Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÀI TIỂU LUẬN ĐỔI MỚI TƯ DUY CỦA ĐẢNG VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.1 KB, 16 trang )

QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY CỦA ĐẢNG VỀ NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đã trải qua gần 80 năm hoàn tất thống nhất. Lịch sử hào hùng về quá
trình đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm giữ gìn sự bình yên dân tộc sẽ mãi mãi là một
bản hùng ca về sự bất khuất, kiên trung của người Việt. Nhưng, để trở thành một quốc gia
trọn vẹn thì độc lập không thôi là chưa đủ mà bên cạnh còn đó là sự phát triển của kinh
tế, của con người trong đất nước.
Sau chiến tranh, nước ta gần như hoang tàn. Đói kém, nghèo nàn,lạc hậu,quan
liêu,bao cấp…Qua hơn 25 năm (từ Đại hội VI-1986 của Đảng) kiên cường với sự nghiệp
đổi mới,Việt Nam ta đạt được nhiều thành tựu to lớn và bước lên một tầng cao mới để
phát triển mình và cũng là để khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Quá trình đổi mới tư
duy của Đảng là yếu tố quan trọng cho sự nghiệp này.
Đối với Việt Nam sau khi giành độc lập chúng ta đã đi theo con đường XHCN, sau
khi thống nhất đất nước Đảng và Nhà nước ta đã quyết định đi theo con đường xã hội chủ
nghĩa với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Với sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa anh em, nước ta đã có những thành tựu kinh tế xã hội, khắc phục được
những hậu quả chiến tranh để lại nhưng sau đó cùng với sự khủng hoảng của chủ nghĩa
xã hội và dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu, nước ta cũng không nằm
ngoài sự ảnh hưởng đó.
1.Kinh tế Việt Nam trước khi đổi mới
a. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp

Trước đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung
Cơ chế kế hoạch hóa tập trung là cơ chế trong đó nền kinh tế vận động dưới sự
kiểm soát của nhà nước về các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập. Nhà
nước can thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế, không coi trọng các quy luật của thị
trường.
Cơ chế kế hoạch hóa tập trung có đặc trưng cơ bản là mọi hoạt động kinh tế xã
hội đều theo một kế hoạch thống nhất từ trung tâm, nhấn mạnh quan điểm hiện vật,
không coi trọng các quy luật kinh tế, xem nhẹ hạch toán kinh doanh.


Đặc trưng ở 2 tiêu chí:
1


Chế độ sở hữu: chỉ thừa nhận chế độ sở hữu toàn dân, xem chế độ sở hữu toàn dân và tập
thể về tư liệu sản xuất đóng vai trò chính của mô hình phát triển. Từ đó hình thành một
nền kinh tế quốc doanh hoàn toàn, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo,
các thành phần kinh tế khác hầu như không được chú trọng.
• Chế độ phân phối: trên nền tảng do nhà nước xây dưng, triển khai, điều phối chứ không
theo các quy luật kinh tế thị trường cơ bản như: quy luật giá trị, quy luật cung- cầu ...
b. Đặc điểm của cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp


Thứ nhất, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa
trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Quy định như vậy vô
hình đã thủ tiêu tính năng động, nổ lực trong việc tạo ra sản phẩm lao động, làm mất
động lực tạo ra sản phẩm của người lao động. Việc lao động của doanh nghiệp theo
phương thức lỗ nhà nước bù, lãi nhà nước thu đã làm cho người lao động không có động
lực sản xuất vì không có chế độ khen thưởng và xử phạt hợp lý trong việc kinh doanh.
Thứ hai, Cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý
đối với các quyết định của mình.Việc làm này đã làm mất tính chủ động, tự chủ, sáng tạo
của các doanh nghiệp mà ỉ lại, chờ đợi các quyết định của cơ quan hành chính. Trong khi
đó, cơ quan hành chính lại có thể tùy tiện ra các quyết định có thể xảy ra hậu quả xấu mà
không phải chịu trách nhiệm, và cơ quan hành chính lại quản lý qua nhiều lĩnh vực dẫn
đến các quyết định có thể không phù hợp, cơ chế quản lý ôm đồm, thiết hiệu quả.
Thứ ba, Quan hệ tiền - hàng bị xem nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ
yếu. Nhà nước quản lý thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp”. Vô hình chung, việc làm
này đã làm mâu thuẫn trong nền kinh tế, thủ tiêu mối quan hệ cơ bản “hàng - tiền”, coi
nền kinh tế thị trường là của chủ nghĩa tư bản, không nhìn nhận những giá trị tích cực của

