Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng đến năm 2020 trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện phát triển và tiềm năng, lợi thế so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 93 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Quy hoạch Lâm nghiệp là tiền đề vững chắc cho bất kỳ giải pháp nào nhằm
phát huy đồng thời những tiềm năng to lớn, cực kỳ đa dạng tài nguyên rừng và các
điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội khác, góp phần vào sự nghiệp phát triển bền
vững ở địa phương và quốc gia. Điều đó chứng tỏ rằng, để việc sản xuất kinh doanh
rừng có hiệu quả hay sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững,
nhất thiết cần phải có công tác quy hoạch lâm nghiệp. Việc quy hoạch lâm nghiệp
và đất rừng hiệu quả là một trong nhưng công việc quan trọng cần được quan tâm
của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên rừng
và đất rừng đang là mục tiêu chiến lược của một nền lâm nghiệp bền vững. Công
tác quy hoạch lâm nghiệp cần phải được đi trước một bước, làm cơ sở việc lập kế
hoạch, định hướng trước khi các hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp khác
diễn ra.
Một số chủ trương chính sách đổi mới của Nhà nước gần đây như Nghị định
01/CP ngày 04/01/1995; Chương trình 327; Quyết định 661/QĐ - TTg ngày
29/07/1998; Quyết định số 245/1998/QĐ - TTg, Nghị định 163/CP ngày
16/11/1999; Luật Đất đai (sửa đổi năm 2003); Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa
đổi năm 2004); Chỉ thị 38/2005/CT - TTg ngày 05/12/2005; Quyết định số 61/2005/
QĐ - BNN ngày 12/10/2005; Quyết định số 62/2005/ QĐ - BNN ngày 12/10/2005...
đã tác động một cách sâu sắc đến công tác quy hoạch lâm nghiệp. Đặc biệt Nghị
định 92 năm 2006 và 04 năm 2008 do Thủ tướng Chính phủ ban hành là công cụ
quan trọng để quản lý công tác quy hoạch.
Bảo Lạc là một huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng,
trung tâm thị trấn Bảo Lạc cách thị xã Cao Bằng 128 km theo đường Quốc lộ 34.
Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, phần lớn địa hình cao và dốc, có diện tích tự
nhiên là 91.926 ha, song diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới 84.501 ha bằng 91,92%
diện tích tự nhiên của huyện. Do vậy, kinh tế lâm nghiệp giữ vị trí quan trọng trong
hoạt động kinh tế xã hội tuy nhiên đến nay chưa thực hiện quy hoạch tổng thể. Vì
vậy, cần tiến hành quy hoạch lâm nghiệp huyện Bảo Lạc nhằm góp phần tăng thu




2

nhập, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện xóa đói giảm nghèo và đưa kinh tế xã
hội miền núi phát triển hòa nhập với tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước.
Xuất phát từ những quan điểm và tình hình nêu trên, tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “ Quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng đến
năm 2020 trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện phát triển và tiềm năng, lợi
thế so sánh”


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Khái niệm, phân loại, phân cấp quy hoạch
a. Khái niệm quy hoạch
Tiếng Anh, quy hoạch là Planning; tiếng Pháp, quy hoạch là Plannification;
tiếng Nga, quy hoạch là Планирование; tiếng Đức, quy hoạch là Plalung; và tiếng
Trung Quốc, quy hoạch là 规划.
Trong 5 ngôn ngữ chính trên thế giới, nghiên cứu trong tài liệu và trao đổi
thực tế với chuyên gia thấy rằng, khái niệm quy hoạch được nêu ra có nội hàm được
trình bày theo 2 cách như sau:
- Thứ nhất: Là một tiến trình đạt tới mục đích với các nhiệm vụ, phương
hướng và giải pháp rõ ràng theo thời gian, chú trọng tương lai gần và trên không
gian xác định của một loại hình Quy hoạch nhất định. Đó là bản đồ lộ trình về tăng
trưởng, phát triển tại một không gian cụ thể theo thời gian xác định của loại hình

quy hoạch nhất định.
- Thứ hai: Quy hoạch giúp đưa ra mục đích tổng thể, mục tiêu cụ thể, kịch
bản phát triển và phương hướng, các giải pháp về cả số lượng và chất lượng trong
việc phát huy tiềm năng, lợi thế tại một phạm vi nhất định và theo thời gian xác
định dựa trên phân tích, đánh giá các nguồn lực và điều kiện, đặt trong xu thế phát
triển chung.
b. Nội dung quy hoạch
Quy hoạch không thể được hiểu như một công việc đơn giản mà là sản phẩm
của tư duy lý trí, là công trình khoa học, gắn liền với thực tiễn sau khi nghiên cứu
thận trọng, sâu sắc một cách rộng rãi các nội dung về điều kiện, nguồn lực, xu thế
phát triển và dự báo với lựa chọn kịch bản phát triển, đưa ra mục tiêu, phương
hướng, giải pháp phát triển cùng bước đi cụ thể.


4

Tuy nhiên, có thể tóm tắt thành mười một công việc quan trọng được nêu ra
phía dưới đều nằm nội dung cơ bản của công việc quy hoạch. Không phải 11 nội
dung này được xếp đặt theo thứ tự trước trong việc nghiên cứu hay xây dựng đề án
quy hoạch. Mười một nội dung chuyên môn cơ bản công tác quy hoạch đó là:
1. Yêu cầu gì và làm thế nào để đạt được chúng;
2. Xác định các nội dung hoạt động chính trong quy hoạch;
3. Đánh giá tình hình chung thời gian đã qua theo giai đoạn;
4. Xác định các cơ hội, thuận lợi và thiếu xót, lỗ hổng;
5. Xây dựng kịch bản và lựa chọn kịch bản phát triển;
6. Đưa ra mục tiêu tổng quát cần đạt được rõ ràng;
7. Quyết định yêu cầu về tài chính;
8. Trọng tâm vào các giải pháp chiến lược quan trọng;
9. Điều gì sẽ nằm trong kế hoạch và kết cấu ra sao;
10. Chiến lược hay kế hoạch hành động thực thi quy hoạch;

11.Thẩm định quy hoạch và giám sát, đánh giá.
Điều này trên thực tế cho thấy không phải các nước và các nhà khoa học đều
thống nhất và đều làm 11 nội dung này như nhau. Hơn nữa, việc để 11 nội dung nêu
trên bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn trong nghiên cứu và trong từng bản quy
hoạch cụ thể lại càng không phải dễ dàng.
Hiện nay, trên thực tế của các nước phát triển thường xử dụng thuật ngữ
“Quy hoạch chiến lược” theo đó nghiên cứu một số nội dung phát triển kinh tế trong
khoảng 20, thậm trí 50 năm trên cơ sở tính toán sử dụng các nguồn lực tài nguyên
và đưa ra phương án tăng trưởng, phát triển chung theo mục tiêu lựa chọn với cơ
chế, chính sách thích hợp theo thời gian và không gian xác định.
c. Phân loại, phân cấp quy hoạch
- Thứ nhất là phân loại quy hoạch: Theo định nghĩa và nội dung nêu trên,
quy hoạch cần được phân loại rõ ràng để nghiên cứu, xây dựng và quản lý nhà
nước, tổ chức thực hiện như sau:
+ Quy hoạch kiến trúc, Quy hoạch kinh doanh.


