Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ VAI TRÒ của lực LƯỢNG vũ TRANG TRONG vận ĐỘNG ĐỒNG bào CÔNG GIÁO ở HUYỆN KIM sơn, TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.19 KB, 118 trang )

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

3

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI
TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TRONG VẬN
ĐỘNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO Ở HUYỆN KIM SƠN,
TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY

11

1.1. Một số vấn đề lý luận về vai trò của lực lượng vũ trang
trong vận động đồng bào Công giáo ở huyện Kim Sơn,
tỉnh Ninh Bình hiện nay
1.2. Kết quả thực hiện vai trò của lực lượng vũ trang trong

11

vận động đồng bào Công giáo ở huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình hiện nay
Chương 2.

36

YÊU CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT
HUY VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
TRONG VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO Ở
HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY



57

2.1. Yêu cầu phát huy vai trò của lực lượng vũ trang trong vận
động đồng bào Công giáo ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh
Bình hiện nay
2.2. Một số giải pháp cơ bản phát huy vai trò của lực lượng

57

vũ trang trong vận động đồng bào Công giáo ở huyện
Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

68
86
88
97


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nước ta là quốc gia có nhiều tôn giáo. Theo số liệu của Ban Tôn giáo
Chính phủ hiện nay ở Việt Nam có khoảng 25 triệu người có đạo, riêng Công
giáo có khoảng 6,1 triệu. Đồng bào Công giáo đã có những đóng góp quan
trọng trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng ta đã khẳng định rõ tín ngưỡng, tôn

giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, văn hóa, đạo đức tôn
giáo có những giá trị tích cực, tôn giáo còn tồn tại lâu dài trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
đang đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, trong đó rất
coi trọng việc lợi dụng vấn đề “tôn giáo” để chống phá cách mạng nước ta.
Do đó, vận động đồng bào Công giáo tin tưởng và đi theo sự nghiệp cách
mạng có ý nghĩa quan trọng để tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, thực
hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Kim Sơn là huyện vùng đồng bằng ven biển duy nhất ở đông nam tỉnh
Ninh Bình, có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Huyện
Kim Sơn được ví như “Thủ đô Công giáo” của Việt Nam. Nơi đây có Tòa
Giám mục Phát Diệm và Nhà thờ Phát Diệm nổi tiếng trong nước và quốc tế.
Đồng bào Công giáo ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã góp phần đáng kể
vào sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Hiện nay, đồng bào Công giáo có tỷ lệ
47,07% dân số của huyện Kim Sơn, là một trong những nguồn lực quan trọng
để xây dựng và phát triển địa phương. Trong lịch sử, một số chức sắc, chức
việc, giáo dân Kim Sơn đã có hoạt động cho thực dân, đế quốc, gây ảnh
hưởng xấu tới sự nghiệp cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay, chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực thù địch tiến hành các âm mưu, thủ đoạn chống phá cách
mạng nước ta thông qua vấn đề tôn giáo. Trên thực tế, tình hình tôn giáo ở
3


huyện Kim Sơn vẫn tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định trên địa
bàn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Thực tiễn trên đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tiếp tục đổi mới nâng cao chất
lượng, hiệu quả vận động đồng bào Công giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn,
tỉnh Ninh Bình. Đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng
viên và lực lượng vũ trang trên địa bàn.

Những năm qua, lực lượng vũ trang đóng quân tại huyện Kim Sơn đã
tích cực thực hiện vận động đồng bào Công giáo, góp phần xây dựng, củng cố
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy tiềm năng của đồng bào trong xây
dựng và phát triển huyện về mọi mặt... Tuy nhiên, có thời điểm một số đơn vị
chưa phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, còn
hiện tượng một bộ phận cán bộ, chiến sĩ chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm
của mình trong vận động đồng bào Công giáo… nên vai trò của lực lượng vũ
trang chưa được phát huy đầy đủ, hiệu quả thực hiện vận động đồng bào Công
giáo còn có nội dung hạn chế. Đặc điểm tình hình Công giáo, tính chất nhiệm
vụ và thực trạng lực lượng vũ trang trong vận động đồng bào Công giáo ở
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đòi hỏi phải nhận thức rõ vai trò, chức năng,
nhiệm vụ cùng các mối quan hệ của các thành phần trong lực lượng vũ trang
huyện đối với công tác này; tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán
bộ, chiến sĩ về vai trò, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang, đồng thời xác định
đúng những yêu cầu và giải pháp phát huy vai trò của lực lượng vũ trang thực
hiện vận động đồng bào Công giáo ở Kim Sơn hiện nay.
Do đó, việc lựa chọn đề tài Vai trò của lực lượng vũ trang trong vận
động đồng bào Công giáo ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình hiện nay có ý
nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.

4


2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Công tác dân vận, vận động đồng bào Công giáo là hoạt động quan trọng
của cả hệ thống chính trị nhằm tuyên truyền, vận động nhân dân và giáo dân
thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, quyền và nghĩa vụ
công dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết đồng bào Công
giáo với đồng bào theo các tôn giáo khác và đồng bào không theo đạo, tạo
thành động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam

xã hội chủ nghĩa. Công tác dân vận, vận động đồng bào Công giáo được lãnh
đạo Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở các cấp độ
và góc độ khác nhau theo các nhóm vấn đề sau.
* Các nghiên cứu về công tác dân vận của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ
trang
Các nghiên cứu đăng tải trên tạp chí: Đảng Cộng sản Việt Nam với công
tác quần chúng - thực tiễn và một số kinh nghiệm của Đinh Thế Huynh, Ủy
viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung
ương (Tạp chí Dân vận, số 1-2012); Củng cố, tăng cường mối quan hệ mật
thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân - nhiệm vụ trọng tâm của công tác
dân vận của Đảng trong thời kỳ mới (Tạp chí Cộng sản, số 831, tháng 012012), 65 năm thực hiện tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh (Tạp chí Dân vận, số
10-2014), Phát huy truyền thống và chức năng “Đội quân công tác” của Quân
đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay tiếp tục đổi mới và nâng cao
hiệu quả công tác dân vận của Đảng trong giai đoạn mới (Tạp chí Cộng sản,
số 876, tháng 12-2014) của Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng
Ban Dân vận Trung ương; Tăng cường và đổi mới, xây dựng hình ảnh người
chiến sĩ công an nhân dân “vì nhân dân phục vụ” của Đại tướng Trần Đại
Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an (Tạp chí Dân vận, số
1+2-2014); Lực lượng Công an nhân dân đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác dân vận trong tình hình mới của Trung tướng Lê Quý Vương, Ủy
5


viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an (Tạp chí Dân
vận, số

1+2-2013); Quân đội nhân dân Việt Nam tăng cường và đổi mới

công tác dân vận đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới của Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên

Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội
nhân dân Việt Nam (Tạp chí Dân vận, số 1+2-2014); Tăng cường công tác dân
vận để góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc trong tình hình
mới của Nguyễn Văn Hùng, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương (Tạp chí
Dân vận, số 3-2014); Giữ vững mối quan hệ máu thịt Đảng - Dân để nâng cao
vị thế và trách nhiệm cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam của Thào Xuân
Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương (Tạp
chí Cộng sản, số 869, tháng 3-2015); Những nhiệm vụ trọng tâm của công tác
dân vận trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư
Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai (Tạp chí
Cộng sản, số 882, tháng 4-2016); Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác
dân vận theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, của tác giả Nguyễn
Thế Trung (Tạp chí Cộng sản, số 883, tháng 5-2016).
Một số sách về công tác dân vận Ban Dân vận Trung ương biên soạn như:
Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1995; Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong
thời kỳ mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Tác giả Nguyễn
Thế Trung với cuốn sách Một số vấn đề về công tác dân vận trong giai đoạn
hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2015.
Các cuốn sách, công trình trên đã trình bày vị trí, vai trò đặc biệt quan
trọng công tác dân vận của hệ thống chính trị, Quân đội nhân dân và Công an
nhân dân với những bài học kinh nghiệm, nhiệm vụ, yêu cầu và các giải pháp
đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác này đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách

6


mạng trong giai đoạn mới.
* Các nghiên cứu về công tác tôn giáo
Các luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh như: Tìm hiểu tổ chức Giáo hội Công giáo cơ sở ở địa phận Phát
Diệm, tỉnh Ninh Bình của Nguyễn Phú Lợi (2001); Quản lý nhà nước đối với
hoạt động của đạo Công giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay của Trần
Thường Phục (2014); Vai trò của Công giáo trong đời sống xã hội ở thành phố
cần Thơ hiện nay của Ngô Trường Toản (2014). Các luận văn trên đã làm sáng
tỏ những nội dung cơ bản về công tác tôn giáo ở Việt Nam, tổ chức giáo hội
Công giáo cơ sở ở địa phận Phát Diệm, Ninh Bình, quản lý nhà nước về tôn
giáo, vai trò của Công giáo trong đời sống xã hội, đấu tranh chống địch lợi
dụng tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
* Các nghiên cứu về vận động đồng bào có đạo
Các luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh năm 2014: Công tác vận động tín đồ tôn giáo tham gia phong trào
bảo vệ an ninh trật tự của Công an thành phố Cần Thơ hiện nay của Dương
Xuân Huynh, Vận động thanh niên tôn giáo của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp của Võ Chí Hữu đã luận giải cơ sở khoa
học và thực tiễn của công tác vận động đồng bào có đạo, nghiên cứu các dự báo
về vấn đề tôn giáo và đề ra các phương hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả vận động đồng bào theo các tôn giáo đối với từng đối
tượng của mỗi chủ thể, trong đó có lực lượng vũ trang.
* Các luận án, luận văn về vận động đồng bào Công giáo
Công tác vận động đồng bào Công giáo của đảng bộ một số tỉnh miền
Đông Nam Bộ từ năm 1986 đến năm 2006 - Luận án Tiến sĩ Lịch sử của Đặng
Mạnh Trung, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2011);
Công tác vận động giáo dân của các đảng bộ huyện ở tỉnh Ninh Bình hiện
nay - Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chính trị của Quách Thị Cúc, Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2010). Các công trình trên đã
7


nghiên cứu công tác vận động đồng bào Công giáo của tổ chức đảng ở cấp xã,

phường, thị trấn, huyện, tỉnh với giác độ của khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam và Chính trị học trong từng giai đoạn, chú trọng nghiên cứu công
tác lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng trong vận động đồng bào Công giáo để
rút ra những kinh nghiệm cho các tổ chức đảng vận dụng trong thực tiễn.
Thông qua các luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học Công tác vận động tín đồ
Công giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay của Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2014), Công tác vận động chức sắc
đạo Công giáo ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình hiện nay của Phạm Văn
Hùng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2015), các tác giả đã làm
rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn vận động đồng bào Công giáo
ở hai địa bàn khác nhau là thành phố Cần Thơ và huyện Kim Sơn, Ninh
Bình cùng những giải pháp đề xuất để nâng cao chất lượng vận động tín đồ
và chức sắc tôn giáo.
* Nghiên cứu về lực lượng vũ trang vận động đồng bào có đạo, đồng
bào Công giáo
Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong công tác vận động đồng
bào có tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay - Luận án Tiến sĩ Triết học của
Nguyễn Như Trúc, Học viện Chính trị Quân sự (2006) đã làm rõ vai trò của
các đơn vị quân đội trên địa bàn Tây Nguyên trong vận động đồng bào có
đạo đã đánh giá thực trạng, rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các
phương hướng, giải pháp cơ bản để các đơn vị quân đội thực hiện tốt công
tác dân vận đối với đồng bào có đạo.
Qua luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng - Công tác vận động
đồng bào Công giáo xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh của bộ đội tỉnh
Ninh Bình hiện nay, tác giả Phạm Anh Linh, Học viện Chính trị Quân sự
(2008) đã làm rõ thực chất, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp tiến
hành công tác dân vận đối với đồng bào Công giáo ở Ninh Bình, đánh giá
thực trạng, rút ra những kinh nghiệm, đề xuất phương hướng, yêu cầu và các
8



