BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------------
NGUYỄN QUỐC CƯỜNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÍNH ĐA DẠNG
LOÀI THỰC VẬT CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG
TẠI VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG, TỈNH HÀ TĨNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hà Nội, 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------------
NGUYỄN QUỐC CƯỜNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÍNH ĐA DẠNG
LOÀI THỰC VẬT CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG
TẠI VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG, TỈNH HÀ TĨNH
Chuyên ngành : Lâm học
Mã số
: 60.62.02.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HOÀNG KIM NGŨ
Hà Nội, 2012
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệu, Khoa Đào tạo Sau Đại học, quý thầy cô trong Khoa lâm
học - Trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai – Chương Mỹ – Hà Nội đã giúp
đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn các đơn vị: Ban Lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Vườn
quốc gia Vũ Quang, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh, Hạt Kiểm lâm Hương Khê,
Phòng nghiên cứu kỷ thuật lâm sinh – Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã
giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành nghiên cứu và viết luận văn.
Đặc biệt, xin bày tỏ sự biết ơn chân thành đến thầy giáo PGS.TS. Hoàng
Kim Ngũ đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn ở bên
cạnh, quan tâm giúp đỡ và sẽ chia trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin cam đoan những số liệu điều tra và kết quả tính toán trong luận
văn là hoàn toàn mới được thực hiện tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà
Tĩnh và chưa được công bố trên bất cứ tài liệu nào.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Quốc Cường
ii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Trang
Lời cảm ơn .....................................................................................................i
Mục lục ..........................................................................................................ii
Danh
mục
các
từ
viết
tắt
.........................................................................................................................Er
ror! Bookmark not defined.
Danh mục các bảng .......................................................................................v
Danh mục hình ..............................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................3
1.1.Tình hình nghiên cứu ở trên thế giới.....................................................3
1.1.1.N ghiên cứu về cấu trúc rừng ....................................................................3
1.1.2.Nghiên cứu về tái sinh rừng ......................................................................6
1.1.3. Nghiên cứu về tính đa dạng loài trong các trạng thái rừng ..................8
1.2. Tình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................ 12
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ....................................................................12
1.2.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng .....................................................................15
1.2.3. Nghiên cứu về tính đa dạng thực vật trong các trạng thái rừng ...........17
Chương 2: MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..............................................................................................19
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 19
2.1.1. Mục tiêu chung ..........................................................................................19
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................19
2.2. Phạm vi, giới hạn của đề tài ................................................................. 19
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................19
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................19
iii
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 19
2.3.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành loài thực vật trong các trạng thái rừng ....19
2.3.2. Đặc điểm tính đa dạng loài thực vật rừng tại VQG Vũ Quang..............19
2.3.3. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật trong
VQG Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. ....................................................................................19
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 19
2.4.1. Phương pháp điều tra sơ thám và chọn địa điểm lập ÔTC ...............19
2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ngoại nghiệp .............................20
2.4.3. Phương pháp xử lý & tính toán nội nghiệp .............................................23
Chương 3: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ....27
3.1. Lược sử hình thành và phát triển của Vườn quốc gia Vũ Quang .... 27
3.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 27
3.2.1. Vị trí địa lí ..................................................................................................27
3.2.2. Địa hình địa mạo ......................................................................................28
3.2.3. Địa chất và thổ nhưỡng. ..................................................................29
3.2.4. Khí hậu và thuỷ văn ...........................................................................30
3.2.5. Đặc điểm tài nguyên rừng .......................................................................34
3.3. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 34
3.3.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư .........................................................34
3.3.2. Cơ sở y tế, đội ngũ y bác sỹ ......................................................................35
3.3.3. Giáo dục ....................................................................................................36