5

+ Quy hoạch tổng thể, Quy hoạch điện năng.
+ Quy hoạch kiến trúc xí nghiệp; Quy hoạch sản phẩm.
+ Quy hoạch đất đai, Quy hoạch Nông lâm ngư nghiệp.
+ Quy hoạch gia đình; Quy hoạch tài chính.
+ Quy hoạch cơ sở hạ tầng; Quy hoạch tài nguyên.
+ Quy hoạch chiến lược; Quy hoạch đô thị v.v.
+ Quy hoạch khu kinh tế tự do; Quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu v.v.
- Thứ hai là phân cấp quy hoạch: Theo định nghĩa và nội dung nêu trên, quy
hoạch cần được phân cấp rõ ràng để nghiên cứu, xây dựng và quản lý nhà nước, tổ
chức thực hiện:
+ Quy hoạch ở cấp quốc gia (quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm...).

+ Quy hoạch ở cấp vùng (quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành...).
+ Quy hoạch ở cấp tỉnh (quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành...).
+ Quy hoạch ở cấp huyện (quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành...).
+ Quy hoạch ở cấp xã (quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành...).
Nếu chúng ta làm bài toán tổ hợp đơn thuần giữa loại hình quy hoạch và cấp
bậc quy hoạch, sẽ thấy nhiều thể loại quy hoạch với các cấp bậc khác nhau. Tính
tổng lại sẽ thấy rất nhiều dự án/đề án quy hoạch, thật khó hình dung nổi ngay đối
với chuyên gia quy hoạch. Dưới đây là ma trận minh họa để nói lên nhiều loại quy
hoạch ứng với cấp bậc quy hoạch khác nhau.


6

Bảng 1.1: Ma trận ước tính tổng số các dự án quy hoạch
Cấp bậc quy hoạch
Loại hình quy hoạch
Quy hoạch tổng thể

QH cấp
quốc gia

Quy hoạch kiến trúc

QH cấp
vùng
+

QH cấp
tỉnh
+


QH cấp
huyện
+

QH cấp

+

+

+

+

+

Quy hoạch đô thị

+

+

+

+

+

Quy hoạch giao thông


+

+

+

+

+

Quy hoạch đất đai

+

+

+

+

+

Quy hoạch điện năng

+

+

+


+

QH nông nghiệp

+

+

+

+

+

Quy hoạch lâm nghiệp

+

+

+

+

+

Quy hoạch thủy sản

+


+

+

+

+

Quy hoạch sản phẩm

+

+

+

+

+

QH cơ sở hạ tầng

+

+

+

+


+

Quy hoạch KKT tự do

+

+

+

Quy hoạch kinh doanh

+

+

+

+

+

Quy hoạch ngành than

+

+

+


+

.................

+

+

+

+

+

Như vậy, vấn đề đặt ra là mỗi quốc gia phải xây dựng hành lang pháp lý đối
với quy hoạch như luật quy hoạch, văn bản dưới luật và hướng dẫn kỹ thuật. Hành
lang pháp lý này phải lô gíc chặt chẽ và phải rõ ràng, minh bạch thấy rõ cái chung
đồng thời phản ánh được cái riêng, trong đó có quy định những loại hình và cấp bậc
cụ thể cần làm quy hoạch. Có như thế thì mới quản lý được công tác phức tạp này
và quy hoạch mới đảm bảo chất lượng, hợp lý, hạ được giá thành.
Thực tế, đối với các nước đang phát triển, các nước thuộc khối XHCN trước
kia và một số nước đang chuyển đổi hiện nay, đề cập đến công tác quy hoạch trên
11 nội dung nêu trên lại phải cụ thể, chi tiết. Tuy nhiên, hiện nay một số nước tư
bản phát triển lại làm quy hoạch hay quy hoạch chiến lược (Việt Nam chưa có hành
lang pháp lý). Điểm khác biệt cơ bản của 2 loại hình này là quy hoạch chiến lược có


7


tầm nhìn dài hơn, tập trung vào giải quyết các nội dung then chốt, ít hơn nhiều các
chỉ tiêu cụ thể và giải pháp cũng được thể hiện gọn gàng, có tính tổng quát hơn.
Ngày nay, việc làm thế nào và làm nó bằng công cụ gì để có được kết quả tốt
đối với 11 nội dung này trong các đề án quy hoạch và theo các loại hình, cấp bậc
quy hoạch cụ thể là thể hiện trình độ, đẳng cấp và bản lĩnh của các nhà chuyên môn
quy hoạch. Còn việc quản lý trên 11 nội dung này và cũng theo từng loại hình, cấp
bậc quy hoạch sẽ chứng tỏ trình độ và bản lĩnh của nhà quản lý quy hoạch.
Quy hoạch là công việc phức tạp, mang tính chất đa ngành vì nó dựa trên cơ
sở khoa học và thực tế của nhiều ngành kinh tế xã hội khác nhau. Dưới đây là
những loại hình quy hoạch cụ thể như sau:
- Quy hoạch tổng thể, đây là loại hình quy hoạch phức tạp nhất vì nó phải
giải quyết nhiều nội dung cùng những mong ước tổng thể, đan xen giữa các ngành
trên 1 vùng nhất định và theo thời gian nhất định.
- Quy hoạch ngành, đây là loại hình quy hoạch xét tính toàn diện không phức
tạp như quy hoạch tổng thể về nội dung khá giống loại trên nhưng chuyên sâu
ngành hơn. Quy hoạch ngành lâm nghiệp thuộc loại quy hoạch này.
- Quy hoạch đô thị, nông thôn, đây là loại hình quy hoạch mang tính chất
như quy hoạch ngành, có tính chuyên sâu hơn vì sự tập trung cao độ các hoạt động
của xã hội và vì tính nghệ thuật cao.
- Quy hoạch sản phẩm, đây là loại hình quy hoạch giải quyết các vấn đề cụ
thể đối với phát triển một loại hàng hoá nào đó. Đối với loại hình quy hoạch này
cần đi sâu hơn vào lợi thế cạnh tranh và thị trường tiêu thụ, chuỗi giá trị.
1.1.2. Quy hoạch lâm nghiệp
Sự phát triển của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã
hội trên thế giới. Do công nghiệp và giao thông vận tải phát triển và yêu cầu khối
lượng hàng hoá lâm sản ngày càng tăng. Thực tế sản xuất lâm nghiệp đã không còn
bó hẹp trong việc sản xuất gỗ đơn thuần mà cần phải có ngay những lý luận và biện
pháp nhằm đảm bảo thu hoạch lợi nhuận càng cao và lâu dài cho các chủ rừng.



