HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐINH THỊ PHƢỢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN
TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY: CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƢỞNG VÀ XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐINH THỊ PHƢỢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN
TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY: CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƢỞNG VÀ XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
Mã số: 62 31 30 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ NGỌC HÙNG
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bầy trong
luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn theo quy định.
Tác giả luận án
Đinh Thị Phƣợng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
1.1. Các nghiên cứu về vị trí, vai trò của tổ chức đoàn thanh niên, tổ
chức cơ sở đoàn
1.2. Những công trình nghiên cứu về hoạt động của tổ chức đoàn
thanh niên và tổ chức cơ sở đoàn
Chƣơng 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
CƠ SỞ ĐOÀN
2.1. Một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu hoạt động của tổ chức
cơ sở đoàn
2.2. Một số lý thuyết vận dụng nghiên cứu hoạt động của tổ chức cơ
sở đoàn
2.3. Tư tưởng hồ chí minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
tổ chức và hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Chƣơng 3: HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY
3.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu
3.2. Thực trạng hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay
Chƣơng 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
CƠ SỞ ĐOÀN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY
4.1. Cán bộ đoàn cơ sở và hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn
4.2. Đoàn viên và hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn
4.3. Hệ thống chính trị cơ sở và hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn
4.4. Điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương và hoạt động của tổ chức
cơ sở đoàn
Chƣơng 5: XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI
TRÕ CỦA CÁC YẾU TỐ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ
CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN TỈNH NINH BÌNH
5.1. Xu hướng biến đổi của các yếu tố và hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn
5.2. Giải pháp cơ bản phát huy vai trò của các yếu tố đối với hoạt động
của tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang
1
9
9
17
28
28
41
54
61
61
66
89
89
94
105
109
119
119
141
148
152
153
162
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Trang
Bảng 3.1: Số lượng tổ chức cơ sở đoàn (tính đến hết năm 2016)
63
Bảng 3.2: Cán bộ đoàn đánh giá về sinh hoạt của tổ chức cơ sở Đoàn
ở địa phương hiện nay
67
Bảng 3.3: Đoàn viên đánh giá về sinh hoạt của tổ chức cơ sở đoàn ở
địa phương hiện nay
67
Bảng 3.4: Cán bộ đoàn, đoàn viên đánh giá về nội dung tuyên truyền
giáo dục của tổ chức cơ sở Đoàn cho đoàn viên
72
Bảng 3.5: Cán bộ đoàn đánh giá mức độ hiểu biết của đoàn viên về
những vấn đề về chính trị - xã hội
73
Bảng 3.6: Đoàn viên tự đánh giá mức độ hiểu biết về những vấn đề
chính trị - xã hội
73
Bảng 3.7: Cán bộ đoàn, đoàn viên đánh giá về hoạt động chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội do Đoàn cơ sở tổ chức
78
Bảng 3.8: Cán bộ đoàn, đoàn viên đánh giá về hình thức hoạt động
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội do Đoàn cơ sở tổ chức
79
Bảng 3.9: Cán bộ đoàn đánh giá kết quả hoạt động chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội do Đoàn cơ sở tổ chức
81
Bảng 3.10: Đoàn viên đánh giá kết quả hoạt động chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội do Đoàn cơ sở tổ chức
82
Bảng 4.1: Cán bộ đoàn tự đánh giá về phẩm chất và năng lực
92
Bảng 4.2: Đoàn viên đánh giá về đội ngũ cán bộ đoàn ở địa phương
93
Bảng 4.3: Lý do gia nhập Đoàn, tham gia các hoạt động của tổ chức
Đoàn - tự đánh giá của đoàn viên và đánh giá của cán bộ đoàn
95
Bảng 4.4: Tự đánh giá của đoàn viên về lý do tham gia tổ chức đoàn,
theo giới tính
96
Bảng 4.5: Tinh thần, trách nhiệm và năng lực của đoàn viên trong
tham gia hoạt động của Đoàn - đánh giá của cán bộ đoàn
97
Bảng 4.6: Tinh thần, trách nhiệm và năng lực của đoàn viên trong
tham gia sinh hoạt, hoạt động của tổ chức Đoàn - tự đánh
giá của đoàn viên
98
Bảng 4.7: Đánh giá của cán bộ đoàn cơ sở, đoàn viên về hoạt động
sinh hoạt của tổ chức cơ sở Đoàn, theo học vấn
101
Bảng 4.8: Đánh giá của đoàn viên về những hoạt động chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội do Đoàn cơ sở tổ chức, theo học vấn
102
Bảng 4.9: Đánh giá của cán bộ đoàn cơ sở về hoạt động xung kích của
