Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu kiểm chứng các mô hình lý thuyết chuyển hoá rừng trồng mỡ (manglietia glauca dandy) kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn tại công ty lâm nghiệp yên sơn, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN KHẮC VINH

NGHIÊN CỨU KIỂM CHỨNG CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT
CHUYỂN HÓA RỪNG TRỒNG MỠ (Manglietia glauca Dandy)
KINH DOANH GỖ NHỎ THÀNH RỪNG KINH DOANH GỖ LỚN
TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN KHẮC VINH

NGHIÊN CỨU KIỂM CHỨNG CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT
CHUYỂN HÓA RỪNG TRỒNG MỠ (Manglietia glauca Dandy)
KINH DOANH GỖ NHỎ THÀNH RỪNG KINH DOANH GỖ LỚN
TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG


Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ BẢO LÂM

Hà Nội 2010


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gỗ là một trong những nguyên vật liệu được con người sử dụng lâu đời và
rộng rãi nhất, là vật tư chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, được xếp hàng thứ 3 sau
điện và than. Gỗ cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp chế biến
lâm sản, sản xuất giấy, bột giấy, sản xuất đồ gia dụng xuất khẩu. Nền kinh tế càng
phát triển, hội nhập quốc tế càng sâu rộng thì nhu cầu sử dụng tài nguyên nói chung
và gỗ nói riêng càng lớn, càng cấp thiết. Trong “Chiến lược phát triển lâm nghiệp
Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020”, đến năm 2020 sản lượng khai thác gỗ nước ta từ
20 – 24 triệu m3 gỗ/năm, khai thác gỗ lớn là 10 triệu m3/năm. Xuất khẩu lâm sản đạt
trên 7,8 tỷ USD.
Tuy nhiên, nguồn cung cấp gỗ, đặc biệt là gỗ lớn ngày càng khan hiếm, do
Nhà nước đã đóng cửa rừng tự nhiên từ nhiều năm nay. Gỗ lớn phục vụ chế biến,
sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu chủ yếu được nhập từ một số nước như: Lào,
Inđônêsia, châu Mỹ... Những nguồn cung cấp này cũng đang dần bị hạn chế do xu
thế giảm khai thác rừng tự nhiên trên thế giới. Trong tương lai, nguồn cung cấp gỗ
lớn phải trông chờ hoàn toàn vào rừng trồng.
Để đáp ứng nhu cầu gỗ nói chung và nhu cầu gỗ lớn nói riêng, chủ động nguồn

nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu, hoàn thành kế hoạch đề ra trong
“Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020”, cần có các giải
pháp phát triển diện tích rừng trồng. Nhưng do đặc điểm của cây lâm nghiệp là sinh
trưởng chậm, đời sống dài, đặc biệt là cây cung cấp gỗ lớn phải mất hàng chục năm
thậm chí hàng trăm năm mới được khai thác, làm cho nguồn cung cấp gỗ lớn càng trở
lên khan hiếm. Trong số nhiều loài cây có thể cho gỗ lớn, Mỡ là cây có tốc độ sinh
trưởng tương đối nhanh nhưng nếu trồng mới cũng phải mất ít nhất 20 – 25 năm mới
được khai thác. Hiện nay, diện tích rừng mỡ cấp tuổi I, II, III... được trồng với mật độ
dầy để cung cấp gỗ nhỏ còn nhiều. Nếu áp dụng các biện pháp quy hoạch chuyển hoá
sang rừng kinh doanh gỗ lớn thì chỉ mất từ 10 – 15 năm có thể khai thác được. Đây là
một hướng mới nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết về gỗ lớn của nền kinh tế nước ta.


2

Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang là doanh nghiệp nhà nước
chuyên sản xuất, kinh doanh rừng trồng. Hiện này, Công ty đang quản lý diện tích
rừng mỡ khá lớn khoảng 1.341 ha được trồng để cung cấp gỗ nhỏ. Năm 2008 đã có
một số nghiên cứu xây dựng mô hình chuyển hoá rừng kinh doanh doanh gỗ nhỏ
thành rừng kinh doanh gỗ lớn do nhóm sinh viên, học viên cao học trường Đại học
Lâm nghiệp thực hiện, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Vũ Nhâm. Những nghiên
cứu này bước đầu đã đạt được một số kết quả khả quan: làm tăng sản lượng gỗ, giảm
chi phí trồng rừng ban đầu, nâng cao hiệu quả môi trường sinh thái và hiệu quả kinh
tế trồng rừng.
Để xem xét quá trình sinh trưởng, phát triển của các mô hình chuyển hoá hiện
nay ra sao? đã đúng hướng chưa? kết quả biến đổi của các quy luật cấu trúc lâm phần
như thế nào? cần có nghiên cứu kiểm chứng định kỳ, đánh giá hiệu quả của các mô
hình chuyển hoá. Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu kiểm
chứng các mô hình lý thuyết chuyển hoá rừng trồng Mỡ (Manglietia glauca Dandy)
kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn tại Công ty Lâm nghiệp Yên

Sơn, tỉnh Tuyên Quang”. Đề tài thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của các mô hình
chuyển hoá rừng trồng Mỡ sau 2 năm.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số nhận thức về các yếu tố liên quan đến thiết lập các mô hình chuyển
hóa rừng và kiểm chứng chuyển hóa rừng
1.1.1. Một số nhận thức về đặc điểm sinh thái, hình thái và giá trị kinh tế của
loài Mỡ
Loài Mỡ có tên khoa học là Manglietia glauca Dandy, phân bố tự nhiên ở Việt
Nam, Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan. Ở nước ta, Mỡ phân bố nhiều ở các tỉnh Phú
Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang. Ngoài ra Mỡ còn phân bố ở các tỉnh khác như Hà Giang,
Lào Cai, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hoá Nghệ An, Hà Tĩnh. Theo
Lê Mộng Chân – Lê Thị Huyên (2000) [4] loài Mỡ có những đặc điểm sau:
1.1.1.1. Đặc điểm hình thái
Cây Mỡ có thân thẳng và tròn, chiều cao tới trên 20m, đường kính có thể đạt
tới trên 60cm, sinh trưởng nhanh ở giai đoạn 15 - 20 năm đầu. Tán hình tháp, vỏ
nhẵn màu xanh xám, không nứt, lớp vỏ trong màu trắng ngà, thơm nhẹ. Cành non
mọc gần thẳng góc với thân chính, màu xanh nhạt. Lá đơn mọc cách, hình trứng
ngược hoặc trái xoan. Phiến lá dài 15 - 20cm, rộng 4 - 6cm. Hai mặt lá nhẵn, mặt
trên là màu lục sẫm, mặt dưới nhạt hơn, gân lá nổi rõ. Hoa màu trắng, mọc lẻ ở đầu
cành, dài 6 - 8cm. Bao hoa 9 cánh, 3 cánh bên ngoài có màu phớt xanh. Nhị nhiều,
chỉ nhị ngắn. Nhị và nhuỵ xếp sát nhau trên đế hoa hình trụ. Nhuỵ có nhiều lá noãn
rời xếp xoắn ốc tạo thành khối hình trứng, vòi nhuỵ ngắn. Quả đại kép, nứt bung.
Mỗi đại mang 5 - 6 hạt. Hạt nhẵn vỏ hạt đỏ thơm nồng.
1.1.1.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái học
Mỡ sinh trưởng tương đối nhanh. Trong trồng rừng ở giai đoạn tuổi non, tăng

trưởng hàng năm có thể đạt 1,4 – 1,6cm đường kính và 1,4 - 1,6m chiều cao, sau đó
sinh trưởng chậm dần, trên tuổi 20 tốc độ sinh trưởng chậm rõ rệt. Mỡ là loài cây
thường xanh, sinh trưởng nhịp điệu, thay lá nhiều vào các tháng mùa đông. Cây 9 10 tuổi bắt đầu ra hoa kết quả. Hoa nở vào tháng 2 - 4, quả chín vào tháng 9 - 10.