giải pháp cơ bản để tiến hành tốt vận động đồng bào Công giáo trên địa bàn.
Như vậy, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về công tác, hoạt
động của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an, Bộ đội địa phương tỉnh Ninh
Bình trong công tác dân vận, vận động đồng bào Công giáo ở các góc độ
thuộc các chuyên ngành khác nhau, song chưa có công trình nào đề cập một
cách toàn diện, hệ thống, chuyên sâu về vấn đề: Vai trò của lực lượng vũ
trang trong vận động đồng bào Công giáo ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh
Bình hiện nay. Vì vậy, đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình
khoa học đã được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của lực
lượng vũ trang trong vận động đồng bào Công giáo ở huyện Kim Sơn, Ninh
Bình; đề xuất một số yêu cầu và giải pháp cơ bản để phát huy vai trò của lực
lượng vũ trang trong vận động đồng bào Công giáo ở huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ quan niệm về vai trò của lực lượng vũ trang trong vận động
đồng bào Công giáo ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình hiện nay;
Đánh giá đúng vai trò của lực lượng vũ trang trong vận động đồng bào
Công giáo ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình hiện nay;
Đề xuất một số yêu cầu và giải pháp để phát huy vai trò của lực lượng
vũ trang trong vận động đồng bào Công giáo ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh
Bình hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của lực lượng vũ trang trong vận động đồng bào Công giáo gồm
chức sắc, chức việc, giáo dân ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
* Phạm vi nghiên cứu


9


- Về nội dung, không gian: Vai trò của các đơn vị lực lượng vũ trang ở
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong vận động đồng bào Công giáo trên địa
bàn.
- Về thời gian: Các số liệu khảo sát phục vụ cho nghiên cứu đề tài tính
từ năm 2010 đến nay.
- Đơn vị khảo sát: Ban Chỉ huy quân sự huyện Kim Sơn, Công an
huyện Kim Sơn, Đồn Biên phòng Kim Sơn, Hải đội 2 (thuộc Bộ Chỉ huy
Biên phòng tỉnh Ninh Bình), lực lượng công an xã, thị trấn, dân quân tự vệ,
dự bị động viên trên địa bàn huyện Kim Sơn.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch
sử; hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
Đảng Cộng sản Việt Nam công tác dân vận, công tác tôn giáo.
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng các phương pháp: phân
tích, tổng hợp, lôgic và lịch sử, hệ thống, so sánh, điền dã, tổng kết thực tiễn
và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thêm những cơ sở khoa học
giúp các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn huyện Kim Sơn
thực hiện tốt vai trò của từng lực lượng trong vận động đồng bào Công giáo
trên địa bàn.
Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nhà trường quân
đội và công an và cán bộ, chiến sĩ các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang trên địa
bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

7. Kết cấu của đề tài

10


Gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục.

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ
CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TRONG VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO
CÔNG GIÁO Ở HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY

1.1. Một số vấn đề lý luận về vai trò của lực lượng vũ trang trong vận
động đồng bào Công giáo ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình hiện nay
1.1.1. Một số vấn đề về vận động đồng bào Công giáo ở huyện Kim
Sơn, tỉnh Ninh Bình hiện nay
* Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
vận động quần chúng, vận động đồng bào có đạo
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, quần chúng là lực
lượng đông đảo trong xã hội, bao gồm rộng rãi các giai cấp, tầng lớp nhân
dân, chẳng những đa số công nhân, nông dân, mà là đa số những người bị bóc
lột. V.I.Lênin đã định nghĩa quần chúng nhân dân “là toàn bộ những người
lao động và những người bị tư bản bóc lột, đặc biệt là những người ít được tổ
chức và giáo dục nhất, bị áp bức nhất và khó đưa vào tổ chức nhất”
[55, tr.235]. Hồ Chí Minh, trong điều kiện Đảng Cộng sản đã giành được
chính quyền, thiết lập nhà nước của nhân dân, khẳng định: “Quần chúng tức
là toàn thể chiến sĩ trong quân đội, toàn thể công nhân trong công xưởng, toàn
thể nhân viên trong cơ quan, v.v., rồi đến toàn thể nhân dân” [68, tr.362].
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định quần chúng

nhân dân là người sáng tạo nên lịch sử, là động lực của các cuộc cách mạng
xã hội. C.Mác coi sự ủng hộ của đông đảo nông dân đối với phong trào vô sản
là một bài đồng ca, mà nếu không có sự ủng hộ đó thì cách mạng vô sản sẽ trở
11


thành bài ai điếu. V.I.Lênin đánh giá cao sự đồng tình và ủng hộ của các tầng
lớp nhân dân lao động trong cách mạng vô sản. Người coi đó là điều kiện và
cũng là mục tiêu hoạt động của giai cấp vô sản: “Không có sự đồng tình và
ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động đối với đội tiền phong của mình, tức
là đối với giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được...
Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản để giành lấy sự đồng tình để giành lấy sự
ủng hộ của đa số nhân dân lao động” [54, tr.251]. V.I.Lênin là lãnh tụ vô sản
đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng
Cộng sản với quần chúng nhân dân. Người chỉ dẫn, sau khi giành được chính
quyền, để bảo đảm cho cách mạng vô sản giành thắng lợi hoàn toàn, Đảng
Cộng sản phải:
“Liên hệ với quần chúng
Sống trong lòng quần chúng
Biết tâm trạng quần chúng
Biết tất cả
Hiểu quần chúng
Biết đến với quần chúng
Giành được niềm tin tuyệt đối của quần chúng” [56, tr.608].
Nhận định về vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong tiến
trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, V.I.Lênin nói: “… chủ nghĩa xã hội sinh
động sáng tạo là sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân” [53, tr.64].
V.I.Lênin chỉ ra rằng, sự liên hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân là
điều kiện quan trọng nhất, căn bản nhất cho hoạt động của Đảng Cộng sản:
“… chúng ta không chấp chính bằng cách chia rẽ, mà bằng cách tạo ra giữa

tất cả mọi người lao động những mối liên hệ keo sơn về những quyền lợi thiết
thân và ý thức giai cấp” [53, tr.347]; “Nhiệm vụ cơ bản của các cán bộ công
12


