Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện hương sơn tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.06 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

NGUYỄN KIỀU HƯNG

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN HƯƠNG SƠN – TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

NGUYỄN KIỀU HƯNG

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN HƯƠNG SƠN – TỈNH HÀ TĨNH

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã Số: 60.31.10



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐÌNH HỢI

Hà Nội, 2012


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi,
được sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Đình Hợi. Các số liệu và kết quả nghiên
cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một
học viên nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà Tĩnh, ngày 15 tháng 11 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Kiều Hưng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Đình Hợi, người đã định hướng, trực tiếp hướng

dẫn và đóng góp ý kiến cụ thể cho kết quả cuối cùng để tôi hoàn thành luận văn
“Giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh”.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế, Khoa
Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp cùng toàn thể các thầy giáo,
cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin trân thành cảm ơn tập thể cán bộ UBND huyện, Trung tâm dạy
nghề huyện Hương Sơn – Tỉnh Hà Tĩnh, chính quyền các xã: Sơn Bình, Sơn
Trường, Sơn Tây và toàn thể các doanh nghiệp, trang trại, gia trại và các hộ
gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của tất cả bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và những
người thân đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Hà Tĩnh, ngày 15 tháng 11 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Kiều Hưng


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các bảng ........................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ...........................................................................5

1.1. Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ................ 5
1.1.1. Nhận thức chung về việc làm cho lao động nông thôn. .................... 5
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm lao động nông thôn .. 14
1.2. Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu............................ 24
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước về giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn. ................................................................................................. 24
1.2.2. Tại Việt Nam ................................................................................... 32
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................35

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện Hương Sơn ................................. 35
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ........................................................... 35
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội của huyện Hương Sơn....................... 41
2.1.3 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của huyện trong phát triển
kinh tế ........................................................................................................ 50
2.2. Câu hỏi đặt ra cho vấn đề nghiên cứu ................................................... 51
2.2.1. Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu.............................................. 51
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ..................................................... 51


iv

2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................... 55
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................56

3.1. Thực trạng về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Hương Sơn 56
3.1.1. Tình hình chung về lao động của huyện Hương Sơn ...................... 56

3.1.2. Đặc điểm của các xã điều tra ......................................................... 60
3.1.3. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện
Hương Sơn qua điều tra ở 3 xã................................................................. 63
3.1.4. Một số chương trình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
của huyện Hương Sơn thời kỳ 2009 - 2011 .............................................. 67
3.2. Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
huyện Hương Sơn ........................................................................................ 75
3.2.1. Định hướng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của huyện
Hương Sơn trong thời gian tới.................................................................. 75
3.2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho huyện Hương
Sơn ............................................................................................................. 79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

2.1

Đặc điểm khí hậu, thời tiết của huyện Hương Sơn

37


2.2

Tình hình đất đai của huyện Hương Sơn qua 3 năm (2009 – 2011)

39

2.3

Dân số và lao động của huyện Hương Sơn qua 3 năm
(2009 – 2011)

2.4

Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Hương Sơn qua 3 năm
(2009 – 2011)

