Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Nghiên cứu các biện pháp nhân giống cây mắc khén (zanthoxylum rhetsa (roxb ) DC ) tại sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.92 MB, 144 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Minh Châu


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo Cao học Lâm
nghiệp khoá 18 (2010 - 2012) của Trường Đại học Lâm nghiệp.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của Ban giám hiệu, các cán bộ Khoa đào tạo Sau
đại học và các thầy, cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp đã giảng dạy, cung cấp
kiến thức và giúp đỡ tác giả hoàn thành khóa học, nhân dịp này tác giả xin chân
thành cảm ơn.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Võ Đại
Hải - người hướng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ
bảo, truyền đạt những kiến thức quí báu trong thời gian thực hiện luận văn. Tấm
gương lao động và các ý tưởng khoa học mới của thầy giáo là bài học quí giá đối
với bản thân tác giả.
Tác giả xin cảm ơn tới NCS. Cao Đình Sơn - Giảng viên Khoa
Nông Lâm Trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành
luận văn và UBND huyện Thuận Châu, UBND huyện Mai Sơn đã cung cấp
thông tin và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả triển khai thu thập số liệu


ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và
người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học
tập và hoàn thành luận văn.
Sơn La, tháng 10 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Thị Minh Châu


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan …………………………………………………………………….i
Lời cảm ơn ………………………………………………………………………ii
Mục lục …………………………………………………………………………iii
Danh mục các từ viết tắt ……………………………………………………….vi
Danh mục các bảng, biểu……………………………………………………….vii
Danh mục các hình ……………………………………………………………viii

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3
1.1. Trên thế giới............................................................................................ 3
1.1.1. Phân loại, tên gọi, mô tả hình thái và giải phẫu, vật hậu .............. 3
1.1.2. Đặc điểm phân bố, sinh thái ......................................................... 6
1.1.3. Chọn và nhân giống ...................................................................... 7
1.1.4. Sơ chế sản phẩm, bảo quản hạt giống........................................... 8
1.2. Trong nước.............................................................................................. 8

1.2.1. Phân loại, tên gọi, mô tả hình thái và giải phẫu ........................... 8
1.2.2. Đặc điểm phân bố, sinh thái ....................................................... 11
1.2.3. Chọn và nhân giống .................................................................... 13
1.2.4. Sơ chế sản phẩm, bảo quản hạt giống......................................... 14
1.3. Nhận xét và đánh giá chung ................................................................. 14
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI,

NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 16
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................. 16
2.1.1. Về lý luận .................................................................................... 16
2.1.2. Về thực tiễn ................................................................................. 16


iv

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 16
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 16
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 16
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 17
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................... 17
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.................................................. 18
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 28
3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 28
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................. 28
3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng .................................................................. 28
3.1.3. Khí hậu, thủy văn ........................................................................ 29

3.1.4. Tài nguyên rừng .......................................................................... 30
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 31
3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động ............................................................ 31
3.2.2. Tình hình sản xuất kinh tế .......................................................... 31
3.3. Nhận xét và đánh giá chung ................................................................ 33
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 34
4.1. Đặc điểm hình thái và vật hậu của loài Mắc khén ................................ 34
4.1.1. Đặc điểm hình thái ...................................................................... 34
4.1.2. Đặc điểm vật hậu ........................................................................ 38
4.1.3. Phương pháp thu hái bảo quản hạt loài cây Mắc khén ............... 41
4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý của hạt cây Mắc khén ................ 44
4.2.1. Kiểm nghiêm độ thuần hạt giống................................................ 44
4.2.2.. Khối lượng 1000 hạt .................................................................. 45
4.2.3. Kiểm nghiệm độ tốt xấu của hạt Mắc khén ................................ 46


v

4.2.4.. Kiểm nghiệm tỷ lệ nảy mầm của hạt ......................................... 48
4.3. Phương pháp nhân giống bằng hạt và nuôi cấy mô, nhân giống bằng
hom cây Mắc khén ....................................................................................... 49
4.3.1. Nhân giống bằng hạt ................................................................... 49
4.3.2. Nhân giống từ nuôi cấy mô In vitro............................................ 60
4.3.3 Nhân giống bằng hom .................................................................. 66
4.4. Đề xuất kỹ thuật nhân giống loài cây Mắc khén .................................. 70
4.4.1. Tiêu chuẩn cây mẹ ...................................................................... 70
4.4.2. Kỹ thuật thu hái hạt giống .......................................................... 70
4.4.3. Kỹ thuật sơ chế bảo quản hạt giống ............................................ 71
4.4.4. Kỹ thuật nhân giống .................................................................... 71
4.4.5. Kỹ thuật chăm sóc....................................................................... 74

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 75
1. Kết luận .................................................................................................... 75
2.Tồn tại ....................................................................................................... 76
3. Khuyến nghị............................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

BAP

6-benzylaminopurine

CT1

Công thức 1

CT2

Công thức 2

CT3

Công thức 3


CT ĐT

Công thức đối chứng

2,4-D

2,4-Diclophenoxy acetic acid

IBA
LSNG
MS

Indole-3-butyric acid
Lâm sản ngoài gỗ
Murashige Skoog (1962)


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Tên bảng biểu

TT

Trang

3.1

Diện tích ba loại rừng tỉnh Sơn La năm 2010


30

4.1

Kết quả các pha vật hậu loài cây Mắc khén

40

4.2

Kết quả kiểm nghiệm độ thuần hạt mắc khén tại 3 đai cao

44

4.3

Kết quả cân khối lượng 1000 hạt mắc khén theo 3 công thức

46

4.4

Kết quả tỷ lệ nảy mầm của hạt giống mắc khén.

48

4.5

Kết quả kiểm kê rừng thu hạt giống tại đai cao >1000m


50

4.6

Kết quả kiểm kê rừng thu hạt giống tại đai cao 700 – 1000m

50

4.7

Kết quả kiểm kê rừng thu hạt giống tại đai cao < 700m

51

4.8

Chỉ tiêu sinh trưởng trung bình của cây mẹ tại 3 đai cao

51

4.9

Tình hình sâu, bệnh hại tại vườn ươm

58

4.10 Sinh trưởng của cây Mắc khén tại vườn ươm

58


4.11

Ảnh hưởng của nồng độ các chất khử trùng đến kết quả tạo
mẫu sạch từ chồi thực địa.