kinh tế thị trường, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Các mặt hàng quan trọng như
sức lao động, phát minh sáng chế, nhiều loại tư liệu sản xuất không được coi là hàng hóa
về mặt pháp lý nên vô hình tạo nên sự bất cập trong công tác quản lý, sử dụng và kích
thích sự phát triển của chúng.
Thứ tư, Bộ máy quản lý cồng kềnh, quan liêu, cửa quyền, kém năng động nhưng lại
được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động. Quá trình quản lý kém năng động đã kìm
hãm sự phát triển của nền kinh tế, nạn quan liêu, cửa quyền, qua nhiều khâu trung gian
làm hao phí ngân sách của nhà nước và nhân dân.
 Nhà nước thực hiện hầu như tất cả các giai đoạn dẫn tới việc sẽ không linh hoạt giải

quyết kịp thời phát sinh trong quá trình quản lý hoạt động của các doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp chỉ hoạt động theo mệnh lệnh của nhà nước từ đó dẫn đến việc ỷ lại, thụ
2


động, không tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật trong quá trình
hoạt động.
 Hình thành tâm lý xem nhẹ trách nhiệm, ra quyết định bừa bãi không quan tâm đến tình
hình hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Từ việc xem nhẹ các quy
luật của kinh tế thị trường làm cho hàng hóa khó lưu thông, tồn đọng ở nơi sản xuất, khan
hiếm nơi cần tiêu dùng, lãng phí nhiều hàng hóa và tư liệu sản xuất. Những yếu tố trên đã
làm cho đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế trì trệ kém phát triển, là
gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau:


Bao cấp qua giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp hơn
giá trị thực của chúng nhiều lần so với giá trị thị trường. Với giá thấp như vậy, coi như
một phần những thứ đó được cho không. Do đó, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.




Bao cấp qua chế độ tem phiếu (tiền lương hiện vật): Nhà nước quy định chế độ phân
phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên, công nhân theo định mức qua hình
thức tem phiếu. Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế
độ tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ
nguyên tắc phân phối theo lao động.



Bao cấp qua chế độ cấp phát vốn của ngân sách, nhưng không có chế tài ràng buộc trách
nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó vừa làm tăng gánh nặng đối với
ngân sách vừa làm cho sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế “xin cho”.
 Những đặc trưng và cơ chế thực hiện kế hoạch hóa trên làm nảy sinh cơ chế “xin –

cho” về hành chính làm xuất hiện những tiêu cực như:
Quan hệ bất bình đẳng giữ nhà nước và công dân.
Nhiều thủ tục rườm rà, làm khó nhân dân để thể hiện quyền lực nhà nước.
Tư duy cũ trong quản lý: ban phát gây lãng phí.
Tính tùy tiện, không kiểm soát chặt chẽ được từ phía nhà nước và nhân dân đối với người
“cho” và sự chạy chọt của người “xin” để xin được và xin nhiều.
 Mối quan hệ cứng nhắc trong hệ thống hành chính nhà nước, không phát huy được tin
thần chủ động sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn của mình
mà phải trông chờ vào cơ quan “cho”.
 Từ đó Đảng đã chỉ ra những sai lầm là:
• Do quá nóng vội, chủ quan mà đã bỏ qua những bước đi cần thiết nên đã chủ trương đẩy
mạnh công nghiệp hóa khi chưa có đủ những điều kiện cần thiết khi đất nước vừa mới
thoát khỏi chiến tranh, đang còn là nước nông nghiệp lạc hậu;






3




Chưa có cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc công nghiệp hóa đất nước. Cơ cấu kinh tế
không hợp lý trong khi đầu tư phát triển công nghiệp nặng và công trình quy mô lớn
mà không giải quyết những nhu cầu cấp thiết là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu
dùng và hàng xuất khẩu với cơ chế quản lý bất hợp lý nên nền kinh tế gặp nhiều khó
khăn
 Từ đó, nhu cầu đổi mới về tư duy kinh tế và nền kinh tế thị trường diễn ra bức
thiết.

2. Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã diễn ra, manh nha trong thời chống Mỹ cứu nước
ở miền Bắc trong lĩnh vực nông nghiệp.
Kim Ngọc (1917-1979) là nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phú, ông được mệnh
danh là “cha đẻ của khoán hộ” mà người ta quen gọi là “khoán mười”, “cha đẻ của Đổi
mới trong nông nghiệp” ở Việt Nam. Câu nói tiêu biểu:
“Xã viên không coi ruộng đất là của mình nên họ chẳng thiết tha gì với đồng
ruộng. Phải để nông dân làm chủ mảnh đất của mình”
Các cách khoán của Khoán hộ
1.

