Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.47 KB, 6 trang )

ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ CHỦ THỂ CỦA
LUẬT QUỐC TẾ
I. Chủ thể của Luật Quốc tế
- Chủ thể Luật Quốc tế là những thực thể tham gia các quan hệ quốc tế độc lập, có đầy
đủ các quyền và nghĩa vụ quốc tế và có khả năng gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế
từ những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế do chủ thể đó thực hiện.
- Chủ thể của Luật Quốc tế gồm:
+ Quốc gia
+ Tổ chức quốc tế liên chính phủ
+ Dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
Và những vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý đặc biệt như Vantican, Hồng Kông,
Macao,...
1. Quốc gia
- Thứ nhất, để được xem là một quốc gia (chủ thể của Luật Quốc tế) thì phải có 4 yếu
tố sau:
+ Lãnh thổ xác định: có đường biên giới phân định lãnh thổ với quốc gia khác,
lãnh thổ được xác định và được thể hiện trên bản đồ hành chính thế giới
+ Dân cư ổn định: đại bộ phận dân cư sinh sống, cư trú ổn định lâu dài trên lãnh
thổ quốc gia, mang quốc tịch và có đầy đủ các quyền – nghĩa vụ cơ bản của công dân
quốc gia đó. Trong đó dân cư được hiểu theo nghĩa rộng: toàn bộ các cộng đồng dân cư
cùng sinh sống, tồn tại và phát triển trên một lãnh thổ quốc gia xác định; chịu sự điều
chỉnh của pháp luật quốc gia sở tại.
+ Chính phủ: có bộ máy nhà nước để thực hiện chức năng của nhà nước trong
lĩnh vực đối nội, đối ngoại.
+ Có khả năng thiết lập qua hệ ngoại giao: quốc gia được toàn quyền quyết định
trên lĩnh vực đối ngoại, không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể khác.
- Thứ 2, quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu vì:
1


+ Quốc gia là chủ thể xuất hiện đầu tiên của pháp luật quốc tế, là hạt nhân và cơ


sở để phát sinh, tồn tại và phát triển luật quốc tế.
+ Chủ thể đầu tiên xây dựng nên pháp luật quốc tế vì quan hệ trước tiên và chủ
yếu là giữa quốc gia với nhau.
+ Là chủ thể duy nhất có thể tạo ra các chủ thể khác của luật quốc tế: tổ chức
quốc tế liên chính phủ.
+ Là chủ thể đầu tiên thực hiện việc lập pháp, hành pháp (thực hiện nguyên tắc,
quy phạm pháp luật), tư pháp (áp dụng biện pháp cưỡng chế khi có hành vi vi phạm).
- Thứ 3, vấn đề công nhận
+ Thể loại công nhận: dựa vào tính chất có 2 thể loại công nhận cơ bản là:
Thành lập

Công nhận quốc gia mới
- Hình thành tự nhiên từ sự

Công nhận chính phủ mới
Gồm 2 loại:

định cư và phát triển của

- Chính phủ hợp hiến, hợp pháp (De Jure)

một cộng đồng dân cư trên

- Chính phủ bất hợp hiến, bất hợp pháp (De

1 vùng lãnh thổ nhất định

Facto)

- Hoặc do kết quả của cuộc

đấu tranh giải phóng dân
Việc công

tộc
- Chỉ đặt ra khi có sự xuất

- Chỉ đặt ra khi có sự xuất hiện của Chính phủ

nhận

hiện của quốc gia mới,

De Facto (vì Chính phủ De Jure thành lập hợp

quốc gia mới đó có thể

pháp nên là việc nội bộ của quốc gia, quốc gia

hình thành theo 1 trong 2

khác không có quyền can thiệp)

cách đã nếu trên.

- Điều kiện để Chính phủ De Facto được công
nhận:
1. Điều kiện về tinh thần: đông đảo quần
chúng nhân dân tự nguyện ủng hộ (điều kiện
cơ bản)
2. Quản lý lãnh thổ: quản lý toàn bộ hoặc

phần lớn lãnh thổ một cách độc lập
3. Khả năng thực hiện quyền lực nhà nước:
có thể duy trì thực hiện quyền lực nhà nước
2


trong một thời gian dài, ổn định. Đó là vận
hành bộ máy chính phủ, tuân thủ pháp luật, ổn
Ví dụ

- Cộng hòa dân chủ Đức và

định phát triền xã hội
- Trước đây, những người làm cách mạng lật

Cộng hòa Liên bang Đức

đổ chính phủ cũ, thành lập chính phủ mới

thống nhất thành nước Đức

- Hiện nay, có các cuộc đảo chính quân sự,

(8.1990)

chính trị: Pakixtan 1999, Thái Lan 2006,...

- Tiệp Khắc phân chia
thành 3 nước Cộng hòa
Czech và Cộng hòa

Slovakia (1993)
Ngoài ra , cũng có thể loại công nhận khác như công nhận dân tộc đang đấu tranh
giành độc lập, công nhận chính phủ lưu vong (thể loại đặc biệt ở chiến tranh thế giới thứ
2).
+ Hình thức công nhận: dựa vào mức độ, phạm vi chia ra 3 hình thức công nhận:
Tính chất

De Jure
De Facto
Là hình thức công Là hình thức công

Ad hoc
Là hình thức công nhận đặc

nhận chính thức

nhận chính thức

biệt, không có tính chất

và toàn diện.

nhưng không đầy đủ,

chính thức. Chỉ phát sinh

không toàn diện như

trong một phạm vi nhất


công nhận De Jure.