tác giáo dục và của Đảng Cộng sản, đội tiên phong trong cuộc đấu tranh là
phải giúp đỡ việc giáo dục và rèn luyện quần chúng lao động” [55, tr.474] và
“… một nước mạnh là nhờ ở sự giác ngộ của quần chúng. Nước mạnh là khi
nào quần chúng biết rõ tất cả mọi cái, quần chúng có thể phán đoán được về
mọi cái và đi vào hành động một cách có ý thức” [55, tr.23]. Những điều này
hoàn toàn đúng đắn, đã được thực tiễn lịch sử chứng minh.
Tiếp thu các giá trị văn hóa nhân loại, quan niệm về dân trong lịch sử,
đặc biệt là chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo trong thực tiễn cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng nhân dân.
Người cho rằng dân là gốc của nước, là chủ nhân của đất nước - quyền hành
và lực lượng đều ở nơi dân, dân là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Người quan niệm:
“Nước lấy dân làm gốc…
Gốc có vững cây mới bền,
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” [67, tr.501-502].
Người tin tưởng vào sức mạnh to lớn của nhân dân và kết luận: “Dân
khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại” [65, tr.297]
nổi. Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân.
Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”
[70, tr.453].
Hồ Chí Minh đã định nghĩa khoa học và súc tích về dân vận: “Dân vận
là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người
dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên
làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho” [68, tr.232]. Người
đề cao việc vận động nhân dân trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa:

“Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc
gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [68, tr.234]. Hồ Chí
13


Minh chỉ rõ lực lượng tiến hành công tác dân vận bao gồm thành viên của các
tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức quần chúng: “Tất cả cán bộ chính
quyền, tất cả cán bộ Đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân
(Liên Việt, Việt Minh, v.v.) đều phải phụ trách dân vận” [68, tr.233]. Người
chỉ dẫn cho cán bộ, hội viên các tổ chức phương châm, cách thức tiến hành
công tác dân vận: “Những người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt
trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông,
chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc” [68, tr.233234].
Như vậy, C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh có sự thống
nhất quan điểm về vai trò đặc biệt quan trọng của quần chúng và vận động
quần chúng trong lịch sử nói chung trong cách mạng xã hội chủ nghĩa nói
riêng. Những quan điểm đó làm nền tảng tư tưởng cho Đảng Cộng sản Việt
Nam về xây dựng lực lượng cách mạng, xác định động lực trong tiến trình
cách mạng xã hội chủ nghĩa và tiến hành tốt công tác vận động quần chúng.
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho rằng, về bản chất
tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực thể xã
hội. Trong chủ nghĩa xã hội các nguồn gốc của tôn giáo còn tồn tại nên tôn
giáo thực sự là một bộ phận cấu thành của chủ nghĩa xã hội; cần khai thác
các giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo trong xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
Do đó, trong quá trình tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa phải có quan
điểm thực tiễn, khoa học, tế nhị trong ứng xử đối với tôn giáo, với quần
chúng có đạo, phải coi trọng vận động lực lượng này tạo thành sức mạnh
tổng hợp, là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở mỗi quốc gia dân
tộc. C.Mác yêu cầu những người cộng sản phải có quan điểm và phương
pháp đúng đắn đối với tôn giáo. C.Mác cho rằng: “... phê phán thượng giới

biến thành phê phán cõi trần, phê phán tôn giáo biến thành phê phán pháp
quyền, phê phán thần học biến thành phê phán chính trị” [62, tr.571]. Người
14


đã chỉ dẫn: “Không thể đả kích vào tôn giáo dưới mọi hình thức thù địch
cũng như dưới những hình thức khinh bạc chung cũng như riêng, nghĩa là
nói chung không được đả kích vào nó” [62, tr.23]. V.I.Lênin giải thích:
“... sẽ thật là vô lý nếu tưởng rằng người ta có thể đánh tan được những thiên
kiến tôn giáo bằng tuyên truyền không thôi. Nếu quên rằng ách tôn giáo đè
nặng trên loài người chẳng qua chỉ là sản phẩm và là phản ánh của ách áp
bức kinh tế trong xã hội mà thôi, thì như thế là có đầu óc thiển cận tư sản”
[51, tr.174]. V.I.Lênin xác định phương pháp giải quyết vấn đề tôn giáo trên
cơ sở thực tiễn: “Đối với chúng ta sự thống nhất của cuộc đấu tranh thật sự
cách mạng để sáng tạo nên một cảnh cực lạc trên trái đất là quan trọng hơn
sự thống nhất của những người vô sản về cảnh cực lạc trên thiên đường”
[51, tr.174].
V.I.Lênin đã phát triển quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về việc
vận động quần chúng có đạo vào đảng của giai cấp công nhân. Người khẳng
định một linh mục cũng có thể trở thành đảng viên: “Nếu có một linh mục nào
lại cùng đi với chúng ta để cùng hoạt động chính trị, tận tâm làm tròn nhiệm
vụ của mình trong đảng và không chống lại cương lĩnh của đảng, thì chúng ta
có thể kết nạp người ấy vào hàng ngũ Đảng dân chủ - xã hội, bởi vì trong
những điều kiện ấy, mâu thuẫn giữa tinh thần của cương lĩnh đảng ra và các
nguyên tắc của cương lĩnh ấy với những tín ngưỡng, tôn giáo của linh mục đó
có thể vẫn chỉ là mâu thuẫn riêng của người đó, là việc riêng của bản thân
người đó thôi” [52, tr.519]. Hồ Chí Minh luôn thể hiện quan điểm tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, coi trọng các giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo, chủ trương
đoàn kết lương giáo thành sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện
thắng lợi mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong phiên họp đầu tiên

của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam mới ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chủ động đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết nhằm đáp ứng
những đòi hỏi trước mắt của nhân dân trong đó có việc thực hiện tín ngưỡng
15


