Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Đề cương môn luật dân sự 3TC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.33 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

LUẬT DÂN SỰ

HÀ NỘI – 2017

1


BẢNG TỪ VIẾT TẮT
BLDS
CAND
CTQG
ĐHQG
GDDS
GV
GVC
KTĐG
MT
LVN
Nxb
TC


Bộ luật dân sự
Công an nhân dân
Chính trị quốc gia


Đại học quốc gia
Giao dịch dân sự
Giảng viên
Giảng viên chính
Kiểm tra đánh giá
Mục tiêu
Làm việc nhóm
Nhà xuất bản
Tín chỉ
Vấn đề

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ

Hệ đào tạo:
Tên môn học:
Số tín chỉ:
Loại môn học:

Chính quy - Cử nhân Luật liên thông đại học
Luật dân sự
3
Bắt buộc

1. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN
1.1. Giảng viên Bộ môn Luật dân sự


1. TS. Vũ Thị Hồng Yến – GV, Phụ trách Bộ môn –GV
Điện thoại: 0973586499
Email:
2. TS. Vương Thanh Thúy – GV, Phó trưởng Bộ môn- GV
Điện thoại: 0932373366
Email:
3. PGS.TS. Phùng Trung Tập – GVCC
Điện thoại: 0912345620
Email:
4. PGS.TS. Trần Thị Huệ - GVCC
Điện thoại: 0913308546
E-mail:
4. TS. Nguyễn Minh Tuấn - GVC
Điện thoại: 01675996964
E-mail:
5. TS. Phạm Văn Tuyết – GVCC
Điện thoại: 0942115665
E-mail:
7. ThS. Nguyễn Minh Oanh - GV
Điện thoại: 0942216776
E-mail:
8. TS. Kiều Thị Thuỳ Linh - GV
Điện thoại: 0975124618
E-mail:
9. TS. Nguyễn Văn Hợi - GV
Điện thoại: 0984215883
E-mail:
10. ThS.NCS. Chu Thị Lam Giang - GV
Điện thoại: 0983850602

E-mail:
11. ThS.NCS. Hoàng Thị Loan - GV
Điện thoại: 0978468899
E-mail:
12. ThS.NCS. Lê Thị Giang - GV
Điện thoại: 0932826555
3


Email:
13 ThS. Nguyễn Thị Long - GV
Điện thoại: 0981552111
Email:
14. ThS. Lê Thị Hải Yến - GV
Điện thoại: 01224272473
Email:
15. ThS. Trần Ngọc Hiệp - GV
Điện thoại: 01693999907
Email:
16. ThS.NCS. Nguyễn Hoàng Long
Điện thoại: 0904709303
Email:
1.2. GIẢNG VIÊN NGOÀI BỘ MÔN
1. PGS.TS. Bùi Đăng Hiếu, GVCC, Giám đốc Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo, Trường
Đại học Luật Hà Nội
Điện thoại: 0913540934
E-mail:
2. TS. Lê Đình Nghị, GV, Trưởng phòng Đào tạo, trường Đại học Luật Hà Nội.
Điện thoại: 0908163888
Email:

3. ThS.NCS. Hoàng Ngọc Hưng - GV, Phòng Hành chính - Tổng hợp
Email:
Lưu ý: Sinh viên có thể xin GV tư vấn thông qua e-mail
Văn phòng Bộ môn luật dân sự
Phòng 305, nhà A, Trường Đại học Luật Hà Nội
Số 87, đường Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04.37736637
Giờ làm việc: Sáng 8h00 - 11h00, chiều 13h30’ - 17h00 hàng ngày (trừ thứ bảy, chủ nhật và
ngày nghỉ lễ).
2. TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC
- Luật dân sự là bộ phận quan trọng của hệ thống pháp luật Việt Nam. Luật dân sự quy định địa
vị pháp lí, chuẩn mực pháp lí cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền
và nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).
- Môn học luật dân sự là môn học bắt buộc tại tất cả các cơ sở đào tạo luật trên thế giới cũng như
ở Việt Nam.
- Luật dân sự giới thiệu cho sinh viên các vấn đề chung của luật dân sự gồm hệ thống các khái
niệm về đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật dân sự, về đặc điểm, nguyên tắc của
quan hệ pháp luật dân sự; về chủ thể, khách thể, về các căn cứ phát sinh, về nội dung của các
quan hệ tài sản và nhân thân; về thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật dân sự cụ thể thuộc
đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. Nghiên cứu các chế định tài sản, giao dịch dân sự, thời
hạn, thời hiệu, đại diện; chế định quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, chế định thừa
4


kế. Tìm hiểu các quy định về nghĩa vụ, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, hợp đồng và
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
3. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA MÔN HỌC
Luật Dân sự có 3 tín chỉ, bao gồm 14 vấn đề sau:
STT


1

Vấn đề
Vấn đề 1: Khái niệm
chung luật dân sự
Việt Nam

2

Vấn đề 2: Cá nhân và
pháp nhân

3

Vấn đề 3: Giao dịch
dân sự; đại diện, thời
hạn và thời hiện

4

Vấn đề 4: Tài sản và
quyền sở hữu

5

Vấn đề 5: Quyền khác
đối với tài sản

6


Vấn đề 6: Những quy
định chung về thừa kế

Nội dung giảng/ Nội dung tự nghiên cứu (TNC)
* Giảng: Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự; Phương
pháp điều chỉnh của Luật Dân sự; Nguồn của Luật Dân sự; Áp
dụng luật, áp dụng tập quán, áp dụng tương tự luật dân sự,
áp dụng án lệ và lẽ công bằng; Nguyên tắc của Luật dân sự.
* TNC: Khái quát sự phát triển của Luật Dân sự Việt Nam.
* Giảng:
- Cá nhân: Năng lực chủ thể của cá nhân; Giám hộ.
- Pháp nhân: Khái niệm pháp nhân; phân loại pháp nhân;
Điều kiện của pháp nhân; Hoạt động và trách nhiệm của
pháp nhân.
* TNC: Nơi cư trú của cá nhân; Các yếu tố lý lịch của pháp
nhân; Thành lập và chấm dứt hoạt động pháp nhân.
* Giảng: Giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn và thời hiện
* TNC:
- Phân biệt giữa đại diện theo pháp luật với đại diện theo ủy
quyền.
- Phân biệt giữa thời hạn với thời hiệu.
* Giảng:
- Tài sản: Khái niệm tài sản; Phân loại tài sản; Phân loại vật
- Nội dung quyền sở hữu;
- Hình thức sở hữu chung;
- Bảo vệ quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản.
* TNC: Chế độ pháp lý đối với tài sản/ Nguyên tắc xác lập,
thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản/ Sở hữu
Nhà nước và sở hữu riêng/ Căn cứ xác lập, chấm dứt quyền

sở hữu.
* Giảng: Khái niệm quyền khác đối với tài sản; Phân tích các
vấn đề pháp lý về quyền đối với bất động sản liền kề; Phân
tích các vấn đề pháp lý về quyền hưởng dụng; Phân tích các
vấn đề pháp lý về quyền bề mặt.
* TNC:
- So sánh giữa quyền hưởng dụng với quyền sử dụng tài sản.
- So sánh quyền bề mặt với quyền sử dụng đối với quyền sử
dụng đất.
- So sánh quyền năng của các chủ thể (chủ sở hữu, người
không phải chủ sở hữu) đối với một tài sản nhất định.
* Giảng: Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế; Nguyên tắc
thừa kế; Một số quy định chung về thừa kế: Người để lại di
sản thừa kế; Người thừa kế; Thời điểm mở thừa kế; Địa điểm
mở thừa kế; Di sản thừa kế; Người quản lý di sản thừa; Việc
thừa kế của những người có quyền thừa kế của nhau mà
chết cùng thời điểm; Người không được hưởng di sản thừa
kế;
5


7

8

9

10

Vấn đề 7: Thừa kế

theo di chúc và thừa
kế theo pháp luật,
thanh toán và phân
chia di sản thừa kế

* TNC:
- Phân biệt người có quyền hưởng di sản với người thừa kế.
- Xử lý hoa lợi, lợi tức sinh ra từ di sản thừa kế.
- Xử lý di sản thừa kế khi xuất hiện người thừa kế mới, người
không có quyền hưởng di sản.
* Giảng:
- Thừa kế theo di chúc: Khái niệm di chúc và thừa kế theo di
chúc; Điều kiện của di chúc hợp pháp; Thời điểm phát sinh
hiệu lực của di chúc; Người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc.
- Thừa kế theo pháp luật: Khái niệm thừa kế theo pháp luật;
Diện và hàng thừa kế; Thừa kế thế vị.
* TNC:
- Thừa kế theo di chúc: Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di
chúc; Di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng
- Thừa kế theo pháp luật: Các trường hợp thừa kế theo pháp
luật
- Thanh toán và phân chia di sản thừa kế.

