năm 2012 -2014

69

3.8

Sản lượng KT thủy sản nôi đồng huyện Kim Sơn năm 2012 -2014

70

3.9
3.10
3.11
3.12
3.13

Số lượng tàu thuyền được đưa vào sử dụng khai thác tại huyện Kim
Sơn năm 2012 -2014
Kết quả điều tra cơ cấu nghề KTTS tại huyện Kim Sơn năm 2012 2014

Kết quả điều tra cơ cấu nghề khai thác nội đồng tại huyện Kim Sơn
năm 2012 -2014
Tình hình hoạt động của các bến cá tại huyện Kim Sơn năm 2012 2014
Số lao động tham gia khai thác thủy sản tại huyện Kim Sơn năm
2012 -2014

71
72
73
74
76


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

NỘI DUNG

Trang

2.1

Biểu đồ phân bổ diện tích đất sử dụng tại huyện Kim Sơn

42

3.1


Sản lượng nuôi trồng thủy sản 2012 – 2014

52

3.2

Biểu đồ diện tích, sản lượng NTTS 2012 - 2014

53

3.3

Biểu đồ khai thác thủy sản 2012 – 2014

67

3.4

Sản lượng khai thác so với tổng sản lượng thuỷ sản 2012-2014

68

3.5

Tỷ lệ sản lượng khai thác các loại hải sản tại Kim Sơn năm 2014

70

3.6


Tỷ lệ sản lượng khai thác các loại thuỷ sản tại Kim Sơn năm 2014

71

3.7

Biểu đồ khai thác thuỷ sản 2012-2014

77


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Việt Nam là một quốc gia ven biển thuộc khu vực Đông Nam Á, nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới nên có tiềm năng để phát triển
ngành thủy sản đạt giá trị cao.
Cùng với quá trình đổi mới đất nước, ngành thủy sản đã và đang trên đà
phát triển, dần chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Đặc biệt có
những bước đột phá mới, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước sản
xuất thủy sản tiên tiến trong khu vực, không những cung cấp được sản phẩm
cho xã hội mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính trên thế giới như
Mỹ, Châu Âu, Nhật…Sự phát triển của ngành thủy sản đã góp phần đưa KTXH thoát khỏi khủng hoảng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là xu hướng tích cực, phản ánh sự chuyển
biến về chất của ngành thủy sản Việt Nam [11].
Tỉnh Ninh Bình có khoảng 22.436 ha diện tích đất mặt nước có khả năng
phát triển thuỷ sản trong đó: Diện tích ruộng trũng có khả năng NTTS9.956 ha;
ao hồ nhỏ: 2.439 ha; Mặt nước lớn: 1.549 ha; Thùng đào: 1.205 ha; vùng nước
mặn, lợ: 7.287 ha. có 113 km sông nước chảy có khả năng phát triển nuôi 1.960

lồng bè, 17 km bờ biển và 2 cửa sông thuận lợi cho giao thông và khai thác hải
sản biển. Tỉnh đã xác định khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn là vùng
trọng điểm NTTStheo quy mô công nghiệp, bán công nghiệp với diện tích
khoảng 14.040 ha giai đoạn 2011-2015, sau tăng lên 17.050 ha (năm 2020)[6].
Tiềm năng lớn nhưng ngành thủy sản tỉnh Ninh Bình nói chung và huyện
Kim sơn nói riêng trước đây khá thô sơ và lạc hậu, mang tính tự cấp tự túc
cao, chưa giải quyết được vấn đề cơ bản là cung cấp nhu cầu thiết yếu về thực
phẩm cho xã hội. Thủy sản chỉ là một nghề phụ, chưa phải là một ngành kinh tế.
Trong những năm qua, ngành thủy sản Kim Sơn - Ninh Bình cũng đang


2

trên đà phát triển cùng với sự phát triển chung của ngành thủy sản cả tỉnh và
cả nước, dần chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Nghị quyết số
05/NQ-TU ngày 18/07/2005 về phát triển vùng kinh tế biển đến năm 2010,
định hướng năm 2020 có nhấn mạnh đến việc phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh
Bình, cụ thể: “Phấn đấu đến năm 2020 kinh tế biển và ven biển đóng góp
khoảng 20% tổng GDP của toàn tỉnh; thu nhập bình quân đầu người cao gấp
1,5 lần so với bình quân thu nhập chung của cả tỉnh. Định hướng phát triển
mạnh cả khai thác, nuôi trồng, chế biến sản phẩm từ biển và các ngành dịch
vụ biển. Xây dựng một số cơ sở chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ
biển...” [35]. Như vậy, ngành thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh Ninh Bình.
Mặc dù có những thành tựu đáng ghi nhận, song cần phải khẳng định
rằng, những hạn chế của ngành thủy sản Ninh Bình vẫn chưa được giải quyết
một cách triệt để. Vẫn còn trong vòng luẩn quẩn: sản xuất tự phát, nguồn
nguyên liệu không ổn định, dịch bệnh thường xuyên, nhiều vấn đề nghề cá
vẫn còn gay gắt, bức xúc. Các hoạt động thủy sản đang diễn ra với tốc độ
nhanh, mạnh, đa dạng đã gây sức ép lớn về nhiều mặt. Phát triển thủy sản