tự do và lương giáo đoàn kết... Ngày 10/5/1958, khi trả lời câu hỏi của các cử
tri Hà Nội: “Tiến lên chủ nghĩa xã hội thì tôn giáo có bị hạn chế không?”, Hồ
Chí Minh đã khẳng định quan điểm, thái độ của những người cộng sản đối với
tôn giáo: “Không. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, tín ngưỡng hoàn toàn tự do.
Ở Việt Nam ta cũng vậy” [71, tr.405]. Người luôn coi trọng xây dựng tinh
thần đoàn kết lương giáo trong nhân dân. Trong một bức thư gửi đồng bào
Công giáo, Người viết: “Tôi mong các hàng giáo sĩ và đồng bào, đã đoàn kết
nay càng đoàn kết hơn, đoàn kết giữa nhân dân và cán bộ, giữa đồng bào giáo
và đồng bào lương để sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất được tốt, thực
hiện củng cố miền Bắc thắng lợi, do đó mà mau chóng thống nhất nước nhà,
cho Bắc Nam sum họp như lời cầu nguyện của Chúa Kirixitô: “Nguyện cho
hết thảy đồng bào hoàn toàn hợp nhất với nhau”” [70, tr.462]. Hồ Chí Minh
luôn xác định vận động đồng bào có đạo trước hết phải tôn trọng, bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho đồng bào, Người nhắc nhở: “Chính
quyền, quân đội và đoàn thể phải tôn trọng tín ngưỡng, phong tục, tập quán
của đồng bào” [69, tr.488], “phải chấp hành đúng chính sách tôn trọng tự do
tín ngưỡng đối với tất cả các tôn giáo” [72, tr.454]. Hồ Chí Minh chỉ dẫn công
tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo phải biết khai thác những giá trị nhân
bản, tích cực của các tôn giáo, phát huy nó trong công cuộc chống giặc ngoại
xâm, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Người yêu cầu công tác vận động quần
chúng tín đồ tôn giáo phải thiết thực, không dừng lại ở việc tuyên truyền,
thuyết phục, giáo dục mà quan trọng hơn, phải xây dựng đời sống kinh tế - vật
chất ngày càng phát triển. Người động viên, chúc phúc chức sắc và tín đồ tôn
giáo trong các ngày lễ trọng. Người bày tỏ: “Kinh thánh có câu “ý dân là ý

Chúa”. Con đường yêu nước mà đồng bào đang đi là hoàn toàn đúng. Tôi
mong các cụ phụ lão, các vị giám mục và các linh mục hăng hái khuyến khích
tín đồ trong mọi công việc ích nước lợi dân” [73, tr.381]. Hồ Chí Minh rất

16


quan tâm đến việc xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác vận động
quần chúng tín đồ tôn giáo, coi đó là nhân tố quyết định đến sự thành công
của công tác dân vận, công tác tôn giáo. Người nói: “Ở Việt Nam có vấn đề
tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa giáo; nơi nào có cán bộ tốt, tổ chức hợp tác
xã đưa lại quyền lợi cho giáo dân thì giáo dân rất đồng tình” [t74, tr.141].
Những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
vai trò của quần chúng, vận động quần chúng, vận động đồng bào có đạo là
cơ sở lý luận để Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng đường lối, chiến lược,
sách lược cách mạng, quan điểm chỉ đạo trong công tác vận động quần chúng,
vận động tín đồ các tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
* Khái quát về huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Huyện Kim Sơn là huyện đồng bằng ven biển duy nhất của tỉnh Ninh
Bình. Kim Sơn nằm ở phía Đông Nam của tỉnh, cách thành phố Ninh Bình 28
km; phía Tây giáp huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hoá), phía Đông giáp huyện
Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định), phía Nam giáp biển Đông. Diện tích đất tự
nhiên của huyện là 214,87 km2, với khoảng 70 km2 vùng bãi bồi ven biển và
khoảng 7 km2 Cồn Nổi. Kim Sơn có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển
nông nghiệp, kinh tế du lịch và vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh.
Huyện Kim Sơn có 27 đơn vị hành chính, 25 xã và 02 thị trấn. Kim Sơn có
dân số trên 180.000 người, mật độ dân số trung bình 796 người/km2.
Huyện Kim Sơn có chiều dài lịch sử đến nay được 187 năm
(1829 - 2016). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngày 21/8/1945, nhân dân Kim
Sơn tổ chức biểu tình và lật đổ chính quyền của chế độ cũ, thiết lập chính

quyền mới của nhân dân. Tháng 6/1947, Đảng bộ huyện Kim Sơn được thành
lập, lãnh đạo nhân dân địa phương thực hiện sự nghiệp cách mạng. Sau ngày
hòa bình lập lại (5/1954), địch dụ dỗ, cưỡng ép hơn 30.000 người di cư vào
miền Nam, chủ yếu là đồng bào Công giáo. Trong kháng chiến chống Pháp và
17


chống Mỹ, nhân dân huyện Kim Sơn đã tích cực đóng góp sức người, sức của
cho sự nghiệp cách mạng [Phụ lục 1].
Ngày nay, hệ thống chính trị của huyện được tổ chức xây dựng đồng bộ
ở các cấp huyện, xã, vận hành có hiệu lực, hiệu quả, góp phần xây dựng
huyện Kim Sơn ổn định và phát triển toàn diện trên các mặt, các lĩnh vực.
Huyện Kim Sơn là huyện đồng bằng ven biển có các thế mạnh như trồng
lúa năng suất lúa cao, nghề thủ công truyền thống chế biến cói xuất khẩu giá trị
kinh tế cao và nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Đại hội Đảng bộ huyện Kim
Sơn nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã chỉ rõ: “Kinh tế tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt 12,5%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển. Công tác xây dựng nông thôn mới đạt
kết quả khá. Huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu
hạ tầng. Bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới” [59, tr.1].
Nhân dân huyện Kim Sơn luôn phát huy những giá trị cốt lõi của truyền
thống lịch sử, văn hóa dân tộc như: tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí quyết
tâm cao trong xây dựng quê hương, bảo vệ Tổ quốc, tích cực, năng động, sáng
tạo trong học tập, lao động, sản xuất, tạo nên sức mạnh nội sinh để chinh phục
tự nhiên, xóa đói giảm nghèo, từng bước phát huy lợi thế để phát triển quê
hương. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện: “Văn hóa, xã
hội có tiến bộ, an sinh xã hội được quan tâm, đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân được hoàn thiện” [59, tr.1].
Huyện Kim Sơn là nơi tồn tại nhiều tín ngưỡng, tôn giáo: tín ngưỡng thờ
những người có công lập làng, thờ thành hoàng, những người có công với nước

và có hai tôn giáo là Phật giáo và Công giáo. Tín ngưỡng, tôn giáo ở Kim Sơn
được bảo đảm theo quy định của pháp luật. Các chức sắc, chức việc, nhà tu
hành và tín đồ các tôn giáo phấn khởi, tin tưởng và thực hiện tốt các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết xây dựng quê
hương, sống “tốt đời, đẹp đạo”.
18