Vấn đề 8: Khái niệm * Giảng:
chung về nghĩa vụ và - Khái niệm về nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự.
trách nhiệm dân sự
- Đặc điểm, phân loại nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự.
- Đối tượng của nghĩa vụ dân sự
*TNC:

- So sánh giữa nghĩa vụ dân sự với các nghĩa vụ đạo đức, tập
quán.
- So sánh giữa chuyển giao nghĩa vụ và chuyển giao quyền
yêu cầu.
- So sánh trách nhiệm dân sự với các loại trách nhiệm pháp lý
khác như trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính...
Vấn đề 9: Quy định * Giảng:
chung về bảo đảm - Khái niệm về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và đặc
thực hiện nghĩa vụ và điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
các biện pháp bảo - Nghĩa vụ được bảo đảm và đối tượng của các biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa đảm thực hiện nghĩa vụ.
vụ
- Khái niệm, đặc điểm của các biện pháp bảo đảm cụ thể như
thế chấp, cầm cố, ký cược, ký quỹ, đặt cọc, bảo lãnh, tín
chấp, bảo lưu quyền sở hữu, cầm giữ tài sản.
*TNC:
- So sánh việc xử lý tài sản trong từng biện pháp bảo đảm với
nhau.
- Trình tự xử lý tài sản bảo đảm đối với từng biện pháp bảo
đảm.
- So sánh giữa cầm cố với thế chấp, đặt cọc với ký cược, bảo
lãnh với tín chấp.
Vấn đề 10: Quy định
* Giảng:
chung về hợp đồng
- Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng.
- Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
- Phân loại hợp đồng.
*TNC:
- So sánh hợp đồng với các loại thỏa thuận không mang tính

hợp đồng.
6


11

Vấn đề 11: Các hợp
đồng thông dụng

12

Vấn đề 12: Nghĩa vụ
ngoài hợp đồng

13

Vấn đề 13: Quy định
chung về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp
đồng

- Phân biệt các hình thức của hợp đồng, đặc biệt hình thức
giao kết hợp đồng bằng hành vi với lời nói.
- Các trường hợp chấm dứt hợp đồng.
- Trách nhiệm pháp lý khi một bên có hành vi vi phạm nghĩa
vụ.
* Giảng:
- Khái niệm, đặc điểm pháp lý của hợp đồng chuyển giao
quyền sở hữu, hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản,
hợp đồng có đối tượng công việc.

- Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng có đối tượng là quyền sử
dụng đất.
- Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng hợp tác.
*TNC:
- So sánh giữa hợp đồng mua bán tài sản với hợp đồng trao
đổi tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản.
- Lãi suất và cách tính lãi trong hợp đồng vay tài sản.
- So sánh giữa hợp đồng thuê với hợp đồng mượn tài sản.
- So sánh giữa hợp đồng dịch vụ với hợp đồng vận chuyển,
hợp đồng gia công, hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng ủy
quyền.
- Phân tích và so sánh giữa các dạng hợp đồng có đối tượng
là quyền sử dụng đất với nhau.
- Phân tích các trường hợp chấm dứt hợp đồng hợp tác.
- Phân biệt sự khác biệt giữa chấm dứt tư cách chủ thể hợp
đồng nói chung với tư cách thành viên hợp đồng hợp tác.
* Giảng:
- Khái niệm, đặc điểm của nghĩa vụ ngoài hợp đồng.
- Khái niệm, các đặc điểm pháp lý của thực hiện công việc
không có ủy quyền.
- Khái niệm, đặc điểm của hứa thưởng, thi có giải.
- Khái niệm, đặc điểm của nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu,
sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật.
*TNC:
- Phân biệt giữa thực hiện công việc không có ủy quyền với
thực hiện công việc có ủy quyền.
- Phân biệt giữa hứa thưởng với tặng cho có điều kiện.
* Giảng:
- Khái niệm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng.
- Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng.
- Các loại thiệt hại và cách xác định thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân.
*TNC:
- So sánh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm
nghĩa vụ trong hợp đồng.
- Phân biệt giữa trường hợp không phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng với miễn trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
7


14

Vấn đề 14: Bồi
thường thiệt hại do
hành vi con người và
tài sản gây ra

của người đại diện, người giám hộ hoặc chủ thể khác trong
trường hợp người gây thiệt hại là người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức và làm chủ hành vi.
* Giảng:
- Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
hành vi con người gây ra.

- Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài
sản gây ra.
- Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
hành vi con người gây ra và do tài sản gây ra.
- Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng.
*TNC:
- Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
từng trường hợp cụ thể do hành vi con người gây ra và do tài
sản gây ra được quy định trong BLDS năm 2015.
- So sánh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp
vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng với vượt quá yêu
cầu của tình thế cấp thiết.
- So sánh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp
nhân, người thi hành công vụ, người làm công, người học
nghề gây ra (Điều 597, Điều 598 và Điều 600 BLDS năm
2015).
- Các loại tài sản thuộc nhóm tài sản là nguồn nguy hiểm cao
độ.
- Phân tích về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm
mồ mả.
- Phân tích về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi
phạm quyền lợi người tiêu dùng.

4. MỤC TIÊU CHUNG CỦA MÔN HỌC


Về kiến thức
- Hiểu được quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự, xác định được tính đặc
thù của phương pháp điều chỉnh của luật dân sự; hiểu và xác định được các văn bản được coi là

nguồn của luật dân sự.
- Hiểu được những yếu tố cơ bản của quan hệ pháp luật dân sự, căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm
dứt quan hệ pháp luật dân sự; xác định được các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự;
- Hiểu được khái niệm, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, giao dịch dân sự vô hiệu và
hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu; hiểu và xác định được thời hạn, thời hiệu; hiểu
được những vấn đề pháp lí liên quan đến đại diện;
- Hiểu được khái niệm, phân loại tài sản; nội dung quyền sở hữu; các hình thức sở hữu; căn cứ
xác lập, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản; bảo vệ quyền sở hữu và quyền
khác đối với tài sản
- Hiểu được các quy định chung về thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thanh
toán và phân chia di sản.
- Hiểu được khái niệm, đặc điểm, các loại nghĩa vụ, căn cứ phát sinh, chấm dứt nghĩa vụ, thực
hiện nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự, chuyển giao quyền và chuyển giao nghĩa vụ;
- Hiểu được khái niệm, đặc điểm các quy định chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, các biện
8


pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;
- Hiểu được khái niệm hợp đồng, hình thức, nội dung của hợp đồng, giao kết hợp đồng, hiệu lực
của hợp đồng, thực hiện, sửa đổi và chấm dứt hợp đồng;
- Hiểu được cách phân loại hợp đồng dân sự và nội dung cơ bản của các hợp đồng dân sự cụ thể;
- Hiểu được khái niệm, điều kiện phát sinh, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm
bồi thường của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cách xác định thiệt hại và bồi
thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể.

Về kĩ năng
- Vận dụng được các quy định của pháp luật để giải quyết các tình huống phát sinh trên thực tế
liên quan đến giao dịch dân sự, sở hữu, thừa kế, nghĩa vụ, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, hợp
đồng, nghĩa vụ ngoài hợp đồng cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để
giải quyết các tình huống phát sinh trên thực tế;

- Phân tích, bình luận, đánh giá được các quy định của pháp luật liên quan đến chủ thể quan hệ
pháp luật dân sự, giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn và thời hiệu, tài sản, sở hữu, thừa kế,
nghĩa vụ, hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.


Về thái độ
- Tích cực nâng cao trình độ nhận thức pháp luật về chủ thể quan hệ pháp luật dân sự, giao dịch
dân sự, đại diện, thời hạn và thời hiệu, tài sản, sở hữu, thừa kế, nghĩa vụ, bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ, hợp đồng, nghĩa vụ ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
- Khách quan trong việc đánh giá các quy định của pháp luật liên quan đến chủ thể quan hệ pháp
luật dân sự, giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn và thời hiệu, tài sản, sở hữu, thừa kế nghĩa vụ
và hợp đồng nói chung cũng như việc vận dụng quy định của pháp luật vào thực tiễn giải quyết
tranh chấp.



Các mục tiêu khác
- Góp phần phát triển kĩ năng LVN cũng như kĩ năng cộng tác;
- Góp phần phát triển kĩ năng độc lập nghiên cứu, kĩ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi;
- Góp phần trau dồi năng lực đánh giá và tự đánh giá;
- Có ý thức tuyên truyền pháp luật, phổ biến kiến thức pháp luật dân sự cho cộng đồng.
5. MỤC TIÊU NHẬN THỨC CHI TIẾT
MT

1.
Khái
niệm
chung
luật dân
sự Việt

Nam

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

1A1. Trình bày được khái niệm
và đặc điểm các quan hệ nhân
thân và quan hệ tài sản thuộc đối
tượng điều chỉnh của luật dân sự.
1A2. Nêu được 4 đặc điểm
phương pháp điều chỉnh của luật
dân sự.
1A3. Khái quát được sự phát
triển của luật dân sự Việt Nam.
1A4. Nhận biết được khái niệm
nguồn của luật dân sự.
1A5. Nêu được khái niệm,
nguyên nhân, điều kiện, hậu quả

1B1. Xác định được các
quan hệ tài sản, quan hệ
nhân thân mà luật dân sự
điều chỉnh (cho ví dụ
minh hoạ).
1B2. Nêu được ví dụ cho
mỗi đặc điểm của phương
pháp điều chỉnh.