8

Tại châu các nước đông Âu trước kia, quy hoạch ngành lâm nghiệp được đẩy
mạnh giảng dạy, nghiên cứu và thực hiện, đặc biệt là Liên Xô cũ và Cộng hoà Dân
chủ Đức. Bên cạnh đó, tại các nước tư bản cũng quan tâm nghiên cứu và thực hiện
trên thực tế như Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Ca Na Đa, Mỹ v.v.
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc (FAO) đã thực hiện các
giúp đỡ đối với các nước về phát triển lâm nghiệp, trong đó có các dự án quy hoạch
tổng thể phát triển lâm nghiệp vùng hay dự án quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp
v.v. Những đóng góp này làm cho công tác quy hoạch lâm nghiệp trên thế giới ngày
càng hoàn thiên và phù hợp với thực tế hơn.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Quy hoạch lâm nghiệp
Quy hoạch lâm nghiệp nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các
Bộ ngành cùng các địa phương. Trong giáo trình giảng dạy tại trường Đại học Lâm
nghiệp đã giảng dạy môn quy hoạch lâm nghiệp. Công tác giảng dạy và nghiên cứu
về quy hoạch lâm nghiệp đang từng bước hoàn thiện về phương pháp và bộ công cụ
thực hiện để nâng cao chất lượng và tính khả thi công việc này. Trên thực tế, đầu
những năm 1960 đáng kể nhất là công trình quy hoạch lâm nghiệp khu sông Hiếu
với sự trợ giúp của chuyên gia Trung Quốc; quy hoạch khu nguyên liệu gỗ trụ mỏ
Quảng Ninh do chuyên gia Cộng hoà Dân chủ Đức giúp đỡ. Sau đó một loạt các
phương án quy hoạch lâm trường quốc doanh được xây dựng và thông qua như lâm
trường Hữu Lũng (Lạng Sơn), lâm trường sông Mã v.v. Đây là cơ sở pháp lý quan
trọng để ngành lâm nghiệp từng bước đi vào hoạt động nề nếp, phát huy được vai
trò, vị trí của mình.
Đến đầu năm 1970, chuyên gia Thụy Điển đã giúp Việt Nam quy hoạch và
xây dựng khu nguyên liệu giấy tại một số tỉnh vùng Trung tâm (nay là Tuyên
Quang, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên). Khi miền nam giải phòng, thống nhất đất
nước, Bộ Lâm nghiệp đã tăng cường lực lượng lớn từ miền Bắc vào Nam để phát
triển lâm nghiệp. Một trong những việc làm quan trọng nhất lúc đó là điều tra và

quy hoạch lâm nghiệp. Nhờ vậy mà một số khu lâm nghiệp đã hình thành như khu


9

lâm nghiệp Kon Hà Nừng, khu lâm nghiệp EA Súp, khu lâm nghiệp Gia Nghĩa và
nhiều lâm trường.
Những năm 80 của thế kỷ 20, chức năng và vai trò của rừng thay đổi nhiều
nên việc quy hoạch phát triển rừng sản xuất, quy hoạch xây dừng rừng phòng hộ và
quy hoạch rừng đặc dụng được quan tâm hơn. Vì vậy, một loạt các lâm trường, các
khu bảo tồn thiên nhiên như vường quốc gia và khu rừng phòng hộ ra đời. Đóng
góp vào sự thành công này phải kể đến công lao của các nhà quy hoạch lâm nghiệp
và sự quan tâm đúng mức của chính quyền các cấp.
Viện Điều tra Quy hoạch rừng được thành lập từ đầu năm 1960, là lực lượng
chính cùng với các địa phương thực hiện các công trình quy hoạch lâm nghiệp. Viện
này cũng đã nỗ lực cùng với sự trợ giúp của chuyên gia quốc tế và các Bộ ngành
từng bước hoàn chỉnh chính sách và quy trình đối với công việc phức tạp này. Tuy
nhiên, so với lịch sử phát triển của các nước thì QHLN ở nước ta hình thành và phát
triển muộn hơn rất nhiều. Vì vậy, những nghiên cứu cơ bản về quy hoạch ngành lâm
nghiệp, lâm sinh... và kinh tế, xã hội làm cơ sở cho công tác QHLN chưa được giải
quyết thấu đáo nên công tác này ở trong tình trạng vừa làm vừa nghiên cứu.
Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 - 2020 đã nêu một
trong những tồn tại của ngành là “Công tác quy hoạch nhất là quy hoạch dài hạn còn
yếu và chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ với quy hoạch của các ngành khác, còn
mang nặng tính bao cấp và thiếu tính khả thi. Chưa quy hoạch 3 loại rừng hợp lý và
chưa thiết lập được lâm phần ổn định trên thực địa... ”. Đây cũng là nhiệm vụ đặt ra
cần ngày được hoàn thiện hơn đối với ngành Lâm nghiệp, trong đó có quy hoạch.
Các văn bản, chính sách của Nhà nước đề cập đến quy hoạch phát triển lâm
nghiệp thể hiện qua: Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (sửa
đổi năm 1992) khẳng định ''Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy

hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước
giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài''.
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng cũng xác định rõ công tác quy hoạch và việc
quy hoạch phát triển lâm nghiệp, cụ thể là quy hoạch 3 loại rừng là đặc biệt quan


10

trọng và cần được thực hiện. Luật đất đai cũng xác định cần phải tiến hành quy
hoạch sử dụng đất của từng ngành trên cơ sở phân loại sử dụng đất.
Theo Nghị định 92/2006 và Nghị định 04/2008 của Chính phủ về việc ban
hành quy chế quản lý công tác quy hoạch. Trong 2 Nghị định này đều xác định quy
hoạch ngành, trong đó có ngành lâm nghiệp và chí tiết là quy hoạch rừng phòng
nhộ, rừng đặc dụng là cần làm. Quy hoạch lâm nghiệp được phân ra cụ thể các loại
như sau:
- Quy hoạch tổng thể, đây là quy hoạch phát triển ngành lâm nghiệp chung từ
sản xuất đến phòng hộ, bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển KT - XH trên địa bàn
cụ thể, theo thời gian cụ thể.
- Xếp theo thang bậc chuyên môn thì dưới đó là các quy hoạch chuyên sâu
hơn như sau:
+ Quy hoạch các loại rừng phòng hộ gồm phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ
môi trường và phòng hộ ven biển.
+ Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng gồm vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên và khu rừng di tích, văn hoá lịch sử.
+ Quy hoạch phát triển kinh doanh rừng sản xuất và quy hoạch phát triển sản
phẩm lâm sản chủ lực quốc gia.
+ Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và đây là cơ sở quan trọng trong các
loại quy hoạch lâm nghiệp kể trên.
- Đặc thù của công tác quy hoạch lâm nghiệp là địa bàn quy hoạch lâm
nghiệp rộng lớn, rất đa dạng, phức tạp (bao gồm cả vùng ven biển, trung du, núi cao

và biên giới, hải đảo), mức độ chia cắt phức tạp, thường ở miền núi, vùng cao có
dốc lớn và giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ nghèo cao.
Là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp
kém, kinh tế xã hội chậm phát triển, đời sống vật chất, tinh thần còn gặp nhiều khó
khăn. Đối tượng của công tác quy hoạch lâm nghiệp là rừng và đất lâm nghiệp, từ
bao đời nay là “của chung” của đồng bào các dân tộc nhưng thực chất là vô chủ.


