Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề cương môn luật tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.31 KB, 8 trang )

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHỨNG
MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ (9 tiết)

1. Khái niệm, đặc điểm của họat động chứng minh trong tố tụng dân sự
1.1 Bản chất của họat động chứng minh trong tố tụng dân sự
Nhiệm vụ của Tòa án trong tố tụng dân sự là làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ
việc dân sự: có hay không không có, tồn tại hay không tồn tại các sự kiện, tình tiết mà các
bên nêu ra làm cơ sở cho yêu cầu của mình trước Tòa án. Chỉ trên cơ sở các tình tiết sự kiện
của vụ việc dân sự đã được làm rõ, Tòa án mới có thể áp dụng pháp luật phù hợp để giải
quyềt vụ việc: chấp nhận hay bác bỏ yêu cầu của các bên. Tòa án làm sáng tỏ sự thật khách
quan của việc dân sự bằng các chứng cứ do các bên thu thập, đề xuất và được kiểm tra đánh
giá theo trình tự do luật định.
Họat động thu thập, đề xuất, kiểm tra và đánh giá chứng cứ nhằm làm sáng tỏ các
tình tiết sự kiện cụ thể để làm cơ sở cho việc giải quyềt đúng đắn vụ việc dân sự của Tòa án
và những người tham gia tố tụng khác được gọi là họat động chứng minh trong tố tụng dân
sự.
Chứng minh là hoạt động tố tụng do Tòa án và các chủ thể tham gia tố tụng tiến hành,
làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án và yêu cầu, phản bác yêu cầu của các bên tham gia
tố tụng
- Họat động chứng minh trong tố tụng dân sự một dạng của họat động nhận thức thế
giới khách quan. Họat động chứng minh trong tố tụng dân sự là một quá trình nhận thức đi
từ thấp đến cao, là sự thống nhất biện chứng của nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
- Họat động chứng minh trong tố tụng dân sự bao gồm hoạt động tư duy và họat động
tố tụng của những người tiến hành tố tụng, đương sự và người tham gia tố tụng khác đại
diện hợp pháp của họ. Họat động chứng minh là một quá trình bao gồm các giai đọan: thu
thập chứng cứ, kiểm tra chứng cứ và đánh giá chứng cứ.
- Họat động chứng minh bắt đầu từ khi khởi kiện cho đến khi vụ án được giải quyết
bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
- Họat động chứng minh phải tuân thủ quy định của pháp luật
- Họat động chứng minh là hoạt động sử dụng chứng cứ
1.2 Đối tượng chứng minh


1.2.1 Khái niệm đốI tượng chứng minh
Tổng hợp các sự kiện pháp lý mà Tòa án cần phải làm sáng tỏ để làm cơ sở cho việc
giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự. Những tình tiết, sự kiện này cần phải làm sáng tỏ trong
quá trình tố tụng dân sự
Đối tượng chứng minh căn cứ vào:
- Theo yêu cầu của đương sự
- Xác định theo pháp luật nội dung
1.2.2 Những tình tiết, sự kiện không cần phảI chứng minh
- Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Toà án thừa nhận;
- Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định của Toà án
đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu
lực pháp luật;
- Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng
thực hợp pháp.
- Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện mà bên
đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh.
- Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện
được coi là sự thừa nhận của đương sự.
1.1 Chủ thể chứng minh
- Đương sự đưa ra yêu cầu
Đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra
chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.
Cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện bo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước
hoặc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải đưa ra chứng
cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
-Đương sự phản đối yêu cầu
Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản
đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.
-Đại diện đương sự
-Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

-Người làm chứng
-Người giám định
-Tòa án nhân dân
- Viện kiểm sát nhân dân
1.2 Phạm vi chứng minh
- Phạm vi chứng minh của Tòa án nhân dân: Toàn bộ nội dung vụ án thể hiện tập
trung ở hoạt động đánh giá chứng cứ và kết luận về nộI dung vụ việc
- Phạm vi chứng minh của đương sự: yêu cầu hoặc phản đối yêu cầu
- Phạm vi chứng minh của ngườI đạI diện: Trong phạm vi đại diện
- Phạm vi chứng minh của ngườI làm chứng: Những gì mà họ biết
- Phạm vi chứng minh của ngườI giám định: Căn cứ vào đốI tượng giám định
- Phạm vi chứng minh của ngườI bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
Theo yêu cầu của đương sự
2. Chứng cứ-công cụ của hoạt động chứng minh
2.1.Khái niệm
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ
quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của
đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho
việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.( điều 81 )
2.2.Đặc điểm của chứng cứ:
-Tính khách quan
Chứng cứ hình thành và tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ
quan của con người.
-Tính liên quan
Chứng cứ là những thông tin này làm cơ sở cho việc khẳng định sự tồn tại hoặc
không tồn tại của những sự kiện có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ việc dân sự. Các sự kiện,
tình tiết được coi là chứng cứ khi nó chứa đựng những nội dung gắn liền vớI việc giảI quyết
của vụ án.
-Tính hợp pháp.

