Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng nhân trồng cây đảng sâm ( codonopsis javanca (blume) hook f thomson) tại huyện kon plong, tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 62 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả
những số liệu sử dụng trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa có
tác giả nào công bố.
Tác giả

Nguyễn Xuân Nam


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp được hoàn thành theo chương trình
đào tạo cao học khóa 18 tại Trường đại học Lâm nghiệp.
Hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc đến TS. Phạm Thanh Huyền - người đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp
Việt Nam, Xuân Mai – Hà Nội, khoa Sau đại học Trường Đại học Lâm
nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi cũng muốn bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới sự quan tâm, giúp đỡ
nhiệt tình, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo Viện Dược liệu, cùng sự giúp đỡ
của các đồng nghiệp trong cơ quan, đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Văn Tập,
ThS. Lê Thanh Sơn, ThS. Nguyễn Quỳnh Nga, CN. Phan Văn Trưởng, CN.
Hoàng Văn Toán, KTV. Nguyễn Văn Dân, KTV Lê Thành Nam - Khoa Tài
nguyên dược liệu trong quá trình thu thập mẫu, dữ liệu và triển khai nghiên
cứu để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ tình cảm biết ơn đến người thân trong gia đình


đã giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 22 tháng 12 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Xuân Nam


iii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các từ viết tắt................................................................................... vi
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục các hình ......................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 3
1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 3
1.1.1. Về thực vật học, phân bố .................................................................. 3
1.1.2. Về thành phần hóa học ..................................................................... 4
1.1.3. Về tác dụng dược lý .......................................................................... 4
1.1.4. Về bảo tồn, khai thác và phát triển ................................................... 4
1.2. Việt Nam ................................................................................................. 4
1.2.1. Về thực vật học, phân bố .................................................................. 4
1.2.2. Về thành phần hóa học ..................................................................... 5
1.2.3. Về tác dụng dược lý .......................................................................... 6

1.2.4. Về bảo tồn, khai thác và phát triển ................................................... 7
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 10
2.1.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................... 10
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 10
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 10
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 10
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 10
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 11


iv

2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học ........................................................ 11
2.3.2. Nghiên cứu nhân giống Đảng sâm ................................................. 11
2.3.3. Triển khai trồng Đảng sâm ............................................................. 12
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 12
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu.......................................................... 12
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực vật .................................................. 13
2.4.3. Phương pháp nhân giống................................................................ 13
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu nhân trồng ............................................. 14
2.5. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 14
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 15
3.1. Đặc điểm sinh học ................................................................................. 15
3.1.1.Về thực vật ....................................................................................... 15
3.1.1.1. Xác định tên khoa học ……………………………………………...15
3.1.1.2. Đặc điểm hình thái …………………………………………………16
3.1.2. Đặc điểm sinh thái .......................................................................... 17
3.1.2.1. Môi trường cây mọc ………………………………………………..17

3.1.2.2. Tính ưa ẩm và ưa sáng ……………………………………………...18
3.1.2.3. Môi trường đất và khoáng chất ……………………………………..18
3.1.2.4. Đặc điểm khí hậu ở các điểm phân bố ……………………………...19
3.1.3. Sinh trưởng phát triển và tái sinh tự nhiên …………………………..19
3.1.3.1. Sự ra chồi và ra lá …………………………………………………..19
3.1.3.2. Sự ra hoa kết quả …………………………………………………...20
3.1.3.3. Quá trình tái sinh tự nhiên ………………………………………….20
3.2. Kết quả nghiên cứu nhân giống ............................................................ 23
3.2.1. Nhân giống từ hạt ........................................................................... 23
3.2.2. Nhân giống vô tính (hom thân) ...................................................... 27
3.2.3. Nhân giống vô tính (từ đầu củ ) ...................................................... 30


v

3.2.4. Đưa cây con vào bầu ...................................................................... 34
3.2.5. Sự sinh trưởng phát triển của cây Đảng sâm trong giai đoạn vườn ươm.......35
3.3. Kết quả triển khai trồng Đảng sâm ....................................................... 40
3.3.1. Điều tra khảo sát vùng trồng .......................................................... 40
3.3.2. Theo dõi sự sinh trưởng phát triển Đảng sâm ................................ 43
3.3.3. Tổng kết kinh nghiệm và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng Đảng
sâm ............................................................................................................ 44
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Giải nghĩa

Từ viết tắt
CT

Công thức

ĐC

Đối chứng

HNPI

Phòng tiêu bản (Khoa Tài nguyên dược liệu – Viện Dược liệu)