11

Cây lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài (ngắn 8-19 năm, dài 40-100 năm),
lợi nhuận không cao, thị trường khó dự báo. Vì vậy, rất khó thu hút đầu tư vào phát
triển lâm nghiệp cho nên nhà đầu tư chỉ bỏ vốn tham gia trồng rừng, chế biến lâm
sản... nếu biết chắc chắn sẽ có lợi.
- Mục tiêu của quy hoạch lâm nghiệp cũng rất đa dạng từ xây dựng, quản lý
rừng phòng hộ (phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường);
rừng đặc dụng (các vườn Quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu di tích văn
hoá, lịch sử, danh thắng) đến phát triển các loại hình sản xuất.
1.2.2. Phân cấp quy hoạch lâm nghiệp
a. Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia
Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc là quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên
phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm giải quyết một số nội dung cơ bản, bao gồm: đề ra
quan điểm, mục tiêu và xác định phương hướng, giải pháp, bước đi phát triển lâm
nghiệp. Những nội dung cụ thể gồm bảo vệ tài nguyên rừng hiện có; phục hồi rừng
(bao gồm tái sinh tự nhiên và trồng rừng); phát triển lâm nghiệp xã hội; lợi dụng
rừng, chế biến lâm sản gắn với thị trường tiêu thụ; tổ chức sản xuất, phát triển nghề
rừng; xây dựng cơ sở hạ tầng trong đó có giao thông; phát triển sản phẩm lâm sản
và thị trường theo tiến độ.
b. Quy hoạch lâm nghiệp cấp vùng
Quy hoạch lâm nghiệp cấp vùng là quy hoạch nhằm giải quyết những nội

dung: đề ra quan điểm, mục tiêu và xác định phương hướng phát triển lâm nghiệp,
các giải pháp thực hiện, bước đi trong quy hoạch như các nội dung nêu trên nhưng
phải căn cứ quy hoạch tổng thể lâm nghiệp toàn quốc, đồng thời căn cứ vào điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng, căn cứ điều kiện đất đai tài nguyên rừng,
đồng thời căn cứ vào nhu cầu phòng hộ và các nhu cầu đặc biệt khác, quy hoạch
bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển tài nguyên rừng hiện có. Một nhiệm vụ quan trọng
là tổ chức không gian ngành lâm nghiệp trong vùng và tất cả các hoạt động đều phải
phân kỳ theo thời gian.
c. Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh


12

Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh giải quyết những nội dung: đề ra quan điểm,
mục tiêu và xác định phương hướng, giải pháp, bước đi phát triển lâm nghiệp trong
phạm vi tỉnh, trên cơ sở căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh, căn cứ quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc, quy hoạch lâm nghiệp vùng
đồng thời căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh. Các nội dung đề cập
cũng tương tự như quy hoạch tổng thể lâm nghiệp quốc gia, cấp vùng nhưng thường
phải cụ tẻer hơn. ăn cứ vào phương hướng nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp của tỉnh,
điều kiện đất đai tài nguyên rừng, nhu cầu phòng hộ và các nhu cầu đặc biệt khác tiến
hành quy hoạch đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo ba chức năng: Rừng sản xuất,
rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển tài
nguyên rừng hiện có. Quy hoạch tái sinh rừng (bao gồm trồng rừng và tái sinh tự
nhiên) và nông lâm kết hợp. Quy hoạch khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản gắn
với thị trường tiêu thụ. Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp cho các thành phần
kinh tế, phát triển lâm nghiệp xã hội. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông
vận tải phục vụ sản xuất lâm nghiệp, lưu thông hàng hoá và đời sống. Xác định tiến
độ thực hiện.
d. Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện

Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện về cơ bản các nội dung quy hoạch lâm
nghiệp cũng tương tự như quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh, tuy nhiên nó được triển
khai cụ thể, chi tiết hơn và được tiến hành trên phạm vi địa bàn huyện. Quy hoạch
lâm nghiệp huyện đề cập giải quyết các vấn đề sau:
- Phân tích, đánh giá các nguồn lực phát triển và tình hình phát triển KT - XH
của tỉnh, của huyện, làm nền tảng cho những toan tính trong quy hoạch PTLN.
- Phân tích đánh giá xu thế phát triển của ngành lâm nghiệp và dự báo các kịch
bản phát triển, lựa chọn kịch bản phát triển, là tiền đề khoa học và thực tế quan
trọng đối quy hoạch.
- Đưa ra quan điểm, mục tiêu phát triển, khâu đột phá (đối với 3 loại rừng và
quản lý bảo vệ rừng, xây dựng rừng, khai thác chế biến lâm sản, tổ chức không gian
kinh tế ngành... và các giải pháp phát triển lâm nghiệp cùng bước đi.


13

- Tất nhiên đối với quy hoạch ngành nói riêng cũng như quy hoạch phát triển
KT - XH nói chung đều phải dự tính vốn nhưng theo cách riêng và phải tính toán
hiệu quả chung, tổ chức thực hiện.
- Xác định tiến độ thực hiện trong 10 năm hay 20 năm nhưng đặc biệt qua
trọng là 5 năm đầu, trong đó kế hoạch phải rất cụ thể và những dự án/chương trình
ưu tiên cần phải đầu tư thực hiện phải rõ ràng.
e. Quy hoạch lâm nghiệp cấp xã
Xã được coi là đơn vị quản lý hành chính nhỏ nhất, là đơn vị cơ bản quản lý
và tổ chức sản xuất lâm nghiệp trong các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân. Quy
hoạch lâm nghiệp xã thường tiến hành các nội dung cũng như cấp huyện nêu trên
tuy nhiên vì ở cấp thấp nhất nên không phải tất cả các nội dung nêu trên đều được
đề cập tới. Nguyên nhân có xã chỉ có rừng phòng hộ lại có xã chỉ có rừng đặc dụng
hay có xã chỉ cần quản lý bảo vệ rừng hay chỉ có trồng rừng. Vì nội dung như vậy
và vì sự hạn hẹp của không gian cho nên ít người lấy hoạt động lâm nghiệp cấp xã