tổ chức cơ sở Đoàn, theo học vấn
103
Bảng 4.10: Đánh giá của đoàn viên về hoạt động xung kích của tổ chức
cơ sở Đoàn, theo học vấn
104
Bảng 4.11: Cán bộ đoàn đánh giá về lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng,
chính quyền địa phương đối với hoạt động của tổ chức cơ
sở Đoàn
105
Bảng 4.12: Đoàn viên đánh giá về lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng,
chính quyền địa phương đối với hoạt động của tổ chức cơ
sở Đoàn
106
Bảng 4.13: Cán bộ đoàn cơ sở đánh giá mức tốt về sự lãnh đạo, chỉ đạo
của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối với tổ chức
cơ sở Đoàn, theo địa bàn nghiên cứu
107
Bảng 4.14: Đoàn viên đánh giá mức tốt về sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp
ủy đảng, chính quyền địa phương đối với tổ chức cơ sở
Đoàn, theo địa bàn nghiên cứu
108
Bảng 4.15: Cán bộ đoàn đánh giá về tác động của điều kiện kinh tế - xã hội
ở địa phương đối với hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn
109
Bảng 4.16: Đoàn viên đánh giá về tác động của điều kiện kinh tế - xã hội ở
địa phương đối với hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn
110
Bảng 4.17: Cán bộ đoàn cơ sở đánh giá vai trò của nhân dân đối với
hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn
111
Bảng 4.18: Đoàn viên đánh giá vai trò của nhân dân đối với hoạt động
của tổ chức cơ sở Đoàn
112
Bảng 4.19: Cán bộ đoàn cơ sở đánh giá mức tốt về hoạt động sinh hoạt
của tổ chức cơ sở Đoàn, theo địa bàn nghiên cứu
113
Bảng 4.20: Đoàn viên đánh giá về hoạt động tuyên truyền giáo dục của
tổ chức cơ sở Đoàn cho đoàn viên, theo địa bàn nghiên cứu
114
Bảng 4.21: Cán bộ đoàn cơ sở đánh giá mức độ tham gia hoạt động
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội do Đoàn cơ sở tổ chức,
theo địa bàn nghiên cứu
115
Bảng 4.22: Đoàn viên đánh giá mức độ tham gia hoạt động chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội do Đoàn cơ sở tổ chức, theo địa bàn
nghiên cứu
116
Bảng 5.1: Cán bộ đoàn dự đoán về mức độ tham gia hoạt động Đoàn
của đoàn viên trong thời gian tới
126
Bảng 5.2: Đoàn viên dự đoán về mức độ tham gia các hoạt động của
tổ chức cơ sở Đoàn của đoàn viên trong thời gian tới
126
Bảng 5.3: Biện pháp nâng cao ý thức đoàn cho đoàn viên, đề xuất của
cán bộ đoàn và đoàn viên
145
DANH MỤC CÁC BIỂU TRONG LUẬN ÁN
Trang
Biểu 3.1:
Số lượng đoàn viên (tính đến hết năm 2015)
Biểu 4.1:
Đoàn viên tự đánh giá về mức độ tham gia các hoạt động
của Đoàn cơ sở
Biểu 4.2:
100
Cán bộ đoàn dự đoán mức độ xu hướng về phẩm chất,
năng lực của cán bộ Đoàn cơ sở trong thời gian tới
Biểu 5.2:
100
Cán bộ đoàn đánh giá về mức độ tham gia của đoàn viên
với các hoạt động của Đoàn cơ sở
Biểu 5.1:
63
121
Đoàn viên dự đoán mức độ xu hướng về phẩm chất, năng
lực của cán bộ Đoàn cơ sở trong thời gian tới
122
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trải qua hơn 86 năm xây dựng và trưởng thành, Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh đã có những cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ mới, hoạt động của Đoàn Thanh niên đã
phát huy được truyền thống và bản chất tốt đẹp của mình, xứng đáng là lực
lượng hậu bị tin cậy của Đảng. Hoạt động của Đoàn năng động, hấp dẫn và
hiệu quả hơn. Đoàn Thanh niên tham gia có hiệu quả hơn vào nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân.
Tuy vậy, công tác Đoàn còn bộc lộ một số hạn chế cần được khắc phục kịp
thời: chất lượng hoạt động của Đoàn thanh niên ở một số lĩnh vực, địa bàn còn
thấp; tính tiền phong, gương mẫu của một bộ phận cán bộ đoàn chưa cao; mối
quan hệ giữa tổ chức Đoàn với thanh niên chưa thực sự chặt chẽ.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Sự nghiệp lớn lao và vẻ vang ấy đòi hỏi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh phải tích cực đổi mới, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
Tổ chức Đoàn và hoạt động của tổ chức Đoàn là đối tượng lãnh đạo của
tổ chức Đảng, quản lý và điều hành của chính quyền, đồng thời là khách thể,
đối tượng nghiên cứu của các khoa học xã hội và nhân văn. Để đổi mới, nâng
cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn không chỉ căn cứ từ những đánh
giá, định hướng của tổ chức Đảng, chính quyền, của tổ chức Đoàn các cấp mà
còn phải cần có những kiến giải khoa học từ những kết quả nghiên cứu của
các khoa học xã hội và nhân văn.
Những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về tổ chức
Đoàn và hoạt động của tổ chức Đoàn của các khoa học xã hội và nhân văn.
Kết quả của các nghiên cứu đó cho thấy bức tranh nhiều chiều về tổ chức
Đoàn và hoạt động của tổ chức Đoàn hiện nay; đưa ra được những kiến giải
2
khoa học cho những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ
chức Đoàn và hoạt động của tổ chức Đoàn.
