Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.69 KB, 16 trang )

TÓM TẮT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, đã đề cập
và phân tích một cách có hệ thống các vấn đề cơ bản trong quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp. Luận văn tập trung nghiên cứu các quy
định của pháp luật có hiệu lực trong giai đoạn 2010 - tháng 6/2016, và đánh giá thực
trạng áp dụng các quy định này trên phạm vi toàn quốc. Luận văn sử dụng phương
pháp nghiên cứu tại bàn (desk - review) trên cơ sở phân tích và hồi cố thông tin dữ
liệu từ các nguồn khác nhau (information reatrieval) là chủ yếu. Kết quả nghiên cứu của
luận văn được trình bày trong hai chương với năm tiết. Cụ thể:
Chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận đối với pháp luật về bảo vệ môi trường
tại các khu công nghiệp, trong đó tập trung phân tích các vấn đề chung về bảo vệ môi
trường tại các khu công nghiệp và pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công
nghiệp. Theo đó, đối với các vấn đề chung về bảo vệ môi trường tại các khu công
nghiệp, luận văn đi sâu phân tích khái niệm khu công nghiệp; phân tích áp lực môi
trường từ hoạt động của khu công nghiệp; hiện trạng môi trường tại các khu công
nghiệp; các biện pháp bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp (trong đó có biện
pháp pháp lý); và các tiêu chí để đánh giá mức độ bền vững về môi trường tại các khu
công nghiệp. Đối với các vấn đề cơ bản đối với pháp luật về môi trường tại các khu
công nghiệp, luận văn nêu và phân tích khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trường tại
các khu công nghiệp; nội hàm của pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công
nghiệp; các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công
nghiệp; các tiêu chí cơ bản xác định chất lượng của pháp luật về bảo vệ môi trường
tại các khu công nghiệp và nguồn của pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu
công nghiệp.
Chương 2 của luận văn tập trung phân tích thực trạng pháp luật về bảo vệ môi
trường tại các khu công nghiệp; những hạn chế, bất cập hiện nay trong quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp và một số giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp. Theo đó, đối với

-iii-



thực trạng pháp luật về môi trường tại các khu công nghiệp, luận văn tập trung trình
bày 9 nhóm vấn đề chính trong quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại các
khu công nghiệp, gồm: Quy định về lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp; quy
định về xây dựng các công trình bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp; quy định
về quản lý nước thải khu công nghiệp; quy định về quản lý khí thải và tiếng ồn tại
khu công nghiệp; quy định về quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy
hại tại khu công nghiệp; quy định về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi
trường tại khu công nghiệp; quy định về đánh giá tác động môi trường và kế hoạch
bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp; quy
định về thuế, phí và nhãn sinh thái trong bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp; quy
định về chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu
công nghiệp. Trên cơ sở phân tích các quy định hiện hành trong bảo vệ môi trường
tại các khu công nghiệp, đối chiếu với thực tiễn áp dụng các quy định này, luận văn
đề cập và phân tích các hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật, cũng như thực
tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp.
Trên cơ sở các hạn chế, bất cập đã phân tích, luận văn khuyến nghị một số giải pháp,
trong đó tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật về bảo vệ môi
trường tại các khu công nghiệp.
Qua nghiên cứu cho thấy, việc phát triển các khu công nghiệp bên cạnh những
mặt tích cực, đã bộc lộ những ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là những ảnh hưởng tiêu
cực đến môi trường, đe dọa xóa sạch những thành quả đã đạt được trong lĩnh vực
kinh tế trong thời gian qua. Do đó, pháp luật với tư cách là công cụ quản lý quan
trọng bậc nhất của nhà nước phải phát huy được vai trò của mình trong công tác bảo
vệ môi trường tại các khu công nghiệp./.

