BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LÊ THÀNH CƯƠNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
VÀ KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG BẰNG HOM LOÀI
HẢI ĐƯỜNG VÀNG (Camellia tienii Ninh, Tr.)
TẠI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
HÀ NỘI - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LÊ THÀNH CƯƠNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
VÀ KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG BẰNG HOM LOÀI
HẢI ĐƯỜNG VÀNG (Camellia tienii Ninh, Tr.)
TẠI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO
Chuyên ngành lâm học
Mã số: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Ngô Quang Đê
HÀ NỘI - 2012
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới rất đa dạng và phong phú, có nhiều loài cây
không cho gỗ nhưng lại có giá trị lớn hơn gỗ rất nhiều lần. Việc tận dụng nguồn tài
nguyên ngoài gỗ, kinh doanh rừng tổng hợp có khoa học đang là một hướng đi đúng
đắn, có nhiều triển vọng. Vừa đáp ứng được mục tiêu kinh tế, vừa đảm bảo tính cân
bằng, ổn định của hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học. Một trong các sản phẩm
quý của rừng là các loài thuộc chi Camellia.
Chi Camellia thuộc họ chè (Theaceae), là chi có nhiều loài cho nhiều tác
dụng. Ngoài vai trò quan trọng là tham gia vào cấu trúc các hệ sinh thái rừng thì nó
còn có ý nghĩa kinh tế rất lớn. Hoa của các loài trong chi Camellia đẹp, nhiều màu
sắc khác nhau, có loài có hương thơm quyến rũ, thời gian hoa nở kéo dài, cho nên
có nhiều loài rất được ưa chuộng để trồng làm cây cảnh, tô điểm thêm cho đời sống
văn hoá của con người, hướng con người đến "Chân, thiện, mỹ ". Ngoài ra, các loài
trong chi Camellia còn có nhiều tác dụng khác được biết đến như: làm đồ uống, làm
dầu ăn, làm thuốc chữa bệnh…
Tam Đảo là một dãy núi cao ở phía Đông Bắc Bộ nằm tiếp giáp với đồng
bằng Bắc Bộ. Đây là dãy núi lớn dài 80 km, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam,
từ huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đến huyện Mê Linh (Hà Nội), là nơi hội tụ của
hệ thực vật Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam nên tổ thành loài cây ở đây khá
phong phú. Theo số liệu điều tra của VQG Tam Đảo thì khu hệ thực vật VQG Tam
Đảo đã thống kê được 1.436 loài thực vật thuộc 741 chi của 219 họ của 6 ngành,
trong đó có 58 loài mang nguồn gen quý hiếm và 68 loài đặc hữu có tên trong sách
đỏ của Việt Nam và sách đỏ thế giới. Hầu hết các công trình nghiên cứu thực vật ở
VQG Tam Đảo mới chỉ dừng ở mức thống kê các loài, phân bố của một số loài có
giá trị mà chưa được nghiên cứu về các đặc điểm hình thái, sinh thái, khả năng tái
sinh, và sinh trưởng của chúng. Vì thế việc khai thác, kinh doanh lợi dụng rừng còn
gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là việc nghiên cứu sử dụng, bảo tồn và phát triển bền
vững các loài cây đặc hữu, quý hiếm trong khu hệ thực vật Tam Đảo, trong đó có
loài Hải đường vàng (Camellia tienii Ninh,Tr.).
2
Hải đường vàng là cây gỗ nhỏ, thân màu trắng nhợt, hoa có màu vàng rất đẹp
và rất có giá trị về dược liệu, làm cảnh… Là loài cây đặc hữu ở Tam Đảo, có phạm
vi phân bố tự nhiên tương đối hẹp. Hiện nay, giá trị thương mại của 1kg nụ, hoa Hải
đường vàng bán tại Tam Đảo có giá khoảng 1,5 triệu đồng, bán tại Móng Cái Quảng Ninh có giá 2,5 triệu đồng, 1 cây Hải đường vàng được đào trong rừng VQG
Tam Đảo và bán cho lái buôn ở cửa rừng có giá từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn
đồng, nó đang bị người dân khai thác một cách bừa bãi và đang đứng truớc nguy cơ
bị tuyệt chủng. Vậy bài toán đặt ra cho loài cây quý này là: Vấn đề bảo tồn loài; khả
năng nhân giống mở rộng khu phân bố của loài để lợi dụng loài một cách triệt để bền vững, phục vụ mục tiêu kinh tế và nhu cầu ngày càng cao của con người; cần có
nhiều hơn các nghiên cứu chuyên sâu về các đặc điểm cơ bản của loài như hình thái,
sinh thái, sinh trưởng, giá trị sử dụng…
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và
khả năng nhân giống bằng hom loài Hải đường vàng (Camellia tienii Ninh,Tr.)
tại VQG Tam Đảo” được thực hiện là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới.