Xã hội học thanh niên là một chuyên ngành xã hội học hướng vào
nghiên cứu các vấn đề xã hội của thanh niên, trong đó có những nghiên cứu
về hình thức tổ chức tập hợp thanh niên, về tổ chức Đoàn và hoạt động của tổ
chức Đoàn. Với thế mạnh của mình, các nghiên cứu xã hội học thanh niên đã
cho thấy được bức tranh cụ thể về tổ chức đoàn, về các hoạt động của tổ chức
đoàn, về vị thế, vai trò xã hội của tổ chức đoàn và hoạt động của đoàn thanh
niên trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu đó bước đầu cung cấp cứ
liệu thực tiễn cho việc đổi mới cách thức tập hợp thanh niên và hoạt động của
đoàn trong điều kiện mới.
Trên thực tế, các nghiên cứu xã hội học thanh niên ở nước ta hiện nay
chưa thật nhiều và thường hướng vào nghiên cứu về thanh niên và các vấn đề
xã hội của thanh niên, như là một ngành, nhánh xã hội học về lứa tuổi. Các
nghiên cứu về tổ chức đoàn, hoạt động của đoàn thanh niên chưa nhiều, chưa
hình thành mô hình lý luận xã hội học về nghiên cứu hoạt động của tổ chức
đoàn. Thực tiễn hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn và những nghiên cứu xã hội
học về tổ chức cơ sở Đoàn đặt ra yêu cầu cấp thiết phải triển khai nghiên cứu
xã hội học về tổ chức cơ sở đoàn, hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn.
Là người đã và đang ứng dụng lý thuyết xã hội học vào thực hiện nhiệm
vụ của người cán bộ đoàn ở tỉnh Ninh Bình, nghiên cứu sinh lựa chọn: "Hoạt
động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay: các yếu tố ảnh hưởng
và xu hướng biến đổi" làm đề tài nghiên cứu của luận án Tiến sĩ Xã hội học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ lý luận và thực tiễn hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn tỉnh Ninh
bình hiện nay, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn;
trên cơ sở đó dự báo xu hướng biến đổi của các yếu tố tác động và hoạt động
của tổ chức cơ sở Đoàn.
3
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động của tổ chức cơ
sở Đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay.
- Mô tả, phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hoạt động của
tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay.
- Dự báo xu hướng biến đổi của các yếu tố và hoạt động của tổ chức cơ
sở Đoàn; kiến nghị giải pháp phát huy vai trò của các yếu tố nhằm nâng cao
chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn.
3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn và các yếu tố ảnh hưởng.
Khách thể nghiên cứu
Tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn và ảnh
hưởng của các yếu tố đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình.
Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn: Hoạt động sinh hoạt của tổ chức cơ
sở Đoàn; Hoạt động tuyên truyền giáo dục trong tổ chức cơ sở Đoàn; Hoạt
động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tổ chức cơ sở Đoàn.
Các yếu tố đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn: Cán bộ tổ chức cơ
sở Đoàn; Lựa chọn giá trị của đoàn viên; Hệ thống chính trị xã, phường, thị
trấn; Điều kiện kinh tế - xã hội của xã, phường, thị trấn.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Tổ chức cơ sở Đoàn ở các huyện,
thành phố tỉnh Ninh Bình (không nghiên cứu tổ chức cơ sở đoàn các khối
hành chính, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang, cơ sở giáo dục đào tạo).
- Thời gian nghiên cứu: Thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài
luận án từ năm 2011-2016; điều tra khảo sát thực tế năm 2016.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện
nay như thế nào?
4
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh
Ninh Bình hiện nay nhiều nhất?
- Thời gian tới, hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình như thế nào?
5. Giả thuyết nghiên cứu, các biến số và khung phân tích
5.1. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết thứ nhất: Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình hiện nay được duy trì thường xuyên, nội dung và hình thức
phù hợp, nhưng không đồng đều.
Giả thuyết thứ hai: Ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động của tổ
chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay có sự khác biệt về
cường độ, chiều hướng và hệ quả.
Giả thuyết thứ ba: Ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động của tổ chức
cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ngày càng mạnh và theo chiều tích
cực là chủ yếu; Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
ngày càng nền nếp, chất lượng và hiệu quả hơn.
5.2. Các biến số
Biến độc lập
- Cán bộ tổ chức cơ sở Đoàn.
- Lựa chọn giá trị của đoàn viên.
- Hoạt động của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn
- Điều kiện kinh tế - xã hội của xã, phường, thị trấn.
Biến phụ thuộc
- Hoạt động sinh hoạt của tổ chức cơ sở Đoàn.
- Hoạt động tuyên truyền giáo dục trong tổ chức cơ sở Đoàn.
- Hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tổ chức cơ sở Đoàn.
Biến can thiệp
- Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Chương trình hành động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của xã, phường, thị trấn.
5
5.3. Khung phân tích
Cán bộ tổ
chức cơ sở
Đoàn
Lựa chọn giá
trị của đoàn
viên
Hệ thống
chính trị xã,
phường, thị
trấn
Điều kiện
kinh tế - xã
hội của xã,
phường, thị
trấn
Điều lệ Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí
Minh
Hoạt động sinh
hoạt của tổ chức
cơ sở Đoàn
Hoạt động tuyên
truyền, giáo dục
trong tổ chức
cơ sở Đoàn
Hoạt động kinh tế,
chính trị, văn hóa,
xã hội của tổ chức
cơ sở Đoàn
Chương trình hoạt
động của Đoàn
Thanh niên Cộng
sản
Hồ Chí Minh
Xu hướng
biến đổi các
yếu tố ảnh
hưởng hoạt
động của tổ
chức cơ sở
Đoàn
Xu hướng
biến đổi hoạt
động của tổ
chức cơ sở
Đoàn
Kế hoạch, chương
trình phát triển kinh
tế - xã hội của xã,
phường, thị trấn
6
6. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở lý luận
Luận án vận dụng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tổ chức đoàn thanh niên trong xây
dựng khung phân tích, đánh giá hoạt động, các yếu tố tác động hoạt động của
tổ chức cơ sở Đoàn hiện nay.