để làm luận văn tiến sỹ. Có thể làm được nhưng phải mở rộng số xã ra các vùng
khác nhau để lấy không gian bù lại sự thiếu vắng nêu trên. Hơn nữa, đây là cấp thấp
nhất lại thiết thực đến đời sống của nhân dân nên cần chú ý giải quyết các nhu cầu
của người dân.
1.2.3. Quy hoạch có liên quan đến quy hoạch lâm nghiệp
a. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Quy hoạch phát triển KT - XH là là một tiến trình đạt tới mục đích với các
nhiệm vụ, phương hướng và giải pháp rõ ràng theo thời gian, chú trọng tương lai
gần và trên không gian xác định của một loại hình quy hoạch nhất định. Đó là bản
đồ lộ trình về tăng trưởng và phát triển KT - XH tại một không gian cụ thể theo thời
gian xác định của loại hình quy hoạch nhất định.
b. Quy hoạch phát triển hàng hoá chủ lực
Trong quá trình phát triển KT - XH quốc gia hay doanh nghiệp đều cần phát
triển hàng hoá chủ lực nên cần phải có quy hoạch phát triển hàng hóa chủ lực. Trên
thực tế, vùng thâm canh lúa ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long;


14

các vùng cây công nghiệp ngắn ngày như vùng Bông - Thuận Hải, vùng Thuốc lá
Hòa An - Cao Bằng, vùng Mía đường Quảng Ngãi... và vùng cây công nghiệp dài
ngày như vùng Cao su - Cà phê Tây Nguyên, Đông Nam bộ, vùng Dâu tằm Bảo
Lộc - Lâm Đồng... đã phát triển như hiện nay đều trải qua bước đầu quy hoạch.
Nội dung cụ thể của quy hoạch hàng hóa chủ lực cũng gần giống như quy
hoạch ngành nhưng lại cụ thể hơn, đặc biệt phân tích, đánh giá tiềm năng, lợi thế
cạnh tranh và thị trường tiêu thụ cụ thể, phân tích giá cả, hiệu quả kinh tế cụ thể.
c. Quy hoạch nông nghiệp
Quy hoạch nông nghiệp về cơ bản như các nội dung quy hoạch ngành, tuy
nhiên nó được thực hiện cụ thể hơn, đặc biệt là tính thời gian mùa vụ. Các nội dung
quy hoạch nông nghiệp cần phải phù hợp với phương hướng phát triển KT - XH.

Quy hoạch nông nghiệp cần chú trọng đến xác định vùng chuyên canh nông
nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) và giải pháp gồm cả tổ chức không gian phát triển
ngành nông nghiệp theo thời gian.
Quy hoạch nông nghiệp cũng cần được làm ở cấp huyện dựa trên cơ sở điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, căn cứ vào dự án phát triển, phân bố lực
lượng sản xuất và phân bố vùng nông nghiệp tỉnh...


15

Chương 2
MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI - NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đến năm
2020 góp phần phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo đảm quốc
phòng an ninh, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Đưa ra quan điểm, mục tiêu và những giải pháp cơ bản, để phát triển lâm
nghiệp huyện Bảo Lạc đến năm 2020 dựa trên phân tích, đánh giá khoa học và thực
tiễn các nguồn lực, điều kiện phát triển nhờ lợi thế so sánh.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Nghề rừng gồm con người (chú ý người lao động), hoạt động sản xuất, kinh
doanh lâm nghiệp, hệ thống tổ chức lâm nghiệp và tài nguyên rừng các loại của
huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
2.3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
2.3.1. Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ các hoạt động để thực hiện quy hoạch lâm nghiệp từ nhà nước, các
doanh nghiệp và hộ gia đình để quản lý, bảo vệ và sản xuất, kinh doanh rừng của

huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng.
2.3.2. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu, đề xuất những nội dung cơ bản cho
quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Bảo Lạc đến 2020.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Nghiên cứu về địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, đất đai, thổ nhưỡng,
động, thực vật rừng...


16

2.4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Nghiên cứu về dân số, dân tộc, lao động và việc làm theo thời gian 5 năm
vừa qua và theo các tiêu chí các ngành đã quy định.
- Nghiên cứu về thực trạng phát triển KT - XH như tăng trưởng và cơ cấu
kinh tế; thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực (nông lâm thủy sản, CN - TTCN,
dịch vụ và y tế - giáo dục, văn hóa - thể thao - truyền thanh và an ninh quốc phòng;
thực trạng về kết cấu hạ tầng (giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, cấp điện, thương
mại, vận tải, bưu chính viễn thông...).
2.4.2. Đánh giá về tình hình hoạt động lâm nghiệp
3.4.2.1. Đánh giá tình hình quy hoạch lâm nghiệp huyện
Nghiên cứu xem xét huyện đã có quy hoạch lâm nghiệp hay chưa?.
3.4.2.2. Đánh giá hiện trạng phát triển vốn rừng
Nghiên cứu xem xét vốn rừng, trong đó có rừng sản xuất, rừng phòng hộ.
3.4.2.3. Đánh giá quản lý, sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp
Nghiên cứu về quản lý và phát triển sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.
3.4.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách đến quy hoạch lâm nghiệp
Nghiên cứu chính sách lâm nghiệp với thành công và hạn chế.

3.4.2.5. Tồn tại, thách thức và tiềm năng, lợi thế trong quy hoạch lâm nghiệp
Đưa ra tồn tại, thách thức và tiềm năng, lợi thế cạnh tranh trong phát triển.
2.4.3. Dự báo tình hình phát triển lâm nghiệp huyện trong bối cảnh hiện nay
- Dự báo phát triển kinh tế - xã hội.
- Dự báo về phát triển lâm nghiệp.
2.4.4. Quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp huyện
Bảo Lạc- tỉnh Cao Bằng
Nghiên cứu đưa ra quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp.
2.4.5. Đề xuất một số giải pháp thực hiện và tiến độ thực hiện QH đến năm 2020
Đưa ra các giải pháp cơ bản thực hiện quy hoạch lâm nghiệp huyện đến 2020.
2.4.6. Ước tính hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội
Dự tính hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái đến năm 2020.


17

2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp luận và phương pháp tiến cập quy hoạch
a. Nguyên tắc cơ bản: Quy hoạch phát triển lâm nghiệp đảm bảo tính logic
đồng thời bảo đảm các quy luật khác quan song cần thực tế.
- Phải có sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội, đồng thời
đảm bảo khả năng phục hồi tự nhiên của rừng, bảo vệ môi trường.
- Phải đáp ứng các nhu cầu trước mắt song đồng thời phải duy trì được lợi ích
lâu dài, không ảnh hưởng đến thế hệ mai sau.
b. Phương pháp tiến cập: Phương pháp tiến cận cùng tham gia được sử dụng
để hoàn thành luận văn này. Điều này được giải thích là các thầy cô giáo, cán bộ
lâm nghiệp huyện Bảo Lạc và các hộ gia đình cùng tham gia vào quá trình quy
hoạch như là người hỗ trợ, trong đó tác giả là người thực hiện chính.
- Ưu điểm là học hỏi và phát huy được sự hiểu biết của nhiều người tham gia
vào quá trình này nhờ đó nâng cao được chất lượng nội dung quy hoạch lâm nghiệp.