Những năm gần đây, các loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao về dược liệu, làm
cảnh... đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, trong đó có chi Camellia. Chi
Camellia bắt đầu được nghiên cứu từ đầu thế kỷ 17, tên Camellia do nhà thực vật
học nổi tiếng của Thuỵ Điển tên là Line đặt. Trong cuốn "Genera plantarum" để
tưởng nhớ vị cha cố kính yêu là "Camellus Job" và gần 20 năm sau mới có một số
loài được nghiên cứu và mô tả. Loài đầu tiên được nghiên cứu và mô tả là Camellia
japonica, sau đó là loài Camellia sinensis. Mặc dù những nghiên cứu về các loài
thuộc chi này còn ít và chưa sâu. Đồng thời lịch sử nghiên cứu về các loài trong chi
Camellia có rất nhiều thay đổi và chi Camellia mới thực sự được các nhà thực vật
học chú ý nghiên cứu kỹ từ khoảng cuối thế kỷ 17 nhưng nó đã đánh dấu một bước
khởi đầu và là tiền đề cho các nghiên cứu về chi Camellia sau này.
Những nghiên cứu ở Châu Âu:
Từ những năm đầu của thế kỷ XX (1904 - 1931) nhà sưu tập thực vật học G.
Forest (người Anh) đã đến Vân Nam - Trung Quốc và thu thập các loài Camellia
reticulata, Camellia saluenensis...về trồng tại Vườn thực vật hoàng gia Anh. Và nhà
thực vật học Robert Sealy cũng đã đi sâu và nghiên cứu kỹ chi Camellia, trong cuốn
"Revesion of the genus Camellia" năm 1958 ông đã giới thiệu và mô tả 82 loài,
trong đó có 62 loài ông đã căn cứ vào những đặc điểm cần thiết để phân loại chúng
thành 12 nhánh, còn lại 20 loài không được xếp vào nhánh nào có lẽ vì thiếu những
đặc điểm cần thiết [28].
Những nghiên cứu ở Trung Quốc:
Các nhà thực vật học Trung Quốc đã phát hiện ra loài Camellia hoa vàng đầu
tiên tại Quảng Tây vào năm 1964, đó là loài Camellia chrysantha (Hu) Tuyama, kể
từ đó đến nay việc nghiên cứu về chi Camellia ở Trung Quốc được đặc biệt chú ý.
Theo Dat. Truong Hong (1998) [26] đã có 16 loài Camellia hoa vàng được
phát hiện tại Trung Quốc và họ đã nhanh chóng tìm ra tác dụng nhiều mặt của nó.
4
Có thể nói Trung Quốc là nước đi đầu trong việc nghiên cứu ứng dụng và khai thác
các nguồn lợi từ các loài trong chi Camellia đặc biệt trong nghệ thuật làm cây cảnh.
Việc nghiên cứu về chi Camellia ở Trung Quốc đã được thực hiện một cách nghiêm
túc, bài bản và có hệ thống từ cuối thế kỷ 19 cho tới hiện nay như nghiên cứu của
Cheng Jin Shui và các cộng sự đã tiến hành phân loại các loài trong chi Camellia,
tiến hành nhân chéo, lai tạo giống mới. Chỉ sau 20 năm họ đã tạo ra được hơn 300
loài cho hoa khác nhau.
