Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

GIÁO TRÌNH CHÍNH TRỊ HỆ TRUNG CẤP NGHỀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.14 KB, 66 trang )

Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
CHÍNH TRỊ (HỆ TRUNG CẤP NGHỀ)
Mã môn học: 06
Thời gian môn học: 30 giờ;

(Lý thuyết: 22 giờ; Thảo luận + kiểm tra: 8 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:
1. Môn Chính trị là môn học bắt buộc trong chương trình dạy nghề trình độ trung cấp,
trình độ cao đẳng và là một trong những môn học tham gia vào thi tốt nghiệp
2. Môn Chính trị là một trong những nội dung quan trọng của đào tạo nghề nhằm thực
hiện mục tiêu giáo dục toàn diện người lao động.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
Môn học cung cấp một số hiểu biết về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng và tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, truyền thống quý báu
của dân tộc và của giai cấp công nhân Việt Nam
Môn học góp phần đào tạo người lao động bổ sung vào đội ngũ giai cấp công nhân,
tham gia công đoàn Việt Nam, giúp người học nghề tự ý thức rèn luyện, học tập, đáp ứng yêu
cầu về tri thức và phẩm chất chính trị phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
III. NỘI DUNG MÔN HỌC:
1 Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT

Tên chương/mục

Tổng
số


Thời gian
Thực hành/

Bài tập/
thuyết
Thảo luận

Kiểm tra*
(LT hoặc
TH)

MỞ ĐẦU: ĐỐI TƯỢNG, CHỨC
1

NĂNG, NHIỆM VỤ MÔN HỌC

01

01

05

04

CHÍNH TRỊ
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ SỰ
HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA
MÁC - LÊNIN
1. Khái lược về Chủ nghĩa Mác 2


Lênin

01

2. Qúa trình hình thành và phát
triển của Chủ nghĩa Mác - Lênin
3. Chủ nghĩa Mác - Lênin từ 1924
đến nay

Thạc sĩ Lê Đức Thọ

Trang 1


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)
BÀI 2: CNXH VÀ THỜI KỲ
QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
3

HỘI Ở VIỆT NAM
1. Chủ nghĩa xã hội

06

05

01

06


04

01

06

05

01

06

03

02

01

30

22

06

02

2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam
BÀI 3: TƯ TƯỞNG VÀ TẤM
GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ

4

MINH
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh

01

2. Tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh
BÀI 4: ĐƯỜNG LỐI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẢNG
5

1. Đổi mới lấy phát triển kinh tế là
nhiệm vụ trung tâm
2. Nội dung cơ bản của đường lối
phát triển kinh tế
BÀI 5: GIAI CẤP CÔNG NHÂN
VÀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

6

1. Giai cấp công nhân và Giai cấp
công nhân Việt Nam

2. Công đoàn Việt Nam
Cộng
2. Nội dung chi tiết:

MỞ ĐẦU

ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ MÔN HỌC CHÍNH TRỊ
Thời gian: 01 giờ
Mục tiêu: Cần nắm được những vấn đề cơ bản về môn học Chính trị, bao gồm đối
tượng nghiên cứu; mục đích nghiên; chức năng, nhiệm vụ; phương pháp nghiên cứu; từ đó rút
ra ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu môn học Chính trị.
1. Đối tượng nghiên cứu học tập
2. Chức năng, nhiệm vụ
3. Phương pháp và ý nghĩa học tập
Bài 1

Thạc sĩ Lê Đức Thọ

Trang 2


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)
KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN
Thời gian: 05 giờ
Mục tiêu: Sau khi học xong bài này anh/chị cần nắm được các giai đoạn phát triển của
Chủ nghĩa Mác – Lênin; qúa trình Mác – Ăngghen sáng lập học thuyết Mác và quá trình
Lênin vận dụng, bảo vệ và phát triển Chủ nghĩa Mác; đồng thời nắm được quá trình vận dụng
Chủ nghĩa Mác – Lênin trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
1. Khái lược về Chủ nghĩa Mác - Lênin
2. Qúa trình hình thành và phát triển của Chủ nghĩa Mác - Lênin
3. Chủ nghĩa Mác - Lênin từ 1924 đến nay
Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của Bài 1

Mục/Tiểu mục/....

T.Số


1. KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA
MÁC - LÊNIN.
1.1. Chức năng thế giới quan và
phương pháp luận triết học của
Chủ nghĩa Mác - Lênin.
1.2. Ba bộ phận cấu thành của Chủ
nghĩa Mác - Lênin.
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC - LÊNIN.
2.1. Giai đoạn C. Mác và Ph.
Ăngghen sáng lập Chủ nghĩa Mác
(1842 - 1895).
2.2. Giai đoạn V.I. Lênin phát triển
Chủ nghĩa Mác (1895 - 1924).
3. CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
TỪ 1924 ĐẾN NAY.
3.1. Vận dụng và phát triển lý luận
xây dựng chủ nghĩa xã hội (1924 –
1991).
3.2. Đổi mới xây dựng chủ nghĩa
xã hội từ sau năm 1991.
Thảo luận

1

Thời gian (giờ)

TH/BT

thuyết
10.5

KT*

Hình thức
giảng dạy
Thuyết trình,
nêu vấn đề
kết hợp
giảng giải

2

2
Phương pháp
trực quan
bằng sơ đồ

1

1

0.5

Phương pháp
thuyết trình,
phát vấn

0.5

1

1

Thảo luận
theo nhóm

BÀI 2
CNXH VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Thời gian: 06 giờ

Thạc sĩ Lê Đức Thọ

Trang 3


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)
Mục tiêu: Sau bài này anh/chị nắm vững được CNXH là giai đoạn đầu của xã hội cộng
sản chủ nghĩa; những đặc trưng cơ bản của CNXH ở nước ta; tính tất yếu khách quan đi lên
CNXH và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam; phân biệt được sự khác nhau
cơ bản giữa CNXH với các xã hội trước đó ở Việt Nam; tin tưởng vào thắng lợi của CNXH ở
nước ta; có ý thức sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ nghĩa xã hội.
1. Chủ nghĩa xã hội
2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của Bài 2
Tiêu đề/Tiểu tiêu đề
1. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1. Hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản chủ nghĩa
1.2. Các giai đoạn của

hình thái kinh tế - xã hội
cộng sản chủ nghĩa
2. THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI Ở VIỆT NAM
2.1. Cơ sở khách quan
của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam
2.2. Nội dung của thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam
Thảo luận

T.Số
02

Thời gian (giờ)
Lý thuyết
TH
02

KT*

Hình thức
giảng dạy
Phương pháp
trực quan,
phát vấn


03

03
Phương pháp
thảo luận
nhóm, diễn
giải

01

01

Viết tiểu luận
ở nhà

BÀI 3
TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Thời gian: 6 giờ
Mục tiêu: Sau khi học xong bài này anh/chị nắm vững nguồn gốc và quá trình hình
thành Tư tưởng Hồ Chí Minh; những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm
cơ bản của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, các phẩm chất cơ bản của đạo đức cách
mạng; từ đó hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh
2. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của Bài 3
Tiêu đề/Tiểu tiêu đề

Thạc sĩ Lê Đức Thọ

Thời gian (giờ)


Hình thức

Trang 4


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)

1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH
1.1. Nguồn gốc và quá
trình hình thành Tư tưởng
Hồ Chí Minh
1.2. Định nghĩa và hệ
thống Tư tưởng Hồ Chí
Minh
2. TẤM GƯƠNG ĐẠO
ĐỨC HỒ CHÍ MINH
2.1. Tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức cách
mạng
2.2. Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh
Thảo luận
* Kiểm tra