3.3.4. Cơ sở hạ tầng, đường giao thông ............................................................36
3.3.5. Đánh giá chung về kinh tế xã hội trong khu vực ....................................37
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................40
4.1. Đặc điểm cấu trúc các trạng thái rừng khu vực nghiên cứu ............ 40
4.1.1. Hiện trạng rừng khu vực nghiên cứu ......................................................40
4.1.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành loài thực vật ................................................45
iv
4.1.3. Đặc điểm cấu trúc tuổi và tầng thứ .......................................................49
4.1.3. Đặc điểm tổ tái sinh rừng .........................................................................58
4.2. Tính đa dạng thực vật ........................................................................... 67
4.2.1. Đặc điểm tính đa dạng thực vật tại VQG Vũ Quang theo nhóm
chức năng ........................................................................................................ 67
4.2.2. Hiện trạng loài thực vật qúy hiếm ở Vườn Quốc gia Vũ Quang ...........71
4.2.3. Tính đa dạng loài thực vật trong các trạng thái rừng ở VQGVQ. ........72
4.3 Đề xuất các giải pháp ............................................................................. 75
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................78
1. Kết luận ..................................................................................................... 78
1.1. Về tổ thành loài thực vật trong các trạng thái VQG Vũ Quang ...............78
1.2. Về tính đa dạng loài thực vật trong VQG Vũ Quang .............................80
2. Tồn tại......................................................................................................... 81
3. Kiến nghị .................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
Nghĩa từ
Từ viết tắt
1
VQG
Vườn quốc gia
2
KBT
Khu bảo tồn
3
LSNG
Lâm sản ngoài gỗ
4
ÔTC
Ô tiêu chuẩn
5
ODB
Ô dạng bản
6
ĐDSH
Đa dạng sinh học
7
TSTN
Tái sinh tự nhiên
8
TRKT
Trồng rừng kinh tế
9
UBND
Ủy ban nhân dân
10
TNHH MTV
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Tên bảng
Trang
2.1
Phiếu điều tra tầng cây cao
21
2.2
Phiếu điều tra cây tái sinh
22
2.3
Phiếu điều tra tầng cây bụi thảm tươi
23
3.1
Dân số, dân tộc ở vùng đệm VQG Vũ Quang
35
3.2
Tình trạng nghèo đói ở vùng đệm VQG Vũ Quang
38
4.1
Số loài thực vật tại các Vườn quốc gia
45
4.2
Tổ thành loài cây cao của các trạng thái rừng
46
4.3
Phân bố số cây theo cấp chiều cao của các trạng thái rừng
50
4.4
4.5
4.6
Kết quả mô phỏng phân bố số cây theo cấp đường kính (N% D1.3)
Phân bố mật độ cây theo cấp chiều cao
Kết quả mô phỏng phân bố số cây theo chiều cao (N% - Hvn)
bằng hàm Khoảng cách
53
55
57
4.7
Tổ thành loài cây tái sinh của các trạng thái rừng IIA, IIB
58
4.8
Tổ thành loài cây tái sinh của trạng thái IIIA1, IIIA2
60
4.9
Mật độ cây tái sinh của các trạng thái rừng
63
4.10
Chất lượng cây tái sinh của các trạng thái rừng
64
4.11
Tổng hợp mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao
66
4.12
Kết quả tính chỉ số độ phong phú
72
4.13
Kết quả tính chỉ số đa dạng Shannon – Wiener
73
4.14
Tổng hợp kết quả tính chỉ số đa dạng Simpson
74
4.15
Tổng hợp kết quả tính chỉ số độ đồng đều Pielou
74
4.16
Tổng hợp kết quả tính chỉ số độ đồng đều Sheldon
vii
DANH MỤC HÌNH
TT
Tên hình
Trang
3.1
Biểu đồ độ ẩm và nhiệt độ
32
3.2
Biểu đồ lượng mưa và lượng bốc hơi hàng tháng
33
4.1
4.2
Biểu đồ phân bố phần trăm số cây theo cấp kính bằng hàm
Khoảng cách
Biểu đồ nắn phân bố % số cây theo cấp chiều cao bằng Weibull
và khoảng cách
54
57
4.3
Biểu đồ tỷ lệ chất lượng cây tái sinh của các trạng thái rừng
66
4.4
Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao
67
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là di sản của mỗi quốc gia, nó có ý nghĩa quan trọng trong đời
sống con người. Ngoài khả năng cung cấp gỗ, củi, dược liệu….rừng còn có
vai trò to lớn trong việc bảo vệ đất, nước, không khí tạo nên sự cân bằng sinh
thái và sự phát triển bền vững của sự sống trên trái đất.
Với điều kiện khí hậu và địa hình đa dạng đặc thù, là nơi gặp gỡ của hai
trung tâm giàu loài nhất thế giới: Trung Quốc và Inđônêxia, hệ thực vật nước
ta có thành phần loài mang cả yếu tố thực vật nhiệt đới ẩm Inđônêxia Malayxia, đó là yếu tố thực vật nhiệt đới gió mùa, thực vật ôn đới nam Trung
Hoa. Nước ta hiện có tới 10.386 loài thuộc 2.257 chi và 305 họ thực vật bậc
cao có mạch, chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 57% tổng số họ của
toàn thế giới .
Con số thống kê trên đã cho thấy sự giàu có, đa dạng của giới thực vật
ở nước ta, đồng thời chỉ rõ vị trí, tầm quan trọng của nó đối với con người.
Rừng nhiệt đới chiếm 40% tổng diện tích rừng lục địa, nhưng do khai
thác, chặt phá và làm nương rẫy…, tức can thiệp của con người không hợp lý
đã khiến cho rừng nhiệt đới bị mất đi hàng năm khoảng từ 0,6 đến 2,0 %. Xét
trên phạm vi toàn cầu, do diện tích rừng nhiệt đới bị khai thác rất lớn nên đã
khiến cho tính đa dạng sinh vật giảm thiểu, khí hậu biến đổi, môi trường suy
thoái, xói mòn rửa trôi đất và nước, đất đai bị thoái hóa, tài nguyên cạn kiệt
dần và xuất hiện một loạt vấn đề sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều
kiện sinh sống của con người và sự phát triển bền vững của xã hội….Trong
những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này và đã thu
được nhiều thành quả rất đáng trân trọng. Nhưng để bảo vệ, lợi dụng, phục
hồi và phát triển bền vững rừng tự nhiên nhiệt đới, đồng thời để giải quyết
những vấn đề sinh thái trọng đại mang tính toàn cầu thì rất cần thiết và cấp
bách phải tiến hành triển khai những nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc và chức
2
năng QXTVR nhiệt đới, trong đó có nội dung nghiên cứu để duy trì tính đa
dạng thực vật rừng nhiệt đới ở mức tương đối cao là vấn đề trọng điểm.