4

Mỡ là loài cây ưa sáng, nhưng giai đoạn tuổi nhỏ biểu thị trung tính, sinh
trưởng thích hợp ở những vùng có nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng từ 220C
đến 240C, chịu được nhiệt độ tối cao là 42 0C và tối thấp tuyệt đối là -10C, thích hợp
với độ ẩm không khí hàng năm khoảng trên 80%, lượng mưa trung bình hàng năm
từ 1400 - 2000mm. Cây Mỡ mọc tốt ở những vùng địa hình đồi thấp, đồi bát úp xen
kẽ ruộng, độ cao so với mặt biển thường dưới 400m. Đất trồng Mỡ thích hợp nhất là
đất feralit đỏ - vàng hoặc vàng - đỏ phát triển trên phiến thạch sét hoặc phiến thạch
mica, tầng đất sâu, ẩm, thoát nước, tơi xốp, nhiều mùn, thành phần cơ giới từ thịt
đến sét nhẹ.
1.1.1.3. Giá trị kinh tế
Gỗ Mỡ mềm, nhẹ, thớ thẳng, mịn, ít co rút, chịu được mưa nắng, ít bị mối mọt, giác
gỗ có màu trắng xám, lõi gỗ màu vàng nhạt hơi có ánh bạc. Gỗ Mỡ thường được
dùng làm nhà cửa, đóng đồ gia dụng, gỗ nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ, gỗ dán, lạng,
bút chì…
1.1.2. Phân chia cấp tuổi
Có nhiều cách để phân chia cấp tuổi như: Phân chia cấp tuổi nhân tạo, phân
chia cấp tuổi tự nhiên, phân chia cấp tuổi kinh doanh. Để tổ chức các biện pháp kinh
doanh rừng người ta thường phân chia rừng theo cấp tuổi nhân tạo. Tùy thuộc vào
tốc độ sinh trưởng và chu kỳ kinh doanh mà số năm của một cấp tuổi là 3 năm, 5
năm hay 10 năm. Việc phân chia cấp tuổi có ý nghĩa lớn trong tính lượng khai thác
và đề xuất biện pháp kỹ thuật tác động vào nó.
Loài Mỡ (Manglietia glauca Dandy) là cây mọc tương đối nhanh, chu kỳ
kinh doanh gỗ lớn không dài, khoảng 20 – 25 năm, nên trong thực tiễn sản xuất,

cũng như nghiên cứu của nhiều tác giả đã phân chia cấp tuổi của rừng Mỡ là 2
năm/cấp tuổi. Hơn nữa 2 năm cũng là thời gian đủ để những cây thuộc cấp kính nhỏ
hơn có thể chuyển lên cấp kính cao hơn. Vì vậy đề tài cũng chọn 2 năm là số năm
trong một cấp tuổi rừng Mỡ tại Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Trong đời sống của cây Mỡ, giai đoạn sinh trưởng nhanh kéo dài 10 năm (5 –
15 tuổi), tương ứng với các cấp tuổi III (5 – <7 tuổi) đến tuổi VII (13 – <15 tuổi). Để


5

đạt được mục tiêu cung cấp gỗ lớn thì các biện pháp chặt chuyển hóa phải tác động
vào thời điểm sinh trưởng nhanh này của rừng Mỡ, Do đó hệ thống ô nghiên cứu
được lập trên các cấp tuổi III đến cấp tuổi VII.
1.1.3. Cấp đất
Trong lâm nghiệp, cấp đất là một công cụ dùng để đánh giá năng suất của một
loại rừng xác định trên điều kiện lập địa cụ thể. Nội dung chính của việc phân chia
cấp đất là xác định nhân tố biểu thị cấp đất và mối quan hệ của nó với tuổi. Qua
nghiên cứu, nhiều tác giả đã khẳng định: chiều cao của lâm phần ở một tuổi xác định
là chỉ tiêu biểu thị tốt nhất cho sức sản xuất của lâm phần. Nhiều nước châu Á đã sử
dụng chiều cao bình quân lâm phần ở từng độ tuổi để phân chia cấp đất và sử dụng
các hàm sinh trưởng để mô tả cấp đất.
Theo Vũ Tiến Hinh (1999-2000) [11], biểu cấp đất rừng trồng Mỡ được phân
làm 4 cấp. Đề tài lựa chọn các lâm phần Mỡ trên cấp đất trung bình đến tốt (I, II, III)
làm đối tượng nghiên cứu, bởi vì những lâm phần này mới có đủ sức sinh trưởng
đường kính nhanh chóng, đạt được mục tiêu kinh doanh gỗ lớn.
1.1.4. Chuyển hoá rừng
Chuyển hóa rừng xuất hiện trên thế giới từ đầu thế kỷ XX. Các nhà Lâm
nghiệp Mỹ (1925) cho rằng: Chuyển hoá rừng là quá trình áp dụng các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh và phương pháp kinh doanh để đạt được mục đích kinh doanh [8].
Ở Việt Nam, chuyển hóa rừng còn khá mới mẻ: Chuyển hoá rừng là những tác

động vào lâm phần hiện tại để chuyển hoá nó thành những lâm phần đã được ấn
định trước trong tương lai nhằm đạt được mục đích kinh doanh.
Thực chất của chuyển hoá rừng là chặt nuôi dưỡng rừng áp dụng đối với các
lâm phần còn non đã có trữ lượng và trung niên với mục đích nâng cao sinh trưởng
lâm phần và chất lượng gỗ. Hiện nay, có rất nhiều chương trình quốc gia về chuyển
hoá rừng như: Chuyển hoá rừng thuần loài thành rừng hỗn loài, chuyển hoá nương
rẫy thành rừng nông lâm kết hợp, chuyển hoá rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ thành
rừng kinh doanh gỗ lớn…