* Công giáo ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn năm 1829 đã thu hút
giáo dân từ Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, dần dần biến nơi đây thành một
trung tâm Công giáo lớn. Đồng bào Công giáo huyện Kim Sơn đã đóng góp
đáng kể cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, một số chức sắc, chức việc và giáo dân
đi theo thực dân, đế quốc chống phá cách mạng, dụ dỗ, kích động, cưỡng ép
đồng bào Công giáo di cư vào miền Nam, đã chia rẽ khối đoàn kết dân tộc,
đoàn kết tôn giáo, ảnh hưởng đến sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước và đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tòa Giám mục Phát Diệm quản lý hoạt động của Công giáo thuộc địa
phận Phát Diệm, trong đó có huyện Kim Sơn. Công giáo ở huyện Kim Sơn
được tổ chức chặt chẽ từ giáo phận, giáo hạt, giáo xứ, giáo họ. Trên địa bàn
huyện có 32 giáo xứ; 01 trung tâm hướng nghiệp và mục vụ; 01 dòng tu là
Hội dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm. Năm 2013, huyện Kim Sơn có dân số
183.348 người dân số, trong đó Công giáo có 85.931 tín đồ, chiếm 47,07%
dân số của huyện [103]. Hoạt động của chức sắc, chức việc, tín đồ Công giáo
cơ bản theo đúng pháp luật Nhà nước. Đồng bào Công giáo thực hiện tốt
phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần quan trọng trong giữ vững ổn
định chính trị - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội của địa phương.
Trong thời gian qua, hoạt động của Công giáo còn tiềm ẩn những nhân tố

gây mất ổn định xã hội do chủ trương phát triển đạo về số lượng tín đồ và cơ
sở thờ tự, muốn lôi kéo tín đồ vào việc đạo, thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà
nước. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để móc nối, xây
dựng cơ sở trong Công giáo để tạo dựng ngọn cờ, tập hợp lực lượng, gây mất

19


ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn, thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa
bình”, bạo loạn lật đổ, tạo điểm nóng về tôn giáo ở huyện Kim Sơn.
* Đặc điểm đồng bào Công giáo ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Một là, đồng bào Công giáo ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình gồm
các chức sắc, chức việc, giáo dân, đa số có niềm tin tôn giáo khá sâu sắc,
một bộ phận có biểu hiện khô đạo, nhạt đạo.
Đồng bào Công giáo huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình gồm những chức
sắc, chức việc, giáo dân ở vùng “gốc đạo”, được coi là Thủ đô của Công giáo
Việt Nam, được các chức sắc ra sức coi sóc phần hồn và tổ chức chặt chẽ việc
duy trì nếp sống đạo nên đa số giáo dân ở đây có niềm tin tôn giáo khá sâu
sắc. Điều đó thể hiện trong sự tin tưởng vào Thiên Chúa ba ngôi, Đức mẹ
Maria, các thánh tông đồ, Giáo hoàng, Giám mục địa phận và các linh mục;
họ sẵn sàng vâng phục, làm theo các yêu cầu của các bề trên, thường xuyên
đi lễ ở nhà thờ, tham gia sốt sắng trong các hoạt động do giáo hội tổ chức.
Qua điền dã tại nhà thờ chính xứ Phát Diệm ở thị trấn Phát Diệm và
nhà thờ giáo họ Vinh Ngoại (thôn Vinh Ngoại, xã Thượng Kiệm), nhận
thấy đại đa số đồng bào Công giáo tham gia các hoạt động tôn giáo như cầu
nguyện cho Đức Chúa Giêsu trong mùa Chay, dự lễ Phục sinh hay hoạt
động viếng mình Thánh tông đồ Visent với số tín đồ Công giáo rất đông.
Đa số đồng bào Công giáo tham gia sinh hoạt sốt sắng trong các loại hội
đoàn. Tín đồ Công giáo dự lễ ở mọi thành phần, song số đông là những
người độ tuổi trung niên, người già, tỷ lệ thanh niên ít vì một số làm ăn xa

ở các tỉnh, thành trong cả nước. Bộ phận này phải lo toan cho mưu sinh
trong cuộc sống hiện thực, ít có thời gian tham dự các sinh hoạt tôn giáo
nên có biểu hiện khô đạo, nhạt đạo. Tâm thức tôn giáo của một bộ phận
đồng bào Công giáo ở đây đang có chiều hướng phai nhạt trong thực tế vì
phải lo toan cuộc sống thường nhật nơi trần thế, trước sự phát triển của
giáo dục, khoa học, công nghệ và toàn cầu hóa và xu hướng thế tục hóa.
20


Hai là, đại đa số đồng bào Công giáo huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
là nông dân, sống “tốt đời, đẹp đạo”, một bộ phận có mặc cảm với chế độ
do vấn đề lịch sử để lại.
Năm 2014, dân số ở khu vực thành thị ở huyện Kim Sơn là 12.261
người, tương đương 7,17% tổng dân số, khu vực nông thôn là 158.697 người
tương đương 92,83% tổng dân số [27, tr.21, 25]. Các số liệu trên cho thấy đại
đa số nhân dân huyện Kim Sơn cư trú trên địa bàn nông thôn, đa số làm nông
nghiệp, một bộ phận nhỏ làm trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch
vụ, đa số cư trú ở quê hương, ảnh hưởng của tập quán, tâm lý tiểu nông, nên
việc truyền đạo, phát triển đạo Công giáo ở huyện Kim Sơn có nhiều thuận
lợi.
Trong lịch sử và hiện nay, đại đa số tín đồ Công giáo ở Kim Sơn sống
“tốt đời, đẹp đạo”, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân, đóp góp tích cực
trong công cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc, thống nhất đất
nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đạo đức Công giáo có
nhiều điểm tương đồng với đạo đức của con người trong xã hội xã hội chủ
nghĩa mà chúng ta đang xây dựng. Huyện Kim Sơn là địa phương tiêu biểu,
dẫn đầu toàn quốc về hiến giác mạc. Đến nay, có 9945 người đăng ký, đã hiến
203 người, đem lại ánh sáng cho 406 người, trong đó gần 100% số người đã
hiến và đăng ký hiến giác mạc là người Công giáo.
Trong lịch sử, một số chức sắc, chức việc, giáo dân có hoạt động cho