Những năm gần đây, có nhiều nghiên cứu đã quan tâm đến việc duy trì tính đa
dạng thực vật, nhưng do mặt bằng nghiên cứu, phương pháp và thời gian
nghiên cứu còn hạn chế ở một số mặt cho nên chưa giải quyết được trọn vẹn
những vấn đề về động thái và các quá trình sinh thái, từ đó ảnh hưởng đến
việc bảo vệ tổ thành loài và tính đa dạng loài thực vật trong các quần xã thực
vật rừng.
Do rừng tự nhiên nhiệt đới là HST phong phú về loài và có bố cục phức
tạp, trong duy trì chức năng sinh thái và bảo tồn tính đa dạng sinh vật tại khu
vực và trên toàn cầu nó có tác dụng đặc biệt quan trọng.
Vườn Quốc gia Vũ Quang có diện tích rộng 56.915,6 ha, với nhiều loài
thực vật quý hiếm và các kiểu rừng đặc trưng. Để có thể đề xuất ra các biện
pháp tác động hiệu quả nhằm bảo tồn các loài quý hiếm và các kiểu rừng đặc
trưng, từng bước nâng cao năng suất và chất lượng rừng Vườn Quốc gia Vũ
Quang cần phải có những công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng, các đặc
trưng về tính đa dạng loài. Trên cơ sở phân tích kết quả về mặt cấu trúc rừng,
tái sinh, tính đa dạng loài…, và đề xuất các biện pháp tác động cụ thể nhằm
nâng cao chất lượng rừng, phục vụ cho công tác bảo tồn tại Vườn Quốc gia
Vũ Quang.
Để góp phần giải quyết vấn đề trên, trong khuôn khổ một luận văn cao
học tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc các
trạng thái rừng và tính đa dạng loài thực vật tại Vườn Quốc gia Vũ
Quang, tỉnh Hà Tĩnh”
3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mối quan hệ qua
lại bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường sống.
Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết được những mối quan hệ sinh thái bên trong của
quần xã, từ đó có cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp.
Trên quan điểm sinh thái thì cấu trúc rừng chính là hình thức bên ngoài
phản ánh nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng. Cấu trúc rừng bao gồm
cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc tuổi.
1.1.1.1.Cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng
Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới đã được
các tác giả Baur G.N (1962), Catinot (1965), Odum (1971)… tiến hành.
Baur G.N (1962) đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói
chung và cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó
đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh
áp dụng cho rừng mưa tự nhiên.
Từ đó tác giả đã đưa ra những tổng kết hết sức phong phú về các
nguyên lý tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản là đều tuổi và
các phương thức xử lý cải thiện rừng mưa.
Catinot (1965); Plaudy J đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các
phẫu đồ rừng, nghiên cứu cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại về
dạng sống, tầng phiến…của quần xã thực vật rừng.
Odum (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái bên cơ sở thuật
ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm hệ sinh
thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan
4
điểm sinh thái học.
1.1.1.2. Mô tả hình thái của cấu trúc rừng
Hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu trúc
hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ.
Theo Richards P.W (1952) đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt
đới về mặt hình thái. Theo tác giả, đặc điểm nổi bật của rừng mưa nhiệt đới là
tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân cây gỗ và tác giả đã phân biệt tổ thành
thực vật của rừng mưa thành hai loại là rừng mưa hỗn hợp có tổ thành loài cây
phức tạp và rừng mưa đơn ưu có tổ thành loài cây đơn giản. Trong những điều
kiện đặc biệt thì rừng mưa đơn ưu chỉ bao gồm một vài loài cây. Rừng mưa
thường có nhiều tầng (thường có 3 tầng, ngoại trừ tầng cây bụi và tầng cây thảm
cỏ). Trong rừng mưa nhiệt đới ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và cây thân cỏ còn có
nhiều loài cây dây leo đủ hình dạng và kích thước, cùng nhiều thực vật phụ sinh
trên thân hoặc cành cây. “Rừng mưa thực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu
kỳ nhất về mặt cấu tạo và cũng phong phú nhất về mặt loài cây”.
Phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do Davit và P.W. Risa
(1933-1934) đề hướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan đến nay vẫn là
phương pháp hiệu quả để nghiên cứu cấu trúc tầng của rừng. Tuy nhiên
phương pháp này có nhược điểm là chỉ minh họa được cách sắp xếp theo
hướng thẳng đứng của các loài cây gỗ trong một diện tích có hạn.
Phương pháp biểu đồ trắc diện do Davit và Richards (1933-1934) đề
xuất trong khi phân loại và mô tả rừng nhiệt đới phức tạp về thành phần loài
và cấu trúc thảm thực vật theo chiều nằm ngang và chiều thẳng đứng.
G. Kraft (1884) , là người đầu tiên xây dựng hệ thống phân cấp rừng ở
Đức, ông chia cây rừng trong một lâm phần thành 5 cấp dựa vào khả năng
sinh trưởng kích thước và chất lượng cây rừng. Phân cấp G. Kraft là một phân
cấp đơn giản, dễ áp dụng cho cả lâm phần cây lá rộng nhưng phân cấp này chỉ
5
áp dụng cho lâm phần thuần loài, đều tuổi. Việc phân cấp cây rừng cho rừng
hỗn loài nhiệt đới tự nhiên là một vấn đề phức tạp, cho đến nay vẫn chưa có
tác giả nào đưa ra được phương án phân cấp cây rừng cho rừng nhiệt đới tự
nhiên mà được chấp nhận rộng rãi.
