Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Vận dụng Bản đồ tư duy trong dạy SINH HOC 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 35 trang )

Đề mục

Trang

Phần I: Đặt vấn đề ...............................................................................2
Phần II: Giải quyết vấn đề ...................................................................4
1. Cơ sở lý luận của vấn đề...................................................................4
2. Thực trạng của vấn đề.......................................................................7
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề..............................8
3.1. Thiết kế 1 số BĐTD theo bài ........................................................8
3.2. Giải pháp thực hiện cho từng BĐTD........................................... 17
4. Hiệu quả của SKKN........................................................................19
Phần III: Kết luận ...............................................................................24
Tài liệu tham khảo...............................................................................26
Phụ lục 1: Sử dụng BĐTD trong dạy và học.......................................27
Phụ luc 2: Bảng thống kê số liệu trước và sau tác động......................30

Trang 1


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và
công nghệ .Trong đó, khoa học sinh học có những bước tiến nhảy vọt trở thành
lĩnh vực có gia tốc lớn nhất về nhiều mặt. Sự gia tăng khối lượng tri thức, sự đổi
mới chương trình sinh học phổ thông, đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy và
học. Vấn đề được đặt ra là phải dạy và học cái gì ? Dạy và học như thế nào? Để
có hiệu quả .
Xã hội hiện nay, đòi hỏi người học không chỉ có khả năng lấy tri thức
từ trí nhớ dưới dạng có sẵn đã lĩnh hội ở trường phổ thông mà còn phải có năng
lực chiếm lĩnh, sử dụng tri thức mới 1 cách độc lập. Do đó người giáo viên
không chỉ có nhiệm vụ cung cấp, truyền đạt tri thức mà quan trọng hơn là trang


bị cho học sinh khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu và tự nắm bắt tri thức hay
nói cách khác là hướng cho học sinh con đường chiếm lĩnh tri thức mới. Giúp
các em nhận thấy được “Học” là một quá trình kiến tạo, xây dựng, phát hiện,
khai thác và xử lí thông tin … để từ đó tự hình thành năng lực và phẩm chất. Vì
vậy, bản thân tôi là một giáo viên, luôn ôm ấp trong mình biết bao nhiêu là ước
mơ sẽ góp phần đạo tạo một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, thành thục các kĩ
năng sống, đáp ứng với yêu cầu mới của xã hội hiện nay.
Một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới
phương pháp kiểm tra đánh giá. Trong mấy năm qua, kiểm tra môn Sinh học ở
khối lớp 10, 11 bằng hình thức 40% trắc nghiệm khách quan và 60% tự luận.
Đó là cách để nhằm nâng cao khả năng tư duy, khả năng lập luận và kĩ năng
trình bày của học sinh. Với lượng kiến thức phong phú, khá nặng về lý thuyết,
mang tính thực tiễn cao với nhiều quá trình và cơ chế trong chương trình Sinh
học 10. Do đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh không tốn nhiều thời
gian ghi chép mà vẫn nắm được những kiến thức trọng tâm để thuận lợi trong
làm các bài kiểm tra. Vì thế, tôi mạnh dạn vận dụng phương pháp xây dựng bản
đồ tư duy cho một số bài thuộc chương trình sinh học 10 đặc biệt là phần củng
cố cuối bài và ôn tập chương. Với mục đích giúp học sinh tiết kiệm thời gian ghi
Trang 2


chép, phát triển tư duy não bộ, hoạt động tích cực, chủ động và dễ dàng tiếp thu
kiến thức, khơi dậy nguồn cảm hứng học tập đồng thời nâng cao chất lượng bộ
môn.
Đề tài được được nghiên cứu từ năm học 2010 – 2011, để đánh giá
tính hiệu quả của đề tài tôi tiến hành kiểm chứng trên hai nhóm tương đương:
hai lớp 10 trường THPT Nguyễn Công Trứ năm học 2012 - 2013. Lớp 10BA8 là
thực nghiệm và 10BA9 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải
pháp thay thế khi dạy 1 số bài thuộc chương trình sinh học 10. Kết quả cho thấy
tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực

nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra
đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 6.0; điểm bài kiểm tra đầu ra
của lớp đối chứng là 5.2. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p = 0.0002< 0,001
có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng. Điều đó chứng minh rằng vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học làm
nâng cao kết quả học tập, tăng nguồn cảm hứng học tập cho học sinh.