1B3. Xác định được tính
hiệu lực của các văn bản
pháp luật dân sự (thời
gian, không gian, mức độ
cao thấp về hiệu lực giữa

1C1. Phân biệt được các
quan hệ nhân thân, quan hệ
tài sản thuộc đối tượng
điều chỉnh của luật dân sự
với các ngành luật khác.
1C2. So sánh được
phương pháp điều chỉnh
của luật dân sự với phương
pháp điều chỉnh của các
ngành luật khác (luật
hình sự, luật hành
chính…).
1C3. So sánh giữa áp

9


của áp dụng luật, áp dụng tương
tự luật dân sự, áp dụng, tập quán,
áp dụng án lệ, lẽ công bằng
1A6. Nêu được các nguyên tắc
của luật dân sự (Điều 3 BLDS
2015).


các văn bản).
1B4. Lấy được ví dụ
minh hoạ về áp dụng luật
dân sự, áp dụng tập quán,
áp dụng tương tự;

2.
Cá nhân
và pháp
nhân

2A1. Nêu được khái niệm và 4 đặc
điểm về năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân.
2A2. Nêu được 3 điều kiện và
những hậu quả pháp lí của việc
tuyên bố mất tích và tuyên bố
chết.
2A3. Nêu được khái niệm năng
lực hành vi dân sự của cá nhân,
các mức độ mức độ năng lực hành
vi dân sự; nêu được khái niệm, các
đặc điểm của giám hộ.
2A4. Nêu được nơi cư trú của cá
nhân
2A5. Nêu được khái niệm và 4
điều kiện của pháp nhân.
2A6. Phân loại pháp nhân (pháp
nhân thương mại và pháp nhân
phi thương mại).

2A7. Nêu được 5 yếu tố cá biệt
hoá pháp nhân
2A8. Nêu được 3 trình tự thành
lập, 4 phương thức cải tổ pháp
nhân và 2 trường hợp chấm dứt pháp
nhân ( giải thể, phá sản).

2B1. Xác định được thời
hạn tuyên bố cá nhân mất
tích, tuyên bố cá nhân
chết; xác định được hậu
quả pháp lí của việc tuyên
bố cá nhân mất tích,
tuyên bố cá nhân chết;
xác định được cách giải
quyết về nhân thân và tài
sản sau khi cá nhân bị
tuyên bố là đã chết lại trở
về.
2B2. Xác định được mức
độ tham gia giao dịch của
cá nhân tương ứng với
từng mức độ năng lực
hành vi dân sự.
2B3. Xác định được điều
kiện của người giám hộ
trong từng vụ việc cụ thể.
2B4. Xác định được thẩm
quyền đại diện và cơ chế
điều hành của từng loại

pháp nhân.
2B5. Tìm được các ví dụ
thực tế về hợp nhất, sáp
nhập, chia, tách pháp
nhân.

3.
Giao dịch
dân sự,
đại diện,
thời hạn
và thời
hiệu

3A1. Nêu được khái niệm GDDS,
đặc điểm cơ bản của GDDS.
3A2. Nêu được các tiêu chí phân
loại GDDS.
3A3. Nêu được khái niệm, đặc
điểm pháp lí của GDDS có điều
kiện. Nêu được các yêu cầu đối
với sự kiện trong GDDS có điều
kiện.
3A4. Trình bày được 4 điều kiện
có hiệu lực của GDDS.
3A5. Nêu được khái niệm GDDS
vô hiệu và hậu quả pháp lí của
GDDS vô hiệu.
3A6. Trình bày được 4 tiêu chí
phân loại và kể tên các GDDS vô


3B1. Phân biệt được khái
niệm GDDS với khái
niệm giao lưu dân sự,
quan hệ pháp luật dân sự.
3B2. Phân biệt được
GDDS là hành vi pháp lí
đơn phương với GDDS là
hợp đồng dân sự.
3B3. Lấy được ví dụ
minh hoạ cho mỗi loại
GDDS.
3B4. Vận dụng được pháp
luật để giải quyết hậu quả
của giao dịch vô hiệu
trong tình huống cụ thể.
3B5. Phân biệt được
10

dụng tương tự pháp luật
và áp dụng án lệ.
1C4. Giải thích được tại
sao lại áp dụng tương tự
pháp luật, áp dụng tập
quán,áp dụng án lệ, lẽ
công bằng và trình tự áp
dụng.
2C1. Xác định được vai
trò và vị trí của cá nhân
trong quan hệ pháp luật

dân sự.
2C2. Phân biệt giữa
người mất năng lực
hành vi dân sự và người
có khó khăn trong nhân
thức, làm chủ hành vi
2C3. Phân tích được sự
khác nhau giữa tuyên bố
mất tích và tuyên bố
chết.
2C4. Phân biệt vai trò
của người đại diện cho
người không có năng
lực hành vi dân sự,
người mất năng lực
hành vi dân sự với
người đại diện của
người có năng lực hành
vi dân sự một phần,
người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự.
2C5. Phân biệt được
pháp nhân thương mại
và pháp nhân phi thương
mại. Cho ví dụ minh họa
cụ thể.
3C1. Đánh giá và đưa ra
được quan điểm riêng về
khái niệm GDDS.
3C2. Xác định được ý

nghĩa của việc phân loại
GDDS.
3C3. Phân tích và đánh
giá được tính phù hợp
của mỗi điều kiện cả về
lí luận và thực tiễn.
3C4. Bình luận, đánh
giá được khái niệm
GDDS vô hiệu.
3C5. Phân tích được ý
nghĩa của việc phân loại
GDDS vô hiệu.


hiệu cụ thể.
3A7. Nêu được khái niệm đại
diện, ý nghĩa của đại diện
3A8. Nêu được các loại đại diện
3A9. Phân tích được hậu quả
pháp lý của hành vi đại diện
3A10. Thời hạn đại diện
3A11. Phạm vi, thẩm quyền đại
diện và hậu quả pháp lý do vi
phạm phạm vi, thẩm quyền đại
diện
3A12. Nêu được khái niệm về
thời hạn, những đặc điểm pháp lí
của thời hạn.
3A13. Nêu được cách tính thời
điểm bắt đầu và thời điểm kết

thúc của thời hạn. Cách tính thời
hạn trong những trường hợp đặc
biệt.
3A14. Trình bày được khái niệm
về thời hiệu, những đặc điểm
pháp lí của thời hiệu.
3A15. Nhận biết được bản chất
của thời hiệu hưởng quyền dân
sự, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ
dân sự, thời hiệu khởi kiện và
thời hiệu yêu cầu giải quyết việc
dân sự.
3A16. Nêu được cách tính thời
hiệu.

GDDS vô hiệu tuyệt đối
với GDDS vô hiệu tương
đối; GDDS vô hiệu toàn
bộ với GDDS vô hiệu
một phần.
3B6. Lấy được ví dụ cho
từng loại GDDS vô hiệu
cụ thể.
3B7. Xác định được
người đại diện, người
được đại diện và phạm vi
thẩm quyền đại diện trong
từng tình huống cụ thể.
3B8. Lấy được ví dụ về
trường hợp không được

uỷ quyền.
3B9 Xác định được các
trường hợp chấm dứt đại
diện trong tình huống cụ
thể.
3B10. Lấy được các ví dụ
minh họa cụ thể các
trường hợp chấm dứt đại
diện theo ủy quyền và
chấm dứt đại diện theo
pháp luật
3B11. So sánh hậu quả
pháp lý của giao dịch dân
sự do người không có
thẩm quyền đại diện xác
lập, thực hiện và hậu quả
pháp lý của giao dịch dân
sự do người đại diện xác
lập, thực hiện vượt quá
phạm vi đại diện? Cho ví
dụ minh họa?
3B12. Lấy được ví dụ
thời hạn do các bên thoả
thuận và thời hạn do pháp
luật quy định, thời hạn do
cơ quan nhà nước ấn
định.

11


3C6. Giải thích được sự
khác nhau giữa các hậu
quả pháp lí của GDDS
vô hiệu.
3C7. Bình luận và đưa
ra được quan điểm cá
nhân về việc phân loại
DGDS trong BLDS.
3C8. So sánh quy định
của BLDS năm 2005 và
năm 2015 về điều kiện có
hiệu lực của giao dịch
dân sự?
3C9. Cho ví dụ minh họa
cụ thể về giải thích giao
dịch dân sự?
3C10. Cho ví dụ minh
họa về giao dịch dân sự
vô hiệu do người có khó
khăn trong nhân thức,
làm chủ hành vi xác lập,
thực hiện.
3C11. Phân biệt giữa
giao dịch dân sự vô hiệu
do lừa dối và giao dịch
dân sự vô hiệu do nhầm
lẫn
3C12. So sánh được đại
diện theo pháp luật với
đại diện theo uỷ quyền.

3C13. Căn cứ xác định
người đại diện cho
người có khó khăn trong
nhân thức và làm chủ
hành vi. Lấy được ví dụ
minh họa
3C14. Phân biệt giữa
thời hạn và thời hiệu
3C15. Đưa ra được nhận
xét của cá nhân về các
quy định cách tính thời
hạn trong BLDS.