2.5

43

49

Tình hình phân bố lao động của huyện Hương Sơn năm
2009-2011

57

2.6

Tình hình đất đai, lao động của các xã điều tra năm 2011


60

2.7

Cơ cấu về độ tuổi của hộ điều tra trong các xã

60

2.8

Trình độ văn hóa của lao động ở các điều tra năm 2011

61

2.9

Các ngành sản xuất trồng trọt của các xã điều tra

62

2.10 Các ngành chăn nuôi của các xã điều tra

63

3.1

Tổng hợp phiếu điều tra tại 3 xã: Sơn Bình, Sơn Trường, Sơn Tây

64


3.2

Thời gian làm việc của lao động trong các xã điều tra

64

3.3

Nguyên nhân thiếu việc làm tại các xã điều tra

66

3.4

Vốn ngân sách đầu tư hàng năm cho đào tạo nghề

69

3.5

Cho vay phát triển sản xuất và giải quyết việc làm qua các năm

70

3.6

Xuất khẩu lao động từ 2009-2011 của Huyện Hương Sơn

70



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội có tính toàn
cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay, quan niệm
về phát triển được hiểu đầy đủ là: Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công
bằng xã hội thì phải xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp...
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “ Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm
cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn
việc làm, được ấm no và được sống cuộc sống hạnh phúc”. Tư tưởng của
người luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta về giải quyết việc làm cho người lao động.
Dân số nước ta có khoảng 86 triệu người đứng thứ 13 thế giới, thứ 2 khu
vực Đông Nam Á, trong đó có đến 73% sống ở khu vực nông thôn. Từ thực
trạng trên, vấn đề việc làm trong lao động nông thôn có tính chất rất quan
trọng và quyết định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
Thất nghiệp, thiếu việc làm đang và sẽ diễn biến rất phức tạp, cản trở quá
trình vận động và phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, tạo việc làm cho người
lao động là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết cho từng ngành, địa phương và từng
gia đình. Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm một mặt nhằm phát
huy tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát triển kinh tế xã hội, mặt khác là hướng cơ bản để xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ
sở để cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần quan trọng giữ
vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo động lực mạnh mẽ thực
hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để phát triển một nền nông nghiệp bền vững cần phải chú trọng đến
việc nâng cao chất lượng lao động cho lao động nông thôn như các chương



2

trình: Xoá đói giảm nghèo 134, 135; các chương trình vay vốn hộ nghèo;
chương trình vay vốn giải quyết việc làm 120, chương trình định canh định
cư, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định1956
của Thủ Tướng Chính phủ...
Với đặc điểm dân số đông và trẻ nên có nguồn lao động phong phú, dồi
dào, đặc điểm đó là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của chúng ta,
song đồng thời nó cũng luôn tạo ra sức ép về việc làm cho toàn xã hội. Vì
vậy, quan tâm giải quyết việc làm, ổn định việc làm cho người lao động luôn
là một trong những giải pháp về phát triển xã hội và là chỉ tiêu định hướng
phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đã đề ra.
Đặc biệt, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu thế
hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, lao động Việt Nam có nhiều cơ hội để
tìm kiếm việc làm. Người lao động có thể vươn lên nắm bắt tri thức và tự do
làm giàu bằng tri thức của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những thách
thức đặt ra cho người lao động Việt Nam, đó là yêu cầu về chất lượng lao
động, người lao động không biết nghề, hoặc biết không đến nơi đến chốn thì
rất khó tìm được việc làm. Mặt khác, kinh nghiệm các nước cho thấy, khi gia
nhập WTO, ngành dễ bị tổn thương nhất là nông nghiệp, nhóm dân cư dễ bị
tổn thương nhất là nông dân. Chính vì vậy, quan tâm đến vấn đề giải quyết
việc làm cho người lao động ở nông thôn vẫn luôn là vấn đề mang tính cấp
bách.
Nước ta lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, đặc biệt
là khu vực miền núi, do nền sản xuất nông nghiệp phần lớn là độc canh và đặc
biệt là sản xuất nông nghiệp và mang tính mùa vụ, nhỏ lẻ nên đã dẫn đến vấn
đề dư thừa thời gian lao động trong khu vực nông thôn.
Hà Tĩnh là một tỉnh miền núi, lực lượng lao động chủ yếu làm nông
nghiệp, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn những năm gần



3

đây đã được tỉnh quan tâm và đã có một số chương trình, biện pháp nhằm giải
quyết vấn đề này, nhưng qua thực tiễn cho thấy vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu việc làm của lao động nông thôn.
Huyện Hương Sơn là một huyện miền núi, có 85% số dân với công việc
chính là sản xuất nông nghiệp. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và
công nghệ, cùng với việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào
sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều và có hiệu quả, nên đã dẫn tới tình
trạng giảm đi rõ rệt về nhu cầu sử dụng lao động. Thêm vào đó, nguồn lực đất
đai hạn chế do nhu cầu phát triển các khu kinh tế và một số mục đích khác đã
dẫn tới tình trạng dư thừa lao động trong nông thôn, cùng với những tồn tại
của xã hội đang là vấn đề bất cập cần được giải quyết này, Hương Sơn vẫn
chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề việc làm nông thôn, vì vậy,
đề tài: “Giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh” được học viên lựa chọn làm đề tài
luận văn thạc sĩ kinh tế, có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2 . Mục tiêu nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
huyện Hương Sơn phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa về cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động và nhu cầu việc làm
nói chung, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói riêng.
- Phân tích đánh giá thực trạng việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn
huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết nhu cầu việc làm của lao động
nông thôn trên địa bàn huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh.



