Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Chất dân gian trong truyện đồng thoại của tô hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.35 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

LÂM THỊ LỊCH

CHẤT DÂN GIAN TRONG TRUYỆN
ĐỒNG THOẠI CỦA TÔ HOÀI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

HÀ NỘI- 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

LÂM THỊ LỊCH

CHẤT DÂN GIAN TRONG TRUYỆN
ĐỒNG THOẠI CỦA TÔ HOÀI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi
Người hướng dẫn khoa học

TH.S. ĐỖ THỊ HUYỀN TRANG

HÀ NỘI- 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong qua trình thực hiện khóa luận, em đã nhận được sự hướng dẫn


nhiệt tình của cô giáo - Th.S. Đỗ Thị Huyền Trang, các thấy cô giảng dạy
trong bộ môn văn học thiếu nhi, các thầy cô khoa giáo dục Tiểu học - Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tác giả khóa luận xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng nhất tới các thầy cô,
đặc biệt là cô giáo Đỗ Thị Huyền Trang - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo tận tình để em hoàn thành khóa luận này.
Với điều kiện, thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế, chắc
chắn đề tài của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận
được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để đề tài của em thực sự hoàn chỉnh
và hữu ích.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Lâm Thị Lịch


LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo - Th.S. Đỗ Thị Huyền Trang
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Những kết
quả nghiên cứu không trùng với kết quả của tác giả nào.
Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Lâm Thị Lịch


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 7
5. Đối tượng và phạm vi ngiên cứu............................................................... 7
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 7
7. Cấu trúc khóa luận .................................................................................... 8
NỘI DUNG ................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................. 9
1.1. Giới thiệu về nhà văn Tô Hoài và truyện đồng thoại của Tô Hoài ........ 9
1.1.1. Sơ lược về tiểu sử của nhà văn Tô Hoài ............................................. 9
1.1.2. Quan niệm của nhà văn Tô Hoài về truyện đồng thoại .................... 10
1.2. Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn xuôi hiện đại Việt Nam........... 15
CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA CHẤT DÂN GIAN TRONG TRUYỆN
ĐỒNG THOẠI CỦA TÔ HOÀI ..................................................................... 19
2.1. Vay mượn và sáng tạo lại cốt truyện dân gian. .................................... 19
2.2. Sáng tạo dựa theo phong cách dân gian ............................................... 33
2.3. Kế thừa và sáng tạo các mô típ dân gian ............................................. 38
2.3.1. Mô típ sinh nở thần kì ....................................................................... 38
2.3.2. Một số mô típ dân gian khác ............................................................. 40
2.4. Sử dụng ngôn ngữ dân gian ................................................................. 42
2.4.1. Sử dụng ca dao, thành ngữ, tục ngữ ................................................. 43
2.4.2. Sử dụng vốn từ dân gian, phương ngữ ............................................. 50
KẾT LUẬN ................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 59


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

1.1. Trong dòng văn học Việt Nam hiện đại, Tô Hoài được coi là một cây đại
thụ. Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đã từng nhận xét: “So với các cây
bút đương thời, Tô Hoài có lẽ là nhà văn giàu chất chuyên nghiệp bấc nhất.
Sống đến đâu viết đến đấy. Việc viết lách đối với ông là một thứ lao động
hằng ngày”. Quả thật, chúng ta có thể thấy Tô Hoài đã miệt mài sáng tác suốt
hơn 70 năm nay và đã cho ra đời hơn 170 tác phẩm lớn nhỏ. Ông thành công
ở nhiều thể loại như: truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, truyện đồng thoại,
kịch, hồi kí, tiểu luận, phê bình. Nghiên cứu nghệ thuật văn chương Tô Hoài
sẽ giúp chúng ta đánh giá được đầy đủ hơn những đóng góp của ông với nền
văn học nước nhà. Trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài có một bộ phận
sáng tác dành cho thiếu nhi. Ông là một trong số ít nhà văn chuyên nghiệp
luôn quan tâm đến bạn đọc nhỏ tuổi và được coi là người có công đặt viên
gạch đầu tiên cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại.
1.2. Truyện đồng thoại được coi là thể loại đặc biệt của văn học thiếu nhi đã
có quá trình phát triển lâu dài và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đó là
những câu chuyện viết về các nhân vật là các loài vật sống động hay cả những
đồ vật vô tri vô giác đã được nhân cách hóa để tạo nên một thế giới vừa hư
vừa thực. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại khi nói đến truyện đồng thoại
không thể không nhắc tới nhà văn Tô Hoài. Ông là một trong những nhà văn
đầu tiên viết truyện đồng thoại ở Việt Nam. Trong các sự nghiệp văn chương
của Tô Hoài, truyện đồng thoại là một mảng sáng tác đặc sắc không chỉ hấp
dẫn đối với trẻ em mà ngay những người lớn tuổi, những người đã làm cha
làm mẹ cũng thích đọc những câu chuyện của ông. Với tài năng thiên phú, Tô
Hoài đã sáng tạo nên nhiều tác phẩm sinh động hấp dẫn đối với bao thế hệ
bạn đọc như: Dế Mèn phiều lưu ký, Võ sĩ bọ ngựa, Đám cưới chuột, Chim