Khi nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên nhiệt đới, nhiều tác giả có ý
kiến khác nhau trong việc xác định tầng thứ, trong đó có ý kiến cho rằng, kiểu
rừng này chỉ có một tầng cây gỗ mà thôi. Richards PW (1952) phân rừng ở
Nigeria thành 6 tầng với các giới hạn chiều cao là 6-12m, 12-18m, 18-24m,
24-30m, 30-36m và 36-42m, nhưng thực chất đây chỉ là các lớp chiều cao.
Odum E.P. (1971) nghi ngờ sự phân tầng rừng rậm nơi có độ cao dưới 600m ở
Puecto – Rico và cho rằng không có sự tập trung khối tán ở một tầng riêng
biệt nào cả.
Như vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ thường đưa ra
những nhận xét mang tính định tính, chưa thực sự phản ánh được sự phân
tầng phức tạp của rừng tự nhiên nhiệt đới.
1.1.1.3. Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng
Khi chuyển đổi từ nghiên cứu định tính sang nghiên cứu định lượng
cấu trúc rừng, nhiều tác giả đã sử dụng các công thức và các hàm toán học để
mô hình hóa cấu trúc rừng, xác định mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc
rừng.
Một số tác giả quan tâm nghiên cứu cấu trúc theo hướng định lượng và
dùng các mô hình toán để mô phỏng các qui luật cấu trúc. Rollet. (1971) đã
mô tả mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng các hàm hồi qui, phân
bố đường kính bằng các dạng phân bố xác suất.
a, Về phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1,3)
Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính là quy luật kết cấu cơ bản
của lâm phần và được nhiều tác giả quan tâm, kiểu cấu trúc này thường được
6
biểu diễn dưới các dạng hàm toán học với nhiều dạng phân bố khác nhau.
Một số tác giả quan tâm nghiên cứu cấu trúc theo hướng định lượng và
dùng các mô hình toán để mô phỏng các qui luật cấu trúc. Rollet. (1971) đã
mô tả mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng các hàm hồi qui, phân
bố đường kính bằng các dạng phân bố xác suất.
Để mô tả phân bố N/D1.3 rừng tự nhiên, Meyer (1934) và Prodan (1949)
đã sử dụng phương trình:
Yi = *exp(- *xi)
(1.1)
Phương trình (1.1) còn được gọi là phương trình Meyer, trong đó xi và
yi là trị số giữa và số cây của cỡ thứ i, α và β là các tham số.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về dạng phân bố đem lại kết quả
toàn diện và đa dạng nhất về quy luật kết cấu đường kính lâm phần rừng.
b, Về phân bố số cây theo chiều cao (N/H)
Các tác giả đi nghiên cứu cấu trúc lâm phần theo chiều cao thẳng đứng
đã dựa vào phân bố số cây theo chiều cao. Phương pháp kinh điển nghiên cứu
cấu trúc đứng rừng tự nhiên là vẽ các phẫu diện đồ đứng với các kích thước
khác nhau tuỳ theo phương pháp nghiên cứu. Các phẫu đồ đã mang lại hình
ảnh khái quát về cấu trúc tầng tán, phân bố số cây theo chiều thẳng đứng. Từ
đó rút ra các nhận xét và đề xuất ứng dụng thực tế. Phương pháp này được
nhiều nhà nghiên cứu rừng nhiệt đới áp dụng mà điển hình là các công trình
của các tác giả P.W Richard (1952), Rollet (1979).
Tóm lại, trên thế giới các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc
rừng nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú, đa dạng đã mang
lại hiệu quả cao trong kinh doanh rừng.
1.1.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Theo quan điểm của các nhà lâm học, hiệu quả của tái sinh rừng được
xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố.
7
Vai trò của tái sinh rừng hết sức quan trọng, nó quyết định sự tồn tại của thảm
thực vật, tái sinh rừng là tiền đề cho quá trình diễn thế rừng đảm bảo rừng
luôn trong trạng thái vận động. Do vậy có thể nói những nghiên cứu về tái
sinh rừng đã góp phần làm sáng tỏ các quy luật tồn tại và phát triển của rừng
cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới vô cùng phức tạp và còn ít
được nghiên cứu. Phần lớn tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của rừng mưa
thường chỉ tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dưới điều kiện rừng đã
ít nhiều bị biến đổi. Van steenis (1956) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ
biến của rừng mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu
bóng và tái sinh vệt của các loài cây ưa sáng.
Trong nghiên cứu tái sinh rừng, người ta nhận thấy tầng cây và tầng cây
bụi qua quá trình sinh trưởng, thu nhận ánh sáng, các chất dinh dưỡng sẽ ảnh
hưởng đến cây tái sinh. Những lâm phần thưa bị khai thác nhiều, tạo ra nhiều
khoảng trống lớn, tạo điều kiện cho cây bụi, thảm tươi phát triển mạnh. Trong
điều kiện đó chúng là nhân tố cản trở sự phát triển và khả năng sinh tồn của
các cây tái sinh. Nếu lâm phần kín, đất khô, nghèo dinh dưỡng cây bụi thảm
tươi phát triển chậm tạo điều kiện cho cây tái sinh vươn lên (Xannikow 1967;
Vipper 1973) (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm (1992)).