4.
Tài sản và
quyền sở
hữu

4A1. Nêu được 4 loại tài sản và
những đặc điểm của từng loại.
4A2. Liệt kê được ít nhất 5 tiêu
chí phân loại tài sản.
4A3. Liệt kê được ít nhất 6 cách
phân loại vật.
4A4. Trình bày được 3 chế độ
pháp lí đối với tài sản.
4A5. Trình bày và hiểu được khái
niệm quyền sở hữu, quyền khác
đối với tài sản theo luật dân sự

Việt Nam.
4A6. Trình bày nội dung 3
nguyên tắc xác lập, thực hiện
quyền sở hữu, quyền khác đối
với tài sản.
4A7. Nêu được khái niệm bảo
vệ quyền sở hữu;
4A8. Nêu được các điều kiện để
áp dụng phương thức bảo vệ này.
4A9. Trình bày được nội dung
của 3 phương thức yêu cầu bảo
vệ quyền sở hữu (đòi lại, chấm
dứt hành vi, bồi thường).
4A10. Khái niệm chiếm hữu
4A11. Xác định các trường hợp
chiếm hữu có căn cứ pháp luật;
4A13. Trình bày về sự suy đoán
về tình trạng và quyền của người
chiếm hữu.
4A14. Trình bày nội dung bảo vệ
việc chiếm hữu
4A15. Nêu được khái niệm
quyền chiếm hữu.
4A16. Trình bày được khái niệm
quyền sử dụng và lấy ví dụ minh
hoạ;
4A17. Nêu được khái niệm quyền
định đoạt;
4A18. Nêu được khái niệm sở
hữu toàn dân

4A19. Nêu được khái niệm sở
hữu riêng
4A20. Nêu được khái niệm sở
hữu chung (theo phần, hợp nhất);
4A21. Nêu được căn cứ xác lập
quyền sở hữu.
4A22. Nêu được 2 tiêu chí cơ bản
để phân loại các căn cứ xác lập
quyền sở hữu (dựa vào nguồn gốc
của các sự kiện pháp lí và dựa vào
sự hình thành, thay đổi của quan
hệ sở hữu);

4B1. Vận dụng tiêu chí
của từng kiểu phân loại
để xác định được loại tài
sản trong các tình huống
cụ thể.
4B2. Lấy được ví dụ
tương ứng với từng loại
vật.
4B3. Xác định được
phương thức bảo vệ
quyền sở hữu, quyền khác
đối với tài sản trong tình
huống cụ thể.
4B4. Phân biệt chiếm hữu
và quyền chiếm hữu
4B5. Xác định các trường
hợp chiếm hữu ngay tình,

chiếm hữu liên tục, chiếm
hữu công khai trong tình
huống cụ thể
4B6. Phân tích được vấn
đề sử dụng tài sản của
những người có quyền sử
dụng tài sản trong tình
huống cụ thể.
4B7. Phân tích được năng
lực chủ thể của người
định đoạt tài sản theo
pháp luật dân sự.
4B8. Xác định được các
quan hệ sở hữu toàn dân
thuộc phạm vi điều chỉnh
của luật dân sự.
4B9. Xác định được tài
sản thuộc sở hữu toàn dân
trong từng tình huống cụ
thể.
4B10. -Nêu được các ví
dụ về sở hữu chung;
- Phân biệt được sở hữu
chung hợp nhất và chung
theo phần;
- Trình bày được mối
quan hệ giữa sở hữu
chung hợp nhất và sở hữu
chung theo phần trong gia
đình.

4B11. Nêu được ví dụ
thực tiễn về:
- Các căn cứ phát sinh và
chấm dứt sở hữu chung;
- Định đoạt tài sản trong
các quan hệ sở hữu
12

4C1. Xác định được ý
nghĩa pháp lí của khái
niệm tài sản trong mối
liên hệ với các chế định
khác của ngành luật dân
sự và với các ngành luật
khác. Lấy được ít nhất 2
ví dụ minh hoạ;
- Xây dựng được khái
niệm mang tính khái quát
về tài sản;
- Xây dựng được khái
niệm “Chế độ pháp lí
đối với tài sản”.
4C2. Nêu được ý nghĩa
pháp lí của việc phân
loại tài sản.
4C3. Nêu được ý nghĩa
pháp lí của việc phân loại
vật;
- Đánh giá được các tiêu
chí phân loại vật.

4C4. Nêu được ý nghĩa
của việc xác định các chế
độ pháp lí đối với tài sản.
4C5. Bình luận được khái
niệm quyền sở hữu
trong luật dân sự Việt
Nam.
4C6. Ý nghĩa của việc
xác định quyền khác đối
với tài sản.
4C7. Hình thành được
quan điểm cá nhân về
khái niệm quyền sở
hữu,quyền khác đối với
tài sản
4C8. Bình luận, đánh giá
được về các loại tài sản
thuộc sở hữu nhà nước.
4C9. Tìm ra được những
điểm chung và riêng về
căn cứ chấm dứt sở
chung theo phần và sở
hữu chung hỗn hợp.
4C10. Phân tích được ý
nghĩa của việc xác định
các căn cứ làm phát sinh
quyền sở hữu.
4C11. Phân tích được ý
nghĩa của việc xác định
các căn cứ làm chấm dứt

quyền sở hữu.


4A23. Nêu được căn cứ chấm chung;
dứt quyền sở hữu.
- Các trường hợp phân
chia tài sản thuộc sở hữu
chung;
- Nêu những hạn chế định
đoạt tài sản thuộc sở hữu
chung.
4B12. Xác định được căn
cứ xác lập quyền sở hữu
trong các tình huống thực
tế.
4B13. Lấy được ví dụ cụ
thể cho từng căn cứ xác
lập, chấm dứt quyền sở
hữu.

5.
Các
quyền
khác đối
với tài sản

5A1. Nêu được khái niệm và đặc
điểm quyền đối với bất động sản
liền kề.
5A2. Trình bày nguyên tắc thực

hiện, hiệu lực của quyền đối với
bất động sản liền kề.
5A3. Trình bày khái niệm và đặc
điểm của quyền hưởng dụng.
Thời hạn và hiệu lực của quyền
hưởng dụng
5A4. Xác định các căn cứ xác lập,
chấm dứt quyền hưởng dụng.
5A5. Trình bày quyền và nghĩa
vụ của người hưởng dụng, của
chủ sở hữu tài sản.
5A6. Trình bày khái niệm quyền
bề mặt.
- Xác định hiệu lực, nội dung và
thời hạn của quyền bề mặt.
5A7. Xác định căn cứ xác lập,
chấm dứt quyền bề mặt.

5B1. Tìm được ví dụ cho
từng trường hợp cụ thể
về quyền sử dụng hạn chế
bất động sản liền kề.
5B2. Tìm được ví dụ cho
loại quyền hưởng dụng.
5B3. Tìm được ví dụ cho
loại quyền bề mặt.

13

5C1. Phân tích được ý

nghĩa của các quy định
pháp luật về quyền đối
vớibất động sản liền kề.
5C2 Phân biệt được
quyền hưởng dụng và
quyền bề mặt.
5C3. Nêu được ý nghĩa
của các quy định pháp
luật về quyền hưởng
dụng và quyền bề mặt. .


Xử lý tài sản khi quyền bề mặt
chấm dứt.
6.
6A1. Nêu được khái niệm thừa
Những kế và quyền thừa kế;
quy định 6A2. Trình bày được các nguyên
chung về tắc của pháp luật thừa kế.
thừa kế 6A3. Nêu được khái niệm về thời
điểm, địa điểm mở thừa kế.
6A4. Nêu được khái niệm về di
sản:
6A5. Nêu được khái niệm về
người thừa kế;
- Điều kiện để được thừa kế (cá
nhân, pháp nhân).
6A6. Liệt kê được các quyền và
nghĩa vụ của người thừa kế;
6A7. Nắm được khái niệm về

chết cùng thời điểm.
6A8. Liệt kê được 4 trường hợp
không được quyền hưởng di sản.
6A9. Nắm được khái niệm người
quản lý di sản lí do, căn cứ,
phương thức quản lí di sản
6A10. Nắm được quyền và
nghĩa vụ của người quản lí di
sản.
6A11. Nêu được thời hiệu về
thừa kế.

7.
Thừa kế
theo di
chúc và
Thừa kế
theo pháp
luật,
thanh
toán và
phân chia
di sản
thừa kế

7A1. Nêu được khái niệm thừa
kế theo di chúc.
7A2. Hiểu được khái niệm về di
chúc và các đặc điểm của di chúc.
7A3. Nêu được 4 điều kiện để di

chúc được xác định là lập hợp
pháp
7A4. Xác định được thời điểm có
hiệu lực của di chúc, mức độ có
hiệu lực của di chúc
7A5. Xác định được các quyền
của người lập di chúc.
7A6. Xác định được những
người được hưởng di sản không
phụ thuộc vào nội dung của di

6B1. Xác định được thời
điểm mở thừa kế trong
những tình huống cụ thể;
- Trả lời được câu hỏi:
Địa điểm mở thừa kế cần
xác định đến cấp hành
chính nào (huyện, xã,
thôn, xóm), vì sao?
6B2. Nhận biết được các
loại di sản:
- Cho được ví dụ về từng
loại di sản;
- Nêu được cách xác định
di sản.
6B3. Xác định được địa
vị pháp lí của người thừa
kế trong các tình huống
cụ thể.
6B4. Xác định được

quyền và nghĩa vụ của
những người thừa kế
trong 3 tình huống thực
tế;
- Tìm ra được sự khác
nhau giữa quyền của
người thừa kế theo di
chúc và người thừa kế
theo pháp luật.
6B5. Liệt kê được những
người có quyền thừa kế di
sản của nhau.
6B6.
Xác định được
những người không được
hưởng thừa kế theo quy
định của pháp luật trong
tình huống cụ thể.
7B1. Nêu được thủ tục
lập di chúc tại uỷ ban
nhân dân cấp cơ sở và tại
phòng công chứng.
7B2. Xác định được di
chúc vô hiệu (một phần,
toàn bộ) trong tình huống
cụ thể.
7B3. Đưa ra được các ví
dụ thực tiễn về các quyền
của người lập di chúc.
7B4. Xác định được cách

tính 2/3 của một suất thừa
kế theo pháp luật.
7B5. Xác định được di sản
14

6C1. Phát biểu được ý
kiến về quyền thừa kế
của cá nhân.
6C2. So sánh được nguyên
tắc bình đẳng trong thừa
kế và quyền bình đẳng
trong các quan hệ dân sự
khác.
6C3. So sánh được
nguyên tắc tự định đoạt
trong thừa kế và nguyên
tắc định đoạt trong các
quan hệ dân sự khác.
6C4. Phát biểu được ý
nghĩa của việc xác định
thời điểm, địa điểm mở
thừa kế.
6C5. Nêu được ý kiến
của cá nhân về cách tính
thời gian mở thừa kế
(phút, giờ, ngày).
6C6. So sánh được các
quy định về di sản trong
BLDS và các văn bản
pháp luật trước đó.