4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề có liên quan đến giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh,
- Phạm vi về thời gian: Thời gian từ 2009 - 2011.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
- Thực trạng về giải quyết việc làm của người lao động nông thôn huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Kết luận và kiến nghị


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1. Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
1.1.1. Nhận thức chung về việc làm cho lao động nông thôn.
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nông thôn

Xét về bản chất kinh tế - xã hội, định nghĩa nông thôn cần được xem
xét trên nhiều mặt và từ đó hình thành nên những tiêu chí tổng hợp để xác
định khái niệm nông thôn. Nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất một số tiêu
chí cơ bản sau đây:
- Về địa lý, nông thôn là vùng đất đai rộng lớn tạo thành vành đai bao
quanh các khu vực đô thị.
- Về kinh tế, nông thôn là địa bàn trên đó diễn ra chủ yếu các hoạt động
nông, lâm, thủy sản và các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ gắn kết
khá chặt chẽ với nông, lâm, thủy sản.
- Về dân số học, gia đình nông dân là bộ phận chủ yếu của cơ cấu dân
cư và có mật độ dân cư thấp.
- Về mặt văn hoá, là nơi còn lưu giữ được nhiều di sản văn hoá, phong
tục tập quán, và những di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia, dân tộc.
- Về phương diện môi trường sinh thái, là nơi mà về cơ bản môi trường
thiên nhiên vẫn còn được giữ gìn tốt, sự huỷ hoại về môi sinh chưa trở thành
những vấn đề gay gắt.
- Về cơ sở hạ tầng, là nơi mà cơ sở hạ tầng thấp kém hơn đô thị, cả về
hạ tầng xã hội và hạ tầng vật chất - kỹ thuật.
- Về kinh tế, khu vực này có những đặc thù nhất định, mà đặc thù lớn
nhất là gắn liền với những đặc điểm riêng có của nông thôn. Xét về phương


6

diện ngành kinh tế – kỹ thuật, kinh tế nông thôn cũng bao gồm ba nhóm
ngành kinh tế là: nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm các ngành: nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản), công nghiệp nông thôn (bao gồm cả xây dựng)
và dịch vụ. Xét về phương diện thành phần kinh tế, kinh tế nông thôn bao
gồm các thành phần kinh tế chủ yếu: kinh tế hộ nông dân, kinh tế nhà nước,
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, tuy nhiên, thành phần kinh tế phổ biến vẫn là

kinh tế hộ và kinh tế trang trại.
Đặc trưng cơ bản của kinh tế nông thôn là các ngành trong kinh tế nông
thôn có mối quan hệ gắn bó với nhau trong hoạt động của các chủ thể kinh tế
nông thôn (các hộ gia đình, các đơn vị sản xuất) và nhiều khi khó có thể chia
tách được. Chẳng hạn, một hộ nông dân vừa hoạt động sản xuất nông nghiệp,
vừa nuôi trồng thủy sản và tham gia các hoạt động chế biến nông, thủy sản
(sơ chế), các hoạt động dịch vụ khác (vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm, các dịch
vụ cho sản xuất nông nghiệp…). Vì vậy, trong thống kê khó có thể chia tách
kết quả sản xuất kinh doanh cho từng ngành một cách chính xác được.
Các ngành trong kinh tế nông thôn gắn liền với những điều kiện về tự
nhiên, kinh tế, xã hội, lịch sử truyền thống của từng vùng nông thôn, nên các
vùng nông thôn khác nhau, các ngành kinh tế nông thôn sẽ khác nhau.
Kinh tế nông thôn, từ trước đến nay chủ yếu dựa vào sản xuất nông
nghiệp và chủ thể trong hoạt động của kinh tế nông thôn chủ yếu là các hộ gia
đình, trong đó chủ yếu là các hộ gia đình nông dân, nên nhiều vùng nông thôn
hiện nay tính thuần nông và tự cấp tự túc vẫn khá phổ biến.
1.1.1.2. Khái niệm và đặc trưng của lao động nông thôn
Khái niệm về lao động mà đề tài nghiên cứu ở đây là nói về bản thân
người lao động (hay nguồn lao động) chứ không phải nói về hoạt động của
người lao động (hoạt động có mục đích, có ý thức của con người, trong quá
trình lao động con người vận dụng sức lực tiềm tàng trong thân thể của mình,