Luận án ứng dụng các lý thuyết: lý thuyết hệ thống, lý thuyết "Bộ máy
nhiệm sở" của M.Weber, lý thuyết về vai trò của R.Linton, T.Parsons,
K.Merton để phân tích, đánh giá hoạt động, các yếu tố tác động hoạt động của
tổ chức cơ sở Đoàn hiện nay.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phân tích tài liệu
- Thu thập, phân tích tư liệu, số liệu liên quan đến hoạt động của tổ
chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Thu thập, phân tích các đề tài nghiên cứu khoa học, sách, luận án, bài
viết về hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn.
- Thu thập nghị quyết của cấp ủy Đảng, văn bản của Ủy ban nhân dân
các cấp về tổ chức và hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn; các báo cáo tổng kết
của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Bình và các huyện, thành
phố thuộc tỉnh Ninh Bình, từ năm 2011 đến năm 2016.
Phỏng vấn sâu
- Phỏng vấn sâu 30 cán bộ đoàn cơ sở gồm: 20 cán bộ đoàn cơ sở, 10
cán bộ đoàn cấp trên cơ sở. Cụ thể:
+ Phỏng vấn sâu 20 cán bộ đoàn cơ sở gồm: 12 bí thư chi đoàn, 8 bí thư
đoàn cơ sở.
+ Phỏng vấn sâu 10 cán bộ đoàn cấp trên cơ sở gồm: 3 bí thư, phó bí
thư đoàn cấp huyện; 7 cán bộ đoàn chuyên trách cấp huyện.
7
6.2.2. Phương pháp định lượng
Tỉnh Ninh Bình có 2 thành phố (Ninh Bình, Tam Điệp), 6 huyện (Gia
Viễn, Hoa Lư, Nho Quan, Kim Sơn, Yên mô, yên Khánh), hình thành ba
vùng: nông thôn miền núi (Nho Quan), nông thôn ven biển (Yên Khánh, Kim
Sơn) và đô thị (thành phố Ninh Bình và Tam Điệp).
Luận án lựa chọn các địa phương đại diện cho ba vùng để tiến hành
điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến đối với cán bộ đoàn, đoàn viên các tổ
chức cơ sở Đoàn, đó là: huyện Nho Quan (huyện miền núi); huyện Kim Sơn
(huyện miền biển); thành phố Ninh Bình (đô thị).
Số lượng: 600 phiếu (mỗi địa bàn 200 phiếu). Cụ thể: điều tra cán bộ
đoàn: 300, điều tra đoàn viên: 300. Cách thức điều tra: điiều tra cán bộ đoàn
cơ sở trực thuộc huyện đoàn; điều tra đoàn viên ở 2 tổ chức đoàn cơ sở (2 xã,
phường), với cách lựa chọn ngẫu nhiên.
Cơ cấu mẫu điều tra cán bộ đoàn
Tổng số người được điều tra: 300
- Nam: 174 - 58,0%; nữ: 126 - 42,0%;
- Tuổi:18-25 = 88 - 29,3%; 26-30 = 147 - 49,0%; trên 30 = 65 - 21,7%;
- Trình độ học vấn: Trung học cơ sở = 18 - 6,0%; Trung học phổ thông = 101
- 33,7%; Cao đẳng = 88 - 29,3%; Đại học = 79 - 26,3%; Sau đại học = 14 - 4,7%.
Cơ cấu mẫu điều tra đoàn viên
Tổng số người được điều tra: 300
- Nam 156 - 52,0%; nữ 144 - 48,0%
- Tuổi: 18 = 34 - 11,3%; 19 - 25 = 145 - 48,3%; 25-30 = 112 - 37,3%;
trên 30 = 9 - 3,0%
- Tuổi đoàn: 1 -2 năm = 41 -13,7$; 3-4 năm = 53 - 17,7%; 5-6 năm = 62 20,7%; 7-8 năm = 21 - 7,0%; 9-10 năm = 70 - 23,3%; trên 10 năm = 53 - 17,7%.
7. Điểm mới, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
7.1. Điểm mới của luận án
- Tiếp cận hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
8
Chí Minh dưới góc độ xã hội học, hình thành khung phân tích hoạt động của
tổ chức cơ sở Đoàn có thể áp dụng các nghiên cứu tương đồng.
- Đánh giá các hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên cơ sở các dữ liệu
điều tra khảo sát thực tế, gợi mở cho việc sử dụng rộng rãi phương pháp xã
hội học trong việc đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chức Đoàn, góp phần
định hình phương pháp xem xét thực tế hoạt động của tổ chức, đoàn thể chính
trị - xã hội.
7.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Góp phần bổ sung, phát triển chuyên ngành Xã hội học thanh niên.
- Bổ sung phương pháp vận dụng các lý thuyết xã hội học vào nghiên
cứu một tổ chức chính trị - xã hội.
- Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho các cấp, các ngành, các tổ chức
cơ sở đoàn nhận rõ hơn về các yếu tố chi phối hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn
ở tỉnh Ninh Bình hiện nay.
- Góp phần cung cấp cơ sở khoa học thực tiễn cho việc bổ sung, hoàn
thiện cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
cán bộ quản lý, cán bộ đang công tác trong hệ thống Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh trong chỉ đạo, tổ chức hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được chia
thành 5 chương, 13 tiết.
9
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN
THANH NIÊN, TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN
Trước đây, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản được tổ chức ở các
nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, một số nước thành viên
trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây vẫn có tổ chức Đoàn Thanh niên
Cộng sản như: Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Cu Ba.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc là nơi quy tụ của gần 90 triệu
thanh niên Trung Quốc, từ độ tuổi mười năm đến hai mươi tám; đặt dưới sự lãnh
đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung
Quốc có vai trò thực hiện các hoạt động tiền phong của Đảng [111].
Đoàn Thanh niên Cộng sản Cuba ra đời cùng với Đảng Cộng sản Cuba
vào năm 1965; là tổ chức thuộc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba; nơi
quy tụ của hơn 600.000 thanh niên ưu tú có tuổi đời từ mười bốn đến hai
mươi tám, tự nguyện phục vụ trong tổ chức Đoàn. Đoàn Thanh niên Cộng sản
Cuba có vai trò cung cấp nguồn nhân lực tin cậy, trung thành để kế tiếp sự
nghiệp của Đảng Cộng sản Cuba [120].
Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào được thành lập năm 1955,
hiện có khoảng 243.500 đoàn viên, tuổi từ mười lăm đến ba mươi; là tổ chức
chính - xã hội của thanh niên Lào, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào; huy động thế hệ trẻ thực hiện mục tiêu phát triển quốc gia
dưới sự hướng dẫn của Đảng và chính sách của nhà nước, nhằm xây dựng, phát
triển nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng [114].
Đoàn thanh niên là tổ chức chính trị - xã hội tập hợp thanh niên dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhằm phát huy vai trò của thanh niên thực
hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng. Vị trí, vai trò của tổ chức đoàn được xác
lập từ vị trí, vai trò to lớn của thanh niên trong xã hội.
10
Về vị trí, vai trò của thanh niên, C.Mác đã xác định, thanh niên được
xem như một tầng lớp xã hội đặc thù, giữ vị trí quan trong trong xã hội và là
người kế thừa, phát triển mọi thành quả do cha ông để lại; tương lai của giai
cấp công nhân và tương lai của nhân loại phụ thuộc vào thanh niên, do đó
thanh niên cần phải được giáo dục. C.Mác viết: "Tương lai của giai cấp công
nhân tùy thuộc vào tình trạng thế hệ thanh niên của nó" [55, tr.438]. C.Mác
chỉ rõ: "Những người công nhân tiên tiến nhất, ý thức đầy đủ rằng, tương lai
của giai cấp họ và kế đó là tương lai của nhân loại hoàn toàn tùy thuộc vào sự
giáo dục các thế hệ công nhân đang lớn" [56, tr.198]. Tiếp sau C.Mác,
V.I.Lênin cũng đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của thanh niên trong xây
dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo Lênin, so với nhiệm vụ đánh đổ giai
cấp tư sản, thì xây dựng chủ nghĩa cộng sản là nhiệm vụ phức tạp hơn và
nhiệm vụ đó thuộc về thanh niên.
Đặng Cảnh Khanh, trong cuốn Xã hội học Thanh niên đã chỉ rõ cơ sở lý
luận, thực tiễn về thanh niên, từ khái niệm, đối tượng, xã hội hoá thanh niên,
văn hoá thanh niên, định hướng giá trị và chuẩn mực xã hội trong thanh niên,
đến vị thế, vai trò của thanh niên, phong trào đoàn và công tác thanh niên. Về
vị thế, vai trò của thanh niên, tác giả chỉ ra rằng, thanh niên có vị thế to lớn
trong cơ cấu nhân khẩu nước ta, "là lực lượng chủ chốt trong các hoạt động
kinh tế, làm ra của cải vật chất chủ yếu cho xã hội,… lực lượng tiên phong
trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội" [52, tr.85].
Thanh niên có vị trí, vai trò xã hội rất to lớn, nhưng nó chỉ được phát
huy khi được tập hợp trong một tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức Đoàn
Thanh niên Cộng sản. V.I.Lênin cho rằng, thanh niên phải được tập hợp trong
một tổ chức chính trị - xã hội, đó là Đoàn Thanh niên Cộng sản. Theo Lênin,
Đoàn Thanh niên Cộng sản chính là trường học kế thừa cách mạng của thanh
niên; trường học của sự đoàn kết, bảo vệ lợi ích, điều hành và quản lý thanh
niên; trường học giáo dục, đấu tranh giai cấp, hoạt động chính trị xã hội, đào
11
tạo và tôi luyện thanh niên. Giáo dục thanh niên là nhiệm vụ trung tâm, chỉ
đạo mọi hoạt động của Đoàn. Đoàn Thanh niên "Phải đặt nhiệm vụ học tập
của mình như thế nào để hàng ngày ở mỗi làng mạc, mỗi thành phố, thanh
niên giải quyết được một cách thực tiễn vấn đề này hay vấn đề khác"; "Đoàn
phải làm cho mọi người thấy rằng mỗi một đoàn viên của mình đều là người
có học thức và đồng thời cũng biết lao động". Để thực hiện được yêu cầu đó,
"Đoàn Thanh niên Cộng sản phải là một đội xung kích, một đội mà ở trong
mọi việc đều biết giúp đỡ, đều có tinh thần chủ động và có sáng kiến của
mình" [53, tr.378, 376, 375].