trong thời gian qua chưa quan tâm lớn đến mục tiêu kinh tế, chưa kết hợp hài
hòa các mục tiêu xã hội, bảo vệ môi trường. Điều này đã dẫn đến những hậu
quả nghiêm trọng có tính chất lâu dài về tài nguyên thiên nhiên, môi trường
sinh thái, xã hội... Nhìn chung, quá trình phát triển của ngành thủy sản Ninh
Bình trong thời gian qua thiếu tính bền vững về các vấn đề KT-XH nghề cá.
Trong khi đó, sản xuất, nuôi trồng và khai thác thủy sản của Kim Sơn đã
được tỉnh Ninh Bình xác định những mục tiêu mới: Ngành thủy sản trở thành
một cực tăng trưởng của nền kinh tế, phát triển tốc độ cao với chi phí sử dụng
tài nguyên hợp lý, bảo vệ môi trường, tham gia tích cực giải quyết các vấn đề
xã hội nghề cá. Như vậy, ngành thủy sản phải được xem xét trong những


3

ngành kinh tế kỹ thuật cần được ưu tiên phát triển từ nay đến năm 2020 )[6].
Để đạt được những mục tiêu phát triển đòi hỏi Kim Sơn cần có sự tìm tòi
hướng đi mới và chuyển biến cho phù hợp. Từ đó cho thấy việc xây dựng định
hướng lâu dài với những giải pháp phát triển ngành thủy sản của huyện là một
việc làm cấp thiết. Do đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp phát triển
ngành thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình” làm Luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng phát triển ngành thủy sản
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, đề tài sẽ đưa ra các giải pháp nhằm phát
triển ngành thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ngành thuỷ sản;.
- Phân tích và làm rõ thực trạng phát triển ngành thủy sản huyện Kim
Sơn;
- Chỉ ra được những kết quả, hạn chế, nguyên nhân và nhận diện những

vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển ngành thủy sản huyện Kim Sơn.
- Đề xuất được các giải pháp phát triển ngành thủy sản huyện Kim Sơn,
tỉnh Ninh Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình phát triển ngành thủy sản
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1. Phạm vi về nội dung:
Luận văn tập trung nghiên cứu ngành thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình bao gồm các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và thị trường
tiêu thụ….


4

3.2.2. Phạm vi về không gian
Địa huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình.
3.2.3. Phạm vi về thời gian
Từ năm 2011-2015 và đề xuất giải pháp đến đến năm 2020.
4. Nội dung nghiên cứu.
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển ngành thủy sản.
4.2. Đánh giá thực trạng phát triển ngành thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình những năm qua.
4.3. Dự báo các điều kiện phát triển thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh
Bình.
4.4. Phương hướng phát triển ngành thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh
Bình.
4.5. Một số giải pháp phát triển ngành thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình.

5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận - thực tiễn về phát triển ngành thủy sản;
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NGÀNH THỦY SẢN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về phát triển
Phát triển là chỉ sự vận động theo chiều hướng tiến lên, cái mới, cái tiến
bộ ra đời thay thế cái cũ, cái lạc hậu. Nội dung của nguyên lý phát triển:
Trong thế giới hiện thực, các sự vật hiện tượng đều vận động biến đổi
chuyển hóa không ngừng từ trạng thái này sang trạng thái khác. Phát triển là
khuynh hướng chung tất yếu của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách
quan. Nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh qua các mặt
đối lập trong bản thân sự việc, hiện tượng. Phát triển là phổ biến trong cả tự
nhiên, xã hội và tư duy. Tùy theo những lĩnh vực khác nhau của thế giới vật
chất sự phát triển thể hiện dưới những hình thức khác nhau.
Tính chất của sự phát triển là: Tính khách quan; tính phức tạp của sự
phát triển.
Phát triển không chỉ là sự tăng giảm đơn thuần về lượng mà bao hàm cả
sự nhảy vọt về chất.
Phát triển không ngoại trừ sự lặp lại thậm chí tạm thời đi xuống trong
trường hợp cá biệt, cụ thể những xu hướng chung là đi lên và tiến bộ.
Phát triển bao hàm sự phủ định cái cũ và sự nảy sinh cái mới. Sự lặp lại

như cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. Do đó phát triển được hình dung như là
hình xoáy ốc từ thấp đến cao.
Khi trình bày nguyên lý này cần phê phán quan điểm siêu hình về sự
phát triển. Quan điểm này thể hiện ở 3 điểm sau: Quan điểm siêu hình nói
chung phủ định sự phát triển; nếu nói đến phát triển thì chỉ là sư tăng về
lượng, sự tuần hoàn lập lại theo đường trong khép kín; cho nguồn gốc của bên