6

Điểm khác biệt giữa chặt nuôi dưỡng và chặt chuyển hoá là trong chặt chuyển
hoá người ta tiến hành chặt cả những cây có đường kính nhỏ, cong queo sâu bệnh,
mà vẫn đảm bảo được không gian dinh dưỡng, lại đáp ứng được mục đích kinh
doanh là cung cấp gỗ lớn.
1.1.5. Kiểm chứng mô hình chuyển hóa rừng
Kiểm chứng mô hình chuyển hóa rừng là một lĩnh vực còn rất mới trên thế
giới cũng như ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu sâu về kiểm chứng hầu như
chưa thấy có. Quy trình kiểm chứng chưa được chuẩn hóa, còn nhiều tranh cãi.
Kiểm chứng mô hình chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ
lớn chủ yếu dựa vào nội dung và phương pháp xây dựng mô hình chuyển hóa để tiến
hành kiểm chứng. Kiểm chứng tiến hành định kỳ trong phạm vi cả chu kỳ kinh
doanh và đối với từng loài cây cụ thể.
Năm 2008, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Vũ Nhâm, một nhóm học viên và
sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp đã tiến hành nghiên cứu mô hình lý thuyết
chuyển hóa rừng Mỡ (Manglietia glauca Dandy) kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh
doanh gỗ lớn tại Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn – Tuyên Quang. Ngay sau khi xây
dựng mô hình, đoàn nghiên cứu đã tiến hành chặt chuyển hóa, đến nay mô hình sinh
trưởng, phát triển được 2 năm. Để biết các mô hình trên có đáp ứng được yêu cầu

mong đợi hay không, cần tiến hành kiểm chứng, chứng minh hiệu quả của mô hình.
Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài này, nhằm xác định mức độ
đáp ứng mục tiêu kinh doanh gỗ lớn, cũng như biến đổi về cấu trúc rừng sau 2 năm thực
hiện chuyển hóa, thông qua việc nghiên cứu cấu trúc, tăng trưởng đường kính bình quân
các lâm phần Mỡ đã tiến hành chuyển hóa, đồng thời đem so sánh với cấu trúc, tăng
trưởng đường kính bình quân của lâm phần Mỡ để lại đối chứng. Tiêu chí đánh giá hiệu
quả của mô hình là: Mức 1 là tăng trưởng loài Mỡ sau khi chặt chuyển hoá bằng với đối
chứng. Mức 2 là tăng tưởng của loài Mỡ sau khi chặt chuyển hoá nhanh hơn đối chứng.
Tiêu chuẩn đặt ra phải đáp ứng mục tiêu kinh doanh gỗ lớn.


7

1.2. Các cơ sở khoa học kiểm chứng mô hình chuyển hoá rừng trên thế giới
1.2.1. Sinh trưởng và tăng trưởng
Theo V.Bertalanfly (Wenk, G.1990) thì sinh trưởng là sự tăng lên của một đại
lượng nào đó nhờ kết quả của đồng hoá của một vật sống. Như vậy sinh trưởng gắn
liền với thời gian và thường được gọi là quá trình sinh trưởng.
Tăng trưởng là sự tăng lên về kích thước của một hoặc nhiều cá thể trong lâm
phần với khoảng thời gian cho trước (Vanclay, J.K.1999; Avery, T.E.1995; Wenk,
G.1990,…).
Sinh trưởng và tăng trưởng của các loài cây gỗ đã được nghiên cứu từ thế kỷ
18 và phát triển mạnh mẽ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất. Về lĩnh vực này phải
kể đến tác giả tiêu biểu như: Tuorsky (1925), Tovstolev (1938), Chapmen và Mayer
(1949), Grossman (1961, 1964),… nhìn chung các nghiên cứu về sinh trưởng của
cây rừng và lâm phần, phần lớn đều được xây dựng thành các mô hình toán học chặt
chẽ, đã được công bố trong các công trình của Mayer, H.A, và Stevenson, D.D
(1943), Schumacher, F.X và Coile, T.X (1960), Clutter, J.L, Allison, B.J (1973),
Alder (1980).
Theo kết quả nghiên cứu về loài Pinus patula, Alder (1980) kết luận: khi mật đô ̣

giảm, tăng trưởng về đường kính cây rừng sẽ tăng trong khi trữ lượng và tổng diện
ngang của lâm phần lại giảm. Wenk (1990) cũng có kết luận tương tự khi nghiên cứu
ảnh hưởng của cường độ tỉa thưa đến sinh trưởng đường kính cá thể cây rừng xét theo
quan hệ Zd/D. Nhiều tác giả cũng khẳng định, khi mật độ lâm phần giảm, sinh trưởng
về đường kính cây rừng tăng, trong khi đó tổng sinh trưởng của cây rừng và lâm phần
rừng lại giảm, không tăng hoặc tăng rất ít.
1.2.2. Các quy luật cấu trúc cơ bản lâm phần
Cấu trúc rừng là sự sắp xếp các thành phần cấu tạo nên quần thể thực vật rừng
theo không gian và thời gian. Cấu trúc là cơ sở quan trọng cho công tác quy hoạch trong
việc định hướng sự phát triển của rừng theo mục tiêu kinh doanh lợi dụng. Ngay từ
những năm đầu thế kỷ 20 đã có nhiều công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng nhằm


8

phục vụ cho sản xuất kinh doanh của con người.
Các tác giả nghiên cứu về cấu trúc rừng đã đi theo nhiều phương hướng và
phương pháp khác nhau. Tại Châu Âu, những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20
đã có nhiều công trình nghiên cứu về cấu trúc lâm phần của các tác giả tiêu biểu, đó
là: A.Schiffel (1902-1908), Hohenadl (1921-1922), A.V.Chiurin (1923-1927),
V.K.Zakharov (1961). Những năm về sau các tác giả nghiên cứu về cấu trúc lâm
phần có xu hướng chuyển từ mô tả định tính sang mô tả định lượng, mô hình hóa
các quy luật cấu trúc lâm phần bằng các hàm toán học cụ thể.
Các quy luật cấu trúc lâm phần quan trọng và được các tác giả tập trung nghiên
cứu là quy luật phân bố số cây theo đường kính (N – D1.3), tương quan Hvn - D1.3,
tương quan Dt - D1.3,...
1.2.2.1. Phân bố số cây theo đường kính (N – D1.3)
Là một trong những quy luật cấu trúc cơ bản nhất của quy luật kết cấu lâm phần.
Reineke (1933) đã phát hiện đường kính tương quan với mật độ mà không liên
quan tới điều kiện lập địa, theo phương trình:

LogN = -1,605 log D + k (k là hằng số thích ứng của một cây nào đó).
Giữa Dg và N luôn tồn tại mối quan hệ mật thiết và thường được biểu thị dưới
dạng N= a.Dgb
Một số kết quả thực nghiệm của Smelko (1990) xác định mối quan hệ giữa N
và Dg cho một số loại sau:
Fichte N = 1348.Dg-1.532
Kiefer N = 2195.Dg-1.762
Eiche N = 1062.Dg-1.565
Nhiều tác giả cho rằng để mô tả phân bố N – D lâm phần thuần loài đều tuổi có
thể dùng:
+ Hàm Charlier kiểu A, như Prodan (1953),
+ Phân bố Beta như Bennett và Burkhart và Strub (1973), Zoehrer (1969),
+ Phân bố Gamma như Hempel (1969), Lockow (1974-1975),
+ Phân bố Weibull như Cluter/Allison (1973), Bailey/Isson (1975).


