Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN THUẾ VÀ PHÁP LUẬT THUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.83 KB, 6 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN THUẾ VÀ PHÁP LUẬT THUẾ
1. Thuế là một nghành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Đáp:
NĐ sai. Thuế không phải là một nghành luật độc lập mà chỉ là một bộ phận của pháp luật
ngân sách nhà nước thuộc nghành luật tài chính công. Một nghành luật độc lập phải được
cấu thành bởi các yếu tố nhất định, đó là phương pháp điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh.
Trong đó đối tượng điều chỉnh của luật thuế thuộc lĩnh vực của luật ngân sách, mà luật ngân
sách là một bộ phận của luật tài chính công.
2. Thuế mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp.
Đáp:
NĐ Sai. Thuế không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp. Vì người nộp thuế ít và người
nộp thuế nhiều đề được hưởng những lợi ích như nhau, đồng thời thuế không phải là khoản
trả khi đối tượng nộp thuế đã nhận được một lợi ích hay quyền lợi cụ thể nào từ nhà nước.
Đó cũng là một đặc điểm cơ bản của luật thuế.
3. Trong thuế trực thu, đối tượng nộp thuế luôn là người chịu thuế.
Đáp:
NĐ đúng. Các loại thuế trực thu quy định đối tượng nộp thuế tác động lên sắc thuế trực thu
là người phải trả tiền cho sắc thuế đó. Ví dụ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân,
thuế thu nhập doanh nghiệp,…
4. Người nộp thuế là chủ thể có nghĩa vụ đăng ký, kê khai, nộp thuế theo quy định của
pháp luật.
Đáp:
NĐ đúng. Vì đây là nghĩa vụ gắn liền với người nộp thuế khi thực hiện các hành vi chịu
thuế.
5. Đối tượng chịu thuế là tổ chức, cá nhân trực tiếp trả tiền thuế cho nhà nước.
Đáp:
NĐ sai. Đối tượng chịu thuế của một đạo luật là đối tượng khách quan phải thu thế, là vật
chuẩn mà dựa vào đó nhà nước thu được một số tiền thuế nhất định.
6. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế là chủ thể không phải thực hiện nghĩa vụ thuế
cho nhà nước.
Đáp:




NĐ sai. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ, tài sản hoặc thu nhập
có các điều kiện được dự luật trong các đạo luật thuế nhưng được đạo luật thuế xác định là
không thuộc phạm vi điều chinh của đạo luật (sắc thuế đó).
7. Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế đều trở thành đối
tượng nộp thuế.
Đáp:
NĐ sai. Để trở thành đối tượng chịu thuế phải thõa mãn hai điều kiện là có hành vi tác động
vào đối tượng chịu thuế và thỏa mãn điều kiện chịu thuế do pháp luật quy định. Cũng như
trong các loại thuế gián thu, người có hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế là người
trả tiền thuế chứ không phải là đối tượng nộp thuế.
8. Suy cho cùng các trường hợp giảm thuế theo chế độ miễn giảm, giảm thuế suất đều
nhằm giảm thuế cho người chịu thuế.
Đáp:
NĐ sai. Chế độ miễn giảm, giảm thuế suất là sự ưu đãi hoặc chia sẻ của nhà nước dành cho
đối tượng nộp thuế khi thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định.
9. Một tổ chức cá nhân chỉ có thể là đối tượng nộp thuế của một sắc thuế.
Đáp:
NĐ sai. Một tổ chức, cá nhân có hành vi tác động lên nhiều đối tượng chịu thuế khác nhau
và thỏa mãn các điều kiện chịu thuế tương ứng với nó thì vẫn là đối tượng nộp thuế của các
sắc thuế đó.
10. Trong thuế trực thu, đối tượng chịu thuế và người chịu thuế là giống nhau.
Đáp:
NĐ sai. Khác nhau bởi vì đối tượng nộp thuế là đối tượng khách quan phải thu thuế, là vật
chuẩn mà dựa vào đó nhà nước thu được một số tiền thuế nhất định. Còn người chịu thuế
là người có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế và thỏa mãn điều kiện chịu thuế tức
phải trả tiền thuế.
11. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
Đáp:

NĐ đúng. Thuế là nguồn thu chủ yếu, quan trọng, chiếm trên 90% các khoản thu cho ngân
sách nhà nước.
12. Chỉ có Quốc Hội mới có quyền ban hành sắc thuế.
Đáp:
NĐ sai. UBTVQH cũng có quyền ban hành các pháp lệnh về thuế.


13. Chỉ có cơ quan thuế mới có quyền thu thuế.
Đáp:
NĐ sai. Cơ quan hải quan cũng có quyền thu thuế đối với thuế xuất khẩu, nhập khẩu và
thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu.
14. Truy thu thuế luôn là hệ quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật thuế.
Đáp:
NĐ sai. Không phải lúc nào truy thu thuế cũng xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật của
đối tượng nộp thuế mà có thể là truy thu do nhầm lẫn hoặc thay đổi trong việc thực hiện
chế độ miễn, giảm thuế suất.
15. Tên gọi của đạo luật thuế phản ảnh đầy đủ phạm vi tác động của sắc thuế đó.
Đáp:
NĐ sai. Tên gọi của đạo luật thuế ngoài phản ảnh đầy đủ phạm vi tác động cần phản ảnh
đầy đủ mục đích điều tiết của sắc thuế đó.
16. Trong quan hệ pháp luật thuế luôn có một bên chủ thể là cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Đáp:
NĐ sai. Trong quan hệ pháp luật thuế gồm hai nhóm quan hệ:
Nhóm QH phát sinh trong quá trình quản lý thuế của cơ quan nhà nước;
Nhóm quan hệ trong việc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan nhà
nước.
Như vậy, chủ thể một bên có cơ quan nhà nước thuộc nhóm một.
17. Các yếu tố cơ bản, quan trọng nhất cấu thành nên đạo luật thuế là đối tượng nộp thuế
và đối tượng chịu thuế.