IBA

Indole Acetic Acid

NAA

Naphthyl Acetic Acid


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT


Tên bảng

Trang

3.1

Các điểm điều tra khảo sát thu mẫu Đảng sâm tại Kon Tum

22

3.2

Kết quả phân tích đất ở KonPlong

23

3.3

Kết quả các công thức thí nghiệm gieo hạt Đảng sâm

28

3.4

3.5

3.6

3.7


Ảnh hưởng của các loại chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng phát
sinh chồi, tỷ lệ ra chồi, và tỷ lệ ra rễ của hom thân Đảng sâm
Ảnh hưởng của các loại chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng
phát sinh chồi, tỷ lệ ra chồi, và tỷ lệ ra rễ của đầu củ Đảng sâm
Sự sinh trưởng và phát triển của Đảng sâm sau 3 tháng trong
vườn ươm
Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của Đảng
sâm sau 3 tháng trồng

33

35

40

47


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

3.1


Tiêu bản Đảng sâm

20

3.2

Đảng sâm Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. & Thomson

21

3.3

Cành mang hoa Đảng sâm

25

3.4

Cành mang quả Đảng sâm

26

3.5

Củ Đảng sâm

26

3.6


Cây tái sinh từ đoạn thân

27

3.7

Cây đang mang quả chín

29

3.8

Quả chín sau khi thu hái

30

3.9

Hạt Đảng sâm

30

3.10 Hom Đảng sâm sau khi cắt

32

3.11 Luống giâm hom Đảng sâm

32


3.12 Đầu củ Đảng sâm sau khi cắt

37

3.13 Đầu củ Đảng sâm sau 5 ngày giâm trong vườn ươm

37

3.14 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây con trong vườn ươm sau 3 tháng

41

3.15 Cây con Đảng sâm sau 3 tháng gieo từ hạt

42

3.16 Hom thân Đảng sâm sau 20 ngày giâm

42

3.17 Đầu củ Đảng sâm sau 15 ngày giâm

43

3.18 Cây con Đảng sâm sau 3 tháng gieo từ hạt, đầu củ, hom thân

43

3.19


Địa điểm trồng Đảng sâm ở xã Măng Cành, huyện KonPlong, tỉnh
Kon Tum

3.20 Triển khai trồng Đảng sâm
3.21

Tốc độ tăng trưởng chiều cao của Đảng sâm sau 3 tháng trồng tại
xã Măng Cành, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum

46
46
48


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. &Thomson) là cây
thuốc quí thuộc họ Hoa chuông – Campanulaceae, được dùng trong y học cổ
truyền Trung Quốc và Việt Nam,… Vị thuốc Đảng sâm có tác dụng gần như
Nhân sâm, được dùng trong các trường hợp tỳ vị suy yếu, thiếu máu do mới
ốm dậy; chữa đau dạ dày, ho, viêm thận, nước tiểu có albumin.... Ngoài ra,
ngọn và lá có thể làm rau ăn được [4]. Vị thuốc Đảng sâm đã được đưa vào
Dược điển Việt Nam [19].
Ở Việt Nam, Đảng sâm phân bố tương đối rộng ở nhiều tỉnh miền núi
như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ
An, Quảng Nam (núi Ngọc Linh), Kon Tum (KonPlong), Lâm Đồng (Đà
Lạt)... [4].
Do có giá trị sử dụng và kinh tế cao nên Đảng sâm đã bị khai thác liên
tục trong nhiều năm và trở nên cạn kiệt. Từ nhiều năm nay loài cây này có tên

trong Sách Đỏ Việt Nam (1996 và 2007), Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam
(2006) và là đối tượng cần bảo tồn [1, 2, 3].
Đảng sâm trồng sau 18 – 24 tháng là có thể cho thu hoạch, sản lượng
đạt khoảng 10 tấn khô/ ha, đây được xem như là một cây trồng mới có hiệu
quả trên đất lâm nghiệp và đất sau nương rẫy, mở ra một hướng mới cho công
cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn miền núi
nước ta [4].
Hiện nay, nhu cầu về liệu Đảng sâm là khá lớn, song chủ yếu là nguồn
nhập từ Trung Quốc. Nguồn dược liệu Đảng sâm trong nước chủ yếu từ khai
thác tự nhiên đang dần trở nên cạn kiệt. Giá mua bán củ Đảng sâm dao động
từ 350.000 – 400.000 đồng/kg khô (giá nguyên liệu nhập từ Trung Quốc về có


2

thể thấp hơn). Do vậy, việc nghiên cứu để đưa Đảng sâm (Codonopsis
javanica) vào trồng trọt là thực sự có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Chính vì vậy, để có cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển trồng cây Đảng
sâm ở Việt Nam, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và
khả năng nhân trồng cây Đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f.
&Thomson) tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Về thực vật học, phân bố
Theo hệ thống của Armen Takhtajan, chi Codonopsis nằm trong tông

