Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng hóa chất chống cháy, lượng keo tráng đến động học quá trình cháy ván LVL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

TRẦN VIỆT HƯNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG HÓA CHẤT
CHỐNG CHÁY, LƯỢNG KEO TRÁNG ĐẾN ĐỘNG HỌC
QUÁ TRÌNH CHÁY VÁN LVL

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Hà Nội – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

TRẦN VIỆT HƯNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG HÓA CHẤT
CHỐNG CHÁY, LƯỢNG KEO TRÁNG ĐẾN ĐỘNG HỌC
QUÁ TRÌNH CHÁY VÁN LVL


Chuyên ngành: Kỹ thuật máy, thiết bị và công nghệ gỗ, giấy
Mã số: 60 52 24

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN VĂN CHỨ

Hà Nội - 2012


i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp, đến nay tôi đã hoàn thành
bản luận văn thạc sỹ. Nhân dịp này, cho phép tôi xin trân trọng bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Trần Văn Chứ, người
đã trực tiếp tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các nhà khoa học thuộc
Trường Đại học Lâm nghiệp, các cơ sở chế biến gỗ đã quan tâm, hỗ trợ, giúp
đỡ về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và tập thể cán bộ giáo viên Khoa
Chế biến Lâm sản, Trung tâm thí nghiệm thực hành Khoa Chế biến Lâm sản,
Bộ môn Công nghệ đồ mộc và thiết kế nội thất, Bộ môn Khoa học gỗ và công
nghệ vật liệu, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm và chuyển giao công nghệ
công nghiệp rừng - Trường Đại học Lâm nghiệp, Tổng công ty Cổ phần Kim
khí Văn Điển, Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Đạt cùng toàn thể bạn bè
đồng nghiệp, cộng tác viên và người thân đã hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành
bản luận văn này.
Tôi xin cam đoan, đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2012
Tác giả

Trần Việt Hưng


ii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt .................................................................. iv
Danh mục các bảng ........................................................................................... v
Danh mục các hình ........................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................... 2
1.1. Tình hình nghiên cứu .............................................................................. 2
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................... 2
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước................................................. 7
1.1.3. Định hướng nghiên cứu .................................................................. 11
Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 13
2.1. Mục tiêu, nội dung, phạm vi và phương pháp nghiên cứu ................... 13
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 13
2.1.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 13
2.1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................. 14
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 15

2.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................. 27
2.3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................ 27
2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................ 28
Chương 3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................. 29
3.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .................................................... 29
3.1.1. Những khái niệm cơ bản về ván LVL ............................................. 29
3.1.2. Công nghệ sản xuất ván LVL ......................................................... 31


iii
3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ván LVL ............................ 32
3.2. Lý thuyết chống cháy cho gỗ và ván LVL .......................................... 39
3.2.1. Cơ chế chống cháy ......................................................................... 39
3.2.2 Một số phương pháp chống cháy cho ván LVL............................... 43
3.2.3. Một số hoá chất chống cháy........................................................... 46
3.2.4 Các phương pháp chống cháy cho gỗ và một số sản phẩm từ gỗ.........46
3.3. Ảnh hưởng của chất chậm cháy đến tính chất gỗ ................................. 51
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 57
4.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất ván LVL...................................................... 57
4.2. Thông số sản phẩm ............................................................................... 57
4.3. Nguyên liệu ........................................................................................... 57
4.3.1. Một số đặc điểm, cấu tạo, tính chất vật lý, cơ học của gỗ Keo lai 57
4.3.2. Chất kết dính .................................................................................. 64
4.4. Mô tả thực nghiệm tạo ván LVL .......................................................... 64
4.4.1. Tạo ván mỏng ................................................................................. 64
4.4.2. Tẩm hóa chất .................................................................................. 65
4.4.3. Sấy, cắt và phân loại ván mỏng ..................................................... 66
4.5. Kiểm tra sản phẩm ................................................................................ 71
4.6. Kết quả kiểm tra các tính chất của ván LVL ........................................ 71
4.6.1. Kết quả kiểm tra khối lượng thể tích .............................................. 71

4.6.2. Kết quả kiểm tra trương nở ............................................................ 72
4.6.3. Kết quả kiểm tra độ bền uốn tĩnh theo chiều mặt ván ................... 75
4.6.4. Kết quả kiểm tra độ bền kéo trượt màng keo ................................. 78
4.6.5. Kết quả kiểm tra tính chậm cháy.................................................... 81
4.6.6. Kết quả kiểm tra mức độ lão hoá màng keo .................................. 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Stt

Ký hiệu

Ý nghĩa

Đơn vị

1

LVL

Laminated Veneer Lumber

2

KC


Kiể m chứng (1,2,3,4,5)

3

STT

Số thứ tự

4

ĐTTK

5

X

6

Max

Trị số cực đại

7

Min

Trị số cực tiểu

8


P%

Hệ số chính xác

9

S

Sai số của số trung bình mẫu

10

S*

Sai tiêu chuẩn mẫu

11

S%

Hệ số biến động

12

C(95%)