1


chích lạc rừng... Chính vì vậy Tô Hoài được xem là người đi tiên phong và

tạo được đỉnh cao trong thể loại truyện đồng thoại.
1.3. Trong sự hình thành và phát triển nền văn học của một dân tộc, các sáng
tác dân gian luôn là cơ sở nền tảng, vững chắc của văn học viết. Các nhà văn
xuất sắc đã hấp thụ tinh hoa nghệ thuật truyền thống của nhân dân và đã sáng
tạo ra các tác phẩm ưu tú của chính mình dựa trên nền văn hóa ấy. Trong nền
văn học Việt Nam hiện đại có rất nhiều tác giả tên tuổi đã vận dụng sáng tạo
các chất liệu sẵn có của văn học dân gian để sáng tác ra những tác phẩm đặc
sắc của riêng mình, trong đó phải kể đến các nhà văn như Vũ Tú Nam, Phạm
Hổ, Võ Quảng và đặc biệt là Tô Hoài. Tô Hoài là người đi nhiều, biết nhiều
nên có thể nói ông thông thạo văn hóa dân gian của các dân tộc, các địa
phương nơi ông đã từng đặt chân đến nên các sáng tác của ông luôn mang
đậm chất dân gian, đặc biệt là mảng sáng tác về truyện đồng thoại dành cho
thiếu nhi của ông. Có thể nói có một đặc điểm rất quan trọng trong các truyện
đồng thoại của Tô Hoài đó là các tác phẩm thuộc thể loại này của ông chịu
nhiều ảnh hưởng của văn học dân gian.
Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi mạnh dạn đi vào tìm hiểu, nghiên cứu đề
tài: Chất dân gian trong truyện đồng thoại của Tô Hoài. Qua đó góp phần
nào để khẳng định tài năng và những đóng góp to lớn của nhà văn Tô Hoài
cho nền văn học nước nhà.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài rất phong phú và đặc sắc. Trong đó
truyện đồng thoại là mảng sáng tác khá thành công của ông. Nét nổi bật trong
các sáng tác của Tô Hoài là năng lực quan sát và miêu tả tinh tế, vốn hiểu biết
về đời sống của các loài vật phong phú, đa dạng, đặc biệt có khá nhiều tác
phẩm thuộc thể loại này của ông luôn mang đậm chất dân gian, từ cốt truyện
cho đến việc sử dụng ngôn từ trong từng câu chuyện… Trải qua các giai đoạn

2



phát triển của văn học Việt Nam Tô Hoài đã khẳng định được vị trí của mình
trong nền văn học nước nhà.
Cũng như nhiều thể loại sáng tác khác, truyện đồng thoại của Tô Hoài
luôn được nhiều thế hệ bạn đọc đón nhận, yêu thích và được nhiều nhà nghiên
cứu, phê bình văn học đã quan tâm, tìm hiểu.
Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn Việt Nam
hiện đại (quyển IV, Nxb Tân Dân, H.1994) đã viết: “Truyện của ông có tính
chất nửa tâm lí, nửa triết lí, mà các nhân vật lại là loài vật. Mới nghe tưởng
như những truyện ngụ ngôn, nhưng thật không có tính ngụ ngôn chút nào: ông
không phải một nhà tâm lí, truyện của ông không để răn đời. Nó là truyện tản
chân về loài vật, về cuộc sống của loài vật, tuy bề ngoài có vẻ lặng lẽ, nhưng
bên trong có lắm cái “ồn ào”, vui cũng có mà buồn cũng có” [25, tr. 59].
Trong một bài viết khác, Vũ Ngọc Phan lại tiếp tục khẳng định: “O
chuột là tập truyện ngắn đầu tay của Tô Hoài và cũng là một tác phẩm tiêu
biểu cho lối văn đặc biệt của ông, một lối văn dí dỏm, tinh quái đầy những
phong vị và màu sắc thôn quê… Truyện loài vật của ông là những truyện tâm
tình loài vật, của những loài vật thấp hơn loài người… Những truyện loài vật
của Tô Hoài thường phản chiếu cảnh sống của dân nghèo thôn quê… Những
tâm hồn giản dị ấy, cả tâm hồn vật lẫn tâm hồn người. Tô Hoài đã mượn để
diễn tả những nỗi thương tâm của cảnh ngây dại nghèo nàn, tập O chuột này
ta nên đọc theo con mắt riêng, không nên phân biệt người với vật, vì ở đó, vật
cũng là người, có người, thì người cũng gần như vật… Tô Hoài còn viết nhiều
truyện nhi đồng, những truyện nhi đồng của ông có cái đặc sắc là rất sinh
động và dí dỏm…” [26, tr. 34].
Trần Đình Nam đã nêu những nhận xét rất xác đáng về mảng truyện
loài vật của Tô Hoài. “Ông là một nhà văn xuôi bẩm sinh. Chỉ có một nhà văn
xuôi bẩm sinh mới viết được một cuốn sách như Dế Mèn phiêu lưu ký ở độ

3



tuổi 20… Tô Hoài có một xê - ri sách viết về các con vật: dế, chuột, chim,
mèo, cá… được gọi là truyện loài vật. Truyện loài vật của Tô Hoài là một
cống hiến độc đáo vào văn học Việt Nam hiện đại nói chung và văn học dành
cho thiếu nhi nói riêng.” [22, tr. 66]
- Giáo sư Hà Minh Đức trong Đi tìm chân lý nghệ thuật (NXB Hội nhà
văn, 2014) có nhận xét: “Tô Hoài rất thuộc tính nết của mỗi loài, những động
tác của chúng lúc kiếm ăn, khi cặp kè đôi lứa, khi nhớn nhác lo sợ, lúc hả hê
sung sướng… ông cũng quan sát giỏi, kĩ đến từng chi tiết, phân biệt chính xác
tiếng kêu, màu sắc, hình dáng với những sắc độ khác nhau của từng loài.”
[6, tr.332].
Trong lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài, ông đã đi đến những phát hiện
độc đáo trong việc miêu tả thế giới loài vật của Tô Hoài: “Viết về loài vật, Tô
Hoài muốn nói đến cuộc sống của con người. Ông không viết những loài vật
xa xôi mà người ta thường gặp trong thế giới loài vật của một số nhà văn, nhà
thơ như Chó Sói, Cáo, Thỏ rừng, Voi, Hổ… Ông chú ý đến những con vật
quanh quẩn và gần gũi với cuộc sống của con người như chú Mèo, chú Gà,
con Chuột và cả những con vật nhỏ bé như Bọ Ngựa, Dế Mèn, Dế Trũi, Xiến
Tóc. Có thể ở những con vật này tác giả tạo được sự gần gũi hơn với thế giới
của con người.” [5, tr. 43].
Hà Minh Đức cũng bộc lộ lòng mến phục đối vơi nhà văn có nhiều
đóng góp cho nền văn học thiếu nhi nước nhà: “Ông cũng là nhà văn lớn của
thiếu nhi. Ông đến với các em bằng tâm hồn người nghệ sĩ. Ông đem đến cho
các em một niềm vui, một bài học nhỏ, một lời căn dặn. Với các em lúc nào
ngòi bút của ông cũng đầm ấm tươi trẻ. Thời gian không mệt mỏi, không hằn
vết trên trang viết cho các em. Có biết bao câu chuyện bổ ích và đẹp trong
cuộc đời sẽ còn dành cho tuổi thơ, ông còn là người kể chuyện hứng thú và
sáng tạo”.