thực dân, đế quốc, đi ngược lợi ích của dân tộc, bị nhà nước phong kiến thi
hành chính sách cấm đạo, một số bị cách mạng trừng trị. Do đó, đến nay trong
một bộ phận đồng bào Công giáo ở huyện Kim Sơn vẫn còn mặc cảm về
những vấn đề lịch sử để lại. Một số chức sắc, chức việc, giáo dân chưa tích
cực ủng hộ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

21


Ba là, đồng bào Công giáo chiếm tỷ lệ trên 47% dân số, cư trú trên tất
cả các xã, thị trấn của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, đóp góp quan trọng
cho sự ổn định, phát triển của địa phương.
Quá trình hình thành và phát triển của huyện Kim Sơn tạo nên đặc
điểm dân cư ở các thôn, xã trong huyện có sự đan xen giữa những người có
nguồn gốc từ nhiều miền quê khác nhau của Tổ quốc. Tỷ lệ giáo dân ở Kim
Sơn cao so với các địa bàn khác trong cả nước: năm 2013, huyện có 85.931
tín đồ, chiếm 47,07% dân số, có xã tỷ lệ giáo dân trên 90%; trong khi đó tỷ lệ
đồng bào Công giáo ở các tỉnh thành trên toàn quốc trung bình khoảng 10%.
Theo thống kê, thời điểm tháng 01/2010, các xã ở huyện Kim Sơn có 21/27
xã có số lượng đồng bào Công giáo từ 30,2% trở lên, trong đó có nhiều xã có
tỷ lệ giáo dân rất cao như: Cồn Thoi (97,25%), Xuân Thiện (93,95%), Văn
Hải (85,80%),... Tỷ lệ giáo dân chiếm gần 50% dân số nên đồng bào Công
giáo huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình chiếm tỷ lệ nhân lực cao trong các
ngành nghề, các lĩnh vực đời sống xã hội, có vai trò quan trọng trong xây
dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, giữ vững sự
ổn định, phát triển của địa phương. Đồng bào Công giáo huyện Kim Sơn,
tỉnh Ninh Bình đã tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, có
thành viên trong Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc
cấp huyện, xã, cán bộ thôn, xóm, là thành viên của lực lượng vũ trang như
cán bộ, công chức thuộc Ban Chỉ huy Quân sự xã, thị trấn, công an xã, thôn

đội trưởng, dân quân tự vệ, dự bị động viên. Số lượng đảng viên người
Công giáo ở huyện Kim Sơn là 186 trên tổng số 1266 đảng viên, chiếm tỷ
lệ 14,69% [Phụ lục 6]. Đây là lực lượng quan trọng để xây dựng cốt cán
phong trào trong Công giáo ở huyện Kim Sơn. Đóng góp quan trọng của
đồng bào Công giáo nơi đây là phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết, sống
“tốt đời, đẹp đạo”, giữ vững sự ổn định, phát triển của địa phương.

22


Bốn là, đồng bào Công giáo huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình có quan
hệ với giáo dân, tổ chức Công giáo trong và ngoài nước ngày càng tăng,
tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn.
Trong những năm 1954 - 1955, hơn 30.000 đồng bào Công giáo
huyện Kim Sơn bị các thế lực phản động, thù địch dụ dỗ, cưỡng ép chuyển
cư vào miền Nam. Đại đa số giáo dân Kim Sơn vào sinh sống ở thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, một bộ phận đã ra nước ngoài định cư.
Đã và đang có hàng trăm giám mục, linh mục người gốc địa phận Phát
Diệm hoạt động ở trong nước, nước ngoài và ở Tòa thánh Vatican. Đây là
cơ sở cho sự mở rộng quan hệ xã hội của Công giáo huyện Kim Sơn. Trong
xu thế hội nhập và mở rộng quan hệ quốc tế, quan hệ giữa đồng bào Công
giáo huyện Kim Sơn với các chức sắc, giáo dân là người gốc Kim Sơn ở
các địa phương khác trong nước, ở nước ngoài, Tòa thánh Vatican được gia
tăng. Việc phát triển du lịch tại Nhà thờ Phát Diệm là điều kiện gia tăng
quan hệ giữa Tòa Giám mục, đồng bào Công giáo với các tổ chức, giáo dân
và các tôn giáo khác.
Quan hệ giữa Tòa Giám mục Phát Diệm đối với tổ chức, cá nhân
Công giáo trong nước khá nhộn nhịp. Từ năm 2011 đến năm 2014, trung
bình mỗi năm có 110 đoàn khách nước ngoài với 1693 lượt người về huyện
Kim Sơn thăm quan, du lịch; riêng năm 2015 có 2912 lượt người [5], [7],

[8], [9]. Đáng chú ý là có các cuộc đến thăm và làm việc của Đức Tổng
Giám mục Leopoldo Girelli - đặc phái viên không thường trú của Tòa Thánh
Vatican tại Việt Nam đến thăm Tòa Giám mục Phát Diệm ngày 24/8/2012
[7]. Hoạt động thăm thân nhân trên địa bàn huyện Kim Sơn của người nước
ngoài từ các quốc gia Anh, Pháp, Mỹ... được thực hiện theo khuôn khổ của
pháp luật, với hàng trăm người từ năm 2010 đến nay. Hoạt động thăm thân
nhân ở nước ngoài của đồng bào Công giáo cũng có xu hướng gia tăng và