13

pH


Chỉ số độ axít, bazơ hoặc trung tính

14

N

Nồng độ

%

15

MC

Độ ẩ m

%

16



Thời gian

17

T

Nhiệt độ


18

P

Áp suất

MPa

19

MOR

Độ bền uốn tĩnh

MPa

20

k

Độ bền kéo trượt màng keo

MPa

21

U-F

22


PVAc

Polyvinylaxetat

23

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

Đặc trưng thống kê
Giá trị trung bình mẫu

Sai số cực hạn của ước lượng với độ tin cậy 95%

Urea-Formaldehyde

Phút
0

C


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang


2.1

Bảng qui hoạch thực nghiệm

26

2.2

Mức, bước thay đổi các biến số

26

2.3

Ma trận quy hoạch thực nghiệm

27

3.1

So sánh tính chất của gỗ xẻ và LVL

30

4.1

Thông số hình dạng thân cây

58


4.2

Một số tính chất vật lý của gỗ Keo lai

59

4.3

Một số tính chất cơ học của gỗ Keo lai

60

4.4

Thông số kỹ thuật của máy ép nhiệt BYD 113

70

4.5

Kết quả kiểm tra khối lượng thể tích ván LVL

71

4.6

Kết quả kiểm tra trương nở ván LVL

73


4.7

Kết quả kiểm tra độ bền uốn tĩnh

76

4.8

Kết quả kiểm tra độ bền kéo trượt màng keo

79

4.9

Kết quả kiểm tra tổn thất khối lượng của ván LVL

82

4.10

Kết quả kiểm tra độ lão hóa màng keo

85


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Nội dung


Hình
1.1
2.1

Cơ chế chống cháy cho gỗ và sản phẩm gỗ của Browe F.C
Dụng cụ và thiết bị kiểm tra khả năng
chậm cháy của ván LVL

Trang
5
16

2.2

Mẫu kiểm tra độ bền kéo trượt màng keo

17

2.3

Sơ đồ bố trí mẫu thử và thiết bị đo độ bền uốn tĩnh

19

2.4

Thiết bị đo chiều dày ván LVL

20


2.5

Mẫu thử mức độ lão hoá màng keo

21

3.1

Sơ đồ công nghệ sản xuất ván LVL

32

3.2

Sơ đồ cháy của gỗ và biện pháp phòng ngừa

40

4.1

Sơ đồ quá trình tạo ván LVL chậm cháy băng hóa chất BB

57

4.2

Tẩm hỗn hợp hóa chất boric, borax vào ván mỏng

65


4.3

Cắt ván mỏng theo thiết kế sản phẩm ván LVL

67

4.4

Tráng keo cho ván mỏng để tạo ván LVL

68

4.5

Xếp ván mỏng để tạo ván LVL

69

4.6

Máy ép nhiệt thí nghiệm BYD 113

70

4.7

Đồ thị kết quả kiểm tra khối lượng thể tích ván LVL

72


4.8
4.9
4.10
4.11
4.12

Quan hệ giữa nồng độ hóa chất chậm cháy, lượng keo tráng
với trương nở chiều dày của ván LVL
Quan hệ giữa nồng độ hóa chất chậm cháy, lượng keo tráng
với độ bền uốn tĩnh theo chiều mặt ván của ván LVL
Quan hệ giữa nồng độ hóa chất chậm cháy, lượng keo tráng
với độ bền kéo trượt màng keo của ván LVL
Quan hệ giữa nồng độ hóa chất chậm cháy, lượng keo tráng
với tính chậm cháy của ván LVL
Quan hệ giữa nồng độ hóa chất chậm cháy, lượng keo tráng
với mức độ lão hóa màng keo của ván LVL

74
77
80
83
86


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, gỗ là một dạng vật liệu tự nhiên với nhiều thuộc
tính quý, trong quá khứ cũng như hiện tại gỗ đã và đang được con người sử
dụng với một số lượng lớn cho nhiều mục đích khác nhau như xây dựng, giao
thông vận tải, kiến trúc, thể thao,… Ngày nay, gỗ nhân tạo đã và đang được

sử dụng phổ biến để dần thay thế gỗ tự nhiên. Mặc dù có nhiều ưu điểm
nhưng gỗ nhân tạo cũng tồn tại không ít nhược điểm. Những nhược điểm chủ
yếu như tính hút ẩm, tính không ổn định về kích thước, tính dị hướng, dễ bị
mục, dễ cháy, màu sắc không đồng đều, cường độ không cao.
Chính vì vậy để cải thiện tính chất gỗ, người ta phải dùng các biện pháp
biến tính thông qua các tác động vật lý, hóa học khác nhau. Trong số các
hướng biến tính gỗ thì biến tính chậm cháy cho ván LVL nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm LVL đang là một một hướng nghiên cứu rất cấp thiết bởi
hàng năm sự thiệt hại về người và của do hỏa hoạn liên quan đến đồ gỗ là rất
nghiêm trọng.
Với mong muốn có những kết luận cơ bản của quá trình xử lý ván với
gỗ ở Việt Nam, bắt đầu từ gỗ rừng trồng trong luận văn chúng tôi đã chọn gỗ
Keo lai, một loại gỗ rừng trồng đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta với
nhiều ưu điểm về tốc độ sinh trưởng, trữ lượng,…để sản xuất ván LVL xử lý
bằng hóa chất Na2B4O7. 10H2O và H3BO3.
Từ vấn đề tồn tại trên, được sự cho phép của trường Đại học Lâm
nghiệp, Khoa Đào tạo Sau Đại học và sự hướng dẫn của thầy giáo, PGS. TS.
Trần Văn Chứ, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của lượng hóa chất chống cháy, lượng keo tráng đến động học quá trình
cháy ván LVL”.


2
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trong những năm gần đây, công nghệ biến tính gỗ bằng cơ học, vật lý,
hóa học, sinh học… đã và đang phát triển rất mạnh mẽ; đặc biệt từ khi chúng
ta chuyển từ việc sử dụng gỗ rừng tự nhiên sang sử dụng gỗ mọc nhanh rừng