9

1.2.2.2. Tương quan giữa chiều cao với đường kính lâm phân
Tương quan chiều cao và đường kính cũng là một trong những quy luật cấu
trúc cơ bản. Để xác lập mối quan hệ này, nhiều tác giả đề xuất sử dụng nhiều
phương trình toán học khác nhau, như: Nalund.M (1929), Assmann.E (1936),
Hohenadl.W (1936), Michailop.F (1934, 1952), Prodan.M (1944), Krenn.K (1946),
Meyer.H.A (1952)..... đã đề nghị sử dụng các dạng phương trình dưới đây để mô tả
mối quan hệ giữa chiều cao với đường kính tại vị trí 1.3m thân cây:
H = a + blogD
H = a + b1D + b2logD
H = a + b 1 D + b 2 D2
H = a + b1D+ b2D2 + b3D3
...

1.2.2.3. Tương quan giữa đường kính tán cây với đường kính 1.3m (Dt – D1.3 )
Sau khi nghiên cứu mối quan hệ này, nhiều tác giả đã đi đến kết luận rằng giữa
đường kính tán và đường kính thân có mối quan hệ mật thiết.
Cromer.O.A.N (1948), Miller.J (1953)... đã kết luận mối quan hệ phổ biến giữa
đường kính tán và đường kính thân cây là mối quan hệ đường thẳng.
1.2.3. Chặt chuyển hóa
Chuyển hoá rừng thực chất là chặt nuôi dưỡng rừng áp dụng đối với các lâm phần
còn non và trung niên với mục đích nâng cao sinh trưởng lâm phần và chất lượng gỗ.
Như vậy chặt chuyển hóa chính là chặt nuôi dưỡng có điều kiện.
Chặt nuôi dưỡng hay chặt lợi dụng trung gian là biện pháp chính để nuôi
dưỡng rừng bằng cách chặt bớt đi một số cây rừng nhằm tạo điều kiện cho những
cây phẩm chất tốt được giữ lại sinh trưởng, nuôi dưỡng hình thân, tạo tán, tăng
lượng sinh trưởng, cải thiện chất lượng gỗ và nâng cao các chức năng có lợi khác
của rừng [8].
Mục đích của chặt nuôi dưỡng đối với rừng trồng thuần loài là: Cải thiện điều
kiện sinh trưởng của cây rừng; xúc tiến sinh trưởng cây rừng, rút ngắn chu kỳ chăm
sóc cây rừng; loại bỏ được cây gỗ xấu nâng cao chất lượng lâm phần.


10

- Theo quy định chặt nuôi dưỡng rừng của Trung Quốc năm 1957, chặt nuôi
dưỡng chia làm 4 loại là:
+ Chặt thấu quang
+ Chặt loại trừ
+ Chặt tỉa thưa
+ Chặt sinh trưởng
- Chă ̣t nuôi dưỡng ở Mỹ chia làm 5 loa ̣i:
+ Chă ̣t loa ̣i trừ, chă ̣t những cây chèn ép, không dùng, thứ yế u.
+ Chă ̣t tự do, chă ̣t bỏ những cây gỗ tầ ng trên.

+ Chă ̣t tỉa thưa, bao gồ m chă ̣t tỉa thưa và chă ̣t sinh trưởng.
+ Chă ̣t chỉnh lý, chă ̣t các loài cây thứ yế u, hin
̀ h dáng và sinh trưởng kém.
+ Chă ̣t gỗ thải, chă ̣t các cây bi ̣ha ̣i.
- Chă ̣t nuôi dưỡng ở Nhâ ̣t chia làm 2 loa ̣i:
+ Căn cứ vào ngoa ̣i hình cây rừng chia làm 5 cấ p để tiế n hành chă ̣t nuôi dưỡng.
+ Căn cứ vào chấ t lươ ̣ng gỗ chia làm 3 loa ̣i (tố t, vừa và xấ u) để tiế n hành chă ̣t
nuôi dưỡng.
1.3. Các cơ sở khoa học kiểm chứng mô hình chuyển hoá rừng ở Việt Nam
1.3.1. Sinh trưởng và tăng trưởng
Các công trình nghiên cứu sinh trưởng và tăng trưởng ở Việt Nam khá phong
phú, xin điểm qua một số tác giả sau:
Nghiên cứu sinh trưởng của cây Mỡ, Lâm Công Định (1965) [6] đã đưa ra một
số kết luận: Cây tiêu chuẩn 35 tuổi ở vị trí sườn đồi Hvn = 19,5m, D1.3 = 30,7m, V =
0,64 m3. Trong điều kiện cơ bản của đất đai và khí hậu, Mỡ sinh trưởng trung bình.
Tốc độ sinh trưởng có thể giảm bớt hay tăng lên, nhất là trong thời kỳ tuổi nhỏ. Sự
tăng giảm đó lệ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện chi phối cụ thể nơi trồng: hướng
phơi, thời vụ trồng, sự xâm chiếm của cây hoang dại.
Phùng Ngọc Lan (1985) [13] đã khảo nghiệm một số phương trình sinh trưởng
cho một số loài cây như: Mỡ, Thông đuôi ngựa, Bồ đề, Bạch đàn.


11

Nghiên cứu sinh trưởng Thông Đuôi Ngựa, Vũ Nhâm (1987 – 1992) [20] đã lập
được biểu cấp đất và biểu thể tích 2 nhân tố rừng kinh doanh gỗ trụ mỏ để phục vụ lập
biểu sản phẩm.
Nguyễn Ngọc Lung (1999) [15 cũng đã cho thử nghiệm các hàm: Gompertz,
Schumacher để mô tả quá trình sinh trưởng của loài thông 3 lá tại Đà Lạt - Lâm
Đồng. Và tác giả đề nghị dùng phương trình Schumacher để mô tả quy luật sinh