- Nhược điểm là rất khó tham khảo được ý kiến của các bên liên quan đến phát
triển lâm nghiệp huyện Bảo Lạc, tốn kém.
Nói tóm lại: Quy hoạch phát triển lâm nghiệp bao gồm bảo vệ, phát triển, khai
thác rừng và tổ chức sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu hiện tại
nhưng không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cho tương lai.
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp kế thừa: Với các nhân tố điều tra như sử dụng đất lâm nghiệp,
tình hình quy hoạch 3 loại rừng... và điều kiện tự nhiên, tài nguyên..., sử dụng
phương pháp kế thừa các nguồn tài liệu đã có của các cơ quan liên quan như Viện
điều tra quy hoạch rừng, Phân viện điều tra quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ, Chi cục
lâm nghiệp Cao Bằng, Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên môi trường Cao Bằng,
UBND huyện Bảo Lạc, phòng NN&PTNT huyện, phòng Tài nguyên môi trường
huyện, Hạt Kiểm Lâm huyện và một số cơ quan khác (thông tin qua các thời kỳ và
trong năm), gồm:
- Số liệu rà soát, quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn huyện.


18

- Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Bảo Lạc.
- Các số liệu KT- XH trong thống kê huyện Bảo Lạc
- Các bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng…
- Các số liệu về thời tiết và khí hậu.
Phương pháp điều tra thực địa: - Trên cơ sở các tài liệu kế thừa có chọn lọc,
tiến hành đi điều tra khảo sát thực địa, bổ sung thêm về điều kiện tài nguyên và kinh tế xã hội phục vụ quy hoạch.
- Đối với một số loại tài nguyên quan trọng và là cơ sở quan trọng đối với công
tác quy hoạch lâm nghiệp, tài nguyên đất đai, tài nguyên nước được điều tra bổ sung.
- Số liệu kinh tế - xã hội cũng được cập nhập về các chỉ tiêu dân số, lao động,
thu nhập... thông qua phỏng vấn bán chính thức.
- Số liệu tài nguyên rừng được cập nhật thông qua khảo sát hiện trường tại một

số điểm quan trọng (nương rẫy).
2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu
2.5.3.1. Phân tích, đánh giá thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
- Các thông tin như điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình địa vật, khí hậu thuỷ
văn, thổ nhưỡng, thực vật tự nhiên được sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá nhằm làm
rõ tiềm năng, lợi thế so sánh trong quy hoạch.
- Các thông tin về điều kiện kinh tế xã hội như dân cư (dân số, thành phần dân tộc và
cơ cấu); nghề nghiệp, việc làm các dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng (y tế, giáo dục, giáo
thông, thị trường giá cả . . . ) sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đạt mục đích.
2.5.3.2. Phân tích, đánh giá tài nguyên rừng
- Nhóm tài liệu về hiện trạng tài nguyên rừng, hiện trạng sử dụng đất rừng
được tổng hợp, phân tích thống kê và đánh giá với các chỉ tiêu về diện tích, trữ
lượng rừng theo thời gian.
- Đối với diện tích và trữ lượng được tổng hợp, phân tích thống kê theo đơn
vị xã và phân theo trạng thái theo phương pháp của Viện ĐTQHR với đơn vị ha,
m3/ha. Sau đó sẽ được tổng hợp lại cho huyện.


19

- Về chuyên môn chuyên sâu tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích
thống kê với sự giúp đỡ của phần mềm Microsoft Exel và sử dụng phần mềm
Mapinfor 7.5 để hoàn thành công việc mà đề tài đặt ra.
- Trong quá trình xử lý tài liệu, tiến hành chỉnh lý và sắp xếp các thông tin
theo thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng của vấn đề, phân tích các ý kiến, quan điểm
để lựa chọn tìm ra giải pháp.
2.5.3.3. Tổng hợp phân tích các cơ chế chính sách có liên quan
- Tổng hợp các tài liệu thu thập được về cơ chế, chính sách và bằng phương
pháp phân tích so sánh số liệu để có được kết quả phục vụ quy hoạch lâm nghiệp
huyện Bảo Lạc đến năm 2020.

- Phân tích thị trường theo phương pháp phân tích tổng hợp các yếu tố thị
trường bao gồm các chỉ tiêu kinh tế - thị trường, sinh thái - môi trường, tổ chức - xã
hội, khoa học - công nghệ.
2.5.3.4. Phương pháp dự báo và lựa chọn kịch bản phát triển
a. Phương pháp dự báo: Phương pháp chuyên gia kết hợp với sử dụng mô
hình để xây dựng các kịch bản phát triển với các chỉ tiêu phát triển 3 loại rừng và
các chỉ tiêu khác như giá trị đóng góp...
b. Phương pháp lựa chọn kịch bản phát triển: Dựa trên 2 kịch bản đưa ra, sử
dụng phương pháp chuyên gia để lựa chọn kịch bản phát triển nhằm đáp ứng mục
tiêu phát triển lâm nghiệp huyện bền vững.
2.5.3.5. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế, sinh thái và xây dựng bản đồ
a. Tính toán và xử lý số liệu
Tính toán, xử lý một số chỉ tiêu kinh tế, sinh thái trong luận văn bằng phần
mềm Microsoft Excel..
Các chỉ tiêu kinh tế, sinh thái được tính toán như sau: NPV, BCR, BPV,
CPV, IRR trong chương trình phần mềm Excel, cụ thể:
- Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (Net present value): là tổng giá trị hiện tại
của các khoản lợi nhuận đạt được trong cả chu kỳ kinh doanh của 1 chương trình đầu
tư nào đó (hay còn gọi là giá trị đã được chiết khấu của lợi nhuận).