4



- Vân Thanh đã từng có ý kiến nhận xét về ngôn ngữ trong văn xuôi
của Tô Hoài: “Ngôn ngữ Tô Hoài thường ngắn gọn và rất gần gũi với khẩu
ngữ của nhân dân lao động” [20, tr.64]. Trong tác phẩm của Tô Hoài nhìn
chung ngôn ngữ của quần chúng đã được nâng cao và nghệ thuật hóa.
- Nguyễn Đăng Điệp trong bài “Tô Hoài, người sinh ra để viết” (Tạp
chí văn học số 9 năm 2004) đã có những nhận định hết sức sắc nét: “Có một
lĩnh vực mà mỗi khi nhắc đến Tô Hoài ta không thể không nhắc đến là những
truyện ông viết cho con trẻ. Thực ra, nếu chỉ cần nêu ra những tên sách về đề
tài này, Tô Hoài đã đủ tồn tại với tư cách là một tác giả đáng nể. Ngoài Dế
Mèn phiêu lưu ký, lứa tuổi thiếu nhi còn say mê với Chim chích lạc rừng, Đàn
chim gáy, Con mèo lười, Chuyện ông Gióng, Đảo hoang… Yếu tố quan trọng
nhất là Tô Hoài không giả giọng trẻ con để kể chuyện trẻ con như nhiều cây
bút khác từng làm. Ông rất hiểu tâm lí trẻ thơ, kể với chúng theo cách nghĩ
của chúng, lý giải sự vật theo logic của trẻ. Hơn thế, với biệt tài miêu tả loài
vật, Tô Hoài dựng lên một thế giới gần gũi với trẻ thơ... Khi cần, ông biết
đem vào chất du kí khiến bạn đọc nhỏ tuổi vừa hồi hộp theo dõi, vừa thích thú
khám phá...” [2, tr. 162]
- Trong cuốn Phong cách nghệ thuật Tô Hoài, tác giả Mai Thị Nhung
đã đưa ra nhận xét về thế giới loài vật trong truyện của Tô Hoài “Trong con
mắt của Tô Hoài, thế giới loài vật không những có “đời sống nội tâm” phong
phú mà còn rất “hoạt bát”, “năng động”. Chúng cũng có “suy tính” và “hành
động”, có “phong tục” và “tập quán” như con người. Vậy nên viết về loài vật,
truyện của Tô Hoài không phải là truyện ngụ ngôn mà là truyện đồng thoại.”
[24, tr. 33]
- Năm 2007, cuốn Truyện ngắn Việt Nam lịch sử - thi pháp - chân dung
do nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ chủ biên đã viết về quá trình ra đời, phát triển
của truyện ngắn Việt Nam cùng với những gương mặt nhà văn tiêu biểu.


5


Trong đó, Tô Hoài được nhắc đến cùng với các tác giả tên tuổi như Nguyễn
Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao... Người viết đã nhấn mạnh một số đặc
trưng nghệ thuật truyện ngắn Tô Hoài như: “lối viết thông minh, hóm hỉnh,
thậm trí tinh quái, một đôi nét tâm lí và triết lí đượm sắc thái buồn pha chút
mùi vị chua chát kiểu Nam Cao”; “Những con vật trong tác phẩm Tô Hoài có
nét gì đó giống người, quen thuộc với người. Tô Hoài bắt rất nhanh những nét
đặc trưng trong tính cách của chúng”. “Truyện ngắn Tô Hoài chịu nhiều ảnh
hưởng của văn học dân gian. Nhưng lối dẫn truyện, kết cấu truyện, giọng điệu
trần thuật cũng như các thủ pháp khắc họa tính cách nhân vật đã thuộc về
truyện ngắn hiện đại”. “Trong một số truyện, cũng giống như Nam Cao trong
Chí Phèo, Tô Hoài đã sử dụng ngôn ngữ văn xuôi đa thanh, giọng điệu của
người kể hòa lẫn giọng điệu của nhân vật.” [3, tr 232]
Có thể thấy, khi nghiên cứu truyện viết cho thiếu nhi, trong đó có thể
loại truyện đồng thoại của nhà văn Tô Hoài, chúng ta nhận thấy các tác giả đã
đề cập đến đến nhiều khía cạnh khác nhau, song vẫn còn những vấn đề chưa
được nghiên cứu sâu. Đặc biệt là việc tìm hiểu biểu hiện của chất dân gian
trong các truyện đồng thoại của nhà văn viết cho thiếu nhi, qua một số tác
phẩm tiêu biểu như: Dế Mèn phiêu lưu ký, Ông trạng chuối, Trê và Cóc và
qua các truyện trong hai tuyển tập là Tuyển tập Văn học thiếu nhi (2001) và
Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Tô Hoài chưa có một khóa luận hay
luận văn nào nghiên cứu sâu về vấn đề này. Dù đây là lần đầu tiên ngiên cứu
khoa học, tuy khả năng còn hạn chế, tác giả khóa luận đã cố gắng tìm hiểu các
tài liệu, kế thừa những nghiên cứu trước đó để góp phần làm rõ vấn đề này.
Hi vọng đây sẽ là đề tài có ý nghĩa với những ai quan tâm đến nhà văn Tô
Hoài nói chung và thể loại truyện đồng thoại của ông nói riêng.