6C7. Phân tích được vấn
đề về người thừa kế là tổ
chức (tư cách chủ thể,
xử lí tài sản là di sản khi
pháp nhân giải thể hoặc
cải tổ nhưng chưa nhận
được di sản).

7C1.
So sánh được
người thừa kế theo di
chúc với người thừa kế
theo pháp luật.
7C2. So sánh được di
chúc phân chia di sản và
di chúc nói chung.
7C3. So sánh được điều
kiện có hiệu lực của di
chúc và điều kiện có
hiệu lực của giao dịch
khác.
7C4. So sánh được di
chúc vô hiệu với di chúc
không có hiệu lực pháp


8.
Khái
niệm
chung về

nghĩa vụ
và trách
nhiệm
dân sự

chúc.
7A7. Xác định được di sản dùng
vào việc thờ cúng, di tặng.
7A8. Xác định được nguyên tắc
giải thích di chúc.
7A9. Nêu được nguyên tắc phân
chia di sản theo di chúc.
7A10. Nêu được khái niệm thừa
kế theo pháp luật.
7A11. Liệt kê được các trường
hợp thừa kế theo pháp luật.
7A12. Nêu được các khái niệm:
Diện và hàng thừa kế;
7A13. Thừa kế thế vị (sự thay thế
vị trí);
7A14. Nêu được nguyên tắc phân
chia di sản theo pháp luật.

dùng vào việc thờ cúng, di
tặng trong tình huống cụ
thể.
7B6. Vận dụng được
nguyên tắc giải thích di
chúc trong tình huống cụ
thể.

7B7. Vận dụng được
nguyên tắc phân chia di
sản theo di chúc trong
tình huống cụ thể.
7B8. Lấy được ví dụ
tương ứng với từng
trường hợp thừa kế được
áp dụng theo quy định
của pháp luật.
7B9. Xác định được diện
và hàng thừa kế trong
những trường hợp cụ thể.
7B10. Lấy được ví dụ về
các trường hợp được
thừa kế thế vị.
7B11. Vận dụng được
nguyên tắc phân chia di
sản theo pháp luật trong
tình huống cụ thể.

8A1. Nêu được khái niệm nghĩa
vụ.
8A2. Nêu và phân tích được 4 đặc
điểm của quan hệ nghĩa vụ.
8A3. Nêu được các loại đối tượng
của nghĩa vụ .
8A4. Nêu được các điều kiện của
đối tượng của nghĩa vụ.
8A5. Trình bày được khái niệm,
nội dung của 5 loại nghĩa vụ (liên

đới, riêng rẽ, theo phần, hoàn lại,
bổ sung).
8A6. Nêu được khái niệm, điều
kiện, nội dung về chuyển giao
quyền yêu cầu, chuyển giao
nghĩa vụ.
8A7. Nêu được 6 căn cứ làm phát
sinh nghĩa vụ.
8A8. Nêu được nguyên tắc và nội
dung thực hiện nghĩa vụ.
8A9. Nêu được 11 căn cứ làm

8B1. Lấy được ít nhất 3 ví
dụ về nghĩa vụ.
8B2. Xác định được đối
tượng của nghĩa vụ trong
các trường hợp cụ thể.
8B3. Đưa ra được 2 ví dụ
về chuyển giao nghĩa vụ, 2
ví dụ về chuyển giao
quyền yêu cầu.
8B4. Tìm được 2 ví dụ
cho mỗi loại nghĩa vụ.
8B5. Xác định được hậu
quả pháp lí của chuyển
giao quyền yêu cầu,
chuyển giao nghĩa vụ
trong những tình huống
cụ thể.
8B6. Tìm được ví dụ cho

từng căn cứ làm phát sinh
nghĩa vụ.

luật.
7C5. Bình luận được về cơ
sở để BLDS quy định các
quyền của người lập di
chúc.
7C6. Bình luận được
phạm vi những người
được hưởng và mức độ
kỉ phần bắt buộc.
7C7. Phân biệt được
thừa kế theo pháp luật và
thừa kế theo di chúc.
7C8. Đánh giá được
thực trạng phân chia di
sản theo pháp luật.
7C9. Phân tích được ý
nghĩa quy định của pháp
luật về diện thừa kế và
hàng thừa kế.
7C10. Phân tích được ý
nghĩa của quy định về
thừa kế thế vị:
- Nhận xét được về các
quan hệ nuôi dưỡng
trong thừa kế thế vị;
- Phát biểu được ý kiến
cá nhân về các trường

hợp thừa kế thế vị.

8C1. So sánh được nghĩa
vụ trong dân sự với các
nghĩa vụ khác như nghĩa
vụ đạo đức, tập quán….
8C2. Phân tích được ý
nghĩa của những quy
định pháp luật về đối
tượng của nghĩa vụ.
8C3. Xác định được các
tiêu chí phân loại nghĩa
vụ và ý nghĩa của việc
phân loại đó.
8C4. So sánh được
chuyển giao quyền yêu
cầu với chuyển giao
nghĩa vụ dân sự.
8C5. Đánh giá được các
quy định của pháp luật
về các loại nghĩa vụ dân
8B7. Phân tích được hứa sự.
15


9.
Quy định
chung về
bảo đảm
thực hiện

nghĩa vụ
và các
biện pháp
bảo đảm
thực hiện
nghĩa vụ

chấm dứt nghĩa vụ.
thưởng, thi có giải là căn
8A10. Nhận diện được khái niệm cứ phát sinh nghĩa vụ.
trách nhiệm dân sự.
8B8. Tìm được ví dụ cho
8A11. Nhận diện được 4 đặc điểm từng căn cứ làm chấm dứt
của trách nhiệm dân sự.
nghĩa vụ.
8A12. Phân loại được các trách 8B9. Tìm được ví dụ cho
nhiệm dân sự phát sinh khi vi
việc chậm thực hiện nghĩa
phạm nghĩa vụ.
vụ, hoãn thực hiện nghĩa
vụ.
8B10. Tìm được ví dụ về
thực hiện nghĩa vụ có
điều kiện, thực hiện nghĩa
vụ liên đới, thực hiện
nghĩa vụ phân chia được
theo phần.
8B11. Vận dụng được
nguyên tắc, nội dung thực
hiện nghĩa vụ vào các tình

huống cụ thể.
8B12. Vận dụng được
vào những vụ việc cụ thể
để xác định trách nhiệm
dân sự của bên vi phạm
nghĩa vụ.

8C6. Bình luận những
điểm mới của BLDS
2015 so với BLDS 2005
về các quy định chung về
nghĩa vụ.
8C7. Bình luận được quy
định của pháp luật dân sự
về thực hiện nghĩa vụ.
8C8. So sánh được thực
hiện công việc không có
uỷ quyền với việc người
đại diện xác lập, thực
hiện vượt quá phạm vi
đại diện.
8C9. So sánh được trách
nhiệm dân sự với trách
nhiệm hành chính, hình
sự.
8C10. So sánh được thực
hiện nghĩa vụ dân sự với
trách nhiệm tiếp tục thực
hiện nghĩa vụ dân sự.
8C11. So sánh được

chuyển giao nghĩa vụ dân
sự với thực hiện nghĩa vụ
dân sự thông qua người
thứ ba; giữa chuyển giao
quyền yêu cầu với thực
hiện quyền yêu cầu thông
qua người thứ ba.

9A1. Nêu được khái niệm, ý nghĩa
của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
9A2. Chỉ ra được các đặc điểm cơ
bản của bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ.
9A3. Trình bày được các loại
nghĩa vụ được bảo đảm, phạm vi
bảo đảm.
9A4. Liệt kê và phân tích được về
các loại tài sản được dùng bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ.
9A5. Nêu được chủ thể của giao
dịch bảo đảm.
9A6. Nêu được điều kiện về hình

9C1. Nêu và phân tích
được ý nghĩa pháp lí của
bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ.
9C2. Phân tích, phân biệt
trình tự thủ tục xử lí đối
với tài sản bảo đảm là

động sản, bất động sản,
giấy tờ có giá, quyền tài
sản (đặc biệt là quyền sử
dụng đất).
9C3. Phân tích được
trình tự xử lí tài sản bảo
đảm trong trường hợp tài

9B1. Nêu được các ví dụ
để minh họa về giao dịch
bảo đảm phải được công
chứng, chứng thực.
9B2. Lấy được ví dụ để
minh họa về thủ tục công
chứng, chứng thực, đăng
kí một giao dịch bảo đảm.
Vận dụng được các căn cứ
pháp lí để giải quyết tình
huống cụ thể về công
chứng, chứng thực, đăng
kí giao dịch bảo đảm.
9B3. Xác định được thứ tự
16


thức của giao dịch bảo đảm.
9A7. Trình bày được nội dung
của đăng ký biện pháp bảo đảm
và hiệu lực của giao dịch bảo
đảm.