định nhằm tiến hành những

Kết quả pháp

Các quốc gia thiết Các quốc gia thiết lập

công vụ cụ thể.
Quan hệ chấm dứt ngay sau



lập quan hệ ngoại

quan hệ lãnh sự với

khi công việc mà 2 bên

giao với nhau.

nhau.

quan tâm được giải quyết.

+ Phương pháp công nhận: có 2 phương pháp công nhận thường được áp dụng
là:
Công nhận minh thị
- Được thể hiện rõ ràng, minh bạch


Công nhận mặc thị
- Công nhận kín đáo, không thể hiện minh
bạch, rõ ràng như công nhận minh thị
3


- Hành vi cụ thể: gửi công hàm ngoại

- Phương thức: im lặng là đồng ý

giao, thông điệp hoặc các bên cùng nhau
kí điều ước,...
2. Tổ chức quốc tế liên chính phủ
- Thứ nhất, để là một tổ chức quốc tế liên chính phủ, chủ thể của Luật quốc tế, phải có
4 yếu tố sau:
+ Thành viên chủ yếu là các quốc gia độc lập, có chủ quyền
+ Thành lập hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế
+ Có cơ cấu tổ chức thống nhất, trụ sở
+ Có khả năng tự gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế
+ Ví dụ: Liên Hợp Quốc, hiệp hội các quốc qua Đông Nam Á – ASEAN, Liên
minh châu Âu EU,...
- Thứ 2, đây là chủ thể hạn chế vì:
+ Địa vị pháp lý là do các quốc gia thỏa thuận trong điều ước quốc tế
+ Là chủ thể phái sinh, nên quyền năng chỉ được giới hạn bởi quy định trong
điều ước quốc tế
- Thứ 3, so sánh với tổ chức quốc tế phi chính phủ:
+ Giống nhau:
Là các tổ chức không thuộc về bất cứ chính phủ nào.
Đều là các tổ chức mang tính quốc tế được thành lập phù hợp với quy
định của pháp luật.

+ Khác nhau



Tiêu chí
Thành viên

Tổ chức quốc tế liên chính phủ

Tổ chức quốc tế phi chính phủ

- Thành viên chủ yếu là các quốc

- Không phải là quốc gia nhưng có

gia.

sự liên kết giữa các quốc gia.

- Nhưng hiện nay do tính chất của

- Cụ thể là tập hợp những cá nhân

quan hệ kinh tế quốc tế nên một số

có cùng đặc trưng, cùng ngành

thực thể về bản chất không phải là

nghề, giới, sở thích, nhu cầu v.v...


quốc gia nhưng cũng là thành viên

Hoạt động một cách thường xuyên

như liên minh châu âu- EU, Đài

để thực hiện mục tiêu chung là

4


Thành lập

Loan, Hồng Kông…

không vì mục tiêu lợi nhuận

Được thành lập và hoạt động dựa

- Không thuộc một chính phủ nào
- Được thành lập trên sự tự nguyện

trên cơ sơ điều ước quốc tế do

của các nhân dân, được cơ quan có

chính các quốc gia thành viên của

thẩm quyền cấp phép thành lập


các tổ chức đó thoả thuận và quyết

hoặc công nhận, có sự quản lý của

định.

nhà nước.
- Hoạt động theo quy định của pháp
luật quốc gia nếu chỉ có phạm vi
hoạt động trong quốc gia.
- Nếu tổ chức đó hoạt động mang
tính quốc tế thì phải tuân theo pháp

Mục đích

- Phổ cập trên tất cả các lĩnh vực

luật của các nước nhận sự hợp tác.
- Đẩy mạnh các mục tiêu chính trị,

như chính trị, kinh tế, văn hóa,

xã hội

thương mại,..

- Khuyến khích việc tôn trọng các

- Chuyên môn: WTO (kinh tế -


quyền con người

thương mại), WHO (y tế),...

- Cải thiện mức phúc lợi cho những
người bị thiệt thòi,..
Ví dụ: WV (Tổ chức tầm nhìn thế
giới World Vision), HRW (Human
Right Watch – tổ chức theo dõi
nhân quyền),...

3. Dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
- Thứ nhất, dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết phải có những đặc điểm:
+ Là dân tộc. Theo nghĩa triết học: đó là một cộng đồng người, sống chung với
nhau, có chung lãnh thổ, ngôn ngữ, cấu tạo sinh học,...
+ Đang bị quốc gia, dân tộc khác áp bức, bóc lột
+ Đang tồn tại một cuộc đấu tranh với mục đích giải phóng dân tộc, giành quyền
tự quyết và thành lập quốc gia mới
5


+ Được toàn thể nhân dân ở đó ủng hộ
+ Thành lập được cơ quan lãnh đạo phong trào , đại diện cho dân tộc đó
- Thứ 2, dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết là chủ thể đặc biệt của Luật quốc
tế vì đây là chủ thể đang trong giai đoạn tiến tới thành lập một quốc gia có chủ quyền, tư
cách chủ thể phụ thuộc vào kết quả cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc:
+ Thắng: trở thành quốc gia, chủ thể của Luật quốc tế.
+ Thua: chỉ là một dân tộc bị bóc lột.
- Ví dụ: Mặt trận giải phóng dân tộc Paletin, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam

Việt Nam,...
II. Đối tượng điều chỉnh của Luật Quốc tế
- Luật Quốc tế điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của Luật Quốc tế,
bao gồm mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục,....
- Trong đó, quan hệ được điều chỉnh chủ yếu là quan hệ chính trị vì đó là cơ sở, nền
tảng cho tất cả những quan hệ còn lại.
- Chỉ những quan hệ quốc tế nào phát sinh giữa các chủ thể của Luật Quốc tế thì mới
được Luật Quốc tế điều chỉnh.

6



×