Về phương pháp điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng
cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927), với diện tích ô
đo đếm thông thường từ 1 đến 4 m2. Diện tích ô đo đếm nhỏ nên thuận lợi
trong điều tra nhưng số lượng ô phải đủ lớn mới phản ánh trung thực tình hình
tái sinh rừng. Để giảm sai số trong khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard
(1950) đã đề nghị một phương pháp "điều tra chẩn đoán" mà theo đó kích
thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh ở
các trạng thái rừng khác nhau .
8
1.1.3. Nghiên cứu về tính đa dạng loài trong các trạng thái rừng
(1) Nhận thức về đa dạng sinh học
Trái đất ngày càng nóng lên, băng tan, thiên tai lũ lụt xuất hiện với mật
độ càng nhiều trên diện rộng gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của toàn
nhân loại. Nguyên nhân do ô nhiễm môi trường, mất rừng, suy thoái đa dạng
sinh học, vv… Nhận thức được vấn đề trên các nhà lãnh đạo trên thế giới đã
cùng ngồi bàn về môi trường và đa dạng sinh học tại Rio de Janeiro, Braxin
năm 1992, có 50 nước đã ký váo Công ước. Việt Nam đã chính thức ký vào
công ước ngày 16/11/1994, đến nay đã có 170 nước tham gia Công ước.
Nhiều tổ chức Quốc tế được thành lập như: Hiệp hội Quốc tế về Bảo tồn thiên
nhiên (IUCN); Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên hoang dã (WW F); Quỹ
động thực vật thế giới, v.v..
Thuật ngữ ĐDSH chỉ mới được biết đến từ đầu thế kỷ 20 và thuật ngữ
phát triển mạnh từ thập kỷ 90 trở lại đây, trong chương trình hành động đa
dạng sinh học Việt Nam đưa khái niệm đa dạng sinh học “ là tập hợp tất cả
các nguồn sinh vật sống trên hành tinh bao gồm tổng các loài động và thực
vật; tính đa dạng và sự phong phú trong từng loài, tính đa dạng hệ sinh thái
của các cộng đồng sinh sinh thái khác nhau hoăc tập hợp các loài khác nhau
trên thế giới với các hoàn cảnh khác nhau”. Định nghĩa này đã đề cập được ba
vấn đề: Đa dạng loài; đa dạng giữa các loài và đa dạng hệ sinh thái, tuy nhiên
định nghĩa còn dài, chưa rõ ràng, dễ nhầm lẫn.
Tại Hội nghị Rio de Janeiro, Braxin năm 1992 đưa ra định nghĩa về
ĐDSH như sau: “ Đa dạng sinh học là sự biến đổi giữa các loài sinh vật ở tất
cả mọi nguồn, bao gồm hệ sinh thái trên đất liền, trên biển và và các hệ sinh
thái thủy vực khác. Sự đa dạng thể hiện trong từng loài, giữa các loài và các
hệ sinh thái”. Định nghĩa này tương đối đầy đủ và rõ ràng.
Qua các định nghĩa ta có thể đa dạng sinh học bao gồm các vấn đề sau:
9
Đa dạng di truyền
Đa dạng về loài
Đa dạng về hệ sinh thái
Đa dạng về cảnh quan
(2) Tính đa dạng loài thực vật:
Loài là do cơ thể sinh vật tiến hóa mà thành, do nó chiếm được 1 không
gian nhất định, quần thể có sẵn số lượng cá thể nhất định trong thực tế hoặc bị
thay đổi khi cách ly.
Tính đa dạng loài là hình thức biểu hiện của tính đa dạng sinh vật chung,
nó là độ lượng về tính phức tạp của cấu trúc và chức năng quần xã, nó bao gồm
có mấy hàm ý như sau:
Tính đa dạng loài của 1 khu vực địa lý nhất định là tính đa dạng loài
nghiên cứu trong phạm vi khu vực đó; Là tổng số loài trong khu vực nhất định,
chủ yếu theo góc độ phân loại học, hệ thống học và địa lý học đối với việc
nghiên cứu tình hình loài động, thực vật trong 1 khu vực nhất định. Cũng còn
được gọi là tính đa dạng loài khu vực.
Tính đa dạng loài động thực vật của quần xã hay HSTR- Là nghiên cứu
cấu trúc theo chiều nằm ngang – theo góc độ sinh thái học; Ở đây chú trọng ý
nghĩa sinh thái học của tính đa dạng loài; Là chỉ trình độ đồng đều về sự phân bố
các loài trên phương diện sinh thái học. Thường được nghiên cứu trên một bộ
phận diện tích của quần xã hoặc trên các OTC, ôdb...Tính đa dạng loài cũng còn
được gọi là tính đa dạng sinh thái hoặc tính đa dạng quần xã.
Từ năm 1943, Wilianms đã đề xuất khái niệm về “Tính đa dạng loài
vật“ và Fisher đề xuất khái niệm về chỉ số tính đa dạng loài, cho đến nay cũng đã
không ngừng được hoàn thiện thêm về phương pháp xác định tính đa dạng loài
của quần xã. Đối với phương pháp xác định không chỉ có phương pháp
Magurran – được đánh giá là tương đối tỷ mỉ và chính xác, mà còn có phương
10
pháp của Whaitaker - Xác định tính đa dạng loài của quần xã hoặc tính đa dạng
HST,; Theo ông ta thì nên phân ra tính đa dạng α-, tính đa dạng β- , tính đa dạng
γ và các chỉ số của nó.