Trang 3


PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1.Cơ sở lý luận của vấn đề:
Phương pháp học bằng bản đồ tư duy (BĐTD) được phát triển vào
cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20) bởi Anthony "Tony" Peter Buzan (sinh
năm 1942) như là một cách để giúp học sinh "ghi lại bài giảng" mà chỉ dùng các
từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn
tập hơn.
1.1. Bản đồ tư duy là gì? (hay còn gọi là sơ đồ tư duy)
BĐTD duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý
tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề…
bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết…Đặc
biệt đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế sơ đồ là theo mạch tư duy của mỗi người.

(Trích: Bản đồ Tư duy trong công việc – Tony Buzan )

Trang 4


Theo nghiên cứu : “Bản đồ tư duy – một trong những công cụ hỗ trợ
dạy học và công tác quản lí nhà trường hiệu quả, dễ thực hiện” của TS. Trần

Đình Châu, Bộ Giáo dục và Đào tạo; TS. Đặng Thu Thuỷ, Viện Khoa học
Giáo dục Việt Nam cho rằng cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình
ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). BĐTD là công cụ đồ
họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ
trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống
hóa kiến thức sau mỗi chương....
BĐTD giúp HS học được phương pháp học: Việc rèn luyện phương
pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học
mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số HS học rất chăm chỉ
nhưng hiệu quả chưa cao, các em này thường học bài nào biết bài đấy, học
phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau,
không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn
số HS này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép
để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Do đó, sử dụng
thành thạo BĐTD trong dạy học HS sẽ học được phương pháp học, tăng tính
độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
BĐTD- giúp HS học tập một cách tích cực: Một số kết quả nghiên
cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do
chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử
dụng BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của
bộ não.
Việc HS tự vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của
HS, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của HS, các em tự do chọn màu sắc
(xanh, đỏ, vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), các em tự “sáng
tác” nên trên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của
từng HS và BĐTD do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng “tác
phẩm” của mình.
Trang 5



1.2. Các bước cơ bản khi thiết lập 1 BĐTD:
- Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề, hay có thể
với một từ khóa được viết in hoa, viết đậm. Một hình ảnh có thể diễn đạt được
cả ngàn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung
tâm sẽ giúp ta tập trung được vào chủ đề và làm cho ta hưng phấn hơn.
- Bước 2: Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng
kích thích não như hình ảnh.
- Bước 3: Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối
các nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một,…. bằng các đường kẻ, đường cong
với màu sắc khác nhau.
- Bước 4: Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường
kẻ hay đường cong.
- Bước 5: Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ,
màu sắc, bố cục bản đồ…)
- Bước 6: Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
1.3. Cách ghi chép trên BĐTD: HS cần phải:
- Nghĩ trước khi viết.
- Viết ngắn gọn
- Viết có tổ chức
- Viết lại theo ý của mình, nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý
(nếu sau này cần)
* Điều cần tránh khi ghi chép trên BĐTD:
- Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
- Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.
- Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.

Trang 6


(


Trích: BĐTD - công cụ hiệu quả hỗ trợ dạy học và công tác quản lý nhà trường)

1.4. Ưu điểm của việc sử dụng BĐTD đối với bộ môn sinh học:
- Dễ nhìn, dễ nắm được trọng tâm của vấn đề. Nhìn thấy bức tranh
tổng thể mà lại chi tiết.
- Đỡ tốn thời gian ghi chép hơn so với kiểu ghi chép cũ.
- Kích thích hứng thú học tập của học sinh
- Thuận lợi khi kiểm tra bài cũ hoặc củng cố kiến thức sau mỗi bài,
mỗi chương....giáo viên tiết kiệm thời gian soạn giáo án, học sinh hiểu và nhớ
lâu vấn đề hơn...
2. Thực trạng của vấn đề:

Trang 7


Sinh học nói chung, sinh học 10 nói riêng là môn học đòi hỏi nhiều tư
duy để suy luận, kiến thức môn học đa dạng phong phú, nhiều quá trình và cơ
chế nhưng lại mang tính thực tiễn cao, nên khó khăn khá lớn của học sinh là
chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học
vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng
tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong bài học, hoặc không biết liên
tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau. Mặt khác, học sinh lớp 10
như là giai đoạn chuyển giao giữa cấp THCS với THPT nên các em còn khó
khăn trong việc lựa chọn phương pháp học đúng đắn phù hợp. Do đó người giáo
viên cần phải lựa chọn phương pháp dạy học hợp lí nhằm khơi dậy nguồn cảm
hứng học tập cho học sinh.
Ngoài ra, hiện nay ở cấp THCS, dạy học bằng BĐTD được áp dụng
rộng rãi trong quá trình dạy và học nên đa số học sinh đã được tiếp cận với cách
học bằng BĐTD, đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên áp dụng phương pháp

dạy bằng BĐTD.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Với thực tế đó, tôi mạnh dạn vận dụng phương pháp dạy học theo
nhóm nhỏ vận dụng BĐTD cho một số bài thuộc chương trình sinh học 10 đặc
biệt là phần củng cố cuối bài và ôn tập chương cho 1 số lớp 10 truờng THPT
Nguyễn Công Trứ không những giúp học sinh rút ngắn thời gian ghi chép, tăng
thời gian thảo luận mà còn phát triển tư duy não bộ, chủ động tiếp thu kiến thức,
khơi dậy nguồn cảm hứng học tập đồng thời nâng cao chất lượng bộ môn.
3.1. Thiết kế một số BĐTD theo bài:
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nhất thiết phải chuẩn bị giáo án
và đồ dùng dạy học thật kỹ. Xong ở đề tài này tôi chỉ đề cập tới việc thiết kế
một số BĐTD và giải pháp thực hiện các BĐTD này trong quá trình giảng dạy
chứ không trình bày như một giáo án cụ thể.

Trang 8


Trang 9


BĐTD 01.02.10CB

Thời gian ôn luyện:
- 20 /8/2012
- 21/8/2012
- 27/8/ 2012

Trang 10



Trang 11


BĐTD 01.07.10CB

Thời gian ôn luyện:
- 24 /9/2012
- 25/9/2012
- 01/10/ 2012

Trang 12


BĐTD 01.08.10 CB

Thời gian ôn luyện:
- 01/10/2012
- 02/10/2012
- 08/10/ 2012

DÒNG DI CHUYỂN CỦA VẬT CHẤT
Trang 13


BĐTD 01.10.10CB

Thời gian ôn luyện:
- 08/10/2012
- 09/10/2012
- 15/10/ 2012


Trang 14


BĐTD 01.06.10CB

Thời gian ôn luyện:
-

Trang 15


BĐTD 01.18.10CB

Thời gian ôn luyện:
-

Trang 16


BĐTD 01.19.10CB

Thời gian ôn luyện:
-

Trang 17


BĐTD 01.21.10CB


Thời gian ôn luyện:
-

Trang 18


3.2. Giải pháp cụ thể đối với từng BĐTD:
Dạy học bằng BĐTD quan trọng là phải sử dụng BĐTD như thế nào
để phát huy được hết giá trị. Trước hết cần tạo tình huống có vấn đề để thu hút
sự tập trung chú ý và kích thích hứng thú học tập, tính tích cực hoạt động của
học sinh, đặc biệt là phải sử dụng linh hoạt vấn đáp kết hợp với hoạt động nhóm
để hoàn thành nội dung bài học bằng BĐTD. Giáo viên cần định hướng để học
sinh hoạt động nhóm sau đó lên bảng hoàn thành. Có thể giáo viên cho học sinh
về nhà thiết kế trước để cùng thảo luận trên lớp (thông thường sử dụng ở các bài
ôn tập).... Để nâng cao hiệu quả, giáo viên có thể đánh giá kết quả hoạt động
bằng cách cho điểm, cách làm này vừa khuyến khích HS đồng thời ren đe những
HS làm qua loa, lười tư duy.
BĐTD 01.02.10CB:
Để hoàn thành BĐTD này, trong tiết học trước giáo viên yêu cầu học sinh
về nhà soạn bài mới dưới dạng ĐBTD, để HS có thể tự hệ thống kiến thức, giáo
viên định hướng cho học sinh chủ đề: ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA MỖI GIỚI và
5 ý chính lớn: KHỞI SINH, NGUYÊN SINH, NẤM, THỰC VẬT, ĐỘNG
VẬT, yêu cầu học sinh về nhà triển khai thêm các ý nhỏ.
Trong tiết học chính thức, giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, dưới sự
hướng dẫn của giáo viên, học sinh tiến thành thảo luận nhóm và hoàn thành
BĐTD sau đó đại diện của mỗi nhóm lên bảng vẽ lại nội dung thảo luận, các
nhóm khác nhận xét bổ sung, cuối cùng giáo viên hoàn thiện kiến thức.
Khi tiến hành kiểm tra bài cũ ở tiết sau, giáo viên tiến hành kiểm tra 1
lúc 5 học sinh, mỗi học sinh sẽ hệ thống kiến thức của mỗi giới trên bảng.
BĐTD 01.06.10CB:

Sau khi học xong chương I: Thành phần hóa học của tế bào. Giáo viên
định hướng để học sinh về nhà tự hệ thống kiến thức của chương.
BĐTD 01.07.10CB:
Sau khi học xong bài số 7, sử dụng phương pháp trực quan – vấn đáp,
Trang 19


dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh tự củng cố kiến thức bằng cách hoàn
thành BĐTD này. Khi tiến hành kiểm tra bài cũ ở tiết sau, giáo viên tiến hành
kiểm tra bằng cách cho học sinh lên bảng hệ thống lại BĐTD (mỗi học sinh chỉ
hệ thống 1 ý chính).
BĐTD 01.08.10 CB
Giáo viên sử dụng BĐTD này để dạy kiến thức mới. Do đó, để học
sinh thuận lợi trong quá trình lập BĐTD, trong tiết học trước giáo viên đưa chủ
đề: NHÂN, LNC TRƠN, LNC HẠT, BỘ MÁY GÔNGI và yêu cầu học sinh về
nhà tự nghiên cứu và hoàn thành phần CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG của mỗi bào
quan.
Trong tiết học chính thức, bằng phương pháp trực quan – vấn đáp,
giáo viên định hướng để học tự lập sơ đồ trên lớp và nộp lại vào cuối giờ. Lưu
ý, giáo viên cần hướng dẫn thật kĩ để học sinh nhận biết và mô tả được dòng di
chuyển vật chất trong tế bào.
BĐTD 01.10.10 CB
Giáo viên sử dụng BĐTD này vừa để kiểm tra bài cũ vừa dạy kiến
thức mới. Do đó, để học sinh thuận lợi trong quá trình lập BĐTD, trong tiết học
trước giáo viên đưa chủ đề: TẾ BÀO NHÂN THỰC và các ý chính: TẾ BÀO
CHẤT, MÀNG SINH CHẤT, NHÂN, CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINH
CHẤT, sau đó hướng dẫn để học sinh về nhà tự nghiên cứu và hoàn thành
những nội dung còn lại.
Khi tiến hành kiểm tra bài cũ, giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng
hoàn thành 2 ý chính: TẾ BÀO CHẤT, NHÂN, 2 ý chính còn lại giáo viên sử

dụng phương pháp trực quan vấn đáp để giúp học sinh tự hoàn thành. Lưu ý, đối
với BĐTD này cần phải giúp học sinh làm rõ kiến thức phần cấu trúc và chức
năng màng sinh chất.
BĐTD 01.18.10 CB
Sau khi học xong bài CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN
Trang 20