T.Số
02


Lý thuyết
02

TH

KT*

giảng dạy
Phương pháp
thuyết trình,
kể chuyện,
trực quan

02

02
Phương pháp
thuyết trình,
kể chuyện,
trực quan

01

01

01

01

Viết tiểu luận

ở nhà
Tự luận

BÀI 4
ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẢNG
Thời gian: 06 giờ
Mục tiêu: Sau bài học này anh/chị nắm vững phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm
trong công cuộc đổi mới của Đảng, đồng thời nắm vững nội dung cơ bản của đường lối phát
triển kinh tế của Đảng trong giai đoạn hiện nay; từ đó chỉ ra được trách nhiệm của bản thân
đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
1. Cơ sở khách quan và tầm quan trọng của phát triển kinh tế
2. Nội dung cơ bản của đường lối phát triển kinh tế
Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của Bài 4
Tiêu đề/Tiểu tiêu đề
1. ĐỔI MỚI LẤY
PHÁT TRIỂN KINH
TẾ LÀ NHIỆM VỤ
TRUNG TÂM
1.1. Cơ sở khách quan và
tầm quan trọng của phát
triển kinh tế
1.2. Quan điểm cơ bản
của Đảng về phát triển
kinh tế
2. NỘI DUNG CƠ BẢN

Thạc sĩ Lê Đức Thọ

T.Số
02


Thời gian (giờ)
Lý thuyết
TH
02

KT*

Hình thức
giảng dạy

Phương pháp
thuyết trình,
phát vấn

03

03

Phương pháp

Trang 5


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)
CỦA ĐƯỜNG LỐI
PHÁT TRIỂN KINH
TẾ
2.1. Hoàn thiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội

chủ nghĩa
2.2. Đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa
gắn với phát triển kinh tế
tri thức
2.3. Phát triển kinh tế gắn
với thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội
Thảo luận

thuyết trình,
phát vấn, cho
sv thuyết
trình

01

01

Viết tiểu luận
ở nhà

BÀI 5
GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
Thời gian: 06 giờ
Mục tiêu: Sau bài học này anh/chị nắm vững quá trình hình thành và phát triển của
Giai cấp công nhân Việt Nam; những đặc điểm cơ bản và những truyền thống tốt đẹp của Giai
cấp công nhân Việt Nam; đồng thời nắm được quan điểm cơ bản của Đảng về phát triển giai
cấp công nhân hiện nay; nẵm vững vai trò, vị trí và nguyên tắc hoạt động của công đoàn Việt
Nam.

1. Giai cấp công nhân và giai cấp công nhân Việt Nam
2. Công đoàn Việt Nam
Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của Bài 5
Tiêu đề/Tiểu tiêu đề
1. GIAI CÁP CÔNG
NHÂN VÀ GIAI CẤP
CÔNG NHÂN VIỆT
NAM
1.1. Giai cấp công nhân
và sứ mệnh lịch sử của nó
1.2. Giai cấp công nhân
Việt Nam
2. CÔNG ĐOÀN VIỆT
NAM
2.1. Sự ra đời và vai trò
của công đoàn Việt Nam
2.2. Phương hướng phát
triển công đoàn trong thời
kỳ Công nghiệp hóa –

Thạc sĩ Lê Đức Thọ

T.Số
02

Thời gian (giờ)
Lý thuyết
TH
02


KT*

Hình thức
giảng dạy

Phương pháp
thuyết trình,
phát vấn

01

01

Phương pháp
thuyết trình,
phát vấn

Trang 6


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)
Hiện đại hóa
Thảo luận

02

02

Kiểm tra
01

01
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC:

Viết tiểu luận
ở nhà
Trắc nghiệm

1. Lớp học/phòng thực hành
- Phòng lý thuyết
2. Trang thiết bị máy móc
- Máy tính, máy chiếu, ...
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu
- Giao trình, bài giảng
V. NỘI DUNG VÀ PHUƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ:
Việc thi, kiểm tra đánh giá, kết quả học tập môn học chính trị của người học nghề
được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính
quy” ban hành kèm theo quyết định số 14/ 2007/ QĐ- BLĐTBXH ngày 24/5/2007 của Bộ
trưởng Bé Lao Động - Thương binh và Xã hội./.
VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Áp dụng cho hệ đào tạo nghề trình độ Cao đẳng Nghề
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Giáo viên giảng dạy môn Chính trị là giáo viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Các
trường phải có tổ bộ môn Chính trị do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng hoặc Hiệu trưởng
ủy uyền trực tiếp cho giáo viên quản lý, giảng dạy
- Để thực hiện chương trình một cách hiệu quả, khuyến khích giáo viên áp dụng
phương pháp dạy học tích cực, kết hợp giảng dạy môn Chính trị với các phong trào thi đua
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, của địa phương và các hoạt động của ngành chủ quản, gắn lý
luận với thực tiễn để định hướng nhận thức và rèn luyện chính trị cho người học nghề
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin
- Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Đường lối, chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình Môn học Chính trị, Tổng cục dạy nghề, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội,
2008.
- Giáo trình chính trị, Lê Thế Lạng, Nxb GD, 2007.

Thạc sĩ Lê Đức Thọ

Trang 7


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)
- Giáo trình Những nguyên lý của Chủ nghía Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia Hà
Nội, 2009.
- Hỏi và đáp Những nguyên lý của Chủ nghía Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia Hà
Nội, 2010.
- Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia Hà Nội, 2009.
- Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2009.
- Văn kiện đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2006.
- Chuyên đề nghiên cứu văn kiện đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội,
2006.
- Văn kiện đại hội XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2011.
- Chuyên đề nghiên cứu văn kiện đại hội XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội,
2011.
- Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh, Trần Văn Giàu, Nxb Chính trị quốc
gia Hà Nội, 1991.


Thạc sĩ Lê Đức Thọ

Trang 8


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)

BÀI MỞ ĐẦU
ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ MÔN HỌC CHÍNH TRỊ
1 - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP
Môn học Chính trị nghiên cứu những quy luật chung nhất của hoạt động chính
trị, cơ chế tác động, những phương thức sử dụng để hiện thực hóa những quy luật
chung đó; nghiên cứu hoạt động của các đảng phái và chính quyền, các tổ chức chính
trị; các giai cấp và các mối quan hệ về chính trị giữa các lực lượng đó của các chế độ
xã hội.
Mục đích của môn học Chính trị là trang bị cho người học nhận thức cơ bản về
chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đường lối, chủ
trương, chính sách của ĐCS Việt Nam; về truyền thống quý báu của dân tộc và giai
cấp công nhân Việt Nam; góp phần bồi dưỡng nhận thức tư tưởng, giáo dục niềm tin
vào sự lãnh đạo của Đảng và định hướng trong quá trình học tập, rèn luyện cho người
học.
2 - CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA MÔN HỌC CHÍNH TRỊ
Môn học Chính trị có hai chức năng cơ bản là:
- Chức năng nhận thức khoa học: giúp người học hiểu biết hệ thống tri thức về
nền tảng tư tưởng của Đảng và của cách mạng, nội dung hoạt động lãnh đạo, quản lý
và xây dựng của Đảng, Nhà nước ta.
- Chức năng giáo dục tư tưởng, tình cảm cách mạng: Môn học Chính trị có
chức năng giáo dục tư tưởng chính trị, tham gia vào việc giải quyết những nhiệm vụ
hiện tại; giáo dục niềm tin vào sự phát triển của cách mạng Việt Nam, có tác dụng
quan trọng đối với việc trau dồi thế giới quan, phương pháp luận khoa học, xây dựng

niềm tin vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ đó có
quyết tâm phấn đấu thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng.
Nhiệm vụ nghiên cứu là: các hoạt động xây dựng chế độ và hoạt động của hệ
thống chính trị ở nước ta; nghiên cứu nền tảng tư tưởng của Đảng và của cách mạng
nước ta; cung cấp những hiểu biết cơ bản về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối lãnh đạo của Đảng, những truyền thống quý báu của dân tộc và của
giai cấp công nhân Việt Nam.
Người học nghề sau khi học xong môn Chính trị cần đạt được:
- Về kiến thức: Nắm được nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo của Đảng, những truyền thống quý báu của
dân tộc và của giai cấp công nhân Việt Nam và của Công đoàn Việt Nam.
Thạc sĩ Lê Đức Thọ

Trang 9


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)
- Về kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện trở thành người lao động
mới có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tốt và năng lực công tác, góp phần
thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
- Về thái độ: Có tư tưởng, tình cảm tốt đẹp; có ý thức trách nhiệm thực hiện
đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Yêu cầu cụ thể: Sử dụng kiến thức cơ bản đã biết từ các môn học khác nhau và
nắm bắt hoạt động thực tiễn của đất nước, địa phương, của trường đào tạo nghề cho
mình, của ngành nghề tương lai của mình, của doanh nghiệp mình sẽ làm việc để liên
hệ vận dụng và giải quyết công việc trong quá trình học tập và công tác.
3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP
- Phương pháp:
Phát huy tính chủ động của thầy và tính tích cực của trò. SV phải liên hệ với
thực tiễn, tự nghiên cứu, thảo luận, liên hệ thực tiễn, thảo luận tích cực, cung cấp cho

nhau các tri thức trong quá trình học tập.
Cần áp dụng các phương pháp giảng dạy và học tập tích cực để môn học không
khô khan mà thiết thực và có hiệu quả.
Có thể tổ chức cho sinh viên thảo luận, xem băng hình, phim tư liệu lịch sử,
chuyên đề thời sự hoặc tổ chức đi tham quan, nghiên cứu các điển hình sản xuất công
nghiệp, các di tích văn hóa ở địa phương.
- Ý nghĩa học tập:
+ Môn Chính trị là một trong những nội dung quan trọng của đào tạo nghề
nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ giác ngộ và giáo dục toàn diện, góp phần
khắc phục những sai lầm, khuyết điểm cho người lao động.
+ Nghiên cứu, học tập, nắm vững tri thức chính trị có ý nghĩa rất to lớn trong
việc giáo dục phẩm chất chính trị, lòng trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, tính kiên định cách mạng trước tình hình
chính trị, phức tạp ở trong nước và quốc tế, giáo dục đạo đức cách mạng.
+ Việc học tập chính trị có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục về truyền thống
cách mạng, về chủ nghĩa yêu nước và lòng tự hào đối với Đảng và đối với dân tộc Việt
Nam; bồi dưỡng ý chí chiến đấu cách mạng, có ý chí biết noi gương những người đi
trước, học tập và lao động thông minh, sáng tạo, có kỷ thuật, có kỷ luật và năng suất
cao ...

Thạc sĩ Lê Đức Thọ

Trang 10


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)

Bài 1
KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC – LÊNIN

1. KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
1.1. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận triết học của Chủ nghĩa
Mác – Lênin
- Chủ nghĩa Mác - Lênin “là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C.
Mác, Ph. Ăngghen và sự phát triển của V.I. Lênin; là sự kế thừa và phát triển những
giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại; là khoa học về
sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con
người; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực
tiễn cách mạng.
- Chủ nghĩa Mác - Lênin có nhiều chức năng nhưng hai chức năng quan trọng
nhất là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận. Thực hiện hai chức
năng này Chủ nghĩa Mác - Lênin đem lại cho con người một thế giới quan khoa học và
một phương pháp luận khoa học.
+ Chức năng thế giới quan: Chủ nghĩa Mác - Lênin đem lại cho con người hệ
thống các quan điểm khoa học thống nhất về thế giới (bao hàm cả con người, xã hội
loài người). Hệ thống các quan điểm này đóng vai trò định hướng cho toàn bộ hoạt
động sống, từng bước hình thành và củng cố nhân sinh quan của con người.
+ Chức năng phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin trang bị cho con người
cơ sở lý luận khoa học để tìm tòi, xây dụng và vận dụng các phương pháp trong hoạt
động nhận thức, thực tiễn nói riêng và trong toàn bộ cuộc sống nói chung.
- Mục đích của Chủ nghĩa Mác - Lênin: Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời nhằm đáp
ứng nhu cầu cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trong sự nghiệp giải phóng mình, giải
phóng nhân dân lao động, tiến tới giải phóng toàn thể nhân loại.
1.2. Ba bộ phận cấu thành Chủ nghĩa Mác - Lênin
- Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống tri thức phong phú về nhiều lĩnh vực, nhưng
trong đó có ba bộ phận lý luận quan trọng nhất là: triết học, kinh tế chính trị học và
chủ nghĩa xã hội khoa học:
+ Triết học Mác - Lênin là bộ phận nghiên cứu những quy luật vận động, phát
triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy nhằm hình thành thế giới quan và
phương pháp luận chung nhất cho nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.

+ Kinh tế chính trị nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là
Thạc sĩ Lê Đức Thọ

Trang 11


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)
nghiên cứu quy luật kinh tế của sự phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự ra
đời của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu quy luật khách quan của quá trình cách
mạng xã hội chủ nghĩa, sự chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội.
Ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin có đối tượng nghiên cứu cụ thể khác
nhau nhưng đều nằm trong hệ thống lý luận khoa học thống nhất - Đó là khoa học về
sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp
bức, bóc lột, tiến tới giải phóng con người.
Ngày nay có nhiều học thuyết với lý tưởng nhân đạo về giải phóng giai cấp, giải
phóng nhân dân lao động, nhưng chỉ có Chủ nghĩa Mác – Lênin mới là học thuyết
khoa học nhất, chắc chắn nhất và chân chính nhất để thực hiện lý tưởng ấy.
2. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC - LÊNIN
Chủ nghĩa Mác – Lênin hình thành và phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn Mác
và Ăngghen sáng lập và phát triển chủ nghĩa Mác (1842 - 1895) và giai đoạn Lênin
bảo vệ, vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác trong điều kiện mới (1895 - 1924)
2.1. Giai đoạn C. Mác và P. Ăngghen sáng lập và phát triển Chủ nghĩa Mác
(1842 - 1895)
a. Các tiền đề hình thành
- Về kinh tế - xã hội:
Chủ nghĩa Mác ra đời trong những năm 40 của thế kỷ XIX ở Tây Âu. Đó cũng là
thời kỳ CNTB đã bước sang giai đoạn mới nhờ tác động của cách mạng công nghiệp.

Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho phương thức sản xuất TBCN được củng cố
vững chắc. Mác viết: “GCTS trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra
LLSX nhiều hơn, đồ sộ hơn LLSX của tất cả các thế hệ trước kia cộng lại”
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cũng làm lộ rõ thêm mâu thuẫn cơ bản vốn có
của nó, đó là mâu thuẫn giữa một bên là tính chất xã hội hóa và trình độ phát triển
ngày càng cao của lực lượng sản xuất (LLSX) với một bên là quan hệ sản xuất
(QHSX) Tư Bản chủ nghĩa (TBCN). Mâu thuẫn này được biểu hiện về mặt xã hội, đó
là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản (GCVS) và giai cấp tư sản (GCTS). Dẫn đến 3
phong trào đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân: Phong trào Hiến dương Anh ,
phong trào đấu tranh của công nhân Lyon (Pháp), phong trào đấu tranh của công nhân
dệt Xilêdi ... Qua các phong trào đó GCVS đã ngày càng lớn mạnh, trở thành lực
lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội
Thạc sĩ Lê Đức Thọ

Trang 12


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)
Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản nảy sinh yêu cầu khách quan phải có lý
luận mới khoa học dẫn đường. Lý luận đó phải thoả mãn hai yêu cầu là phải đảm bảo
tính khoa học và tính cách mạng. Sự ra đời Chủ nghĩa Mác là sự giải đáp về mặt lý
luận những vấn đề thời đại đặt ra trên lập trường của giai cấp vô sản cách mạng.
- Tiền đề về lý luận.
Tiền đề lý luận của Chủ nghĩa Mác là biểu hiện quá trình tiếp nhận có phê phán
những giá trị sâu sắc nhất trong triết học Cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học Anh và
Chủ nghĩa xã hội - không tưởng phê phán Pháp. Với triết học Cổ điển Đức, Mác và
Ăngghen đã khắc phục tính chất duy tâm, thần bí của triết học Hêghen kế thừa phương
pháp biện chứng của ông. Đồng thời, khắc phục tính siêu hình trong triết học
Phoiơbắc, kế thừa chủ nghĩa duy vật của ông.
- Tiền đề khoa học tự nhiên.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác là kết quả của sự tổng kết những thành
tựu tư tưởng của nhân loại, được chứng minh và phát triển dựa trên những kết luận
mới nhất của khoa học tự nhiên, trong đó có 3 phát minh quan trọng nhất: Định luật
bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, Thuyết tiến hóa của Darwin, Học thuyết tế bào.
Những phát minh này đã góp phần bác bỏ tư duy siêu hình và quan điểm thần học.
Khẳng định tính khoa học của tư duy biện chứng (thế giới vô cùng, vô tân, tự tồn tại,
tự vận động, tự chuyển hoá). Đồng thời nó tạo ra điều kiện tiền đề cho thế giới quan
duy vật và phương pháp biện chứng ra đời.
- Tiền đề chủ quan.
Đó chính là thiên tài về trí tuệ và chính trị của Mác - Ăngghen. Lần đầu tiên trong
lịch sử, hai ông đã chỉ ra rằng: giai cấp vô sản là người giải phóng mình đồng thời giải
phóng cho toàn nhân loại. Đồng thời, đó còn là tình yêu thương những người lao động;
sự thông minh; lòng dũng cảm dám hy sinh vì người lao động; sự phấn đấu không mệt
mỏi cho sự nghiệp giải phóng người lao động.
Như vậy, sự ra đời của chủ nghĩa Mác là hiện tượng hợp quy luật; nó vừa là sản
phẩm của tình hình kinh tế - xã hội đương thời, của tri thức nhân loại thể hiện trong
các lĩnh vực khoa học, vừa là kết quả của năng lực tư duy và tinh thần nhân văn của
những người sáng lập ra nó.
b. Sự ra đời và phát triển học thuyết (1842 - 1895)
Các Mác (1818-1883) người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, lãnh tụ và
người thầy của giai cấp vô sản thế giới.
C. Mác sinh ra trong một gia đình Do Thái giàu có ở Trier, Đức. Năm 17 tuổi
Mác vào Đại học Born để học về luật. Ở đây Mác bắt đầu quan tâm đến nghiên cứu
triết học và văn học. Những năm tiếp theo, ông tiếp thu triết học vô thần của những
Thạc sĩ Lê Đức Thọ

Trang 13


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)

người Hêghen cánh tả (Hêghen trẻ). C. Mác đỗ Tiến sỹ năm 1841 với luận án mang
tiêu đề: “Sự khác biệt giữa triết học tự nhiên của Epicurus với triết học tự nhiên của
Democritus”. Sau đó C.Mác tham gia hoạt động xã hội và nghiên cứu khoa học một
cách tích cực. Thời gian này Ông đã đạt được những thành quả to lớn về triết học, kinh
tế chính trị học và cùng với Ph.Ăngghen trở thành một trong những lãnh tụ của phong
trào quốc tế vô sản.
Ph.Ăngghen (1820 - 1895) lãnh tụ và người thầy của giai cấp vô sản, đã cùng với
C.Mác sáng lập ra học thuyết mác-xít, lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học, triết học
về chủ nghĩa cộng sản khoa học, triết học về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
Ph.Ăngghen sinh ở Barmen, Rhine Province của vương quốc Phổ. Ông là con trai
trưởng của một nhà sản xuất sợi dệt người Đức. Năm 1838, Ăngghen bắt đầu đọc các
tác phẩm triết học của Hêghen. Năm 1841, ông bắt đầu tham gia vào nhóm Hêghen trẻ
và xuất bản một vài bài trên Nhật báo sông Ranh. Ph. Ăngghen đã phát triển chủ nghĩa
cộng sản cùng với C.Mác, đồng tác giả của cuốn sách Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
(1848). Ăngghen cũng biên tập và xuất bản quyển II và quyển III của bộ Tư bản sau
khi Mác mất.
Qúa trình hình thành và phát triển Chủ nghĩa Mác (1842 - 1848):
- Thời gian từ 1842 về trước: Mác và Ăngghen là những thanh niên đầy nhiệt tình
và lòng nhân đạo, say mê nghiên cứu triết học, nhưng chưa thoát khỏi lập trường triết
học duy tâm và lập trường dân chủ cách mạng.
- C. Mác, Ph. Ăngghen và quá trình chuyển biến tư tưởng của các ông từ CNDT
và dân chủ cách mạng sang CNDV và cộng sản chủ nghĩa (1842 – 1844):
Cột mốc quan trọng cho sự chuyển biến tư tưởng của C.Mác là thời kỳ ông làm
việc ở báo sông Ranh (2-1842). Ở đó, tư tưởng dân chủ cách mạng của ông đã chuyển
sang bảo vệ quyền lợi của quần chúng nghèo khổ, bất hạnh về chính trị và xã hội .
Nhận thức những vấn đề trong hiện thực chính trị xã hội đã khiến Mác bắt đầu có sự
hồ nghi đối với triết học Hêghen vì nó mâu thuẫn với tinh thần dân chủ cách mạng.
Trong khi phê phán Hêghen, Mác vừa tiếp đón nồng nhiệt những tư tưởng duy vật và
nhân văn của Phoi-ơ-bắc. Sự phê phán đối với triết học Hêghen, việc khái quát những

kinh nghiệm lịch sử cùng với ảnh hưởng của triết học Phoi-ơ-bắc đã tăng cường xu
hướng duy vật trong quan điểm của Mác.
- Giai đoạn 1844 - 1848: Các Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa những tinh hoa của
chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng để xây dựng nên phép biện chứng duy vật.
Trong “Tuyên ngôn đảng cộng sản” (Các Mác, Ph.Ăngghen, 1848) đã chỉ ra quy luật
vận động của lịch sử, thể hiện tư tưởng cơ bản về lý luận hình thái kinh tế xã hội, về
Thạc sĩ Lê Đức Thọ

Trang 14


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)
giai cấp và đấu tranh giai cấp. Với các quan điểm này, Các Mác và Ph.Ăngghen đã tạo
tiền đề sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Giai đoạn Mác và Ăngghen bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác (1849 - 1895):
Đây là giai đoạn phát triển, hoàn thiện của chủ nghĩa Mác. Trong giai đoạn này cùng
với các hoạt động thực tiễn, trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử, Các Mác và
Ph.Ăngghen đã nghiên cứu một cách toàn diện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Dựa trên việc phát hiện ra phạm trù hàng hóa sức lao động, Các Mác đã tìm ra nguồn
gốc của giá trị thặng dư, chỉ ra bản chất bóc lột của CNTB. Lý luận giá trị thặng dư
được Các Mác và Ph.Ăngghen trình bày toàn diện, sâu sắc trong bộ “Tư bản”. Tư
tưởng về chủ nghĩa duy vật lịch sử, về cách mạng vô sản tiếp tục được phát triển trong
tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta” (Các Mác, 1875). Tác phẩm này trình bày
những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác về nhà nước chuyên chính vô sản, về thời
kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH, các giai đoạn xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
Những đóng góp của Mác vào kho tàng lý luận của nhân loại:
- Giá trị lý luận tiêu biểu nhất mà Chủ nghĩa Mác đã sáng tạo, cống hiến cho
nhân loại trước hết là về Triết học. Triết học Mác không chỉ giải thích mà còn vạch ra
con đường, những phương tiện cải tạo thế giới bằng con đường cách mạng. Mác viết:
Triết học không chỉ nhận thức mà còn phải cải tạo thế giới.

- Việc sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử mà cốt lõi là học thuyết hình thái
kinh tế - xã hội là một thành tựu vĩ đại của triết học Mác.
- Học thuyết giá trị thặng dư vạch ra quy luật vận động kinh tế cơ bản của CNTB,
từ đó thấy rõ bản chất của CNTB; vai trò địa vị lịch sử của CNTB trong sự phát triển
của nhân loại.
- Lý luận về sứ mệnh lịch sử của GCCN chỉ rõ giai cấp công nhân là người lãnh
đạo cuộc đấu tranh để xóa bỏ chế độ bóc lột và xây dựng thành công xã hội mới.
Ngoài sáng tạo ra học thuyết lý luận, Mác – Ăngghen đã tích cực hoạt động trong
phong trào của Giai cấp công nhân. Hai ông là lãnh tụ, người thầy vĩ đại của Giai cấp
công nhân quốc tế.
1.2. Giai đoạn V.I. Lênin phát triển Chủ nghĩa Mác (1895 - 1924)
a. Sự phát triển lý luận cách mạng
V.I. Lênin (1870 – 1924) là người tiếp tục sự nghiệp của C. Mác và Ph. Ăngghen,
lãnh tụ của giai cấp vô sản Nga và quốc tế, người sáng lập Đảng cộng sản Liên Xô và
Nhà nước XôViết.
Bối cảnh lịch sử mới và nhu cầu bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác:
- Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, CNTB đã bước sang một giai đoạn mới:
CNTB độc quyền, chủ nghĩa đế quốc, là giai đoạn cao của CNTB. Bản chất bóc lột và
Thạc sĩ Lê Đức Thọ

Trang 15


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)
thống trị của CNTB ngày càng được bộc lộ rõ nét, mâu thuẫn của CNTB trở nên gay
gắt. Các nước tư bản chia nhau thị trường thế giới và gây ra cuộc chiến tranh thế giới
1914-1918.
- Tại các nước thuộc địa, cuộc đấu tranh chống CNĐQ tạo nên sự thống nhất
giữa cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản mà trung tâm là cách mạng
Tháng Mười Nga. Cách mạng vô sản đã trở thành nhiệm vụ trực tiếp.

- Sau khi Ăngghen qua đời, các phần tử cơ hội trong Quốc tế II xuyên tạc CN
Mác. Tình hình đó đòi hỏi Lênin phải tiến hành đấu tranh bảo vệ và phát triển chủ
nghĩa Mác.
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong khoa học tự nhiên, nhất là trong vật lý
học, có một loạt phát minh khoa học làm đảo lộn quan niệm siêu hình về vật chất và
vận động, gây ra cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong vật lý học. Chủ nghĩa duy
tâm lợi dụng tình trạng khủng hoảng này để tấn công và bác bỏ chủ nghĩa duy vật.
Lênin phải tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và bảo vệ và phát triển chủ
nghĩa duy vật.
Vai trò của V.I. Lênin:
Cống hiến vĩ đại của Lênin thể hiện ở sự nghiệp nghiên cứu một cách sáng tạo
học thuyết mác-xít áp dụng cho những điều kiện lịch sử mới, đã cụ thể hóa nó dựa trên
kinh nghiệm của các cuộc cách mạng Nga và phong trào cách mạng thế giới sau khi
Mác và Ăngghen mất.
Lênin là người đã vận dụng sáng tạo và thành công chủ nghĩa Mác vào thực tiễn
cách mạng nước Nga; Tiếp tục bổ sung và phát triển các nguyên lý của chủ nghĩa Mác
trong điều kiện lịch sử mới; Xây dựng thêm các nguyên lý mới trong điều kiện Đảng
Cộng sản nắm chính quyền; Làm rõ về CNXH và lý luận về con đường đi lên CNXH
trong thời đại mới.
Khi chống lại những người dân túy Nga, Lênin đã phát triển lý luận hình thái
kinh tế – xã hội của Mác, bảo vệ sự trong sáng của triết học Mác. Khi chống chủ nghĩa
duy tâm chủ quan của phái Makhơ, Lênin đã khái quát được những thành tựu của khoa
học đương thời, đưa ra định nghĩa nổi tiếng về vật chất, khắc phục được cuộc khủng
về thế giới quan trong vật lí.
Lênin có những đóng góp vào việc phát triển phép biện chứng, lý luận nhận thức,
vấn đề nhà nước và cách mạng, vấn đề chuyên chính vô sản, vấn đề xây dựng Đảng
kiểu mới…
Chủ nghĩa Lênin là sự tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Mác - Lênin
là một chỉnh thể thống nhất không thể tách rời - đó là ngọn cờ lý luận của loài người
tiến bộ đang đấu tranh cho hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Thạc sĩ Lê Đức Thọ

Trang 16


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)
b. Chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực
Thắng lợi của cách mạng tháng Mười là một sự kiện quốc tế vĩ đại. Đó không chỉ
là thắng lợi riêng của dân tộc Nga, mà còn là thắng lợi chung của giai cấp công nhân
và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Cách mạng tháng mười đã mở ra một thời đại
mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng tháng
Mười đã đưa CNXH từ lý luận trở thành hiện thực; đây được coi là thắng lợi đầu tiên
của Chủ nghĩa Mác – Lênin trên thực tế. Sự xuất hiện và lớn mạnh của hệ thống
XHCN đã cổ vũ mạnh mẽ cao dân tộc bị áp bức trên thế giới, vùng dậy để đấu tranh tự
giải phóng mình.
Sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, nước Nga lâm vào nội chiến 1918 –
1920. Trong thời kỳ này Lênin đã thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến. Đó là
Nhà nước trưng thu lương thực thừa của nông dân sau khi giành lại cho họ mức ăn tối
thiểu, đồng thời xoá bỏ quan hệ hàng hoá – tiền tệ, thực hiện chế độ cung cấp hiện vật
cho quân đội và bộ máy nhà nước.
Chính sách Cộng sản thời chiến đã đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng kẻ
thù, bảo vệ được Nhà nước Xô Viết non trẻ, tuy nhiên, khi hoà bình lập lại, chính sách
Cộng sản thời chiến không còn phù hợp, nó kìm hãm sự phát triển sản xuất. Trong bối
cảnh đó chính sách Kinh tế mới (NEP) ra đời.
Nội dung cơ bản là bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay vào đó là chế
độ thuế lương thực ... Nhờ đó mà trong một thời gian ngắn nền kinh tế quốc dân đã
được khôi phục và khối liên minh công nông đuợc củng cố.
Rất đáng tiếc là Chính sách kinh tế mới chỉ được thực hiện trong một thời gian
ngắn và sau khi Lênin qua đời, chính sách này được thay thế bằng chính sách phát
triển kinh tế với mô hình tập trung hoá, trên cơ sở kế hoạch hoá để tiến hành công

nghiệp hoá cao độ.
Mô hình Chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới:
Năm 1924, V.I.Lênin mất. Từ đó Liên Xô chuyển dần sang xây dựng CNXH theo
mô hình kế hoạch hóa tập trung. Mô hình đó có những đặc trưng cơ bản sau:
- Dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu dưới hai hình thức: toàn
dân và tập thể;
- Việc sản xuất cái gì, như thế nào, phân phối cho ai, giá cả như thế nào được
quyết định từ nhà nước và mang tính pháp lệnh;
- Phân phối mang tính chất bình quân và trực tiếp bằng hiện vật là chủ yếu, xem
nhẹ các quan hệ hàng hóa – tiền tệ;
- Nhà nước quản lý bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, xem nhẹ các biện
pháp kinh tế.
Thạc sĩ Lê Đức Thọ

Trang 17


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)
Trong điều kiện Liên Xô bị các nước tư bản bao vây, mô hình đó đã có vai trò to
lớn trong việc huy động sức người, sức của vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Chỉ
trong một thời gian ngắn, Liên Xô đã thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,
tạo ra một nền công nghiệp hiện đại.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống XHCN ra đời bao gồm các nước Liên
Xô, Cộng hoà Dân chủ Đức, Bungari, Ba Lan, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc, Anbani,
Mông Cổ, Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba, Việt Nam. Năm 1960, tại Mátcơva, Hội
nghị 81 Đảng cộng sản và công nhân của các nước trên thế giới đã tuyên bố và khẳng
định: “Đặc điểm chủ yếu của thời đại chúng ta là hệ thống XHCN đang trở thành nhân
tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người”.
Những thành tựu của CNXH hiện thực.
- Lần đầu tiên trong lịch sử loài người đã đưa nhân dân lao động từ những người

nô lệ, làm thuê, trở thành những người làm chủ đất nước. Đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân không ngừng được cải thiện. Trong chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô
đã giữ vai trò quan trọng cứu loài người khỏi thảm họa phát xít.
- Về kinh tế các nước đã giành được nhiều thành tựu to lớn làm thay đổi bộ mặt
của hệ thống xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô đã từ một nước nông nghiệp trong
một thời gian ngắn đã trở thành một nước “siêu cường” của thế giới.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng lớn mạnh, hệ thống các nước xã hội chủ
nghĩa đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ
trên thế giới, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh của những thế lực phản động.
3. CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN TỪ 1924 ĐẾN NAY
3.1. Vận dụng và phát triển lý luận xây dựng CNXH (1924 - 1991)
Từ năm 1924 đến nay, Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết lý luận với vai trò là
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của các Đảng cộng sản trên thế giới
trong đấu tranh cách mạng và xây dựng CNXH.
Các hội nghị quốc tế và các cuộc gặp gỡ của lãnh tụ các Đảng cộng sản các nước
đã thường xuyên trao đổi kinh nghiệm vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin vào
xây dựng CNXH và đấu tranh cách mạng trong điều kiện đặc thù của từng nước.
Trên cơ sở những nguyên lý lý luận phổ biến và cơ bản của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, các Đảng cộng sản và công nhân từng nước vận dụng sáng tạo và cụ thể hóa
những quy luật chung và đặc thù, đề ra những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng nước
mình để bổ sung và làm phong phú, phát triển lý luận mới. Đó là biểu hiện sáng tạo và
sức sống mới về mặt thực tiễn của Chủ nghĩa Mác – Lênin.
Qua hai mươi năm xây dựng CNXH (1921 - 1941), Liên Xô đã đạt được những
thành tựu hết sức to lớn. Nền kinh tế Liên Xô vững mạnh, trở thành một cường quốc
Thạc sĩ Lê Đức Thọ

Trang 18


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)

trên thế giới. Những thắng lợi đó làm cho Liên Xô thành một cường quốc, văn hóa,
khoa học tiên tiến, quốc phòng vững mạnh là trụ cột của các lực lượng cách mạng và
thành trì của hòa bình thế giới.
Từ sau Chiến tranh thế giới lần II, lý luận và kinh nghiệm xây dựng CNXH đã
được vận dụng ở tất cả các nước XHCN. Hệ thống XHCN trên thế giới phát triển
mạnh. Tác động mạnh mẽ của hệ thống XHCN và phong trào cách mạng thế giới góp
phần vào thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Phi, Mỹ Latinh những
năm 60 và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Việt Nam năm 1975.
Lịch sử xã hội loài người không đi theo con đường thẳng và phong trào cách
mạng cũng không tránh khỏi sai lầm, thất bại hay những thời kỳ thoái trào. Bắt đầu từ
cuối những năm 60 của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đi
vào thời kỳ khủng hoảng. Từ tháng 4 năm 1989 trở đi, sự đổ vỡ diễn ra liên tiếp ở các
nước Đông Âu. Chỉ trong vòng 2 năm, đến tháng 9 năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa
ở Liên Xô và sáu nước Đông Âu đã bị sụp đổ hoàn toàn. Sự đổ vỡ cũng diễn ra ở
Mông Cổ, Anbani, Nam tư.
Nguyên nhân sâu xa là những sai lầm thuộc về mô hình phát triển của chủ nghĩa
xã hội Xôviết
Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ.
Một là, trong cải tổ Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc những sai lầm rất nghiêm
trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là đường lối hữu khuynh, cơ hội
và xét lại, thể hiện trước hết ở những người lãnh đạo cao nhất.
Hai là, chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực
hiện được “diễn biến hòa bình” trong nội bộ Liên Xô và các nước Đông Âu.
Tóm lại, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc cùng với sự phản bội từ bên trong là
nguyên nhân trực tiếp làm Liên Xô sụp đổ. Hai nguyên nhân này quyện chặt vào nhau,
tác động cùng chiều, tạo nên lực cộng hưởng rất mạnh và nhanh như một cơn lốc
chính trị trực tiếp phá hoại ngôi nhà của chủ nghĩa xã hội. Tất nhiên, xét cho cùng
chính bọn cơ hội, xét lại và phản bội, sự mất cảnh giác trong hàng ngũ những người
cộng sản đã tạo cơ hội bằng vàng cho chủ nghĩa đế quốc “chiến thắng mà không cần
chiến tranh”.

Trong tình hình CNXH trì trệ và khủng hoảng do sai lầm của mô hình cũ thì cải
tổ, cải cách mở cửa, đổi mới là tất yếu để thoát khỏi khủng hoảng, đưa đất nước vào
thời kỳ phát triển mới. Nhưng vấn đề là ở chỗ, cải cách dựa trên nguyên tắc nào? Bằng
phương pháp nào để vừa giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa đạt được hiệu quả
kinh tế xã hội cao. Bài học của Liên Xô và Đông Âu có ý nghĩa vô cùng quan trọng
Thạc sĩ Lê Đức Thọ

Trang 19


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)
cho những người Cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới hiện
nay.
3.2. Đổi mới xây dựng CNXH từ sau năm 1991
Sau khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ. CNXH thế giới không còn
tồn tại với tư cách một hệ thống. Các nước XHCN còn lại đã tiến hành đổi mới.
Ngày nay, công cuộc đổi mới xây dựng CNXH giành nhiều thắng lợi. Các Đảng
cộng sản và xu hướng cách mạng tả khuynh trong phong trào cách mạng thế giới đang
tiếp tục bổ sung, phát triển phong phú chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện mới, làm
cho học thuyết này có thêm sức sống mới, thực chất và năng động hơn, đi sâu vào thực
tiễn cách mạng thế giới.
Ở Trung Quốc, sau một thời gian dài hiện đại hoá không ổn định, đã từng bước
gây ra những hậu quả tiêu cực, làm chậm bước tiến của Trung Quốc mà sau này, khi
tiến hành cải cách và mở cửa, ĐCS Trung Quốc đã đánh giá lại với tinh thần phê phán.
Cải cách và mở cửa đã thu được thành tựu, đảm bảo cho CNXH tồn tại và phát triển.
Việt Nam, sau khi đất nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH, những sai lầm chủ
quan duy ý chí, không tôn trọng quy luật khách quan, duy trì quá lâu mô hình và cơ
chế cũ đã đưa đến khủng hoảng kinh tế - xã hội, lạm phát nghiêm trọng. Để đưa nước
ta thoát khỏi tình trạng đó, Đảng và nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới nhằm xây
dựng CNXH một cách có hiệu quả hơn. Thành công trong sự nghiệp cải cách và đổi

mới đã khẳng định tính uư việt và sức sống của CNXH, tính đúng đắn của đuờng lối
đổi mới.
Trong số các nước Mỹ Latinh hiện nay, nhiều nước tuyên bố đi lên CNXH. Từ
năm 2005, Tổng thống Vênêzuêla Hugo Chavez nhiều lần công khai mục tiêu của cuộc
cách mạng ở Vênêzuêla là đưa đất nuớc đi lên “CNXH”. Trong bài phát biểu ngày 3
tháng 12 năm 2006, ngay sau khi tái đắc cử, Tổng thống Hugo Chavez đã một lần nữa
khẳng định: “Vênêzuêla sẽ tiếp tục con đuờng đi lên CNXH thế kỷ XXI”.
Tổng thống Bôlivia Êvô Môralét nói rằng, CNXH là ước mơ của các dân tộc Mỹ
Latinh. CNXH này dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin, nó phải có sức mạnh như thế nào
để nguời ta cỗ vũ dân tộc họ vươn tới.
Êcuađo và Nicaragoa cũng tuyên bố lựa chọn con đường XHCN.
Sự xuất hiện của “chủ nghĩa xã hội Mỹ Latinh thế kỷ XXI” còn điểm này, điểm
khác phải tiếp tục nghiên cứu và theo dõi, nhưng rõ ràng những biểu hiện đó đã và
đang thể hiện sự tác động sâu xa và sức sống mãnh liệt của CNXH hiện thực đối với
các dân tộc Mỹ Latinh, thể hiện bước tiến mới của CNXH trên thế giới. Đó là một thực
tế lịch sử chứng minh cho sức sống và khả năng phát triển của CNXH, củng cố niềm
tin vào lý tuởng cộng sản chủ nghĩa.
Thạc sĩ Lê Đức Thọ

Trang 20


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)
Tóm lại, từ diễn biến của tình hình thế giới từ cách mạng Tháng Mười Nga đến
nay có thể khẳng định rằng; CNXH trên thế giới, từ những bài học thành công và thất
bại, sự thức tỉnh của các dân tộc, nhất định sẽ có bước phát triển mới; theo quy luật
khách quan của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH. CNXH nhất định là
tương lai của xã hội loài người.
Bài học từ công cuộc đổi mới xây dựng CNXH:
- Về lý luận và hệ tư tưởng: phải thấm nhuần sâu sắc bản chất cách mạng và khoa

học của chủ nghĩa Mác - Lênin; vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận Mác - Lênin
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước, với xu thế và yêu cầu của thời
đại.
- Về xây dựng Đảng: phải làm cho Đảng cộng sản luôn luôn xứng đáng là một
Đảng cách mạng chân chính, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có kinh
nghiệm và bản lĩnh, không phạm sai lầm về đường lối, không phân liệt về tư tưởng và
tổ chức, gắn bó với nhân dân, đoàn kết và kỷ luật, xứng đáng là Đảng cầm quyền.
- Xây dựng Nhà nước: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân;
- Về kinh tế - xã hội: xây dựng và phát triển văn hoá theo đúng quy luật khách
quan, chăm lo đến nhu cầu, lợi ích vật chất và tinh thần của con người.
- Về đoàn kết dân tộc: không ngừng chăm lo và phát triển mọi mặt cho khối đại
đoàn kết đó mà nòng cốt là liên minh công - nông - trí thức.
Nhìn chung, CNXH đang ở giai đoạn khó khăn, gay go chưa từng có. Cuộc đấu
tranh để bảo vệ và phát triển CNXH đang diễn ra quyết liệt. Nhưng CNXH nhất định
sẽ vượt qua được thử thách, tiếp tục tíên lên theo quy luật vận động và phát triển của
lịch sử.
Ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa nhu cầu học tập và nghiên cứu phát triển chủ
nghĩa Mác - Lênin vẫn là một nhu cầu cấp thiết trong quá trình xây dựng và phát triển
xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới (nhằm xây dựng đường lối phát triển nền kinh tếxã hội, xây dựng và bồi dưỡng nhân sinh quan cách mạng, rèn luyện và tu dưỡng đạo
đức của con người trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa …)
Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân và các đảng cộng sản các nước
vẫn kiên trì việc học tập, nghiên cứu và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin như là một
vũ khí lý luận nhằm chống lại chủ nghĩa tư bản.
Trong những năm gần đây, ở một số quốc gia tư bản chủ nghĩa thuộc các nước
đang phát triển như Vênêzuêla, Bôlôvia,… việc học tập và nghiên cứu chủ nghĩa Mác
- Lênin đang trở thành một nhu cầu cần thiết trong việc xác định đường lối phát triển
theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của mình.
Thạc sĩ Lê Đức Thọ