9A8. Trình bày được nguyên tắc,
các phương thức xử lí, trình tự xử
lí, thứ tự ưu tiên thanh toán tài sản
đảm bảo.

ưu tiên thanh toán trong
trường hợp xử lí tài sản để
đảm bảo cho nhiều nghĩa
vụ.

9A9. Liệt kê được các biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
9A10. Trình bày được khái niệm,
đặc điểm, nhận diện được chủ thể,
các quyền và nghĩa vụ cơ bản của
các bên, hậu quả pháp lí của từng
biện pháp bảo đảm.
9A11. Phân loại được các biện
pháp bảo đảm theo theo ít nhất 3
tiêu chí (đối tượng, căn cứ xác lập,
cách thức thực hiện quyền).

9B4. Vận dụng được quy
định xử lí tài sản bảo đảm
trong các biện pháp bảo
đảm.
9B5. Đưa ra được ít nhất 2
ví dụ cho từng biện pháp
bảo đảm.
9B6. Vận dụng được các

căn cứ pháp lí để giải
quyết các tình huống cụ
thể trong trường hợp có
liên quan đến quyền của
người thứ ba ngay tình
đang chiếm hữu tài sản
bảo đảm.
9B7. Nêu được ví dụ về
bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ bằng tài sản của người
thứ ba, tài sản bảo đảm
nhiều nghĩa vụ.

10.
10A1. Nêu được khái niệm hợp
Quy định
chung về đồng.
hợp đồng 10A2. Nêu được 8 nguyên tắc của
việc giao kết hợp đồng (tự do, tự
nguyện, không trái điều cấm của
pháp luật, không trái đạo đức xã
hội, bình đẳng, thiện chí, hợp tác,
trung thực, ngay thẳng).
10A3. Nêu được khái niệm hình

10B1. Tìm được các ví dụ
cụ thể cho từng nguyên tắc
giao kết hợp đồng.
10B2. Xác định được thời
điểm bắt đầu và thời điểm

kết thúc quá trình giao kết
hợp đồng trong từng
trường hợp cụ thể.
10B3. Dựa vào tiêu chí
17

sản bảo đảm đang bị
người khác cầm giữ, tài
sản bảo đảm là tài sản
mua trả chậm, trả dần…
9C4. Bình luận những
điểm mới của BLDS 2015
so với BLDS 2005 về quy
định chung về bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ.
9C5. Đưa ra được quan
điểm của cá nhân về
những vướng mắc, tồn
tại cần khắc phục và
phương hướng hướng
dẫn, hoàn thiện pháp
luật về bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ.
9C6. So sánh được cầm cố
và thế chấp; bảo lãnh và tín
chấp; phân biệt cầm cố với
đặt cọc, cầm cố với cầm
giữ.
9C7. Đưa ra được ý kiến
cá nhân về các biện pháp

bảo đảm cụ thể theo
pháp luật dân sự hiện
hành.
9C8. Phân tích được ý
nghĩa của các biện pháp
bảo đảm trong các giao
lưu dân sự hiện nay.
9C9. So sánh từng biện
pháp bảo đảm được quy
định trong BLDS năm
2005 và BLDS năm
2015.
10C1. Phân biệt được tự
do với tự nguyện, thiện
chí với hợp tác; phân tích
được các biểu hiện của
nguyên tắc bình đẳng.
10C2. Phân biệt được
các hình thức giao kết
hợp đồng trong thực tế.
10C3. Phân tích được


thức hợp đồng và các đặc điểm cơ
bản của 3 hình thức (miệng, văn
bản, hành vi).
10A4. Nêu được các loại điều
khoản của hợp đồng (điều khoản cơ
bản, điều khoản thông thường,
điều khoản tuỳ nghi).

10A5. Nêu được hai giai đoạn của
quá trình giao kết hợp đồng (đề
nghị giao kết hợp đồng và chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng).
16 10A6. Nêu được 6 cách phân loại
hợp đồng (đối tượng, mối liên hệ
quyền và nghĩa vụ, tính chất đền
bù, thời điểm có hiệu lực, lợi ích
của người thứ ba, hợp đồng có
điều kiện).
10A7. Nêu được 8 căn cứ để giải
thích hợp đồng.
10A8. Nêu được các nguyên tắc
và các phương thức thực hiện hợp
đồng.
10A9. Nêu được thời điểm có hiệu
lực của hợp đồng; căn cứ chấm dứt
hợp đồng; trình tự sửa đổi, bổ
sung hợp đồng; thời hiệu khởi
kiện về hợp đồng.
11.
Các hợp
đồng
thông
dụng

11A1. Nêu được khái niệm, đặc
điểm và các yếu tố pháp lí cơ bản
của hợp đồng chuyển quyền sở
hữu tài sản, hợp đồng chuyển

quyền sử dụng tài sản, hợp đồng
có đối tượng công việc, hợp đồng
có đối tượng là quyền sử dụng
đất, hợp đồng hợp tác.
11A2. Nêu được khái niệm và các
yếu tố pháp lí cơ bản của hợp
đồng mua bán tài sản, hợp đồng
tặng cho tài sản, hợp đồng vay tài
sản, hợp đồng trao đổi tài sản (đối
tượng, tính chất, các điều khoản
chủ yếu, hình thức, quyền và
nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm

phân loại để nhận diện
được các hợp đồng cụ thể.
10B4. Vận dụng được quy
định của pháp luật để giải
thích hợp đồng trong các
tình huống cụ thể.
10B5. Lấy được ít nhất 2
ví dụ minh họa cho mỗi
cách phân loại hợp đồng.
10B6. Phân tích được và
cho ví dụ về việc thực
hiện hợp đồng song vụ và
đơn vụ.
10B7. Phân tích được các
trường hợp bên có nghĩa
vụ được quyền tuyên bố
hoãn việc thực hiện nghĩa

vụ dân sự.
10B8. Lấy được ví dụ về
quyền cầm giữ trong hợp
đồng song vụ.
10B9. Lấy được ví dụ về
thực hiện hợp đồng vì lợi
ích của người thứ ba.
10B10. Lấy được ví dụ về
thời hiệu khởi kiện đối với
vi phạm hợp đồng.

các ý nghĩa của từng
cách phân loại hợp đồng.
10C4. Bình luận được
quy định về giải thích
hợp đồng.
10C5. Có khả năng nhận
biết và phân biệt được
giữa các trường hợp hợp
đồng vô hiệu với các
trường hợp huỷ bỏ hợp
đồng, đơn phương chấm
dứt thực hiện hợp đồng.
10C6. Phân biệt được
thời điểm giao kết hợp
đồng với thời điểm phát
sinh hiệu lực của hợp
đồng và nêu được ý
nghĩa pháp lí của sự
phân biệt này.


11B1. Xác định được các
hợp đồng mua bán, tặng
cho, trao đổi, cho vay tài
sản trong những trường
hợp cụ thể.
11B2. Vận dụng được các
quy định của pháp luật để
giải quyết các tranh chấp
cụ thể về hợp đồng mua
bán tài sản, trao đổi tài
sản, tặng cho tài sản, cho
vay tài sản.
11B3. Trình bày được thủ
tục tiến hành một cuộc
bán đấu giá tài sản.
11B4. Xác định được sự
khác biệt cơ bản giữa hợp

11C1. Phân tích được
những khác biệt cơ bản
giữa rút lại giá mua và từ
chối mua trong bán đấu
giá tài sản.
11C2. So sánh được hợp
đồng cầm đồ với hợp
đồng bán tài sản với điều
kiện chuộc lại.
11C3. Phân biệt được
hợp đồng mua sau khi

sử dụng thử với hợp
đồng bán có chuộc lại.
11C4. Phân biệt được
hợp đồng mua trả chậm,
trả dần với phương thức
thanh toán chậm trả

18


do vi phạm hợp đồng).
11A3. Nêu được khái niệm và
các yếu tố pháp lí cơ bản của hợp
đồng thuê tài sản, hợp đồng mượn
tài sản (đối tượng, tính chất, các
điều khoản chủ yếu, hình thức,
quyền và nghĩa vụ của các bên,
trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng).
11A4. Nêu được khái niệm và
các yếu tố pháp lí cơ bản của hợp
đồng vận chuyển, hợp đồng gia
công, hợp đồng gửi giữ tài sản,
hợp đồng ủy quyền, hợp đồng
dịch vụ (đối tượng, tính chất, các
điều khoản chủ yếu, hình thức,
quyền và nghĩa vụ của các bên,
trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng).
11A5. Nêu được khái niệm và

các yếu tố pháp lí cơ bản của
hợp đồng có đối tượng là quyền
sử dụng đất (đối tượng, tính chất,
các điều khoản chủ yếu, hình
thức, quyền và nghĩa vụ của các
bên, trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng).
11A6. Nêu được khái niệm và
các yếu tố pháp lí cơ bản của
hợp đồng hợp tác (đối tượng, tính
chất, các điều khoản chủ yếu,
hình thức, quyền và nghĩa vụ của
các bên, trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng).
11A7. Nêu được các đặc điểm
riêng của hợp đồng bán đấu giá,
mua trả dần, mua trả chậm, bán
có chuộc lại, mua sau khi dùng
thử.
11A8. Nêu được khái niệm lãi, lãi
suất. Các loại lãi, lãi suất. Cách
tính lãi trong hợp đồng vay tài