Tính đa dạng loài của 1 hệ tiến hóa hoặc của 1 không gian tiến hóa nhất
định, từ góc độ diễn hóa của sinh vật để xem xét nghiên cứu thì qui luật biến hóa
về tính đa dạng loài cũng tùy theo thời gian và không gian khác nhau mà có sự
biến hóa không giống nhau, không chỉ bản thân loài vật, mà còn có cả nguồn gốc,
sự phát triển, quá trình thoái hóa và tiêu vong...chính là qui luật diễn hóa của một
chỉnh thể tính đa dạng loài vật và nó cũng có đặc thù riêng.
Xác định các chỉ số tính đa dạng loài sinh vật cũng tùy theo tính chất mà
có thể phân thành 4 loại chỉ số sau:
Chỉ số độ phong phú loài,
Chỉ số tính đa dạng loài,
Chỉ số độ đồng đều
Chỉ số độ phong phú loài chủ yếu là xác định mức độ phong phú về loài
sinh vật được biển hiện về mặt số lượng loài vật trong một phạm vi không gian
nhất định. Thường sử dung có các chỉ số như: Chỉ số Patrick, Chỉ số Margalef và
Chỉ số Menhinick.
Chỉ số tính đa dạng loài sẽ là hàm số của sự kết hợp giữa độ nhiều loài và
độ phong phú loài sinh vật mà thành. Trong đó thường sử dụng Chỉ số ShannonWeinerr, Chỉ số Simpson và chỉ số Pie.
Chỉ số độ đồng đều loài là sự kết hợp giữa độ phong phú và độ đồng đều
mà thành một lượng thông kê đơn nhất. Số loài trong quần xã nghiên cứu và
tổng số cá thể, khi số lượng cá thể bình quân của các loài, quần xã có sẵn tính đa
dạng cao nhất – cực đại. Chỉ số độ đồng đều thường được dùng là: Chỉ số Hurlrrt,
chỉ số pielou E1, chỉ số Sheldon E2, chỏ số Heip E3, chỉ số Hill E4 và chỉ số Hill
E5 (Alatalo), v.v... Trong đó có chỉ số Pielous và chỉ số Âlatalo là ứng dụng có
11
hiệu quả tương đối tốt.
Hiện nay vấn đề ĐDSH và bảo tồn ĐDSH đã trở thành một chiến lược
toàn cầu, có nhiều tổ chức ra đời để giúp đỡ, hướng dẫn và tổ chức đánh giá, bảo
tồn, phát triển đa dạng sinh học trên phạm vi toàn thế giới: Hiệp hội tổ chức
Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), chương trình môi trường liên hợp quốc
(UNEP), Quỹ bảo tồn và bảo vệ thiên nhiên (WWF)…Nhu cầu cơ bản và sự
sống còn của chúng ta phụ thuộc vào tài nguyên của trái đất, nếu nguồn tài
nguyên đó giảm sút thì cuộc sống của nhân loại sẽ bị đe doạ. Để tránh hiểm họa
đó chúng ta phải tôn trọng tài nguyên của trái đất, mọi sự phát triển đều phải
theo hướng phát triển bền vững. Theo hội nghị thưởng đỉnh bàn về vấn đề môi
trường và đa dạng sinh học tổ chức tại Rio de Janerio (Brazil - 1992), 150 nước
đã ký công ước về đa dạng và bảo vệ chúng. Năm 1990 WWF đã xuất bản quấn
sách nói về tầm quan trọng của ĐDSH, IUCN, UNEP và WWF đưa ra chiến
lược bảo tồn thế giới…tất cả các quấn sách đó đều nhằm hướng dẫn và đề ra các
phương pháp bảo tồn ĐDSH, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và nền tảng
trong tương lai (dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn).
Ở vùng nhiệt đới, có lẽ Schimper (1918) là người đầu tiên đưa ra hệ
thống phân loại thảm thực vật rừng nhiệt đới. Trong hệ thống này Schimper
đã phân chia thảm thực vật thành quần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhưỡng và
quần hệ vùng núi. Trong quần hệ khí hậu lại được phân chia thành 4 kiểu:
Rừng thưa, rừng gió mùa, rừng trảng, rừng gai; ngoài ra còn có thêm 2 kiểu là:
Thảo nguyên nhiệt đới và hoang mạc nhiệt đới (theo Thái Văn Trừng).
Rubel, Ilinski, Burt, Aubreville...chỉ căn cứ vào độ tán che trên mặt đất
của tầng ưu thế sinh thái để phân biệt các kiểu quần thể thưa thành: Rừng thưa
và trảng chuông (dẫn theo Thái Văn Trừng 1978).
Theo WWF(1989), đã định nghĩa về ĐDSH: “Đa dạng sinh học là sự
phồn thịnh của sự sống trên Trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi
12
sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng
phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”。
Hiện nay vấn đề đa dạng sinh học và bảo tồn đã trở thành chiến lược toàn
cầu. Đã có rất nhiều các tổ chức ra đời để giúp đỡ, hướng dẫn và tổ chức việc
đánh giá, bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học trên phạm vi toàn thế giới.