Trang 21


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)
Ở Việt Nam, Chủ nghĩa Mác – Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò
là nền tảng tư tưởng khoa học của toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam. Trong giai
đoạn hiện nay, ĐCSVN tiếp tục khẳng định: “phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”; phải “vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt
động của Đảng. Thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận, giải
quyết đúng đắn những vấn đề do cuộc sống đặt ra”.
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin là những quan điểm cơ bản, nền
tảng và có tính chân lý khoa học bền vững của CN Mác- Lênin. Bởi vậy, sinh viên học
tập CN Mác – Lênin là để:
- Hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối
cách mạng của ĐCSVN; nhận thức sâu sắc các quan điểm, đường lối cách mạng của
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta từ cơ sở nền tảng của nó là những
nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin được vận dụng sáng tạo vào thực tiễn Việt
Nam.
- Xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cách
mạng, xây dựng niềm tin và lý tưởng cách mạng; vận dụng sáng tạo nó trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn, trong rèn luyện tư tưởng và đạo đức, đáp ứng yêu cầu của
con người Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Chủ nghĩa Mác là gì? Chủ nghĩa Mác- Lênin là gì? Vì sao nói sự ra đời của
Chủ nghĩa Mác là một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng nhân loại?
2. Chủ nghĩa Mác- Lênin hình thành và phát triển qua những giai đoạn nào? Kể
tên và nêu những nội dung chính của các giai đoạn đó.
3. Tìm hiểu vai trò của Chủ nghĩa Mác- Lênin với thực tiễn cách mạng Việt

Nam? Vì sao trong công cuộc đổi mới hiện nay, chúng ta phải kiên trì Chủ nghĩa MácLênin?
4. Phân tích bản chất cách mạng và khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Mỗi
người cần nhận thức và hoạt động thực tiễn như thế nào để phát huy bản chất đó?

Thạc sĩ Lê Đức Thọ

Trang 22


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)

Bài 2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
a. Khái niệm và các điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội
cộng sản chủ nghĩa
Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là chế độ xã hội có quan hệ sản xuất
dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày
càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn so với cơ sở hạ tầng của
CNTB; trên cơ sở đó có kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với
trình độ xã hội hoá ngày càng cao.
Các điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
- Những điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa từ các nước tư bản chủ nghĩa đã phát triển cao.
Những tiền đề vật chất được tạo ra từ sự phát triển của CNTB: Nền đại công
nghiệp cơ khí ngày càng hiện đại và xuất hiện một giai cấp lao động mới: giai cấp
công nhân.
Những tiền đề này cho thấy, lực lượng sản xuất trong CNTB đã phát triển với

trình độ và tính chất xã hội hoá ngày càng cao. Đây cũng là tiền đề vật chất để có thể
xây dựng hình thái kinh tế - xã hội mới, cao hơn CNTB - hình thái kinh tế - xã hội
cộng sản chủ nghĩa.
Những nhân tố dẫn đến sự phủ định hình thái kinh tế - xã hội TBCN: mâu thuẫn nảy
sinh trong lòng xã hội TBCN, trong đó, các mâu thuẫn cơ bản là:
+ Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoá cao với quan hệ sản
xuất tư nhân TBCN, dẫn đến xu hướng quan hệ sản xuất bị phá vỡ, đòi hỏi phải thay
thế vào đó một quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất xã hội hoá của lực lượng
sản xuất.
+ Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản ngày càng sâu sắc, dẫn đến
cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp công nhân (cùng với nhân dân lao động bị bóc lột)
Thạc sĩ Lê Đức Thọ

Trang 23


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)
chống giai cấp tư sản áp bức bóc lột phát triển mạnh mẽ, đưa đến sự ra đời đảng chính trị
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
+ Mâu thuẫn giữa hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân với hệ tư tưởng
chính trị của giai cấp tư sản.
Ngày nay, CNTB hiện đại đã có nhiều thay đổi, tuy có sự "điều chỉnh", thích
nghi" mới, song bản chất của CNTB không thay đổi, mâu thuẫn trên không dịu đi mà
ngày càng gay gắt. Đó là những mâu thuẫn:
Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động với giai cấp tư sản (lao
động với tư bản).
Mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản độc quyền xuyên quốc gia, các trung tâm tư
bản, các nước đế quốc với nhau.
Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân mới với các nước độc lập
và đang phát triển…

Ngoài những mâu thuẫn trên, trong xã hội còn tồn tại nhiều tai hoạ do bản chất,
mục đích bóc lột của CNTB gây nên, như: chế độ bóc lột, bất công xã hội, phân hoá
giàu nghèo ngày càng tăng, phân biệt chủng tộc, chiến tranh xâm lược, lối sống phản
văn hoá, đạo đức suy đồi, tệ nạn xã hội phức tạp, ô nhiễm môi trường….
Những mâu thuẫn và tai hoạ trên là nguyên nhân đưa đến cách mạng XHCN
nhằm thay thế hình thái kinh tế - xã hội TBCN bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cộng sản chủ nghĩa.
- Những điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa từ các nước tư bản chủ nghĩa trung bình và các nước chưa qua chủ nghĩa tư bản.
CNTB phát triển đến giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, làm xuất hiện những mâu thuẫn
mới: mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các dân tộc thuộc địa, giữa các nước đế quốc
với nhau. ở những nước lạc hậu, còn mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân, giữa dân tộc
với đế quốc, địa chủ phong kiến. Những mâu thuẫn trên là nguyên nhân đưa đến một
cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ phong kiến, giải phóng dân tộc ở những nước lạc
hậu. Mặt khác, chính những mâu thuẫn đó cũng cho thấy rõ, CNTB càng phát triển, bản
chất bóc lột, xâm lược của nó càng bộc lộ rõ hơn. CNTB không thể là tương lai tốt đẹp
đối với nhân dân lao động.

Thạc sĩ Lê Đức Thọ

Trang 24


Bài giảng Môn học Chính trị (Hệ đào tạo trung cấp Nghề)
Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân thế giới, trong đó có sự giúp đỡ
của giai cấp công nhân ở những nước tiên tiến (đã làm cách mạng XHCN, lật đổ
CNTB, bước vào xây dựng CNXH) với giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở
những nước lạc hậu.
Những nước lạc hậu phải có Đảng Cộng sản cầm quyền - điều kiện quan trọng để
giữ định hướng sự phát triển của đất nước theo con đường XHCN.
Những điều kiện trên cho thấy, ở những nước nước lạc hậu còn chế độ phong

kiến, đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, hoàn toàn phù hợp với quy luật chung của sự
phát triển xã hội loài người. Tuy nhiên, đây là con đường vô cùng khó khăn và phức
tạp, đòi hỏi sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng Cộng sản và sự đoàn kết, nỗ lực,
kiên trì của toàn thể nhân dân lao động.
b. Phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về sự phân kỳ hình thái kinh tế xã hội cộng
sản chủ nghĩa:
- Theo C. Mác và Ph. Ăngghen, hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời và
phát triển qua các giai đoạn, từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn. Đó là:
+ Giai đoạn thấp của xã hội cộng sản (hay giai đoạn đầu của xã hội cộng sản)- xã
hội xã hội chủ nghĩa.
+ Giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
+ Giữa xã hội TBCN và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách
mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia… một thời kỳ quá độ chính trị…., chuyên chính
cách mạng của giai cấp vô sản - thời kỳ quá độ lên CNXH.
- Theo V.I. Lênin, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời và phát
triển qua các giai đoạn:
+ Những cơn đau đẻ kéo dài (thời kỳ quá độ)
+ Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa
+ Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa
Trong đó, thời kỳ quá độ và giai đoạn đầu nằm trong giai đoạn thấp của hình thái
kinh tế - xã hội CSCN.
1.2. Các giai đoạn của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
a. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Thạc sĩ Lê Đức Thọ

Trang 25



×