trưởng cho một số đại lượng.
Vũ Tiế n Hinh (1999 - 2000) [11] và các cô ̣ng sự đã tiế n hành nghiên cứu và lâ ̣p ra
biể u sinh trưởng, sản lượng cho rừng trồ ng Sa Mô ̣c, Thông đuôi ngựa và Mỡ cho 4 cấ p
đấ t trên cũng trên cơ sở sử du ̣ng các hàm sinh trưởng thông du ̣ng.
1.3.2. Các quy luật cấu trúc cơ bản lâm phần
1.3.2.1. Phân bố số cây theo đường kính 1.3
- Với rừng tự nhiên nước ta: Đa số các tác giả lựa chọn hàm Meyer và hàm
khoảng cách để mô tả phân bố N – D1.3: Đồng Sỹ Hiền (1974) [9] đã chọn hàm
Meyer, Nguyễn Hải Tuất (1986) [23] chọn hàm Khoảng cách…
- Với các lâm phầ n thuầ n loa ̣i, đề u tuổ i còn non và trung niên các tác giả: Vũ
Tiế n Hinh (1990), Pha ̣m Ngo ̣c Giao (1989, 1995) Trinh
̣ Đức Huy (1987, 1988) Vũ
Nhâm (1988), Hoàng Văn Dưỡng (2001)... đều thố ng nhấ t: đường biể u diễn quy luâ ̣t
phân bố số cây theo cỡ đường kin
́ h có da ̣ng lê ̣ch trái và có thể sử du ̣ng các hàm toán
ho ̣c khác nhau để mô phỏng như hàm Scharlier, hàm Weibull...
1.3.2.2. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính 1.3m
Vũ Đình Phương (1985) [17] thiết lập biểu cấp chiều cao lâm phần Bồ đề tự nhiên
từ phương trình Parabol bậc hai mà không cần phân biệt cấp đất và tuổi.
Nguyễn Ngo ̣c Lung (1999) [15] khi nghiên cứu tương quan giữa chiề u cao và
đường kính cho loài Thông ba lá đã thử nghiê ̣m 8 da ̣ng phương trình, kế t quả cho
thấ y cả 8 da ̣ng phương trình đề u phù hơ ̣p về mă ̣t thố ng kê.
Nhiều tác giả khi nghiên cứu tương quan giữa chiều cao với đường kính rừng
thuần loài đều tuổi khẳng định phương trình dạng H = a + bLogD là phù hợp nhất:


12

Vũ Nhâm (1988), Pha ̣m Ngo ̣c Giao (1995) đã khẳ ng đinh
̣ tương quan giữa

chiề u cao và đường kính của các lâm phầ n Thông đuôi ngựa tồ n ta ̣i chă ̣t chẽ dưới
da ̣ng H = a+blogD.
Khúc Điǹ h Thành (1999) [19] khi nghiên cứu tương quan giữa chiề u cao và
đường kính Keo tai tươ ̣ng cũng rút ra kế t luâ ̣n: tương quan H = a+blogD đã mô tả tố t
quan hê ̣ giữa chiều cao với đường kính thân cây Keo tai tươ ̣ng.
Hoàng Văn Dưỡng (2001) [5] đã thử nghiê ̣m 4 phương trình tương quan giữa
chiề u cao và đường kính cho Keo lá tràm ở mô ̣t số tin̉ h thuô ̣c khu vực miề n Trung
đã lựa cho ̣n đươ ̣c phương triǹ h H = a+blogD là phù hơ ̣p nhấ t.
1.3.2.3. Nghiên cứu tương quan giữa đường kính tán và đường kính 1.3m
Đa số các tác giả đều thống nhất tương quan giữa đường kính tán và đường kính
1.3m thường rất chặt và theo dạng phương trình đường thẳng:
Vũ Đình Phương (1985) [17] đã khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa đường kính
tán và đường kính ngang ngực theo dạng phương trình đường thẳng.
Khúc Điǹ h Thành (1999) [19] khi nghiên cứu Keo tai tượng ở Quảng Ninh khẳng
định tương quan giữa đường kính tán và đường kính 1.3m tồ n ta ̣i da ̣ng Dt = a+bD1.3.
Hoàng Văn Dưỡng (2001) [5] nghiên cứu Keo lá tràm ở một số tỉnh miền
Trung đưa ra kết luận tương quan giữa đường kiń h tán và đường kính 1.3m cũng tồ n
ta ̣i da ̣ng Dt = a+bD1.3.
1.3.3. Chặt chuyển hóa
- Thực chất của chặt chuyển hóa là chặt nuôi dưỡng có điều kiện: “Chặt nuôi
dưỡng là biện pháp chính để nuôi dưỡng rừng bằng cách chặt bớt đi một số cây
rừng nhằm tạo điều kiện cho những cây phẩm chất tốt được giữ lại sinh trưởng,
nuôi dưỡng hình thân, tạo tán, tăng lượng sinh trưởng, cải thiện chất lượng gỗ và
nâng cao các chức năng có lợi khác của rừng”.
- Chặt nuôi dưỡng ở nước ta còn tương đối mới mẻ và chủ yếu nghiên cứu
cho Chặt nuôi dưỡng ở rừng thuần loài đều tuổi. Một số kỹ thuật chặt nuôi dưỡng
cho rừng trồng đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn sản xuất và được công nhận là
Tiêu chuẩn ngành như:



13

+ Quy trình tạm thời kỹ thuật tỉa thưa rừng Thông nhựa (Pinus merkusii)
trồng thuần loài, QTN 28-88 ban hành kèm theo Quyết định số 148 ngày 27/2/1988
của Bộ Lâm nghiệp.
+ Quy trình kỹ thuật tỉa thưa rừng Bồ đề (Styrax tokinensis) thuần loài, QTN
22- 82 ban hành theo Quyết định số 474 ngày 1/8/1982 của Bộ Lâm nghiệp.
+ Quy trình kỹ thuật tỉa thưa rừng Mỡ (Manglietia glauca) trồng thuần loài,
QTN 24- 82 ban hành theo Quyết định số 1222/QĐ/KTh ngày 15/12/1982 của Bộ
Lâm nghiệp.
+ Quy phạm kỹ thuật tỉa thưa rừng Thông ba lá (Pinus kesiya) trồng thuần
loài, TCN - 28 -2001 ban hành theo Quyết định số 2382/QĐ-BNN-KHCN ngày
31/5/2001 của Bộ NN&PTNT.
+ Ngoài ra còn một vài quy phạm kỹ thuật tỉa thưa khác cho các loài: Thông
đuôi ngựa, Sa mộc, Quế, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Bạch đàn đỏ.
- Nhiều nghiên cứu chặt nuôi dưỡng rừng cho kết quả khả quan về thúc đẩy
sinh trưởng đường kính, chiều cao của lâm phần:
+ Theo Nguyễn Huy Sơn và cộng tác viên (2006) [18], trong rừng trồng
thuần loài đều tuổi Keo lai tại Bình Dương, sau khi tỉa thưa, cả đường kính và chiều
cao của lâm lâm đều tăng trưởng tốt hơn so với không tỉa, trong đó sau 2 năm thí
nghiệm, công thức tỉa thưa cường độ cao nhất (để lại 858 cây/ha) cho tăng trưởng tốt
nhất so với không tỉa là 1.333 cây/ha.
+ Theo Đặng Thịnh Triều và cộng sự (2007) [22] khi nghiên cứu tỉa thưa cây
phù trợ ở Cầu Hai - Phú Thọ cho biết: sau 2 năm tỉa thưa, tăng trưởng đường kính thân
cây, chiều cao và đường kính tán lá của một số loài đã có sự khác nhau rõ rệt ở các
cường độ tỉa thưa khác nhau.
1.3.4. Kiểm chứng mô hình chuyển hóa rừng ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu kiểm chứng mô hình chuyển hóa rừng đặc biệt là
mô hình chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn ở Việt
Nam có rất ít.