Việc nghiên cứu các hệ thực vật và thảm thực vật trên thế giới với nhiều
bộ thực vật chí của các nước đã hoàn thành, những công trình nghiên cứu có giá
trị xuất hiện vào đầu thế kỷ XIX - XX như: Thực vật chí Hồng Kông (1981);
Thực vật chí Australia (1866); Thực vật chí Ấn Độ (1872-1897); Thực vật chí
Miễn Điện (1877); Thực vật chí Malayxia (1892-1925)... Đây là những đóng
góp quan trọng để đánh giá tính đa dạng sinh học của hệ thực vật trên thế giới.
Bên cạnh đó có nhiều công trình khoa học khác nhau ra đời và hàng ngàn
cuộc hội thảo được tổ chức nhằm thảo luận về quan điểm, phương pháp luận và
thông báo các kết quả đã đạt được ở khắp nơi trên toàn thế giới.
1.2. Tình nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Vấn đề nghiên cứu về cấu trúc rừng là một trong những nội dung quan
trọng nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Tại Việt Nam, từ những
năm đầu thế kỷ này vấn đề trên đã được nhiều tác giả Việt Nam và nước
ngoài nghiên cứu.
Trần Ngũ Phương (1970) đã chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của các
thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát
về tình hình rừng miền Bắc Việt Nam từ 1961 đến 1965. Nhân tố cấu trúc đầu
tiên được nghiên cứu là tổ thành và thông qua đó một số quy luật phát triển cả
các hệ sinh thái rừng được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
Khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở nước ta
thái Văn Trừng (1963, 1970, 1987) đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng như: tầng
13
vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng cây bụi (B), và tầng cỏ quyết
(C). Thái Văn Trừng đã bổ sung phương pháp biểu đồ mặt cắt đứng của Davit
– Risa để nghiên cứu cấu trúc rừng Việt Nam.
Đào Công Khanh (1996) đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu
trúc rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất một
số biện pháp lâm sinh phục hồi khai thác và nuôi dưỡng rừng.
Vũ Đình Phương, Đào Công Khanh thử nghiệm phương pháp nghiên
cứu một số quy luật cấu trúc, sinh trưởng phục vụ điều chế rừng lá rộng, hỗn
loại thường xanh ở Kon Hà Nừng – Gia Lai cho rằng đa số loài cây có cấu
trúc đường kính và chiều cao giống với cấu trúc tương ứng của lâm phần,
đồng thời cấu trúc của loài cũng có những biến động.
Về nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu. Với rừng tự nhiên hỗn giao khác tuổi, từ kết quả nghiên cứu của
Đồng Sỹ Hiền (1974) cho thấy, dạng tổng quát của phân bố N/D1.3 là phân bố
giảm, nhưng do quá trình khai thác chọn thô không theo quy tắc nên đường
thực nghiệm thường có dạng hình răng cưa và ông đã chọn hàm Meyer để mô
phỏng cấu trúc đường kính cây rừng. Nguyễn Hải Tuất (1982,1986) sử dụng
phân bố khoảng cách mô tả phân bố thực nghiệm dạng một đỉnh ở ngay sát cỡ
đường kính bắt đầu đo. Bảo Huy (1993) cho rằng phân bố khoảng cách thích
hợp hơn các dạng phân bố khác. Lê Sáu (1996), Trần Cẩm Tú (1999), Trần
Văn Con (1991) lại cho rằng hàm Weibull thích hợp hơn cả.
Cũng với kết quả nghiên cứu của tác giả Đồng Sỹ Hiền (1974) cho thấy,
phân bố số cây theo chiều cao (N/H) ở các lâm phần tự nhiên hay trong từng
loài cây thường có nhiều đỉnh, phản ánh kết cấu phức tạp của rừng chặt chọn.
Bảo Huy (1993), Đào Công Khanh (1996), Lê Sáu (1996), Trần Cẩm Tú
(1999) đã nghiên cứu phân bố N/H để tìm tầng tích tụ tán cây. Các tác giả đã
đi đến nhận xét chung là phân bố N/H có dạng 1 đỉnh, nhiều đỉnh phụ răng
14
cưa và mô tả thích hợp bằng hàm Weibull.
Vũ Đình Phương đã thiếp lập quan hệ Dt/D1.3 cho một số loài cây lá
rộng, như Ràng rang, Lim xanh, Vạn trứng, Chò chỉ ở lâm phần hỗn giao
khác tuổi, qua đó tác giả khẳng định, giữa Dt với D1.3 có mối quan hệ mật
thiết và biểu thị dưới dạng đường thẳng. Nguyễn Ngọc Lung và các cộng sự
(1985) đã xây dựng biểu tỉa thưa tạm thời và biểu thể tích cây đứng tạm thời
cho Keo lá tràm trên cơ sở xác lập mối quan hệ Dt/D1.3 và mối quan hệ giữa
các nhân tố điều tra với thể tích thân cây (dẫn theo Nguyễn Thị Kim Anh,
1998).
Nhìn chung, các tác giả trong nước khi xây dựng mối tương quan này
đều cho thấy phương trình đường thẳng là thích hợp nhất. Trên cơ sở đó, dự
đoán diện tích tán bình quân và xác định mật độ tối ưu cho từng lâm phần.