4.12 Ảnh hưởng 2,4-D đến khả năng tạo mô sẹo cây Mắc khén
4.13

Ảnh hưởng của tổ hợp BAP và IBA đến khả năng tạo đa chồi
cây Mắc khén.

61
63
64

4.14 Tỷ lệ sống của hom theo các công thức

67

4.15 Khả năng hình thành mô sẹo ra rễ của hom

69


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình vẽ


TT

Trang

4.1

Cây Mắc khén khi nhỏ

34

4.2

Cây Mắc khén trưởng thành

35

4.3

Vỏ thân Mắc khén

35

4.4

Nhựa cây Mắc khén

35

4.5


Chồi lá non

36

4.6

Lá Mắc khén trường thành

36

4.7

Đo chiều dài lá

36

4.8

Đo chiều rộng lá

36

4.9

Hoa Mắc khén

37

4.10


Quả Mắc khén non

37

4.11

Quả Mắc khén xanh

37

4.12

Quả mắc khén chín.

37

4.13

Quả Mắc khén chín nứt lộ hạt

38

4.14

Hạt Mắc khén

38

4.15


Thu hái mắc khén bằng sào liềm

41

4.16

Thu hái mắc khén bằng thang trèo

42

4.17

Cắt cuống quả mắc khén

42

4.18

Dùng tải đựng quả

42

4.19

Cây mẹ sau khai thác

43

4.20


Mắc khén trên gác bếp

43

4.21

Bảo quản trong trai lọ

43

4.22

Kích thước hạt

46

4.23

Phôi hạt chụp từ kính hiến vi

46

4.24

Phôi không còn sống

47

4.25


Phôi còn sống

47

4.26

Sinh trưởng của cây mắc khén được gieo từ hạt

60


ix

4.27

Chồi Mắc khén phát triển từ mắt ngủ

62

4.28

Khả năng tạo mô sẹo của cây Mắc khén

64

4.29

4.30

Ảnh hưởng của tổ hợp BAP và IBA đến khả năng phát triển

chồi Mắc khén
Biểu đồ so sánh tỷ lệ sống chết của hom cây Mắc khén qua các
công thức thí nghiệm

65

67

4.31

Công thức thí nghiệm 1

68

4.32

Công thức thí nghiệm 2

68

4.33

Công thức thí nghiệm 3

68

4.34

Công thức thí nghiệm đối chứng


68

4.35

Hom cây Mắc khén

69


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giống cây trồng giữ vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất
và hiệu quả của việc canh tác, trồng rừng. Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Nhất
nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Việc chọn, tạo và phát triển các giống cây có
khả năng sinh trưởng tốt, phát triển nhanh, chống chịu được sâu bệnh hại, có
hiệu quả kinh tế cao trong quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp là rất có ý nghĩa
đối với đời sống của người dân cũng như sự phát triển của ngành nông, lâm
nghiệp.
Thiên nhiên đã ban tặng cho con người nguồn tài nguyên vô cùng quý giá,
nhưng nguồn tài nguyên đó không bao giờ là vô tận, không là mãi mãi vì vậy
con người cần phải biết cách bảo vệ, sử dụng, bảo tồn và phát triển nguồn tài
nguyên đó một cách có hiệu quả.
Khu vực Tây Bắc nằm trong địa hình đồi núi chia cắt mạnh, rừng ở đây
rất đa dạng về thành phần và số lượng loài. Nhiều loài gỗ có giá trị như: Pơ mu,
Du sam, Đinh, Lim xanh, táu mật và nhiều loài cây có hoa quả dùng làm dược
liệu, hương liệu như: Giổi, Mắc khén,...
Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc với diện tích tự nhiên toàn tỉnh là
14.055 km2, chiếm 4,27% diện tích cả nước, trong đó diện tích đất nông nghiệp
là 190.070 ha, chiếm 13,52% diện tích tự nhiên của tỉnh; diện tích đất lâm

nghiệp có rừng là 594.403 ha, chiếm 42,3% diện tích tự nhiên của tỉnh; diện tích
đất chuyên dùng là 22.327 ha, chiếm 1,53% diên tích tự nhiên của tỉnh; còn lại là
diện tích đất ở là 5.756 ha, chiếm 40,95% diện tích tự nhiên của tỉnh. Hiện nay,
tài nguyên rừng tự nhiên của tỉnh Sơn La đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng,
do sự khai thác không hợp lý, đốt rừng làm rẫy đã làm suy giảm cả về chất lượng
và số lượng. Một số loài gỗ quý và các loài lâm sản ngoài gỗ bị khai thác cạn
kiệt.
Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC.) là loài cây phân bố rải rác
trong các khu rừng tự nhiên. Cây Mắc khén có tên gọi khác là cây Sẻn hôi, thuộc


2

họ Cam (Rutaceae), là cây gỗ nhỡ cao từ 14 - 18m, thân thẳng, vỏ có nhiều gai
mọc, lá kép lông chim một lần lẻ, mép phiến lá có răng cưa, hoa mọc thành
chùm màu xám trắng, mùa ra hoa tháng 6 - 7, quả chín tháng 10 - 11, quả hình
tròn, hạt hình cầu khi chín màu đen óng. Cây Mắc khén phân bố khá rộng ở vùng
Tây Bắc, trong đó có nhiều ở tỉnh Sơn La, loài cây này có sản phẩm chính là hạt,
hạt cây Mắc khén có vị cay, mùi thơm giống vị Hồ tiêu, người dân ở khu vực
Tây Bắc đặc biệt là người dân tộc H’Mông, dân tộc Thái sử dụng rất nhiều trong
các món ăn đặc sản của dân tộc mình hay ngay trong cả các bữa cơm hàng ngày.
Hạt giống cây rừng là tư liệu sản xuất phục vụ cho quá trình trồng rừng,
hạt giống được đánh giá độ tốt, xấu, độ thuần,... thông qua quá trình kiểm
nghiệm, chúng ta sẽ biết được loại hạt giống đó đạt tỷ lệ nảy mầm cao hay thấp,
chính điều này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của công tác trồng rừng. Hiện
nay, hạt cây Mắc khén nói riêng và cây Mắc khén nói chung chưa có nghiên cứu
cụ thể về các đặc điểm hình thái, cấu trúc, tái sinh, phân bố, lập địa, vật hậu,...
nên sự hiểu biết về cây Mắc khén còn rất hạn chế; Đặc biệt, chưa xây dựng được
quy trình kỹ thuật nhân giống và gây trồng, phát triển Mắc khén theo hướng ổn
định và có hiệu quả kinh tế cao, loài cây này đang bị khai thác quá mức dẫn đến