14

Năm 2009, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Nhâm, một nhóm sinh viên,
học viên cao học đã tiến hành kiểm chứng mô hình chuyển hóa rừng trồng Mỡ và Sa
mộc cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn xác lập từ năm 2007. Các tác giả
cũng dựa vào nội dung và phương pháp xây dựng mô hình để tiến hành kiểm chứng,
nhưng kết quả thu được còn nhiều hạn chế. Các tác giả đã tính toán và khẳng định
tăng trưởng đường kính của các mô hình chuyển hóa lớn hơn mô hình đối chứng
thông qua việc so sánh đơn thuần tăng trưởng đường kính lâm phần chặt chuyển hóa
với lâm phần đối chứng, mà chưa chứng minh được chênh lệch về tăng trưởng đó là
thực sự hay chỉ là ngẫu nhiên. Vì vậy mà kết quả kiểm chứng hiệu quả của mô hình
chặt chuyển hóa chưa thuyết phục, mục tiêu kiểm chứng chưa đạt được.
Để chứng minh tăng trưởng đường kính lâm phần chặt chuyển hóa lớn hơn lâm
phần đối chứng không phải là ngẫu nhiên cần kiểm tra bằng tiêu chuẩn thống kê. Có
nhiều tiêu chuẩn thống kê khác nhau như: tiêu chuẩn t của Student, tiêu chuẩn U, tiêu
chuẩn U của Wilcoxon, tiêu chuẩn U của Mann và Whitney,... tùy thuộc vào số lượng
mẫu cần kiểm tra, mẫu là độc lập hay liên hệ, biết trước luật phân bố và phương sai
tổng thể hay không, dung lượng quan sát của mẫu lớn hay nhỏ mà lựa chọn một tiêu
chuẩn phù hợp.
Vũ Tiến Hưng (2005) [12] nghiên cứu sai số khi dùng biểu quá trình sinh
trưởng xác định một số chỉ tiêu sản lượng, nhằm tìm phương pháp hiệu chỉnh
biểu quá trình sinh trưởng đã lập cho hai loài cây Mỡ và Sa mộc. Ngoài việc xác
định sai số theo giá trị tuyệt đối và tương đối, tác giả còn dùng tiêu chuẩn U của
Wilcoxon cho hai mẫu liên hệ để kiểm tra xem biểu có sai số hệ thống hay
không. Thực chất tác giả đã sử dụng tiêu chuẩn thống kê toán học để kiểm chứng
sai số hệ thống của biểu quá trình sinh trưởng đã lập trước.
1.4. Một số ý kiến thảo luận
- Chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn cần tiến

hành chặt chuyển hóa. Thực chất của chặt chuyển hóa là chặt nuôi dưỡng có điều
kiện, do đó nó tuân theo các quy phạm kỹ thuật trong chặt nuôi dưỡng. Để đạt được
hiệu quả kinh doanh gỗ lớn cần tác động vào thời kỳ rừng còn non, trong độ tuổi
sinh trưởng mạnh và trên các cấp đất tốt. Đối với rừng Mỡ, để chuyển hóa rừng kinh


15

doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn ta tiến hành chặt chuyển hóa ở cấp tuổi
III đến cấp tuổi VII và trên cấp đất I, II, III.
- Kiểm chứng mô hình chuyển hóa rừng còn khá mới mẻ ở Việt Nam, công
trình nghiên cứu kiểm chứng mô hình chuyển hóa rất ít. Năm 2008 mô hình lý thuyết
chuyển hóa rừng Mỡ (Manglietia glauca Dandy) kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh
doanh gỗ lớn tại Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang được xây dựng bởi
một nhóm sinh viên, học viên trường Đại học Lâm nghiệp, dưới sự hướng dẫn của
PGS. TS Vũ Nhâm. Sau 2 năm, mô hình sinh trưởng rất tốt nhưng chưa được kiểm
chứng, đánh giá hiệu quả để có thể đưa ra áp dung rộng rãi ngoài thực tiễn sản xuất.
- Kiểm chứng các mô hình chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng
kinh doanh gỗ lớn chủ yếu dựa vào nội dung, phương pháp xây dựng mô hình để
tiến hành kiểm chứng, trên cơ sở nghiên cứu quy luật cấu trúc và tăng trưởng đường
kính lâm phần chặt chuyển hóa, đồng thời đem so sánh với quy luật cấu trúc và tăng
trưởng đường kính lâm phần để lại đối chứng. Chênh lệch tăng trưởng đường kính
giữa ô chặt chuyển hóa và ô đối chứng cần được kiểm tra bằng tiêu chuẩn thống kê
để khẳng định chắc chắn chênh lệch đó không phải là ngẫu nhiên.
- Khi nghiên cứu cấu trúc rừng thuần loài đều tuổi, đa số các tác giả trong
và ngoài nước đều lựa chọn các hàm phân bố và phường trình lý thuyết để mô tả 3
quy luật cấu trúc rừng cơ bản là: Phân bố số cây theo đường kính dùng hàm
Weibull; tương quan chiều cao vút ngọn với đường kính 1.3m mô phỏng bằng
phương trình H = a + bLogD; tương quan đường kính tán với đường kính 1.3m sử
dụng phương trình đường thẳng.



16

Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Kiểm chứng được hiệu quả của các mô hình chuyển hoá rừng trồng Mỡ kinh
doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn tại Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn tỉnh
Tuyên Quang.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định được quy luật cấu trúc cơ bản của rừng trồng Mỡ trên các mô hình
chặt chuyển hóa, đối chứng năm 2008 và năm 2010 cho từng cấp tuổi.
- Xác định được mức độ biến đổi cấu trúc, đường kính bình quân lâm phần sau
2 năm (2008 – 2010) của các mô hình chặt chuyển hoá và đối chứng; mức độ biến
đổi của mô hình chặt chuyển hoá so với mô hình đối chứng năm 2010.
- Kiểm chứng được sự khác biệt về tăng trưởng đường kính lâm phần giữa các
mô hình chặt chuyển hoá với mô hình đối chứng, đánh giá được hiệu quả của các
mô hình chặt chuyển hoá.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các mô hình chặt chuyển hoá và đối chứng rừng trồng Mỡ cấp tuổi III, IV, V,
VI, VII tại Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Chỉ nghiên cứu rừng trồng Mỡ cấp đất I, II, III, mật độ trước khi chặt >
1000 cây/ha, không tiến hành trên cấp đấp IV vì đây là cấp đất xấu.
- Không xây dựng mô hình chặt chuyển hóa mới mà kế thừa kết quả xây
dựng mô hình chặt chuyển hoá đã được xác lập năm 2008.