Trong sách Xã hội học Thanh niên, Đặng Cảnh Khanh chỉ rõ: "Ở nước
ta, đoàn kết, tập hợp thanh niên trong các phong trào hành động cách mạng là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh và các tổ chức thanh niên khác" [52, tr.501]; tổ chức đoàn đã đưa phong
trào thanh niên từ tự phát đến tự giác. Từ vị thế, vai trò của tổ chức đoàn, nên
cần "… có các chính sách và biện pháp để củng cố các hoạt động của Đoàn,
tạo điều kiện thuận lợi để Đoàn có thể làm tốt vai trò hạt nhân trong các
phong trào thanh niên" [52, tr.514].
Trong hệ thống các chuyên đề Tài liệu bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ,
kỹ năng công tác Đoàn, Hội, Đội của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, đã làm rõ từ khái niệm, mục đích, lý tưởng, chức năng, nhiệm
vụ và vị trí, vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Về vị trí của
Đoàn Thanh niên, chuyên đề nêu rõ: "Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh là thành viên của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, trong
đó: Đảng giữ vai trò lãnh đạo, nhà nước là trung tâm điều hành quyền lực
(quản lý), Đoàn là một trong các tổ chức thành viên vận động quần chúng
thuộc tổ chức mình thực hiện tốt chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật
của nhà nước" [19, tr.36]. Về vai trò của Đoàn Thanh niên, chuyên đề cho
12
biết: "Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị - xã
hội, Đoàn có 3 chức năng là: Đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam;
trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam; Người đại diên chăm
lo bảo vệ quyền lợi của tuổi trẻ. Với các chức năng đó, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh có vai trò rất to lớn trong hệ thống chính trị và đời
sống xã hội, là đội quân xung kích cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" [19, tr.38].
Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Hồng trong "Sự thay đổi thái độ về việc
làm và cuộc sống vật chất của thanh niên Việt Nam" đã mô tả, phân tích
tương quan hai biến và đa biến để làm rõ thực trạng thay đổi thái độ về việc
làm và cuộc sống vật chất của thanh niên và mối quan hệ giữa đặc trưng nhân
khẩu - xã hội với các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của thanh niên về vấn đề
việc làm và đời sống vật chất. Những đánh giá của các tác giả tuy chỉ đề cập
đến thái độ của thanh niên đối với việc làm và cuộc sống vật chất, nhưng cũng
phần nào phản ánh vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên trong xã hội hiện
nay. Bên cạnh đó, với các đánh giá đặc trưng của xã hội học về thái độ với
việc làm của thanh niên của các tác giả, như: "mức độ gia tăng tâm trạng lạc
quan ở các nhóm thanh niên là khác nhau. Chẳng hạn, tỷ lệ hoàn toàn đồng ý
"sẽ có công việc mình thích" ở nhóm nam thanh niên gia tăng không đáng kể
(80,3% so với 80%). Nhưng những khoảng cách ở nhóm nữ lại cao hơn
(81,9% so với 74,8%)" [59, tr.26].
Đặng Đình Phú, trong bài viết "Tăng cường công tác thanh niên của
Đảng - một đòi hỏi tất yếu hiện nay" đã phân tích rõ hơn quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trò chính trị - xã hội của tổ chức Đoàn thanh
niên: đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam; trường học xã hội chủ
nghĩa của thanh niên Việt Nam; người đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi của
tuổi trẻ; tổ chức phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh [43, tr.16].
Ngô Bích Ngọc, trong bài viết "Đảng Cộng sản Việt Nam với việc xây
13
dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh" đề cập đến rất nhiều quan
điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản
Việt Nam về Đoàn thanh niên. Từ các quan điểm đó, tác giả đã thâu tóm vai
trò của Đoàn thanh niên như sau: "Đoàn là một tổ chức của những người trẻ
tuổi, là trợ thủ đắc lực và là đội hậu bị đáng tin cậy của Đảng, là người đại
diện chân chính lợi ích của thế hệ trẻ Việt Nam, là trực tiếp phụ trách dìu dắt,
giáo dục thiếu niên và nhi đồng…" [43, tr.134].
Dương Trung Ý, trong bài viết "Phát huy tính tích cực chính trị của
mỗi thanh niên đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đã chỉ ra tính tích cực chính trị của mỗi thanh
niên đối với sự phát triển của đất nước và khẳng định: "trong phát triển kinh
tế hiện nay, ngày càng thấy rõ hơn khi Đoàn chủ động, tích cực thực hiện các
chương trình, dự án trọng điểm quốc gia ở các địa phương" [43, tr.150].