Codonopsideae, thuộc phân họ Cyanathoideae, họ Campanulaceae, bộ
campanulales, dưới lớp Asteranae, lớp Magnoliophyta, trong nghành
Magnoliopthyta [21].
Chi Codonopsis Wall. ex Roxb., thuộc họ Campanulaceae trên thế giới
gồm có 60 loài, phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới ấm châu Á
như: Trung Quốc, Đài Loan, Mianma, Ấn Độ, Lào, Indonexia, Nhật Bản...
Ở châu Á, chi Codonopsis Wall. ex Roxb., có 42 loài phân bố trong đó,
Trung Quốc có 40 loài, trong số này có 24 loài đặc hữu [30]. Ở Đông Nam Á
và Hymalaya. Chi Codonopsis Wall. ex Roxb., có 3 loài [31].
Đảng sâm, Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. & Thomson, có phân
bố ở một số nước như: Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Indonexia [3].
Năm 2007, Tzu-Chao Lin và cộng sự đã xác định trình tự vùng ITS để
đánh giá mối quan hệ di truyền của 6 loài thuộc chi Đảng sâm ở Trung Quốc,
trong đó có loài C. javanica. Đồng thời các tác giả cũng đã xây dựng được
cây quan hệ di truyền giữa các loài phục vụ công tác phân loại [8]. Hiện nay,
với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngoài các chỉ thị hình thái và hóa
học người ta còn sử dụng chỉ thị ADN để phục vụ công tác phân loại.
Đảng sâm là loại dược liệu có tiềm năng nên một số loài thuộc chi
Codonopsis đã được trồng trên qui mô lớn ở Trung Quốc.


4

1.1.2. Về thành phần hóa học
Trong rễ củ đảng sâm có các thành phần chính là đường, chất béo và
saponin [8]. Tuy nhiên do Đảng sâm là cây thuốc sử dụng trong Y học cổ
truyền Phương Đông nên loài này còn ít được nghiên cứu về thành phần hóa
học.
1.1.3. Về tác dụng dược lý
Rễ Đảng sâm (C. javanica) được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều

trị chứng suy nhược thần kinh và lao phổi từ hàng trăm năm nay [8].
Dịch chiết nước từ rễ của Codonopsis javanica có tác dụng chống lại
nhộng của Muỗi vằn - Aedes albopictus sau 48 giờ với tỷ lệ chết là 75% cả ở
nồng độ 12,79% và 6,39 % [8].
1.1.4. Về bảo tồn, khai thác và phát triển
Dược liệu Đảng sâm được dùng hiện nay chủ yếu là cây trồng ở Trung
Quốc tổng sản lượng 800 – 1200 tấn khô/năm, bao gồm 2 loài là Codonopsis
tangshen và Codonopsis pilosula [4,6].
1.2. Việt Nam
1.2.1. Về thực vật học, phân bố
Ở Việt Nam, chi Codonopsis Wall. ex Roxb., có 3 – 4 loài, trong đó có
một loài nhập nội các cây còn lại là mọc tự nhiên: Codonopsis javanica;
Codonopsis celebia; Codonopsis lancifolia và loài nhập nội Codonopsis
pilosula [2,4].
Theo Phạm Hoàng Hộ, chi Codonopsis Wall. ex Roxb., có 2 loài, phân bố

chủ yếu ở SaPa (Lào Cai), Ba Vì (Hà Nội), Kon Tum, và Bạch Mã (Huế), [14].
Loài Codonopsis javanica (Blume) Hook.f.&Thomson – Đảng sâm,
phân bố tương đối rộng rãi ở nhiều tỉnh miền núi, nhưng tập trung nhiều ở các
tỉnh như: Lai Châu (Sìn Hồ, Phong Thổ, Mường Tè, Than Uyên); Lào Cai
(SaPa, Bát Xát, Mường Khương, Văn Bàn); Hà Giang (Đồng Văn, Mèo Vạc,


5

Quản Bạ, Yên Minh…); Yên Bái (Mù Cang Chải, Văn Chấn); Sơn La ; Cao Bằng,
Lạng Sơn; Hòa Bình; Hải Dương (Chí Linh); Nghệ An (Kì Sơn)… ở các tỉnh phía
nam trở lên hiếm dần, chỉ thấy đảng sâm tập chung xung quanh núi Ngọc Linh
(Quảng Nam, Kon Tum), vùng Đà Lạt và cao nguyên LangBian (Lâm Đồng), vùng
núi cao thuộc huyện Tây Giang (Quảng Nam); Hướng Hóa (Quảng Trị) [1, 2 ,4, 13].


