Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Nghiên cứu các biện pháp quản lý và sử dụng đất dốc bền vững tại vùng trồng chè xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh tThái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.63 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT

HÀ TỐ LY
NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG ĐẤT DỐC BỀN VỮNG TẠI VÙNG
TRỒNG CHÈ XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Thái Nguyên, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT

NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG ĐẤT DỐC BỀN VỮNG TẠI VÙNG TRỒNG CHÈ
XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý môi trường
Sinh viên thực hiện : Hà Tố Ly
Lớp : CN KHMT K7 - Khóa : 2009 - 2013
Người hướng dẫn khoa học : Th.S Trần Thị Ngọc Hà
Thái Nguyên, 2013
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được sự động viên và giúp đỡ rất nhiệt tình của nhiều cá nhân và
tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn, thạc sĩ
Trần Thị Ngọc Hà và các thầy cô giáo trong khoa KHMT & TĐ, những người
đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện và hoàn thành
tốt đề tài.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ công tác tại ủy ban nhân


dân xã La Bằng, nhất là các anh chị phòng Địa Chính cùng tất cả người dân
nơi đây đã giúp đỡ trong quá trình thực địa.
Cuối cùng cho tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè những
người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài.
Thái Nguyên, ngày 27 tháng 04 năm 2013
Sinh viên
Hà Tố Ly

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.a. Tổng hợp điểm dân cư các xóm tại xã La Bằng năm 2012 7
Bảng 1.1.b. Cơ cấu lao động xã La Bằng năm 2012 7
Bảng 1.3.a. Diện tích trồng chè của tỉnh Thái Nguyên phân theo huyện/thành
phố/thị xã 12
Bảng 1.3.b. Sản lượng chè búp tươi phân theo huyện/thành phố/ thị xã 15
Bảng 3.1. Tình hình biến đổi đất đai theo mục đích sử dụng tại 21
xã La Bằng giai đoạn 2005 – 2010 21
Bảng 3.3.a. Tình hình sử dụng phân bón tại các nông hộ tham gia phỏng vấn
34
Bảng 3.3.b. Các biện pháp phòng chống xói mòn của các nông hộ 35
được phỏng vấn 35
Bảng 3.4.a. So sánh một số chỉ tiêu về trồng chè giữa 3 hộ gia đình 44
Bảng 3.4.b. So sánh biện pháp bảo vệ đất của 3 hộ gia đình 44
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí của xã La Bằng 3
Hình 3.1.a. Cơ cấu sử dụng đất tự nhiên tại Xã La Bằng năm 2012 22
Hình 3.1.b. Lát cắt ngang hệ sinh thái vườn chè tại Xã La Bằng 23
Hình 3.2. Sơ đồ mô tả rạch trồng chè cành 27
Hình 3.3.a. Các biện pháp quản lý và sử dụng đất của người dân La Bằng 33

Hình 3.3.b. So sánh mức độ sử dụng các biện pháp bảo vệ đất của các nông hộ
được phỏng vấn 35
Hình 3.3.c. Biểu đồ nhận xét của các nông hộ về môi trường đất 36
Hình 3.3.d. Sơ đồ mô hình vườn đồi nhà ông Đỗ Minh Tuân 38
Hình 3.3.e. Sơ đồ mô hình vườn đồi nhà ông Hoàng Văn Giang 40
Hình 3.3.e. Sơ đồ mô hình vườn đồi nhà ông Lý Tài Trìu 42
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng đất vào nhiều
mục đích khác nhau trong đó có hoạt động nông nghiệp để đảm bảo nguồn
sống cho chính mình. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số, tốc độ phát triển
công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác
ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, các vấn đề về đất
ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Việt Nam với ba phần tư diện tích đất là đồi núi, lại nằm ở vùng nhiệt
đới, mưa nhiều và tập trung, nhiệt độ không khí cao, các quá trình khoáng hoá
diễn ra mạnh trong đất nên hiện tượng thoái hoá đất (xói mòn, rửa trôi, phèn
hoá, hoang mạc hoá,…) càng dễ xảy ra hơn.
Hiện tượng xói mòn đã và đang mở rộng trên lãnh thổ nước ta và tác hại
của nó ngày càng trở nên rất nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến năng suất cây
trồng, có thể nói đây là một trong những nhân tố làm thoái hoá đất nghiêm
trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu về xói mòn đất để tìm ra giải pháp ngăn chặn
nó là một vấn đề cấp thiết cần được quan tâm của toàn xã hội, trong đó việc
kết hợp giữa hoạt động sản xuất, canh tác của con người với bảo vệ tài
nguyên đất nhằm vừa nâng cao năng suất cây trồng, thu nhập cho người dân
vừa hạn chế thoái hóa đất, cải tạo đất là một trong những biện pháp hay và
được áp dụng rộng rãi.
Cây chè là loại cây trồng tạo lớp phủ thực vật tốt. Đây là loại cây công
nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩ về giá trị kinh tế - xã hội và
bảo vệ môi trường, nhất là với vùng trung du và miền núi. Xã La Bằng,

Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái nguyên được đánh giá là một trong những vùng sản
xuất chè ngon của Thái Nguyên. Cây chè xuất hiện ở La Bằng từ khoảng cuối
thế kỉ XIX, trải qua quá trình canh tác lâu dài, đến nay chè đã trở thành cây
trồng chủ yếu và đem lại thu nhập cho hầu hết các hộ dân ở Xã La Bằng.
1
Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu các biện pháp quản lý và sử dụng đất dốc
bền vững tại vùng trồng chè xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên” được thực hiện nhằm nghiên cứu các kĩ thuật trồng, chăm sóc, chế
biến chè tại địa phương, từ đó đưa ra kết luận về khả năng bảo vệ đất với từng
loại kĩ thuật cụ thể và lựa chọn kĩ thuật tối ưu nhất. Qua đó chọn lọc các
phương pháp quản lý và sử dụng đất dốc phù hợp với khu vực nghiên cứu để
phát triển tối ưu lợi thế của cây chè và chống suy thoái đất.
2. Mục tiêu của đề tài
- Tổng hợp và đánh giá hiệu quả của các biện pháp kĩ thuật trồng và
chăm sóc chè của người dân xã La Bằng.
- Nghiên cứu và đánh giá các biện pháp quản lý và sử dụng đất của người
dân thông qua các kĩ thuật trồng và chăm sóc chè.
- Lựa chọn mô hình canh tác trên đất dốc hợp lý với khu vực nghiên cứu.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm cơ sở tham
khảo cho việc quản lý và sử dụng đất dốc bền vững ở các vùng chè nói chung
và xã La Bằng nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao
hiểu biết của người dân trong việc chăm sóc chè kết hợp với bảo vệ đất và
môi trường sống. Các biện pháp kĩ thuật trong sử dụng đất bền vững sẽ là cơ
sở để các hộ dân trong khu vực học tập áp dụng và nâng cao hiệu quả kinh tế
của vùng nói riêng và các vùng khác nói chung.
4. Bố cục đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
đề tài chia thành các nội dung cơ bản sau:

- Chương 1: Tổng quan tài liệu
- Chương 2: Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về xã La Bằng
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
La Bằng là xã nằm ở phía Tây huyện Đại Từ cách trung tâm huyện 10 km,
phía Đông giáp xã Bản Ngoại, phía Tây giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên
Quang, phía Nam giáp xã Hoàng Nông, phía Bắc giáp xã Phú Xuyên [12].
Hình 1.1. Vị trí của xã La Bằng
3
Xã La Bằng
Địa hình, khí hậu:
Là xã miền núi nằm dưới chân dãy núi Tam Đảo với địa hình chủ yếu là
đồi núi. Khí hậu xã La Bằng có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10,
khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió
đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô. Đặc trưng khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm thể hiện rõ qua các chỉ số: nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng
22,9
o
C [13]. Lượng mưa phân bố không đều có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và
mùa khô. Về mùa mưa cường độ mưa lớn, chiếm tới gần 80% tổng lượng mưa
trong năm.
Tài nguyên rừng:
Tổng diện tích rừng toàn xã hiện nay là 1519,42 ha, trong đó diện tích
rừng đặc dụng thuộc vườn Quốc gia Tam Đảo quản lý là 1096,53 ha, còn lại
là 422,89 ha rừng sản xuất nằm rải rác tại các xóm [12]. Rừng La Bằng là

rừng đầu nguồn, có độ đa dạng sinh học cao. So với năm 2005, tổng diện tích
rừng là 1453,1 ha, trong đó diện tích rừng sản xuất là 203,47 ha và diện tích
rừng đặc dụng là 1249,63 ha. Có thể thấy diện tích rừng sản xuất tăng do
được trồng thêm, tuy nhiên, diện tích rừng đặc dụng giảm.
Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 213,88 ha [13], trong đó đất
sản xuất nông nghiệp chiếm 20,49%, đất lâm nghiệp chiếm 68,51%, còn lại là
đất phi nông nghiệp chiếm 10%. Trong tổng diện tích hiện có thì diện tích đất
chưa sử dụng chỉ chiếm khoảng 1%, chủ yếu là đồi núi và sông suối.
Tài nguyên đất hiện nay của xã La Bằng chủ yếu là nhóm đất đồi núi
(chiếm hơn 70%), phân bố dọc các triền suối, dưới chân đồi là đất dốc tụ để
canh tác lúa nước. Nhìn chung, tài nguyến đất ở đây phù hợp để phát triển
nhiều mô hình canh tác cây chè khác nhau.
Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt gồm cả hệ thống suối La Bằng và hệ thống kênh mương
nội đồng, ao hồ, đập nằm rải rác trong xã, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất
4
và sinh hoạt của người dân. Nguồn nước ngầm chưa được khảo sát cụ thể
nhưng theo thực tế sử dụng của nhân dân thì mực nước ngầm sâu khoảng 4 –
15m, chất lượng nước tốt. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản khoảng 10
ha nằm rải rác ở các xóm, khu đầu nguồn dưới chân núi Tam Đảo có tiềm
năng nuôi cá nước lạnh.
Tài nguyên khoáng sản:
Trên địa bàn Xã La Bằng có một mỏ quặng thiếc nằm trong sự quản lý
của Vườn quốc gia Tam Đảo. Trong xã còn có các nguồn tài nguyên như đá,
cát sỏi, phục vụ cho các công trình xây dựng hạ tầng cơ sở và phục vụ cho
nhân dân địa phương.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Kinh tế:
Tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt: 52351 triệu đồng, cụ thể hoạt động

nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản ) là 42429 triệu
đồng, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 2022 triệu đồng, dịch vụ, thương
mại là 1750 triệu đồng, thu từ các nguồn chính sách xã hội và các nguồn khác
là 6150 triệu đồng [13].
Theo cơ cấu kinh tế năm 2010, tỷ trọng nông, lâm, thủy sản chiếm 81,04%,
thương mại dịch vụ chiếm 3,34%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 3,86 %, và các
nguồn khác chiếm 11,74%.
Theo cơ cấu kinh tế năm 2011, tỷ trọng nông, lâm, thủy sản chiếm
79,3%, thương mại dịch vụ chiếm 6,1%, tiểu thủ công nghiệp và các
nguồn khác là 14,6% [13]. Năm 2011 thu nhập bình quân đầu người của
xã đạt 19500000đ/người/năm, so với mức thu nhập bình quân vùng nông
thôn của tỉnh Thái Nguyên 14 triệu đồng/người/năm (số liệu năm 2011) thì
thu nhập của xã gấp 1,4 lần.
Qua hai năm 2010 và 2011, có sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng
nông, lâm, thủy sản giảm; tỷ trọng các ngành thương mại dịch vụ và tiểu thủ
công nghiệp cùng các ngành khác tăng.
5
Hiện trạng sản xuất cây chè:
Phát huy tiềm năng, điều kiện của địa phương, người dân xã La Bằng
xác định sản xuất chè nhằm tạo bước phát triển mạnh về kinh tế; trong những
năm qua đã tập trung triển khai đưa các giống chè mới, có năng suất, chất
lượng cao vào sản xuất.
Hiện nay trên địa bàn xã La Bằng đã hình thành 02 hợp tác xã chè, 10
làng nghề, 05 tổ hợp tác. Các tổ hợp tác, câu lạc bộ này thường xuyên trao đổi
kinh nghiệm, hướng dẫn hội viên, nhân dân cách chăm sóc, sản xuất chè theo
hướng chè an toàn, chè hữu cơ bền vững, từng bước nâng cao chất lượng chè,
sản xuất chuyên nghiệp để tạo ra sản phẩm đáp ứng đủ tiêu chuẩn hàng hóa
chất lượng cao, dần dần chiếm lĩnh thị trường. Đặc biệt, năm 2011, 10/10
xóm của La Bằng đều được công nhận là làng nghề chè truyền thống. Năm
2012, sản phẩm trà La Bằng được trao giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa

tập thể, đây chính là bước đệm thuận lợi cho nghề làm chè và người trồng chè
ở La Bằng để từng bước xây dựng thương hiệu chè La Bằng trên thị trường.
Vùng chè La Bằng hiện có khoảng hơn 200 ha chè [12], 100% người dân
của xã trồng chè và có thu nhập chủ yếu từ trồng chè, năm 2012, thu nhập
bình quân đầu người của xã đạt 23 triệu đồng/người/năm. Chè La Bằng được
phân bố ở 10/10 xóm, nhưng tập trung nhiều nhất tại các xóm La Cút, Tiến
Thành, Rừng Vần, Kẹm và Đồng Đình Năm 2012, sản lượng chè toàn xã
đạt hơn 2.300 tấn, năng suất hơn 100 tạ/ha. Ngoài giống chè trung du, xã đã
chuyển đổi được khoảng 40% diện tích sang các giống chè cành có năng suất
cao như: LDP1, Kim Tuyên, Keo Amtich, Phúc Thọ 10 Trong tổng số 981
hộ dân của xã La Bằng thì có 120 hộ giàu, thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở
lên, đây đều là những hộ có thu nhập chủ yếu từ cây chè, tuy nhiên toàn xã
vẫn còn 38 hộ nghèo.
Dân số:
Theo thống kê năm 2012, tổng số hộ dân trong xã có 981 hộ với số
nhân khẩu là 3769 người, trong đó nữ giới là 1923 người chiếm 51%.
6
Bảng 1.1.a. Tổng hợp điểm dân cư các xóm tại xã La Bằng năm 2012
Sst Tên xóm Số hộ Số khẩu
1 Xóm La Nạc 130 503
2 Xóm Lau Sau 82 325
3 Xóm La Bằng 76 365
4 Xóm Đồng Tiến 114 370
5 Xóm La Cút 101 393
6 Xóm Rừng Vần 153 579
7 Xóm Kẹm 101 358
8 Xóm Tiến Thành 47 229
9 Xóm Đồng Đình 98 353
10 Xóm Non Bẹo 79 294
Tổng 981 3769