Khi tiến hành phân loại chi Camellia hai tác giả Trình Kim Thuỷ [25] và
Dat. Truong Hong [26] đã phân thành 4 chi phụ là: Protocamellia, Camellia,
Metacamellia và Thea. Trong các chi phụ này lại được chia ra thành các nhóm loài
và các loài khác nhau. Sau này nghiên cứu của Chung Hung Ta [29], một nhà thực
vật học Trung Quốc trong cuốn "Camellias" xuất bản năm 1981 ông cũng thống
nhất chia chi Camellia thành 4 chi phụ và 20 nhánh. Trong công trình nghiên cứu
của ông cho thấy sự phân bố của chi Camellia rất tập trung ở một số tỉnh miền nam
Trung Quốc như: Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam và kéo xuống miền bắc Việt
Nam. Quan điểm và kết luận đó rất giống với quan điểm của một số nhà thực vật
học Trung Quốc như: Xia Lijang, Quan Kaiyun. Khi giới thiệu về những loài thuộc
chi Camellia hoa vàng trong cuốn "An introduction to the yellow Camellia", đồng
thời trong cuốn "Camellias" ông cũng đưa ra một số đặc điểm quan trọng để có thể
phân biệt với 3 chi lớn khác trong họ như:
- Các thành phần của hoa thường nhiều và ít có sự phân hoá.
- Sự phân bố của nhị thường tập trung và liên tục do vậy số loài trên một đơn
vị diện tích có thể là lớn hơn hẳn so với các chi trong họ.
- Chi Camellia gồm nhiều nhóm rất phức tạp, với mối quan hệ trong hệ thống
phát sinh chủng, loại, giống, loài rõ ràng hơn so với các chi khác trong họ.
- Trong chi Camellia có rất nhiều loài có giá trị kinh tế.
Một nghiên cứu khác trên tạp chí nghiên cứu thực vật học Vân Nam của tác
giả Chu Tương Hồng [12] cho thấy ở Trung Quốc các loài cây trong chi Camellia
có phân bố tự nhiên ở 16 tỉnh và có nhiều loài có giá trị thẩm mỹ cao. Việc nghiên
5
cứu về các loài trong chi Camellia được bắt đầu ở Trung Quốc từ những năm 40 của
thế kỷ XX. Bằng kết quả của việc chọn giống, nhân giống, gây tạo đã đưa số chủng
loại từ 20 lên 120 loài. Đầu những năm 1950 ở Côn Minh - Trung Quốc đã đưa việc
nghiên cứu các loài trong chi Camellia thành trọng điểm và cũng đi sâu vào nghiên
cứu nguồn giống, phân loại, lai tạo ra các giống mới để phát triển và thiết lập các
nguồn giống, xây dựng thành ngân hàng gen phục vụ cho các mục tiêu sản xuất
nguyên liệu công nghiệp, đồ uống và cây cảnh.
Trong một công trình nghiên cứu về Trà hoa vàng, hai nhà khoa học của
Trung Quốc là Chen Jihui và Wu Shurong đã đưa ra các kết luận và bằng chứng,
chứng minh tác dụng chữa bệnh của Trà hoa vàng dựa trên các kiểm nghiệm lâm
sàng được tiến hành trong một thời gian dài. Công trình của hai nhà nghiên cứu đã
được báo cáo tại hội nghị UNESCO thế giới về hóa sinh học vô cơ ứng dụng. Vào
năm 1994, hơn 120 học giả chuyên ngành của thế giới đã công nhận công trình này
tại hội nghị toàn cầu về Trà được tổ chức tại Nam Ninh - Trung Quốc
Như vậy, ở Trung Quốc các loài cây trong chi Camellia đã được các nhà
khoa học, các nhà chuyên môn nghiên cứu một cách nghiêm túc và có bài bản.
Trung Quốc là nước đi đầu trong việc nghiên cứu ứng dụng, khai thác các loài trà
hoa trong nghệ thuật cây cảnh, làm thuốc, đồ uống và có bề dày trong sử dụng các
loài cây này.
1.2. Ở Việt Nam.
1.2.1. Những nghiên cứu chung về chi Camellia.
Những năm trước đâ i Vườn quốc gia Tam Đảo " được
hoàn thành theo chương trình đào tạo thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp khoá học 2010 – 2013
tại Trường Đại học Lâm nghiệp.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn, tôi đã nhâ ̣n được sự quan tâm,
giúp đỡ của Ban Giám hiệu trường Đa ̣i ho ̣c Lâm nghiệp, Khoa đào tạo Sau đại học cùng các
Thầy giáo, Cô giáo trong trường. Nhân dịp này tôi xin cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó!
Trước hết cho phép tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến GS.TS. Ngô
Quang Đê - Trường Đại học Lâm nghiệp với tư cách là người hướng dẫn khoa học đã dành
nhiều thời gian và công sức giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này.