suy giảm cả về chất lượng và số lượng..
Xuất phát từ thực tiến đó đề tài “Nghiên cứu các biện pháp nhân giống
cây Mắc Khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC.) tại Sơn La” đặt ra là cần
thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao, nhằm nâng cao chất lượng, bảo tồn và phát
triển nguồn giống loài cây này mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa
phương.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Phân loại, tên gọi, mô tả hình thái và giải phẫu, vật hậu
- Tên gọi, phân loại:
Cây Mắc khén là một trong tổng số 250 loài thuộc chi Zanthoxylum, thuộc
họ Cam (Rutaceae), các loài trong chi này có tên chung bắt nguồn từ Hy Lạp là
Xanthos, có nghĩa là màu vàng; xylon có nghĩa là gỗ [46]. Hệ thống Takhtajan chi
Zanthoxylum thuộc phân họ Rutoideae, bộ Zanthoxyleae [52]. Mạng lưới thông tin
về tế bào thực vật đặt chi này trong họ Toddalioideae. Tên tiếng Anh gọi cây Mắc
khén là Indian ivy-rue; Khên 1, Khouang (tên Lào); Kamchat ton, Luuk ra maat, Ma
khuang (tên Thái Lan); Hantu duri (tên Malaixia); Kayetana, Salai, Kasabang (tên
Philippin); Kayu lemanh, Kayu tân, Ki tanah (tên Inđônêxia); Kathit-pyu (tên
Mianma); Bazinali, Tessul, Badrang, BroJonali, Jummina, Kuyitti, Tikta,
Rachamam, Iratchai (tên Ấn Độ) [42].
- Hình thái, cấu tạo giải phẫu, vật hậu.
Cây Mắc khén đã được một số tác giả trên thế giới mô tả về hình thái bên
ngoài và cấu tạo giải phẫu. Đây là cơ sở khoa học cho việc định loại và phân biệt
Mắc khén với những loài khác, đặc biệt những loài trong chi của nó. Cây Mắc khén
là loài cây đơn tính khác gốc, rụng lá, gỗ trung bình hoặc lớn, cây có thể cao đến 35

m, trên thân và cành có phủ nhiều gai ngắn, đáy rộng, cong, nhọn, thẳng. Lá mọc
cách, kép lông chim một lần chẵn hoặc lẻ, dài 30 - 40 cm; có từ 10 - 17 lá chét mọc
đối hoặc gần như đối; lá chét có dạng hình trứng hay hình trái xoan, kích thước 7 13 x 3 - 5 cm; mép lá nguyên hoặc khía răng cưa nhỏ. Cụm hoa dạng chùy, mọc ở
đầu cành hay ở nách lá, dài 8 - 14 cm. Hoa nhỏ, chỉ dài chừng 2,5 mm, mẫu 4, lá đài
4, cánh tràng 4, màu trắng hay vàng nhạt. Hoa đực có 4 nhị với 1 lá noãn thoái hóa.
Hoa cái với bầu có 1 lá noãn. Quả nang hình cầu, đường kính chừng 6 - 7 mm, đơn
độc [42].
Về cấu tạo giải phẫu, Cutter, EG (1969) [37] đã mô tả như sau:
i) Thịt có màu trắng nhạt, có nhựa và chứa chất berberine;


4

(ii) Vòng sinh trưởng không rõ ràng hoặc không có, màu sắc của giác và lõi
gỗ không phân biệt, thường là màu vàng nhạt, có sợi gỗ. Gỗ mềm, có mùi thơm đặc
trưng, khối lượng riêng từ 0,35 - 0,62 g/cm3;
(iii) Quản bào liên tục, Sợi gỗ không có vách ngăn, độ dày trung bình và có
ranh giới rõ ràng.
Như vậy, việc phân loại cây Mắc khén bước đầu cũng đã có một số thông tin.
Tuy nhiên, khi mô tả về hình thái và giải phẫu còn rất ít nghiên cứu dẫn đến thông
tin chưa được đầy đủ, do đó cần phải có những nghiên cứu tiếp theo.
Về vật hậu: Những hiểu biết về sự phát triển theo mùa của thực vật gọi là vật
hậu. Nó là nội dung quan trọng cứu hệ thực vật và thảm thực vật.Những nghiên cứu
vật hậu có thể được tiến hành nghiên cứu theo loài hay cả quần xã, và nó luôn luôn
quan hệ mật thiết với điều kiện môi trường.
Tất cả các yếu tố thuộc môi trường (khí hậu, đất, động vật) ảnh hưởng trên
thực vật một cách đồng bộ. Sự phát triển của thực vật chịu sự chi phối bởi các yếu
tố môi trường ngoài và cả các yếu tố bên trong mà nó đã tích lũy được trong quá
trình sống của mình. Để nắm được một cách đầy đủ những quy luật phát triển của
thực vật cần nghiên cứu tất cả các giai đoạn của quá trình phát triển của thực vật, sự

biến đổi của các yếu tố môi trường nơi mà nó mọc. Để làm tốt điều này đòi hỏi
nhiều kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nhiệm vụ của vật hậu hậu học không chỉ làm sáng tỏ nguồn gốc các pha thực
vật mà còn làm sáng tỏ quan hệ của nó với các nhịp điệu biến động của các hiện
tượng tự nhiên. Vì vậy, ta có thể đưa ra định là nghĩa (theo Baydoman - 1960) “Vật
hậu học khoa học nghiên cứu về mối quan hệ các hiện tượng mang tính chu kì trong
tự nhiên của giới động vật, thực vật với môi trường (khí hậu, đất, chế độ thủy văn)”.
Trong nghiên cứu người ta chia ra làm 2 dạng là vật hậu học của loài và của
cả quần xã (vật hậu học quần xã).
Để nghiên cứu vật hậu học của loài bao gồm 2 bước cơ bản sau:
+ Tổ chức quan sát.
+ Tiến hành quan sát.


5

Tổ chức nghiên cứu vật hậu bao gồm các nhiệm vụ: Chọn đối tượng, địa
điểm nghiên cứu, xác định thời gian cần theo dõi, đồng thời tiến hành theo dõi các
yếu tố thuộc môi trường sống của nó.
Những nghiên cứu thuộc vật hậu chỉ có giá trị khi ta tiến hành nghiên cứu
theo đúng lịch trình, đúng nội dung đã xác lập. Đa số các nghiên cứu được dẫn dắt
trong mùa sinh trưởng, thường thời kỳ ra nụ, ra hoa, hình thành quả. Thông thường
lịch theo dõi thời kỳ ra nụ là 3 ngày 1 lần, hoa nở thì 1 ngày 1 lần, mùa đông thường
1 tháng 1 lần.
Thực vật biểu hiện vật hậu ở pha này hay pha khác là phụ thuộc từ quá trình
bên trong của nó. Để làm sáng tỏ các pha vật hậu của thực vật trong điều kiện môi
trường sống khác nhau thì cần thiết phải tiến hành song song việc theo dõi sự thay
đổi mang tính chu kì của các hiện tượng thuộc thiên nhiên.
Khi xác định sự biến đổi hình thái của thực vật trong cả đời sống của nó
người ta thường chia ra 5 pha vật hậu. Sinh dưỡng ở giai đoạn đầu phát triển và sau

khi quả chín, giai đoạn nụ, nở hoa, hình thành quả, tàn lụi (chết).
Trong mỗi pha còn được chia ra mức nhỏ hơn đó là dưới pha (pha phụ). Cần
ghi chép ngày tháng xuất hiện từng pha , vì vậy cần có bảng ghi chép chi tiết, trong
đó các pha được sử dụng từ làm kí hiệu.
Ví dụ: S- Thời kỳ sinh dưỡng; n- thời kỳ nụ; h- thời kỳ hoa nở; q- quả; c- chết
Laprenco (1952) đề xuất bảng kí hiệu tỉ mỉ hơn, dùng cả kí tự và số:
m- mầm (từ hạt hay quả).
ch-chồi (chồi non hình thành từ thân rễ , thân cành,...).
s-sinh dưỡng.
n-nụ.
h-hoa nở (bắt đầu h1, nở rộ h2, hoa bắt đầu tàn h3).
q-quả (quả non q1, quả già q2, quả bắt đầu rụng q3).
hq- hoa-quả (từ khi bắt đầu đến khi thành quả hết, hq1, hq2, hq3).
qr-quả rụng.
chm-hình thành chồi mới sau khi quả rụng hết.


6

c-chết cả phần trên mặt đất.
k-khô của các chồi trên mặt đất [5].
1.1.2. Đặc điểm phân bố, sinh thái
Những thành tựu nghiên cứu ban đầu về đặc điểm phân bố, sinh thái loài
Mắc khén còn khá khiêm tốn, cụ thể như sau:
- Tại Ấn Độ cây Mắc khén phân bố ở độ cao từ 1.000 - 2.000 m so với mực
nước biển, nó được tìm thấy ở các thung lũng của dãy núi Himalaya, nhiệt độ bình
quân năm 15 – 180C và nó cũng có thể chịu được rét đến 00C (Hooker, 1875) [39].
- Ở Nêpan Mắc khén phân bố khá rộng ở độ cao từ 1.100 - 2.500 m so với
mực nước biển [43].
- Cây Mắc khén ở Trung Quốc phân bố ở những vùng cận nhiệt đới, ở những

trạng thái rừng lá rộng thường xanh.
Cây Mắc khén thuộc nhóm cây lâm sản ngoài gỗ. Trên thế giới có rất nhiều
khái niệm về lâm sản ngoài gỗ nhưng phổ biến nhất là khái niệm do tổ chức Nông
Lương Liên Hợp Quốc(FAO) thông qua năm 1999: “Lâm sản ngoài gỗ là các sản
phẩm có nguồn gốc sinh vật loại trừ gỗ lớn có ở rừng, đất rừng và các cây bên ngoài
rừng”[10], [23].
Ở Châu Á, nơi đây có nguồn tài nguyên LSNG vô cùng phong phú và là
nguồn cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho người dân vùng nông thôn. Chẳng hạn
như:
Tại Ấn Độ có khoản 500 triệu dân sống trong và xung quanh rừng phụ thuộc
vào nguồn LSNG cho sinh kế của họ (Viện Tài Nguyên Thế Giới 1990). Ở đây có
khoảng 16.000 loài cây thì 3.000 loài LSNG có lợi, hầu hết tiêu thụ trong nước,
xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô. Sản xuất lâm sản ngoài gỗ ở Ấn Độ đóng góp
khoảng 40% tổng doanh thu từ rừng và 55% việc làm dựa vào rừng (Tewari và
Campbell, 1996).
Tại Lào có 90% dân cư sống ở vùng nông thôn và 50% thu nhập của các hộ
nông dân này từ LSNG. Theo một nghiên cứu của Sounthone Detphanh (Lào) cho
rằng, người dân nông thôn dùng LSNG chủ yếu để ăn (măng, tre, nứa, lá một số loại


7

cây, cá suối và thịt chim thú), làm vật liệu xây dựng (mây, tre, cây quanh vườn, lá
lợp). Tuy nhiên LSNG vẫn chưa là đối tượng quản lý của các nhà chức trách nên
làm cho nguồn LSNG ở đây ngày một khan hiếm [10].
Lâm sản ngoài gỗ là nguồn sống chủ yếu và là nguồn thu nhập chính của
người dân nghèo, đồng bào dân tộc miền núi, người lao động tự do và những người
sống phụ thuộc vào rừng, nó là nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều nước trên thế
giới chủ yếu là các nước nghèo và các nước đang phát triển.
1.1.3. Chọn và nhân giống