Năm 2002, Hoàng Minh Chung và cộng sự đã thu thập một số mẫu
Đảng sâm tại Sa Pa – Lào Cai, xác định tên khoa học là Codonopsis javanica
(Blume) Hook. f. & Thomson
Đảng sâm Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. &Thomson, là dây leo
nhỏ, sống nhiều năm, leo bằng thân quấn. Có rễ (củ) hình trụ, màu ngà vàng,
có thể phân nhánh, thân leo có thể dài đến 1m, màu xanh hay phớt tím hồng,
có lông nhỏ ở ngọn non sau nhẵn. Lá mọc đối, ít khi mọc so le, có cuống ;
phiến lá hình tim, dài 3-8cm, rộng 2-4cm, gốc lá chia 2 thùy tròn, đầu hơi
nhọn, mép hơi lượn sóng hoặc có răng cưa tù.
Hoa mọc riêng ở kẽ lá, có cuống dài 2-3cm: 5 lá đài thuôn hẹp màu
xanh hoặc hơi phớt tía; tràng hình chuông, màu trắng, có các gân màu tía, đầu
xẻ thành 5 thùy, họng màu tím đen; 5 chỉ nhị. Bầu có 5 ô; núm nhụy ngắn, tồn
tại ở quả.
Mùa hoa, quả từ tháng 9 – 12. Quả nang gần hình cầu, khi chín màu tím
đen, hạt nhiều, màu vàng nâu.Toàn thân có nhựa mủ trắng, tái sinh tự nhiên từ
hạt. [19].
1.2.2. Về thành phần hóa học
Trong rễ Đảng sâm có đường, saponin, acid amin và chất béo. Ngoài ra,
bước đầu xác định có Ca, Mg, Fe, Zn, Mn, Cu trong Đảng sâm sống và chế
của Việt Nam [8, 9, 19]. Đã xác định chỉ số bọt, chỉ số phá huyết, hàm lượng
saponin và sự khác nhau giữa sắc ký đồ của Đảng sâm sống và Đảng sâm chế.
Chỉ số bọt của mẫu sống là 8 và mẫu chế là 5,7. Chỉ số phá huyết của mẫu


6

sống là 5,7 còn mẫu chế là 4,4. Hàm lượng saponin của mẫu sống là 3,12 ±
0,08% và mẫu chế là 1,49 ± 0,03% [4, 10, 11].
Đảng sâm đã được mô tả trong Dược điển Việt Nam 2 tập 3. Theo

Hoàng Minh Chung (2002), và các cộng sự đã bước đầu khảo sát nghiên cứu
chế biến Đảng sâm theo một số cách: sao vàng, tẩm rượu, đồ, chưng. Kết quả
cho thấy, hàm lượng saponin trong mẫu chế thấp hơn trong mẫu sống. Rễ
Đảng sâm có 17 acid amin (tuy hàm lượng không cao) nhưng có đầy đủ acid
amin cần thiết cho cơ thể [7].
1.2.3. Về tác dụng dược lý
Rễ Đảng sâm có tác dụng gây phát triển nội mạc tử cung trên động vật
thí nghiệm, gây tăng trương lực cổ tử cung, tiết sữa ở động vật mẹ cho con bú
và đồng thời có tác dụng chống viêm.
Đảng sâm có tác dụng làm giảm hội chứng suy giảm miễn dịch ở chuột
với một mức độ nhất định. Ngoài ra, Đảng sâm còn có tác dụng bổ toàn thân
và kích thích miễn dịch [4].
Bên cạnh đó, trong tài liệu của Đỗ Tất Lợi cũng đưa ra một số các kết
quả nghiên cứu về tác dược lý của Đảng sâm. Các thí nghiệm trên thỏ và chó
cho thấy Đảng sâm có ảnh hưởng đối với một số yếu tố, cụ thể như sau:
- Ảnh hưởng đối với huyết đường
Tiêm Đảng sâm vào con thỏ bình thường thấy lượng đường huyết tăng
lên. Các ông cho rằng sở dĩ Đảng sâm làm tăng lượng huyết đường là do
thành phần hydrat cacbon trong Đảng sâm, vì khi tiêm hay cho uống thuốc
Đảng sâm đã cho lên men để loại đường thì đều không làm cho lượng huyết
đường tăng lên. Tiêm thuốc Đảng sâm chưa lên men và đã lên men đều không
thấy ức chế được hiện tượng huyết đường tăng do tiêm dưới da dung dịch
10%, diuretin (4ml/1kg thể trọng).


