Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ HOA
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG ðẠM BÓN
ðẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÁC GIỐNG LÚA
BQ10, Q5 V
Ụ XUÂN TRÊN ðẤT GIA LÂM, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01.10
Người hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN XUÂN MAI
HÀ NỘI – 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
i
LỜI CẢM ƠN
Lời ñầu tiên, Tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn
Xuân Mai – Bộ môn Canh tác học – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
Thầy ñã luôn ñi cùng tôi trong suốt thời gian qua, hướng dẫn, truyền thụ cho
tôi những kiến thức quí giá cùng tinh thần làm việc hết mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Canh tác học
ñã tận tình giúp ñỡ, chỉ bảo kinh nghiệm và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi
ñược học tập và làm việc trong thời gian thực tập.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành của tôi tới những người bạn ñã cùng tôi
sống, học tập và lao ñộng tại Bộ môn Canh tác học. Những người bạn ñã sát
cánh cùng tôi, giúp tôi ñạt ñược kết quả như ngày hôm nay.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn bạn bè, gia ñình tôi ñã giúp ñỡ, khích lệ tôi
trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2013
Học viên
Nguyễn Thị Hoa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng ñây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi
trực tiếp thực hiện trong vụ xuân năm 2012, dưới sự hướng dẫn của
TS.Nguyễn Xuân Mai. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực, chưa từng ñược công bố và sử dụng trong bất kỳ một luận văn nào trong
và ngoài nước.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự trích dẫn và giúp ñỡ trong luận văn này
ñã ñược thông tin ñầy ñủ và trích dẫn chi tiết, chỉ rõ nguồn gốc.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2013
Học viên
Nguyễn Thị Hoa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan………………………………………………………………… i
Lời cảm ơn……………………………………………………………………ii
Mục lục………………………………………………………………………iii
Danh mục bảng…………………………………………………………… vii
Danh mục hình…………………………………………………………… viii
Danh mục viết tắt…………………………………………………………….ix
PHẦN I: MỞ ðẦU 1
1.1. ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục ñích và yêu cầu 3
1.2.1 Mục ñích 3
1.2.2. Yêu cầu 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của ñề tài. 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học. 3
1.3.2. Ý nghĩa của thực tiễn. 3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Những nghiên cứu về cây lúa 4
2.1.1. Những nghiên cứu về kiểu hình cây lúa 4
2.1.2. Nghiên cứu về thời gian sinh trưởng của cây lúa 5
2.1.3. Nghiên cứu về chiều cao cây lúa 7
2.1.4. Nghiên cứu về khả năng ñẻ nhánh của cây lúa 8
2.1.5. Nghiên cứu về lá lúa 10
2.1.6. Nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng suất 12
2.1.7. Nghiên cứu về khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa 15
2.2. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa trên thế giới và Việt Nam 18
2.2.1. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa trên thế giới 18
2.2.2. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở Việt Nam 20
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv
2.3. ðặc ñiểm dinh dưỡng cây lúa 21
2.3.1. ðặc ñiểm dinh dưỡng ñạm 21
2.3.2. ðặc ñiểm dinh dưỡng lân 24
2.3.3. ðặc ñiểm dinh dưỡng kali 26
2.4. Phân ñạm và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân ñạm 28
2.4.1. Vai trò của ñạm 28
2.4.2. Một số nghiên cứu về hiệu suất sử dụng phân ñạm 30
2.4.3. ðặc ñiểm và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ñạm 35
PHẦN III VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
3.1. Vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiệm cứu 38
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu 38
3.1.2. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 39
3.2. Nội dung nghiên cứu 39
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm. 39
3.3.1. Bố trí thí nghiệm 39
3.3.2. Biện pháp kỹ thuật thực hiện thí nghiệm: 41
3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi 42
3.4. Phương pháp tính toán và xử lý kết quả: 46
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 47
4.1. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm 47
4.2. Ảnh hưởng của ñạm ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây
của các giống lúa
49
4.2.1. Ảnh hưởng của giống ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây 49
4.2.2. Ảnh hưởng của lượng ñạm ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao 51
4.2.3. Ảnh hưởng của giống và ñạm ñến ñộng thái tăng trưởng chiều
cao cây
52
4.3. Ảnh hưởng của ñạm bón ñến ñộng thái ñẻ nhánh của các giống
lúa
54
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v
4.3.1. Ảnh hưởng của giống ñến ñộng thái ñẻ nhánh 54
4.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng ñạm ñến ñộng thái ñẻ nhánh 56
4.3.3. Ảnh hưởng của giống và liều lượng ñạm ñến ñộng thái ñẻ
nhánh
57
4.4. Ảnh hưởng của giống và liều lượng ñạm ñến ñộng thái ra lá 59
4.5. Ảnh hưởng của lượng ñạm ñến chỉ số diện tích lá (LAI) của
các giống lúa
60
4.5.1. Ảnh hưởng của các giống ñến chỉ số diện tích lá (LAI) 61
4.5.2. Ảnh hưởng của liều lượng ñạm ñến chỉ tiêu diện tích lá (LAI) 62
4.5.3. Ảnh hưởng của lượng ñạm và giống ñến chỉ số diện tích lá
(LAI)
63
4.6. Ảnh hưởng của giống và lượng ñạm ñến chỉ số SPAD 65
4.6.1. Ảnh hưởng của giống ñến chỉ số SPAD 65
4.6.2. Ảnh hưởng của lượng ñạm ñến chỉ số SPAD 66
4.6.3. Ảnh hưởng của giống và lượng ñạm ñến hàm lượng
Chlorophyll (chỉ số SPAD)
68
4.7. Ảnh hưởng của giống và liều lượng ñạm ñến khả năng tích
lũy chất khô
69
4.7.1. Ảnh hưởng giống và lượng ñạm ñến khả năng tích lũy chất
khô.