-iv-


ABSTRACT

The thesis of “The law on environmental protection in industrial parks” has
discussed and analyzed of the basic issues in the regulations of the law on
environmental protection in industrial parks systematically. The thesis focused on
studying the regulations which came into force in the period of 2010 - June 2016, and
assessing the status of the application of these regulations nationwide. The thesis
applied the research method of desk review which was mainly based on analysis and
information retrieval from various sources of information. The thesis results were
presented in 2 chapters which was included 5 subsections. In details:
Chapter 1 has systemized the theoretical basis of the law on environmental
protection in industrial parks, in which focused on general issues and laws on
environmental protection in industrial parks. For the general issues on environmental
protection in industrial parks, the thesis deeply analyzed the concept of industrial
parks; the environmental pressure of the activities of industrial parks; the measures
of environmental protection in industrial parks (included the legal measures); and the
evaluation criteria of the sustainable environment in industrial parks. For the basis
issues on the law of environment in industrial parks, the thesis pointed and analyzed
the concept of the law on environmental protection in industrial parks; the
comprehension of the law on environmental protection in industrial parks; the basic
principles of the law on environmental protection in industrial parks; the basic criteria
for identifying the quality of the law on environmental protection in industrial parks;
and the source of the law on environmental protection in industrial parks.
Chapter 2 focused on analyzing the current status of the law on environmental
protection in industrial parks; the current limitations and shortcomings in the
regulations of the law on environmental protection in industrial parks. For the current
status of the law on environmental protection in industrial parks, the thesis presented
9 major issues in the regulations of the law on environmental protection in industrial
parks, included: regulations on construction planning of the industrial park;

-v-



regulations on construction of protection works in the industrial park; regulations on
sewage management in the industrial park; regulations on air pollution and noise
management in the industrial park; regulations on regular solid waste and hazardous
waste management in the industrial park; regulations on prevention, response and
troubleshooting of environment in the industrial park; regulations on environmental
impact assessment and environmental protection planning applied for the
manufacture factory in the industrial park; regulations on taxes, fees, and eco-labels
in environmental protection in the industrial park; regulations on imposing sanctions
for violating the law on environmental protection in the industrial park. Based on the
analysis of current regulations, compared with the practice of environmental
protection in the industrial park, the thesis presented and analyzed the limitations and
shortcomings in the regulations, and the practice in applying the regulations on
environmental protection in the industrial park. As a results, the thesis recommended
solutions which focused on amendments and supplements to a number of regulations
on environmental protection in the industrial park.
The study pointed out that besides the positive aspects, the development of
industrial parks has revealed negative effects, especially on the environment, threaten
to clear the achievements of the economy filed during past time. Therefore, being the
most important tool of the government, the law has to develop its role in
environmental protection in the industrial parks./.

-vi-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii

TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ...............................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ...........................................4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................8
3.1 Mục đích nghiên cứu ....................................................................................8
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................8
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................................8
4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................8
4.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................8
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ............................8
5.1. Phương pháp luận ........................................................................................8
5.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................9
6. Những đóng góp mới của luận văn .....................................................................9
7. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ..................................................................................10
1.1. Khái quát về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp .............................10
1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp....................................................................10
1.1.2. Áp lực môi trường từ hoạt động của các khu công nghiệp ....................12
1.1.3. Hiện trạng môi trường tại các khu công nghiệp .....................................15

-vii-


1.1.3.1. Ô nhiễm nước mặt do nước thải khu công nghiệp ..........................15
1.1.3.2. Ô nhiễm môi trường do khí thải từ các khu công nghiệp ...............17
1.1.3.3. Ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn của các khu công nghiệp ......19

1.1.4. Biện pháp bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp ..........................21
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về môi trường tại các khu
công nghiệp .....................................................................................................27
1.2. Khái quát pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp .............28
1.2.1. Khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp .....28
1.2.2. Nội hàm của pháp luật về bảo vệ môi trường tại các KCN....................31
1.3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu
công nghiệp ..........................................................................................................32
1.3.1. Nguyên tắc bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường
trong lành .........................................................................................................32
1.3.2. Nguyên tắc về tính thống nhất trong quản lý và bảo vệ môi trường ......33
1.3.3. Nguyên tắc bảo đảm sự phát triển bền vững ..........................................34
1.3.4. Nguyên tắc ưu tiên hoạt động phòng ngừa.............................................34
1.3.5. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ..........................................35
1.3.6. Nguyên tắc người hưởng thụ phải trả tiền ..............................................36
1.3.7. Nguyên tắc kích thích lợi ích kinh tế .....................................................36
1.4. Các tiêu chí cơ bản xác định chất lượng của pháp luật về bảo vệ môi trường
tại các khu công nghiệp ........................................................................................37
1.5. Nguồn của pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp ............39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬTVỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN .........42
2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp............42
2.1.1. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch xây dựng khu
công nghiệp ......................................................................................................42
2.1.2. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu
công nghiệp .....................................................................................................43
2.1.3. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong quản lý nước thải khu công nghiệp ..44
-viii-