Không phải bất kỳ thông tin thực tế nào liên quan đến các tình tiết sự kiện của vụ án
đều có thể làm căn cứ cho Tòa án giải quyềt vụ án mà chỉ có những thông tin thực tế được
thu thập, kiểm tra và đánh giá theo trình tự do luật định. Mặt khác, chỉ có những thông tin
thực tế thu thập từ những nguồn do luật định mới có thể được coi là chứng cứ.
2.3 Phân loại chứng cứ.
Phân loại chứng cứ vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn Chứng cứ có thể
phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.
- Theo nguồn gốc chứng cứ:
Chứng cứ được chia thành chứng cứ theo người và chứng theo vật.
Chứng cứ theo ngườI: Là những chứng cứ được rút ra từ con ngườI như: lời khai của
đương sự, nhân chứng, kềt luận của giám định.
Chứng cứ theo vật: Là những chứng cứ được rút ra từ các vật khác nhau của thế giớI
vật chất (vật chứng)
Vật chứng: vật hoặc tài liệu chứa đựng những thông tin thực tế về sự việc và tình tiềt
của vụ việc dân sự. Những thông tin thực tế được thể hiện thông qua những ký hiệu( ký tự )
và biểu đạt những ý nghĩ, ý tưởng nhất định. Sự biểu đạt ý nghĩ, ý tưởng gắn liền với những
con người cụ thể là tác giả của nó.
Ý nghĩa:
+Tùy thuộc vào từng vụ án mà chứng cứ có thể thu thập ở ngườI hoặc vật hoặc ở cả
ngườI và vật
+Nếu xác định sai nguồn sẽ không thu thập được chứng cứ
- Theo tính chất hình thành chứng cứ:
Chứng cứ được chia thành chứng cứ gốc và chứng cứ thuật lại.
Chứng cứ gốc là những sự kiện thực tế đầu tiên về sự kiện cần chứng minh
Chứng cứ thuật lạI là những chứng cứ được sao chép lạI từ những chứng cứ khác
Chứng cứ thuật lại là chứng cứ được hình thành, phản ánh không phải do tác động
trực tiếp của những tình tiềt sự kiện cần phải chứng minh đến nguồn chứng cứ mà tác động
qua một khâu trung gian nhầt định.
Ý nghĩa
+ Chứng cứ càng xa gốc mức độ tin cậy càng kém

+ Ưu tiên thu nhập chứng cứ gốc.
-Theo hình thức liên hệ giữa thông tin thực tế với những tình tiết sự kiện cần phải
chứng minh:
Chứng cứ được chia thành chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp.
Chứng cứ trực tiếp là những chứng cứ mà dựa vào đó Tòa án rút ra được một kết luận
xác thực là có hay không có những tiết làm căn cứ để giảI quyết vụ án
Chứng cứ gián tiếp là những chứng cứ mà dựa vào đó Tòa án không rút ra được một
kết luận xác thực mà rút ra được nhiều giả thiết, những giả thiết này so sánh, đốI chiếu vớI
những chứng cứ khác mớI rút ra được một kết luận xác thực.
Ý nghĩa:
+Chứng cứ trực tiếp có giá trị chứng minh cao hơn chứng cứ gián tiếp
+Ưu tiên thu thập chứng cứ trực tiếp
2.2. Nguồn chứng cứ
2.2.1. Khái niệm về nguồn chứng cứ
Nguồn chứng cứ là hình thức tồn tại của chứng cứ, hình thức chứa đựng chứng cứ.
Chứng cứ chỉ có thể hình thaønh và thu thập từ những nguồn được pháp luật quy định.
2.2.2. Các nguồn chứng cứ
-Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;
-Các vật chứng;
-Lời khai của đương sự;
-Lời khai của người làm chứng;
-Kết luận giám định;
-Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
-Tập quán;
-Kết quả định giá tài sản;
-Các nguồn khác mà pháp luật có quy định
2.2.3 Nguyên tắc xác định chứng cứ
-Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao
có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác
nhận.

-Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm
theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu
âm, thu hình đó.
-Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
-Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được
ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình hoặc khai bằng lời
tại phiên toà.
-Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo
đúng thủ tục do pháp luật quy định.
-Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định
được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên
tham gia thẩm định.
-Tập quán được coi là chứng cứ nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận.
+Cộng đồng là tập thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó
thành một khối trong sinh hoạt xã hội tại nơi có tập quán;
+Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh
hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy
ước chung của cộng đồng;
+Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương
mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên
thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại;
+Tập quán thương mại quốc tế là thông lệ, cách làm lặp đi, lặp lại nhiều lần trong
buôn bán quốc tế và được các tổ chức quốc tế có liên quan thừa nhận;
+Chỉ chấp nhận tập quán không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Đối với những vấn đề
mà đương sự viện dẫn tập quán nhưng đã có văn bản quy phạm pháp luật quy định, thì Toà
án phải áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó để giải quyết mà không áp
dụng tập quán.
-Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá được tiến hành theo
thủ tục do pháp luật quy định hoặc văn bản do chuyên gia về giá cả cung cấp
CHƯƠNG 2: NỘI DỤNG HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG

DÂN SỰ (9 tiết)
2.1. Hoạt động cung cấp chứng cứ
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Thủ tục cung cấp chứng cứ
- Giai đoạn khởi kiện
- Giai đoạn chuẩn bị xét xử
- Tại phiên tòa
- Cung cấp chứng cứ tại thủ tục phúc thẩm
- Cung cấp chứng cứ tại thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
2.2. Hoạt động thu thập chứng cứ
2.2.1. Khái niệm
2.2.2. Thu thập chứng cứ của Tòa án và phương pháp thu thập
Các hình thức Tòa án thu thập chứng cứ:
+Lấy lờI khai của đương sự: Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi
đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự
viết bn khai và ký tên của mình. Trong trường hợp đương sự không thể tự viết được thì
Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào
những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký
Toà án ghi lại lời khai của đưng sự vào biên bản. Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại
trụ sở Toà án, trong trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Toà
án.
+Lấy lờI khai của ngườI làm chứng: Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy
cần thiết, Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của người làm chứng tại trụ sở Toà án hoặc
ngoài trụ sở Toà án.
Thủ tục lấy lời khai của người làm chứng được tiến hành như việc lấy lời khai của
đương sự
Việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ mười tám tuổi, người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc
người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó.
+ĐốI chất

+Xem xét, thẩm định tạI chỗ: Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải do Thẩm phán
tiến hành với sự có mặt của đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có
đối tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để
đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.
+Trưng cầu giám định: Theo sự thoả thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo
yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định.
Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối
tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của
người giám định.
+Định giá tài sản: Toà án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp trong các
trường hợp sau đây:
Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
Các bên thoả thuận theo mức giá thấp nhằm mục đích trốn thuế hoặc giảm mức đóng
án phí.
Hội đồng định giá do Toà án quyết định thành lập gồm Chủ tịch Hội đồng và các
thành viên là đại diện c quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan. Hội đồng
định giá chỉ tiến hành định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng. Trong
trường hợp cần thiết, đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã ni có tài sản định giá được mời
chứng kiến việc định giá. Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến
hành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về
giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá.
+Ủy thác thu thập chứng cứ: Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Toà án có thể
ra quyết định uỷ thác để Toà án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền lấy lời khai của đương
sự, của người làm chứng, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu
thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự.
Toà án có thể trực tiếp hoặc bằng văn bản yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang
quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ.
2.2.3. Bảo quản, bảo vệ chứng cứ
2.2.4. Những nội dung cần xác minh, thu thập chứng cứ
- Quan hệ pháp luật tranh chấp giữa các đương sự

- Thành phần tư cách đương sự
- Những vấn đề cần phải chứng minh
2.3 Hoạt động nghiên cứu chứng cứ
2.3.1. Khái niệm
Là việc xác định các thuộc tính của chứng cứ, mốI liên hệ của chứng cứ
Nghiên cứu chứng cứ là một phần không thể thiếu được của quá trình chứng minh,
là sự nhận thức trực tiếp của chủ thể họat động chứng minh về chứng cứ ở những góc độ
sau đây: tính liên quan, tính hợp pháp, tính tòan diện, tính đầy đủ của chứng cứ.
Chủ thể nghiên cứu chứng cứ là Tòa án nhân dân. Việc nghiên cứu chứng cứ có thể
diễn ra trước phiên tòa hoặc tại phiên tòa
Việc nghiên cứu chứng cứ có thể chứng cứ tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau
như trực tiếp nghe lời khai của các bên đương sự, lời khai của nhân chứng, trình bày kết
luận của giám định viên, nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, trực tiếp đọc các tài liệu, bằng cách
xem xét trực tiếp vật chứng, xem các băng hình đĩa hình, hỏI những ngườI tham gia tố tụng.
Phương pháp nghiên cứu có thể là so sánh, phân tích, đối chiếu, đối chất, xem xét thẩm định
tại chỗ, trưng cầu giám định, định giá tài sản….
Kiểm tra chứng cứ có ý nghĩa: kiểm tra kết quả của giai đọan cung cấp chứng cứ và
là tiền đề cho giai đọan tiếp theo, đánh giá chứng cứ.
2.3.2. Yêu cầu của việc nghiên cứu chứng cứ
2.3.3. Nội dung của hoạt động nghiên cứu chứng cứ
2.3.4. Trình tự nghiên cứu chứng cứ
2.4. Đánh giá chứng cứ
2.4.1. Khái niệm
2.4.2. Nguyên tắc đánh giá chứng cứ
Là giai đọan cuối cùng của quá trính chứng minh. Trên cơ sở keát quả kiểm tra, các
chủ thể họat động chứng minh đi đến kềt luận về các thuộc tính cũng như tính xác thực của
các chứng cứ, mối liên hệ giữa chúng với nhau, về sự tồn tại hay không tồn tại của các sự
kiện, tình tiết thuộc đối tượng chứng minh. Bản chất của đánh giá chứng cứ là hoạt động tư
duy logic diễn ra dưới hình thức các hành vi tố tụng, chịu sự tác động của pháp luật. Đánh
giá chứng chứ là quá trình hai mặt: mặt nội dung (tư duy logic) và mặt hình thức (mặt pháp