7

- Ảnh hưởng đối với huyết cầu
Tiêm dưới da dung dịch Đảng sâm 20% (4ml/1kg thể trọng) hoặc cho
uống (mỗi ngày 20g) đều thấy hồng cầu tăng lên, bạch cầu giảm xuống. Các

tác giả đều cho rằng trong Đảng sâm có một hoặc hai chất có ảnh hưởng tới
huyết cầu.
- Ảnh hưởng đối với huyết áp
Tiêm mạch máu dung dịch Đảng sâm 20% (chiết xuất bằng nước và
bằng rượu) cho thỏ và chó đánh mê, đều thấy hạ huyết áp. Các tác giả có tiêm
dung dịch 4,8% glucoza để đối chứng thì không thấy hạ huyết áp, do đó cho
rằng hiện tượng gây hạ huyết áp không liên quan đến thành phần đường trong
Đảng sâm. Các tác giả cho rằng hiện tượng hạ huyết áp là do giãn mạch ngoại
vi, Đảng sâm còn có tác dụng ức chế hiện tượng cao huyết áp do adrenalin
gây ra, nếu lượng adrenalin tiêm thấp, hiện tượng ức chế càng mạnh.
1.2.4. Về bảo tồn, khai thác và phát triển
Theo các tài liệu đã công bố, nhiều năm nay Đảng sâm bị khai thác bừa
bãi nên nguồn Đảng sâm tự nhiên cạn kiệt. Việc khai thác chủ yếu do người
dân địa phương vào rừng thu thập (vào khoảng tháng 2 – 4 hàng năm). Sau đó
Đảng sâm được bán ngay tại các chợ địa phương hoặc người thu mua.
Theo kết quả điều tra khảo sát thực tế ở tỉnh Sơn La, tại Trung tâm
nghiên cứu phát triển sản xuất kinh doanh dược liệu ở huyện Thuận Châu
hàng năm thu mua được khoảng 6 tấn khô (khoảng 30 tấn tươi).
Do khai thác quá mức nên từ nhiều năm nay Đảng sâm là cây thuốc có
nguy cơ bị tuyệt chủng, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (1996 và 2007) [2],
và Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (1996, 2001 và 2006) [3]. Đồng thời cũng
có tên trong Nghị định số 32/2006/NĐ – CP của Chính phủ (30/3/2006) nhằm
tăng cường quản lý bảo vệ.


8

Đảng sâm được xếp Mức phân hạng: mức sắp bị nguy cấp – VU (Sách
Đỏ Việt Nam 1996 và 2007); mức nguy cấp – EN (Danh lục Đỏ cây thuốc
Việt Nam (2006).

Đảng sâm ưa khí hậu mát lạnh quanh năm, cây có thể nhân giống bằng
đầu rễ và gieo hạt. Hạt thu vào tháng 12-2 năm sau, hạt đem gieo phải còn
tươi, để khô nảy mầm kém hoặc không nảy mầm [4].
Đảng sâm thường bị sâu xám hại cây con, rệp, sâu xanh hại lá. Bệnh
hại chủ yếu là lở cổ rễ, thối củ, khô thân lá [4].
Khi còn nhỏ, Đảng sâm ưa bóng, khi lớn lại cần ánh sáng. Trạm nghiên
cứu Dược liệu Sơn La trước đây có sáng kiến trồng xen Đảng sâm với Ngô rất
có hiệu quả. Hạt Đảng sâm được gieo cùng thời gian với Ngô trong cùng một
hốc hoặc khi Ngô đã cao được 20-30cm. Lúc đầu được Ngô che bóng nên
sinh trưởng rất nhanh, sau đó leo lên thân Ngô để hấp thụ ánh sáng. Khi thu
hoạch bắp Ngô thân cây vẫn được giữ lại. Lúc này thì Đảng sâm đã đủ điều
kiện để sinh trưởng, phát triển tự lực. Những dây bò lan xuống đất có thể ra
củ mới ở đốt [4].
Đảng sâm trồng sau 18 – 24 tháng có thể thu hoạch [4]. Vào mùa đông
khi cây tàn lụi, rễ củ được đào về rửa sạch, phơi hay sấy nhẹ đến khô.
Theo thống kê của Tổng Công ty Dược Việt Nam, năm 1997 nước ta
nhập khẩu từ 250-300 tấn Đảng sâm (chủ yếu là từ 2 loài Codonopsis
javanica và C. pilolusa), trong khi số lượng xuất khẩu (chủ yếu là loài
Codonopsis javanica) chỉ đạt khoảng 10 tấn/năm. Trên thực tế, ngay từ những
năm 1975, nhận thấy sự cần thiết của việc phát triển nguồn dược liệu Đảng
sâm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, một số tỉnh đã đầu tư phát
triển trồng Đảng sâm làm hàng hóa như Sơn La, Yên Bái, Lâm Đồng, Kon
Tum, …Tuy vậy, về cơ bản việc nhân trồng mới chủ yếu dừng ở những
nghiên cứu bước đầu và gần như chưa đưa ra sản xuất lớn được [4].