2.1.4. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong quản lý khí thải và tiếng ồn tại khu
công nghiệp ......................................................................................................46
2.1.5. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong quản lý chất thải rắn, chất thải nguy
hại phát sinh trong khu công nghiệp ................................................................48
2.1.6. Pháp luật về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trong
khu công nghiệp ...............................................................................................49
2.1.7. Pháp luật về đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp ..............................51
2.1.8. Pháp luật về thuế, phí và nhãn sinh thái trong bảo vệ môi trường tại các
khu công nghiệp ...............................................................................................55
2.1.9. Pháp luật về chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường tại các khu công nghiệp ........................................................................58
2.2. Những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại
các khu công nghiệp .............................................................................................60
2.2.1. Hạn chế, bất cập trong quy hoạch khu công nghiệp gắn với bảo vệ
môi trường .......................................................................................................60
2.2.2. Hạn chế, bất cập liên quan đến các biện pháp kỹ thuật trong bảo vệ môi
trường khu công nghiệp....................................................................................64
2.2.3. Hạn chế, bất cập trong hệ thống quản lý môi trường khu công nghiệp .65
2.2.4. Hạn chế, bất cập trong quy định về đánh giá tác động môi trường........69
2.2.5. Hạn chế, bất cập trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường
trong khu công nghiệp ......................................................................................70
2.2.6. Hạn chế, bất cập trong quy định về thuế, phí bảo vệ môi trường tại các
khu công nghiệp ...............................................................................................71
2.2.7. Hạn chế, bất cập trong quy định về chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp............................................73
2.3. Một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại
các khu công nghiệp .............................................................................................75
2.3.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường các khu
công nghiệp .....................................................................................................75

-ix-


2.3.2. Quy hoach khu công nghiệp gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội và bảo vệ môi trường.......................................................................76
2.3.3. Hoàn thiện pháp luật về thuế, phí bảo vệ môi trường ............................77
2.3.4. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường tại
các khu công nghiệp .........................................................................................80
2.3.5. Tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu
công nghiệp .....................................................................................................81
2.3.6. Nghiêm túc triển khai công tác bảo vệ môi trường của chính các khu
công nghiệp .....................................................................................................82
KẾT LUẬN ..............................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86
PHỤ LỤC .................................................................................................................90

-x-


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VBQPPL: Văn bản quy phạm pháp luật
KCN:

Khu công nghiệp

BVMT:

Bảo vệ môi trường

ĐTM:


Đánh giá tác động môi trường

-xi-


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã đạt được
những thành công nhất định trong xóa đói, giảm nghèo, nhưng lại phải đang đương
đầu với nhiều thách thức to lớn về môi trường, đe dọa “xóa sạch” những thành quả
đạt được trong lĩnh vực kinh tế. Những thách thức về môi trường đối với Việt Nam
có thể kể ra là: (i) Việt Nam được xem là quốc gia đứng thứ năm về mức độ hứng
chịu các rủi ro do biến đổi khí hậu trên thế giới; (ii) Việt Nam đang phải đối mặt với
tình trạng thiếu năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và phụ thuộc vào các
nguồn nhiên liệu có khả năng gây ô nhiễm cao; (iii) Các vùng biển ven bờ của Việt
Nam có dấu hiệu ô nhiễm vào suy thoái; (iv) Một số lưu vực sông chính hiện đang
đối mặt với tình trạng ô nhiễm ở mức báo động; (v) Chất thải đang gia tăng nhanh
chóng do phát triển, những chưa được quản lý tốt; (vi) Tình trạng di dân tự do vào
các thành phố lớn gây áp lực mạnh đối với công tác quản lý môi trường đô thị; (vii)
Ô nhiễm không khí do giao thông gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế; (viii) Sức
khỏe cộng đồng bị đe dọa do các hiểm họa tiềm ẩn từ môi trường, nguồn nước và
thực phẩm; (ix) Tồn tại nhiều bất cập trong quản lý tài nguyên rừng, đa dạng sinh học
và sử dụng đất; (x) Chưa áp dụng được các sáng kiến công nghệ mới trong công tác
quản lý môi trường.
Những thách thức trên đây đã đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải sớm tìm ra các
giải pháp giải quyết có hiệu quả các vấn đề môi trường ở Việt Nam. Nhận thức được
vấn đề này, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm thực hiện các biện
pháp khác nhau để BVMT. Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp
hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa XI) về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu,

tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT đã khẳng định rằng: “Chủ động ứng phó
với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT là những vấn đề có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng
quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định