Đối với cây Mắc khén các nghiên cứu về chọn giống và nhân giống ở các
nước cũng rất ít, chủ yếu là kinh nghiệm địa phương.
Tại Nêpan: Cây Mắc khén ra hoa vào tháng 4 - 5, quả chín tháng 11, người
dân sử dụng hạt hoặc hom cành để nhân giống. Tuy nhiên, phương pháp nhân giống
phổ biến là từ hạt [43].
Tại Thái Lan: Trong Dự án phát triển toàn diện vùng cao (UHDP) thực hiện
từ năm 2005 - 2008, đã nghiên cứu và đánh giá sự khác biệt nảy mầm hạt giống cây
Mắc khén thu hoạch vào các thời điểm khác nhau; nghiên cứu, đánh giá hiệu quả
của các phương pháp thúc đẩy sự nảy mầm của hạt giống khác nhau và phương
pháp cấy ghép. Trong thời gian 2007 - 2008, thử nghiệm, bổ sung đánh giá hiệu quả
của ứng dụng nước và độ ẩm đất đến cây con trong vườn ươm. Đối với mỗi thử
nghiệm, hạt giống được nông dân thu hoạch từ các cây mẹ bốn năm tuổi. Kết quả
đạt được như sau:
- Tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống đạt xấp xỉ 100% nếu xử lý và gieo ngay sau
khi thu hoạch và thời điểm thu hoạch tốt nhất cho công tác gieo giống là giữa tháng
12 và tháng giêng; nếu hạt giống được cất trữ từ năm trước thì tỷ lệ nầy mầm chỉ
đạt được khoảng 70%.
- Hạt giống ngâm trong nước xà phòng trong thì có tỷ lệ nảy mầm tốt hơn so
với hạt giống ngâm trong nước xà phòng và sau đó rửa sạch, hoặc hạt chỉ ngâm
trong nước.


8

- Ghép cây phải đúng thời điểm, lựa chọn mắt ghép hoặc cành ghép ở giai
đoạn bánh tẻ và xử lý cẩn thận sẽ duy trì khả năng sống cao của cây ghép [47].
Như vậy, các nghiên cứu về chọn và nhân giống cây Mắc khén ở trên thế
giới còn khá sơ khai, nhưng cũng rất hữu ích và là tài liệu tham khảo cho việc gây
trồng và phát triển loài cây này ở Việt Nam.
1.1.4. Sơ chế sản phẩm, bảo quản hạt giống

Sơ chế là khâu kỹ thuật quan trọng để nâng cao hiệu quả của công tác bảo
quản giống (đặc biệt là hạt giống) và chất lượng sản phẩm. Đối với cây Mắc khén,
sản phẩm chủ yếu được sơ chế là hạt (quả), về lĩnh vực này cũng có một số kinh
nghiệm chủ yếu là từ người dân. Den Hertog, W.H. (1999)[41], trong quá trình khảo
sát thực tế, sử dụng phương pháp có sự tham gia, quan sát để tìm hiểu về kỹ thuật
bảo quản sau thu hoạch các chum quả Mắc khén thấy rằng, sau khi thu hái từ trên
cây xuống thì người dân đem phơi dưới nắng nhẹ cho khô và tách hạt ra và cho vào
các túi ni lông buộc chặt. Ở miền Bắc Thái Lan, theo Hoare et al (2007) [38], quả
Mắc khén được nông dân thu hoạch trong mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng giêng,
sau đó cũng đem phơi dưới nắng nhẹ để cho tách hạt và đưa vào các bao tải buộc
chặt để bảo quản, hoặc hạt được đưa vào bảo quản trong các chum, vại bịt kín. Còn
tại Lào, theo nghiên cứu của FAO (2001), để thu hoạch quả Mắc khén người dân
chặt hạ cây để các chùm quả, sau đó phơi khô cho tách hạt và đưa vào những dụng
cụ để vận chuyển bán ra thị trường[44].
1.2. Trong nước
1.2.1. Phân loại, tên gọi, mô tả hình thái và giải phẫu
- Tên gọi, phân loại:
Cây Mắc khén hay còn có tên gọi khác là cây Sẻn hôi, Cóc hôi, Hoàng mộc
hôi, Vàng me thuộc chi Hoàng mộc (Zanthoxylum), họ Cam (Rutaceae), bộ Bò hòn
(Sapindales) [1], [2], [3].
Còn theo tiếng của người dân tộc Thái Mắc khén nghĩa là quả của cây khén,
một loại cây thân gỗ, mọc tự nhiên trong những khu rừng ở Tây Bắc [19].
- Hình thái, cấu tạo giải phẫu, vật hậu


9

Mắc khén là cây gỗ nhỡ, cao 14 - 18 m. Thân thẳng, vỏ có nhiều gai mọc.
Cành non và chồi thường phủ lông màu vàng nhạt. Lá kép lông chim một lần lẻ có
từ 13 - 15 lá chét, phiến lá chét hình trái xoan, đầu nhọn dần, dài 7-10 cm, rộng 4-7