7

sử dụng công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi
nó phù hợp với nhu cầu của mình).
Nguồn lao động là một bộ phận của dân số trong độ tuổi quy định, thực
tế có tham gia lao động và những người không có việc làm, đang tích cực tìm
kiếm việc làm.

Theo Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(2002) độ tuổi lao động được quy định đối với nữ là từ 15 đến 55 tuổi, đối với
nam là từ 15 đến 60 tuổi.
Trong thực tế, nguồn lao động còn bao gồm cả những người ngoài độ
tuổi quy định nhưng thực tế có tham gia lao động. Đối với những người dưới
độ tuổi quy định của luật pháp các cơ sở sản xuất, kinh doanh muốn huy động
phải tuân thủ các quy định của luật lao động (chỉ một số ngành nghề luật pháp
cho phép sử dụng lao động dưới độ tuổi quy định).
Vì vậy, trong thống kê ở Việt Nam hiện nay có khái niệm: lao động
trong độ tuổi và lao động ngoài độ tuổi.
Lao động trong độ tuổi là những người trong độ tuổi lao động theo
quy định của Luật lao động hiện hành có nghĩa vụ và quyền lợi đem sức lao
động của mình ra làm việc.
Lao động ngoài độ tuổi là những người chưa đến hoặc đã quá tuổi lao
động theo quy định của Luật lao động hiện hành nhưng thực tế vẫn tham gia
lao động.
Định nghĩa trên đây mới phản ánh về mặt số lượng, chưa nói lên mặt
chất lượng lao động. Chất lượng của nguồn lao động được đánh giá thông qua
các yếu tố làm cho lao động có hiệu quả hơn. Ở từng người lao động cụ thể,
chất lượng lao động được thể hiện trên các khía cạnh: sức khoẻ; trình độ học
vấn; kiến thức, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm tích lũy được; ý thức, thái
độ, tác phong của người lao động. Ở tổng thể nguồn lao động, chất lượng lao


8

động không chỉ xem xét dưới góc độ cá nhân từng người lao động, mà còn thể
hiện ở cơ cấu của nguồn lao động xét theo ngành nghề và cơ cấu lao động
trong từng ngành cụ thể, cũng như cơ cấu xét theo tính chất lành nghề của
chất lượng chuyên môn và trình độ tổ chức của lao động.

Lao động nông thôn là một bộ phận của nguồn lao động xã hội hoạt
động trong hệ thống kinh tế nông thôn. Đó là bộ phận dân số trong và ngoài
độ tuổi lao động, thuộc trong khu vực nông thôn, có khả năng lao động và có
nhu cầu lao động.
Lao động nông thôn có những đặc trưng cơ bản sau:
Đối với Việt Nam hiện nay một bộ phận lớn lao động xã hội đang tập
trung ở khu vực nông thôn. Đây vừa là lợi thế cho phát triển kinh tế đất nước
nói chung và từng vùng nông thôn nói riêng, vừa là gánh nặng của xã hội
trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn có rất nhiều khó khăn so với khu vực đô thị bởi lao động
nông thôn có những đặc trưng khác với lao động đô thị. Đó là:
- Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kĩ năng nghề nghiệp có nhiều hạn
chế và phần lớn hoạt động thuần nông.



×