trồng có khối lượng thể tích thấp. Nhằm nâng cao độ bền tự nhiên và giá trị sử
dụng lâm sản.
Công nghệ biến tính đang được nghiên cứu theo nhiều phương pháp
khác nhau; phần lớn các loại hóa chất có khả năng thấm vào gỗ. Song, việc
nghiên cứu xác định các hóa chất dùng trong công nghệ biến tính gỗ nhằm
thỏa mãn các tiêu chí: nâng cao độ bền cơ học, khả năng ổn định kích thước,
khả năng chống cháy, khả năng bảo quản, không tác động xấu tới môi trường,
công nghệ đơn giản, giá thành hợp lý… vẫn còn là một bài toán khó, cần tiếp
tục được nghiên cứu.
Do vậy, nghiên cứu xác định một số loại hóa chất thích hợp cho công
nghệ biến tính gỗ là một vấn đề nghiên cứu cần thiết, có giá trị khoa học và
thực tiễn.
- S.Nami Katal, Tsuyoshi Yoshimurab and Yuji Imamurab (2008): đã
sử dụng thành phần Silic kết hợp với Boron để xử lý biến tính gỗ. Kết quả
nghiên cứu đã khẳng định: khi dùng hỗn hợp Silic kết hợp với Boron để xử lý
biến tính gỗ đã làm tăng khả năng chống mối, mọt; khả năng chống nấm mốc
và tăng độ bền tự nhiên của gỗ.
- Wu jian Shen, Liu yan Jei (1991): đã nghiên cứu sử dụng
(NH4)2HPO4, H3BO3, Na2B4O7.10H2O, AL(OH)3… để biến tính và tăng khả
năng chậm cháy cho gỗ.


3
Khurshid Akhter (2005) ngâm tẩm gỗ Cao Su trong dung dịch thuốc
bảo quản Boric-Borax (1:1), nồng độ 5% trong thời gian 2, 4, 6, 8 ngày đã có
kết luận thời gian ngâm tẩm tăng thì độ thấm thuốc tăng.
Ergun Baysal, Mustafa Kemal Yalinkilic, Mustafa Altinok, Huseyin
Peker, Mehmet Colak (2005), xử lý Wood polymer composite (WPC) bằng
hỗn hợp Boric-Borax nồng độ 1%, sau đó đánh giá tính chất vật lý, cơ học,
sinh học và khả năng chậm cháy của gỗ qua xử lý. Kết quả thu được cho thấy,

gỗ xử lý với hỗn hợp BB có khả năng chống 2 loại nấm Tyromycetes palustris
và Coriolus versicolor, đồng thời khả năng chống cháy của gỗ tăng. Tuy
nhiên, hệ số chống trương nở ASE, độ bền uỗn tĩnh, modun đàn hồi lại giảm.
Zeki Candan, Nadir Ayrilmis, Turgay Akbulut, nghiên cứu về khả năng
ổn định kích thước của ván định hướng (OSB) khi xử lý chậm cháy. Ván OSB
được sản xuất từ gỗ Sồi, xử lý chậm cháy bằng các loại hợp chất
Diammonium phosphate (DAM), Monoammonium phosphate (MAP), hỗn
hợp Boric-Borax (1:1), Lime Water. Khả năng ổn định kích thước của ván sau
xử lý kiểm tra qua việc đánh giá tỉ lệ giãn dài (LE), tỉ lệ trương nở chiều dày
(TS). Xử lý bằng hỗn hợp Boric-Borax dẫn đến tỉ lệ giãn dài ván tăng, tỉ lệ
trương nở chiều dày nhỏ hơn mẫu không xử lý nhưng lại cao hơn mẫu xử lý
bằng DMP, MAP.
- Haruhiko Yamaguchi và cộng sự (2003), nghiên cứu sử dụng hỗn
hợp axit silicic và axit boric để tẩm vào gỗ và kết quả thủ nghiệm đánh giá
hiệu lực phòng chống mối và khả năng chống cháy cho gỗ của hỗn hợp được
đánh giá tốt
Qingwen Wang, Jian Li, Jerrold E.Winady (2004), nghiên cứu về co
chế kháng cháy của hỗn hợp Boric – Borax. Hợp chất Boron là thành phần cơ
bản của rất nhiều chất chống cháy cho gỗ và các vật liệu nguồn gốc cellulose
khác. Muối Borax có tác dụng hạn chế sự cháy có ngọn nhưng lại có thể làm


4
tăng sự cháy âm ỷ hoặc cháy lan tỏa. Boric axit lại có tác dụng ngăn chặn sự
cháy lan tỏa nhưng chỉ có tác dụng nhỏ đối với việc hạn chế sự cháy có ngọn.
Chính vì vậy, sự kết hợp giữa borax và boric axit thường được sử dụng trong
các hợp chất chống cháy.
Lịch sử phát triển về chống cháy cho gỗ, sản phẩm gỗ nói chung có thể
bắt đầu từ năm 1907. Lúc đó, người ta cho MgO, MgCl2, MgBr2 vào trong
các loại ván. Do có thành phần Halozen thể hiện tính chống cháy rõ rệt và

ngay lập tức được các nhà sản xuất chấp nhận.
Năm 1940, các công trình nghiên cứu hãng “Bankroft” đã công bố một
số chất chống cháy vô cơ, như chất chống cháy muối Bazơ. Các sáng chế của
Z.A.Rogovin cùng các cộng tác viên đã tạo ra các chất chống cháy hữu cơ,
như: Cloparaphin.
Năm 1953, Anon đã đưa ra một số chất chống cháy vô cơ, như: chất
chống cháy nhóm Bo, hợp chất kim loại.
Đến năm 1960, S.M.Gorxin đã công bố các chất chống cháy vô cơ như:
chất chống cháy hệ P – N, nhóm halozen.
Ở thế kỷ 19, Kian đã tẩm gỗ với dung dịch 1% HgCl 2 trong thùng xây
bằng gạch. Bunet (1838) tẩm gỗ trong dung dịch 2% ZnCl 2 trong thùng tẩm
bằng gỗ. Bryan (1830) đã miêu tả sự thấm thuốc creosote của một số loại gỗ
khác nhau với thời gian ngâm khác nhau.
Bryan là người đầu tiên được cấp bằng sáng chế phương pháp tẩm chân
không áp lực (1831). Phương pháp này còn gọi là phương pháp tế bào đầy, nó
mang lại hiệu quả cao trong việc ngâm tẩm gỗ với thời gian ngắn. Chín năm
sau, Bunet cũng dùng phương pháp này khi ngâm tẩm gỗ bằng dung dịch
ZnCl2.
Như vậy, trong khoảng từ năm 1800 - 1930, các nhà khoa học đã khá
thành công khi tổng hợp được một cách cơ bản các lý thuyết về cơ chế chống