cm. Mép lá răng cưa, mặt lá nhẵn bóng màu xanh nhạt. Cuống lá dài 2,0 - 3,0 cm,
khi kết quả thường có gai nhỏ mọc xung quanh. Khi còn non toàn thân và cuống lá
phủ nhiều gai nhỏ, thân có màu tím nhạt và khó phân biệt so với cây trưởng thành;
Hoa mọc thành chùm màu xám trắng giống như hoa Xoan ta; mùa ra hoa tháng cuối
tháng 6 đến đầu tháng 7, quả chín vào tháng 10-11 trong năm, mỗi cây mẹ từ tuổi 7
trở đi cho từ 24-27 kg/cây, trung bình sản lượng khoảng 16,8 kg/cây; quả hình tròn
đường kính từ 0,3-0,4 cm, khi chín vỏ tách thành đôi và rơi xuống đất, cuống quả
thô, dài 14-20 cm; hạt hình bầu dục dài 0,2 cm màu đen thẫm óng ánh, vỏ hạt khá
cứng, dùng răng cắn có thể cảm thấy vị cay đặc trưng của loài gia vị này.
Bề ngoài vỏ của cây Mắc khén màu xám nhạt loang lổ, gỗ màu vàng tươi có
vòng năm phân biệt không rõ rệt, có sợi gỗ, gỗ mềm có mùi thơm [30].
Về vật hậu: Cũng có nhiều tác giả dùng số để kí hiệu các pha của vật hậu.
Khi nghiên cứu vật hậu cây hòa thảo gồm nghiên cứu các pha và pha phụ
sau:
1(S) Trạng thái sinh dưỡng: 1 - Xuất hiện chồi, 2-xuất hiện lá thứ 3, 3-tạo
chồi gốc (tạo các chồi bên) 4- thân hình ống mọc lên (xuất hiện đốt và mấu trên
thân).
2(n)- nụ hoa: Trên ngọn xuất hiện chồi hoa dài khoảng 1/3 bông hoa hay đã
có 3-4 nhánh tách ra.
3(h): Hoa nở: Các hoa nhỏ đã hình thành đầy đủ, bắt đầu nở.
4(q)- Hình thành quả: 1-Hạt bắt đầu dạng sữa, 2-hạt bắt đầu chín vàng,... 3quả (hạt) chín và bắt đầu rụng.
5(c)- Thời kì chết: Ở một số loại có sự ngừng quang hợp, thân và lá khô đi,
cây hòa thảo sống lâu năm thì có hiện tượng chết của các chồi sinh sản.
6(Sm): Hình thành chồi mới. Hình thành các chồi sinh dưỡng cuối thu hay
đầu đông để qua đông.


10

Đối với khi nghiên cứu cây 1 năm, dùng 6 pha cơ sở của vật hậu và pha phụ:

1(S) Sinh dưỡng: 1- Xuất hiện cây mầm; 2- Hình thành khóm; 3- Hình thành
thân (chiều cao cm) và ra lá; 4 - Lá đầy đủ.
2(n): Thời kì nụ: 1- Mầm hoa nhú ra; 2- Hình thành nụ hoa; 3-Nụ hoa hoàn
chỉnh.
3(h): Thời kì hoa nở:1- Nụ hoa nở dần, bắt đầu những hoa đầu tiên; 2- Hoa
nở rộ, 3- Hoa bắt đầu tàn.
4(q): Thời kì hình thành quả: 1- Bắt đầu hình thành quả; 2- Quả đã trưởng
thành; 3- Quả bắt đầu chín; 4- Bắt đầu phát tán hạt đầu tiên; 5- Phát tán hạt khi còn
hoa nở; 6- Phát tán hạt khi quả chín; 7- Phát tán hạt khi có một số quả chín; 8- Phát
tán hạt khi cây đã khô và chết.
5(KT): Kết thúc thì kì sinh dưỡng: 1- Lá bắt đầu chuyển màu; 2- Cây khô và
chết.
6(ng)- Thời kì nghỉ: Tồn tại dạng hạt hay trạng thái sinh dưỡng được hình
thành trong mùa thu nhưng sẽ tạm ngừng sinh trưởng trong mùa đông.
Các tư liệu cần tổng hợp lại để xem xét và so sánh, tùy theo yêu cầu của
nghiên cứu mà ta có hình thức tổng hợp khác nhau.
Khi nghiên cứu với cây thân thảo sống lâu năm, vào mùa xuân sẽ ra hoa,
những hoa này đã được tạo mầm từ năm trước. Cần quan sát các pha vật hậu sâu (cả
pha phụ).
1(S): Sinh dưỡng: 1- Xuất hiện chồi; 2- Hình thành 1- 2 đôi lá đầu tiên; 3Xuất hiện các mầm chồi (thường 3 kiểu mầm chồi là những mầm sẽ thành chồi hoa,
chồi sinh dưỡng, những mầm của chồi sinh dưỡng hoàn thành chưa đầy đủ); 4- Tạo
thành chồi bên ở 2 lá mầm và chồi gốc ở cây hòa thảo và hình thành lá; 5- tăng
trưởng của thân (chiều cao vài cm và hình thành lá; 6- Lá đầy đủ.
2(n)- Thời kì nụ: 1- Mầm hoa lớn lên; 2- Hình thành nụ (đôi khi thân vẫn tiếp
tục tăng trưởng); 3- Nụ đã hình thành đủ.
3(h)- Thời kì hoa nở: 1- Nụ hoa bắt đầu nở (những hoa đầu tiên); 2- Hoa nở
rộ (đã xuất hiện quả nhỏ) 3- Hoa tàn (xuất hiện quả trưởng thành).


11


4(q)- Thời kì có quả: 1- Bắt đầu hình thành quả; 2- Giai đoạn tồn tại cả quả
và hoa; 3- Có quả chín và quả xanh; 4- Quả đã chín; 5- Bắt đầu phát tán hạt; 6Phát tán hạt khi còn hoa nở; 7- Phát tán hạt khi quả đã chín; 8- Phát tán hạt khi chỉ
còn quả chín; 9-Phát tán hạt khi đã quả khô hoàn toàn.
5(KT)- Kết thúc thời kì sinh dưỡng: 1- Xuất hiện sự biến đổi màu của lá; 2Lá biến đổi màu khá nhiều; 3- Lá biến đổi màu hầu hết; 4- Lá đổi màu hoàn toàn; 5Rụng lá; 6- Cây trơ cành; 7- Một số cơ quan của cây bị chết; 8- Phần trên mặt đất
khô đi; 9- Phần trên mặt đất đã khô và chết.
6(ng)- Thời kì nghỉ: Trong thời kì này thực vật có sự biểu hiện sau:
1. Có sự khác nhau về số lượng, hình dạng, phân bố của lá chồi, mầm... trong
nhóm thân rễ.
2. Có hay không có vảy bảo vệ chống đỡ lạnh hay nóng.
3. Khác nhau về sự xuất hiện và hướng mọc của các chồi (thẳng hay bò) [5].