Khoán cho hộ làm một khâu hoặc nhiều khâu sản xuất trong một thời gian dài;

2. Khoán cho hộ các khâu dài ngày hoặc suốt vụ;

3. Khoán sản lượng cho hộ, cho nhóm;
4. Khoán trắng ruộng đất cho hộ - Hình thức khoán trắng đơn giản, dễ tính toán nên được

nông dân hưởng ứng rầm rộ và tự nó đã thành phong trào quần chúng rộng rãi trong toàn
tỉnh Vĩnh Phúc. Có thể nói khoán hộ là bước mở đầu cho một tư duy mới về quản lý kinh
tế hợp tác xã.
Sáng kiến "khoán hộ" hay "Cải tiến công tác quản lý lao động hợp tác xã" năm
1966, đã dẫn đến "khoán 10" hay "Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản
Việt Nam năm 1988", tháo bỏ sự ràng buộc, kìm hãm của cơ chế quản lý lạc hậu, đưa
Việt Nam bao năm thiếu ăn trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới. Nghị
quyết 10 hoàn toàn dựa trên những kinh nghiệm đúc kết của nhiều tỉnh thành Việt Nam
đã âm thầm áp dụng khoán hộ của Kim Ngọc.
Mốc đánh dấu sự khai mở của một số yếu tố của kinh tế thị trường định hướng
XHCN là quyết định của hội nghị TW6 khóa IV (9/1979). Nghị quyết đã phủ định một
số yếu tố của thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp: thừa nhận quyền được bán
4


nông sản của nông dân sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, cần thiết kết
hợp kế hoạch với thị trường. Khoán sản phẩm trong nông nghiệp theo Chỉ thị số 100
CT/TW của BCH TW khóa IV, bù giá vào lương ở Long An, Nghị quyết TW8 khóa V
( 1885 ) về giá – lương – tiền, … Từ đó đại hội VI đã quyết định đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế. Đó là nhiệm vụ cấp bách và nhu cầu cần thiết của đất nước ta.
3. Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới.
A. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến đại hội VIII


Nguyên nhân dẫn đến việc đổi mới tư duy của Đảng về kinh tế thị trường:
Như đã nói ở trên, có rất nhiều lý do dẫn đến sự cần thiết phải đổi mới về tư duy của
Đảng về kinh tế thời kỳ đổi mới, trong đó cơ bản là do:

Thứ nhất, trong thực tế, trong nhiều năm, cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu,
bao cấp không những không tạo được động phát tiển nền kinh tế mà còn trở thành trở
ngại, tạo ra nhiều khó khăn và kìm hãm sự phát triển của kinh tế Việt Nam.(nhận thức
được kt bao cấp không hiệu quả, kìm hãm sự phát triển)
Thứ hai, qua thực tiễn, Đảng nhận ra những sai lầm trong chính sách lãnh đạo khi
đối lập một cách máy móc giữa Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội, xem kinh tế thị
trường là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản, từ đó dẫn đến đối lập chủ nghĩa xã hội với
kinh tế thị trường. Việc nhận thức được sai lầm đã tạo nền tảng cho Đảng ta bắt đầu hình
thành tư duy đổi mới.
Đại hội của Đảng lần thứ VI đến đại hội lần VIII được xem là giai đoạn hình thành
và phát triển tư duy của Đảng về kinh tế thị trường khi xác định dứt khoát từ bỏ nhận
thức sai lầm , quan điểm lỗi thời, máy móc về Chủ nghĩa xã hội, nhận thức lại đúng quan
điểm của chủ nghĩ Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh
của Việt Nam, tiến đến đổi mới về nhận thức và tư duy.
“ Xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu,bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với
quản lý, trình độ phát triển kinh tế” ( Đại hội lần VI).
“ Phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN” và “
Xóa bỏ triệt để cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước”( Đại hội lần VIII).



Như thế nào là kinh tế thị trường( tự giải thích ngắn gọn) : Trong một nền kinh tế, khi
các nguồn lực kinh tế được phân bổ theo nguyên tắc thị trường thì người ta gọi đó là kinh
tế thị trường.
5


- Nguồn lực kinh tế bao gồm : vốn, tư liệu sản xuất, sức lao động…
- Trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa, các yếu tố thị trường gồm: cung ,

cầu, giá cả có tác động điều tiết quá trình sản xuất hàng hóa, phân bổ các nguồn lực kinh
tế và tài nguyên thiên nhiên để phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Bởi vậy, thị
trường giữ vai trò là một công cụ phân bổ các nguồn lực kinh tế nói trên, điều tiết mọi
quan hệ kinh tế - xã hội trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, sản xuất,
thương mại, tài chính, tín dụng, tiền tệ, lao động, kể cả một phần quan trọng trong văn
hoá, giáo dục...Cơ chế thị trường trở thành yếu tố quyết định sự tồn tại của người sản
xuất hàng hóa và là nguyên tắc chung mà ai cũng phải tuân theo, đó chính là nguyên tắc
thị trường được đề cập trong khái niệm.