Trên những trang của Tạp chí Thanh niên những năm gần đây có nhiều
bài viết về vai trò của tổ chức đoàn thanh niên hiện nay [83]. Một số bài viết
trong đó: Phạm Tuyết Nga, Đoàn Thanh niên Bắc Giang với công tác bảo vệ
môi trường [62]; Nguyễn Xuân Vĩnh, Tuổi trẻ Bình Định xung kích tham gia
xây dựng và phát triển quê hương [109]; Nguyễn Thế Nghị, Vai trò của Đoàn
trong công tác phát triển nguồn nhân lực trẻ [63]; v.v… Các bài viết trên Tạp
chí Thanh niên đã khẳng định rõ hơn về vị trí, vai trò của công tác tập hợp,
giáo dục và rèn luyện thanh niên, những người chủ tương lai của đất nước.
Đồng thời cũng đã chỉ ra trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và
các lực lượng đối với công tác tập hợp, giáo dục thanh niên. Trong đó đã nhấn
mạnh vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị
- xã hội của thanh niên Việt Nam. Trong thời kỳ mới, tổ chức Đoàn có trách
nhiệm xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự hào tự tôn
dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức
cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng, là
14
những công dân tốt của đất nước; có sức khỏe, có phẩm chất và năng lực làm
chủ khoa học công nghệ hiện đại; xung kích đi đầu trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.
Ngô Thế Nghị, trong bài viết Đoàn thanh niên thực hiện chương trình
xây dựng nông thôn mới, đã chỉ ra những hoạt động mà Đoàn thanh niên cả
nước đã tham gia trong chương trình xây dựng nông thôn mới, như: Tuyên
truyền nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới; Tham gia xây dựng
cơ sở hạ tầng, cảnh quan, bảo vệ môi trường; Tham gia phát triển kinh tế trên
địa bàn nông thôn; Tham gia xây dựng đời sống nông thôn; Xung kích giữ gìn
an ninh chính trị trên địa bàn nông thôn; Tham gia xây dựng Đảng, chính
quyền nhân dân; Tổ chức các đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng
nông thôn mới. Về tham gia xây dựng đời sống nông thôn, thời gian vừa qua,
"tổ chức đoàn các cấp đã tổ chức được 98.641 hoạt động văn hóa văn nghệ,
thể thao; tham gia quản lý 1.981 điểm truy cập internet, thành lập 5.000 câu
lạc bộ tiền hôn nhân". Tham gia phát triển kinh tế trên địa bàn nông thôn, "các
cấp bộ đoàn đã tổ chức 9.738 lớp tập huấn chuyển giao công nghệ, thu hút
678.973 đoàn viên, thanh niên tham gia; thành lập và duy trì 20.378 câu lạc
bộ tổ hợp tác, hợp tác xã;…" [64, tr.20, 22].
Hà Đức Thành, trong bài viết Tuổi trẻ Gia Lai xung kích trong việc
tham gia xây dựng nông thôn mới, phản ánh các tổ chức cơ sở đoàn đã có
nhiều hoạt động tham gia xây dựng nông thôn mới như: Tham gia xây dựng
cơ sở hạ tầng; xây dựng các câu lạc bộ khuyến nông;… "Cuộc vận động
"Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới" đã mang lại hiệu quả thiết thực
với những công trình, phần việc đầy ý nghĩa cho người dân, từ đó góp phần
nâng cao nhận thức, trách nhiệm cuẩ đoàn viên thanh niên và nhân dân địa
phương về chương trình xây dựng nông thôn mới" [80, tr.30].
Trên báo điện tử, có khá nhiều bài viết về vị trí vai trò của Đoàn và tổ
chức đoàn cơ sở. "Đoàn viên thanh niên Viện Khoa học tổ chức nhà nước
15
phát huy vai trò xung kích trong nghiên cứu khoa học" của Nguyễn Thị
Quỳnh Giang, đã chỉ ra vai trò của tổ chức đoàn trong nghiên cứu khoa học và
cho rằng, đoàn thanh niên trong chi đoàn có nhiều ưu điểm về tố chất, tinh
thần ham học hỏi và nỗ lực, tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa
học. Song, đoàn thanh niên trong chi đoàn cũng có một số hạn chế về chuyên
môn, nghiệp vụ, chưa thực sự tâm huyết trau dồi các kĩ năng và cách thức tiến
hành nghiên cứu khoa học [119].
Phạm Ninh Hải với bài "Đoàn thanh niên với nghiên cứu khoa học" đã
làm nổi bật các thành tích nghiên cứu khoa học của thanh niên trong chi đoàn
thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương. Đó là, chi đoàn đã có
nhiều công trình "Sáng tạo trẻ", góp phần thi đua tình nguyện, phát huy sáng
kiến, cải tiến và áp dụng giải pháp khoa học công nghệ và ứng dụng công
nghệ mới vào thực tiễn sản xuất [112].
Ban Chấp hành Đoàn trường Bách Khoa, "Tuổi trẻ Đại học Bách khoa
Hà Nội - Tự hào truyền thống anh hùng" nhấn mạnh hiệu quả hoạt động của
Đoàn thanh niên đã đạt được và khẳng định: Đoàn thanh niên các cấp hoàn
thành tốt vai trò nòng cốt chính trị đối với tổ chức Hội sinh viên. Tổ chức
Đoàn và Hội đã luôn phối hợp rất tốt trong mọi hoạt động phong trào sinh
sinh viên" [113].