-1-


đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an
sinh xã hội. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống
chính trị; là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng
đồng dân cư, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và
sự tham gia, giám sát của toàn xã hội”. Nghị quyết tiếp tục khẳng định: “Môi trường
là vấn đề toàn cầu. BVMT vừa là mục tiêu, vừa là nội dung cơ bản của phát triển bền
vững. Tăng cường BVMT phải theo phương châm ứng xử hài hòa với thiên nhiên,
theo quy luật tự nhiên, phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm,
cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; lấy bảo vệ sức khỏe
nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đầu tư cho BVMT là đầu tư cho phát
triển bền vững”. Trước đó, ngày 05/9/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 1216/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 cũng khẳng định: “BVMT là trách nhiệm của toàn xã hội, là nghĩa
vụ của mọi người dân; phải được thực hiện thống nhất trên cơ sở xác định rõ trách
nhiệm của Bộ, ngành, phân cấp cụ thể giữa Trung ương và địa phương; kết hợp phát
huy vai trò của cộng đồng, các tổ chức quần chúng và hợp tác với các nước trong
khu vực và trên thế giới”.
Hiện nay, bằng những biện pháp và chính sách khác nhau, Nhà nước đang can
thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội để bảo vệ các yếu
tố của môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Trong
những biện pháp mà Nhà nước đang sử dụng, pháp luật đóng vai trò rất quan trọng.

Định hướng xây dựng, hoàn thiện pháp luật về môi trường được xem là nhiệm vụ
trọng tâm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, thực hiện tốt các cam
kết quốc tế của Việt Nam. Định hướng cho vấn đề này, Nghị quyết số 24/NQ-TW
của Đảng tiếp tục khẳng định: “Chú trọng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ứng
phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, BVMT và các lĩnh vực có liên quan như
đầu tư, thuế, xử lý vi phạm hành chính, dân sự... theo hướng bổ sung, kết hợp khắc
phục các chồng chéo, xung đột pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho

-2-


việc thực hiện các nhiệm vụ. Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột trong
ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác, sử dụng tài nguyên và BVMT. Sửa đổi, bổ
sung các chế tài hành chính, kinh tế, hình sự... về quản lý tài nguyên và BVMT, bảo
đảm đủ sức răn đe. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp
luật”. Với những nỗ lực của mình, trong thời gian qua, đặc biệt từ đầu năm 2015 trở
lại đây, Việt Nam đang xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp
luật về BVMT với sự ra đời của hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật quy định các
biện pháp về BVMT.
Hệ thống các quy định của pháp luật về BVMT quy định nhiều vấn đề khác
nhau trong vấn đề BVMT, trong đó có một số lượng đáng kể các quy định của pháp
luật tập trung quy định các vấn đề về BVMT đối với các KCN. Trên thực tế, KCN là
nơi biểu hiện sinh động nhất cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với việc hình thành và phát triển KCN từ những năm 1991 trở lại đây đã thúc đẩy sự
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, giúp chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, KCN cũng là nơi biểu
hiện sinh động nhất cho mặt trái của quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam. Những
ví dụ về sự ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng mà Công ty Vedan đã gây ra
cho con sông Thị Vải trước đây, hay vụ việc gần đây nhất liên quan đến tập đoàn
Formosa tại KCN Vũng Áng hủy hoại môi trường biển của các tỉnh miền trung, và

rất nhiều vụ việc khác là minh chứng rõ ràng cho những thiệt hại không thể tính hết
được mà các KCN gây ra cho môi trường Việt Nam. Tính đến năm 2015 cả nước Việt
Nam có 299 KCN, khu kinh tế với diện tích 84 nghìn ha. Tổng doanh thu của các
doanh nghiệp sản xuất trong KCN, khu kinh tế năm 2013 đạt 54 tỷ USD. Để đạt được
tổng doanh thu nêu trên, các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất của mình đã thải
vào môi trường hàng trăm ngàn m3 nước thải/ngày đêm, hàng chục ngàn tấn chất thải
độc hại/ngày đêm, hàng ngàn tấn khói bụi độc hại/ngày đêm, đó là chưa kể tiếng ồn
vượt hàng chục lần ngưỡng cho phép... mà trong số đó có một khối lượng lớn chất
thải chưa qua bất kỳ quá trình xử lý nào, nhưng lại được thải trực tiếp vào môi trường.
Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho chất lượng môi trường nước,

-3-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật
[1]. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 08/2009/TTBTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp
và cụm công nghiệp.
[2]. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư số 47/2011/TTBTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: Quy chuẩn quốc gia về nước thải
công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT).
[3]. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Thông tư số 41/2013/TT-BTNMT
ngày 02/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định trình tự,
thủ tục, chứng nhận nhãn sinh thái cho sản phẩm thân thiện với môi trường.
[4]. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư số 27/2015/TTBTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh
giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ
môi trường.
[5]. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư số 35/2015/TTBTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ
môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

[6]. Chính phủ (2007), Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007/NĐ-CP của
Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
[7]. Chính phủ (2008), Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ
quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
[8]. Chính phủ (2013), Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ
về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
[9]. Chính phủ (2013), Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của
Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

-86-


[10]. Chính phủ (2013), Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
[11]. Chính phủ (2015), Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính
phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
[12]. Chính phủ (2015), Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
[13]. Chính phủ (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ
về quản lý chất thải và phế liệu.
[14]. Quốc hội (2010), Luật Thuế bảo vệ môi trường sô 57/2010/QH12 do Quốc hội
ban hành.
[15]. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 do Quốc hội ban hành.
B. Các sách, giáo trình, luận văn
[16]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Môi trường Việt Nam 2006 - 2010, Hà Nội.
[17]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010:
Tổng quan môi trường Việt Nam, Hà Nội.
[18]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất

thải rắn, Hà Nội.
[19]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo môi trường quốc gia 2012: Báo
cáo môi trường nước mặt, Hà Nội.
[20]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo môi trường quốc gia 2013: Môi
trường không khí, Hà Nội.
[21]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Báo cáo môi trường quốc gia 2014: Môi
trường nông thôn, Hà Nội.
[22]. Nguyễn Thế Chinh (Chủ biên) (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường,
Trường Đại học kinh tế quốc dân, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
[23]. Nguyễn Ngọc Anh Đào (2012), “Thực hiện pháp luật về sử dụng công cụ kinh
tế trong bảo vệ môi trường”,Tạp chí nghiên cứu Lập pháp, (24), tr. 23-26.

-87-


[24]. Nguyễn Ngọc Anh Đào (2013), Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong
bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện khoa
học xã hội.
[25]. Mai Hải Đăng, Mai Hạnh Trang (2015), “Quy định của pháp luật Việt Nam
về quyền môi trường”, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Luật học,
31(4), tr. 33-45.
[26]. Việt Đức (2010), “Quy hoạch khu công nghiệp ở Việt Nam - Bất cập và giải
pháp”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, (08), tr. 21-27.
[27]. Đinh Đức Trường (2015), “Quản lý môi trường tại các doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài (FDI) tại Việt Nam”,Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội,
31(5), tr. 33-41.
[28]. Trường Đại học luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Môi trường, Nxb. Công
an nhân dân.
[29]. Trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh (2009), Tập bài giảng: Lý luận về
pháp luật.

[30]. Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb. Từ điển
bách khoa, Hà Nội.
[31]. Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm từ
điển học.
[32]. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2014), Phân cấp và hiệu quả đầu
tư khu công nghiệp tại Việt Nam, Trung tâm thông tin - tư liệu, Hà Nội.
C. Website
[33]. Võ Mai (2015), Công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp,
, Ngày truy cập: 7/3/2016.
[34]. Vũ Thị Quyền (2015), Cây xanh trong các khu công nghiệp, ,
Ngày truy cập: 17/3/2016.
[35]. < Ngày truy cập: 21/3/2016.
[36]. Nông dân 3 tỉnh thành khởi kiện Vedan, < Ngày truy cập: 1/4/2016.

-88-


[37]. Công ước ,< Ngày truy
cập: 17/5/2016.
[38]. Quy hoạch,< />Ngày truy cập: 23/7/2016.
[39]. Bất cập trong đánh giá tác động môi trường, < Ngày truy cập: 27/8/2016.
[40]. Bất cập trong thực thi luật thuế bảo vệ môi trường, < Ngày truy cập:18/9/2016.

-89-



×