20

Bi  Ci 
i
i 1 1  r 
n

NPV  


Trong đó:

Bi: Thu nhập đạt được ở kỳ thứ i.
Ci: Chi phí bỏ ra ở kỳ thứ i.
(Bi –Ci): lợi nhuận đạt được ở kỳ thứ i.
r: tỷ lệ lãi suất vốn đầu tư.
(Nếu NPV >0: có lãi, NPV=0: hoà vốn, NPV<0: lỗ vốn).
- Tỉ lệ hoàn vốn nội tại IRR: tỷ lệ hoàn vốn nội tại IRR (Internal Rate of Return) là
một hệ số mà nếu chương trình đầu tư vay vốn bằng đúng tỷ lệ đó sẽ hoà vốn. Tức là nếu r =
IRR thì NPV(IRR) = 0. Hay:
NPV  

Bi  Ci 
1  IRRi

0

n

n
Bi
Ci



i
i 1 1  IRR
i 1 (1  IRR)

Thực tế IRR là chỉ số cho biết khả năng sinh lời tối đa của 1 chương trình

đầu tư. Trong đó 1 phần lợi nhuận sẽ được trả cho ngân hàng, phần còn lại mới
thuộc về người kinh doanh. (Nếu IRR > r: có lãi, IRR = r: hoà vốn, IRR < 1: lỗ
vốn).
- Tỷ suất thu nhập so với chi phí (BCR - Benefits to Costs ratio): là tỷ lệ giữa
giá trị hiện tại của thu nhập so với giá trị hiện tại của chi phí trong cả chu kỳ kinh
doanh của 1 chương trình đầu tư nhất định.
n

BCR 

Bi

 (1  r )
i 1
n

i

Ci

 (1  r )
i 1

i

(Nếu BCR >1: có lãi, BCR =1: hoà vốn, BCR <1: lỗ vốn).
b. Xây dựng và số hoá các loại bản đồ
Bản đồ hiện trạng và bản đồ kế hoạch tổng thể phát triển lâm nghiệp bền
vững huyện Bảo Lạc đến năm 2020 được làm bằng phần mềm Mapinfor.



21

Chương 3
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới
Bảo lạc là huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía tây tỉnh Cao Bằng, trung
tâm thị trấn Bảo Lạc cách thị xã Cao Bằng 128 Km theo đường quốc lộ 34.
Có toạ độ địa lý:

Từ 205 0 31’ đến 105 0 kinh độ Đông.
Từ 22 0 34’ đến 23 0 08’ vĩ độ Bắc.

Địa giới cụ thể:
- Phía Đông giáp huyện Thông Nông và Nguyên Bình.
- Phía Tây giáp huyện Bảo Lâm.
- Phía Nam giáp Tỉnh Bắc Cạn.
- Phía Bắc giáp nước Trung Quốc.
Như vậy, Bảo Lạc nằm ở rất xa, gần biên giới và ráp ranh với các huyện
nghèo nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển lâm nghiệp.
3.1.2. Địa hình, địa mạo
Bảo Lạc có địa hình phổ biến là núi trung bình, núi thấp uốn nếp bị chia cắt
mạnh, xen kẽ là các thung lũng và bồn địa nhỏ hẹp, có độ cao trung bình so với mực
nươc biển là 1.000m.
Với địa hình như trên cho phép huyện phát triển nông lâm nghiệp toàn diện,
đa dạng, phong phú. Tuy nhiên địa hình trên lại gây khó khăn cho việc phát triển cơ
sở hạ tầng, nhất là mạng lưới đường giao thông và hệ thống lưới điện.
3.1.3. Khí hậu
Khí hậu Bảo Lạc mang tương đối đầy đủ tính chất của khí hậu nhiệt đới gió

mùa, nhưng bị phá vỡ mạnh mẽ do địa hình bị chia cắt mạnh. Theo quan điểm phân
loại khí hậu của W.Koppen (1993) thì Bảo Lạc thuộc đới khí hậu: khí hậu nhiệt đới
gió mùa và kiểu khí hậu cận nhiệt đới. Khí hậu của Bảo Lạc được chia thành 2 tiểu
vùng khác nhau: vùng cao mang tính chất khí hậu cận nhiệt đới; vùng thấp chịu ảnh
hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.


22

Khí hậu của Bảo Lạc là sự kết hợp khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa và tính
chất khí hậu vùng cao cận nhiệt đới. Hàng năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 đến hết tháng 10 tập trung 90% lượng mưa cả năm, khí hậu ẩm và dịu mát;
mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, khí
hậu mát và lạnh, độ ẩm thấp. Mùa khô thường xuất hiện sương muối vào tháng 12
đến tháng 1 năm sau. Mùa mưa khí hậu nóng ẩm nhiệt độ trung bình 26 0C, mùa khô
lạnh nhiệt độ trung bình 18,8 0C. Do có sự chênh lệch về độ cao giữa 2 vùng nên
hình thành tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới gồm các xã như: Xuân Trường, Hồng An,
Huy Giáp, Đình Phùng… Thời tiết ở các xã này không phù hợp với việc cach tác 2
vụ lúa vì lượng mưa trung bình hàng năm thấp khoảng từ 1.200 - 1.400mm.
Nhìn chung, thời tiết và khí hậu của huyện thích hợp với sự phát triển đa
dạng về sinh học, đặc biệt là thảm thực vật tự nhiên, các loại cây lâu năm, cây chịu
hạn. Tuy nhiên do đặc điểm lượng mưa tập trung trong thời gian ngắn nên khi bố trí
cây trồng cần tính đến việc hạn chế rửa trôi, giữ ẩm cho đất, bố trí các cây trồng có
tính chịu hạn cao do lượng mưa trung bình của huyện thấp.
3.1.3.1. Chế độ nhiệt
Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nền nhiệt độ trên toàn
huyện khá phong phú và ổn định. Vì chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm
cao nên biên độ nhiệt độ năm rất cao, trong mùa khô có ngày lên đến 40oc. Tại Bảo
Lạc tổng nhiệt độ (cũng chính là Tích nhiệt hoạt động ΣTo>10o) nằm trong khoảng
8.000≥9.000oc và cũng tương quan chặt chẽ với độ cao địa hình.

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,4oC, trong đó nhiệt độ năm cao nhất từ
khoảng 40oC, thấp nhất khoảng 3oC. Mùa khô nhiệt độ bình quân dao động 16 20oC (vùng núi cao 20oC), mùa mưa nhiệt độ bình quân dao động từ 23 - 25oC.
Tháng nóng nhất là tháng 4 nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên 35oC (ngày
có nhiệt độ cao nhất 40oC); tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 nhiệt độ trung
bình xuống 3oC. Vùng núi cao và vùng thấp trũng nhiệt độ cũng chỉ hạ thấp hơn so
với vùng khác từ 4- 5oC.