6

ngoài sinh vật hiện tại. Cả 3 điểm đó đều không phản ánh đúng sự phát triển
của sinh vật hiện tại trong thế giới khách quan.
Ý nghĩa của phương pháp luận: Phát triển là khuynh hướng chung, là bản
chất của sự vận động biến đổi. Muốn nhận thức và cải tạo sinh vật phái có
quan điểm phát triển có quan điểm phát triển tức là phải xem xét sinh vật, tìm
ra khuynh hướng phát triển cơ bản của chúng để cải biến sinh vật theo như
cầu của con người. Sự phát triển bao hàm cả sự thụt lùi tạm thời và diễn ra
quanh co, phức tạp do đó trước nưững khó khăn không được hoang mang, dao
động mà phải có niềm tin chắc chắn vào quy luật phát triển khách quan. Cái
mới nhất định thắng đó là xu hướng tất yếu )[32]. .
1.1.2. Khái niệm phát triển ngành thủy sản
Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh, một ngành hoạt
động kinh tế nằm trong tổng thể KT – XH của loài người. Thuỷ sản đóng vai
trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại, không những thế
nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng
nhân dân đặc biệt là ở vùng nông thôn và vùng ven biển. Nhu cầu thuỷ sản
cho nhân loại ngày càng tăng trong khi nguồn lợi của các tài nguyên này lại
có giới hạn và đã bị khai thác tới trần, vì vậy ngành nuôi trồng thuỷ sản phát
triển để bù đắp vào những thiếu hụt đó. Ngày nay NTTS đã cung cấp được
khoảng 27% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới, nhưng chiếm tới gần 30% sản

lượng dùng làm thực phẩm. Đối tượng nuôi trồng rất phong phú gồm đủ các
chủng loại: Cá, nhuyễn thể giáp xát, rong tảo và một số loài khác.
NTTS có quy mô rất khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện của từng nước:
Từ quy mô nhỏ gia đình gắn liền với hệ thống canh tác tổng hợp đến những
trang trại nuôi chuyên công nghiệp hoá có quy mô lớn .
Cùng với việc gia tăng sản xuất, thương mại thuỷ sản toàn cầu cũng phát
triển một cách nhanh chóng đặc biệt là các hàng hoá thuỷ sản sống và tươi


7

đang tăng nhanh. Sự bùng nổ dân số thế giới cộng với hậu quả của quá trình
công nghiệp hoá, đô thị hoá ngày càng làm thu hẹp đất canh tác trong nông
nghiệp cộng thêm sự diễn biến bất lợi của thiên nhiên .…sẽ làm cho lương
thực thực phẩm là mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới. Trong điều
kiện đó sản phẩm thuỷ sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng vì vậy phát triển
sản xuất thuỷ sản ở những nơi có điều kiện không còn đơn thuần là sự đòi hỏi
cấp bách và lâu dài cho việc giải quyết thực phẩm tại chỗ, giải quyết công ăn
việc làm mà ngành sản xuất này đang và đầy hứa hẹn có thể trở thành ngành
kinh doanh có lãi suất cao với xu hướng ổn định lâu dài trên thị trường quốc
tế. Đó là tiền đề quan trọng bậc nhất của sản xuất kinh doanh thuỷ sản và tiếp
tục là một trong những xuất phát điểm quan trọng cho việc xây dựng chiến
lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta .
Một số lý thuyết kinh tế liên quan đến phát triển ngành thủy sản:
Kinh tế học là sự nghiên cứu về sản xuất, phân phối, tiêu thụ hàng hoá và
các dịch vụ trong xã hội. Nó có liên quan chặt chẽ với hai thông số chính là
đầu vào (lao động, đất đai, nguồn lợi thủy sản…) và đầu ra (sản phẩm thủy
sản). Khai thác, quản lý nguồn lợi, phát triển thủy sản bị ảnh hưởng đáng kể
bởi rất nhiều phương cách kinh tế. Vì thế, tìm hiểu các lý thuyết kinh tế nhằm
đưa ra được tổng quan những vấn đề có liên quan đến phát triển bền vững KT

– XH, đặc biệt là chúng ta có thể chắt lọc từ những lý thuyết đó những hạt
nhân hợp lý để vận dụng vào thực tiễn phát triển bền vững ngành thủy sản.
* Nguyên lý bảo tồn giá trị tài nguyên môi trường
Theo nguyên lý nguyên lý bảo tồn giá trị tài nguyên môi trường: “Mọi
đền bù đòi hỏi sự chuyển giao thế hệ tương lai một TNTN không nhỏ hơn
nguồn TNTN mà thế hệ hiện nay đang có” [2, tr117]. Việc sử dụng tài sản
nguồn vốn thiên nhiên cần phải được đền bù bằng cách tạo ra một nguồn vốn
nhân tạo ngang giá trị với chúng một cách thực tế. Một dự án sử dụng nguồn