Nhân dịp này, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc VQG Tam
Đảo, các cán bộ Kiểm lâm, các hộ nhận khoán bảo vệ rừng ở VQG Tam Đảo, các nhà
chuyên môn, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
điều tra, thu thập tài liệu.
Mặc dù đã cố gắng với tất cả năng lực, nhưng do đối tượng nghiên cứu tương đối
mới mẻ cùng với những hạn chế về trình độ cũng như thời gian có hạn nên Luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây
dựng quý báu của các nhà khoa học và đồng nghiệp để Luận văn hoàn thiện thêm.
Tôi xin cam đoan số liệu thu thập, kết quả tính toán là trung thực và
được trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2012
Tác giả
Lê Thành Cương
ii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
trang
Lời nói đầu..........................................................................................................................................
Mục lục ...............................................................................................................................................
Danh mục các từ viết tắt....................................................................................................................
Danh mục các bảng ...........................................................................................................................
Danh mục các hình ............................................................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................ 3
1.1. Trên thế giới .....................................................................................................3
1.2. Ở Việt Nam ......................................................................................................5
1.2.1. Những nghiên cứu chung về chi Camellia ...............................................5
1.2.2. Những nghiên cứu về loài Hải đường vàng (Camellia tienii Ninh, Tr.) 10
1.3. Nhận xét và đánh giá chung ...........................................................................11
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................. 13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu: .....................................................................................13
2.1.1. Mục tiêu tổng quát: ................................................................................13
2.1.2. Mục tiêu cụ thể: ......................................................................................13
2.2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................13
2.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................13
2.4. Nội dung nghiên cứu: ....................................................................................14
2.4.2. Một số đặc điểm hình thái, sinh thái học của loài Hải đường vàng ......14
2.4.3. Thử nghiệm kỹ thuật nhân giống bằng hom Hải đường vàng ................14
2.4.4. Đề xuất biện pháp bảo tồn tại chỗ (in-situ) và chuyển chỗ (ex-situ) đối
với loài Hải đường vàng tại VQG Tam Đảo ....................................................14
2.5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................14
2.5.1. Công tác chuẩn bị ...................................................................................14
2.5.2. Ngoại nghiệp ..........................................................................................14
iii
2.5.3. Thử nghiệm nhân giống bằng hom Hải đường vàng ..............................22
2.5.4. Xử lý số liệu ............................................................................................25
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .. 30
3.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................30
3.1.1. Vị trí địa lý ..............................................................................................30
3.1.2. Địa hình, địa thế .....................................................................................30
3.1.3. Địa chất, đất đai .....................................................................................31
3.1.4. Khí hậu, thủy văn ....................................................................................32
3.1.5. Tài nguyên động – thực vật ....................................................................33
3.2. Nhận xét và đánh giá chung ...........................................................................35
3.2.1. Thuận lợi .................................................................................................35
3.2.2. Khó khăn .................................................................................................35
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................... 37
4.1. Đặc điểm phân bố của loài Hải đường vàng tại VQG Tam Đảo ...................37