luật )
2.4.2. Nguyên tắc đánh giá chứng cứ
2.4.3. Phương pháp đánh giá chứng cứ
Hỏi: Thế nào là thụ lý vụ án?
Trả lời: Trong quá trình tố tụng, thụ lý vụ án là công việc đầu tiên của tòa án
và nếu không có nó thì sẽ không có các bước tiếp theo của thủ tục tố tụng. ý nghĩa
pháp lý quan trọng của thụ lý vụ án là nó đặt trách nhiệm cho tòa án phải giải quyết
vụ án trong thời hạn luật định.
Khi nhận được đơn khởi kiện, tòa án nghiên cứu kỹ đơn kiện, xem xét tư
cách pháp lý của người khởi kiện, xác định thẩm quyền của tòa án mình đối với
việc giải quyết vụ án, để quyết định thụ lý, hay trả lại đơn kiện. Nếu vụ án thuộc
thẩm quyền giải quyết của mình thì tòa án phải thông báo ngay cho người khởi
kiện đến làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
nhận được giấy báo của tòa án về việc nộp tiền, người khởi kiện phải nộp tiền tạm
ứng án phí. Nếu người khởi kiện được miễn, hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án
phí, thì tòa án phải thụ lý ngay vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu,
chứng cứ kèm theo.
Trong thời hạn 3 ngày (không tính ngày nghỉ), kể từ ngày thụ lý, Chánh án
tòa án phải phân công một thẩm phán giải quyết vụ án. Trong quá trình giải quyết,
nếu thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được, thì Chánh án
phải phân công thẩm phán khác đảm nhiệm. Trường hợp đang xét xử mà không có
thẩm phán dự khuyết thì vụ án được xét xử lại từ đầu.
Trong thời hạn 3 ngày (không tính ngày nghỉ), kể từ ngày thụ lý, tòa án phải
thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan biết việc thụ lý vụ án. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận
được thông báo, người được thông báo phải nộp cho tòa án văn bản ghi ý kiến của
mình đối với yêu cầu của người khởi kiện. Nếu muốn gia hạn, thì người được
thông báo phải có đơn gửi tới tòa án, nêu rõ lý do. Việc gia hạn, nếu được chấp
nhận thì cũng không quá 15 ngày. Người được thông báo có quyền yêu cầu tòa án
cho xem, ghi chép, sao chụp đơn kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn kiện.

Thế nào là thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm?
Tại phiên toà giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, một thành viên của Hội đồng xét
xử trình bày nội dung vụ án, nội dung của kháng nghị và đại diện Viện kiểm sát
phát biểu ý kiến; nếu Toà án đã triệu tập những người tham gia tố tụng có liên
quan đến việc kháng nghị, thì những người này được trình bày ý kiến trước khi đại
diện Viện kiểm sát phát biểu. HộIđồngxétxửthảoluậnvàraquyếtđịnh.
* Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật,
nhưng bị kháng nghị, vì phát hiện có
viphạmphápluậtnghiêmtrọngtrongviệcxửlývụán.
* Tái thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bị
kháng nghị, vì có những tình tiết mới được phát hiện, có thể làm thay đổi cơ bản
nội dung của bản án hoặc quyết định, mà Toà án không biết được
khirabảnán,hoặcquyếtđịnhđó.
* Sản phẩm pháp luật tố tụng của phiên toà sơ thẩm; phiên toà phúc thẩm là
bản án; còn của Toà giám đốc thẩm, Toà tái thẩm là một quyết định tố tụng. Toà
giám đốc thẩm, Toà tái thẩm không phải là các cấp xét xử theo quy định của pháp
luật Việt Nam.

×