69
4.7.2. Ảnh hưởng của lượng ñạm ñến khả năng tích lũy chất khô 70
4.7.3. Ảnh hưởng của lượng ñạm và giống ñến khả năng tích lũy chất
khô
72
4.8. Ảnh hưởng của lượng ñạm và giống ñến ñến mức ñộ nhiễm
một số loại sâu, bệnh chính
73
4.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 75
4.9.1. Ảnh hưởng giống ñến một số yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất.
75
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi
4.9.2. Ảnh hưởng của lượng ñạm ñến một số yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất.
77
4.9.3. Ảnh hưởng của lượng ñạm và giống ñến một số yếu tố năng
suất lúa
78
4.10. Năng suất sinh vật học, hệ số kinh tế và hiệu suất bón ñạm 80
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 83
5.1 Kết luận 83
5.2. ðề nghị 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của liều lượng ñạm ñến thời gian sinh trưởng của
các giống lúa trong thí nghiệm 48
Bảng 4.2.a. Ảnh hưởng của giống ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây 50
Bảng 4.2.b. Ảnh hưởng của lượng ñạm ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao 51
Bảng 4.2.c. Ảnh hưởng của giống và ñạm ñến ñộng thái tăng trưởng
chiều cao cây 53
Bảng 4.3.a. Ảnh hưởng của giống lúa ñến ñộng thái ñẻ nhánh 55
Bảng 4.3.b. Ảnh hưởng của ñạm ñến ñộng thái ñẻ nhánh 56
Bảng 4.3.c. Ảnh hưởng của giống và lượng ñạm ñến ñộng thái ñẻ nhánh 58
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của giống và liều lượng ñạm ñến ñộng thái ra lá 60
Bảng 4.5.a. Ảnh hưởng của các giống ñến chỉ số diện tích lá (LAI) 61
Bảng 4.5.b . Ảnh hưởng của liều lượng ñạm ñến chỉ tiêu diện tích lá (LAI) 62
Bảng 4.5.c. Ảnh hưởng của giống và ñạm ñến chỉ số diện tích lá (LAI) 64
Bảng 4.6.a. Ảnh hưởng của giống ñến chỉ số SPAD 65
Bảng 4.6.b. Ảnh hưởng của lượng ñạm ñến chỉ số SPAD 67
Bảng 4.6.c. Ảnh hưởng của giống và lượng ñạm ñến chỉ số SPAD 68
Bảng 4.7.a . Ảnh hưởng của giống ñến khả năng tích lũy chất khô ở các
giai ñoạn sinh trưởng 70
Bảng 4.7.b. Ảnh hưởng của liều lượng ñạm ñến khả năng tích lũy chất khô 71
Bảng 4.7.c. Ảnh hưởng của giống và liều lượng ñạm ñến khả năng tích
lũy chất khô 72
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của giống và ñạm ñến mức ñộ nhiễm một số loại
sâu, bệnh chính 74
Bảng 4.9.a. Ảnh hưởng giống ñến một số yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất.
76
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
viii
Bảng 4.9.b. Ảnh hưởng của lượng ñạm ñến một số yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất.
77
Bảng 4.9.c Ảnh hưởng của lượng ñạm và giống ñến một số yếu tố năng
suất lúa
79
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của lượng ñạm và giống ñến năng suất sinh vật
học, hệ số kinh tế và hiệu suất bón ñạm
81
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ix
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCCC: Chiều cao cuối cùng
IRRI: Viện nghiên cứu lúa quốc tế
LAI: Chỉ số diện tích lá
SNTð: Số nhánh tối ña
SNHH: Số nhánh hữu hiệu
NSLT: Năng suất lý thuyết
NSTT: Năng suất thực thu
NSSVH: Năng suất sinh vật học
TSC: Tuần sau cấy
TGST: Thời gian sinh trưởng
HSKT: Hệ số kinh tế
HSBð: Hiệu suất bón ñạm
KTðN: Kết thúc ñẻ nhánh
KTT: Kết thúc trỗ
FAO: Tổ chức lương thưc và nông nghiệp Liên Hợp Quốc
M1000: khối lượng 1000 hạt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1
PHẦN I: MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây trồng ñược loài người
phát hiện và thuần dưỡng sớm nhất. Trên thế giới, cây lúa ñược khoảng 250
triệu nông dân trồng, lương thực chính của 1,3 tỷ người nghèo, là sinh kế của
người nông dân. Cây lúa là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con
người, bình quân 180 – 200kg gao/người/năm tại các nước châu Á, khoảng
10kg/người/năm ở các nước châu Mỹ. Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và
100% người dân Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính.
Các nhà khoa học ñã và ñang chọn tạo, ñưa các giống lúa lai có năng suất
và chất lượng cao vào trong sản suất như VL20, VL24, TH3-3, TH3-4, TH5-
1,… Bên cạnh các giống lúa lai, sự ổn ñịnh của các giống lúa thuần ñang
ñược người nông dân sử dung có hiệu quả cao.
Các giống lúa thuần BQ10 và Q5 là những giống có năng suất tiêm
năng cao và ñang hứa hẹn mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.