1.2.2. Đặc điểm phân bố, sinh thái
Cây Mắc khén phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng Đông Bắc, Tây Bắc Việt
Nam và một số nơi khác, thường gặp ở độ cao từ 600 - 1.500m so với mặt nước
biển, phân bố ở kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm cây lá rộng xen cây lá kim á
nhiệt đới núi thấp, kiểu rừng này ở vùng Tây Bắc có diện tích khá nhiều. Ở nước ta,
mới thấy ghi nhận Mắc khén phân bố ở Biên Hòa (Phạm Hoàng Hộ, 1992) và Mai
Châu - Hòa Bình [18]. Theo Nguyễn Văn Huy (2002, 2003, 2004) [20], [21], [22],
cây Mắc khén thường phân bố ở một số kiểu rừng sau:
- Kiểu Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (ở độ cao 800m
đến 1700m), đặc điểm của kiểu rừng này: Diện tích khá nhiều, địa hình nơi phân bố
thường là các đỉnh núi hoặc sườn các dông núi chạy từ các đỉnh núi cao xuống như
sườn các ngọn núi thuộc dãy núi chín đỉnh, do khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ
bình quân dưới 20o, nhiều mây mù, độ ẩm cao nên kiểu thảm này có nhiều thực vật
có nguồn gốc là cây bản địa Tây Bắc Việt Nam và Vân Nam Trung quốc.
Kiểu rừng này có 2 kiểu phụ:
+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp.



12

+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm cây lá rộng xen cây lá kim á nhiệt đới
núi thấp.
- Kiểu Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi thấp (ở độ cao
800m đến 1700m), kiểu rừng này có một số đặc điểm: Phân bố ở sườn và đỉnh các
dông núi có độ cao 800-1700 m. Trong kiểu rừng này có các trạng thái phổ biến là
các trạng thái rừng IIIA1 và IIIA2, IIIB. Độ kép tán đạt cao S = 0,6-0,8. Chiều cao
phổ biến 15-25m. Đường kính cây TB 25cm. Cấu trúc tầng rừng và thành phần cây
lá rộng không khác nhiều so với kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi
thấp cùng độ cao nhưng số lượng có phần giảm, thành phần cây lá rộng chủ yếu là
các loài Re, Giẻ cau quả bẹt, Giẻ gai, Chè rừng, Chè lông, Tô hạp, Màng tang,
Chắp xanh, Giổi găng, Giổi thơm, Mò gói thuốc, Chân chim, Cà muối, Thanh thất,
Mắc niễng, Chẹo, Thị rừng, Hồng rừng, Mắc khén,...[20].
Cây Mắc khén là một trong những cây có giá trị rất lớn mang lại hiệu quả
kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Ở Việt Nam, theo Tiến sĩ Nguyễn
Thanh Chiến- Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản viết trong tạp chí khoa học- Công
nghệ kinh tế lâm nghiệp, tác giả cho rằng “Thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ nhằm để chỉ
các vật liệu sinh học khác gỗ được khai thác từ rừng nhằm phục vụ nhu cầu tiêu
dùng của con người. Lâm sản ngoài gỗ bao gồm: Thực phẩm, dược liệu, gia vị, tinh
dầu, nhựa cây, keo gián, nhựa mũ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang
dã, chất đốt, các chất liệu thô, song mây, tre nứa, gỗ nhỏ cho sợi”.
Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại lâm sản ngoài gỗ, nhưng theo nhóm
nghiên cứu của dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam cho rằng
lâm sản ngoài gỗ được phân loại theo 6 nhóm tổng hợp dựa vào công dụng và
nguồn gốc của lâm sản ngoài gỗ bao gồm các nhóm sau:
+ Nhóm sản phẩm cây có sợi: Tre, nứa, song, mây các loại thân lá có sợi và củ.
+ Nhóm thực phẩm:
- Những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật như: Thân, chồi non, rễ, lá, hoa,
quả, hạt, các loại gia vị, hạt có dầu, nấm,… có thể dùng làm thực phẩm.



13

- Những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như: Mật ong, thịt thú rừng, cá,
tổ yến, trứng chim, các loại côn trùng ăn được.
+ Nhóm dược liệu, chất thơm và cây có chất độc.
+ Nhóm những sản phẩm chiết xuất như: Các loại nhựa, tanin, chất màu, dầu
béo và tinh dầu,…
+ Nhóm động vật và những sản phẩm từ động vật không dùng làm thực
phẩm như các loại thú rừng, chim, côn trùng sống, da, sừng, ngà voi, xương, cánh
kiến đỏ.
+Nhóm những sản phẩm khác như: Cây cảnh, lá để gói thức ăn, hàng hóa,
phong lan,…[10], [11], [12].
Cách phân loại này nhìn chung chỉ mang tính tương đối vì công dụng của
một số loài lâm sản ngoài gỗ luôn có sự thay đổi, một số sản phẩm có thể phân vào
nhiều nhóm khác nhau tùy lúc, tùy vào công dụng và mục đích dùng, biến đổi tùy
theo tập quán của từng vùng, từng lãnh thổ,...
Cây Mắc khén thuộc nhóm sản phẩm có nguồn gốc thực vật lấy hạt. Hiện
nay loài cây Mắc khén phân bố tại vùng núi Tây Bắc nước ta đang được bảo vệ và
phát triển.
1.2.3. Chọn và nhân giống
Đối với cây Mắc khén, hiện nay tại nước ta loài cây này chủ yếu tái sinh tự
nhiên. Các công trình nghiên cứu về chọn tạo và nhân giống loài cây này rất hạn
chế. Bước đầu mới chỉ có một số nghiên cứu tại khu vực Tây Bắc.
- Về chọn tạo giống: Theo Nguyễn Cảnh Sáng (2011), việc chọn cây mẹ lấy
giống căn cứ vào 2 chỉ tiêu cơ bản là hình thái bên ngoài và phẩm chất cây. Về hình
thái, chọn những cây thân thẳng tròn đều, gốc không có bạnh vè, tán tròn đều và
hẹp, góc phân cành nhỏ, chiều cao dưới cành từ 3m trở lên. Về phẩm chất cây, chọn
cây sinh trưởng tốt nhất trong lâm phần, không sâu bệnh, có hoa quả nhiều nhất và

có chất lượng vào thời kì thành thục tái sinh của cây rừng [30].
- Về nhân giống: Việc xử lý hạt Mắc khén bằng nước nóng, hoặc không xử
lý nước nóng và cho vào cát ẩm thì tỷ lệ nảy là rất thấp. Tuy nhiên, qua kinh