Những thay đổi cơ bản trong tư duy của Đảng về kinh tế thị trường:
Nhận thức về kinh tế thị trường của Đảng thời kỳ này có những thay đổi căn bản và
sâu sắc, cụ thể như sau:
Một là, Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà
là thành tựu phát triển chung của nhân loại.
Kinh tế thị trường ra đời và phát triển trên nền tảng sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Giữa kinh tế thị trường và kinh tế hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ.
Mối quan hệ đó được biểu thị bằng bảng sau:
Kinh tế hàng hóa

Kinh tế thị trường

Bản chất

Sản phẩm sản xuất ra để trao đổi trên thị trường thông
qua sự chi phối của quan hệ hàng hóa- tiền tệ và nhằm
mục đich giá trị.

Điều kiện chung


Điều khiện chung để tồn tại là sự phân công lao động
xã hội và sự tách biệt (độc lập) kinh tế giữa những
người sản xuất và các hình thức sở hữu khác nhau về
tư kiệu sản xuất.

Trình độ phát triển

Kinh tế hàng hóa là một
hình thái của nền sản xuất
xã hội ra đời từ kinh tế tự
nhiên và phát triển cao
hơn nền sản xuất tự cung
tự cấp.
6

Kinh tế thị trường là nền
kinh tế hàng hoá phát
triển cao.
Trình độ cao, nền sản xuất
xã hội hóa cao, lấy khoa
học, công nghệ cao làm


Tuy vậy, vẫn còn ở trình
độ thấp. Quy mô nền sản
xuất nhỏ, kỹ thuật thủ
công, năng suất thấp.

cơ sở phát triển sản xuất.


Kinh tế thị trường có lịch sử phát triển lâu dài. Mầm mống kinh tế thị trường xuất
hiện từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến với trình độ thấp và phát
triển cao trong chủ nghĩa tư bản nó không chỉ biểu hiện một cách rõ rệt mà còn chi phối
toàn bộ cuộc sống của con người trong xã hội đó. Điều này khiến người ta dễ lầm tưởng
kinh tế thị trường là sản phẩm riêng của Chủ nghĩa tư bản.
Kinh tế thị trường ra đời như một quy luật tất yếu của sự phát triển các hình thái của
nền sản xuất trên cơ sở kinh tế hàng hóa, Chủ nghĩa tư bản không tạo ra kinh tế hàng hóa
nên kinh tế thị trường cũng không phải là sản phẩm riêng của nó. Điều mà chủ nghĩa tư
bản đã làm được là tìm ra cách thức sử dụng tối đa kinh tế thị trường theo lợi nhuận tối đa
của chủ nghĩa tư bản.Đây là thành tựu chung của nhân loại.
Hai là, kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.


Tại sao kinh tế thị trường vẫn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên CNXH?
Kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan, và có vai trò lớn với sự phát triển kinh tếxã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa Xã hội vì 4 lý do cơ bản sau:
Một là, kinh tế hàng hóa đạt đến một trình độ cao nhất định sẽ phát triển thành kinh
tế thị trường. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, dưới góc độ một kiểu tổ chức
kinh tế, kinh tế thị trường lấy cơ chế thị trường làm cơ sở phân bổ các nguồn lực kinh tế,
điều tiết mối quan hệ giữa người và người.
Hai là, Về góc độ các hình thái kinh tế của lịch sử loài người, kinh tế thị trường đối
lập với nền kinh tế tự nhiên, tự cấp,tự túc chứ bản thân nó không phải là đặc trưng bản
chất cho chế độ kinh tế cơ bản của xã hội nên hoàn toàn không đối lập với bất kỳ một chế
độ xã hội nào.
Ba là, Kinh tế thị trường tồn tại ở nhiều phương thức sản xuất khác nhau, không
những có thể liên hệ với chế độ tư hữu mà còn có thể liên hệ và phục vụ cho chế độ công
hữu. Bởi vậy, phát triển kinh tế thị trường là cần thiết cho quá trình xây dựng CNXH.

7



Bốn là, như đã nói ở trên, Kinh tế thị trường là thành tựu chung của nhân loại,
không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản, nên việc xây dựng, phát triển kinh tế
thị trường không phải là phát triển tư bản chủ nghĩa hay đi theo con đường tư bản chủ
nghĩa. Và ngược lại, việc xây dựng kinh tế XHCN cũng không dẫn đến phủ định kinh tế
thị trường.
 Vì những lý do trên, kinh tế thị trường sẽ còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên

CNXH.
• Trong thời kỳ qua độ lên CNXH ở Việt Nam, kinh tế thị trường tồn tại và phát
triển khách quan.
Như đã phân tích, Kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên
CNXH. Là một nước XHCN đang ở trong thời kỳ quá độ, Việt Nam cũng không nằm
ngoài quy luật trên. Những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại đó được lý giải như sau:
Thứ nhất, nước ta còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế
khác nhau. Do đó, dẫn đến sự tồn tại của nhiều chủ thể kinh tế- xã hội khác nhau như các
thực thể kinh tế độc lập. Việc trao đổi kinh tế giữa các chủ thể sản xuất với nhau được
thực hiện bằng quan hệ hàng hóa-tiền tệ.
Thứ hai, Phân công lao động xã hội- một yếu tố quan trọng của sản xuất hàng hóa
không hề mất đi trong thời kỳ quá độ, mà ngược lại còn phát triển mạnh mẽ hơn.
Thứ ba, sản xuất càng xã hội hóa, chuyên môn hóa, càng đòi hỏi hợp tác, trao đổi
giữa các đơn vị sản xuất.
Thứ tư, muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồi hỏi nước ta phải có một
nền kinh tế phát triển năng động. Cơ chế thị trường với những quy luật của riêng nó buộc
mỗi người phải tự chịu trách nhiệm về hàng hóa mà mình làm ra và quan tâm tới mức độ
tiêu thụ mới có được thu nhập.
Năm là, phát triển kinh tế thị trường là phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản
xuất.
Cuối cùng, dưới sức ép của kinh tế thị trường, trình độ người lao động sẽ được
nâng cao, hệ thống lãnh đạo, cải thiện phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.



Chủ trương của Đảng:
Nhận thấy được điều đó, Trong Nghị quyết đại đảng lần VII, Đảng ta đã xác định:
Nước ta là một nước quá độ gián tiếp lên CNXH với xuất phát điểm thấp, chưa qua chủ
nghĩa tư bản. Đó là phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng
hiện đại gắn liền với sự phát triển một nền nông nghiệp toàn diện với nhiệm vụ trung tâm
8


là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, không ngừng nâng cao, cải thiện đời sống
nhân dân. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Kinh tế quốc doanh
và kinh tế tập thể trở thành nền tảng của kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức
phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu.”
Như vậy, theo chủ trương của Đảng, chúng ta sẽ xây dựng một mô hình kinh tế
với các đặc điểm sau:
Một là, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần bởi kinh tế hàng hóa
không đối lập với CNXH, nó tồn tại khách quan và cần thiết cho xây dựng CNXH.
Hai là, xây dựng được một nền kinh tế mà trong đó, các đơn vị kinh tế có quyền tự
do lựa chọn các lĩnh vực kinh doanh, phương án tổ chức kinh doanh; tự chủ trong sản
xuất kinh doanh và cạnh tranh và chịu sự chi phối từ cơ chế thị trường.
Ba là, nền kinh tế thị trường thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta có định hướng xã
hội chủ nghĩa; Phát triển trên nền tảng kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể; được đặt
dưới sự quản lý , dẫn dắt, định hướng của nhà nước.
Bốn là, Nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của nhà nước, hoàn chỉnh hệ thống pháp
luật kinh tế, đổi mới chính sách.
Năm là, Việc phát triển nền kinh tế bảo đảm phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã
hội.
Những phân tích của Đại hội lần VII của Đảng đã trở thành nền tảng, cơ sở để các

kỳ đại hội sau tiếp tục mở rộng và phát triển chính sách kinh tế cho thời kỳ đổi mới.
Thứ ba, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở nước ta.
Ở bất kỳ một xã hội nào, khi đã lấy thị trường làm cơ sở phân bổ các nguồn lực
kinh tế , thì kinh tế thị trường cũng mang nhưng đặc điểm cơ bản sau:
- Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, nghĩa là có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh
doanh, lỗ lãi tự chịu.
- Giá cả cơ bản do cung- cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và
hoàn hảo.

9


- Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của kinh tế thị trường
như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh.
- Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của nhà nước.
 Đối với kinh tế Việt Nam:










Trước thời kỳ đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp đã để lại cho
nền kinh tế Việt Nam những hậu quả nặng nề:
Nền kinh tế nhìn chung trì trệ, lạc hậu, không có động lực phát triển.