đông mua bán và hợp
đồng trao đổi tài sản.
11B5. Xác định được sự
khác biệt cơ bản giữa hợp
đồng tặng cho có điều
kiện và hứa thưởng.
11B6. Xác định được trách

nhiệm của bên vay trong
trường hợp vi phạm nghĩa
vụ trả nợ khi đến hạn.
11B7. Nhận diện và xử lí
được các tranh chấp liên
quan đến hụi, họ, biêu,
phường trong các trường
hợp cụ thể.

trong hợp đồng mua bán
tài sản.
11C5. Soạn thảo được
hợp đồng mua bán tài
sản, trao đổi tài sản, tặng
cho tài sản, cho vay tài
sản.
11C6. Đánh giá và nêu
đặc điểm của các loại
hình vay và cho vay của
các ngân hàng và các tổ
chức tín dụng trên thực
tế.
11C7. So sánh được trao
đổi nhà ở với trao đổi
11B8. Nhận diện được các các tài sản khác.
hợp đồng thuê, hợp đồng 11C8. Phân tích được
mượn tài sản trong những những khác biệt giữa
trường hợp cụ thể.
hợp đồng thuê tài sản
11B9. Soạn thảo được hợp thông thường và hợp

đồng thuê tài sản, thuê đồng thuê khoán tài sản.
nhà, thuê khoán tài sản.
11C9. So sánh được hợp
11B10. Vận dụng được đồng thuê với hợp đồng
các quy định của pháp luật mượn tài sản.
để giải quyết các tranh 11C10. Phân tích được
chấp cụ thể về hợp đồng mối quan hệ pháp lí giữa
mượn tài sản.
các chủ thể trong hợp
11B10. Vận dụng được đồng cho thuê lại tài sản.
các quy định của pháp luật
11C11. So sánh được các
để giải quyết các tranh
loại hợp đồng cùng có
chấp cụ thể về hợp đồng
đối tượng là công việc.
thuê tài sản.
11C12. Phân tích được
11B11. Giải quyết được
mối quan hệ giữa hợp
hậu quả pháp lý trong các
đồng bảo hiểm với hợp
trường hợp cụ thể của việc
đồng vận chuyển hành
vi phạm quy định của
khách, tài sản.
pháp luật về hợp đồng
11C13. Xác định được
thuê.
mối liên hệ giữa quan hệ

11B12. Xác định được đại diện và hợp đồng uỷ
hợp đồng dịch vụ, hợp quyền.
đồng gia công, hợp đồng
11C14. Phân biệt giữa hợp
gửi giữ tài sản, hợp đồng
đồng tặng cho và hợp đồng
vận chuyển, hợp đồng ủy
chuyển nhượng quyền sử
quyền trong những trường
19


sản.

hợp cụ thể.

dụng đất.

11B11. Xây dựng nội
dung hợp đồng chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, cho thuê lại, tặng
cho, thế chấp, góp vốn
quyền sử dụng đất.

11C11. Phân biệt hệ quả
của việc thế chấp và góp
vốn quyền sử dụng đất.

12.

12A1. Trình bày được khái
Nghĩa vụ
ngoài hợp niệm, chủ thể, đối tượng, hình
đồng thức, nội dung của hứa thưởng thi
có giải.
12A2. Nêu được khái niệm,
điều kiện, nội dung của thực hiện
công việc không có uỷ quyền.
12A3. Trình bày được khái
niệm, điều kiện, nội dung của
hoàn trả tài sản do chiếm hữu, sử
dụng, được lợi về tài sản không
có căn cứ pháp luật.

12B1. Lấy được ít nhất
3 ví dụ thực tế về hứa
thưởng, thi có giải, thực
hiện công việc không có
uỷ quyền, được lợi về tài
sản không có căn cứ pháp
luật.
12B2. Giải quyết được
các tình huống có liên
quan đến thi có giải.
12B3. Giải quyết được
các tình huống có liên
quan đến hứa thưởng.
12B4. Giải quyết được
các tình huống có liên
quan thực hiện công việc

không có uỷ quyền.
12B5. Giải quyết được
các tình huống có liên
quan được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp
luật.

12C1. Phân biệt được
hứa thưởng với tặng cho
có điều kiện.
12C2. Phân biệt được
hứa thưởng với các hành
vi pháp lí đơn phương
khác (thi có giải, lập di
chúc).
12C3. Phân biệt được
thi có giải với các hình
thức thi khác.
12C4. So sánh được
thực hiện công việc
không có uỷ quyền với
vượt quá phạm vi đại
diện.
12C5. Phân tích được
mối quan hệ của chế
định nghĩa vụ hoàn trả
do chiếm hữu, sử dụng,
được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp
luật với chế định quyền

sở hữu

13.
Quy định
chung về
bồi
thường
thiệt hại
ngoài hợp
đồng

13B1. Xác định được các
loại thiệt hại ngoài hợp
đồng phải bồi thường
trong những tình huống
thực tế xảy ra.
13B2. Xác định được
người phải bồi thường và
người được bồi thường
thiệt hại trong từng trường
hợp cụ thể.

13C1. Phân biệt được
trách nhiệm bồi thường
thiệt hại theo hợp đồng
với trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài
hợp đồng.
13C2. Phân tích được
các cơ sở để xác định các

chi phí hợp lí trong việc
xác định thiệt hại.

11C12. Phân biệt điều kiện
chấm dứt hợp đồng hợp tác
với các trường hợp chấm
11B12. Xây dựng nội dứt hợp đồng dân sự nói
dung hợp đồng hợp tác.
chung.

13A1. Nêu được khái niệm trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng.
13A2. Chỉ ra được 4 điều kiện
phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng.
13A3. Nêu được các nguyên tắc bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
13A4. Trình bày được năng lực
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt

20


14.
Bồi
thường
thiệt hại
do hành
vi con

người và
tài sản
gây ra

hại.
13A5. Nêu được các loại thiệt hại
trong trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng.
13A6. Nêu được thời hiệu khởi
kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.

13B3. Xác định được thời
hạn bồi thường thiệt hại
trong trường hợp tính
mạng, sức khoẻ bị xâm
phạm.
13B4. Xác định được thời
hạn yêu cầu giải quyết
việc bồi thường thiệt hại
trong các trường hợp cụ
thể.
13B5. Lấy được ít nhất 2
ví dụ về phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại
do tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm.
13B6. Lấy được ít nhất 2
ví dụ về phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt

hại do tài sản bị xâm
phạm.

13C3. Đưa ra được nhận
xét cá nhân về mức bồi
thường thiệt hại về tinh
thần.
13C4. Đưa ra được quan
điểm của cá nhân trong
việc xác định năng lực
chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại và thời
hạn hưởng bồi thường
thiệt hại trong trường
hợp tính mạng, sức khoẻ
bị xâm phạm.
13C5. Chỉ ra được
những bất cập trong quy
định của pháp luật về
trách nhiệm bồi thường
thiệt hại (trong phần
những quy định chung)
và phương hướng hoàn
thiện.

14A1. Nêu được khái niệm bồi
thường thiệt hại do hành vi của con
người gây ra.
14A2. Nêu được các nội dung pháp
lí cơ bản về bồi thường thiệt hại do

vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng, bồi thường thiệt hại do vượt
quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
(điều kiện xác định hành vi là
phòng vệ chính đáng, tình thế cấp
thiết, nguyên nhân, hậu quả pháp
lý)
14A3. Nêu được các nội dung pháp
lí cơ bản về bồi thường thiệt hại do
dùng chất kích thích gây ra.
14A4. Nêu được các nội dung
pháp lí cơ bản về bồi thường thiệt
hại do người của pháp nhân; bồi
thường thiệt hại do người thi hành
công vụ gây ra; bồi thường thiệt
hại do người làm công, người học
nghề gây ra.
14A5. Nêu được các nội dung
pháp lí cơ bản về bồi thường thiệt

14B1. Tìm được ít nhất
hai tình huống cụ thể cho
mỗi trường hợp về bồi
thường thiệt hại do vượt
quá giới hạn phòng vệ
chính đáng, do vượt quá
yêu cầu của tình thế cấp
thiết.
14B2. Lấy được ít nhất 2
tình huống cho mỗi trường

hợp về bồi thường thiệt
hại do nhiều người cùng
gây thiệt hại, do người bị
thiệt hại có lỗi.
14B3. Lấy được ít nhất 2
tình huống cho mỗi trường
hợp về bồi thường thiệt
hại do người của pháp
nhân; cán bộ, công chức;
người thi hành công vụ
gây ra; người làm công,
người học nghề gây ra.
14B4. Lấy ít nhất 2 tình

14C1. Phát biểu được ý
kiến cá nhân về quy định
trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong trường
hợp vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng liên
quan đến mức bồi
thường (bồi thường toàn
bộ hay bồi thường phần
vượt quá).
14C2. Phân biệt được
trách nhiệm liên đới và
trách nhiệm riêng rẽ
trong trường hợp có
nhiều người gây ra thiệt
hại.