8

vốn thiên nhiên thì việc đền bù phải có một sự thay thế tương ứng. Việc đánh
bắt cá không vượt quá trữ luợng cá của ngư trường. Từ nguyên lý bảo tồn giá
trị tài nguyên môi trường nhìn về lâu dài thì nguồn vốn thiên nhiên được đảm
bảo, những ưu việt của nguồn vốn thiên nhiên khiến cho chất lượng cuộc sống
tăng lên, vì trong từng lĩnh vực của quá trình sản xuất thủy sản phải luôn chú
ý đến vấn đề tái tạo nguồn lợi, chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ vùng sinh
thái; hoặc cần có dự án thích hợp song song với nó để đảm bảo nguồn TNTN
được chuyển giao đầy đủ cho thế hệ tương lai. Do vậy nguyên lý bảo tồn giá trị
TNMT xứng đáng là nguyên lý cho sự phát triển bền vững.
* Lý thuyết tiếp cận hệ thống, liên ngành, liên vùng
Quan điểm của lý thuyết này cho thấy: Trong nghiên cứu cần nhìn nhận
một sự việc trong tổng thể các mối liên hệ, đặc biệt chú ý tới mức độ của các
hoạt động, sự việc. Tức là coi mỗi sự vật, hiện tượng như là một hệ thống, bản
thân nó là thành phần của hệ thống khác lớn hơn, trong nó tồn tại của các hệ
thống khác nhỏ hơn và luôn có các mối quan hệ tương tác bên trong và bên
ngoài. Nhìn sự vật, hiện tượng từ tổng quát đến những khía cạnh cụ thể, chi
tiết.
Trong quá trình quản lý ngành thủy sản, tính chất hệ thống, liên ngành,

liên vùng rất dễ nhận thấy được như: giữa việc nuôi trồng thủy sản với việc
trồng và bảo vệ rừng trên vùng đất ngập mặn; giữa việc phát triển NTTS ở hồ
chứa với việc quản lý, điều tiết nước phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông
nghiệp và trong phục vụ vận hành thủy điện; giữa yêu cầu về thủy lợi phục vụ
tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp với yêu cầu về thủy lợi phục vụ cấp thoát
nước cho nhu cầu phát triển nuôi tôm; giữa trồng lúa với việc phát triển nuôi
cá trên vùng ruộng trũng v.v... Đồng thời tính chất liên lĩnh vực trong nội bộ
ngành thủy sản cũng rất rõ như: giữa khai thác với bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thủy sản, giữa xây dựng hệ thống nhà máy chế biến với xây dựng vùng


9

nguyên liệu…Nếu không chú trọng tới các tính chất trên thì dễ dẫn tới việc
ngành này chồng chéo không tính tới lợi ích của ngành kia và dễ dẫn tới vì lợi
ích cục bộ của một ngành, một địa phương mà để ảnh hưởng đến lợi ích của
toàn cục.
Như vậy, quản lý nghề cá hiệu quả phải dựa trên cơ sở tiếp cận hệ thống
và tiếp cận sinh thái liên vùng và từng vùng, liên ngành và từng ngành, phải
cân nhắc tính hữu hạn của các hệ thống thủy vực, các hệ thống tự nhiên và
nhu cầu phát triển của các ngành khác. Tính chất này đảm bảo cho việc phát
triển hài hoà, đồng bộ và lâu bền vì lợi ích toàn cục của đất nước chứ không
để nẩy sinh vấn đề cục bộ vì lợi ích của từng ngành hoặc từng địa phương,
từng cộng đồng. Trong quá trình này cần vận dụng các chính sách, biện pháp
và điều kiện cụ thể phù hợp cho từng giai đoạn phát triển nhằm hạn chế các
tác động bất lợi do môi trường bên ngoài và bên trong gây ra. Mặt khác, cần
phải sử dụng đầy đủ hệ thống thông tin, nắm vững các định mức, tiêu chuẩn,
quy luật hoạt động kinh tế của các tổ chức để định hướng và điều hành theo
các mục tiêu đề ra phù hợp với sự phát triển của tổ chức và các ngành có liên
quan.

* Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
Lý thuyết này cho rằng nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào sản xuất
và xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối (tức chi phí lao
động thấp hơn so với nước khác) và nhập khẩu những mặt hàng mà mình
không có lợi thế tuyệt đối thì tất cả các quốc gia đều có lợi. Lợi thế tuyệt đối ở
đây có được là do sự khác biệt về nguồn tài nguyên thiên nhiên từ vị trí địa lý
mà có.
* Lý thuyết về lợi thế so sánh
Lý thuyết này cho rằng nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào sản xuất
và xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản


10

phẩm mà mình không có lợi thế so sánh thì tất cả các quốc gia đều có lợi. Lý
thuyết này dựa vào trình độ phát triển các yếu tố sản xuất của mỗi quốc gia
(ví dụ như trình độ nguồn lao động, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ
thuật,...) và lợi thế so sánh không phải bất di bất dịch như lợi thế tuyệt đối mà
nó sẽ thay đổi tùy thuộc vào thời gian và trình độ phát triển của mỗi quốc gia.
Nhật Bản là nước nghèo nàn về TNTN nhưng nhờ có khoa học, kỹ thuật và tổ
chức xã hội tốt, họ trở thành một cường quốc về kinh tế, phát triển hơn hẳn so
với quốc gia được ưu đãi TNTN.
*Lý thuyết phát triển cân đối và không cân đối
Ở quan điểm thứ nhất, các kinh tế gia cho rằng nền kinh tế phải phát
triển một cách cân đối để tránh các bất hợp lý, các cú sốc có thể xảy ra do sự
mất cân đối. Tuy nhiên quan điểm này chỉ đúng trong trường hợp là thị trường
cạnh tranh hoàn hảo. Nhưng trên thực tế, thị trường không phải là lúc nào
cũng độc quyền hay lúc nào cũng hoàn hảo, do đó xuất hiện quan điểm thứ
hai, đó là chấp nhận phát triển không cân đối trong những khoảng thời gian
nhất định nào đó. Có nguyên nhân “không cân đối” ở đây là do sự khác nhau

về mức cầu đối với từng ngành, sự tích lũy khác nhau của mỗi doanh
nghiệp,... Vì vậy, Chính phủ có thể dùng các chính sách kinh tế vĩ mô của
mình để tập trung phát triển nhanh hơn một số ngành nào đó có lựa chọn
nhằm thúc đẩy các ngành có liên quan cùng phát triển. Trên thực tế, hai quan
điểm trên là không trái ngược nhau mà lại cần phải kết hợp với nhau trong
việc xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
Phát triển đương nhiên là thay đổi môi trường và xã hội nhưng làm sao
cho phát triển không tác động tiêu cực lên đó và sự thay đổi của môi trường
vẫn thực hiện được chức năng bảo tồn và phát triển cho muôn loài và cho con
người cả trong hiện tại và tương lai. Muốn tồn tại và phát triển, loài người
phải giải quyết thỏa đáng những xung đột này. Như vậy “ không phải ở chỗ


11

sản xuất ít đi, mà là sản xuất khác đi”. Trước thực tế này, con người phải xem
xét lại những hành vi ứng xử của mình với thiên nhiên, phương sách phát
triển KT – XH. Vấn đề là tìm ra con đường phát triển mà trong đó các vấn đề
về dân số, kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trường được xem xét một cách tổng
thể nhằm hạn chế những tác động cản trở đến sự phát triển của mỗi quốc gia.
Lựa chọn duy nhất là phát triển cùng một lúc kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo
vệ môi trường, tức là PTBV.
1.1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển ngành thủy sản
Trước đây, các nhà quản lý nghề cá chưa quan tâm đầy đủ đến việc thu
thập các dạng thông tin hữu ích khác nhau và cho rằng có thể quản lý nghề cá
chỉ thông qua đánh giá khoa học về nguồn lợi. Nói cách khác, các nhà khoa
học phương Tây cho rằng không thể quản lý được nghề cá nếu không biết trữ
lượng nguồn lợi. Mô hình đánh giá nguồn lợi thủy sản kinh điển sản lượng
bền vững tối đa (MSY) đã được sử dụng rộng rãi để ước tính trữ lượng nguồn
lợi. Mặc dù có một vài chỉ số khác được sử dụng ở cả những nước phát triển

và đang phát triển nhưng nhìn chung chỉ có MSY là chỉ số đánh giá nguồn lợi
thủy sản cả về mặt lý thuyết cũng như về khoa học.
MSY thường được xử lý để ước tính tổng sản lượng khai thác có thể cho
phép (TAC). Trong hầu hết các trường hợp, MSY hoặc TAC được sử dụng
chủ yếu để kiểm soát đầu ra. Nói cách khác, khi đã đạt được chỉ số TAC, các
đơn vị hoạt động nghề cá bị ngừng đánh bắt tới mùa tiếp theo. Vì vậy, cùng
với quản lý nguồn lợi phải quản lý ngư dân và những yếu tố liên quan đến
thủy sản. Phải đẩy mạnh xây dựng các chỉ số thực tế, đơn giản và có thể sử
dụng rộng rãi để nắm được thực trạng và xu hướng của nghề cá làm cơ sở để
phát triển và quản lý ngành thủy sản.
Bộ chỉ số được sử dụng như các công cụ để quản lý và phát triển ngành
thủy sản bao gồm [1, 21]:


12

- Các chỉ số về năng lực đánh bắt, bao gồm số lượng tàu, công suất, thời
gian khai thác, loại và số lượng ngư cụ dùng để khai thác. Các chỉ số thu
hoạch hoặc nguồn lợi, bao gồm khối lượng cá cập bến, năng suất đánh bắt
trên mỗi đơn vị khai thác (CPUE), sinh khối, thành phần đánh bắt, số loài
khai thác, ngư trường, kích cỡ trung bình và kích cỡ trưởng thành.
- Các chỉ tiêu sử dụng diện tích đất đai, năng suất, sản lượng nuôi trồng
thủy sản. Các phương và mô hình NTTS. Các vấn đề về công nghệ chế biến, thị
trường tiêu thụ,….
- Các chỉ tiêu về KT – XH, bao gồm giá trị cập bến, doanh số trên mỗi
đơn vị khai thác (RPUE), xuất khẩu và nhập khẩu (số lượng và giá trị), mức
tiêu thụ cá tính trên đầu người, đầu tư cho nghề cá, số lượng ngư dân, học vấn
ngư dân, vốn của ngư dân và thu nhập của ngư dân.
- Các chỉ số về môi trường sinh thái như: tình hình trữ lượng nguồn lợi,
rạn san hô, rừng ngập mặn, tình hình ô nhiễm môi trường và đa dạng sinh

học,…
Sử dụng hiệu quả các chỉ số này đòi hỏi có một cơ sở dữ liệu lớn được
thu thập trong một thời gian dài. Sự thành công trong việc sử dụng các chỉ số
quản lý nghề cá bền vững phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia tích cực của
các cộng đồng và những người hưởng lợi nguồn lợi thủy sản.
1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành thủy sản
Nhân tố tự nhiên:
Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản phát triển và phân bố thủy sản.
Mỗi loại thủy sản chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện
tự nhiên nhất định. Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu là đất, nước,
khí hậu. Chúng sẽ quyết định khả năng nuôi trồng các loài thủy trên từng lãnh
thổ, khả năng áp dụng các quy trình sản xuất, đồng thời có ảnh hưởng lớn đến
năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản.


13

Diện tích mặt nước: Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản là đất có mặt
nước nội địa bao gồm ao, hồ, đầm, phám sông ngòi, kênh rạch; đất có mặt
nước ven biển; đất bãi bồi ven sông, ven biển; bãi cát, cồn cát ven biển; đất sử
dụng cho kinh tế trang trại; đất phi nông nghiệp có mặt nước được giao, cho
thuê để nuôi trồng thủy sản.
Đất đai để nuôi trồng thủy sản quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
các loài động vật thủy sản vì nếu tách chúng ra khỏi môi trường nước thì
chúng sẽ chỉ tồn tại được trong một thời gian rất ngắn. Hơn thế nữa diện tích
mặt nước còn quyết định tới quy mô phát triển nuôi trồng thủy sản. Điều đố
được thể hiện ở chỗ nếu diện tích có khả năng, nuôi trồng lớn thì quy mô để
phát triển nuôi trồng thủy sản cũng lớn.
Khí hậu, nguồn nước:
Khí hậu:

Các điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đếnh oạt động nuôi
trồng thủy sản, nó có thể thúc đất hay kìm hãm sự phát sinh và lan tràn dịch
bệnh cho vật nuôi.
Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đơi pha trộng tính ôn đới, vì
vậy mà điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng sâu sắc đến ngành nuôi trồng
thủy sản. Nhưng tác động có lợi của điều kiện thời tiết tác động đến nuôi
trồng thủy sản như: Khả năng nuôi trồng thủy sản có thể được tiến hành
quanh năm; các giống loài động thực vật thủy sinh rất phong phú, đa dạng và
có nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
Những tai biến thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão….gây thiệt hại
nghiêm trọng cho nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy ngành nuôi trồng thủy
sản có tính bấp bênh, không ổn định.
Lũ lụt, nước biển dâng sẽ tác động mạnh đến hệ thống ao hồ nuôi trồng
thủy sản, làm tăng những điều kiện bất lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, làm


14

tăng bất lợi cho việc nuôi tôm, cua, cá nước lợ do bờ đê, đập bị phá vỡ. Đối
với nuôi trồng thủy sản , có nhiều nhân tố như: Gió, nhiệt độ, không khí, môi
trường nước, chế độ mưa, độ mặn…. đã ảnh hưởng đến điển kiện sống, khả
năng sinh sản và đi trú cua đàn cá.
Nhiệt độ đóng một vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng của sinh
vật nói chung và các loài nuôi trồng thủy sản nói riêng. Mỗi loài có khoảng
nhiệt độ thích ứng riêng. Khả năng chống chịu của chúng nằm trong khoảng
giới hạn nhất định. Sự tăng nhiệt đố có thể làm suy giảm sản lượng thủy sản
trong các ao hồ. Thay đổi nhiệt độ cũng là điều kiện phát sinh của nhiều loài
bệnh dịch xảy ra cho các loài nuôi. Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của
các loài nuôi, môi trường nước xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho các loài vi
sinh vật gây hại.