6



3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu chất dân gian qua một số truyện đồng thoại của Tô Hoài viết
cho thiếu nhi.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những biểu hiện của chất dân gian trong truyện đồng thoại
của Tô Hoài
5. Đối tượng và phạm vi ngiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Biểu hiện của yếu tố dân gian
trong truyện đồng thoại của Tô Hoài
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài khảo sát qua một số truyện đồng thoại của
Tô Hoài như:
+) Ông trạng chuối, Nxb Kim Đồng (1986)
+) Truyện Trê và Cóc, Nxb Kim Đồng (1986)
+) Dế Mèn phiêu lưu ký, Nxb Thời đại (tái bản 2011)
+) Cái Cò cái Vạc (Truyện đọc lớp 2), Nxb Giáo dục (2009)
+) Một số truyện trong Tuyển tập văn học thiếu nhi như: Cái kiện của
lão Trê, Gấu ăn trăng, Nxb Hà Nội (1994)
+) Một số truyện trong cuốn Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Tô
Hoài như: Đám cưới chuột, O chuột, Đôi ri đá, Mụ ngan., Nxb Kim Đồng (tái
bản 2015)
6. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu

7



7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận triển
khai gồm hai chương như sau:
Chương 1. Những vấn đề chung
Chương 2. Biểu hiện của chất dân gian trong truyện đồng thoại của Tô
Hoài

8


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 . Giới thiệu về nhà văn Tô Hoài và truyện đồng thoại của Tô Hoài
1.1.1. Sơ lược về tiểu sử của nhà văn Tô Hoài
Tô Hoài sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 mất ngày 6 tháng 7 năm 2014, là
một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Sen, ông
sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh
Hà Đông (nay là Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công nghèo, tuy nhiên
ông lại lớn lên và thực sự gắn bó với quê ngoại ở làng Nghĩa Đô, phủ Hoài
Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Ông có nhiều bút danh khác nhau như: Tô Hoài, Mai Trung, Duy Phương,
Mắt Biển, Hồng Hoa, Vũ Đột Kích nhưng bút danh Tô Hoài được dùng nhiều
nhất (đây là tên ghép của hai địa danh của quê hương ông là sông Tô Lịch và
phủ Hoài Đức.)
Nhà văn Tô Hoài không đi học nhiều, ông chỉ học hết bậc Tiểu học sau đó
ông lăn lộn kiếm sống và học trong trường đời. Bước vào tuổi thanh niên ông
đã phải bươn chải với rất nhiều nghề để kiếm sống như: Dạy trẻ, bán hàng, kế
toán hiệu buôn… cũng có những lúc thất nghiệp, cuộc sống vô cùng khó

khăn, vất vả. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú
ý, đặc biệt là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký.
Trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài đã tham gia các phong trào do mặt
trận Dân chủ khởi xướng ngay ở quê hương ông. Cũng trong thời gian này
ông đã cho ra đời tác phẩm đầu tay của mình. Năm 1943, Tô Hoài ra nhập
Hội văn hóa cứu quốc.
Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài làm chủ nhiệm báo Cứu quốc. Ông là
một trong số những nhà văn đầu tiên tham gia phong trào Nam tiến và tham

9


dự một số chiến dịch ở mặt trận phía Nam (Tây Nguyên, Nha Trang…) Năm
1946, ông được kết nạp vào Đảng. Ông từng có khoảng thời gian dài lên sống
ở Việt Bắc và giữ nhiều vị trí khác nhau như: làm phóng viên báo Cứu quốc
trung ương, thư kí tòa soạn Tạp chí Cứu quốc. Ông là một người từng trải, đi
công tác nhiều nơi và tham gia nhiều chiến dịch quan trọng ở Việt Bắc, Tây
Bắc chính vì vậy mà ông có những tác phẩm hết sức đặc sắc về công cuộc
chiến đấu và cuộc sống của những người dân khu vực miền núi phía Bắc. Từ
năm 1950, ông về công tác tại Hội nhà văn Việt Nam. Trong Đại hội Hội Nhà
văn Việt Nam năm 1957, Tô Hoài được bầu làm Tổng thư kí của Hội. Từ năm
1958 đến năm 1980 ông tiếp tục tham gia Ban chấp hành, Phó Tổng thư kí
Hội Nhà văn Việt Nam. Từ Năm 1966 đến năm 1996 ông là Chủ tịch Hội Văn
nghệ Hà Nội. Ngoài ra Tô Hoài còn tham gia và giữ nhiều cương vị khác
nhau trong các hoạt động xã hội khác như: Đại biểu Quốc hội khóa VII, phó
chủ tịch Ủy ban đoàn kết Á- Phi, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt- Ấn, ủy viên
Ban chấp hành Hội hữu nghị Việt - Xô (cũ), giám đốc nhà xuất bản Kim
Đồng. Đến với con đường nghệ thuật từ cuối những năm ba mươi cho đến
nay, Tô Hoài đã sáng tác được một số lượng tác phẩm đồ sộ (hơn 170 đầu
sách) ở nhiều thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí, hồi kí,

tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Với những đóng góp to lớn cho nền Văn
học nước nhà, vào năm 1996, ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ
Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 năm 1996).
Nhìn chung, Tô Hoài là một người từng trải, sớm bước vào đời, vào nghề
văn và sớm tham gia các hoạt động cách mạng. Ông viết nhiều thể loại và thể
loại nào cũng có những thành công nhất định.
1.1.2. Quan niệm của nhà văn Tô Hoài về truyện đồng thoại
Tô Hoài chính thức vào nghề năm 1940 với truyện ngắn Nước lên. Kể từ
đó đến khi dừng bút, ông đã có một khối lượng tác phẩm lớn, với nhiều thể