17

- Chỉ nghiên cứu 3 quy luật cấu trúc cơ bản theo các hàm và phương trình
phổ thông được nhiều tác giả trong và ngoài nước sử dụng:
+ Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N - D1.3) dùng phân bố Weibull.
+ Tương quan giữa chiều cao vút ngọn với đường kính 1.3 (Hvn - D1.3) theo
dạng phương trình H = a + blogD1.3.
+ Tương quan giữa đường kính tán với đường kính 1.3m (Dt - D1.3) theo dạng
phương trình Dt = a + bD1.3.
- Địa điểm nghiên cứu: Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 1 năm 2010 – tháng 9 năm 2010.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu các quy luật cấu trúc cơ bản, đường kính lâm phần trên ô chặt
chuyển hoá và đối chứng
+ Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N - D1.3).
+ Tương quan giữa chiều cao vút ngọn với đường kính 1.3 m (Hvn - D1.3).
+ Tương quan giữa đường kính tán với đường kính 1.3 m (Dt - D1.3).
+ Đường kính 1.3 m bình quân lâm phần ( D1.3 ).
2.3.2. So sánh quy luật cấu trúc, đường kính bình quân lâm phần
- So sánh quy luật cấu trúc, đường kính bình quân lâm phần năm 2010 với cấu
trúc, đường kính bình quân lâm phần năm 2008 của các mô hình chặt chuyển hóa.
- So sánh quy luật cấu trúc, đường kính bình quân lâm phần năm 2010 với cấu
trúc, đường kính bình quân lâm phần năm 2008 của các mô hình đối chứng.
- So sánh quy luật cấu trúc, đường kính bình quân lâm phần năm 2010 giữa
các mô hình chặt chuyển hóa với mô hình đối chứng.


18


2.3.3. Kiểm chứng sự khác biệt về tăng trưởng đường kính bình quân lâm phần
giữa các mô hình chặt chuyển hoá với mô hình đối chứng
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Kết hợp phương pháp kế thừa tài liệu có sẵn và điều tra thu thập số liệu ngoài
thực địa.
2.4.1.1. Kế thừa tài liệu
- Tài liệu điều kiện cơ bản của Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn – tỉnh Tuyên Quang.
+ Điều kiện tự nhiên Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn.
- Kế thừa và tham khảo các kết quả nghiên cứu có liên quan đã công bố.
- Kế thừa số liệu thu thập được của năm 2008 làm cơ sở so sánh.
- Biểu điều tra kinh doanh rừng trồng của 14 loài cây trồng chủ yếu, NXB
Nông nghiệp (2003).
- Biểu cấp đất rừng trồng Mỡ của Vũ Tiến Hinh, Đề tài nghiên cứu khoa học
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000).
- Khoá luận về chuyển hoá rừng từ các khoá trước.
Giới thiệu mô hình chuyển hoá
Mô hình chuyển hoá rừng trồng Mỡ kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh
doanh gỗ lớn tại công ty lâm nghiệp Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang được xác lập từ
năm 2008 bởi một nhóm sinh viên và học viên cao học do PGS. TS Vũ Nhâm hướng
dẫn. Mô hình chặt chuyển hóa xây dựng cho 5 cấp tuổi (III, IV, V, VI, VII). Mỗi cấp
tuổi lập 1 ô tiêu chuẩn cố định 5000 m2, trong ô tiêu chuẩn cố định chia làm 5 ô tiêu
chuẩn tạm thời (A, B, C, D, E) 1000 m2 (20 x 50m). Ô đối chứng cũng được lập
ngay sát bên cạnh ô tiêu chuẩn cố định 5000 m2, diện tích ô đối chứng là 1000 m2


19


(20 x 50 m), mỗi cấp tuổi lập 1 ô đối chứng. Tổng số có 25 ô chặt chuyển hoá và 5 ô
đối chứng.
Kết quả xây dựng mô hình được tóm tắt như sau:
1). Các yếu tố kỹ thuật trong chuyển hoá rừng
- Phương thức và phương pháp chuyển hoá
+ Phương thức chuyển hóa là chặt nuôi dưỡng.
+ Phương pháp chuyển hoá là phương pháp chặt nuôi dưỡng tầng dưới kết
hợp với chặt chọn tỉ mỉ.
- Xác định phân cấp cây rừng
Phân cấp cây rừng theo Kraft (1884): 5 cấp.
- Xác định thời điểm chặt chuyển hoá
Trên cơ sở kết quả đánh giá theo các chỉ tiêu, đề tài chọn cấp tuổi III là thời
điểm bắt đầu chặt chuyển hoá.
- Chu kỳ chặt chuyển hoá
Chu kỳ chặt chuyển hoá là số năm cách giữa hai lần chặt chuyển hoá.
Theo kết quả tính toán thì chu kỳ chặt chuyển hoá lần 1 dao động từ 2,0 - 4,5
năm. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc tính toán và công tác điều chỉnh sản xuất thực
tế được dễ dàng hơn, đồng thời những ảnh hưởng do sự sai khác về kỳ giãn cách trong
chặt chuyển hoá ở một mức độ nhỏ sẽ không gây ra những tác hại đáng kể nên ta có
thể tiến hành chặt chuyển hoá với kỳ giãn cách là 4 năm.
- Xác định cường độ chặt chuyển hoá
+ Số lần chặt chuyển hóa của lâm phần ở các cấp tuổi khác nhau là khác
nhau, cụ thể: số lần chặt chuyển hóa cho cấp tuổi III và IV là 3 lần; cho cấp tuổi V,
VI là 2 lần và cho cấp tuổi VII là 1 lần.
+ Cường độ chặt chuyển hoá được xác định bằng 2 phương pháp: định tính và
định lượng.
- Xác định cây chặt
+ Chặt 1/3 những cây thuộc cấp tuổi III đang phân bố thành các cụm, những
cây không có tiềm năng phát triển.



20

+ Chặt toàn bộ các cây trong lâm phần ở các cấp tuổi từ IV đến VII thuộc cấp
IV, V theo phân cấp Kraft.
+ Đối với những nhóm cây có phân bố cụm và tương đối đồng đều về đường
kính thì áp dụng phương pháp chặt chọn tỉ mỉ, lựa chọn những cây giao tán nhiều
với các cây xung quanh để chặt bỏ.
+ Chặt bỏ những cây bệnh tật, cụt ngọn,…
+ Những cây hai thân trong lâm phần rất nhiều, nếu cả hai thân sinh trưởng
kém thì chặt bỏ, nếu có 1 thân sinh trưởng tốt một thân sinh trưởng kém thì để lại
thân sinh trưởng tốt chặt bỏ cây sinh trưởng kém.
+ Đối với những nơi sinh trưởng đồng đều và có hiện tượng giao tán thì áp
dụng phương pháp chặt cơ giới nhằm mở tán rừng cho các cây để lại có được không
gian dinh dưỡng hợp lý.
2). Các mô hình chuyển hóa được lập năm 2008
Các mô hình lý thuyết chặt chuyển hoá được xây dựng trên cơ sở kết quả xác
định các yếu tố kỹ thuật trong chuyển hoá rừng đã nêu ở trên và mỗi mô hình thích
ứng với tuổi, mật độ và cấp đất khác nhau. Các mô hình chuyển hóa được lập năm
2008 thể hiện tại Phụ biểu 01.
2.4.1.2. Thu thập số liệu ngoại nghiệp
Tiến hành đo đếm thu thập số liệu trên các ô tiêu chuẩn (OTC).
a) Ô tiêu chuẩn 5000 m2 cố định đã được thiết lập mô hình chuyển hoá năm 2008
Mỗi cấp tuổi lập 1 OTC cố định 5000 m2, trên OTC 5000 m2 chia làm 5 OTC
tạm thời (A, B, C, D, E) có diện tích là 1000 m2 (20×50 m).
Các chỉ tiêu đo đếm:
- Đường kính ngang ngực (D1.3):
Đo toàn bộ số cây của OTC bằng thước kẹp kính hoặc thước dây. Với thước
kẹp kính đo theo 2 hướng vuông góc Đông Tây - Nam Bắc, còn với thước dây đo
chu vi thân cây. Yêu cầu: đo đúng vị trí 1.3m, đặt thước vuông góc với thân cây, 3