14

nghiệm từ người dân tộc Thái và H’Mông vùng Tây Bắc nếu hạt được xử lý bằng
phương pháp đốt, sau đó ngâm nước nóng và ủ thì sẽ đạt tỷ lệ nảy mầm cao hơn
khoảng 70% [30].
1.2.4. Sơ chế sản phẩm, bảo quản hạt giống
Nghiên cứu sơ chế sản phẩm lâm sản nói chung và sản phẩm từ cây Mắc
khén nói riêng cũng được nhiều tác giả quan tâm vì đây là vấn đề có quan hệ mật
thiết tới trồng rừng, có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu như sau:
Nguyễn Cảnh Sáng (2011) [30] thu hoạch hạt Mắc khén là thu từ quả, cho
nên cần phải tách hạt ra khỏi quả, để giảm bớt diện tích, trọng lượng khi vận
chuyển, tránh sâu, nấm, bệnh xâm nhập từ vỏ quả vào và làm tăng phẩm chất giống.
Quả sau khi thu hái loại bỏ hết tạp chất, ủ thành đống từ 2-3 ngày rồi đem ra phơi
dưới nắng nhẹ. Trong quá trình phơi thỉnh thoảng đảo cho hạt tách rời khỏi quả
hoặc sau đó gõ nhẹ thu lấy hạt. Khi hạt tách rời khỏi quả tiến hành phơi dưới nắng
nhẹ 2-3 ngày, sau đó tiến hành vệ sinh sạch và đem vào bảo quản, 1kg hạt có từ
17.985 đến 18.562 hạt.
Có 2 cách cất trữ bảo quản:
+ Bảo quản lạnh: Giữ nhiệt độ thường xuyên ở nhiệt độ 50C là hữu hiệu nhất.
+ Bảo quản khô: Cho hạt vào lọ sành, hoặc chum, vại kín sau đó dùng nilon
hoặc vải bọc kín và buộc lại để nơi thoáng mát. Hoặc có thể sau khi thu hái xong
treo gác bếp như người dân địa phương thường cất giữ. Trong trường hợp có tủ kín
đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thì rất tốt.
Tuy nhiên, đối với khí hậu vùng Tây Bắc nên bảo quản lạnh thì sức nảy mầm
sẽ đảm bảo hơn.

1.3. Nhận xét và đánh giá chung
- Các công trình nghiên cứu về phân loại, mô tả hình thái, giải phẫu, vật hậu
của cây Mắc khén trên thế giới rất hạn chế và đa số các công trình nghiên cứu và bố
của cây Mắc khén chủ yếu là ở Châu Á, và chưa có những nghiên cứu sâu. Tuy
nhiên, đây cũng là những cơ sở quan trọng để phân biệt Mắc khén với các loài cây
khác, đặc biệt là các loài trong chi Zanthoxylum.


15

- Ở trong nước Mắc khén có phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc
Việt Nam. Hạt Mắc khén được dùng khá rộng rãi và thường xuyên trong các bữa ăn
hàng ngày của người dân tộc miền núi. Tuy nhiên, nghiên cứu về loài cây này còn
rất ít, chủ yếu là sử dụng tự nhiên, các nghiên cứu về gây trồng chưa có nhiều,
nghiên cứu về phân bố, sinh thái, chọn giống và nhân giống loài cây này cũng rất
hạn chế, nguyên nhân chính có lẽ đây là loài cây phân bố hẹp, đặc hữu của những
khu vực nhỏ. Các công trình nghiên cứu về loài cây này chưa nhiều, mới chỉ dừng
lại ở việc mô tả hình thái, giải phẫu, về nghiên cứu vật hậu mới chỉ là nghiên cứu
một số loài cây sống thời gian ngắn, chưa có nghiên cứu về vật hậu loài cây Mắc
khén, chưa có nghiên cứu về nhân giống và tác dụng của loài Mắc khén đối với đời
sống con người, nên cần có những nghiên cứu đầy đủ hơn.
- Hiện tại trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng việc gây trồng cây
Mắc khén vẫn ở quy mô nhỏ, chưa có quy trình kỹ thuật nhân giống và gây trồng
chính thống.
Xuất phát từ những yêu cầu đó, đề tài luận văn đặt ra là cần thiết và có ý
nghĩa.


16


Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1.1. Về lý luận
- Xác định được các đặc điểm hình thái và vật hậu của cây Mắc Khén tại tỉnh
Sơn La.
- Xác định được các biện pháp kỹ thuật tạo cây con bằng hạt và nhân giống
bằng hom, nuôi cấy mô của cây Mắc khén tại tỉnh Sơn La.
2.1.2. Về thực tiễn
Thăm dò khả năng nhân giống cây Mắc Khén tại tỉnh Sơn La.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa
(Roxb.) DC.)
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đặc điểm hình thái và vật hậu cây Mắc khén tại xã Chiềng Bôm, xã Phỏng
Lập - Huyện Thuận Châu và xã Chiềng Kheo, xã Chiềng Dong - Huyện Mai Sơn,
tỉnh Sơn La.
- Các biện pháp nhân giống cây Mắc khén: Tại vườn ươm, phòng thí ngiệm
Trường Đại học Tây Bắc, tỉnh Sơn La.
Đặc điểm phân bố loài cây Mắc khén tại tỉnh Sơn La không thuộc phạm vi
nghiên cứu của luận văn.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các đặc điểm hình thái và vật hậu cây Mắc khén và cách thức thu
hái, bảo quản hạt Mắc khén tại Sơn La:
+ Đặc điểm hình thái của cây Mắc khén.
+ Đặc điểm vật hậu của cây Mắc khén.
+ Cách thức thu hái, bảo quản hạt Mắc khén.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý hạt giống cây Mắc khén tại Sơn La:



×