[Nguồn: 11]
Lao động tại địa phương:
Người dân trong xã chủ yếu làm nông nghiệp. Dân số trong độ tuổi lao
động khoảng 2264 người, chiếm khoảng 60,06% dân số xã.
Bảng 1.1.b. Cơ cấu lao động xã La Bằng năm 2012
Stt Lao động Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 Lao động nông nghiệp 2065 91,2
2 Lao động dịch vụ thương mại 68 3,0
3 Lao động khác 131 5,8
Tổng 2264 100,0
[Nguồn : 11]
Nhìn chung lực lượng lao động của địa phương dồi dào, trẻ, cần cù,
chăm chỉ, sáng tạo, có tinh thần học hỏi, có ý chí xây dựng kinh tế gia đình
ngày càng phát triển, tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo của địa phương còn
thấp, do vậy còn có hạn chế trong việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún nên
hiệu quả kinh tế chưa cao.
Hình thức tổ chức sản xuất:
Nhìn chung mô hình kinh tế trang trại về chăn nuôi, thuỷ sản… tại địa
phương không phát triển do diện tích đất canh tác của các hộ gia đình nhỏ,
hẹp. Người dân chủ yếu tập trung phát triển cây chè là cây kinh tế mũi nhọn
7
nên các tổ hợp tác và HTX hoạt động hiệu quả, ổn định. Hiện nay tại Xã La
Bằng có 3 trang trại, phân loại theo lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp (cây chè)
2 trang trại, chăn nuôi 1 trang trại với tổng số lao động trog các trang trại là
18 người. Xã có 2 hợp tác xã và 5 tổ hợp tác sản xuất, chế biến, kinh doanh
chè, hoạt động có hiệu quả với tổng số lao động tham gia 124 người. Ngoài
ra, xã cũng đã xây dựng được 1 nhà máy chè với tổng số lao động tham gia 20
người.
Tóm lại, La Bằng là xã nằm ven chân dãy núi Tam Đảo nơi có điều kiện

tiểu khí hậu và nguồn nước rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đặc biệt là
phát triển cây chè, trồng lúa, phát triển chăn nuôi thuỷ sản, trồng dược liệu,
rau đặc sản kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Là xã
có tiềm năng lợi thế phát triển chè của huyện Đại Từ, người dân có truyền
thống lao động cần cù, là vùng sản xuất chè có truyền thống lâu đời, có tiềm
năng năng suất, nguyên liệu chè có chất lượng cao đó là lợi thế để nâng cao
hiệu quả và sức cạnh tranh trong sản xuất và phát triển chè; lịch sử trồng chè
cũng như thương hiệu chè Đại Từ gắn liền với chè La Bằng; sản phẩm chè La
Bằng đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu chè La Bằng đã và
đang được quảng bá trên thị trường và đang từng bước khẳng định uy tín trên
thị trường. Mặt khác cây chè cũng là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất
trong cơ cấu cây trồng của xã.
1.2. Canh tác bền vững trên đất dốc
Canh tác bền vững trên đất dốc là phương thức lựa chọn và bố trí các
loại cây trồng sao cho hiệu quả kinh tế thu được từ mô hình là cao nhất và ổn
định qua nhiều năm.
* Tính bền vững trong quản lý sử dụng đất dốc
Từ lâu những người làm nông nghiệp đã hiểu rằng môi trường sống lâu
dài của con người tuỳ thuộc rất nhiều vào việc giữ gìn, quản lý đất, nước và
dinh dưỡng địa quyển vì nó rất có hạn. Thật vậy, đất bị xói mòn, diện tích
8
canh tác ngày càng thu hẹp do qúa trình công nghiệp hoá, chất lượng đất (độ
phì nhiêu) giảm dần không chỉ tước mất cơ hội kiếm sống của người nông dân
mà còn đe doạ cuộc sống của toàn xã hội về lương thực và thực phẩm. Tác
động phụ thuộc qua lại của môi trường tự nhiên và xã hội chi phối quản lý sử
dụng đất bền vững. Khái niệm tính bền vững của một hệ thống quản lý sử
dụng đất rộng lớn hơn là bền vững về độ phì nhiêu, nó bao gồm 3 phương
diện: bền vững về kinh tế, sự chấp nhận của xã hội và bền vững về môi
trường [8].
Để đánh giá sử dụng đất dốc, một khung đánh giá quản lý đất dốc bền

vững đã được các nhà khoa học đề xuất từ năm 1991 trong đó 5 thuộc tính
khái niệm bền vững được xem xét là: tính sản xuất hiệu quả, tính an toàn, tính
bảo vệ, tính lâu bền và tính chấp nhận.
Rõ ràng quản lý bền vững đất đai phải bao gồm một tổ hợp (vì các giới
hạn của dự trữ nguồn lực, tác động đến môi t rường, tính kinh tế đa dạng sinh
học và tính hợp pháp), bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách và hoạt
động nhằm phù hợp các nguyên lý kinh tế - xã hội với các quan điểm môi
trường để đồng thời duy trì và nâng cao được sản lượng (hiệu quả sản xuất),
giảm được rủi ro (an toàn) bảo vệ được tiềm năng nguồn lực tự nhiên, ngăn
ngừa thoái hóa đất và ô nhiễm môi trường nước. Hiệu quả là lợi ích lâu dài
(lâu bền) được xã hội chấp nhận phù hợp với lợi ích của các bên tham gia
quản lý, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng. Các thuộc tính của khái niệm bền
vững nêu trên có mối quan hệ với nhau, sử dụng đất được coi là bền vững khi
quá trình sử dụng đó duy trì được sự cân bằng động và sự bảo toàn lâu dài
theo thời gian.
* Những tiêu chí và chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tính bền vững đối với sử
dụng đất dốc ở Việt Nam
- Bền vững về kinh tế : Năng suất trên mức bình quân vùng, năng suất
tăng dần, đạt tiêu chuẩn sản phẩm tiêu thụ tại địa phương và xuất khẩu; giá trị
9
sản xuất trên chi phí đạt trên 1,5 lần; ít mất trắng do hạn và sâu bệnh, có thị
trường ổn định, dễ bảo quản và vận chuyển.
- Chấp nhận xã hội với 6 tiêu chí:
+ Đáp ứng nhu cầu của hộ về lương thực, thực phẩm, về tiền mặt và
nhu cầu khác.
+ Phù hợp với năng lực nông hộ về đất đai, lao động, vốn và kỹ năng
sản xuất.
+ Người lao động tự quyết công việc đồng áng, không áp đặt và được
hưởng lợi ích thoả đáng.
+ Giảm nặng nhọc cho phụ nữ, không làm trẻ em mất cơ hội học hành.

+ Phù hợp luật pháp hiện hành (Luật đất đai và Luật Bảo vệ rừng, mặt
nước).
+ Được cộng đồng nông thôn công nhận phù hợp tập quán, văn hoá dân
tộc.
- Bền vững về sinh thái có 4 tiêu chí:
+ Giảm thiểu xói mòn, thoái hoá đất dưới mức cho phép, tăng độ phì
nhiêu cho đất hoặc ít ra cũng duy trì, bảo toàn độ phì nhiêu.
+ Tăng độ che phủ.
+ Bảo vệ nguồn nước: Duy trì và tăng nguồn sinh thuỷ, không gây ô
nhiễm nguồn nước.
+ Nâng cao, đa dạng hoá sinh học của hệ sinh thái, tỷ lệ cây dài ngày
cao nhất có thể được, khai thác tối đa các loài bản địa, bảo toàn và làm
phong phú quỹ gen.
1.3. Thực trạng sản xuất chè ở Thái Nguyên
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả
năng phát triển nông lâm nghiệp. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân
Cương là sản phẩm nổi tiếng trong cả nước từ lâu. Toàn tỉnh hiện có trên
10
16.000 ha chè, đứng thứ 2 trong cả nước, với hơn 40 cơ sở chế biến chè lớn
nhỏ rải đều trên khắp địa bàn tỉnh.
Căn cứ vào điều kiện đất đai và khí hậu của tỉnh, vùng chè nguyên liệu
được chia làm hai vùng. Vùng nguyên liệu để chiến biến chè xanh bao gồm
Thành phố Thái Nguyên và các huyện: Đại từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Phổ
Yên, Võ Nhai, với diện tích 12400 ha, chiếm 73% diện tích chè của cả tỉnh.
Trong đó, chè xanh đặc sản có gần 4.000 ha, với các địa danh nổi tiếng như
Tân Cương, Phúc Xanh, Phúc Trìu (Thành phố Thái Nguyên), La Bằng. Vùng
chè nguyên liệu để chế biến chè đen bao gồm phần lớn chè của Định Hóa,
Phú lương với diện tích 4.000 ha, chiếm 27% diện tích chè toàn tỉnh. Chè
Thái Nguyên được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước, trong đó thị
trường nội địa chiếm 70% với sản phẩm là chè xanh, chè xanh đặc sản.

Cây chè đã được tỉnh Thái Nguyên xác định là cây công nghiệp chủ lực,
có lợi thế trong nền kinh tế thị trường, là cây xoá đói giảm nghèo và làm giầu
của nông dân. Tỉnh có chủ trương phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập
trung, khai thác tiềm năng và thế mạnh của cây chè, góp phần xoá đói, giảm
nghèo và làm giàu cho phần lớn nông dân trồng chè trong tỉnh.
1.3.1. Về diện tích chè
Trong những năm qua, tỉnh không ngừng xây dựng, phát triển những khu
công nghiệp, hệ thống thương mại dịch vụ như siêu thị, khách sạn, nhà hàng
ngày càng nhiều, tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng, mặt khác quá trình chuyển
đổi cơ cấu kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ vì vậy diện tích đất nông nghiệp
ngày càng bị hạn chế. Tuy vậy, diện tích trồng chè vẫn tăng lên hàng năm do
tỉnh xác định cây chè là cây công nghiệp chủ lực.
11
Bảng 1.3.a. Diện tích trồng chè của tỉnh Thái Nguyên phân theo huyện/thành phố/thị xã
Đơn vị: ha
Năm
Huyện, thị xã
2004 2005 2006 2007 2008
Ha
Tỷ trọng
(%)
Ha
Tỷ trọng
(%)
Ha
Tỷ trọng
(%)
Ha
Tỷ trọng
(%)

Ha
Tỷ trọng
(%)
Thành phố Thái
Nguyên
1031 6,73 1125 7,06 1094 6,68 1134 6,78 1158 6,81
Thị xã Sông Công
465 3,03 480 3,01 485 2,96 500 2,98 505 2,97
Huyện Định Hoá
1906 12,44 1942 12,19 1966 12,01 1996 11,93 2026 11,92
Huyện Võ Nhai
417 2,72 465 2,92 497 3,03 538 3,22 560 3,29
Huyện Phú Lương
3370 21,99 3451 21,66 3554 21,72 3604 21,55 3650 21,47
Huyện Đồng Hỷ
2391 15,6 2493 15,65 2538 15,50 2571 15,37 2609 15,35
Huyện Đại Từ
4721 30,80 4871 30,57 5028 30,72 5098 30,47 5152 30,32
Huyện Phú Bình
96 0,63 96 0,60 96 0,58 96 0,57 101 0,59
Huyện Phổ Yên
927 6,06 1008 6,34 1108 6,80 1189 7,13 1233 7,28
Tổng số 15324 100,00 15931 100,00 16366 100,00 16726 100,00 16994 100,00
[Nguồn 5]
12
Chè được trồng ở tất cả các huyện của tỉnh Thái Nguyên. Diện tích trồng
chè phân bố không đều giữa các huyện, 3 huyện có diện tích trồng chè ít nhất
là huyện Phú Bình, huyện Võ Nhai và thị xã Sông Công. Huyện tập trung chè
nhiều nhất là huyện Đại Từ, đó là do đất đai và khí hậu, điều kiện tự nhiên
của huyện phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè, mặt khác

người dân ở Đại Từ cũng có kinh nghiệm, truyền thống trồng chè từ lâu đời.
Trong giai đoạn 2004 – 2006, diện tích trồng chè của tỉnh tăng mạnh.
Năm 2005 so với 2004, diện tích trồng chè của tỉnh tăng 3,96% tương đương
với 607 ha. Năm 2006 so với 2005, diện tích tăng 435 ha (2,73%). Trong đó,
diện tích tăng mạnh nhất phải kể đến các huyện: Phú Lương chiếm 21,72%
tổng diện tích toàn tỉnh, huyện Đại Từ chiếm 30,72% tổng diện tích (năm
2006).
Trong giai đoạn 2007 – 2008, diện tích trồng chè của tỉnh vẫn tăng
nhưng tốc độ tăng giảm so với giai đoạn 2004 – 2006. Năm 2007 so với 2006
diện tích trồng chè tăng 2,2% (360 ha). Năm 2008 so với 2007 diện tích trồng
chè tăng 1,6% (268 ha). Nguyên nhân là do quỹ đất nông nghiệp của tỉnh có
hạn, không thể phát triển diện tích mãi được. Mặt khác, phương hướng chính
của giai đoạn này là nâng cao chất lượng. Do vậy, tỉnh không phát triển thêm
diện tích chè, mà chủ yếu là trồng thay thế, trồng lại bằng giống mới. Từ năm
2007, tỉnh thực hiện chủ trương cải tạo diện tích chè kém chất lượng, từ
nguồn vốn khuyến nông quốc gia. Theo đó, các giống mới, năng suất cao,
chịu bệnh tốt sẽ được thay thế cho các giống cũ năng suất thấp. Việc thay thế
này được thực hiện dần. Nghĩa là, cây mới lên đến đâu thì mới phạt dần cây
cũ đến đó. Làm như vậy có 2 cái lợi: Một là, trong thời gian chờ chè mới lên,
người dân vẫn tận thu được từ chè cũ để đảm bảo cuộc sống. Hai là, giải
phóng dần tâm lý e ngại của người dân. Qua đó sẽ thay đổi nhận thức của
nhiều người dân trong vùng, rằng việc thay thế giống chè cũ là hướng đi hoàn
toàn đúng đắn.
13
1.3.2. Về sản lượng chè
Do chủ trương giảm diện tích chè của tỉnh để tập trung vào sản xuất các
giống chè mới có chất lượng cao và nâng cao năng suất chất lượng cây chè
nên sản lượng chè cũng giảm đáng kể.
Huyện Đại Từ là huyện có sản lượng chè lớn nhất toàn tỉnh qua các năm.
Năm 2008, sản lượng chè của huyện đạt 46124 tấn, chiếm 30,9% sản lượng

chè toàn tỉnh. Là huyện trung du miền núi, nhờ có điều kiện khí hậu và đất đai
được thiên nhiên ưu đãi nên nhìn chung rất thích hợp với sự phát triển của cây
chè. Do đó trong cơ cấu các cây trồng của huyện, chè được xác định là cây
trồng tiềm năng thế mạnh, là cây trồng xoá đói giảm nghèo tiến tới làm giàu
trong việc phát triển kinh tế, vì vậy diện tích chè hàng năm không ngừng tăng
nhanh. Huyện đã xây dựng quy hoạch vùng chè, mạnh dạn đưa các giống chè
mới có chất lượng và năng suất cao thay thế dần cho cây chè Trung du lá nhỏ,
Chủ yếu là giống chè nhập nội, chè lai cho năng suất và chất lượng cao. Nhờ
có những cơ chế chính sách đúng đắn phù hợp để quy hoạch phát triển sản
xuất chè, đồng thời nhân dân trong huyện có truyền thống canh tác, sản xuất
chè, ham học hỏi và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, thâm canh, chế
biến chè đã hình thành nên nhiều vùng sản xuất có sản phẩm chè đặc sản
thơm ngon nổi tiếng trong và ngoài tỉnh như chè La Bằng, Hoàng Nông,
Hùng Sơn, Quân Chu… chuyên sản xuất những loại chè có uy tín và giá trị
kinh tế cao.
14
Bảng 1.3.b. Sản lượng chè búp tươi phân theo huyện/thành phố/ thị xã
Đơn vị: tấn
Năm
Huyện, thị xã
2004 2005 2006 2007 2008
Tấn
Tỷ trọng
(%)
Tấn
Tỷ trọng
(%)
Tấn
Tỷ trọng
(%)

Tấn
Tỷ trọng
(%)
Tấn
Tỷ trọng
(%)
Thành phố Thái
Nguyên
6120 6,29 8477 7,66 9632 7,41 10846 7,74 12211 8,18
Thị xã Sông Công 2450 2,52 2840 2,56 3531 2,72 3871 2,76 4241 2,84
Huyện Định Hoá 11500 11,82 13640 12,33 15228 11,72 16170 11,54 16877 11,31
Huyện Võ Nhai 1080 1,11 1.738 1,57 2247 1,73 2602 1,85 2827 1,89
Huyện Phú Lương 20035 20,59 23117 20,89 29039 22,35 31010 22,12 32170 21,55
Huyện Đồng Hỷ 12267 12,61 14763 13,34 20004 15,39 22563 16,09 23750 15,91
Huyện Đại Từ 35921 36,93 37376 33,78 41154 31,68 43223 30,83 46124 30,90
Huyện Phú Bình 410 0,42 450 0,40 600 0,46 656 0,46 662 0,44
Huyện Phổ Yên 7480 7,71 8236 7,47 8478 6,54 9241 6,61 10393 6,98
Tổng số 97263 100,00 110636 100,00 129.913 100,00 140182 100,00 149255 100,00
[Nguồn: 5]
15
Sự thay đổi về sản lượng chè búp tươi được thể hiện qua bảng 1.3.b. Giai
đoạn 2004 – 2006 sản lượng chè tăng dần qua các năm: Năm 2005 sản lượng
chè búp tươi toàn tỉnh là 110636 tấn, tăng 13373 tấn (13,75%) so với năm
2004. Năm 2006 sản lượng chè là 129913 tấn, tăng 19.277 (17,42%) tấn so
với năm 2005.
Tuy nhiên đến giai đoạn 2007 – 2008, tốc độ tăng của sản lượng chè
giảm so với giai đoạn 2004 – 2006. Năm 2007, sản lượng chè đạt 140182
ha,tăng 10269 tấn (7,9%) so với năm 2006. Năm 2008, sản lượng chè toàn
tỉnh đạt 149255 tấn, tăng 9073 tấn (6,47%) so với năm 2007
1.4. Vai trò của việc trồng chè trong quản lý và sử dụng đất dốc

Cùng với sự gia tăng dân số, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp do
người dân phá rừng lấy đất ở hoặc đất canh tác. Kéo theo đó, môi trường
đất (nhất là với nhưng khu vực đất dốc) bị ảnh hưởng nặng nề.
Cây chè là một cây công nghiệp lâu năm, việc canh tác cây chè trên
đất đồi núi vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả trong bảo vệ
môi trường. Chè được trồng theo các hàng thẳng hay hàng đồng mức trên
đồi cao sẽ có tác dụng bao phủ, hạn chế tối đa xói mòn đất, giữ đất. Trong
quá trình chăm sóc chè, người dân sẽ bổ sung chất dinh dưỡng cũng như
giữ ẩm cho đất. Với một diện tích chè lớn còn cung cấp lượng lớn oxy trong
không khí, điều hòa nhiệt độ.
16
CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng: Đất dốc vùng trồng chè xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên.
- Phạm vi: Vùng trồng chè xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp phân tích hệ thống
Phương pháp phân tích hệ thống là phương pháp phân tích vấn đề đặt
trong một hệ thống nhất và hoàn chỉnh, có các phần tử trong hệ thống và sự
tương tác qua lại giữa chúng.
Trong nghiên cứu này, phương pháp luận về nghiên cứu và quản lý đất
bền vững được sử dụng làm cơ sở.
Quản lý đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến sự bền vững của nông nghiệp.
Sử dụng và quản lý đất đai bền vững là tổng hợp các kĩ thuật, biện pháp sử
dụng tốt nhất quỹ đất tự nhiên mà không làm tổn hại đến môi trường. Việc
này có thể thực hiện được bằng cách lồng ghép các quá trình tự nhiên vào các
quá trình sản xuất lương thực (như quay vòng chất dinh dưỡng, quản lý sâu

bệnh thống nhất v.v.). Định nghĩa của Smyth và Dumanski (1993) về quản lý
đất bền vững là: “Quản lý đất đai bền vững là kết hợp kỹ thuật, chính sách và
các hoạt động nhằm thống nhất các nguyên tắc kinh tế xã hội với các mối
quan tâm về môi trường để đồng thời gìn giữ hoặc tăng cường sản xuất, giảm
mức độ rủi ro của sản xuất, bảo vệ tiềm năng của nguồn tài nguyên thiên
nhiên và phòng chống (đệm để chống lại) sự thoái hoá đất đai và nước, phát
triển về mặt kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội”.
Quản lý đất bền vững gồm 5 tiêu chí sau:
- Tính hiệu quả sản xuất: là sự duy trì và nâng cao sản lượng.
- Tính an toàn: giảm thiểu những nguy cơ và rủi ro.
17
- Tính bảo vệ: bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái
hóa đất.
- Tính lâu bền: đảm bảo hiệu quả lâu dài.
- Tính chấp nhận: được xã hội chấp nhận.
Nghiên cứu tập trung vào các biện pháp quản lý và sử dụng đất dốc bền
vững ở xã La Bằng, tức là các kĩ thuật chống xói mòn, mất dinh dưỡng ở đất
thông qua các kỹ thuật, các mô hình trồng chè. Sử dụng phương pháp phân
tích hệ thống giúp cho việc đánh giá các vấn đề một cách tổng thể, nằm trong
mối quan hệ chặt chẽ.
2.2.2. Phương pháp đánh giá nhanh môi trường
Đánh giá nhanh môi trường là phương pháp thu thập thông tin về hiện
trạng môi trường đất, các kĩ thuật trồng và chăm sóc chè, biện pháp quản lý
và sử dụng đất trên cơ sở quan sát, điều tra, phỏng vấn… Những thông tin thu
thập được sẽ là cơ sở của việc phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận về các
biện pháp quản lý và sử dụng đất dốc bền vững ở khu vực nghiên cứu. Trong
phương pháp này, những kỹ thuật mà đề tài sử dụng bao gồm:
a. Thu thập và phân tích số liệu, tài liệu
Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin khoa học trên cơ sở
nghiên cứu các văn bản, tài liệu và tư liệu đã có, vận dụng phương pháp tư