thân thước phải áp sát vào cây, đọc kết quả xong rồi mới rút thước ra, độ chính xác
tới 0,1 cm.
- Chiều cao vút ngọn (Hvn):


21

+ Dùng thước đo cao Blume- leiss.
+ Đứng cách gốc cây 1 khoảng tương ứng với cự ly ngang ghi trên thước.
+ Ngắm vào điểm gốc cây sát đất, đợi kim hết dao động bấm nút hãm kim
được kết quả h1.
+ Ngắm vào điểm ngọn cây, đợi kim hết dao động bấm nút hãm được kết quả h2.
+ Chiều cao của cây được tính theo công thức h = h1 ± h2 (lấy dấu cộng khi 2
lần đo kim chỉ về 2 phía của vạch số 0, dấu trừ khi kim chỉ cùng phía). Trong trường
hợp dốc nghiêng 1 góc  khi đó h’ = h- sin2. Độ chính xác tới dm.
- Đường kính tán (Dt): Dùng thước dây đo hai chiều Đông – Tây, Nam - Bắc,
độ chính xác tới dm.
Kết quả đo đếm ghi vào Phiếu điều tra tầng cây cao theo mẫu sau:

Phiếu điều tra tầng cây cao
OTC:...............................

Tuổi:........................... Ngày điều tra:...................................

Địa điểm:........................

Độ dốc:......................

Người điều tra:..................................


Khoảnh:..........................

Hướng phơi:..............

Người kiểm tra:.................................

TT

Số
hiệu
cây

D1.3 (cm)
Chu vi Đ-T

N-B

TB

Hvn
(m)

Dt (m)
Đ-T N-B

Cấp
TB Kraft

Ghi chú


1



b) Trên các ô đối chứng
Ô đối chứng (ODC) lập cùng ô chặt chuyển hoá (2008) có diện tích là 1000m2, mỗi
cấp tuổi lập 1 ODC (20×50 m) ngay bên cạnh các OTC 5000 m2 cố định.
Trên ODC cũng tiến hành đo đếm các chỉ tiêu D1.3, Hvn, Dt. Số liệu đo đếm ghi
vào Phiếu điều tra tầng cây cao.
2.4.2. Phương pháp xác định các quy luật cấu trúc cơ bản và đường kính bình
quân lâm phần
Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng toán học thống kê với sự trợ giúp của
bảng tính Excel và phần mềm tự động (versison 2.0) của kỹ sư Bùi Mạnh Hưng trường Đại học Lâm nghiệp.


22

2.4.2.1. Tính toán các đặc trưng mẫu
- Giá trị trung bình ( X ) của đại lượng sinh trưởng:
X

1 n
 Xi
n i 1

(1)

( X : trung bình mẫu, n: dung lượng quan sát, X i : trị số quan sát)
- Phương sai ( S x2 ):
2


 n  
  xi  
n
2
2

S x   xi   i 1  
n
 i 1




( S x2 : Phương sai, X : trung bình mẫu, n: dung lượng quan sát, X i : trị số quan sát)
- Sai tiêu chuẩn (Sx):

Sx =

S x2

(Sx: Sai tiêu chuẩn, S x2 : Phương sai)
- Hệ số biến động (Sx%):
Sx% =

Sx
X

x100


(Sx%: Hệ số biến động, Sx: Sai tiêu chuẩn, X : trung bình mẫu )
- Phạm vi biến động (Rx):
Rx = X (max) – X (min)
(Rx: Phạm vi biến động, X(max): Giá trị lớn nhất, X(min): Giá trị nhỏ nhất).
2.4.2.2. Các quy luật cấu trúc
- Phân bố N – D1.3
Qua nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước đều sử dụng phân bố
Weibull với hai tham số để biểu thị phân bố N - D1.3 cho những lâm phần đồng loài
đều tuổi.
Do đó trong đề tài này tôi mô phỏng phân bố thực nghiệm bằng hàm


Weibull dạng phương trình: f(x) = ..x 1.e. x , với  ,  là các tham số
của phương trình.


23

+ Căn cứ số liệu và biểu đồ phân bố N – D1.3 thực nghiệm để ước lượng tham
số  cho phù hợp.
Với  = 1: phân bố có dạng giảm, thường thấy ở rừng tự nhiên.

 = 3: phân bố có dạng đối xứng, thường thấy ở rừng trồng đều tuổi giai đoạn
thành thục.

 > 3: phân bố có dạng lệch phải, thường thấy ở rừng trồng đều tuổi giai đoạn
quá thành thục

 < 3: phân bố dạng lệch trái, thường thấy ở rừng trồng đều tuổi giai đoạn rừng
non và trung niên.




n
(n là số tổ sau khi chia tổ ghép nhóm).
 x

+ Kiểm tra mức độ phù hợp của phân bố lý thuyết và phân bố thực nghiệm
 flt  ftt 

bằng tiêu chuẩn phù hợp  với:     
 flt 
2

2

2

(flt: tần số lý thuyết, ftt: tần số thực nghiệm)
So sánh  2 tính toán với  2 05 tra bảng, nếu  2 tính <  2 05 tra bảng thì có thể
kết luận: Với độ tin cậy 95%, phân bố Weibull mô phỏng tốt phân bố N – D1.3 lâm
phần Mỡ Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn. Nếu  2 tính >  2 05 tra bảng thì ngược lại.
Trong luận văn tôi sử dụng phần mềm tự động (versison 2.0) của kỹ sư Bùi Mạnh
Hưng - trường Đại học Lâm nghiệp để nội suy, xác định tham số .
- Tương quan Hvn – D1.3
Giữa chiều cao và đường kính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thực tiễn điều
tra kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳng định có thể sử dụng nhiều
phương trình toán học để biểu thị mối quan hệ này như phương trình mũ, logarit,
đường thẳng... Tuy nhiên, dạng phương trình Hvn = a + blogD1.3 (a, b là tham số) (*)
thường được sử dụng nhiều đối với rừng trồng đều tuổi. Trong đề tài tôi cũng chọn

dạng phương trình này để biểu thị tương quan giữa Hvn và D1.3 các lâm phần Mỡ.


×