9

Trong khuôn khổ Dự án “Bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc”, Viện
Dược liệu đã thu thập và đưa cây Đảng sâm về ở Trạm nghiên cứu trồng cây

thuốc Sa Pa để bước đầu đánh giá về đặc điểm sinh học và khả năng nhân
giống. Kết quả bước đầu cho thấy việc nhân giống và trồng Đảng sâm là hoàn
toàn có triển vọng.
Ở Việt Nam, nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy cây Đảng sâm là cây
bản địa có nhiều tác dụng, vốn đã rất quen thuộc với người dân miền núi. Tuy
nhiên những nghiên cứu về cây Đảng sâm còn khá ít, mới chỉ tập trung vào phân
loại, mô tả hình thái, hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ
thống về đặc điểm sinh lý, sinh thái, nhân giống và kỹ thuật gây trồng.


10

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần bảo tồn và phát triển loài Đảng sâm tại xã Măng Cành, huyện
KonPlong. tỉnh Kon Tum
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được các đặc điểm sinh học và khả năng nhân trồng của cây
Đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. &Thomson)
- Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống Đảng sâm phục vụ
công tác bảo tồn và phát triển.
- Tổng kết kinh nghiệm gây trồng Đảng sâm.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Cây Đảng sâm Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. &Thomson
Thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae).
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

Thuộc đề tài này chỉ giới hạn nội dung chủ yếu trong lĩnh vực sinh học
và lâm học. Nghĩa là tìm hiểu sơ bộ về đặc điểm sinh học: đặc điểm hình thái,
đặc điểm sinh thái, sinh trưởng phát triển và khả năng nhân giống của cây
Đảng sâm.
Đề tài triển khai các nghiên cứu thực nghiệm tại xã Măng Cành thuộc
huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum.


11

2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học
2.3.1.1. Nghiên cứu về thực vật
- Tập hợp hệ thống tiêu bản, mẫu vật đang lưu giữ tại phòng tiêu bản ở
Việt Nam
- Thu thập mẫu
- Xác định tên khoa học và mô tả đặc điểm hình thái của cây Đảng sâm
2.3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái
- Đặc điểm sinh thái cơ bản của cây Đảng sâm: như tính ưa sáng, ưa
ẩm, môi trường nơi mọc và đặc điểm khí hậu ở các điểm phân bố chủ yếu của
đối tượng nghiên cứu.
2.3.1.3. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển
- Quá trình sinh trưởng phát triển: sự ra chồi, lá, hoa, quả, mùa tàn lụi
2.3.2. Nghiên cứu nhân giống Đảng sâm
2.3.1.1. Nhân giống vô tính
- Triển khai các thí nghiệm nhân giống bằng hom thân, đầu củ và có sử
dụng chất điều hòa sinh trưởng với các nồng độ khác nhau
- Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng: xác định thời gian ra chồi,
tỷ lệ sống, xác định chất điều hòa sinh trưởng cho tỷ lệ nhân giống cao (thời
gian và liều dùng).

- Lựa chọn được hom thân, đầu củ và chất điều hòa sinh trưởng để nhân
giống đạt hiệu quả cao.
2.3.1.2. Nhân giống hữu tính
-Tiến hành thu thập hạt giống, xử lý và triển khai thí nghiệm gieo hạt.
- Số lượng hạt gieo: 1000 hạt
- Xác định trọng lượng 1000 hạt, mô tả hạt.


12

- Triển khai thí nghiệm nhân giống hữu tính bằng hạt trên giá thể là cát
hoặc đất
- Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con: thời gian nảy
mầm, tỷ lệ sống, ..
2.3.3. Triển khai trồng Đảng sâm
2.3.2.1. Khảo sát lựa chọn vùng trồng
- Điều tra khảo sát lựa chọn vùng trồng thích hợp với điều kiện sinh
thái của Đảng sâm: độ cao, khí hậu, chọn đất, làm đất,...
- Diện tích trồng: 1ha.
- Mật độ trồng: 125.000c/ ha. (cự ly: 40 x 20cm)
- Thời vụ trồng: tháng 6-7
- Cây giống: từ hạt hoặc từ đầu củ hoặc từ hom thân
2.3.2.2. Theo dõi sự sinh trưởng phát triển
- Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển: chiều cao của cây, thời
gian ra hoa, quả, tàn lụi,..
- Bước đầu đề xuất kỹ thuật trồng Đảng sâm tại xã Măng Cành, huyện
Kon Plong, tỉnh Kon Tum.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
- Kế thừa có chọn lọc một số kết quả nghiên cứu đã công bố về thực vật

học, nhất là các đặc điểm sinh thái, về phân bố và khả năng tái sinh tự nhiên,
đã có từ đề tài cấp Nhà nước: “Khai thác và phát triển nguồn gen Hà thủ ô đỏ
và Đảng sâm Việt Nam để làm nguyên liệu sản xuất thuốc”:
- Kế thừa các tài liệu đã đề cập về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của khu vực nghiên cứu: xã Măng Cành huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum.