23


có sự tài trợ từ Vatican như: từ 15/7 - 31/8/2011, 03 linh mục của Giáo
phận Phát Diệm đi du lịch kết hợp thăm thân nhân tại Mỹ với kinh phí
khoảng 1,4 tỷ đồng do Tòa Giám mục Phát Diệm và Tòa thánh Vatican tài
trợ [5]. Các số liệu trên đã chứng minh hoạt động rất nhộn nhịp, đa
phương, khá sâu sắc giữa giáo hội Công giáo, đồng bào Công giáo địa
phương với giáo hội Công giáo trong nước, với Tòa thánh Vatican. Các
mối quan hệ này là kết quả của việc thực hiện đúng quan điểm, chính sách
tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trên địa bàn huyện Kim Sơn, song cũng
tiềm ẩn sự liên kết, móc nối, gây mất ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn
khi các thế lực thù địch xây dựng được cơ sở trong cộng đồng Công giáo.
* Quan niệm vận động đồng bào Công giáo ở huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình
Đảng ta xác định công tác dân vận, vận động đồng bào Công giáo là
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cán bộ, chiến sĩ lực
lượng vũ trang, đồng thời xác định công tác này có ý nghĩa chiến lược đối với
cách mạng Việt Nam. Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình được coi là Thủ đô
Công giáo của Việt Nam, lịch sử dân tộc đã chứng kiến cả “dòng trong” và
“dòng đục” của Công giáo trên địa bàn và trước điều kiện thực tiễn của địa
phương, của đất nước trong giai đoạn hiện nay, vận động đồng bào Công giáo

ở đây có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết.
Theo Từ điển Tiếng Việt (2003) do Hoàng Phê chủ biên, vận động là
“Tuyên truyền, giải thích, động viên làm cho người khác tự nguyện làm việc gì,
thường là theo một phong trào nào đó” [91, tr.1067].
Từ cách tiếp cận trên, có thể quan niệm: Vận động đồng bào Công giáo ở
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là tổng thể các hoạt động của hệ thống chính
trị, bao gồm tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, tập hợp, tổ chức đồng bào
Công giáo phát huy truyền thống yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, sống

24


“tốt đời, đẹp đạo”, góp phần giữ vững sự ổn định và phát triển của địa
phương, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo, làm thất bại
các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề tôn giáo của các thế lực thù địch.
Vận động đồng bào Công giáo ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình thực
chất là tiến hành công tác vận động quần chúng hay công tác dân vận của
Đảng đối với một nhóm xã hội đặc thù là tín đồ Công giáo. Chủ thể tiến hành
vận động đồng bào Công giáo ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là hệ thống
chính trị cấp huyện, xã, lực lượng vũ trang, mọi cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức, đoàn viên, hội viên, các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực
lượng vũ trang. Mục tiêu vận động đồng bào Công giáo ở huyện Kim Sơn,
tỉnh Ninh Bình nhằm củng cố vững chắc lòng tin của đồng bào đối với Đảng,
đoàn kết đồng bào Công giáo với đồng bào theo các tôn giáo khác và đồng
bào không theo tôn giáo, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với
nhân dân; tập hợp, vận động giáo dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng
và chính sách, pháp luật của Nhà nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”; phát huy tiềm
năng, thế mạnh của họ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm lợi ích
chính đáng của đồng bào Công giáo; đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn
của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, nhằm phá hoại đoàn kết dân

tộc, chống đối chế độ. Về cơ chế, vận động đồng bào Công giáo ở huyện Kim
Sơn, tỉnh Ninh Bình do cấp ủy đảng lãnh đạo; Ban Dân vận huyện ủy là cơ
quan tham mưu, phối hợp; chính quyền các cấp triển khai thực hiện; Mặt trận
Tổ quốc, đoàn thể, lực lượng vũ trang làm tham mưu và nòng cốt. Phương
pháp vận động đồng bào Công giáo ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bao
gồm hoạt động tuyên truyền, giải thích, động viên, trực tiếp tham gia vào các
chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của từng tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị.
1.1.2. Lực lượng vũ trang ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và vai trò
của lực lượng vũ trang ở đây trong vận động đồng bào Công giáo
25


* Một số nét về lực lượng vũ trang ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Lực lượng vũ trang ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bao gồm Ban Chỉ
huy Quân sự huyện, Ban Chỉ huy Quân sự các xã, thị trấn, Đồn Biên phòng
Kim Sơn, Hải đội 2 (thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Ninh Bình),
Công an huyện, Công an các xã, thị trấn và lực lượng dân quân tự vệ, dự bị
động viên.
Ban Chỉ huy Quân sự huyện Kim Sơn thành lập ngày 24/4/1948. Ban
Chỉ huy Quân sự huyện Kim Sơn là lực lượng nòng cốt trong
phương

chiến tranh nhân dân địa

, lực lượng cơ động chủ yếu trên địa bàn trong tác chiến; phối hợp cùng

dân quân tự vệ, công an nhân dân trong tác chiến, xây dựng khu vực phòng
thủ và bảo đảm an ninh chính trị địa phương trong thời bình. Ban Chỉ huy
Quân sự huyện Kim Sơn hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy

Đảng, chính quyền địa phương và Đảng ủy Quân sự huyện, chịu sự chỉ đạo về
công tác quân sự, quốc phòng của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Ninh Bình. Ngày
10/4/2001, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Kim Sơn vinh dự được
Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân thời kỳ chống Mỹ. Ban Chỉ huy Quân sự các xã, thị trấn là cơ quan quân
sự cấp xã, có chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về
công tác quân sự, quốc phòng và một số nhiệm vụ do ủy ban nhân dân các
xã, thị trấn giao; chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ công tác quân
sự, quốc phòng của Ban Chỉ huy Quân sự huyện Kim Sơn.
Đồn Biên phòng Kim Sơn được thành lập ngày 28/4/1959. Tổ chức đơn
vị gồm Ban chỉ huy, 03 trạm kiểm soát biên phòng và các đội chức năng,
trong đó có Đội Vận động quần chúng. Đồn Biên phòng Kim Sơn luôn hoàn
thành tốt nhiệm vụ quản lý vùng biên giới biển và địa bàn các xã Kim Đông,
Kim Hải, Kim Trung, thị trấn Bình Minh và khu vực Cồn Nổi. Địa bàn Đồn
Biên phòng Kim Sơn quản lý có 48,5% dân số là đồng bào Công giáo. Ngày

26


×