Tác động của thời tiết cũng ảnh hưởng mạnh tới môi trường ao nuôi. Nếu
thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho quá trình phân hủy yếm khí các chất
hữu cơ trong ao nuôi, ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng và phát triển của thủy
sản. Đối với nghề nuôi thủy sản nước mặn, lợ, độ mặn là yếu tố ảnh hưởng rất
lớn đến sinh trưởng phát triển của loài nuôi. Khi xảy ra mưa lớn, độ mạn
trong ao nuôi giảm đi đột ngột vượt ra khỏi khả năng chịu đựng làm cho tôm,
các bị sốc chết hoặc chậm lớn.
Nguồn nước:
Có thể nói nguồn nước là một trong những yếu tố quyết định đến sự
thành công cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Tính chất mặt nước có quyết
định tới yếu tố giống loài thủy sản đều có những đặc điểm sinh lý, sinh thái
riêng, có một môi trường sống riêng mà không phải môi trường nước nào nó
cũng tồn tại được. Môi trường nước được phân thành 3 loài: Nước ngọt, nước
mặn, nước lợ. Đối với mỗi loại mặt nước có một đối tượng nuôi trồng phù
hợp.


15

Nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản yêu cầu về chất lượng khác
nghiêm ngặt, nước không bị ô nhiễm, độ đục thấp, hàm lượng ôxi tan trong
nước cao, hàm lượng chất hữu cơ trong nước thấp, hàm lượng các chất độc
trong nước thấp hoặc không có (thuốc bảo vệ thực vật, H2S…). Để sử dụng
nguồn nước mặt cho nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao và phát triển bền
vững phải chú ý giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật, giải pháp công cộng….
làm cơ sở để hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước mặt trên diện rộng, bảo vệ chất
lượng môi trường nước.
Nhân tố kinh tế, xã hội:
Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng tới hoạt động nuôi trồng thủy sản ở
hai mặt vừa là lực lượng sản xuất vừa là người tiêu thụ các nông sản. Bất kể

một ngành sản xuất vật chất nào cũng để tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu
tiêu dùng. Và ngành nuôi trồng thủy sản cũng thế, muốn tạo ra các sản phẩm
thủy sản thì phải có lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất trong nuôi trồng
thủy sản ở đây là các cá nhân, hộ gia đình làm việc trong lĩnh vực nuôi trồng
thủy sản.
Chỉ có lao động của con người mới tạo ra được hoạt động nuôi trồng
thủy sản. Con người tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của vật
nuôi thông qua quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Nếu lao động có trình độ kỹ
thuật cao thì sẽ thúc đẩy nuôi trồng thủy sản phát triển. Dân số là nguồn cung
cấp lực lượng lao động cho mọi ngành kinh tế trong đó có muôi trồng thủy
sản. Đồng thời dân số cũng là lực lượng tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
Nhân tố khoa học – kỹ thuật:
Xã hội ngày càng phát triển và kèm theo đó là những tiến bộ khoa học kỹ
thuật ra đời.
Trong lĩnh vực môi trường thủy sản cũng vậy, nhờ áp dụng những tiến
bộ này mà người ta đã có thể sản xuất ra những giống thủy sản mới, chất


16

lượng cao, sinh trưởng nhanh, có khả năng chống chịu với những điều kiện
ngoại cảnh tốt… Ngoài ra nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật mà
người ta có thể kiểm soát và phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản,
phát triển và mở rộng ứng dụng các kỹ thuật hiện đại chẩn đoán và xử lý kịp
thời bệnh nguy hiểm ở động vật thủy sản.
Nhân tố thị trường:
Bất kỳ một ngành sản xuất nào cũng nhằm mục đích là sử dụng các yếu
tố đầu vòa trong sản xuất để tạo ra sản phẩm đầu ra. Nhưng để có được lợi
nhuận thì các nhà sản xuất phải tìm kiếm được đầu ra cho sản phẩm của mình.
Muốn có được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình, điều đó không hề

đơn giản chút nào trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như ngày nay.
Nuôi trồng thủy sản cũng là một ngành sản xuất vật chất mà sản phẩm
tạo ra là các sản phẩm thủy sản. Khi tạo ra sản phẩm hoạt động nuôi trồng, thì
các hộ sản xuất phải tìm cho mình một đầu ra để tiêu thụ cho sản phẩm cho
mình đó chính là thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản có vai trò
quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa theo hướng sản
xuất hàng hóa ngày càng cao. Do tính chất đa dạng của nhu cầu thị trường tác
động làm cho hoạt động nuôi trồng thủy sản biến đổi về mặt cơ cấu sản phẩm
nhằm phục vụ tính đa dạng của như cầu thị trường, làm cho các vùng sản
phẩm chuyên môn hóa ngày cành phát triển và liên kết với nhau để khai thác
tốt lợi thế của từng vùng, sản xuất ra nhiều hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị
trường. Thị trường quyết định lượng cung – cầu và giá cả các loại mặt hàng
nuôi trồng loại thủy sản. Vì vậy thông qua thị trường mà người sản xuất mới
biết được nên nuôi trộng loại thuỷ sản nào, số lượng là bao nhiêu mà thị
trường đang cần để có được lợi nhuận cao.