Tác giả của giống là TS. Vũ Hồng Quảng – Viện Nghiên cứu Lúa
trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tạo ra giống lúa thuần ngắn ngày,
năng suất cao BQ10 phối hợp cùng với Bộ môn Canh tác học, khoa Nông học
ñánh giá quá trình nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật của giống ñể xây dựng
quy trình gieo cấy.
Hiện nay chưa có một giống nào có thể thay thế ñược một phần diện
tích của Q5, ñồng thời có thời gian sinh trưởng giống Q5, vì vậy, mục tiêu của
giống BQ10 là ñể thay thế dần vào chân ñất ñang gieo cấy Khang Dân và Q5
với tổng diện tích là 1,5-2,0 triệu ha (từ Lào Cai, Yên Bái ñến Quảng Ngãi,
Quảng Bình, Quy Nhơn và vùng Tây Nguyên).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2
Sau thời gian ñi sâu vào nghiên cứu, giống lúa thuần ngắn ngày, năng
suất cao BQ10 ñã ra ñời và ñã ñược bảo hộ tại văn phòng Bảo hộ giống cây
trồng Quốc gia. Nguồn gốc của giống lúa này ñược chọn ra từ tổ hợp Dòng
lúa Daikoku Dwarf /Oryza Glumaepatula //D42 bắt ñầu lai từ năm 2006 và
ñược chọn tạo thành công vào năm 2011. Sau 6 năm chọn tạo TS. Vũ Hồng
Quảng ñã tạo ra giống lúa thuần ngắn ngày, năng suất cao, có phổ sinh thái
rộng và dễ tính. Giống BQ 10 chịu thâm canh, kiểu hình ñẹp, hạt ñẹp và
chống ñổ rất tốt ở nhiều chân ñất.
Theo ñánh giá của các nhà khoa học tham gia thẩm ñịnh của giống thì:
Giống lúa thuần BQ10 có thể ñạt trung bình từ 7,5 ñến 8,5 tấn/ha trong vụ
xuân. Giống có thời gian sinh trưởng trong vụ xuân dài hơn Q5 từ 2-3 ngày.
Vụ mùa có thời gian sinh trưởng 107 ngày. Giống BQ 10 gieo cấy ñược cả vụ
xuân và vụ mùa ñể thay dần các chân ñất ñang trồng giống Khang Dân 18 và
Q 5 hiện nay.
ðể ñạt ñược năng suất, cây lúa cần phải sử dụng một lượng phân bón
thích hợp, mà ñạm là yếu tố có vai trò quyết ñịnh trực tiếp ñến việc hình
thành nên năng suất. Bón ñạm cho lúa sẽ làm tăng năng suất, nhưng nếu bón
quá nhiều sẽ mất cân bằng dinh dưỡng với các nguyên tố khác dẫn ñến năng
suất không tăng và còn dẫn tới nhiều hậu quả khác như: tăng chi phí ñầu tư
cho sản suất, tăng tỷ lệ sâu bệnh, ảnh hưởng xấu ñến môi trường ñất
Xuất phát từ thực tiễn ñó, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “
Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng ñạm bón ñến sinh trưởng và năng suất
các giống lúa BQ10, Q5 vụ xuân trên ñất Gia Lâm, Hà Nội.”
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3
1.2 Mục ñích và yêu cầu
1.2.1 Mục ñích
Xác ñịnh ñược lượng ñạm bón thích hợp ñối với hai giống lúa BQ10 và
Q5 trên ñất Gia Lâm, Hà Nội.
1.2.2. Yêu cầu
ðánh giá một số chỉ tiêu về sinh trưởng của 2 giống lúa với các mức
ñạm bón khác nhau.
Phân tích các chỉ tiêu sinh lý ứng với các mức ñạm bón khác nhau.
Ảnh hưởng của các giống lúa thí nghiệm trong các ñiều kiện bón ñạn khác
nhau ñến mức ñộ nhiễm một số sâu bệnh hại chính và khả năng chống ñổ.
Ảnh hưởng của các mức ñạm khác nhau ñến một số yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của các giống lúa trong thí nghiệm.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của ñề tài.
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.
Kết qủa nghiên cứu của ñề tài góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật
thâm canh cho 2 giống lúa BQ10 và Q5.
1.3.2. Ý nghĩa của thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học ñể khuyến cáo nông dân bón ñạm
thích hợp và cân ñối nhằm ñạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Những nghiên cứu về cây lúa
Cây lúa là một loại cây ngũ cốc quan trọng, lúa gạo ñảm bảo 35 – 59%
nguồn năng lượng, là thức ăn chính của hơn 3 tỷ người trên thế giới. Do ñó có
rất nhiều công trình nghiên cứu của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới
quan tâm cả chiều sâu và chiều rộng cây lúa. ðặc biệt các nghiên cứu ñều
hướng ñến mục ñích là không ngừng nâng cao năng suất, phẩm chất ñể ñáp
ứng nhu cầu trong nước cũng như suất khẩu gạo.
2.1.1. Những nghiên cứu về kiểu hình cây lúa
Khi nghiên cứu về loại hình, Jenning (1964) và Yoshida (1972) [42]
cho là cây ngắn, lá thẳng thì ñẻ nhánh khoẻ.
Nghiên cứu hình thái của các giống lúa trồng châu Á, Jenning (1979)
[38] cho rằng: Các giống lúa thuộc loài Indica thường cao cây, lá nhỏ màu
xanh nhạt, bông xòe, hạt dài, vỏ trấu mỏng, chịu phân kém, dễ lốp ñổ, năng
suất thấp, cơm khô, nở nhiều. Trong khi ñó, các giống lúa thuộc loài Japonica
thường thấp cây, lá to màu xanh ñậm, bông chụm, hạt ngắn, vỏ trấu dày, thích
nghi với ñiều kiện thâm canh, chịu phân tốt, thường cho năng suất cao, cơm
dẻo, ít nở.
Các nhà khoa học Việt Nam lại ñi theo hướng nghiên cứu khác nhằm
vào nhu cầu thực tiễn là tăng năng suất lúa.
Theo ðào Thế Tuấn (1970) [31], chia lúa nước giai ñoạn này thành hai
loại chính:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5
+ Loại hình to bông gồm các giống ñịa phương và lai tạo chọn lọc ở nước
ta phần nhiều là cao cây cấy ở vụ mùa như: Tám Thơm, nếp, 813, 828, A20 Vụ
chiêm xuân gồm các giống ñịa phương phần nhiều gốc ở miền Trung Bộ như: Gié
Quảng, Chùm Quảng, Ba Lá, ở vụ xuân các giống như: HN, 127, 131…
+ Loại hình nhiều bông như: Mộc Tuyền, Khô Nam Lùn, ðài Bắc 8, giống
ñịa phương như: Di Hương, Dự Hương phần nhiều tương ñối thấp cây. Vụ Chiêm
các giống như: Sài ðường, Tép, vụ Xuân như: Trân Châu Lùn Thượng Hải.
Các giống to bông cho năng suất thấp hơn các giống nhiều bông, ở ñiều
kiện nước ta các giống to bông khó vượt mức 50 tạ/ha. Nguyên nhân là vì số
bông của loại hình này khó ñưa cao lên mà ruộng lúa không bị lốp ñổ, khả
năng làm tăng trọng lượng bông thì có hạn (ðào Thế Tuấn, 1970) [31].
Benitos vergara và Nguyễn Văn Hoan cho rằng số bông của ruộng lúa là
yếu tố quan trọng hàng ñầu. Bởi vậy các nhà chọn giống trước khi chuẩn bị
cho bất kỳ một quy trình chọn giống nào cũng phải có các thông tin ñầy ñủ về
các ñặc trưng, hình thái của nguồn vật liệu khởi ñầu. Do vậy việc nghiên cứu
hình thái của các giống lúa ñã ñược nghiên cứu từ lâu và có nhiều kết quả
xuất sắc (Benitos. Veraga 1990; ðào Thế Tuấn 1970)[31].
2.1.2. Nghiên cứu về thời gian sinh trưởng của cây lúa
Thời gian sinh trưởng của một giống lúa có tương quan chặt chẽ với năng
suất lúa, kỹ thuật canh tác như bố trí thời vụ, cơ cấu luân canh của người nông
dân trong cả năm.
Theo Yoshida (1979) [34], những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn
thì không thể cho năng suất cao ñược vì sinh trưởng dinh dưỡng bị hạn chế.
Ngược lại, giống có thời gian sinh trưởng quá dài cũng không cho năng suất
cao vì sinh trưởng quá dài gây hiện tượng lốp ñổ. Tuy nhiên theo Jenning và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6
cộng sự (1979) [38] thời gian sinh trưởng của lúa do nhiều gen quy ñịnh nên
di truyền số lượng ñược biểu hiện rất rõ khi nghiên cứu sự phân ly ở ñời F
2
của con lai giữa giống có thời gian sinh trưởng ngắn với giống có thời gian
sinh trưởng dài.
Theo Yoshida (1979) [34] các giống lúa thấp cây, ngắn ngày là hướng
chọn tạo ra các giống lúa mới trên thế giới do nó có những ưu ñiểm sau:
• Các giống chín sớm có tổng tích ôn nhỏ.
• Các giống thấp cây có chiều hướng ñẻ nhánh nhiều.
• Giống chín sớm sử dụng nước hiệu quả hơn giống chín muộn.
- Những giống này có phản ứng ñạm cao, ngắn, thẳng, hẹp, dày ñậm, chịu
thâm canh cao.
• Giống có thân cây ngắn giúp cây chống ñổ.
Dựa vào thời gian sinh trưởng, Nguyễn Văn Hoan và cs (2000) [11] chia
các giống lúa thành 3 loại khác nhau:
- Các giống ngắn ngày có thời gian sinh trưởng khoảng 110 ngày như:
CN2, 75 – 1, ðH60, VX83, CR20,…
- Các giống trung ngày có thời gian sinh trưởng khoảng 115 – 125 ngày
như: C70, C72, N28,…
- Các giống dài ngày có thời gian sinh trưởng khoảng 135 – 140 ngày như:
VN10, DT10, IR17494,…
Bùi Huy ðáp (1970) [4] khi nghiên cứu ảnh hưởng của ngoại cảnh ñến
sinh trưởng phát triển của cây lúa cho rằng: “Lúa xuân ít mẫn cảm với thời
gian chiếu sáng trong ngày, ngược lại rất mẫn cảm với nhiệt ñộ, còn lúa mùa
ít mẫn cảm với nhiệt ñộ nhưng lại rất mẫn cảm với ánh sáng ngày ngắn”. Tác
giả còn cho rằng: “thời gian sinh trưởng quá ngắn không ñủ cho cây lúa ñẻ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7
nhánh và có diện tích lá quang hợp ñầy ñủ. Ngược lại thời gian sinh trưởng quá
dài sẽ khó khăn trong công tác mùa vụ và các ñiều kiện bất thuận về thời tiết.
Thời gian sinh trưởng thích hợp sẽ cho số nhánh và diện tích quang hợp cao”.
2.1.3. Nghiên cứu về chiều cao cây lúa
Chiều cao của cây lúa là một ñặc tính di truyền ñược quyết ñịnh thông qua
chiều dài của các lóng ñốt. Chiều cao cây ảnh hưởng ñến khả năng thích ứng
của cây lúa ở các vùng sinh thái khác nhau, ñặc biệt, chiều cao cây quyết ñịnh
tính chống ñổ, khả năng chống úng và khả năng chịu thâm canh của cây lúa.
Châu Á là vùng lúa thường hay bị ngập úng, làm giảm năng suất rõ rệt, vì
vậy kiểu cây lùn không thích hợp bằng kiểu cây trung bình. Lúa cao cây tuy sử
dụng ánh sáng tốt nhưng thường ñẻ ít nhánh, khả năng chịu phân kém (Yoshida,
1979) [34].
Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI khẳng ñịnh rằng:
Gen lùn ñóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo kiểu cây lý tưởng. Gen
lùn ñược phân lập từ các giống lúa có nguồn gốc ở Trung Quốc, ðài Loan
như: Dee-geo-wo-gen, I-geo-tze, Tai Trung, Native-1 thường do cặp gen lặn
kiểm soát. Gen lùn này chỉ làm cho thân ngắn lại mà không ảnh hưởng ñến
chiều dài bông (IRRI, 1970) [37].
Theo Yoshida (1979) [34], các giống thấp cây, ngắn ngày là hướng chọn
tạo các giống lúa mới trên thế giới, do:Các giống thấp cây có chiều hướng ñẻ
nhánh nhiều hơn nên năng suất cao hơn. Những giống này có phản ứng ñạm
cao, lá thẳng, ngắn, hẹp, dày, xanh ñậm, chịu thâm canh cao. Giống có thân
ngắn, cứng giúp cây lúa chống ñổ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8
Quan ñiểm của các nhà khoa học Việt Nam cũng gần trùng với quan ñiểm
của các nhà khoa học trên thế giới. ðào Thế Tuấn (1970) [31] cho rằng muốn
nâng cao năng suất lên trên 60 tạ/ha phải dùng các giống lúa thấp cây.
ðinh Văn Lữ (1978) [22] cho rằng lúa ñổ tùy mức ñộ nhiều hay ít và ñổ
sớm hay ñổ muộn ñều ảnh hưởng ñến năng suất.
Theo Nguyễn Văn Hiển và Nguyễn Bích Nga (1970) [8], phần lớn lúa
trồng ở ðông Nam Á bị ñổ trước khi chín 30 ngày hoặc sớm hơn, năng suất bị
giảm khi ñổ sớm là do tỷ lệ hạt thối cao.
Trong vụ mùa, những chân ruộng trũng ở ñồng bằng sông Hồng thường có
mức nước 25 – 35 cm, ñôi lúc lên ñến 40 – 45 cm do ñó chiều cao cây mạ
phải từ 30 cm trở lên mới cấy ñược ở chân ñất ñó (Lê Vĩnh Thảo, 2005) [29].
Bùi Huy ðáp (1978) [5] thì có quan niệm các giống lúa cao cây, ñẻ nhiều,
chín muộn, mẫn cảm với quang chu kỳ ñã ñược gieo cấy từ lâu ở các vùng nhiệt
ñới do khả năng của chúng có thể sinh sống ở những mực nước sâu ít hay nhiều
có thể cạnh tranh ñược với nhiều cỏ dại và chịu ñựng những ñất xấu.
Giảm bớt chiều cao cây là yếu tố quan trọng nhất trong nâng cao tiềm
năng năng suất của hạt lúa (ðinh Văn Lữ, 1978) [22].
2.1.4. Nghiên cứu về khả năng ñẻ nhánh của cây lúa
ðẻ nhánh là một ñặc tính sinh học của cây lúa. Khả năng ñẻ nhánh
nhiều hay ít phụ thuộc vào giống, ñiều kiện ngoại cảnh và các yếu tố kỹ thuật
như phân bón, mật ñộ và tuổi mạ khi cấy. ðẻ nhánh là một chỉ tiêu quan trọng
trong các yếu tố cấu thành năng suất vì ñẻ nhánh có liên quan chặt chẽ ñến
quá trình hình thành số bông. Những giống ñẻ gọn, tập trung thì cho tỷ lệ
nhánh hữu hiệu cao, những giống có thời kỳ ñẻ nhánh dài, ñẻ muộn thì có tỷ
lệ nhánh vô hiệu nhiều.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9
Số nhánh ñẻ của một cây lúa có thể di truyền số lượng có hệ số di
truyền từ thấp ñến trung bình.( P.R.Jenning và cộng sự,1979) [38].
Các nghiên cứu khác cho rằng: ña số giống cổ truyền có khả năng ñẻ nhánh
khỏe, khi lai chúng với các dạng lùn ñể rút ngắn chiều dài thân thường không làm
giảm khả năng ñẻ nhánh mà còn làm tăng lên ( S. Yoshida, 1972) [42].
Theo Ân Hoành Chương (1961): quần thể là một hệ thống có khả năng
“tự ñiều tiết”: cấy thưa thì lúa ñẻ nhánh mạnh ñể nâng số bông lên, cấy dày
quá thì một số nhánh sẽ bị lụi ñi ñể giảm số bông xuống.Quần thể cây lúa có
dạng “phản quy” tức là hiệu quả của sự biến hóa ảnh hưởng ngược lại ñến bản
thân của sự biến hóa: cây lúa sinh trưởng ñẻ nhánh mạnh thì ñến một mức nào
ñấy sẽ có một số nhánh bị lụi ñi (trích dẫn từ ðào Thế Tuấn, 1970) [31].
Qua theo dõi các tổ hợp lai, Nguyễn Văn Hiển (1992) [9] nhận xét:
kiểu ñẻ nhánh chụm là lặn, kiểu ñẻ nhánh xòe là trội.
Theo Nguyễn Văn Hoan (2003) [14] trong kỹ thuật thâm canh lúa ñể có
nhánh hữu hiệu cao, thì các giống ngắn ngày chỉ ñược cho cây lúa ñẻ ñến
nhánh cháu, còn các giống trung ngày và dài ngày cũng chỉ nên cho cây lúa
ñẻ ñến nhánh chắt như vậy sẽ ñảm bảo tỷ lệ thành bông cao.
Theo Nguyễn Văn Hiển và Nguyễn Bích Nga (1976) [8], những giống lúa
nhiệt ñới ñẻ nhiều cũng có giới hạn nào ñó lá sẽ che lẫn nhau khi bón phân ñạm
với liều lượng cao. Hình như những kiểu cây ñẻ nhánh vừa phải ñặc trưng của
phần lớn những giống lúa Japonica của ðài Loan trong quá trình ñẻ nhánh cây lúa
rất mẩn cảm với ñiều kiện ngoại cảnh và cả ñiều kiện dinh dưỡng.
Các giống lúa hiện ñại có nhiều nhánh hơn vào lúc trỗ và có số nhánh thất
thu ít. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu ở các giống cổ truyền là 50% và ở các giống hiện
ñại là 75% (Benitos Veraga, 1990) [36].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10
ðinh Văn Lữ (1978) [22] cho rằng: những giống ñẻ rải rác thì trỗ bông
thường không tập trung, bông không ñều, lúa chín không ñều, không thuận lợi
cho quá trình thu hoạch ñãn ñến giảm năng suất.
Nguyễn Văn Hoan (1999) [13] tổng kết các kết quả nghiên cứu trên các giống
lúa năng suất cao cho thấy các nhánh ñược sinh ra sớm thì lớn lên sẽ thành bông
hữu hiệu, các nhánh ñẻ muộn cho bông bé. ðể có một khóm lúa tốt các nhánh
phải ñều nhau, ít nhánh hữu hiệu thì chỉ nên ñể cây mạ ñẻ nhánh con thứ 3 ( với
giống ngắn ngày) hoặc thứ 4 ( với giống trung ngày và dài ngày).
2.1.5. Nghiên cứu về lá lúa
Lá lúa là bộ phận quan trọng nhất trong suốt ñời sống của cây lúa. Lá
làm nhiệm vụ quang hợp, tích lũy chất khô, hô hấp,… Bộ lá lúa quyết ñịnh
ñến mật ñộ cấy, cách thức bón phân… Chẳng hạn, nếu bộ lá cứng, dày và
tương ñối hẹp thì có thể nâng cao mật ñộ cấy mà ánh sáng mặt trời vẫn có thể
chiếu sâu ñến tầng lá gốc, kích thích quá trình ñẻ nhánh, hạn chế sâu bệnh làm
tăng diện tích quang hợp tạo ra nhiều chất khô. Số lá trên cây trước hết phụ
thuộc vào giống và khi tăng thêm một lá thì thời gian trỗ sẽ muộn hơn 5 ngày.
Yoshida (1981) [44] cho rằng: trong một cây mà phối hợp ñược lá trên
thẳng, các lá dưới cong dần và dài hơn là bộ lá lý tưởng cho quang hợp của
cây lúa. Các giống lá dày có hàm lượng diệp lục nhiều hơn làm cho cường ñộ
quang hợp cao hơn, tích lũy mạnh hơn, ñộ bền của lá kéo dài hơn những
giống có lá mỏng.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về lá lúa ñược tiến hành rất sâu bởi lá lúa
ñòng vai trò quan trọng vào sự hình thành năng suất.
Theo ðào Thế Tuấn (1970) [31] thì một giống lúa năng suất cao phải ñủ hai
ñiều kiện:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11
• Phải có diện tích lá lớn trước khi trỗ ñể tạo một sức chứa lớn.
- Hiệu suất quang hợp sau trỗ cao thì mới có thể tạo ra bông lúa to (tức
nguồn dinh dưỡng lớn.
Nguyễn Văn Hiển (2000) [11] cho biết: lá ñứng thẳng ñược kiểm tra bởi
một gen lặn có hệ số di truyền cao, cặp gen này có tác dụng ña hiệu vừa gây
nên thân ngắn, vừa làm cho bộ lá ñứng cứng.
Bùi Huy ðáp (1980) [6] cho rằng: những giống lúa có bộ lá to cho năng
suất cao hơn lá nhỏ.
Theo Nguyễn Văn Hoan (2003) [14] từ khi gieo hạt cho ñến khi cây lúa ra
lá cuối cùng tuân theo quy luật: lá sau ra thì lá trước lụi ñi nên trên một thân
lúa (một nhánh) luôn chỉ duy trì 4 – 5 lá xanh.
Nguyễn Văn Hiển và Nguyễn Bích Nga (1976) [8] cho rằng những giống
lúa Indica có phản ứng với ñạm về mặt diện tích lá lớn hơn so với giống
Japonica, nhưng lại phản ứng yếu về mặt hoạt ñộng quang hợp, trên cơ sở
diện tích lá, tổng số hô hấp hầu như tăng tỉ lệ với diện tích lá. Bộ lá quan hệ
chặt chẽ với năng suất, muốn ñạt năng suất cao thì hiệu suất quang hợp phải
cao. ðã có ý kiến cho rằng: “bộ lá có màu xanh ñậm, dài, thẳng, có diện thích
lá vừa phải là lý tưởng nhất.”
Thời gian hoạt ñộng của lá dài hay ngắn có quan hệ mật thiết tới việc tích
lũy dinh dưỡng cho cây và bông hạt, theo Nguyễn Thị Trâm (1998)[30], lá
ñòng và hai lá giáp ñòng có thời gian sinh trưởng dài nhất 45 – 50 ngày tùy
giống. Các lá xuất hiện trước có thời gian hoạt ñộng ngắn dần, lá thứ nhất có
thời gian hoạt ñộng 7 ngày, lá thứ hai là 12 ngày.
Trên cùng một cây, các lá lúa cũng có những chức năng nhất ñịnh khác
nhau. Quan trọng nhất với cây lúa là hai lá cuối cùng ( lá ñòng và lá công
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12
năng). Trong quá trình phát triển, lá thứ hai tính từ trên xuống luôn hoạt ñộng
mạnh nhất nên lá này ñược gọi lá lá công năng (ðinh Văn Lữ, 1978) [22].
Theo ông, lá ñòng là lá ra cuối cùng và trên một nhánh lúa thì nó là lá trên
cùng, do vậy nó ñược tiếp nhận nhiều ánh sáng nhất. Từ sau khi trỗ lá ñòng
hoạt ñộng không kém gì lá công năng, nhưng do ra sau trẻ hơn và ở phía trên
nên nó có vai trò lớn nhất trong nuôi dưỡng bông lúa.
Chiều dài lá ñòng có tương quan thuận với chiều dài lá và chiều rộng lá,
nên một giống lúa có lá dài thì bông to và ít bông, còn giống có lá ngắn thì
bông nhỏ và nhiều bông (ðinh Văn Lữ, 1978) [22].
Theo Hà Ngọc Ngô (1976) [23], số lá trên cây nhiều hay ít phụ thuộc vào
giống là chủ yếu.
2.1.6. Nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng suất
Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất, tổng hợp nhất, phản ánh ñược kết
quả ñánh giá của một giống. Năng suất lúa ñược tạo thành bởi 4 yếu tố: số
bông trên ñơn vị diện tích, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000
hạt. Hoặc ñơn giản hơn, có thể quy về 3 yếu tố: số bông/m
2
, số hạt chắc/bông
và khối lượng 1000 hạt (ðinh Văn Lữ, 1978) [22].
Trong 4 yếu tố tạo thành năng suất lúa thì số bông là yếu tố quyết ñịnh
nhất và sớm nhất. Số bông có thể ñóng góp 74% năng suất, trong khi số hạt
và trọng lượng hạt ñóng góp 26%. Số bông ñược hình thành do 3 yếu tố:
• Mật ñộ cấy ( số dảnh cơ bản)
• Số nhánh ñẻ ( số nhánh hữu hiệu)
• Các ñiều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật như lượng ñạm bón, nhiệt ñộ, ánh
sáng…
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13
Các giống cũ thường cấy thưa, khả năng chịu ñạm kém, nếu cấy dày dễ
phát sinh lốp ñổ. Các giống lúa mới thuộc loại hình thấp cây, lá ñứng, khả
năng chịu ñạm cao nên có thể cấy dày ñể tăng số bông/ ñơn vị diện tích (ðinh
Văn Lữ, 1978)[22].
Trần Duy Quý (1997) [25] ñã kết luận: bông ngắn, hạt xếp sít là do các
gen lặn di truyền, dn, lp, lx chi phối.
Thời gian quyết ñịnh số bông là thời kỳ ñẻ nhánh, trong ñó quan trọng
nhất là thời kỳ ñẻ nhánh hữu hiệu, những nhánh ñẻ trong thời kỳ này ñều có
khả năng thành bông. Vì vậy cần có biện pháp hợp lý như chế ñộ phân, chế ñộ
tưới nước trong thời kỳ này.
Số hạt trên bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié, hoa phân hóa cũng như
số gié và hoa thoái hóa. Các quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh
thực từ lúc làm ñòng ñến trỗ bông. Số hạt trên bông bằng hiệu số của số hoa
phân hóa trên số hoa thoái hóa. Yếu tố này phụ thuộc chủ yếu vào ñặc tính
giống và ñiều kiện ngoại cảnh. Các giống lúa cải tiến hiện nay ñều có số hạt/
bông cao (ðinh Văn Lữ, 1978) [22].
Hạt chắc là những hạt nặng, có tỷ trọng trên 1,06. Tỷ lệ hạt chắc làm tăng
trọng lượng bông nên làm năng suất cuối cùng tăng. Tỷ lệ hạt chắc ñược
quyết ñịnh ở thời kỳ trước và sau trỗ bông. Tỷ lệ hạt chắc thường phụ thuộc
vào các yếu tố sau: lượng phân bón, lúa bị lốp ñổ nhất là trong thời kỳ trỗ
bông, nhiệt ñộ quá thấp hoặc quá cao, các ñiều kiện ngoại cảnh thời kỳ trỗ và
vào chắc như bão, hạn, sâu bệnh, ñất mặn,…(ðinh Văn Lữ, 1978)[22].
Khối lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo năng suất lúa. So với các yếu
tố khác thì khối lượng 1000 hạt tương ñối ít biến ñộng, nó phụ thuộc chủ yếu
vào giống. Giai ñoạn từ khi lúa trỗ ñến chín sữa quyết ñịnh ñến trọng lượng
1000 hạt, nếu trong giai ñoạn này nhiệt ñộ thích hợp thuận lợi cho quá trình
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14
tích lũy chất khô vào hạt và bộ lá lúa, nhất là ñòng còn xanh thì khối lượng
1000 hạt sẽ cao (ðinh Văn Lữ, 1978) [19].
Các yếu tố này ñược hình thành trong thời gian khác nhau, có những quy
luật khác nhau, chịu tác ñộng của các ñiều kiện khác nhau, song chúng lại có
mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. ðể ñạt năng suất cao cần có cơ cấu các yếu
tố năng suất hợp lý. Cơ cấu này thay ñổi tùy theo những ñiều kiện cụ thể. Ở
Nga, những ruông năng suất cao 60 – 70 tạ/ha thường ñạt 400 – 450 bông/m
2
.
Ở vùng Trung Nhật, số bông thay ñổi trong phạm vi 300 – 400 bông/m
2
. Ở
Trung Quốc, số bông thường ñạt 375 – 400 bông/m
2
trong vụ mùa và 600 –
750 bông trong vụ xuân. Ở nước ta, trong phạm vi năng suất 40 – 60 tạ/ha,
cần có khoảng 300 – 450 bông/m
2
, 80 – 100 hạt/bông, khối lượng 1000 hạt
khoảng 25 – 27g (ðinh Văn Lữ, 1978) [22].
Kết quả nghiên cứu ở ta cho thấy số bông có quan hệ nghịch với số
hạt/bông và khối lượng hạt. Còn số hạt/bông và khối lượng hạt lại có quan hệ
thuận ( ðào Thể Tuấn, 1970) [31].
Trong 3 yếu tố năng suất thì số bông biến ñộng mạnh nhất, thứ ñến là số
hạt/bông, cuối cùng là khối lượng hạt ít biến ñộng nhất. Kết quả nghiên cứu
về mật ñộ quần thể tại Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội cho thấy: cấy
thưa mức ñộ biến ñộng lớn hơn cấy dày, khối lượng hạt không có ảnh hưởng
ñáng kể ñến năng suất, biến ñộng của số nhánh tối ña và số bông nhiều nhất
rồi ñến số hạt/bông (ðinh Văn Lữ, 1978) [22].
Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất, thực chất là mối quan hệ
giữa cá thể và quần thể, mối quan hệ này có hai mặt: khi mật ñộ số bông tăng
trên một phạm vi nào ñó thì khối lượng bông giảm ít, nên năng suất cuối cùng
tăng ñó là quan hệ thống nhất. Nhưng khi số bông tăng quá cao thì khối lượng
bông giảm nhiều khi ñó năng suất sẽ giảm, ñó là mối quan hệ mâu thuẫn. Vì
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
15
thế cần ñiều chỉnh mối quan hệ ấy cho tốt ñể năng suất cuối cùng cao
(Nguyễn Văn Hiển, 1992) [9].
Nguyễn Văn Hoan (1995) [12] cho rằng: sự tương quan giữa năng suất và
số bông/khóm ở mỗi giống là khác nhau. Ở giống bán lùn có tương quan chặt
( r = 0,85), nhóm lùn ( r = 0,62) và nhóm cao cây ( r = 0,54). Sự tương quan
giữa năng suất và số hạt/bông thì ngược lại, nhóm cao cây ( r = 0,96), nhóm
bán lùn ( r = 0,66) và nhóm lùn ( r = 0,62). Sự tương quan giữa năng suất lúa
và chiều cao cây thì nhóm lùn ( r = 0,62), nhóm bán lùn ( r = 0,49), nhóm cao
cây (r = 0,37).
Phần nhiều các giống to bông cho năng suất thấp hơn các giống nhiều
bông. Hướng tạo các giống thấp cây, nhiều bông là chọn các giống có khả
năng ñạt số bông cao nhưng bông to, hạt nặng, có tính chống bệnh cao.
Hướng tạo các giống cây to bông là tạo các giống có bông to và nặng hơn nữa
ñể nâng cao năng suất nhưng lại tương ñối cứng cây và chịu phân ( ðào Thế
Tuấn, 1970) [31].
Vũ Tuyên Hoàng và Luyện Hữu Chỉ (1998)[16] cho rằng: giống lúa to
bông, hạt to cho năng suất cao, vật liệu chọn giống có năng suất cá thể cao
thường cho năng suất cao.
2.1.7. Nghiên cứu về khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa
Sâu bệnh là tác nhân gây hại cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng.
Sâu bệnh hại làm ảnh hưởng ñến chất lượng, làm giảm năng suất rất lớn, thậm
chí có vùng bị mất trắng do sâu bệnh gây nên.
Nước ta là nước có khí hậu nóng ẩm là ñiều kiện cho nhiều loại sâu
bệnh hại phát triển. ðể bảo vệ năng suất và chất lượng nông sản phẩm chúng
ta phải phòng trừ sâu bệnh trên ñồng ruộng bằng nhiều loại thuốc hóa học,