5
cháy, tuy nhiên, các giải thích về cơ chế chống cháy mới chỉ dừng lại ở một
đến hai hướng và chỉ đúng cho một vài vật liệu. Phải từ những năm 1970, các
cơ chế chống cháy cho gỗ và sản phẩm từ gỗ mới được dần hoàn thiện. Theo
đánh giá của nhiều nhà khoa học, cơ chế chống cháy của F.C Browe năm
1982 được mô tả ở hình 1.1 là hoàn thiện nhất, trong cơ chế này Browe đã
đưa ra đầy đủ các hướng về cơ chế phòng chống 3 ngọn lửa, cơ chế chống nổ,
cơ chế ngăn cản cháy bề mặt [8], [12], [19]:

Cơ chế
phòng,
chống 3
ngọn lửa


chế
chống
cháy
nổ

Cơ chế
ngăn cản
cháy bề mặt

Cơ chế
chống nổ

Tác dụng vật lý

Tác dụng khí
Tác dụng
hóa học
Tác dụng
vật lý

Ngăn cách
nhiệt

Tác dụng

che phủ

Thu nhiệt
Tác dụng nhiệt
Loãng khí

Truyền
dẫn nhiệt

Ngăn chặn phản ứng nối
mạch
Tách nước, cácbon hóa

Tác dụng hóa học

Tác dụng vật lý

Kết hợp liên kết gốc
hydro

Hình 1.1. Cơ chế chống cháy cho gỗ và sản phẩm gỗ của Browe F.C 1982

Từ những năm 1930 đến nay, có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau
về chống cháy cho gỗ. Người ta đã tìm ra đến trên 130 loại hỗn hợp chất
chậm cháy BB có thể được sử dụng để làm chất chống cháy, trong đó phần
lớn đều là các hợp chất có gốc phosphate, sulphate, chloride, borax hoặc các
hợp chất của kẽm (như ZnCl2).
Riêng đối với các sản phẩm ván nhân tạo, do ra đời muộn hơn nên phải
đến những năm 1907 người ta mới chủ trương cho MgO, MgCl 2, MgBr2 vào



6
trong các loại ván tương tự như ván amiăng bây giờ. Do có thành phần
halogen thể hiện tính chống cháy rõ rệt và ngay lập tức được các nhà sản xuất
chấp nhận [8], [12], [19].
Trong những năm đó, có thể kể đến các nghiên cứu như:
Nghiên cứu của Seiichi Satonaka, Toshiharu Endoh năm 1983 về khả
năng sử dụng hợp chất Boron làm chất chống cháy cho vật liệu có nguồn gốc
cellulose. LeVan và Collet năm 1989, LeVan và Winady năm 1990 nghiên
cứu ảnh hưởng của hàm lượng axit trong hóa chất chống cháy đến tính chất
gỗ. Paul A. Cooper năm 1996 thực hiện nghiên cứu đánh giá độ trương nở của
gỗ khi xử lý chậm cháy cho bằng phương pháp chân không áp lực với các
dung dịch MAP 8%, PEG 10%. Winady và cộng sự năm 1991, Sweet và
Winady năm 1999 nghiên cứu về ảnh hưởng của việc xử lý chậm cháy bằng
MAP (mono ammonium phosphate) đến độ bền cơ học gỗ; J. Miljković và
cộng sự năm 2005, nghiên cứu về ảnh hưởng của việc xử lý chậm cháy đến
tính chất ván mỏng gỗ sồi và gỗ dương...
Tại các nước thuộc Liên Xô cũ, theo tài liệu chúng tôi tìm hiểu được,
trong những năm 1970 đến 1980, các nhà khoa học đã tạo ra chất chống cháy
dạng acid phosphoric đa tụ. Chất này được tạo ra do các phản ứng của Urê,
Mêlamin với axít phốtphoríc (H3PO4). Chất chống cháy này được sử dụng
nhiều để xử lý các loại vải chống cháy, sử dụng trong ván dăm, ván sợi. Từ
những năm 1970 trở lại đây, hợp chất đa tụ nhóm P-N, chất chống cháy có
công thức phân tử (NH4)n+2PnO3n+1 được tạo ra. Nó là một hợp chất dạng
bột màu trắng, có khả năng chống cháy tốt, khả năng tan trong nước 0.1 – 6%.
Vào những năm 1970, các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra các loại keo kí
hiệu U.D.PF, MDPF, H3PO4.PFAC, H3BO3MFAC, H3PO4.MFAC có khả
năng chống cháy rất tốt. Các hợp chất chống cháy có chứa phốt pho dạng này
đang được ưa chuộng và sử dụng nhiều trong sản xuất ván dăm, ván sợi chậm
cháy [12], [22].



7
Thời gian gần đây, tại các nước Châu Á cũng đã có nhiều nghiên cứu
về chống cháy cho gỗ, một số nghiên cứu đáng chú ý như: Qingwen Wang ,
Jian Li (Trung Quốc) năm 2005 thực hiện nghiên cứu về cơ chế hoạt động của
hỗn hợp chất chống cháy giữa Boric axít và GUP (Guyanyl ure phosphate).
Cũng trong năm này J. Zaihan và cộng sự (Malaysia) đã nghiên cứu khả năng
chậm cháy của 4 loại hóa chất: MAP, DAP, BBX và Dricon (nồng độ dung
dịch là 20%) đối với ván mỏng làm ván phủ mặt. Năm 2006, Nadir Ayrilmis
và cộng sự (Thổ Nhĩ Kỳ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại chất chống
cháy đến độ nhẵn bề mặt ván mỏng, trong đó tác giả đã sử dụng dung dịch
MAP, DAP ở các nồng độ 3% và 11%. Năm 2009, Izran Kamal (Malaysia) và
cộng sự nghiên cứu khả năng chống cháy và độ bền cơ học của ván dăm từ gỗ
gai dầu (Hibiscus Cannabis), sử dụng dung dịch MAP, DAP và Bricon ở cấp
nồng độ 8% và 10%.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Vào những năm 1987 - 1988, ngành dệt ở Việt Nam đòi hỏi phải cung
cấp một số lượng lớn thoi dệt, trong khi đó các loại thoi dệt nhập từ các nước
Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ thì giá thành lại rất đắt. Điều này đòi hỏi các
nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu sử dụng gỗ để tạo ra thoi dệt.
Viện công nghiệp rừng tiến hành nghiên cứu sử dụng gỗ biến tính từ gỗ
Thông Nàng, Mỡ, Vạng Trứng để sản xuất thoi dệt vải. Gỗ Vạng Trứng có
khối lượng thể tích 0.52g/cm3, độ bền uốn tĩnh là 840 kg/cm2 được tẩm dung
dịch phenolspirt kết hợp với nén ép để tăng khối lượng thể tích. Phôi có kích
thước 36 x 5.5 x 7.8 cm, độ ẩm W=12%, dung dịch tẩm có độ nhớt 30 giây
(cốc BZ4 ở nhiệt độ 300C), hàm lượng khô 33%, lượng chất biến tính tẩm vào
1 phôi tính theo lượng khô là 156g, mức độ nén ép 35% tính theo thể tích ban
đầu. Kết quả khối lượng thể tích của phôi tăng lên 0.88- 0.90g/cm3.



8
Tại trường Đại học Lâm Nghiệp đã có một số công trình nghiên cứu về
công nghệ biến tính gỗ của giáo viên và sinh viên khoa Chế biến lâm sản.
Đề tài "Nghiên cứu công nghệ và thiết bị biến tính gỗ có khối lượng
riêng thấp thành gỗ chất lượng cao" của PGS.TS. Trần Văn Chứ thuộc
chương trình Chế biến, bảo quản nông lâm sản của Bộ NN&PTNT đã mở ra
hướng nghiên cứu gỗ biến tính đầy khả quan.
Nguyễn Phú Vang (1999), đã xác định được mực độ ảnh hưởng của tỉ
lệ thuốc bảo quản hỗn hợp Boric-Borax đến một số tính chất cơ vật lý của
dăm tre phế liệu, khi thay đổi tỉ lệ thuốc bảo quản thì độ trương nở của ván
tăng lên, cường độ uốn tĩnh và độ bền kéo vuông góc giảm.
Tống Thị Phượng (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ và nồng độ
thuốc bảo quản BB đến một số tính chất cơ, vật lý chủ yếu của Luồng. Đề tài
đã xác định được ảnh hưởng của hỗn hợp thuốc bảo quản BB đến tích chất cơ
lý của Luồng như sau: mẫu được xử lý bảo quản có tỉ lệ co rút, giãn nở cao
hơn mẫu không xử lý, khi nồng độ thuốc tăng thì tỉ lệ co rút, giãn nở tăng và
thuốc bảo quản cũng ảnh hưởng đến độ bền cơ học của Luồng, nồng độ thuôc
tăng thì độ bền cơ học giảm.
Lê Thị Thu Hằng (2003), đã xác định được độ sâu thấm thuốc BB của
gỗ Bạch Đàn Trắng có tỷ lệ thuận với nồng độ thuốc, thời gian ủ thuốc BB
khi nghiên cứu sự ảnh hưởng thời gian ủ nồng độ thuốc BB đến chiều sâu
thấm thuốc đối với gỗ Bạch Đàn Trắng bằng phương pháp khuếch tán.
Phan Duy Hưng (2004), Nghiên cứu khả năng sử dụng gỗ Keo lai
(Acacia auriculiformis x a. mangium) trong sản xuất ván LVL (Laminated
Veneer Lumber), Luận văn thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Máy thiết bị và
công nghệ gỗ, tác giả đã đánh giá được gỗ Keo lai có thể sản xuất được ván
LVL dùng trong xây dựng theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
Nguyễn Thị Hương Giang (2004), Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ
và thời gian tẩm hóa chất BB đến lượng thuốc, độ bền và khả năng chống



9
cháy LVL. Qua đó đã kết luận ván LVL xử lý BB khả năng chống cháy tăng
lên, cường độ kéo trượt màng keo giảm, tỉ lệ trương nở chiều dày ván tăng,
khả năng hút nước của ván tăng.
Lê Thị Hải, Nguyễn Văn Thuận (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt
độ và thời gian ép tới một số tính chất cơ bản của ván LVL từ gỗ Bồ đề’’. Tác
giả đã đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các thông số công nghệ đó là
nhiệt độ và thời gian đến một số tính chất của ván LVL.
Lê Công Nam, Phan Duy Hưng (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng của thời
gian ép tới một số tính chất cơ lý của ván LVL với gỗ Keo lai. Tác giả đã
đánh giá mức độ ảnh hưởng của thời gian ép đến tính chất cơ lý của ván LVL.
Nguyễn Văn Nam, Phan Duy Hưng (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng của
nhiệt độ ép tới một số tính chất cơ lý của ván LVL với gỗ Keo lai. Tác giả đã
đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ ép đến một số tính chất vật lý và cơ
học của ván LVL.
Vũ Hồng Dương (2004), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất
lượng ván LVL và tăng cường khả năng chống trương nở ván LVL. Trong kết
luận của tác giả đã đưa ra được một số giải pháp nâng cao chất lượng ván
LVL trong điều kiện sản xuất tại Việt Nam. Đặc biệt là tăng được khả năng
chống trương nở của ván LVL.
Phạm Văn Chương (2002): đã nghiên cứu sử dụng thuốc chống mốc:
PB (Pentaclophenolat Natri + muối Borax) và PBB (Pentaclophenolat Natri +
muối Borax + axit Boric) để tạo ván dăm chống mốc
Trong những năm đầu của thập kỉ 90, Hồ Xuân Các đã đưa ra các loại
thuốc bảo quản gỗ lấy tên là Caxe – 01 để xử lý gỗ cao su, sau đó Caxe – 01
được cải tiến thành Caxe – 02, Caxe – 03 có tác dụng chống mối mọt cho gỗ.
Ở trường Đại học Lâm nghiệp cũng đã có một số công trình nghiên cứu
về phòng chống cháy cho gỗ của PGS.TS.Hoàng Thúc Đệ, TS.Nguyễn Cảnh

Mão trong quá trình sấy gỗ và hóa lâm sản.


10
Điều đáng chú ý nhất, trong những năm gần đây (1995-2003) đã có một
số công trình nghiên cứu tạo ván dăm chậm cháy như đề tài TS.Trần Văn Chứ
thực hiện thành công luận án tiến sỹ kỹ thuật: “Nghiên cứu tạo ván dăm chậm
cháy”, đây là một công trình nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam về chống cháy
cho ván dăm. Trong nghiên cứu này, tuy đối tượng được hướng đến là ván
dăm, nhưng tác giả đã tổng hợp và đưa ra nhiều thông tin hữu ích về các
nghiên cứu chống cháy cho gỗ - ván nhân tạo, các nguyên lý và cơ chế của
quá trình cháy cũng như đã đề cập đến cơ chế tác động của một số loại hóa
chất chậm cháy thường được sử dụng trên thế giới. Cho đến nay, chưa có
thêm một công trình khoa học lớn và tầm cỡ nào về chống cháy cho gỗ được
thực hiện tương tự tại Việt Nam
Ngoài ra còn một số đề tài có liên quan đến chất chống cháy và ảnh
hưởng của một số chất chống cháy đến khả năng trang sức, độ bền, khả năng
chống cháy của ván dăm, ván sợi, ván LVL, như :
- Trần Quang Khải (2001), Đánh giá sự ảnh hưởng của các tỷ lệ chất
chống cháy đến chỉ tiêu chất lượng trang sức và tính chất vật lý cơ học của
ván dăm khi sơn P-U lên bề mặt ván dăm chậm cháy từ H3BO3 và
Na2B4O7.10H2O.
- Nguyễn Minh Ngọc (2003), Đánh giá sự ảnh hưởng của một số đơn pha
chế chống cháy đến chất lượng trang sức dán phủ ván lạng gỗ lên ván dăm.
- Ngô Quang Nam (2004), đánh giá khả năng chống cháy của gỗ khi
ngâm tẩm gỗ với hỗn hợp BB theo phương pháp ngâm tẩm áp lực, nhiệt độ
tẩm và thời gian tẩm thay đổi, đưa ra được kết luận hỗn hợp BB tỉ lệ 1:1,
nồng độ 10% có khả năng làm chạy cháy cho gỗ tăng.
- Nguyễn Văn Định (2011), Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và thời
gian xử lý hỗn hợp chất chậm cháy BB (Boric - Borax ) tới một số tính chất

của gỗ Bạch đàn Eucalyptus Urophylla, Luận văn thạc sỹ kỹ thuật.


11
- Bùi Hồng Nam (2012), Nghiên cứu xử lý gỗ rừng trồng bằng hợp chất
Silic và Boron nhằm nâng cao ổn định kích thước và khả năng chống cháy,
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật.
Nhận xét chung
Như vậy, có thể thấy rằng nghiên cứu về biến tính gỗ kết hợp với hóa
chất nhằm mục đích chậm cháy cho gỗ đã được thực hiện trên thế giới cách
đây cả trăm năm. Các nghiên cứu biến tính gỗ đã giải quyết nhiều vấn đề liên
quan đến phương pháp chống cháy cho gỗ và bảo quản, cũng như ảnh hưởng
của các loại chất chống cháy đến tính chất gỗ. Mặc dù ngày nay người ta đã
nghiên cứu ra các hợp chất chống cháy dạng cao phân tử có nhiều tính chất ưu
việt nhưng các loại hóa chất chậm cháy cổ điển như amoni phosphate (hỗn
hợp chất chậm cháy), hợp chất boron (Borax/boric), và một số muối vô cơ
khác vẫn là những đối tượng được nghiên cứu và sử dụng chủ yếu vì chúng có
khả năng chống cháy tốt, giá thành rẻ lại dễ tẩm vào gỗ theo những phương
pháp thông thường.
1.1.3. Định hướng nghiên cứu
Thông qua tìm hiểu về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước như
đã giới thiệu ở phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu cho thấy:
Trên thế giới, các nghiên cứu về chống cháy cho vật liệu gỗ, từ các sản
phẩm từ gỗ tự nhiên và gỗ nhân tạo mục đích là nâng cao chất lượng sản
phẩm của gỗ đang rất được quan tâm, coi trọng. Nhờ có các nghiên cứu này,
nhiều công nghệ mới, cải tạo chất lượng gỗ, đặc biệt là chất lượng phòng
chống cháy mà tính chất của ván vẫn được đảm bảo đã được áp dụng một
cách hiệu quả nâng cao giá trị sử dụng gỗ nói chung và gỗ mọc nhanh rừng
trồng nói riêng cho ngành chế biến gỗ.
Tại Việt Nam, đã có nhiều những nghiên cứu về lĩnh vực chống cháy

cho gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Nhưng chống cháy cho sản phẩm ván LVL từ
gỗ rừng trồng còn quá ít. Trước tình hình gỗ tự nhiên ngày càng cạn kiệt,
nguồn nguyên liệu truyền thống cho ngành Chế biến gỗ từ gỗ tự nhiên cho các


12
sản phẩm đồ mộc và các sản phẩm phục vụ các ngành khác sẽ không còn, vấn
đề sử dụng gỗ rừng trồng làm nguyên liệu thay thế sẽ là tất yếu. Thực tế,
hướng sử dụng ván LVL cho các phẩm phẩm đồ mộc nội thất và các cấu kiện
xây dựng sẽ hướng dần thay thế gỗ tự nhiên sẽ là giải pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng gỗ và tiết kiệm được nguồn nguyên liệu tự nhiên ngày càng cạn kiệt.
Song, nếu như ván LVL này cũng được sản xuất từ những loại gỗ rừng trồng,
nhưng sử dụng công nghệ chống cháy, nâng cao chất lượng sản phẩm ván
LVL và tiếp theo là trang sức bề mặt nâng cao thẩm mỹ thì điều đó còn có ý
nghĩa hơn rất nhiều lần. Để làm được điều này, cần phải xác định rõ một số
định hướng nghiên cứu như sau:
- Tiến hành nghiên cứu điều tra, tìm ra những loại phòng chống cháy
cho các sản phẩm gỗ nói chung và ván LVL nói riêng, phù hợp với điều kiện
sản xuất trong nước và đặc biệt là phù hợp với những loại gỗ rừng trồng của
nước ta.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ tới tính chất cơ học
vật lý và động học quá trình cháy của ván LVL sau khi thực nghiệm để có thể
tiến tới, đưa ra được những đánh giá khả năng sử dụng ván LVL từ quy trình
công nghệ với những thông số phù hợp nhất, tạo ra ván LVL có khả năng
chống cháy, chất lượng cao.
- Nghiên cứu các biến số của ván LVL, thông qua các nồng độ hóa chất
chậm cháy và lượng keo tráng từ đó tìm các nồng độ, lượng keo tráng thích
hợp cho việc tạo ván LVL chậm cháy.
- Nghiên cứu nâng cao chất lượng của ván LVL từ gỗ mọc nhanh rừng
trồng, không những khắc phục yếu điểm về tính chất, động học quá trình cháy

mà tiến tới khắc phục những nhược điểm về cấu tạo của tính chất gỗ như
cường độ, khối lượng thể tích gỗ, vân thớ, giác lõi,...của chúng, thông qua
công nghệ sản xuất ván LVL từ nguyên liệu gỗ mọc nhanh rừng trồng.
- Nghiên cứu mở rộng phạm vi ứng dụng của công nghệ chống cháy
cho sản phẩm ván nhân tạo và đa dạng hóa sản phẩm chế biến gỗ.


13
Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu, nội dung, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Tìm hiểu chung về công nghệ sản xuất ván LVL, chất chậm cháy, keo
dán và động học quá trình cháy. Phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của nồng
độ hóa chất chậm cháy và lượng keo tráng đến chất lượng ván LVL được sản
xuất từ gỗ Keo lai, qua đó nâng cao hiệu quả và mở rộng phạm vi sử dụng gỗ
mọc nhanh rừng trồng theo hướng sản xuất ván LVL.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định sự ảnh hưởng của nồng độ hóa chất chậm cháy và lượng keo
tráng tới chất lượng ván LVL trong công nghệ sản xuất ván LVL từ gỗ Keo
lai.
- Đưa ra được nồng độ hóa chất chậm cháy và lượng keo tráng hợp lý
cho quá trình sản xuất ván LVL từ gỗ Keo lai, phù hợp với điều kiện sản xuất
thực tiễn trong nước.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng nồng độ hợp chất chậm cháy, lượng
keo tráng đến động học quá trình cháy và một số tính chất cơ học vật lý của
ván LVL được sản xuất từ gỗ Keo lai;

- Thực nghiệm tạo ván LVL từ gỗ Keo lai;
- Xác định nồng độ hóa chất chậm cháy và lượng keo tráng phù hợp
trong công nghệ sản xuất ván LVL từ gỗ Keo lai;
- Đánh giá khả năng sử dụng của ván LVL đã được tạo ra từ quy trình
thực nghiệm.


14
2.1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
2.1.3.1. Các yếu tố cố định:
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nồng độ hóa chất và lượng keo tráng đến
chất lượng ván LVL từ gỗ Keo lai trên cơ sở cố định một số yếu tố công nghệ
sau [25],[26],[27]:
- Nguyên liệu: Ván mỏng của đề tài sử dụng gỗ Keo lai (Acacia
mangium x Acacia auriculiformis) khối lượng thể tích  = 0.55 (g/cm3) có
chiều dày 1.8 mm và có độ tuổi từ 10 - 12 năm.
- Số lớp ván mỏng của ván LVL là 15 lớp.
+ Sản phẩm gỗ xử lý: Kích thước chiều dày là 30 (mm).
+ Hóa chất: Đề tài sử dụng hóa chất là Na2B4O7.10H2O và H3BO3 (tỷ lệ
pha trộn 50:50). Được mua của Công ty cổ phần hóa chất công nghệ mới Việt
Nam tại Hà Nội.
+ Loại keo tráng: U-F và PVAc (tỷ lệ hỗn hợp 70:30).
- Dùng phương pháp ép ván LVL là phương pháp ép nhiệt.
- Các thông số công nghệ và quy trình tạo ván LVL từ gỗ Keo lai: áp
suất ép thực tế trên đồng hồ đo máy ép nhiệt tại Trung tâm công nghiệp rừng Trường Đại học Lâm nghiệp là: 10 (Mpa); nhiệt độ: 1300C;

Thời gian ép:

45 (phút).
2.1.3.2. Các yếu tố thay đổi

Đề tài thay đổi yếu tố nồng độ hóa chất (Borax và Boric) và lượng keo
tráng ảnh hưởng đến tính chất cơ vật lý và động học quá trình cháy của ván
LVL. Từ đó xây dựng quan hệ tương quan giữa nồng độ hóa chất và lượng
keo thông qua thực nghiệm tạo ván LVL cụ thể như sau:
- Nồng độ hóa chất 5 cấp (N): 2%; 4%; 6%; 8%; 10%.
- Lượng keo tráng 5 cấp (Lk):

130; 150; 170; 190; 210 (g/m2).


15
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu
2.1.4.1. Phương pháp kế thừa
Kế thừa có chọn lọc tài liệu và các công trình nghiên cứu ở trong nước
và trên thế giới có liên quan đến vấn đề nghiên cứu được các tổ chức có thẩm
quyền công nhận để ứng dụng giải quyết các vấn đề sau:
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu về công nghệ tạo ván LVL để lựa chọn
các thông số công nghệ xử lý chậm cháy và lượng keo tráng từ gỗ Keo lai
trong nội dung 1 và 2.
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu về công nghệ tạo ván LVL để xác định
các phạm vi điều kiện biên của thực nghiệm trong nội dung 3 và 4.
- Kế thừa các lý luận khoa học về sản xuất ván LVL, về nguyên lý tạo
ván LVL, về lý thuyết chậm cháy, nồng độ keo tráng đối với ván LVL,...
trong quá trình tạo ván LVL cũng như các phương pháp kiểm tra, xử lý số
liệu để giải thích, đánh giá các kết quả nghiên cứu thu được từ thực nghiệm
trong nội dung 3,4, và 5 của đề tài này.
2.1.4.2. Phương pháp sử dụng tiêu chuẩn
Dùng các tiêu chuẩn trong nước và trên thế giới để xác định các tính
chất và động học quá trình cháy của sản phẩm mẫu ván LVL thông qua thực
nghiệm tạo thành, cụ thể như sau:

a. Kiểm tra tính chậm cháy của ván LVL
Sử dụng tiêu chuẩn ГОСТ 16363-98: Quy chuẩn Quốc gia - Các chất bảo
vệ chống cháy đối với vật liệu gỗ để xác định khả năng chậm cháy của vật
liệu, cụ thể phương pháp xác định hiệu lực chống cháy như sau:
Độ hao tổn khối lượng mẫu khi cháy gián tiếp cho thấy khả năng cháy
của vật liệu gỗ, hao tổn khối lượng mẫu thử (m) được xác định theo công
thức sau:


16

m 
Trong đó:

m1  m2
x100%
m1

m1 – Khối lượng ban đầu của mẫu thử (g);
m2 - Khối lượng mẫu thử sau khi đốt, g.

Kết quả thử nghiệm theo hao tổn khối lượng mẫu thử sai lệch so với giá
trị trung bình vượt quá 5% nên bỏ đi và lặp lại thử nghiệm.
Kết quả thử nghiệm là giá trị trung bình mtb của ít nhất 09 lần thử
nghiệm, làm tròn đến 1%.
Theo giá trị mt/b, gỗ sau khi xử lý bằng hoá chất chống cháy theo bề
mặt hoặc chiều sâu được phân thành 3 nhóm:
- Nhóm I: khó cháy, khi hao tổn khối lượng mẫu thử mtb  9%.
- Nhóm II: khó bốc cháy, khi hao tổn khối lượng mẫu thử 9% < mtb 
30%.

- Nhóm III: cháy, không đảm bảo hiệu quả bảo vệ chống cháy khi mtb >
30%.
Quá trình kiểm tra động học quá trình cháy ván LVL đo theo phương
pháp “ống lửa”.
- Số lượng mẫu kiểm
tra: 09 mẫu/sơ ri/chế độ.
- Kích thước mẫu (dài
x rộng x dày ): 150 x 35 x

a. Cân điện tử

30 (mm)
Dụng cụ kiểm tra khả năng
chậm cháy của ván gồm có:
Cân điện tử có độ chính xác
đến 0.01g; Ống lửa; Đèn

b. Đồng hồ bấm giây

c. Ống lửa

Hình 2.1. Dụng cụ và thiết bị kiểm tra khả năng
chậm cháy của ván LVL


17
cồn, gương phản chiếu, đồng hồ bấm giây.
Phương pháp kiểm tra: Phương pháp“ống lửa” được mô tả như sau:
mẫu ván LVL được đặt vào trong ống sắt tây (kích thước ống sắt: đường kính
50mm, chiều dài 165mm). Mẫu ván thò ra ngoài ống sắt về phía dưới 5mm.

Phía sát đáy ống sắt có đặt gương quan sát quá trình cháy của ván LVL. Mẫu
ván dăm treo vào dây nối với cân điện tử.
Đèn dùng để đốt cháy mẫu thử là đèn cồn hoặc đèn hơi. Khi đốt cháy
mẫu tim ngọn lửa phải đúng vào đoạn cuối của mẫu thử (cách 10mm). Nếu
dùng đèn cồn thời gian đốt là 2.5 phút, đèn hơi thời gian đốt là 2 phút. Khi hết
thời gian đốt, chuyển đèn đi ngay. Qua cân điện tử, có thể đo được tổn thất
khối lượng trong quá trình cháy của ván và khối lượng mẫu trước và sau khi
thử cháy.
b. Kiểm tra độ bền kéo trượt màng keo của ván LVL
Độ bền kéo trượt màng keo được xác định theo tiêu chuẩn Nhật Bản
JAS S-11 15.2 (1993) dùng để kiểm tra độ bền kéo trượt màng keo đối với
ván LVL dùng trong xây dựng.
- Số lượng mẫu kiểm tra: 09 mẫu/sơ ri/chế độ.
- Kích thước mẫu thử: L x W x t = 35 x 25 x t, mm

Hình 2.2: Mẫu kiểm tra độ bền kéo trượt màng keo


×