"Phát huy "3 trách nhiệm" trong đoàn viên, thanh niên" của Gia Huy
đã có những phân tích nêu rõ, để phát huy 3 trách nhiệm (trách nhiệm với bản
thân, trách nhiệm với công việc và trách nhiệm với cộng đồng) trong đoàn
viên, thanh niên. Đoàn cơ sở cần phải phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ
trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đó là xung kích trong nâng cao trình độ
chuyên môn, lý luận, rèn luyện tác phong, lề lối công tác, đạo đức công vụ;
nghiêm túc, cầu thị, tận tâm với công việc được giao, sáng tạo, tích cực trong
công việc, tình nguyện đảm nhận nhiệm vụ, gương mẫu trong cơ quan; tích
cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, bảo vệ môi trường, ý
16
thức chấp hành pháp luật, bài trừ tệ nạn, giữ gìn an ninh trật tự,…[117].
"Đảng bộ tỉnh Luông Pha Băng (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) và
công tác thanh niên trong điều kiện mới" của Bun-chăn Pan-phong-phết đã
làm rõ công tác thanh niên ở Luông Pha Băng và vai trò của Đoàn Thanh niên
Nhân dân Cách mạng Lào. Tác giả trích dẫn Nghị quyết Đại hội lần thứ IX
của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về vị trí, vai trò của thanh niên và bồi
dưỡng thanh niên: "Sự nghiệp đổi mới có thành công hay thất bại, cách mạng
Lào có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tùy
thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện các thế hệ
thanh niên" [118].
Các công trình nghiên cứu, bài viết về vị trí, vai trò của thanh niên và tổ
chức đoàn thanh niên đã làm rõ những vấn đề sau đây:
Một là, thanh niên là lực lượng đông đảo trong xã hội, là người chủ xã
hội trong tương lai. Vận mệnh của quốc gia dân tộc, của nhân loại nằm ở
trong tay thanh niên. "Tương lai của giai cấp công nhân tùy thuộc vào tình
trạng thế hệ thanh niên của nó" [55, tr.438].
Hai là, để phát huy vai trò to lớn của thanh niên phải tiến hành công tác
giáo dục, rèn luyện thanh niên. "Những người công nhân tiên tiến nhất, ý thức
đầy đủ rằng, tương lai của giai cấp họ và kế đó là tương lai của nhân loại hoàn
toàn tùy thuộc vào sự giáo dục các thế hệ công nhân đang lớn" [56, tr.198].
Giáo dục, rèn luyện thanh niên trở thành thực sự là những chủ nhân tương lại
của giai cấp, dân tộc, nhân loại giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng.
Ba là, Đoàn thanh niên là tổ chức chính trị - xã hội có chức năng tập hợp,
giáo dục và tổ chức các hoạt động cho thanh niên. Đoàn Thanh niên Cộng sản là
trường học kế thừa cách mạng của thanh niên; trường học của sự đoàn kết, bảo
vệ lợi ích, điều hành và quản lý thanh niên; trường học giáo dục, đấu tranh giai
cấp, hoạt động chính trị xã hội, đào tạo và tôi luyện thanh niên. "Đoàn phải làm
cho mọi người thấy rằng mỗi một đoàn viên của mình đều là người có học thức
17
và đồng thời cũng biết lao động"; "Đoàn Thanh niên Cộng sản phải là một đội
xung kích, một đội mà ở trong mọi việc đều biết giúp đỡ, đều có tinh thần chủ
động và có sáng kiến của mình" [53, tr.376, 375].
Mỗi công trình, bài viết trên đây tuy có những tiếp cận khác nhau về vị
trí, vai trò, hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn và công tác thanh niên nhưng
đều là những luận điểm được đúc rút của các tác giả từ nghiên cứu lý luận và
thực tiễn. Do đó, các tài liệu này có giá trị gợi mở cho tìm hiểu quan niệm,
đặc điểm, nhiệm vụ, vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đoàn và hình thành các
nội dung nghiên cứu cho đề tài luận án.
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ
CHỨC ĐOÀN THANH NIÊN VÀ TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN
Các công trình nghiên cứu, bài viết về hoạt động của tổ chức Đoàn
thanh niên, tổ chức cơ sở Đoàn trên các nội dung chủ yếu: Vai trò hoạt động
của tổ chức Đoàn thanh niên, tổ chức cơ sở Đoàn; Hoạt động sinh hoạt đoàn,
hoạt động tuyên truyền giáo dục trong tổ chức và hoạt động kinh tế, chính trị,
văn hóa xã hội của tổ chức Đoàn.
Về vai trò của hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên, tổ chức cơ sở
Đoàn. Phần VI cuốn sách Xã hội học Thanh niên của Đặng Cảnh Khanh đã có
những mô tả, phân tích về phong trào thanh niên và công tác thanh niên. Về
phong trào thanh niên, tác giả cho rằng, "Một trong những nhân tố quan trọng
nhất đối với việc đoàn kết, tập hợp thanh niên trong phong trào hành động
cách mạng là sự củng cố và phát huy được vai trò và sức mạnh của Đoàn
thanh niên và các tổ chức thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hoạt động
của Đoàn phải được coi là hạt nhân của phong trào thanh niên" [52, tr.508].
Sau khi chỉ ra những thời cơ và thách thức đối với thanh niên, tác giả đã đưa
ra các giải pháp đẩy mạnh công tác đoàn, trong đó có các giải pháp nâng cao
hiệu quả tổ chức các hoạt động của Đoàn. Theo tác giả, để nâng cao hiệu quả
tổ chức các hoạt động của Đoàn thanh niên cần tập trung: nâng cao chất lượng