10


loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí, hồi kí, tiểu luận và kinh
nghiệm sáng tác. Các tác phẩm của ông dành cho nhiều đối tượng độc giả từ
trẻ em cho đến người lớn.
Viết và thành công trên nhiều thể loại khác nhau, nhưng truyện đồng thoại
là mảng sáng tác đặc biệt của nhà văn Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Ông là
người luôn quan tâm đến các độc giả nhỏ tuổi và cũng là cây bút đầu tiên viết
về thể loại truyện đồng thoại.
Dưới dạng trao đổi kinh nghiệm, Tô Hoài đôi lần phát biểu ý kiến về
truyện đồng thoại. Theo ông, truyện đồng thoại là một thể loại văn học dành
cho thiếu nhi, lấy loài vật làm nhân vật, lúc nào cũng thích hợp. Nhân vật
trong truyện đồng thoại được nhân cách hóa trên cơ sở đảm bảo “không thoát
li sinh hoạt có thật của loài vật”, đồng thời không xa rời cái nhìn theo thói
quen của các em. Hình thức nhân hóa loài vật này đem lại cho thể loại khả
năng diễn đạt những vấn đề của đời sống một cách hình tượng, ý vị. Trong tôi
viết đồng thoại: Dế Mèn, Chim Gáy, Bồ Nông, nhà văn cho biết lí do ông xây
dựng hình ảnh chim gáy chưa đến tháng mười đã rủ nhau đi ăn đàn. Ông
muốn qua hiện tượng “đổi tính” đó để “ngầm” nói đến công cuộc làm ăn mới

đã tạo nên những thay đổi kì diệu cho nông thôn và đồng ruộng ở miền Bắc
những năm 60 của thế kỉ trước. Như vậy, chủ đề của Đàn chim gáy là thành
tựu cuộc sống mới đã được Tô Hoài diễn tả qua hình thức đồng thoại, kể
chuyện loài vật mà nói chuyện con người. Ông bảo, đó là cách biểu hiện có
việc, có ý nghĩ, phù hợp với khả năng tiếp nhận của các em. Khi phát biểu
điều này Tô Hoài đã có sự quan sát, nắm bắt kĩ đặc điểm tâm lí của các bạn
đọc nhỏ tuổi. Theo ông, lứa tuổi các em là lứu tuổi “ngồi trò chuyện với cái
gốc cây, với con mèo, với nhành hoa cũng thích như với bạn.”
Thực ra, theo Tô Hoài, hình thức nhân hóa với sự vật trong nghệ thuật có
tác dụng rộng rãi tới nhiều đối tượng khác nhau. Vấn đề là, nghệ thuật nhân

11


hóa phải đạt tới trình độ điêu luyện thì chuyện cái ghế biết cười, con mèo thủ
thỉ trò chuyện, ông trăng biết nói,… đều gợi được những điều nghĩ ngợi, đúng
đắn sâu xa cho bất cứ người đọc nào.
Trong suy nghĩ của Tô Hoài, truyện đồng thoại là thể loại dành cho các
em. Nhưng điều đó không có nghĩa là truyện đồng thoại xa lạ với bạn đọc
người lớn. Mỗi lứa tuổi đều tìm thấy ở đồng thoại những lợi ích tinh thần
khác nhau. Chúng tôi nghĩ, quan điểm này của Tô Hoài là có cơ sở, cho thấy
nhà văn đã thấu được cái lẽ tồn tại của văn chương. Rõ ràng, không thể tạo ra
những giới hạn nhằm buộc tác phẩm xoay vần trong không gian đã định sẵn.
Những tác phẩm hay bao giờ cũng là tài sản chung của mọi người. Nó vượt
lên những giới hạn để vươn tới giá trị phổ quát. Tô Hoài coi trọng điều này
nên trong quá trình sáng tác truyện đồng thoại, ông đã tìm cách xử lí tốt vấn
đề độc giả của thể loại. Ông viết như sau: “Đã đành, tác phẩm hay sẽ trở nên
tác phẩm của chung mọi người. Nhưng viết cho các em, trước nhất phải là của
các em”. Trên tinh thần đó, ông chỉ ra những yêu cầu mà một tác phẩm dành
cho các em phải đạt được, đó là: nội dung giáo dục, nghệ thuật đẹp và vui,

giàu tưởng tượng, giàu chất thơ,... Tô Hoài kết luận: “Như vậy, đồng thoại là
loại truyện có cơ hội tung hoành nhất về những mặt đó.” (Tôi viết đồng thoại:
Dế Mèn, Chim Gáy, Bồ Nông).
Trong bài viết của mình Tô Hoài đã nói rõ quan điểm viết truyên đồng
thoại của ông. Tựu trung có ba khía cạnh cần lưu ý:
Thứ nhất, về nhân vật, ông “không thích viết cái ghế, cái bàn, đôi giày,
những con vật vô tri thành đồng thoại. Đối tượng yêu thích nhất của Tô Hoài
là các con vật gần gũi trong cuộc sống thường ngày. Khi viết về chúng, ông
luôn “dựa vào tâm lí thiếu nhi và sự quen biết thông thường xưa nay của các
em về loài vật”, “không đặt một con vật cốt để bạn đọc hiểu ngầm đấy là một