Đáp:
NĐ sai. Có 4 yếu tố cơ bản, quan trọng nhất cấu thành nên một đạo luật thuế gồm có: Tên
gọi, đối tượng nộp, đối tượng chịu và căn cứ tính thuế.
18. Bản chất của hoàn thuế là nhà nước trả lại các khoản tiền thuế nộp thừa cho người
nộp.
Đáp:
NĐ đúng. Hoàn thuế cho người nộp là nghĩa vụ của nhà nước khi người nộp thuế đã thực
hiện nghĩa vụ thuế lớn hơn so với nghĩa vụ thuế họ phải thực hiện. Người nộp thuế thừa có
thể nhận lại bằng tiền mặt hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ thuế lần sau.


19. Thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ là những loại thuế gián thu.
Đáp:
NĐ đúng. Thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ là những loại thuế gián thu, người trả tiền thuế
và đối tượng nộp thuế là hai chủ thể khác nhau. Trong đó người tiêu dùng là người chịu
thuế, còn người có hành vi sản xuất, kinh doanh là đối tượng nộp thuế.
20. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa, dịch vụ dịch chuyển hợp
pháp sang biên giới Việt Nam.
Đáp:
NĐ Sai. Dịch vụ không phải là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
21. Đại lý hải quan là đối tượng nộp thuế xuất khẩu nhập khẩu.
Đáp:
NĐ Sai. Đại lý làm thủ tục hải quan là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu (tức người
nộp thuế thay) chỉ trong trường hợp được đối tượng nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất
khẩu,nhập khẩu.
22. Mọi hành vi vận chuyển hàng hóa qua biên giới Việt Nam đều là đối tượng chịu thuế
xuất khẩu, nhập khẩu.
Đáp:
NĐ sai. Chỉ những hàng hóa được vận chuyển một cách hợp pháp sang biên giới Việt Nam
mới là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

23. Việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu do cơ quan hải quan quyết định.
Đáp:
NĐ sai. Bộ trưởng Bộ Tài Chính quy định áp dụng mức thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối
với từng mặt hàng theo thủ tục do chính phủ quy định. Điều 12 Luật Thuế XKNK 2005
24. Tàu biển của VN được mang đi sửa chửa ở nước ngoài khi mang về nước phải đóng
thuế nhập khẩu.
Đáp:
NĐ sai. Tàu biển của Việt Nam mang đi sửa chữa ở nước ngoài xong khi mang về nước
được hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu.
25. Doanh nghiệp, khu chế xuất, có thể là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Đáp:
NĐ sai. Khoản 3 Điều 3 Luật thuế XKNK 2005 quy định đối tượng không chịu thuế là “
hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài


vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi
thuế quan này sang khu phi thuế quan khác”
26. Thuế nhập khẩu là thuế gián thu nên đối tượng nộp thuế nhập khẩu và người chịu
thuế nhập khẩu là khác nhau.
Đáp:
NĐ sai. Trong một số trường hợp đối tượng nộp thuế và người chịu thuế nhập khẩu là một.
Ví dụ DN A nhập khẩu một lô hàng máy lạnh về trang bị cho văn phòng của mình. Trong
trường hợp này thuế nhập khẩu là thuế gián thu, nhưng chính DN A là người chịu thuế đồng
thời là đối tượng nộp thuế
27. Giá trị tính thuế nhập khảu là giá ghi trên hợp đồng mua bán ngoại thương.
Đáp:
NĐ sai. Giá tính thuế nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo
hợp đồng được xác định theo quy định của pháp luật về trị giá hải quan đối với hàng nhập
khẩu.
28. Biểu thuế thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu do Quốc hội ban hành.

Đáp:
NĐ sai. Chính phủ trình Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành biểu thuế xuất khẩu, nhập
khẩu.
29. Hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan ra nước ngoài là đối tượng chịu thuế xuất khẩu.
Đáp:
NĐ sai. Khoản 1 Điều 3 Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu 2005 quy định hàng hóa từ khu
phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài thì không thuộc đối tượng chịu thuế.
30. Số lượng làm căn cứ tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu trên hợp đồng mua bán ngoại
thương.
Đáp:
NĐ Sai. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu là số lượng, đơn vị từng mặt hàng thực tế
xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ lệ %. CSPL:
Khoản 1 Điều 8 Luật Thuế XKNK 2005.
31. Áp dụng thuế chống phá giá khi giá bán của hàng hóa nhập khẩu thấp hơn giá của
hàng hóa cùng loại được sản xuất tại VN.
Đáp:


NĐ Sai. Áp dụng mức thuế chống phá giá đối với hàng nhập khẩu vào VN với giá thấp so
với giá bán thông thường trong giao dịch thương mại và gây thiệt hại đáng kể cho nghành
sản xuất hàng hóa tương tự tại VN.
32. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu là thời điểm hàng hóa cập cảng xuất hoặc
cập cảng nhập đầu tiên.
Đáp:
NĐ Sai. Thời điểm tính thuế XK, NK là thời điểm đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải
quan với cơ quan hải quan.
33. Đối với thuế nhập khẩu đều phải nộp thuế trước khi thông quan.
Đáp:
NĐ sai. Đối với Thuế nhập khẩu thì chỉ có hàng hóa nhập khẩu là hàng tiêu dùng thì mới
nộp xong thuế trước khi nhận hàng.

34. Giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng.
Đáp:
NĐ đúng. Đây là quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật thuế XKNK 2005.



×