PHÂN, giáo viên sử dụng BĐTD trên để củng cố kiến thức bằng cách giáo viên
chỉ đưa ra chủ đề: KỲ TRUNG GIAN, NGUYÊN PHÂN và các ý chính: 3
PHA, PHÂN CHIA TẾ BÀO CHẤT, PHÂN CHIA NHÂN, học sinh thảo luận
để hoàn thành nội dung còn lại.
BĐTD 01.19.10 CB
Sau khi học xong bài GIẢM PHÂN, giáo viên sử dụng BĐTD trên để
củng cố kiến thức bằng cách giáo viên chỉ đưa ra chủ đề: KỲ TRUNG GIAN,
GIẢM PHÂN và các ý chính:3 PHA, PHÂN CHIA TẾ BÀO CHẤT, PHÂN
CHIA NHÂN, KẾT QUẢ, học sinh thảo luận để hoàn thành nội dung còn lại.
BĐTD 01.21.10 CB
Đây là bài ôn tập nên giáo viên chỉ đưa ra chủ đề: SINH HỌC TẾ
BÀO và các ý chính: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO, CẤU TRÚC
TẾ BÀO, PHÂN BÀO, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG, yêu
cầu học sinh về nhà nghiên cứu và tự vẽ BĐTD, trong tiết ôn tập giáo viên chia
nhóm để học sinh lên bảng vẽ sau đó hoàn thiện kiến thức bằng cách chiếu
BĐTD đã chuẩn bị sẵn.
4. Hiệu quả của SKKN
Để đánh giá hiệu quả đề tài tôi tiến hành nghiên cứu trên 2 lớp 10BA8
và 10BA9 Trường THPT Nguyễn Công Trứ - NH 2012-2013.
4.1. Khách thể nghiên cứu:
Học sinh 2 lớp 10BA8 (lớp đối chứng) và 10BA9 (lớp thực nghiệm)
Trường THPT Nguyễn Công Trứ - NH 2012-2013. Hai lớp được lựa chọn tham

gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về: Tỷ lệ giới tính, thái độ học
tập và kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm học 2012-2013, cụ thể như sau:

Trang 21


Bảng 1: Kết quả học sinh 2 lớp 10BA8 và 10BA9 (Trường THPT Nguyễn
Công Trứ)

Lớp

Sĩ số

Tỉ lệ giới

Học lực (môn Sinh học)

Nam

G-K

Nữ

TB

Yếu

Thực nghiệm (10BA8)

45


21

24

4

20

21

Đối chứng(10 BA9)

45

15

28

3

18

24

4.2. Thiết kế nghiên cứu:
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 10BA8 là nhóm thực nghiệm và 10BA9
là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra chất lượng đầu năm làm bài kiểm tra
trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự
khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch

giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Thực nghiệm(10BA8)
Điểm trung bình

Đối chứng (10BA9)

5.0

4,9

(Trước tác động)
p=

0,276

p = 0,276 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của
hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là
tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm
tương đương (được mô tả ở bảng 2):
Trang 22


Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm

Kiểm tra trước TĐ

Tác động


Thực

O1

Dạy học có sử dụng O3

nghiệm

KT sau TĐ

BĐTD

Đối chứng

O2

Dạy học theo các phương O4
pháp thông thường

Hai thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
4.3. Quy trình nghiên cứu: Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhóm đối chứng: thiết kế bài dạy theo phương pháp truyền thống
- Nhóm thực nghiệm: Thiết kế các bài dạy theo phương án mới đựợc
đề ra.
Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm được tiến hành tuân theo thời
khóa biểu, theo kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn và nhà trường.
4.4. Phân tích dữ liệu và kết quả:
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra chất lượng đầu năm
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 45 phút sau khi học xong

các nội dung có áp dụng bản đồ tư duy.
- Hình thức kiểm tra là dạng trắc nghiệm khách quan 40%, tự luận
60%
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành bài kiểm tra
sau tác động. Sau đó tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng và tổng hợp
kết quả như sau:

Trang 23


Bảng 4. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng

Thực nghiệm

Tổng số điểm

225

294

Điểm trung bình

5.2

6.0

Độ lệch chuẩn

0,98


1.060

Giá trị P của T- test

0.0002

Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)

0.81

Kết quả kiểm tra đầu vào của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm tương
đương nhau. Sau tác động, kết quả điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là
6.0 còn nhóm đối chứng là 5.2, vậy kết quả điểm trung bình của nhóm thực
nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là 0.8 điểm, có thể kết luận tác động có kết
quả, giả thuyết đặt ra là đúng.
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là
tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết
quả p = 0,0002, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực
nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do
kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = (6.0 – 5.2)/0.98=0.81.
Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học theo BĐTD đối với nhóm thực
nghiệm là lớn.
Như vậy giả thuyết của đề tài có làm tăng kết quả học tập của HS
lớp 10BA8 Trường THPT Nguyễn Công Trứ, tăng sự hứng thú và thái độ tích
cực học tập của học sinh, giúp HS yêu thích bộ mộn hơn và đã đạt được những
kết quả tốt hơn trong học tập.


Trang 24


Đối chứng

Thực nghiệm

Biểu đồ: So sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

PHẦN III: KẾT LUẬN

Trang 25


×