14C3. Đưa ra được quan
điểm cá nhân về những
khó khăn, vướng mắc khi
xác định bồi thường thiệt
hại do người thi hành
công vụ gây ra.
14C4. Phân biệt được

21


hại do làm ô nhiễm môi trường, huống cho mỗi trường hợp
do vi phạm quyền lợi người tiêu về bồi thường thiệt hại do
dùng, do xâm phạm thi thể, mồ người dưới 15 tuổi, người
mả.
mất năng lực hành vi dân
14A6. Hiểu được khái niệm thiệt sự gây ra, do người dùng
hại và trách nhiệm bồi thường chất kính thích gây ra.
thiệt hại do tài sản gây ra; Nêu và 14B5. Vận dụng các quy
hiểu được các điều kiện phát sinh định pháp luật dân sự để
trách nhiệm bồi thường thiệt hại giải quyết tình huống cụ
do tài sản gây ra.
thể về bồi thường thiệt hại
14A7. Nêu được khái niệm và do hành vi con người gây
liệt kê các loại nguồn nguy hiểm ra.
cao độ, khái niệm “giao cho
người khác chiếm hữu, sử dụng”; 14B6. Giải thích được tại
các điều kiện làm phát sinh trách sao pháp luật dân sự lại
nhiệm bồi thường thiệt hại do quy định bồi thường thiệt
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; hại do nguồn nguy hiểm

chủ thể phải bồi thường thiệt hại cao độ gây ra.
do nguồn nguy hiểm cao độ gây 14B7. Phân tích được từng
loại nguồn nguy hiểm cao
ra.
14A8. Trình bày được những nội độ theo quy định của pháp
dung cơ bản của quy định pháp luật.
luật bồi thường thiệt hại do súc 14B8. Vận dụng được quy
định pháp luật để giải
vật gây ra.
14A9. Nêu được những nội dung quyết các vụ việc cụ thể
cơ bản của quy định pháp luật bồi thường thiệt hại do
bồi thường thiệt hại do cây cối nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra.
gây ra.
14A10. Nêu được những nội 14B9. Xác định được các
dung cơ bản của quy định pháp trường hợp thiệt hại xảy ra
luật bồi thường thiệt hại do nhà liên quan đến nguồn nguy
cửa, công trình xây dựng khác hiểm cao độ được coi là
gây ra.
thiệt hại do tài sản gây ra
và thiệt hại do con người
gây ra.
14B10. Giải quyết được
tình huống cụ thể liên
quan đến bồi thường thiệt
hại do súc vật gây ra.
14B11. Lấy được ví dụ
minh họa và vận dụng
được quy định của pháp
luật để giải quyết các vụ

việc bồi thường thiệt hại
do cây cối gây ra.
22

người làm công, người
học nghề của pháp nhân
với người của pháp nhân.
14C5. Đưa ra được quan
điểm của cá nhân về
phương hướng hoàn
thiện pháp luật về bồi
thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường.
14C6. Xác định được các
trường hợp thiệt hại xảy
ra liên quan đến nguồn
nguy hiểm cao độ được
coi là thiệt hại do tài sản
gây ra và thiệt hại do con
người gây ra.
14C7. Giải quyết được
tình huống cụ thể liên
quan đến bồi thường
thiệt hại do súc vật gây
ra.
14C8. Lấy được ví dụ
minh họa và vận dụng
được quy định của pháp
luật để giải quyết các vụ
việc bồi thường thiệt hại

do cây cối gây ra.
14C9. Lấy ví dụ minh
họa và vận dụng được
các quy định của pháp
luật để giải quyết các vụ
việc bồi thường thiệt hại
do nhà cửa, công trình
xây dựng khác gây ra..


14B12. Lấy ví dụ minh
họa và vận dụng được các
quy định của pháp luật để
giải quyết các vụ việc bồi
thường thiệt hại do nhà
cửa, công trình xây dựng
khác gây ra.

6. TỔNG HỢP MỤC TIÊU NHẬN THỨC
Mục tiêu

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Tổng

Vấn đề 1


6

4

4

14

Vấn đề 2

8

5

5

18

Vấn đề 3

16

12

15

43

Vấn đề 4


23

13

11

47

Vấn đề 5

7

3

3

13

Vấn đề 6

11

6

7

24

Vấn đề 7


14

11

10

35

Vấn đề 8

12

12

11

35

Vấn đề 9

11

7

9

27

Vấn đề 10


9

10

6

25

Vấn đề 11

8

12

12

32

Vấn đề 12

3

5

5

13

Vấn đề 13


6

6

5

17

Vấn đề 14

10

12

7

29

Tổng

144

118

110

372

Vấn đề


7. HỌC LIỆU
A. GIÁO TRÌNH
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I và II, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2009.
2 Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2009.

3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 2), Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội, 2017 (tái bản có chỉnh sửa).
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO BẮT BUỘC
*
1
2

Sách
Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học về tài sản trong luật dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
Phạm Công Lạc, Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, Chương I và II, Nxb. Tư pháp,
Hà Nội, 2006.
23


3
4
5
6
7
8

Tưởng Duy Lượng, Bình luận một số án dân sự về hôn nhân và gia đình, Nxb. CTQG, Hà

Nội, 2001.
Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Nxb. Hà Nội, 2008.
Phạm Văn Tuyết, Thừa kế - Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng (Phần I và II), Nxb.
CTQG, Hà Nội, 2007.
Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang, Hướng dẫn môn học luật dân sự: học phần 1, Nxb. Lao
động, Hà Nội,2013
Nguyễn Minh Tuấn, Pháp luật thừa kế của Việt Nam - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb.
Lao động-xã hội, Hà Nội, 2009.
Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2014.

* Văn bản quy phạm pháp luật
1 Bộ luật dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn.
2 Hiến pháp năm 2013;
3 Luật cư trú năm 2006 và các văn bản hướng dẫn.
4 Luật cư trú sửa đổi năm 2013 và các văn bản hướng dẫn;
5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 và các văn bản
hướng dẫn.
6 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn.
7 Luật nuôi con nuôi năm 2010.
8 Luật doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn.
9 Luật hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn.
10 Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn.
11 Luật công chứng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn.
12 Luật giao dịch điện tử năm 2005 và các văn bản hướng dẫn.
13 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008.
14 Luật nhà ở năm 2014.
15 Pháp lệnh ngoại hối của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 28/2005/PL-UBTVQH ngày
13/12/2005 và các văn bản hướng dẫn.
16 Nghị định của Chính phủ số 01/2011/NĐ-CP ngày 05/01/2011 quy định về việc phát hành trái

phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.
17 Nghị định của Chính phủ số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 quy định về đăng kí và quản lí hộ
tịch.
18 Nghị định của Chính phủ số 18/2006/NĐ-CP ngày 10/02/2006 quy định về xử lí tài sản chìm
đắm ở biển.
19 Nghị định của Chính phủ số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử.
20 Nghị định của Chính phủ số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 về tổ chức và hoạt động của
tổ hợp tác.
21 Nghị định của Chính phủ số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 về xác định lại giới tính.
22 Nghị định của Chính phủ số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 quy định sửa đổi, bổ sung một
số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
23 Nghị định của Chính phủ số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 quy định về bán đấu giá tài sản.
24 Nghị định của Chính phủ số 96/2009/NĐ-CP về xử lí tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được
phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam.
25 Thông tư của Bộ tài chính số 88/2010/TT-BTC ngày 15/6/2010 hướng dẫn thực hiện một số
24


nội dung của Nghị định của Chính phủ số 96/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 về việc xử lí tài
sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và
vùng biển Việt Nam.
26 Quy định hướng dẫn tư vấn, kiểm tra sức khoẻ cho người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người
sống; hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết và người hiến xác ban hành kèm theo
Quyết định của Bộ trưởng Bộ y tế số 13/2008/QĐ-BYT ngày 12/3/2008.
*
1.
2.
3.

Website





C. TÀI LIỆU THAM KHẢO LỰA CHỌN
* Sách
1 Nguyễn Mạnh Bách, Luật dân sự Việt Nam lược khảo, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2004.
2 Nguyễn Ngọc Điện, Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ, Thành
phố Hồ Chí Minh, 2001.
3 Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận về tặng, cho và di chúc trong luật dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
4 Hoàng Thế Liên, Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỉ XV đến thời Pháp
thuộc, Nxb. CTQG, Hà Nội, 1998.
5 Phùng Trung Tập, Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay (Phần I
và II), Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2004.
6 Phạm Văn Tuyết, Thừa kế - quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, Nxb. CTQG, Hà
Nội, 2007.
7 Phùng Trung Tập, Luận bàn về các hình thức sở hữu và sở hữu chung hợp nhất của vợ
chồng, Nxb. Chính trị-hành chính, Hà Nội, 2011.
8 Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Nxb. Hà Nội, 2010.
9 Phùng Trung Tập, Luật Dân sự Việt Nam – Bình giải và áp dụng - Luật thừa kế , Nxb. Hà
Nội, 2016.
*
1
2
3
4
5
6
7


Đề tài nghiên cứu khoa học
Trường Đại học Luật Hà Nội, Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật dân sự Việt
Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà Nội, 2007.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân theo pháp luật dân
sự, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà Nội, 2008.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chế định pháp luật về hình thức sở
hữu trong BLDS năm 2005, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà Nội, 2010.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Đăng kí bất động sản - những vấn đề lí luận và thực tiễn, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà Nội, 2011.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân - một
số vấn đề lí luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà Nội, 2011.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Nghiên cứu chế định về thừa kế nhằm góp phần sửa đổi Bộ luật
dân sự 2005, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà Nội, 2012.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Quyền tình dục của trẻ vị thành niên - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà Nội, 2014.
25


×