Chất lượng lực lượng sản xuất không cao, thiếu trách nhiệm với sản phẩm do mình làm
ra.
Không thừa nhận sự tồn tại của sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường trong thời kỳ quá
độ lên CNXH nên chúng ta lấy kế hoạc làm đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế
XHCN, từ đó lấy kế hoạc làm cơ sở phân bổ mọi nguồn lực kinh tế- xã hội. Trong khi đó,
thị trường lại bị xem là thứ yếu bổ sung cho kế hoạch, do đó nên nó không cần thiết để
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH:
Đảng nhận tức rõ có thể sử dụng kinh tế thị trường làm cơ sở phận bỏ các nguồn lực kinh
tế; sử dụng giá cả để điều tiết lượng hàng hóa, điều hòa quan hệ cung- cầu, điều tiết tỷ lệ
sản xuất; sử dụng quy luật cạnh tranh để thúc đẩy sự tiến bộ, mới mẻ trong sản xuất, đào
thải cái lạc hậu, yếu kém.
Đảng sử dụng kinh tế thị trường như một công cụ, phương tiện nhằm phục vụ cho công
cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, nghiã là, ngoài mục tiêu lợi nhuận, kinh tế thị trường
còn là phương tiện để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, đó mới là mục đích
cơ bản khi chúng ta sử dụng kinh tế thị trường, khác với mục tiêu chính của chủ nghĩa tư
bản. Do vậy, mô hình kinh tế mà Đảng đưa ra được gọi là: Kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
 Chủ trương của Đảng.
 Khởi đầu công cuộc đổi mới, chúng ta không đề cập ngay đến phát triển kinh tế
thị trường mà chủ yếu nhấn mạnh đổi mới cơ chế quản lý;
Đại hội VI đã đề cập tới điều này:

Xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp.
 Xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát triển của nền
kinh tế.

Điều này là hợp lý với một nước đang trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan
liêu, bao cấp như nước ta, xuất phát thấp không cho phép chúng ta ngay lập tức phát triển



10


được kinh tế thị trường mà phải từng bước đổi mới, bằng cách loại bỏ dần cái cũ và tiến
đến cái mới.
Tuy nhiên, buổi đầu đổi mới, nước ta còn thận trọng, e ngại chưa dám đề cập đến cơ
chế thị trường, càng không dám nói đến phát triển kinh tế thị trường: Quá trình từ sản
xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn ở nước ta là quá trình chuyển hóa nền kinh tế còn nhiều tính
chất tự cấp, tự túc thành nền kinh tế hàng hóa.
 Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ

nghĩa.
Đại hội lần VII xác định phương hướng này: “Nền kinh tế có nhiều chuyển biến
tích cực. Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”
 Đến đại hội này,Đảng mặc dù đã thừa nhận cơ chế thị trường nhưng ở mức độ
giới hạn, đó là trong phạm vi cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch chứ chưa
đề cập đến phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, từ việc nhiều năm tẩy chay, kỳ thị cơ
chế thị trường đến chỗ sử dụng nó vào việc điều hành nền kinh tế đã là một bước tiến lớn
trong tư duy kinh tế của Đảng và nhà nước ta.
 Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng chủ nghĩa xã hôi có sự

quản lý của nhà nước.
Đại hội VIII đã tiến thêm một bước so với đại hội VII: “ Đẩy mạnh công nghiệp
hóa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần không tách rời việc xây dựng đồng bộ và
vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa” nhằm “ làm trọng tâm để đổi mới chính trị”.
Ý nghĩa:
 Bước ngoặt lớn trong đổi mới kinh tế của Đảng ta là chuyển từ cơ chế quản lý kinh tế tập


trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản
lý của nhà nước, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
 Đường lối, chính sách của Đảng từ đại hội VI- VIII đặt cơ sở nền tảng ban đầu cho giai
đoạn chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước sau này.
 Sự thay đổi về tư duy kinh tế giai đoạn này từng bước diễn ra một cách toàn diện và ngày
càng sâu sắc hơn, tạo điều kiện để đột phá ở những lĩnh vực khác.
B. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội XI
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng được coi là đại hội của trí tuệ, dân
chủ, đoàn kết, đổi mới, đã khẳng định lại mục tiêu xây dựng một chế độ dân chủ thông
11


qua Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách thể chế và phương thức hoạt động
của Nhà nước, mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân
Đại hội diễn ra trong bối cảnh loài người đã kết thúc thế kỷ XX và bước sang
thế kỷ XXI, trong bối cảnh dân tộc ta đứng trước những thời cơ lớn đan xen với
nhiều thách thức lớn.
Khả năng duy trì hoà bình ổn định trên thế giới và khu vực cho phép chúng ta tập trung
vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, đồng thời đòi hỏi phải đề cao cảnh giác, chủ
động đối phó với các tình huống bất trắc, phức tạp có thể xảy ra.
• Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ
sinh học, tiếp tục có bước phát triển nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và
biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội
• Toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ
• Tình hình đất nước ta: Sau 15 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo
thế và lực để thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu. Bên cạnh đó, chúng ta còn
phải đối phó với những thách thức: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu
vực và trên thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng quan liêu, “diễn biến

hoà bình” do các thế lực thù địch gây ra.


Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới là vấn
đề có ý nghĩa sống còn của Đảng và nhân dân ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
diễn ra trong hoàn cảnh đó, nhằm hoạch định đường lối cho sự phát triển của đất nước
trong những năm 2001- 2005 và 2001-2010.
=> Đại hội IX của Đảng ( tháng 4-2001) xác định nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.( quan trọng)
Là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
 Kinh tế hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó hình thái phổ biến của sản
xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm để bán để trao đổi trên thị trường.
 Kinh tế hàng hóa ra đời và tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế xã hội gắn với hai điều
kiện tiền đề: Sự phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu
sản xuất và sản phẩm lao động.
 Các thành phầm kinh tế hiện nay 5 thành phần kinh tế: thành phần kinh tế nhà nước;
thành phần kinh tế hợp tác ( hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, hợp
-

12


tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng); thành phần kinh tế tư bản nhà nước; thành phần
kinh tế cá thể; thành phần kinh tế tư bản tư nhân.
- Bước chuyển quan trọng từ nhận thức kinh tế thị trường chỉ như một công cụ, một
cơ chế quản lý, đến nhận thức coi kinh tế thị trường như là một chỉnh thể là cơ sở
kinh tế cho sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
 Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội IX xác định đây là “ một

kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo qui luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và
chịu sự dẫn dắt bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội.
• Các thế mạnh của thị trường được sử dụng để phát triển lực lượng sản xuất phát triển
kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân.
• Tính “ định hướng xã hội chủ nghĩa” được thể hiện ở cả 3 mặt của quan hệ sản xuất: sở
hữu tổ chức quản lý và phân phối.


Mục đích cuối cùng là “dân giàu, nước mạnh, tiên tiến hiện đại trong xã hội do dân làm
chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỷ cương, xóa bỏ áp bức bất công, tạo điều kiện cho mọi
người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc”.
Tóm lại:
Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nói đến kinh tế không phải là
kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, cũng không phải kinh tế kế hoạch hóa tập trung, cũng
không phải là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa vì chưa có đầy đủ các yếu tố xã hội chủ nghĩa. Tính “định
hướng xã hội chủ nghĩa” làm cho mô hình kinh tế thị trường ở nước ta khác với kinh tế
thị trường tư bản chủ nghĩa.
Kế thừa tư duy của Đại hội IX, góp phần hoàn thiện nhận thức và chủ trương về nền
kinh tế nhiều thành phần, Đại hội lần thứ X khẳng định : “ Trên cơ sở ba chế độ sở hữu
(toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh
tế: Kinh tế giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng
và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng
phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững
chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những
động lực của nền kinh tế”.
Văn kiện Đại hội XI của Đảng cũng chỉ rõ: “Nhà nước quản lý nền kinh tế, định
hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất”

13


Đại hội XI làm sang tỏ thêm nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ nghĩa
trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta thể hiện qua bốn tiêu chí:
 Về mục đích phát triển: Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

nước ta nhằm thực hiện “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, giải
phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; đẩy
mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp
đỡ người khác thoát khỏi nghèo và từng bước khá giảhơn”
Mục tiêu trên thể hiện rõ mục đích phát triển kinh tế vì con người, giải phóng lực
lượng sản xuất, phát triển kinh tế để nâng cao đời sống cho mọi người, mọi người đều
được hưởng những thành quả phát triển. Ở đây thể hiện sự khác biệt với mục đích tất cả
vì lợi nhuận phục vụ lợi ích của các nhà tư bản, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa tư bản.
 Về phương hướng phát triển: Phát triển các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà

nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành
nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức
sở hữu, nhiều thành phần kinh tế là nhằm giải phóng mọi tiềm năng để phát triển trong
mọi thành phần kinh tế, trong mỗi cá nhân và mọi vùng miền… phát huy tối đa nội lực để
phát triển nhanh nền kinh tế. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo, là công cụ chủ yếu để nhà nước điều tiết nền kinh tế, định hướng cho sự
phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để giữ
vai trò chủ đạo kinh tế nhà nước phải nắm được các vị trí then chốt của nền kinh tế bằng
trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao chứ không phải
dựa vào bao cấp, cơ chế xin cho hay độc quyền kinh doanh. Mặt khác,tiến lên chủ nghĩa
xã hội đặt ra yêu cầu nền kinh tế phải được dựa vào nền tảng của sở hữu toàn dân các tư
liệu sản xuất chủ yếu.
 Về định hướng xã hôị và phân phối: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong


từng bước, từng chính sách phát triển, tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ
với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết tôt các vấn đề xã hội vì mục
tiêu phát triển con người. Hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường.
Trong lĩnh vực phân phối, định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua chế độ
phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội. Đồng thời để
huy động mọi nguồn lực kinh tế cho sự phát triển chúng ta còn thực hiện phân phối theo
mức đóng góp vốn và cả các nguồn lực khác.
 Về quản lý: Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân văn, bảo đảm vai trò quản lý, điều

tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Tiêu chí này thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa với
14


kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt
tiêu cực của kinh tế thị trường, đảm bảo quyền lợi chính đáng của tất cả mọi người.
Văn kiện Đại hội XI của Đảng cũng chỉ rõ: “Nhà nước quản lý nền kinh tế, định
hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất”. Luận điểm nêu trên của Đảng ta là
hoàn toàn phù hợp với thực tiễn kinh tế khách quan. Bài học từ các nền kinh tế lớn vừa
qua cũng cho thấy, vai trò của nhà nước không chỉ thể hiện ở sự điều hành vĩ mô nền kinh
tế, mà còn ở thực lực của kinh tế nhà nước. hế, trong Văn kiện Đại hội XI, Đảng ta tiếp
tục khẳng định: “Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp
thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp
tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không
ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng
trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong
những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích
phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh

tế đa dạng ngày càng phát triển. Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị
trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị
trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa”.
 Sau đổi mới, tư duy của chúng ta về kinh tế có nhiều sự phát triển so với trước nhìn khái

quát có những thay đổi lớn như sau:
• Từ quan niệm chủ nghĩa xã hội chỉ có 1 chế độ sở hữu duy nhất là chế độ công hữu về tất
cả các tư liệu sản xuất (bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể) đã đi đến quan niệm
nền kinh tế của ta hiện nay và sau này có ba chế độ sở hữu cơ bản là toàn dân, tập thể,
tư nhân. Trên cơ sở đó hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế
khác nhau như kinh tế nhà nước kinh tế tập thể kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư
nhân), kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
• Từ quan niệm cho rằng để xây dựng được quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phải nhanh
chóng hoàn thành việc cải tạo kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể tiểu chủ là những
thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, đã đến quan niệm rằng trong xây dựng chủ
nghĩa xã hội, phải ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất,còn cải tạo quan hệ sản xuất cũ,
xây dựng quan hệ sản xuất mới nhất thiết phải phù hợp với từng bước phát triển của lực
lượng sản xuất.
• Từ quan niệm 2 thành phần kinh tế quốc doanh kinh tế và kinh tế tập thể, với viec xóa bỏ
nhanh chóng các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, ngay từ đầu đã là nền tảng của
nền kinh tế quốc doanh, đã đi đến quan niệm rằng muốn cho 2 thành phần kinh tế ấy
ngày càng trở thành nền tảng vững chắc thì phải trải qua 1 qúa trình dài xây dựng, đổi
mới và phát triển với những bước thích hợp trong khi đó, vẫn khuyến khích phát triển các
15


thành phần kinh tế tư nhân, coi như thành phần này là động lực quan trọng của phát triển
kinh tế và phát triển lực lượng sản xuất.
• Từ quan niệm nhà nước phải chỉ huy toàn bộ nền kinh tế theo 1 kế hoạch tập trung, thống
nhất với những chỉ tiêu có tính pháp lệnh áp đặt từ trên xuống, đã đi đến phân biệt rõ

chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý kinh doanh, chức năng
quản lý nhà nước về kinh tế và chủ sở hữu tài sản công là thuộc nhà nước, còn chức năng
quản lý kinh doanh thì thuộc về doanh nghiệp. Từ chỗ tuyệt đối hóa vai trò của kế hoạch,
phủ nhận vai trò của thị trường đã đi đến thừa nhận thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối
tượng của kế hoạch, kế hoạch chủ yếu mang tính định hướng và đặc biệt trên bình diện vĩ
mô, còn thị trường giữ vai trò trực tiếp hướng dấn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực
hoạt động và phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh.
• Từ chỗ thừa nhận 1 hình thức phân phối duy nhất chính đáng là phân phối theo lao động
đã đi đến quan niệm thực hiện nhiều hình thức phân phối theo kết quả lao động và hiệu
quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác
vào sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội, công bằng xã hội thể
hiện không phải ở chủ nghĩa bình quân trong kinh tế mà là ở chỗ phân phối hợp lí tư liệu
sản xuấtvà kết qủa sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đến có cơ hội phát triển
và sử dụng tốt năng lực của mình.
Xét về thời gian tư duy kinh tế thị trường, tư duy của chúng ta đổi mới qua nhiều
bước:
Bước 1: Thừa nhận kinh tế thị trường nhưng không coi nền kinh tế của ta là kinh tế
thị trường.
Bước 2: coi kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản,
không đối lập với chủ nghĩa xã hội.
Bước 3: coi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng
quát của nước ta trong thời kỳ qua độ.
Bước 4: gắn kinh tế thị trường của nước ta với nền kinh tế thị trường toàn cầu, hội
nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và đây đủ hơn.

16




×