12


con người, một giai cấp. Khi miêu tả, ông cố gắng để cho nhân vật hiện ra
một cách tự nhiên và dựa vào thói quen, phong tục để nhận xét chúng.
- Thứ hai, về nội dung, ông không viết vì bâng quơ, vì muốn làm cho
lạ, mà “muốn đem vào đồng thoại một nội dung xã hội”. Ý kiến này cho thấy,
ngay từ khi mới vào nghề, ngòi bút Tô Hoài đã có thiên hướng đi về phía hiện
thực, xa lạ với lối viết viển vông giang hồ kì hiệp vốn khá phổ biến thời bấy
giờ. Vấn đề là, ông quan tâm tới hiện thực nào trong biển đời mênh mông
này? Câu trả lời có trong Tự truyện: “Đời sống xã hội trong xã hội quanh tôi,
tư tưởng và hoàn cảnh của chính tôi đã vào cả trong những sáng tác của tôi. Ý
nghĩ tự nhiên của tôi bấy giờ là viết những sự xảy ra trong nhà, trong làng
quanh mình”. Sau này, khi đã trở thành nhà văn cách mạng, ngòi bút Tô Hoài
càng có điều kiện hơn để gắn bó với hiện thực đời sống. Từ những gì đã trải
nghiệm, đã thân thiết, ông tái hiện lên trang viết của mình; hình thức dù có vẻ
hoang đường (như đồng thoại) vẫn lấp lánh hình bóng cuộc đời với tất cả mọi
buồn vui, được mất của cõi nhân sinh.
- Thứ ba, trước năm 1945, Tô Hoài sử dụng hình thức đồng thoại là

nhằm tránh lưỡi kéo kiểm duyệt của chế độ đương thời, bóng gió gửi gắm
những tư tưởng yêu nước, yêu tự do... Về điều này, ông viết như sau: “Trước
kia, vì đế quốc cấm những sáng tác có những tư tưởng yêu nước – tư tưởng
chính trị, chống đối, cho nên có truyện tôi viết lối bóng gió, ám chỉ, như
truyện Đám cưới chuột,…
Tóm lại, quan niệm về truyện đồng thoại nằm trong hệ thống quan
niệm văn chương của Tô Hoài. Từ những gì đã mô tả, chúng ta nhận thấy, Tô
Hoài có một quan niệm sáng rõ, đồng thời biết chủ động một lối viết mà qua
đó vừa đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc nhỏ tuổi, vừa vươn tới được một
đời sống văn hóa tinh thần cộng đồng. Giá trị của quan niệm, suy cho cùng

13


chính là đã góp phần tạo nên những tác phẩm hay làm rạng danh tên tuổi Tô
Hoài, làm say mê độc giả xưa nay.
Tô Hoài là một nhà văn lớn, một nhà văn tâm huyết với sự nghiệp
sáng tác văn học. Ông cũng là một trong những người có công đặt viên gạch
đầu tiên xây dựng nền văn học thiếu nhi Việt Nam; là người mở đầu cho sự
hình thành và phát triển thể loại truyện đồng thoại ở Việt Nam. Nghe những
chia sẻ về quan niệm viết truyện đồng thoại của ông, chúng ta có thể khẳng
định thể loại truyện đồng thoại có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong
các sáng tác cho thiếu nhi của Tô Hoài.
Trong thể loại này tác phẩm đầu tiên phải kể đến là Dế Mèn phiêu lưu
ký. Khi đến với tác phẩm người đọc được tiếp xúc với một thế giới côn trùng
vô cùng phong phú với muôn hình muôn vẻ và những tính cách khác nhau.
Có thể nói qua thiên truyện này tài năng nghệ thuật của Tô Hoài được bộc lộ
trên nhiều phương diện. Bằng cách quan sát tinh tế về loài vật, kết hợp với
những nhận xét thông minh hóm hỉnh, nhà văn đã lôi cuốn các em vào thế
giới loài vật nhỏ bé, gần gũi và hấp dẫn qua hình ảnh của: Hai anh em kết

nghĩa sống chết có nhau là Mèn và Trũi. Bác xiến tóc trầm lặng lúc thì yêu
đời, vì nghĩa lớn lúc lại chán đời bỏ mặc tất cả. Chú Bọ Ngựa kiêu căng, ngạo
mạn. Chị Cào Cào duyên dáng, xinh đẹp. Cóc huênh hoang, dở hơi. Cậu chim
Trả non có mẽ mà đầu óc lại rỗng tuếch... Từ đời sống và tính cách của từng
nhân vật, nhà văn bày tỏ quan niệm của mình về nhân sinh, về khát vọng
chính đáng của người dân lao động, về cuộc sống bình yên, về lòng thương và
sự đoàn kết. Bởi thế câu chuyện về chú Dế Mèn không chỉ có ý nghĩa dành
cho trẻ em, mà còn cả cho người lớn và cho cả xã hội.
Nhìn chung các sáng tác của Tô Hoài thuộc thể loại này có thể chia làm
hai giai đoạn:
Trước Cách mạng Tháng Tám:

14


Các tác phẩm tiêu biểu của ông trong thời gian này phải kể đến: Dế Mèn
phiêu lưu kí, Đám cưới chuột, Trê và Cóc, O chuột, Võ sĩ bọ ngựa, Một cuộc
bể dâu, Mụ Ngan, Mèo già hóa cáo, Hai con ngỗng, Ba anh em, Bốn con gà,
Dê và Lợn, Ông trạng chuối... Khi đọc các tác phẩm này chúng ta có thể nhận
thấy tác giả thường viết về cái tốt đẹp, cái hay, cái thiện trong cuộc sống và
bày tỏ mong muốn một cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho tất cả mọi người.
Sau Cách mạng Tháng Tám:
Tiếp nối những thành công đã đạt được ở giai đoạn trước, Tô Hoài tiếp
tục phát triển mảng đề tài này nhưng với một quan niệm mới, một cách nhìn
mới về sự đổi thay, tươi sáng của tương lai đất nước. Những truyện đồng
thoại tiêu biểu như: Cá đi ăn thề, Chim chích lạc rừng, Đàn chim gáy, Chẻo
bẻo đánh Quạ, Vện ơi là Vện, Những chuyện xa lạ, Ghi chép một ngày của Gà
Nhép, Con mèo lười.. đã tái hiện bức tranh sinh động và bộc lộ được cái nhìn
ngỡ ngàng của tác giả trước cuộc sống mới.
1.2.


Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn xuôi hiện đại Việt Nam
Trong sự hình thành và phát triển nền văn học của một dân tộc, văn hóa

dân gian đóng vai trò rất quan trọng. Nhận xét về ảnh hưởng to lớn của văn
học dân gian đối với văn học thành văn Việt Nam, từng có ý kiến nhận định
như sau: “Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng nền văn
học dân tộc Việt Nam. Nhiều thể loại văn học viết được xây dựng và phát
triển dựa trên sự kế thừa các thể loại văn học dân gian. Nhiều tác phẩm, nhiều
hình tượng do văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm hứng, là thi liệu, văn
liệu của văn học viết. Nhiều nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc như Nguyễn
Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Phan Bội Châu,
Nguyễn Bính, Hồ Chí Minh, Nguyễn Duy… đã tiếp thu có kết quả văn học
dân gian để sáng tạo nên những tác phẩm văn chương ưu tú.”

15


Từ nhận định này chúng ta có thể nhận thấy văn học dân gian chính là
nền tảng của văn học viết, là nguồn tư liệu và nguồn cảm hứng sáng tạo vô
hạn cho các nhà văn, nhà thơ.
Văn học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương
diện từ nội dung tư tưởng cho đến hình thức nghệ thuật.
Về phương diện nội dung: Văn học dân gian cung cấp cho các nhà văn
của mọi thời đại những quan niệm xã hội, đạo đức của nhân dân lao động, của
các dân tộc. Ngoài ra, nó còn cung cấp những tri thức hữu ích về tự nhiên, xã
hội, góp phần quan trọng về sự hình thành nhân cách con người. Nó bảo tồn,
phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: truyền thống yêu nước,
tinh thần hướng thiện, trọng nhân nghĩa, giàu tình thương…
Về phương diện nghệ thuật: Văn học dân gian cung cấp cho các nhà

văn một kho tàng các truyền thống nghệ thuật dân tộc, từ ngôn ngữ đến các
hình thức thơ ca, các phương pháp xây dựng nhân vật, hình ảnh, cách nói, các
biện pháp tu từ, thể loại, chất liệu dân gian…
Chúng ta có thể nhận thấy sự tác động to lớn của văn học dân gian đối
với văn học thành văn trong suốt quá trình từ khi văn học hình thành cho đến
nay trên nhiều phương diện khác nhau. Thời kì đầu văn học dân gian là chất
liệu chủ yếu và là nguồn cảm hứng tự nhiên của các nhà văn, nhà thơ. Nhưng
dần về sau đó các tác giả không còn phụ thuộc quá nhiều vào các sáng tác dân
gian mà họ đã tìm tòi, chắt lọc những kinh nghiệm, nghệ thuật phong phú của
văn học dân gian để sử dụng vào mục đích và ý đồ nghệ thuật riêng của mình
để sáng tạo nên những tác phẩm đặc sắc có giá trị về nội dung, nghệ thuật và
mang dấu ấn riêng của mỗi tác giả.
Những ảnh hưởng của văn học dân gian với văn học viết đôi khi được
thể hiện khá rõ trong các tác phẩm. Những dấu hiệu đó chúng ta có thể nhìn
thấy được, cảm nhận được, chẳng hạn các yếu tố hình thức, tư tưởng xã hội và

16


quan điểm thẩm mĩ hoặc nguồn ca dao, tục ngữ, hay mô phỏng các âm điệu
truyện cổ, sử dụng cấu trúc, mô típ của các thể loại truyện kể dân gian để sáng
tạo ra các tác phẩm mới, hoặc bắt trước phong cách dân gian.
Trong suốt tiến trình phát triển của nền văn học Việt Nam, từ khi mới
hình thành chúng ta đã nhận thấy sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với các
tác phẩm văn học của các nhà văn, nhà thơ lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu... Họ đã vận dụng
nguồn ca dao, tục ngữ và thi pháp của văn học dân gian để sáng tác nên những
bài thơ đậm đà chất dân gian. Còn trong văn học Việt Nam hiện đại, các tác giả
là những nhà văn tên tuổi như: Tô Hoài, Phạm Hổ, Vũ Tú Nam, Nguyễn Huy
Tưởng, Nguyên Ngọc, Đào Vũ, Nguyễn Thi... cũng luôn khẳng định vai trò to

lớn của văn học dân gian đối với các sáng tác văn học. Họ luôn tìm tòi, khám
phá và đưa những chất liệu dân gian vào trong các tác phẩm của mình.
Tóm lại, trong hơn mười thế kỉ hình thành và phát triển, bộ phận văn
học thành văn Việt Nam đã gắn bó, song hành và chịu ảnh hưởng sâu sắc của
văn học dân gian Việt Nam trên nhiều cấp độ và phương diện khác nhau.
Đồng thời chính các nhà văn nhà thơ đã góp phần không nhỏ vào việc nâng
cao chất lượng của các sáng tác dân gian. Như vậy chúng ta có thể nhận thấy
mối quan hệ và tác động qua lại giữa hai bộ phận văn học là mối quan hệ rất
khăng khít và bền lâu.
Tiểu kết chương 1:
Với hơn 70 năm trên hành trình sáng tạo nghệ thuật, Tô Hoài đã có nhiều
đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Sáng tác của ông ở
cả hai thời kì trước và sau Cách mạng tháng Tám đã phản ánh được nhiều sự
kiện lịch sử quan trọng của đất nước, đi sâu vào nhiều vấn đề của cuộc sống
và tạo được nhiều giá trị thẩm mĩ. Văn xuôi Tô Hoài hấp dẫn người đọc ở

17


nhiều thế hệ không chỉ trong nước mà cả các độc giả nước ngoài cũng yêu
thích các sáng tác của ông bởi một bản sắc dân tộc rõ nét và đậm sắc thái.
Đồng thoại là truyện cho trẻ em, trong đó các loài vật và các vật vô tri
được nhân cách hóa để tạo nên một thế giới thần kì, thích hợp với trí tưởng
tượng của các em. Tô Hoài là một trong số những nhà văn thực sự tâm huyết
khi viết truyện phục vụ các bạn đọc nhỏ tuổi. Ông là nhà văn có sở trường khi
viết về thế giới loài vật. Những loài vật gần gũi với cuộc sống của con người
như: chó, mèo, lợn, ngan, chuột, dế mèn… trong sáng tác của Tô Hoài đều
hiện lên chân thực, sinh động vô cùng. Truyện đồng thoại của Tô Hoài
thường gợi cho người đọc những liên tưởng kín đáo mà sâu sắc về nhiều vấn
đề của thế giới con người. Các tác phẩm của ông thuộc thể loại này luôn có

giá trị nghệ thuật độc đáo và giá trị giáo dục thấm thía đã tạo nên sức hấp dẫn
đối với bao thế hệ độc giả.