Về nghiên cứu tương quan Hvn với D1.3 có thể kể đến các tác giả như,
Đồng Sỹ Hiền, Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Bảo Huy,…
Bảo Huy (1993) đã thử nghiệm 4 dạng phương trình tương quan Hvn/D1.3
h = a + b*d1.3
(1.1)
h = a + b*logd1.3
(1.2)
Logh = a + b*logd1.3
(1.3)
Logh = a + b*d1.3
(1.4)
Cho từng loài ưu thế, Bằng lăng, Cẩm xe, Kháo, Chiêu liêu ở rừng rụng
lá và nửa rụng lá Bằng lăng khu vực Tây Nguyên và cho thấy phương trình
(1.3) thích hợp nhất.
Vũ Nhâm (1988) chọn phương trình h = a + blogd làm cơ sở xác lập
đường cong chiều cao cho lâm phần Thông đuôi ngựa khu vực đông bắc khi
phân chia sản phẩm.
Tóm lại có rất nhiều dạng phương trình biểu thị tương quan H/D, việc
lựa chọn phương trình nào phù hợp phụ thuộc vào từng đối tượng nghiên cứu,
15
thời gian nghiên cứu và phụ thuộc vào từng tác giả. Mối tương quan này là cơ
sở để xây dựng các biểu chuyên dung phục vụ cho công tác điều tra và kinh
doanh rừng.
Có thể thấy rằng trong thiên nhiên không có rừng chuẩn và ngày nay
trong quá trình dẫn dắt cũng khó đạt trạng thái chuẩn, nhưng việc chuẩn hóa
rừng theo một mô hình toán học là một sang tạo. Vì từ đó, có thể vạch ra những
định hướng cho quá trình xử lý rừng tích cực nhất, đem lại hiệu quả tối ưu.
1.2.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Rừng nhiệt đới Việt Nam mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt
đới nói chung, nhưng do phần lớn là rừng thứ sinh bị tác động của con người
nên những quy luật tái sinh đã bị xáo trộn nhiều. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu về tái sinh rừng nhưng tổng kết thành qui luật tái sinh cho từng
loại rừng thì còn rất ít. Một số kết quả nghiên cứu về tái sinh rừng thường
được đề cập trong các công trình nghiên cứu về thảm thực vật, trong các báo
cáo khoa học và một phần công bố trên các tạp chí.
Trong thời gian từ năm 1962 đến 1969, Viện Điều tra – Quy hoạch rừng
đã điều tra tình tái sinh tự nhiên theo các “Loại hình thực vật ưu thế” rừng thứ
sinh ở Yên Bái (1965), Hà Tĩnh (1966), Quảng Bình (1969) và đáng chú ý là
kết quả điều tra tái sinh tự nhiên ở vùng sông Hiếu (1962-1964), bằng phương
pháp đo đếm điển hình.
Vũ Đình Huề (1975) đã tổng kết và rút ra nhận xét: tái sinh tự nhiên
rừng miền Bắc Việt Nam mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới.
Dưới tán rừng nguyên sinh, tổ thành loài cây tái sinh tương tự tầng cây gỗ:
“Dưới tán rừng thứ sinh tồn tại nhiều loài cây gỗ mềm kém giá trị và hiện
tượng tái sinh theo đám được thể hiện rõ nét tạo nên sự phân bố số cây không
đồng đều trên mặt đất rừng”. Với những kết quả đó, tác giả đã xây dựng biểu
đánh giá tái sinh áp dụng cho các đối tượng rừng lá rộng miền Bắc nước ta.
16
Nguyễn Vạn Thường (1991) đã tổng kết và đưa ra kết luận về tình hình
tái sinh tự nhiên ở một số khu rừng miền Bắc Việt Nam như sau: Hiện tượng
tái sinh dưới tán rừng của những loài cây gỗ đã tiếp diễn liên tục, không mang
tính chu kỳ. Sự phân bố cây tái sinh rất không đồng đều, số cây mạ chiếm ưu
thế rõ rệt so với số cây ở cấp tuổi khác.
Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1987) khi nghiên cứu về thảm thực vật
rừng Việt Nam, đã kết luận: ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điều
khiển quá trình tái sinh tự nhiên trong thảm thực vật rừng.
Vũ Đình Huề (1975), Ngô Văn Trai (1995), đã nghiên cứu quá trình tái
sinh tự nhiên thảm thực vật rừng thông qua việc nghiên cứu số lượng cây tái
sinh.
Vũ Tiến Hinh (1991) nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh của rừng
tự nhiên ở Hữu Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận xét:
hệ số tổ thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên hệ
chặt chẽ. Đa phần các loài có hệ số tổ thành tầng cây cao càng lớn thì hệ số tổ
thành tầng cây tái sinh cũng vậy.
Hiện tượng tái sinh lỗ trống ở rừng thứ sinh Hương Sơn, Hà Tĩnh đã
được Phạm Đình Tam (1987) đã có nhận xét: số lượng cây tái sinh xuất hiện
quá nhiều dưới những lỗ trống khác nhau, lỗ trống càng lớn cây tái sinh càng
nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán.
Trần Cẩm Tú (1998) nghiên cứu tái sinh tự nhiên sau khai thác chọn ở
Hương Sơn – Hà Tĩnh và đã rút ra kết luận: áp dụng phương thức xúc tiến tái
sinh tự nhiên có thể đảm bảo khôi phục vốn rừng, đảm bảo sử dụng tài
nguyên rừng một cách bền vững.
Trần Ngũ Phương (1970) khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa lá
rộng thường xanh đã có nhận xét: “Rừng tự nhiên dưới tác động của con
người khai thác hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối