Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường của một số mô hình trồng xen cây ngắn ngày với cây cao su ở huyện yên châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 111 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho một công trình nghiên cứu nào
đã được công bố. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được
cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Việt Dương


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Ban chỉ đạo phát triển cây cao su - Ủy ban nhân dân
tỉnh Sơn La, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan và gia đình.
Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Lãnh đạo Ban chỉ đạo phát triển cây cao
su tỉnh Sơn La, các đồng nghiệp, Công ty cổ phần cao su Sơn La, các hộ nông
dân trồng cao su đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
thực hiện luận văn này.
Nhân dịp này cho tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới các
thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã
quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả



Nguyễn Việt Dương


iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ………………………………………………………………..i
Lời cảm ơn …………………………………………………………………..ii
Mục lục ……………………………………………………………………...iii
Danh mục các từ viết tắt …………………………………………………….vii
Danh mục các bảng ......................................................................................... viii
Danh mục các hình.............................................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................... 3
1.1. Trên thế giới ........................................................................................... 3
1.1.1. Nghiên cứu về NLKH và kỹ thuật trồng xen .................................... 3
1.1.2. Nghiên cứu các loại cây trồng xen với Cao su ................................ 6
1.1.3. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế trong NLKH ........................ 7
1.1.4. Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường trồng cây Cao su ......... 8
1.2. Những nghiên cứu trong nước ............................................................... 9
1.2.1. Nghiên cứu về NLKH và kỹ thuật trồng xen .................................... 9
1.2.2. Nghiên cứu các loại cây trồng xen với Cao su .............................. 14
1.2.3. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế trong NLKH ...................... 17
1.2.4. Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường trồng cây Cao su ....... 18
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 20
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 20
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 20

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 20
2.2.2. Giới hạn nghiên cứu ....................................................................... 20


iv

2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 21
2.4.1. Thu thập số liệu, tài liệu và thông tin ............................................ 21
2.4.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng 21
2.4.3. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn ............................................... 22
2.4.4. Phương pháp nội nghiệp ................................................................ 22
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 26
3.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................ 26
3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình ...................................................................... 26
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................... 27
3.1.2.1. Tài nguyên đất ............................................................................. 27
3.1.2.2. Khí hậu, thủy văn ........................................................................ 28
3.1.2.3.Tài nguyên rừng, thực vật và động vật ........................................ 30
3.1.2.4. Tài nguyên nước .......................................................................... 30
3.1.2.5. Các nguồn tài nguyên khác ......................................................... 31
3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ....................................................................... 32
3.2.1. Dân số, dân tộc .............................................................................. 32
3.2.2. Lao động, việc làm ......................................................................... 33
3.2.2.1. Lao động...................................................................................... 33
3.2.2.2. Việc làm ....................................................................................... 33
3.2.3. Thực trạng kinh tế .......................................................................... 34
3.2.3.1. Sản xuất nông nghiệp .................................................................. 34
3.2.3.2. Sản xuất lâm nghiệp .................................................................... 36

3.2.3.3. Thuỷ sản ...................................................................................... 37
3.2.3.4. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng ......................... 37
3.2.4. Đời sống văn hóa xã hội ................................................................ 38


v

3.2.4.1. Đời sống ...................................................................................... 38
3.2.4.2. Văn hoá – xã hội ......................................................................... 38
3.2.4.3. Y tế, bảo vệ sức khoẻ ................................................................... 39
3.2.4.4. Giáo dục ...................................................................................... 40
3.2.5. Thực trạng cơ sở hạ tầng ............................................................... 41
3.2.5.1. Hệ thống giao thông vận tải ........................................................ 41
3.2.5.2. Thuỷ lợi ....................................................................................... 43
3.2.5.3. Cấp nước sinh hoạt nông thôn .................................................... 43
3.2.5.4. Hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình .................. 43
3.2.5.5. Hệ thống điện phục vụ sản xuất và đời sống ............................. 44
3.2.5.6. Hệ thống y tế, giáo dục ............................................................... 44
3.3. Lược sử đối tượng nghiên cứu ............................................................. 45
3.3.1. Lược sử Công ty cổ phần cao su Sơn La ....................................... 45
3.3.2. Hiện trạng phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La ........... 47
Đơn vị tính: ha .......................................................................................... 48
3.3.3. Những thuận lơi và khó khăn khi bố trí cây trồng xen trong nương
đồi cao su giai đoạn KTCB ...................................................................... 48
3.3.3.1. Thuận lợi ..................................................................................... 48
3.3.3.2. Khó khăn ..................................................................................... 49
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 50
4.1. Đặc tính sinh học, sinh thái và kỹ thuật trồng của loài cây trong mô hình 50
4.1.1. Một số đặc điểm của cây trồng chính và trồng xen tại khu vực nghiên
cứu ............................................................................................................ 50

4.1.1.1. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của cây Cao su (cây
trồng chính) .............................................................................................. 50
4.1.1.2. Đặc tính sinh học và sinh thái học của cây bông ....................... 51
4.1.1.3. Đặc điểm của cây ngô ................................................................. 53


vi

4.1.1.4. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây đậu tương 55
4.2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cao su và cây trồng xen trong các mô
hình .............................................................................................................. 56
4.2.1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cao su ................................................ 56
Bảng 4.1: Mật độ trồng Cao su theo độ dốc khác nhau .................................... 58
4.2.2. Kỹ thuật trồng xen bông trong vườn cây cao su ............................ 60
4.1.2.3. Kỹ thuật trồng xen ngô trong vườn cây cao su ........................... 62
4.2.2. Kỹ thuật trồng xen đậu tương trong vườn cây cao su ................... 63
4.3. Ảnh hưởng của kỹ thuật trồng xen tới sinh trưởng của Cao su ........... 64
4.4. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình ........................... 66
4.5. Đánh giá hiệu quả xã hội...................................................................... 71
4.6. Kết quả đánh giá tác động môi trường ................................................. 75
4.6.1. Ảnh hưởng của trồng xen tới một số đặc tính của đất ................... 75
trồng xen trong vườn cao su 4 năm tuổi. .......................................................... 76
4.6.2. Ảnh hưởng của trồng xen tới động vật đất .................................... 78
4.7. Ðánh giá hiệu quả tổng hợp của mô hình ............................................ 79
4.8. Một số đề xuất nhân rộng mô hình trồng xen cây nông nghiệp với Cao
su tại huyện Yên Châu và nơi có điều kiện tương đồng ............................. 80
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
CP
FAO

Viết đầy đủ
Cổ phần
Tổ chức lương nông liên hợp quốc (Food and Agriculture Organization
of the United nations

KTCB

Kiến thiết cơ bản

MCSB

Mô hình trồng xen bông trong vườn cao su

MCSĐ

Mô hình trồng xen đậu tương trong vườn cao su

MCSN

Mô hình trồng xen Ngô trong vườn cao su

MĐC


Mô hình đối chứng

NLKH

Nông lâm kết hợp

SALT

Slopping Agricultural Land Technology


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

3.1

Diện tích trồng cây cao su của các huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La

48

4.1

Mật độ trồng Cao su theo độ dốc khác nhau


58

4.2

Ảnh hưởng của phương thức trồng xen đến sinh trưởng cây cao
su giai đoạn KTCB (vườn cao su KTCB năm thứ 4)

65

4.3

Chi phí và thu nhập của 1ha mô hình bông xen cao su 4 năm tuổi

67

4.4

Chi phí và thu nhập của 1 ha mô hình ngô xen cao su 4 năm tuổi

68

4.5

Chi phí và thu nhập của 1 ha mô hình đậu xen cao su 4 năm tuổi

69

4.6


Hiệu quả kinh tế của các 03 mô hình cây ngắn ngày trồng xen
trong 1 ha vườn cao su 4 năm tuổi

70

4.7

Nhu cầu sử dụng cho 1 ha mô hình

73

4.8

Tổng hợp đánh giá hiệu quả xã hội của 3 mô hình

74

4.9

Khả năng kiểm soát xói mòn của các cây ngắn ngày trồng xen
trong vườn cao su 4 năm tuổi

4.10 Ảnh hưởng của trồng xen tới một số đặc tính đất

76
77

4.11 Tổng hợp số lượng và đánh giá sự ảnh hưởng của trồng xen đến
động vật đất


78

4.12 Hiệu quả tổng hợp của 03 mô hình trồng xen cây ngắn ngày
trong vườn cây cao su 4 tuổi

80


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Tên hình

Trang

4.1 Thiết kế lô cao su trên đồi dốc

58

4.2 Mặt cắt ngang băng đồng mức trên đất dốc 10O và 30O

59

4.3 Cao su trồng theo băng đồng mức trên đồi dốc 30O

60



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sơn La là một tỉnh miền núi, có diện tích tự nhiên 14.174 km2 và 250
km đường biên giới với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; dân số trên
một triệu người, có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống; tỉnh có 10 huyện, 01
thành phố với 206 xã, phường, thị trấn; có 3.177 bản, tiểu khu, tổ dân phố.
Tuy nhiên, Sơn La vẫn là một tỉnh đặc biệt khó khăn so với cả nước, điều kiện
kinh tế xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng chưa phát triển, trình
độ dân trí còn nhiều hạn chế, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, lao
động chính là người đồng bào dân tộc thiểu số, sống ở vùng nông thôn, ít
được đào tạo…
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua tỉnh Sơn
La đã cụ thể hoá, ban hành nhiều chủ trương, chính sách để đẩy mạnh phát
triển nông nghiệp, nông thôn và đạt được những thành tựu quan trọng: Sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tăng trưởng khá cao; cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá; tăng tỷ
trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt; hình thành vùng cây công nghiệp
tập trung gắn với cơ sở chế biến; xóa dần tính độc canh và sản xuất tự cấp,
giảm mạnh tình trạng di cư tự do; đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, nhất là giống mới, bảo đảm được an ninh lương thực, nâng độ che phủ
của rừng; quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn nhất là điện,
đường, trường, trạm và xây dựng các công trình thuỷ lợi tưới ẩm.
Tỉnh có diện tích đất chưa sử dụng và đất rừng không thành rừng lớn
(trên 1 triệu ha) có tiềm năng phát triển cây công nghiệp và cây lâm nghiệp.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về phát triển cây cao su, tỉnh Sơn La đã
quy hoạch 50.000 ha cây cao su nhằm đột phá chiến lược phát triển nông
nghiệp, nông thôn đẩy nhanh lộ trình xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập
và cải thiện đời sống cho nhân dân các dân tộc Sơn La.


1


2

Từ năm 2007 đến nay, tỉnh Sơn La đã trồng được gần 7.000 ha cây Cao
su, trong đó huyện Yên Châu trồng được 900 ha. Kế hoạch đến năm 2020 tỉnh
Sơn La có 50.000 ha cao su. Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày được
đánh giá là có tiềm năng đem lại hiệu quả cao về kinh tế. Tuy nhiên chu kỳ
kinh doanh cây cao su từ 25 – 27 năm. Trong đó 7 năm đầu chưa khai thác
được mủ (thời kì kiến thiết cơ bản) nên thu nhập của người dân chỉ dựa vào
thu nhập từ lương theo định mức khoán công việc của doanh nghiệp, tích lũy
của người dân ở thời kỳ này còn thấp.. Nhằm nâng cao hiệu quả chương trình
phát triển cây cao su, tận dụng hơn 60% diện tích đất trống giữa các hàng cao
su để trồng các cây ngắn ngày. Trong những năm qua Tỉnh Sơn La và Công ty
cổ phần cao su Sơn La đã khuyến khích nhân dân trồng xen cây ngắn ngày.
Việc trồng xen vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống của nhân dân
và những quy định của Công ty cao su nhưng bước đầu đã có những hiệu quả
và lợi ích thiết thực. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu
khoa học nào về vấn đề này trên địa bàn quy hoạch trồng cao su của tỉnh Sơn
La. Để đánh giá, xác định được những mô hình triển vọng nhất về mặt kinh
tế, tác động môi trường làm cơ sở cho hoạch định chủ trương, chính sách của
tỉnh, tổ chức triển khai ở các địa phương khác chúng tôi lựa chọn nghiên cứu
thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường của
một số mô hình trồng xen cây ngắn ngày với cây cao su ở huyện Yên
Châu, tỉnh Sơn La”. Kết quả nghiên cứu sẽ có ý nghĩa thực tiễn góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Yên Châu và các
vùng có điều kiện tương đồng.


2


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về NLKH và kỹ thuật trồng xen
Canh tác cây thân gỗ cùng với cây trồng nông nghiệp trên cùng một
diện tích là một tập quan sản xuất lâu đời của nông dân ở nhiều nơi trên thế
giới. Theo King (1987), thời trung cổ ở châu Âu đã tồn tại một tập quán phổ
biến là “chặt và đốt” rồi sau đó tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng với cây nông
nghiệp hoặc sau khi thu hoạch nông nghiệp. Hệ thống canh tác này vẫn tồn tại
ở Phần Lan cho đến cuối thế kỷ 19 và vẫn còn ở một số vùng của Đức đến tận
những năm 1920. Ở vùng nhiệt đới của nước Mỹ, trong quá trình canh tác
người ta đã “bắt chước” điều kiện và cấu trúc của rừng nhằm đạt được những
ảnh hưởng có lợi cho hệ sinh thái của vườn rừng. Họ trồng tầng trên cùng là
dừa, tầng dưới là cam, quýt và tầng thấp hơn là cà phê hoặc ca cao, cây mùa
vụ như: Ngô, lạc…và cuối cùng là mặt đất được che phủ bằng các loại cây
thấp, mỗi một tầng có cấu trúc riêng, ngoại hình tầng thứ giống như rừng hỗn
giao nhiệt đới.
Tại châu Á, Trung Quốc được coi là một trong những “cái nôi” nông
nghiệp phương Đông. Khi lần theo dấu vết trong quá khứ ở giai đoạn đầu của
nông nghiệp lúc sơ khai, người ta nhận ra rằng canh tác cây gỗ kết hợp với
cây nông nghiệp đã có từ lâu đời. Vào triều đại nhà Hán (từ năm 206 trước
công nguyên đến năm 220 sau công nguyên), người ta đã khuyến cáo phát
triển cây gỗ cùng với chăn nuôi và canh tác cây nông nghiệp (Zhu Zhaohua,
Fu Maoyi và C.B.Sastry, 2001). Lịch sử cổ đại Trung Quốc có ghi lại và mô

tả khá tỷ mỉ về những kỹ thuật trồng xen. Vào cuối triều đại nhà Minh một
cuốn sách nổi tiếng là “Nongzheng Quanshu” (Bàn luận hoàn chỉnh về canh
nông) được Hsu Kunangchi (1640 viết), đã mô tả một kiểu canh tác kết hợp

3


4

giữa cây đậu tương và các hàng cây Dẻ gai và cho biết bằng cách này cả hai
cây đều sinh trưởng rất hoàn chỉnh, Dẻ có thân thẳng, đậu tương cho năng
suất cao. (dẫn theo Phạm Xuân Hoàn et al, 2005) [7]
Du canh được đánh giá là phương thức canh tác cổ xưa nhất. Người
Hunnunoo của Philipin có kinh nghiệm sử dụng phương pháp du canh một
cách tinh tế. Ở những nơi chặt rừng để canh tác nông nghiệp người ta cân
nhắc kỹ lưỡng để lại các cây gỗ nhất định cho tới cuối vụ lúa, nó sẽ tạo nên sự
che bóng nhờ những cây gỗ còn lại đó, chống sự phơi nắng thái quá bề mặt
đất. Các cây gỗ là bộ phận không thể thiếu của hệ thống canh tác của người
Hunnunoo và nó có thể được trồng hoặc giữ lại từ rừng cũ, nó còn tác dụng
cung cấp gỗ xây dựng, củi đun (Conklin, 1957). Các hệ thống canh tác như
vậy còn gặp ở nhiều vùng nhiệt đới ẩm của châu Á. Còn ở châu Phi, ở phía
Nam Nigeria người ta trồng khoai, ngô, bí ngô và đậu với nhau được sự che
trở của tầng cây gỗ (Forde, 1937). Ở niềm Tây Nigeria người dân Yrouba đã
sử dụng hỗn hợp cây hoà thảo, cây dạng bụi và cất gỗ, họ cho rằng hệ thống
đó là phương tiện bảo tồn năng lượng của con người bằng cách sử dụng tối đa
khoảng không gian có giới hạn, đồng thời nhằm bảo vệ độ phì của đất cũng
như chống xói mòn ngăn chặn sự mặn hoá đất (Ojo, 1966).
Về sau, phương thức này được gắn với một từ địa phương của ngôn
ngữ Myanma (Taungya) có nghĩa là canh tác trên đồi núi. Sự ra đời của
phương thức Taungya ở vùng nhiệt đới được xem như là một dấu hiệu báo

trước cho các phương thức nông lâm kết hợp sau nau (Nair P.K.R,1987). Vào
năm 1806, khi Miến Điện còn là một bộ phận của Ấn Độ thời thuộc địa của
Anh, U. Pankle đã cho người dân trồng rừng Tếch và trồng cây lương thực
giữa các hàng cây khi rừng chưa khép tán để giải quyết nhu cầu lương thực
hàng năm. Đây là phương pháp theo ông gọi là Taungya, sau đó ông truyền
lại phương thức này cho những người cai trị Anh ở Ấn Độ là Dictrich

4


5

Brandis, từ đó phương thức này được lan truyền và áp dụng rộng rãi ở Ấn Độ
và Nam Phi. Theo Vonhesmer (1966 và 1970) và King (1979) thì hầu như ở
các vùng nhiệt đới bắt đầu từ phương thức này. Có thể nói Taungya là một
bước phát triển từ du canh sang nông lâm kết hợp (NLKH), và phương thức
Taungya đã phân hoá và phát triển thành các hệ thống, các phương thức nông
lâm kết hợp đa dạng như hiện nay.
Ở Thái Lan đã có chủ trương phát triển các phương thức nông lâm kết
hợp để giữ nước, duy trì độ ẩm, cải tạo sinh thái môi trường, phát triển đời
sống con người, kết quả đã thành công trong các nông trang trồng Ngô + Dứa
ta ra các khu rừng hỗn giao nhiều tầng gồm Rừng + Cây họ đậu + Ngô +
Dứa…Thái Lan đã nghiên cứu hơn 20 loài cây nông nghiệp trồng xen trong
rừng cây gỗ mà hình thức phổ biển là rừng xen các băng cây ăn quả: Lạc,
Đậu, Xoài, Vải, Cà phê, Hồ tiêu.
Nông lâm kết hợp ở Ấn Độ nổi tiếng thế giới về “cuộc cách mạng xanh”,
nhờ thành quả của cuộc cách mạng này mà Ấn Độ từ một nước đông dân không
những không bị đói mà sản lượng nông nghiệp ngày càng tăng, đủ để xuất khẩu
lương thực. Trong các loài cây trồng ở Ấn Độ thì cây dừa là đáng chú ý. Dừa
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt ở bang Kerala, dừa chiếm

70% diện tích và sản phẩm dừa ở Ấn Độ. Ca cao là cây trồng xen rất thành công
với dừa nhất là ở những nơi tưới tiêu thuận lợi. Cà phê được trồng ở nơi có độ
cao thường được kết hợp với hồ tiêu, mít và các cây ăn quả khác, cây lương thực
điển hình là sắn, được trồng ở các vườn gia đình.
Nông lâm kết hợp ở Inđônêxia, từ năm 1972 hoạt động nông lâm kết
hợp do các tổ chức công ty lâm nghiệp nhà nước tổ chức và quản lý. Việc chọn
đất khai hoang để trồng cây lâm nghiệp do các công ty này tiến hành. Nông dân
được các cán bộ kỹ thuật của Công ty hướng dẫn trồng cây công nghiệp, lâm

5


6

nghiệp. Sau khi trồng cây nông nghiệp 2 năm nông dân bàn giao lại rừng cho
cơ quan lâm nghiệp, sản phẩm nông nghiệp họ toàn quyền sử dụng.
Trong nhiều mô hình nông lâm kết hợp được thực hiện ở các quốc gia
trên thế giới, thì cần phải kể đến hệ thống canh tác trên đất dốc (SALT) nhằm
sử dụng đất dốc bền vững đã được trung tâm đời sống nông thôn Bapstit sử
dụng đất dốc bền vững đã được trung tâm đời sống nông thôn Bapstit
Mindanao của Philipin tổng kết, hoàn thiện và phát triển từ giữa những năm
1970 đến nay. Đến năm 1992 đã có mô hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác
nông nghiệp bền vững trên đất dốc được các tổ chức quốc tế ghi nhận đó là:
Mô hình SALT1 (Sloping Agiculture Land Technology); Mô hình
SALT2 (Simple Agro-Livestock Technology); Mô hình SALT3 (Sustainable
Agro- Forest Land Technology); Mô hình SALT4 (Small Agrofruit Livehood
Technology.
1.1.2. Nghiên cứu các loại cây trồng xen với Cao su
Tại Thái Lan, các loại cây trồng xen khuyến cáo cho Cao su tiểu điền
trong thời gian 3 năm đầu trồng là bắp, lúa nương, đậu, dứa, rau xanh, cỏ

chăn nuôi. Các loại cây trồng xen nên trồng cách hàng Cao su 1m. Mía được
khuyến cáo không nên chọn làm cây trồng xen, nhất là vào mùa khô do có thể
gây hỏa hoạn. Chuối và đu đủ có thể trồng xen với khoảng cách giữa hàng
trồng xen và hàng cao su là 2,5m, giữa chuối và đu đủ khoảng cách là 3m, cây
họ đậu phủ đất nên được trồng giữa các khoảng cách này [16].
Diện tích cao su tiểu điền chiếm 84% tổng diện tích trồng cao su tại
Indonesia [19]. Những nghiên cứu về việc trồng xen trong cao su tiểu điền cho
thấy việc chọn loại cây trồng xen có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cao su
do vấn đề cạnh tranh về nước và dinh dưỡng. Sinh trưởng của cao su trồng hàng
kép và trồng xen Paraserianthes falcataria ở các mật độ trồng khác nhau ở 39
tháng tuổi thì thấp hơn 14 % so với cao su trồng theo cùng mật độ trên nhưng

6


7

không trồng xen và so với cao su không trồng xen với mật độ trồng bình thường
thì thấp hơn 26%. Để tránh làm giảm sinh trưởng của cao su do sự cạnh tranh
của cây trồng xen thì thời gian trồng xen thích hợp là khi cây cao su được hai
năm tuổi và trồng xen các loại cây hàng năm có thời gian sinh trưởng ngắn. Với
khía cạnh nông lâm kết hợp thì việc chọn lựa các dòng cao su cho mủ và gỗ là
tốt nhất cho mục đích dài hạn.
Ấn Độ quốc gia có diện tích cao su khá lớn, tại vùng Kerala nông dân
trồng xen cao su – sa nhân (Sivadasan, C.R, 1989) [18]. Vùng Tây Nam Bahia,
Brazin cái nôi của cây cao su, tại đây người dân có nhiều mô hình trồng xen rất
có ý nghĩa như: cây cao su với ca cao (Alvim, R, 1986) [14] và mô hình trồng
xen cây hồ tiêu trong cao su (Langton, S.P., Riley.J.1980) [17]. Tại Srilanka hiệu
quả của việc trồng xen chuối, cây lạc tiên, cây dứa cũng được xác định
(Chandrasecara, L.B, 1984)[14]. Mô hình trồng xen đậu nành và cây cọ dầu

được K. Mak ghi nhận ở Malaysia năm 1985 [18].
1.1.3. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế trong NLKH
Kỹ thuật trồng xen canh là điều mà những người nông dân Trung Quốc đã
thực hiện từ hàng nghìn năm nay, nó liên quan đến việc trồng hai hay nhiều loại
cây ở những hàng đan xen nhau trên cùng một diện tích và vào cùng một thời
điểm, và điều này có thể làm tăng đáng kể sản lượng ngũ cốc.
Trong nhiều thực tiễn trồng xen canh, các loại rau đậu hay được trồng
với cây hoa màu. Các giống cây họ đậu có tác dụng lưu giữ nitơ trong đất, đó
là một cách để bón phân cho cây trồng được trồng xen kẽ với chúng.
Li Long, Zhang Fusuo và các đồng nghiệp thuộc Đại học Nông nghiệp
Trung Quốc [26] đã tiến hành nghiên cứu các tác động tương tác sinh học dưới
lòng đất giữa cây đậu tằm và cây ngô. Họ đã tiến hành các thử nghiệm trên các
cánh đồng thuộc tỉnh Gansu phía Tây Trung Quốc trong hơn bốn năm và phát

7


8

hiện thấy việc trồng xen kẽ với cây đậu tằm có thể làm tăng sản lượng ngô lên
trung bình là 43%.
Theo Li, “Ích lợi mang lại rất rõ rệt khi chúng được trồng xen kẽ với
nhau. Các quy trình sinh học bên dưới mặt đất đóng một vai trò quan trọng
đối với khả năng làm tăng sản lượng”.
Shen Qirong (2007) [26], bằng việc trồng xen canh, người nông dân có
thể cắt giảm lượng phân bón photpho sử dụng, do các cây được trồng xen
nhau có thể tạo ra nhiều lượng dinh dưỡng photpho cần thiết cho chúng.
Việc đồng thời trồng xen vài loại cây khác trong vườn dừa đưa đến
nhiều ưu điểm hơn việc độc canh cây dừa như tăng việc tận dụng đất đai, tăng
năng suất trên một diện tích trồng trọt do việc sinh lợi của các cây trồng khác,

sử dụng hiệu quả hơn lao động nông trại và tăng toàn bộ thu nhập nông trại.
Theo Josefina C.Suharto [13], nhân viên của APCC tại Jakarta, (Indonesia)
nghiên cứu trên các số liệu của Viện nghiên cứu cây trồng trung tâm của Ấn
Độ, thu nhập hàng năm của việc trồng độc canh cây dừa rất thấp (khoảng 319
USD trên 1 ha) trong khi việc thâm canh cùng với cây sắn sẽ cho thu nhập 694
USD hoặc với cây gừng sẽ cho 896 USD trên 1 ha.
1.1.4. Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường trồng cây Cao su
Tên gốc của cây cao su là Hê vê (Hévéa), mọc dọc theo sông A-ma-zôn
ở Nam Mỹ, cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy
nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt và tạo ra những quả
bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ
ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt của cây”.
Cây cao su là một cây công nghiệp rất quan trọng về kinh tế nên được
phát triển ở nhiều quốc gia. Nó còn mang tính chiến lược như vào cuối thế
chiến thứ 2, Nhật xâm lăng các nước vùng Đông Nam Á (nơi chiếm 90% diện
tích trồng cao su trên thế giới lức bấy giờ) để cho đồng minh không có

8


9

nguyên liệu. Cho đến nay, cao su vẫn là nguồn nguyên liệu chiến lược cho
nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống.
Ở Trung Quốc từ đầu năm 1950 đã có nhiều ha rừng tự nhiên được thay
thế bởi các đồn điền cao su. Chúng không chỉ được phát triển trên đất đỏ
bazan mầu mỡ, ở những nơi bằng phẳng với khí hậu ấm áp mà còn được phát
triển trên cả những loại đất có độ phì kém ở những vùng đất dốc với khí hậu
khô lạnh. Kết quả nghiên cứu của WANG Xianpu cho thấy rừng cao su ở
Trung Quốc có khả năng bảo vệ đất và nước tốt hơn nhiều mô hình rừng

thuần loài khác.
Aiken et al (1982) khi nghiên cứu về tác động môi trường rừng cao su
ở Bán đảo phía Tây Singapo đã nhận thấy những hiệu quả thấp về giữ nước
và bảo về đất của rừng trồng cao su. Ông kết luận rằng quá trình trồng cao su
sẽ không tránh khỏi sự gia tăng dòng chẩy mặt và xói mòn đất. Xói mòn đất
càng trở nên nghiêm trọng hơn khi người trồng cao su tiến hành phát dọn thực
bì dưới tán rừng.
Một số tác giả nghiên cứu về khả năng bảo vệ môi trường của rừng cao
su như Gao Suhua (1985), Wu Eryu (1984), Chen Yongshan (1982) đã điều
tra hiệu quả bảo vệ đất và nước của các đồn điền cao su ở Trung Quốc. Nhìn
chung các tác giả trên thế giới chủ yếu tiến hành nghiên cứu sơ bộ đặc điểm
hệ sinh thái rừng cao su và chức năng sinh thái của chúng. Một số tác động
khác tới môi trường của hệ sinh thái này vẫn chưa được làm rõ.
1.2. Những nghiên cứu trong nước
1.2.1. Nghiên cứu về NLKH và kỹ thuật trồng xen
Ở Việt Nam, tập quán canh tác nông lâm kết hợp đó có từ lâu đời, như
các hệ thống canh tác nương rẫy truyền thống của đồng bào các dân tộc ít
người, hệ sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên cả nước. Xét ở
khía cạnh mô hình và kỹ thuật thì nông lâm kết hợp ở Việt Nam đã phát triển

9


10

không ngừng. Từ những năm 1960, hệ sinh thái Vườn-Ao-Chuồng (VAC)
được nông dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ và lan rộng khắp cả
nước với nhiều cải tiến khác nhau để thích hợp cho từng vùng sinh thái cụ thể.
Sau đó là hệ thống Rừng-Vườn-Ao-Chuồng (RVAC) và vườn đồi được phát
triển mạnh mẽ ở các khu vực dân cư miền núi.

Với chương trình nghiên cứu NLKH (1981-1985) lần đầu tiên ở Việt
Nam việc nghiên cứu đánh giá về NLKH đã được xem xét và thực hiện trên
quan điểm khoa học đảm bảo tính lý luận, thực tiễn và đảm bảo tính chặt chẽ
dựa trên các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng. NLKH được xem
như một phương án sản xuất chủ yếu để xây dựng các mô hình lâm nghiệp xã
hội tại các địa bàn sản xuất lâm nghiệp quan trọng trong toàn quốc như:
Theo Nguyễn Xuân Dậu (1986) về hệ thống canh tác và phương thức
canh tác nông lâm kết hợp ở vùng trung du miền núi phía Bắc thì các loại mô
hình canh tác trên đất dốc như cây lâm nghiệp trồng xen chè thường cho hiệu
quả cao.
Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân Việt Nam còn được sự giúp đỡ của
các tổ chức quốc tế như FAO đã giúp Việt Nam xây dựng chương trình
NLKH (1987-1989) thực hiện ở vùng đất cát ven biển.
Đặc biệt từ những năm 1991 trở lại đây trong trương trình Việt NamThụy Điển đã có nghiên cứu về vấn đề sử dụng đất và phát triển hệ thống
canh tác ở vùng trung du miền Bắc, niền Nam..
Từ năm 1996, Việt Nam và Phần Lan bắt đầu hợp tác chương trình thí
điểm phát triển các hệ thống NLKH tại Chợ Đồn-Bắc Kạn. Nhiều mô hình
NLKH đã được xây dựng trong vùng và được các chuyên gia đánh giá cao.
Trung tâm nghiên cứu Nông lâm kết hợp Quốc tế (ICRAF) đã tài trợ cho
Việt Nam một dự án “Tăng cường năng lực Nông lâm kết hợp cho Việt Nam”.
Dự án được thực hiện từ năm 1998 đến năm 2003. Mục tiêu của Dự án là:

10


11

- Tạo mối liên kết giữa Việt Nam với các chương trình của ICRAF ở
Đông Nam Á vê nghiên cứu đề xuất các giải pháp thay thế du canh chặt đốt
(Alternatives to slash-and-burn)

- Tăng cường năng lực cho Việt Nam trong nghiên cứu và đào tạo
NLKH;
- Giúp Việt Nam phát triển và nhân rộng các hệ thống thay thế hình
thức du canh chặt đốt.
Các nội dung hoạt động chính của Dự án là:
Dự án đã tạo đươc một mạng lưới rộng rãi các cơ quan tham gia: Khoa
học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (cơ quan đầu mối), Trường Đại học nông
nghiệp I, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Đại
học Lâm nghiệp Việt Nam- Xuân Mai, Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Tây
Nguyên, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Đức.
Ngoài việc tổ chức nhiều lớp tập huấn cho đào tạo viên (TOT), dự án
đã khuyến cáo nhiều mô hình nông lâm kết hợp rất hiệu quả như kết hợp
trồng cây làm thức ăn gia súc trong các hệ thống canh tác nông nghiệp, lâm
nghiệp và NLKH.
Mạng lưới đào tạo NLKH của Việt Nam (VNAFE) được thành lập từ
năm 2002. Đây là một mạng lưới quốc gia thuộc mạng lưới giáo dục nông
lâm kết hợp Đông Nam Á (SEANAFE) quản lý bởi Trung tâm Nông lâm kết
hợp thế giới (ICRAF). Mục tiêu của mạng lưới là nâng cao năng lực trong
giáo dục quản lý tài nguyên thiên nhiên và nông lâm kết hợp ở Việt Nam bói
riêng và Đông Nam Á nói chung. Thành công lớn nhất của mạng lưới là đã
thiết lập được mối quan hệ hợp tác rất chặt chẽ giữa các thành viên và tăng
cường được năng lực đào tạo NLKH cho các thành viên mạng lưới. Ngoài
việc xây dựng giáo trình NLKH, mạng lưới cũng thực hiện một số nghiên cứu

11


12

rất quan trọng như “NLKH cảnh quan”, “Marketing các sản phẩm NLKH”,

“Chính sách môi trường”….
Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam cũng đã hợp tác với
Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nghiên cứu nông nghiệp vì sự phát triển của
Cộng hòa Pháp (CIRAD) đã thực hiện dự án “Hệ thống nông nghiệp miền núi
phía Bắc Việt Nam” (Dự án SAM). Đây là dự án chuyên nghiên cứu về nông
nghiệp sinh thái, chủ yếu là nghiên cứu phát triển và khuyến cáo các biện
pháp kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc. Dự án đã khuyến cáo các kỹ
thuật gieo thẳng trên nền đất được che phủ (DMC) vừa nâng cao năng suất
cây trồng vừa chống xói mòn, giữ ẩm và tăng độ phì cho đất để canh tác lâu
dài trên nhưng nương cố định, tiến tới tự chấm dứt du canh chặt đốt.
Theo báo cáo của Hoàng Hòe tại hội nghị NLKH vùng châu Á Thái
Bình Dương năm 1990, thì các hệ thống NLKH ở Việt Nam bao gồm:
* Phương thức du canh du cư:
- Người Gia Lai và Ê Đê ở Tây Nguyên chạt phá và đốt lớp thực vật
che phủ ở những nơi có tâng đất mầu mỡ, sau khi canh tác nông lâm từ 1-2
năm họ chuyển đi nơi khác, sau 10-15 năm họ quay trở về để sản xuất.
- Người Mường ở Hòa Bình và Thanh Hóa có truyền thống phát quang
rừng sau đó tròng hạt xoan, tiếp đó họ đốt lớp thực bì đã phát nhằm mục đích
kích thích nẩy mầm của hạt xoan sau đó họ trồng lúa nương. Sau 3 vụ lúa thì
cây xoan đã lớn người ta không trồng lúa nữa mà để các cây trong họ tre, nứa,
trúc mọc tự nhiên. Sau 10 năm họ quay trở lại khai thác xoan, tre, nứa, trúc để
làm tiếp luân kỳ hai.
- Người Dao ở Thanh Hóa, Lào Cai, Yên Bái… có truyền thống trồng
lúa nương, sắn và quế trong 3 năm đầu, cây lúa nương và cây sắn đáp ứng
được nhu cầu lương thực cho người trồng quế, vừa có tác dụng bảo vệ đất
trong những năm đầu khi rừng quế chưa khép tán.

12



13

* Các mô hình NLKH ở đồng bằng: Người ta tiến hành trồng một số
đai rừng phòng hộ đồng ruộng, các đai này vừa có tác dụng cản trở gió bão
vừa cung cấp lượng củi đáng kể cho địa phương. Mô hình kinh tế VAC giữ
vai trò quan trọng trong việc cải thiện và nâng dần mức sống của từng gia
đình đồng thời khép kín các quá trình sản xuất tiêu thụ sản phẩm, tận dụng lao
động nông nhà và các sản phẩm phụ…
* Các mô hình NLKH trên đất dốc : Các mô hình trồng cây nông
nghiệp xen với cây lâm nghiệp trong gia đoạn đầu rừng chưa khép tán. Các
mô hình này phổ biến rộng khắp ở các tỉnh miền núi. Người ta trồng ngô,
khoai, đậu, lạc xen với những khu rừng mới trồng. Người ta trồng ngô, khoai
đậu, lạc xen với những khu rừng mới trồng. Các mô hình này đã làm tăng
hiệu quả rừng trồng, tăng khả năng phòng hộ đất. Thông qua việc chăm sóc
và bảo vệ cây nông nghiệp mà cây rừng cũng được chăm sóc bảo vệ tốt. Hàng
năm người dân còn thu được sản phẩm từ cây nông nghiệp phục vụ cho nhu
cầu trước mắt, tăng thêm thu nhập cho người dân, giúp người dân có cuộc
sống ổn định hơn. Các mô hình xen lúa nương, sắn với rừng mỡ, bồ đề ở
Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ ; Các mô hình trồng xen lạc đỗ, sắn với rừng
bạch đàn ở Vĩnh Phú, Hà Tây…
Ở vùng trung du và cao nguyên xuất hiện các mô hình NLKH giữa cây
công nghiệp và cây lâm nghiệp. Trong các mô hình này cây lâm nghiệp đóng
vai trò như cây phù trợ che bóng, chắn gió, bảo vệ và cải tạo tiểu hoàn cảnh
cho cây công nghiệp dài ngày. Nhờ có trồng xen cây lâm nghiệp mà cây công
nghiệp sinh trưởng tốt hơn, năng xuất thu hoạch tăng lên, môi trường sinh thái
được cải thiện. Cây lâm nghiệp còn là nguồn cung cấp gỗ, củi, quả, thực
phẩm, dược liệu…
Theo Vũ Văn Mễ- Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tổng kết được ở
vùng Tây Bắc xuất hiện nhiều mô hình NLKH như : Mô hình cây lâm nghiệp +


13


14

đồng cỏ + bò sữa + vườn cây ăn quả. Ở cao nguyên Mộc Châu mô hình : Rừng +
nương + ruộng + vườn táo ở bản Nà Cạn – xã Chiềng Sình – Sơn La…
* Phương thức sản xuất Lâm Ngư nghiệp kết hợp ở các vùng ngập
mặn : Mô hình này phổ biến ở các vùng ven biển, cửa sông có rừng ngập mặn
tự nhiên hoặc trồng cây kết hợp chăn thử tôm, cá hay nuôi ong lấy mật. Các
loài cây lấy gỗ ở vùng ngập mặn vừa đóng vai trò phòng hộ vừa cung cấp gỗ,
củi, vừa là nơi trú ngụ và là nguồn cung cấp thức ăn cho tôm cá.
* Phương thức Lâm ngư nghiệp trên các vùng đất phèn : Mô hình này
tập trung ở Nam Bộ nơi tiếp giáp với rừng ngập mặn. Trong 6 tháng mùa mưa
nhân dân có thể nuôi tôm cá ở dưới rừng tràm và nuôi ong. Những nơi đất
trống người ta trồng bạch đàn + đào lộn hột + dứa và một số cây ăn quả khác.
Tóm lại, sản xuất theo kiểu nông lâm kết hợp đã tồn tại từ lâu đời và
vai trò của NLKH ngày càng trở nên quan trọng hơn trong điều kiện kinh tế
xã hội ngày nay và đặc biệt là trong bối cảnh thay đổi khí hậu. Hòa nhập với
xu thế phát triển NLKH trên thế giới, Việt Nam đã có những bước tiến quan
trọng trong nghiên cứu và phát triển NLKH. Nhiều mô hình NLKH đã được
khuyến cáo sử dụng, tuy nhiên cần có những nghiên cứu đánh giá để xác định
những mô hình triển vọng nhất cho sản xuất.
1.2.2. Nghiên cứu các loại cây trồng xen với Cao su
Sau năm 1975, nhiều nông trường đã cho phép công nhân trồng xen các
loại cây hoa màu lương thực trên vườn cao su trong 3 năm đầu của thời kỳ kiến
thiết cơ bản nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt về lương thực. Từ đó tới nay
việc trồng xen các loại cây hoa màu, lương thực đã được công nhân nông trường
và các chủ vườn cao su tiểu điền áp dụng với nỗ lực tận dụng đất đai và nguồn
nhân công gia đình để nâng cao thu nhập [1], [4], [8].

Trong các loại cây trồng xen có lúa cạn, lạc, đậu xanh, đậu tương, ngô,
sắn, khoai lang, đu đủ, bí ngô, dứa, chuối và sả. Lúa cạn, ngô, lạc và đậu xanh

14


15

chiếm đa số diện tích trồng xen. Số vụ trồng xen có thể 1 hay 2 tùy thuộc vào
lượng mưa, giá cả và độ phì nhiêu của đất. Các cây trồng xen có thể được trồng
dưới hình thức đơn canh, xen canh (lúa hoặc đậu + ngô) hoặc luân canh
(lúa/đậu). Lựa chọn loại cây trồng xen tùy thuộc vào yếu tố, trong đó giá cả và
chi phí đầu vào đóng vai trò quan trọng [16].
Lại Văn Lâm và cộng sự (1996) [16] thấy rằng việc sử dụng phân bón
bổ sung cho cây trồng xen, độ phì đất đai sẵn có trên vườn cao su cũng như
các biện pháp nông học khác có tác dụng cải thiện năng suất cây trồng xen, từ
đó mà cải thiện thu nhập của công nhân cao su, mặc dù lợi tức thu được từ
mỗi loại cây có thể thay đổi do sự biến động về giá cả.
Theo kết quả nghiên cứu của Hồ Công Trực (2000) [11] trồng xen hoa
màu lương thực trong vườn cao su kiến thiết cơ bản có tác dụng giảm lượng
đất bị xói mòn, đồng thời thu nhập sản phẩm cây trồng xen rất đáng kể: lúa
(7,35 tạ/ha); ngô (17,8 tạ/ha/năm) và lạc (5,8 tạ/ha/năm).
Phạm Văn Hiền (1998) [6] thử nghiệm so sánh 6 mô hình trồng xen
hoa màu, lương thực trong cao su kiến thiết cơ bản tại Buôn Sút M’rư, huyện
Cư M’gar, tỉnh Daklak cho rằng các cây trồng xen không ảnh hưởng xấu đến
dinh dưỡng đất, không tác động xấu đến sinh trưởng của cây cao su đồng thời
mang lại hiệu quả kinh tế hơn bỏ hoang giữa hai hàng cao su. Trong đó mô
hình 1 (vụ 1 trồng đậu xanh + 2 hàng ngô, vụ 2 trồng lạc) mang lại lợi nhuận
cao nhất là 5,5 triệu đồng/ha/năm; mô hình 4 (vụ 1 trồng đậu xanh + 5 hàng
ngô, vụ 2 trồng đậu đỏ) có lợi nhuận 5,26 triệu đồng/ha/năm và mô hình 3 (vụ

1 trồng đậu tương + 5 hàng ngô, vụ 2 trồng lạc) có lợi nhuận 4,1 triệu
đồng/ha/năm.
Mô hình trồng lạc xen cao su tiểu điền giai đoạn kiến thiết cơ bản tại huyện
Đức Cơ - là huyện biên giới phía Tây của Gia Lai [22] cho thấy: Đa phần diện tích
trồng cao su tiểu điền trên địa bàn huyện là đất đồi độ dốc 10-150 nên dễ xói mòn

15


16

về mùa mưa, làm đất nhanh thoái hoá. Để cao su phát triển tốt trên diện tích
chuyển đổi từ trồng sắn, việc trồng xen cây họ Đậu nhằm khôi phục chất đất, tăng
thu nhập trong thời gian cao su chưa cho thu hoạch là rất cần thiết. Biện pháp canh
tác trồng xen lạc trong vườn cao su đã góp phần làm tăng thu nhập cho người dân.
Cao su trong thời gian này chưa có tán, rễ ăn sâu, còn lạc có rễ ăn nông nên khả
năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất vài chục tạ/ha. Thu hoạch xong,
có thể trồng xen bắp (ngô) và cây trồng khác để luân canh. Hiệu quả thu được từ
mô hình này có thể lên tới hơn 10,0 triệu đồng/ha/năm. Đây cũng là một trong
những biện pháp tiết kiệm công làm cỏ, xới đất.
Ngoài hiệu quả thu lợi từ sản phẩm, bề mặt đất có lạc che phủ còn có
tác dụng tích cực trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi trong mùa
mưa. Sau khi thu hoạch lạc, chân đất đã được bổ sung một lượng mùn đáng
kể nhờ xác cây lạc. Chi phí đầu tư và công chăm sóc giảm hơn 1 triệu
đồng/ha. Cao su sinh trưởng tốt hơn vì thu được hàm lượng dinh dưỡng từ
thân và rễ lạc [22].
Mô hình vườn bí xanh trồng xen canh trong lô cao su mới một năm tuổi
của gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn, xã Tân Hiệp, huyện Bình Long [25] bắt đầu
cho thu hoạch. Theo anh Tuấn, cây bí xanh phát triển rất tốt dưới tán cao su
nhưng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cao su. Chu kỳ sinh

trưởng và cho trái của cây bí xanh chỉ trong vòng 50 ngày và cho thu hoạch
trong 2 tháng. Nếu chăm sóc tốt, 1 ha bí trồng xen canh trong lô cao su cho thu
hoạch khoảng 35,0 tấn quả. Với giá bán bình quân 4.000 đồng/kg như hiện nay
thì 1ha bí cho thu nhập gần 140,0 triệu đồng, trừ chi phí chăm sóc, phân bón gia
đình anh cũng lãi hơn 100,0 triệu đồng. Một năm bình quân trồng 3 vụ, anh thu
về khoảng 300,0 triệu đồng/năm. Theo kinh nghiệm của anh Tuấn, trước tiên đất
phải làm sạch cỏ, bón vôi, phân lót và thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm cho
cây, đến khi thu hoạch cần bón thúc thêm cho cây.

16


×