13

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực vật
2.4.2.1. Phương pháp nghiên cứu về phân loại thực vật.
- Xác định tên khoa học bằng phương pháp so sánh hình thái, sử dụng
khóa phân loại chi Codonopsis trong các bộ thực vật chí hiện có.
2.4.2.2. Phương pháp điều tra
- Thực hiện theo “Qui trình điều tra dược liệu” của Bộ Y tế năm 1973
đã chỉnh sửa và bổ sung [14]; Phương pháp điều tra và nghiên cứu bảo tồn
cây thuốc của Nguyễn Tập (2006) [11].
- Phương pháp nghiên cứu sinh thái, trong Sinh thái học thực vật của
Dương Hữu Thời (1963). Bao gồm cách điều tra quan sát ghi chép các đặc
điểm cũng như về một số nhân tố sinh thái của cây như sự thích nghi với ánh
sáng, độ ẩm,.. về môi trường có Đảng sâm mọc tự nhiên.
2.4.3. Phương pháp nhân giống
2.4.3.1. Phương pháp nghiên cứu nhân giống Đảng sâm
- Thực hiện theo phương pháp gieo ươm hạt giống và nhân giống vô
tính thông thường và kỹ thuật trồng cây thuốc của Viện Dược liệu [17].
- Các phương pháp nhân giống được thực hiện bằng phương pháp nhân
giống vô tính (bằng hom thân và đầu củ) và hữu tính (bằng hạt).
* Nhân giống vô tính:
- Sử dụng hom (non, bánh tẻ, già) và đầu củ để nghiên cứu nhân giống.
- Đối với hom thân: cắt hom có độ dài 15-20cm, có hai mắt trở lên; đầu

củ cắt có độ dài 2-3cm.
- Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng dạng bột (IBA và NAA) với các
nồng độ khác nhau (0,5%; 1,0%; 1,5%)
- Giá thể giâm hom bằng cát
- Cắm 30 hom/ thí nghiệm, lặp lại 03 lần.
* Nhân giống hữu tính:


14

- Thu hạt giống và gieo
- Gieo hạt trên cát, hoặc trên đất
- Hạt có xử lý trước khi gieo; Hạt không xử lý, gieo trực tiếp
- Mỗi thí nghiệm gieo 1000 hạt, lặp lại 03 lần.
2.4.3.2. Phương pháp phân tích đất
- Xác định pHkcl, mùn, độ ẩm, hàm lượng nitơ tổng số, hàm lượng
phốt pho tổng số, hàm lượng kali tổng số hàm lượng kali dễ tiêu, phốt pho dễ
tiêu theo phương pháp của Viện Nông hóa Thổ nhưỡng (2012).
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật trồng
- Về cơ bản dựa theo phương pháp nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Đảng
sâm (Codonopsis pilolusa) của Trung Quốc trong “Kỹ thuật nuôi trồng và chế
biến dược liệu” của Trung Quốc (đã dịch sang Tiếng Việt năm 1979).
- Việc bố trí thí nghiệm theo phương pháp thí nghiệm đồng ruộng của
Nguyễn Chí Thành (1976).
2.5. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel ứng dụng
IRRISTAT 4.0 trong Windows (2003).


15


Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm sinh học
3.1.1. Về thực vật
3.1.1.1. Xác định tên khoa học
Trong quá trình khảo sát điều tra thực địa, đã thu thập được 04 mẫu tiêu
bản và mẫu vật tại xã Măng Cành, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum. Sau khi
tiến hành phân tích nghiên cứu đặc điểm hình thái các bộ phận: Thân, lá, hoa,
quả, hạt, rễ. Tiến hành đối chiếu với khóa phân loại thuộc chi Codonopsis
Wall. và Campanumoea Blume. [7], [8], [9], [10], [11], [12], khóa phân loại
của Nguyễn Văn Thuận, 1969 [12]; Phạm Hoàng Hộ, 2000 [99]. Đồng thời
đối chiếu với những tiêu bản có tên khoa học Codonopsis javanica (Blume)
Hook.f. &Thomson, đang lưu giữ tại phòng Tiêu bản – Viện Dược liệu gồm
các mẫu có số hiệu tiêu bản: Hà Giang, Đồng Văn, Phó Bảng, 1.8.1999, leg.
Tập, Trại, Huyền, Sơn, N05015 (HNPI); Hà Giang, Quản Bạ, 20.11.1969, leg.
Trại, N01543 (A,B) (HNPI); Lai Châu, Sìn Hồ, Xô Lin, 3.6.2004, leg. Tập,
Huyền, Trại, Phương, N08695 (HNPI); Lào Cai, Sa Pa, 15.11.2006, leg. Tập,
Sơn, Long, N08693 (HNPI); Kon Tum, Đak Tô, Măng Ri, 26.10.2003, leg.
Tập, Long, Tòng, N06411 (A,B,C,D) (HNPI); …
Từ những kết quả nghiên cứu thu được, khẳng định tiêu bản và mẫu vật
Đảng sâm thu thập được ở huyện Kon Plong gồm các mẫu: Kon Tum, Kon
Plong, Măng Cành, 27.7.2012, leg. Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Văn Dân, Lê
Thành Nam, N09707 (HNPI); Kon Tum, Kon Plong, Măng Cành, 30.7.2012,
leg. Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Văn Dân, Lê Thành Nam N09748 (HNPI);
Kon Tum, Kon Plong, Măng Cành, 30.8.2012, leg. Nguyễn Xuân Nam,
Nguyễn Văn Dân, N09749 (HNPI); Kon Tum, Kon Plong, Măng Cành,
20.9.2012, leg. Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Văn Dân, Lê Thành Nam, Hoàng



16

Văn Toán, N09750 (HNPI): chắc chắn là Codonopsis javanica (Blume) Hook.
f. &Thomson (Syn. Campanumoea javanica Blume.) họ Hoa Chuông
(Campanulaceae) (Hình 3.1). Tiêu bản và mẫu vật được lưu giữ tại phòng tiêu
bản thuộc Khoa Tài nguyên dược liệu – Viện Dược liệu.

Hình 3.1. Tiêu bản Đảng sâm
3.1.1.2. Đặc điểm hình thái
Đảng sâm là cây thân thảo, thân leo nhỏ, sống nhiều năm, leo bằng thân
quấn (Hình 3.2). Có rễ (củ) hình trụ dài, đường kính có thể đạt 1,5 – 2cm,
phân nhánh, đầu rễ phình to, có nhiều vết sẹo lồi của thân cũ, màu ngà vàng,
thân leo có thể dài đến 2m, màu xanh hay phớt tím hồng, có lông nhỏ ở ngọn
non sau nhẵn. Lá đơn mọc đối, ít khi mọc so le, gốc hình tim, đầu nhọn, có
cuống; phiến lá hình tim dài 3 – 8cm, rộng 2 - 4cm, gốc lá chia 2 thùy tròn,
đầu hơi nhọn, mép hơi lượn sóng hoặc có răng cưa tù mặt trên xanh mặt dưới
hơi xám bạc, có lông nhỏ lúc non.
Hoa mọc riêng lẻ ở lá, có cuống dài 2-6cm; đài có 5 phiến hẹp; tràng
hình chuông màu trắng có vân màu tía, đầu xẻ thành 5 thùy; nhị 5, chỉ thị hơi
dẹt, bao phấn đính gốc. Bầu có 5 ô; núm nhụy ngắn, tồn tại ở quả.


17

Quả mọng, hình cầu, đường kính 1-2cm, có 5 cạnh mờ, đầu bẹt, phía
trên có một núm nhỏ hình nón, khi chín có màu tím đen; hạt nhỏ nhiều màu
vàng nhạt, bóng. Toàn cây có nhựa mủ trắng.
Rễ hình trụ, mọc thẳng trong đất, phía dưới thường phân nhánh, kích
thước thay đổi theo tuổi cây và nơi mọc. Rễ nạc, màu trắng ngà, giữa có lõi
gỗ, có nhựa mủ màu trắng như sữa, khi khô rễ bẻ, màu vàng nâu nhạt, mùi

thơm, vị hơi ngọt.

Hình 3.2. Đảng sâm – Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. &Thomson
3.1.2. Đặc điểm sinh thái
3.1.2.1. Môi trường cây mọc.
Tổng hợp các tài liệu đã công bố và thông qua điều tra khảo sát ở một
số địa điểm (Bảng 3.1) cho thấy, Đảng sâm mọc tự nhiên ở độ cao từ 700 –
1200m. Trong đó điểm phân bố tập trung vốn có là huyện Kon Plong. Cụ thể
là ở các xã Măng Cành, Măng Đen, Măng Bút, ĐakTăng đều ở độ cao hơn
1000m nên môi trường rừng luôn ẩm, khí hậu mát mẻ, lượng mưa ở những
vùng này khá cao (trên 2000mm/ năm) – là điều kiện tốt cho Đảng sâm sinh
trưởng, phát triển và tồn tại.


×