4.1.1. Hiện trạng phân bố của loài Hải đường vàng trong tự nhiên................37
4.1.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài Hải đường vàng theo độ
cao và dạng sinh cảnh. .....................................................................................41
4.2. Một số đặc điểm hình thái, sinh thái học của loài Hải đường vàng .............46
4.2.1. Đặc điểm về hình thái .............................................................................46
4.2.2. Đặc điểm về sinh thái học ......................................................................55
4.3. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm nhân giống bằng hom Hải đường vàng .....71
4.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại chất điều hoà sinh trưởng ở
các nồng độ khác nhau đến tỷ lệ hom sống, khả năng ra rễ, và chất lượng rễ
của hom Hải đường vàng.................................................................................72
4.3.2. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu thử nghiệm nhân giống bằng hom
Hải đường vàng ................................................................................................80
4.4. Đề xuất biện pháp bảo tồn tại chỗ (in-situ) và chuyển chỗ (ex-situ) đối với
loài Hải đường vàng tại VQG Tam Đảo ...............................................................81
4.4.1. Một số biện pháp bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation) .......................81
iv
4.4.2. Một số biện pháp bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation) ................83
KẾT KUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Giải thích
CT
Công thức
CTTN
Công thức thí nghiệm
CITES
Convention on International Trade in Endangered Species
ĐHNN
Đại học Nông nghiệp
ĐDSH
Đa dạng sinh học
ĐVR
Động vật rừng
ĐC
Đối chứng
GPS
Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System)
LSNG
Lâm sản ngoài gỗ
VQG
Vườn Quốc Gia
OTC
Ô tiêu chuẩn
ODB
Ô dạng bản
UNESCO
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
TT
Trang
4.1
Phân bố của loài Hải đường vàng theo 9 tuyến điều tra
37
4.2
Phân bố của Hải đường vàng trên các tuyến theo các đai cao
42
4.3
Phân bố của loài Hải đường vàng theo kiểu trạng thái rừng
43
4.4
Kết quả tính toán các chỉ tiêu về lá của loài Hải đường vàng ở
VQG Tam Đảo
47
4.5
Kết quả tính toán các chỉ tiêu về nụ của loài Hải đường vàng ở
VQG Tam Đảo
50
4.6
Kết quả tính toán các chỉ tiêu về hoa của loài Hải đường vàng ở
VQG Tam Đảo
51
4.7
Kết quả tính toán các chỉ tiêu về quả của loài Hải đường vàng ở
VQG Tam Đảo
54
4.8
Mối quan hệ của Hải đường vàng với các loài cây khác
56
4.9
Loài cây ưu thế đi cùng Hải đường vàng
58
4.10 Công thức tổ thành tầng cây cao
59
4.11 Công thức tổ thành cây tái sinh
60
4.12 Bảng kết quả điều tra cây bụi thảm tươi
62
4.13 Kết quả đo đếm D00, Hvn, Hdc, Dt bình quân
62
4.14 Chất lượng sinh trưởng loài Hải đường vàng trên các OTC
63
4.15 Kết quả điều tra tái sinh loài Hải đường vàng ở VQG Tam Đảo
64
4.16 Tổng hợp kết quả phân tích Mô dậu, Mô khuyết của Hải đường
vàng ở các OTC
66
4.17 Chỉ tiêu khí hậu khu vực huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang
68
4.18 Mô tả phẫu diện đất
70
4.19 Kết quả phân tích tính chất lý - hoá tính của đất
71
4.20 Ảnh hưởng của các loại chất điều hoà sinh trưởng ở các nồng độ
khác nhau đến tỷ lệ hom sống, khả năng ra rễ và chất lượng rễ
72
4.21 Mô tả các lần lặp của thí nghiệm giữa các công thức
76
4.22 Ảnh hưởng của các loại chất điều hoà sinh trưởng ở các nồng độ
khác nhau đến chỉ số ra rễ của hom Hải đường vàng ở các lần
79
lặp
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT
Tên hình
Trang
4.1
Sinh cảnh loài Hải đường vàng
41
4.2
Tái sinh bằng hạt
41
4.3
Biểu đồ phân bố loài Hải đường vàng theo các dạng đai cao
43
4.4
Phân bố của loài Hải đường vàng theo các dạng sinh cảnh
44
4.5
Bản đồ phân bố của Hải đường vàng ở VQG Tam Đảo
45
4.6
Đặc điểm thân cây Hải đường vàng
46
4.7
Đặc điểm hệ rễ
47
4.8
Đặc điểm lá cây
49
4.9
Đặc điểm hình thái tán cây
50
4.10
Hình ảnh nụ Hải đường vàng
51
4.11
Hình ảnh về hoa loài Hải đường vàng
53
4.12
Hình ảnh quả non, quả già và hạt Hải đường vàng
55
4.13
Biểu đồ chất lượng sinh trưởng của loài Hải đường vàng trong các OTC
64
4.14
Biểu đồ chất lượng cây tái sinh trong các OTC
66
4.15
Hình ảnh thể hiện sự phân bố mô dậu và mô khuyết trên lá.
67
4.16
Biểu đồ Gaussen Walter
69
4.17
Biểu đồ biểu thị số hom sống trong các công thức thí nghiệm
73
4.18
Bố trí thí nghiệm nhân giống bằng hom Hải đường vàng
73
4.19
Ảnh hưởng của các chất điều hoà sinh trưởng ở các nồng độ khác
75
nhau đến khả năng ra rễ của hom
4.20
Khả năng ra rễ của hom Hải đường vàng
77
4.21
Ảnh hưởng của các nhân tố thí nghiệm đến chỉ số ra rễ của hom
79