18


CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA CHẤT DÂN GIAN
TRONG TRUYỆN ĐỒNG THOẠI CỦA TÔ HOÀI.
2.1. Vay mượn và sáng tạo lại cốt truyện dân gian.
Theo Lê Tiến Dũng: “Cốt truyện là hình thức tổ chức cơ bản nhất của
truyện bao gồm các giai đoạn phát triển chính, các sự kiện chính và hành
động chính trong tác phẩm.” [1, tr.30]. Hay chúng ta có thể hiểu cốt truyện
chính là toàn bộ những sự kiện được nhà văn kể trong văn bản tự sự mà người
đọc có thể kể lại. Cốt truyện là yếu tố quan trọng bậc nhất, không thể thiếu
trong bất kì loại hình tự sự nào.
Các nhà văn khi sáng tạo các tác phẩm của mình thường sẽ tự tạo ra
những cốt truyện mới. Dựa vào vốn hiểu biết lý luận và đời sống kết hợp với
sự tưởng tượng, hư cấu nhà văn sẽ xây dựng nên một cốt truyện mới theo
quan niệm của mình. Tuy vậy vẫn có những nhà văn sẽ dựa vào những cốt
truyện, hình tượng nhân vật có sẵn trong các sáng tác dân gian để phát triển
lên và tái tạo lại, bổ sung thêm viết thành những tác phẩm mới cho phù hợp
với thị hiếu độc giả của thời đại ngày nay. Có thể nói đây là một hoạt động
sáng tạo đầy khó khăn và thử thách, bởi những truyện dân gian mà được các
nhà văn lựa chọn khai thác để viết lại bao giờ cũng hay, cũng đặc sắc, nhà văn
phải khéo léo lựa chọn và sáng tạo lại tác phẩm một cách hoàn hảo hơn.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, việc viết lại truyện dân gian đã diễn ra
từ thời trung đại. Truyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ hay các
truyện thơ nôm như: Trê Cóc, Thạch Sanh, Chàng Chuối... chúng ta đều nhận
thấy có nguồn gốc từ dân gian. Đến thời hiện đại, hoạt động này diễn ra tích
cực hơn, có rất nhiều nhà văn đi theo phong cách sáng tác này, trong đó phải

kể đến các tác giả tên tuổi như: Tô Hoài, Vũ Tú Nam, Nguyễn Huy Tưởng,
Võ Quảng…

19


Nói riêng về truyện đồng thoại, những tác phẩm được viết trên cơ sở
cốt truyện dân gian chiếm số lượng không nhiều, nhưng đây là những tác
phẩm có giá trị. Nhà văn Võ Quảng viết 21 truyện đồng thoại được in trong
hai tập Những chiếc áo ấm và Bài học tốt. Trong 21 truyện đó có đến một nửa
số truyện dựa vào cốt truyện dân gian (lấy từ nguồn truyện cổ tích loài vật).
Nhà văn Võ Quảng cũng đi vào giải thích đặc điểm của loài vật như: vết rạn
trên mai rùa, những vết vằn trên lưng hổ, mèo tắm khô, mắt cá giếc đỏ hoe,
quá trình tiến hóa từ nòng nọc thành con nhái bén… Mặc dù mượn cốt truyện
dân gian nhưng nhà văn đã sáng tạo lại các câu chuyện, làm cho các nhân vật
trong truyện đồng thoại hiện lên có tính cách. Chẳng hạn như tác phẩm Bài
học tốt lấy cốt truyện từ Sự tích vết rạn trên mai rùa, kể về nhân vật Rùa đến
nhà Khỉ ăn giỗ, bị tai nạn. Do nhà Khỉ ở trên cao nên Rùa phải ngậm vào đuôi
Khỉ, để Khỉ kéo lên. Nhưng khi gần lên đến nơi, thấy họ hàng nhà Khỉ ra
chào, Rùa liền mở miệng ra để đáp lại nên bị rơi xuống đất, kết quả là Rùa bị
vỡ mai. Còn truyện của Võ Quảng, tuy vẫn dựa vào cốt truyện dân gian
nhưng ông đã xây dựng một tình huống khác, một hình ảnh khác về Rùa.
Theo truyện của nhà văn, chú Rùa thích đi đây đi đó để ngắm xem phong
cảnh đất nước, nhưng do cái tính ngại đi, nên cậu ta viện hết lí do này đến lí
do nọ, nào là mùa hè thì nóng bức, mùa đông thì lạnh lẽo… không thể đi
được. Nhưng khi tới mùa thu, trời xanh gió mát, Rùa không còn lí do gì nữa
nên đành phải lên đường. Sau năm ngày hăng hái như có ai xô đẩy, Rùa lại
cảm thấy mệt mỏi nên nhờ Ngựa đi hộ. Nhưng thật không may cho Rùa,
Ngựa chạy nhanh quá nên Rùa bị cành cây quăng quật ra xa, làm cho mai bị
vỡ… Về nội dung, cả hai truyện đều giải thích nguồn gốc những vết dọc

ngang trên mai rùa, đều giải thích rằng đó là dấu vết của tai nạn. Nhà văn xây
dựng hình tượng nhân vật Rùa có cá tính, có nội tâm và đặc biệt là nó còn có
dáng dấp của một đứa trẻ hiếu động, thích đi đây đi đó, nhưng lại có tính hay

20


×