23

3.1.3.2. Chế độ mưa ẩm
Lượng mưa trong năm có sự khác biệt giữa các tiểu vùng trong huyện, do sự
phân hóa phức tạp của địa hình, lượng mưa chênh lệch nhau từ 500 - 600mm có khi
lên tới 1.000mm. Lượng mưa trung bình năm từ 1.800mm - 2.000mm chia làm 2
mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Tháng mưa nhiểu nhất vào tháng 8,9; tháng mưa
ít nhất vào tháng 1,2.
Độ ẩm không khí trung bình 84%, trong đó các khu vực trong huyện độ ẩm
đều đạt trên 80%. Vùng có lượng mưa trung bình năm lớn là vùng có trị số độ ẩm
trung bình năm cao và ngược lại. Độ bốc hơi vào mùa khô trung bình 14,6 15,7mm/ngày, độ bốc hơi mùa mưa trung bình 1,5 - 1,7mm/ngày.
3.1.3.3. Chế độ gió
Hướng gió thịnh hành vào mùa mưa là gió Tây Nam, mùa khô là gió Đông
Bắc, tốc độ gió tương đối lớn (2,4 - 2,5m/s) làm tăng khả năng bốc, thoát hơi nước
trong các tháng mùa khô, độ ẩm đất xuống đến độ ẩm cây héo, cây trồng bị chết nếu
không có các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất và tài nguyên nước.
3.1.4. Thủy văn
Hệ thống sông, suối phân phối tương đối đồng đều nhưng do địa hình dốc
nên khả năng giữ nước kém, những khe suối nhỏ hầu như không có nước về mùa
khô. Vùng núi cao chủ yếu chờ nước mưa và các khe lạch nhỏ để sinh hoạt, sản
xuất, vào mùa khô những vùng này thường thiếu nước nhất là vùng núi đá vôi, gây
khó khăn cho việc sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.

Trên địa bàn huyện có hai con sông là sông Gâm và sông Neo, đây là hai con
sông chính cung cấp nước cho sinh hoạt và tưới tiêu cho các vùng thấp. Do có nhiều
núi cao độ dốc lớn vì vậy vào mùa mưa thường xảy ra lũ quét ảnh hưởng đến phát
triển sản xuất. Tuy nhiên đây cũng là nguồn tiềm năng lớn để xây dựng các nhà máy
thuỷ điện trong tương lai.
3.1.5. Đất đai
Nhìn chung tài nguyên đất của Bảo Lạc khá đa dạng, theo số liệu điều tra
khảo sát thực địa Bảo Lạc có đến 10 nhóm đất chính như sau:


24

- Nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất: nhóm đất này phân bố hầu
hết ở các xã trong huyện trừ xã Hồng An không có nhóm đất này.
- Nhóm đất màu đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất: nhóm đất này phấn
bố hầu hết ở các xã trong huyện trừ xã Bảo Toàn, Sơn Lộ, và Thị trấn Bảo Lạc.
- Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát: nhóm đất này phân bố ở các xã Cốc Pàng,
Cô Ba, Bảo Toàn, Thượng Hà, Hồng Trị, Sơn Lộ, và Đình Phùng.
- Nhóm đất đỏ vàng trên đá mac ma a xit: nhóm đất này tập trung ở xã Sơn
Lộ, Đình Phùng.
- Nhóm đất màu nâu đỏ trên đá mac ma Bazơ trung tính: nhóm đất này phân
bố ở các xã Sơn Lộ, Đình Phùng, Huy Giáp, Hưng Đạo.
- Nhóm đất phù sa sông suối: nhóm đất này phân bố tập trung ở các xã Sơn
Lộ và Hưng đạo.
- Nhóm đất nâu đỏ trên đá vôi: nhóm đất này phân bố ở các xã Cốc Pàng, Khánh
Xuân và Xuân Trường.
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: nhóm đất này phân bố ở hầu hết
các xã trong huyện trừ xã Cốc Pàng, Khánh Xuân, Xuân Trường, Phan Thanh,
Hồng Trị.
- Nhóm đất màu nâu đỏ trên đá vôi: phân bố chủ yếu ở 4 xã Hồng An, Hồng

Trị, Huy Giáp.
- Núi đá vôi: diện tích núi đá vôi phân bố hầu hết ở các xã trong huyện trừ xã
Cốc Pàng, Bảo Toàn và Thị trấn Bảo Lạc.
Nhìn chung nguồn tài nguyên khí hậu, đất của huyện Bảo lạc khá đa dạng và
phong phú với sự góp mặt của chế độ khí hậu đặc trưng với nhiều chỉ tiêu cụ thể
nêu trên và nhiều nhóm loại đất có tiềm năng phát triển nông nghiệp. Đây chính là
nguồn tài nguyên quý khẳng định thế mạnh của Bảo Lạc là phát triển trồng cây
công nghiệp, cây lâu năm, cây dược liệu, cây đặc sản, cây lâm nghiệp và chăn nuôi
đại gia súc.


25

3.1.6. Tài nguyên rừng
Toàn huyện hiện có 84.501 ha rừng, chiếm 91,92% tổng diện tích tự nhiên,
tập trung chủ yếu ở các xã Cốc Pàng, Xuân Trường, Sơn Lộ và Hồng Trị.
- Thực vật: Thảm thực vật rất đa dạng và phong phú được phân bố ở tất cả
các xã. Trong đó có nhiều loại gỗ quý như lim xanh, Nghiến, gụ… đã góp phần ổn
định sinh thái, giữ nước đầu nguồn, hạn chế quá trình xói mòn đất, duy trì cảnh
quan và bảo vệ môi trường.
- Động vật: Liền kề với Khu bảo tồn thiên nhiên Phja Oắc thuộc huyện
Nguyên Bình, rừng của huyện có nhiều loại thú quý hiếm như: Lợn rừng, Khỉ vàng,
Cầy hương, Cầy mực, Tê Tê, Sóc, Nhím..., các loại bò sát (Hổ mang chúa, Hổ
mang, Cạp nong, Cạp nia, Rắn ráo, Trăn đất, Tắc kè, Ba ba trơn) và động vật móng
guốc (Hươu, Nai)
Nhìn chung, tài nguyên rừng của huyện tương đối phong phú và đã đảm nhận
tốt chức năng phòng hộ, ổn định sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên
trong những năm qua do nạn phá rừng cùng với khai thác bừa bãi không theo quy
hoạch nhằm đáp ứng các nhu cầu trước mắt nên diện tích rừng đang bị suy kiệt
mạnh, diện tích rừng nhất là rừng gỗ quý hiếm giảm nhanh chóng.

3.1.7. Tài nguyên khác
3.1.7.1. Tài nguyên khoáng sản
Bảo Lạc có một số loại khoáng sản như quặng sắt ở Hưng Đạo, quặng bô xít,
vàng ở Đình Phùng, Sơn Lộ ...
Tuy nhiên cho đến nay nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện vẫn
chưa được điều tra, khảo sát về trữ lượng.
3.1.7.2. Tài Nguyên du lịch
Bảo Lạc là trung tâm của các huyện miền Tây tỉnh Cao Bằng và là trung tâm
của các tua du lịch Hà Giang - Bảo Lạc - Cao Bằng, Pác Bó - Bảo Lạc - Phja Dạ Ba Bể và khu du lịch sinh thái Phja Đén - Phja Oắc. Bảo Lạc còn là cầu nối của tua
du lịch Trung Quốc với các khu du lịch sinh thái nói trên. Đây là cơ hội khai thác
hiệu quả nguồn tiềm năng du lịch của huyện.


×