duy logic để rút ra các kết luận khoa học cần thiết. Những dữ liệu thu thập
bao gồm:
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên ở khu vực nghiên cứu: vị trí địa lý và địa
hình, khí hậu, thủy văn, điều kiện thổ thưỡng và các nguồn tài nguyên của xã
La Bằng.
- Tài liệu về kinh tế - xã hội: thu thập các số liệu thống kê về tình hình
phát triển kinh tế - xã hội, nhân lực của Xã La Bằng.
- Tài liệu về hiện trạng sử dụng đất dốc.
Các số liệu thu được sẽ được thống kê lại phục vụ cho phân tích, đánh
giá tổng quan về thực trạng quản lý và sử dụng đất dốc.
18
b. Điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn
Phiếu điều tra là bảng hỏi có in sẵn các thông tin để thu thập như điều tra các
biện pháp trồng và chăm sóc cây chè cũng như biện pháp, kĩ thuật bảo vệ đất…
nhằm phục vụ cho việc phỏng vấn, khai thác thông tin trực tiếp từ các nông hộ,
hoàn chỉnh những vấn đề lý thuyết còn thiếu sót. Bộ câu hỏi điều tra nhằm để
đánh giá các biện pháp quản lý và sử dụng đất dốc bền vững tại xã La Bằng.
Trong quá trình thực địa, phỏng vấn là phương pháp được sử dụng giữa
người hỏi và người trả lời; có thể phỏng vấn trực tiếp hay gián tiếp để lấy
được thông tin cần thu thập.
- Phỏng vấn trực tiếp: là hình thức đối thoại trực tiếp giữa người phỏng
vấn và người được phỏng vấn. Người được phỏng vấn ở đây là các cán bộ
thôn, xã, nội dung phỏng vấn về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa
phương, tình hình quản lý và sử dụng đất và sự phát triển cây chè trong những
năm gần đây.
- Phỏng vấn gián tiếp: là hình thức thu thập thông tin một cách gián tiếp
thông qua các phiếu điều tra hoặc những cuộc trò chuyện thân mật với người
dân địa phương. Quá trình phỏng vấn có thể được tiến hành tại nhà hay trên
nương chè.
c. Kỹ thuật chọn thôn và hộ để điều tra

Trong quá trình khảo sát thực tế sẽ tiến hành nghiên cứu cụ thể trên 3
xóm của xã La Bằng là xóm Tiến Thành, xóm Kẹm, xóm Rừng Vần. Trong
mỗi xóm chọn 10 hộ tiến hành phỏng vấn. Dựa trên thông tin từ trưởng xóm,
chọn ra 3 hộ thuộc nhóm hộ khá, 3 hộ thuộc nhóm hộ nghèo và 4 hộ thuộc
nhóm hộ trung bình để phỏng vấn. Từ 30 phiếu điều tra thu được, sẽ khái quát
được hiện trạng phát triển của vùng, là cơ sở cho việc đánh giá và chọn ra mô
hình canh tác trên đất dốc hiệu quả phù hợp nhất với điều kiện khu vực
nghiên cứu.
19
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất tại Xã La Bằng
Trong thời gian qua, Đảng bộ và nhân dân Xã La Bằng đã thực hiện tốt
các chủ trương của nhà nước về quản lý đất đai, từng bước đưa công tác này đi
vào nề nếp, hạn chế những tiêu cực phát sinh trong quá trình quản lý và sử
dụng đất. Sau khi luật đất đai năm 2003 ra đời và có hiệu lực, được sự quan
tâm của các cấp ủy chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn, ủy ban
nhân dân Xã La Bằng đã tổ chức hội nghị đưa ngay luật đất đai vào cuộc sống,
giúp mọi cơ quan đoàn thể, nhân dân hiểu và chấp hành nghiêm túc thực hiện.
Xã cũng đã xác lập được địa giới hành chính, xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất, lập quy hoạch sử dụng đất. Thực hiện tốt công tác quản lý tài chính,
kết hợp với ủy ban nhân dân huyện Đại Từ thực hiện tốt công tác giao đất, thu
hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, để người dân an tâm sản xuất. Do
vây, công tác quản lý đất đai trên địa bàn tiếp tục được củng cố. Đến nay, ủy
ban nhân dân Xã La Bằng đã thi hành đầy đủ các văn bản pháp luật về đất đai,
phổ biến cho người sử dụng.
20

×