17

1.2. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về phát triển bền vững ngành
thuỷ sản
Phát triển thủy sản ở nước ta nói chung và Ninh Bình nói riêng có
những điều kiện bên ngoài và bên trong giống và khác với các nước. Vì vậy,
nghiên cứu những bài học lịch sử, và nhất là các định hướng phát triển thủy
sản bền vững của các nước là cần thiết cho sự vận dụng sáng tạo, tránh giáo
điều sao chép và ảnh hưởng của chủ nghĩa kinh nghiệm trong hoạt động thực
tiễn. Xuất phát từ hiện trạng nguồn lợi, trên thế giới hiện nay đang tích cực đề
ra các giải pháp để hướng đến phát triển bền vững, có thể xem như là những
kinh nghiệm để vận dụng đối với ngành thủy sản nước ta như sau:
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phát triển ngành thủy

sản [42,43]
Kinh nghiệm của Trung Quốc:
Hiện nay Trung quốc là nhà cung cấp thủy sản lớn nhất thế giới, chiếm
khoảng 35% tổng sản lượng thủy sản toàn cầu. Trung Quốc cũng là nước duy
nhất trên thế giới có sản lượng nuôi trồng thủy của Trung Quốc đạt 49 triệu tấn,
trong đó 64% là thủy sản nuôi. Thủy sản nước mặn chiếm 56% tổng thủy sản
nuôi, trong đó phần lớn là thủy sản có vỏ; thủy sản nước ngọt chiếm 44%, chủ
yếu là họ cá chép.
Dự báo, tiêu thụ thủy sản bình quân trong nước của Trung Quốc sẽ tăng
mạnh trong thời gian tới, từ 25kg/người năm 2004 lên 36kg/người vào năm
2020. Việc Trung Quốc đầu tư mạnh vào sản xuất cá rô phi cũng góp phần phát
triển ngành thủy sản trong nước, đưa Trung Quốc trở thành nhà sản xuất cá rô
phi hàng đầu thế giới.
Sự phát triển nhanh của ngành thủy sản không chỉ đáp ứng nhu cầu thị
trường và cải thiện đời sống dân cư mà còn tạo nhiều cơ hội việc làm góp phần
cơ cấu lại ngành nông nghiệp.


18

Từ năm 1979 – 1996, ngành thủy sản tạo thêm khoảng 9 triệu việc làm
cho người lao động. Năm 1999, số lao động tham gia sản xuất thủy sản là 12,57
triệu người, trong đó lao động nuôi trồng thủy sản chiếm 70%. Đời sống của
ngư dân cũng được cải thiện rõ rệt thu nhapaj của lao động nghè cá từ 126
RMB năm 1979 tăng lên 4.474 RMB năm 1990, tức là gấp 35 lần sau 20 năm.
Mức thu nhập của lao động thủy sản gấp gần 2 lần so với thu nhập bình quan
đầu người của dân cư nông thôn. Đồng thời ngành thủy sản cũng tạo động lực
thúc đẩy sự phát triển của các ngành liên quan như chế biến, vận chuyển,
thương mại….
Tuy nhiêm, trong suốt quá trình phá triển cho đến nay, ngành thủy sản

phải thường xuyên đối mặt với những vấn đề ngày càng lớn lên, như suy giảm
nguồn lợi tự nhiên, suy thoái môi trường, dự thừa lao động….
Bên cạnh những ưu đãi về điều kiện tự nhiên để phát triển ngành nuôi
trồng thủy sản, Chính phủ Trung Quốc còn có nhiều biện pháp khuyến khích
phát triển NTTS và tăng cường mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế tham
gia hoạt động thủy sản (ngư dân, nông dân, hợp tác xã, công ty). Các biện pháp
này góp phần quan trọng đảm bảo cho sự phát triển ngành thủy sản Trung
Quốc trong tương lai. Vì vậy đã tạo nên một sức mạnh mới cho ngành NTTS
Trung Quốc phát triển mạnh mẽ sau này. Các biện pháp quan trọng là:
Ưu tiên thúc đấy phát triển khoa học công nghệ thủy sản, chú trọng ứng
dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất. Thông qua các chính sách ưu
đãi của chính phủ, nhiều nhà khoa học được khuyến khích làm việc cùng ngư
dân và người nuôi thủy sản. Ước tính đóng góp của khoa học và công nghệ
trong giá trị gia tăng của sản xuất thủy sản đã tăng từ 30% vào đầu năm 1980
lên 47% vào năm 1996. Ví dụ nhờ khoa học kỹ thuật năng sauats nuôi cả
thương phẩm trong ao từ mức bình quan 724kg/ha năm 1979, đã tăng 4,7 lần
đạt 4.097kg/ha năm 1996. Sự phát triển của công nghẹ nuôi lồng và nuôi rào


×