Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện tân lạc, tỉnh hòa bình đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 103 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN





Bùi Hồng Nhung





ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020






LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC





Hà Nội - Năm 2013



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



Bùi Hồng Nhung



ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60850103



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC



TS Nguyễn Đình Bồng



Hà Nội - Năm 2013






LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trong khoa Địa lý trường Đại học
Khoa học tự nhiên. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quí thầy cô trong
khoa Địa lý trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy
bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Đình Bồng, người đã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Xin chân thành cám ơn những chuyên viên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa
Bình, Phòng Tài nguyên môi trường huyện Tân Lạc, các cán bộ địa chính các xã Tử Nê,
Quyết Chiến và Phú Cường đã hết lòng giúp đỡ tôi thu thập tài liệu, số liệu và đóng góp
những ý kiến quý báu cho luận văn.
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn tôi luôn nhận được sự động
viên, cổ vũ của gia đình, bạn bè và tập thể lớp Cao học Địa chính k11. Cho tôi gửi lời cám
ơn sâu sắc nhất đến những người luôn ở bên tôi.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và
năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
những đóng góp quí báu của các thầy cô và các bạn.
Tân Lạc ngày 18 tháng 12 năm 2013
Học viên


Bùi Hồng Nhung




MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VÀ DANH MỤC BẢNG, BIỂU 5
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 6
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT . .8
1.1 Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất 8
1.1.1 Đất đai 8
1.1.2 Sử dụng đất 9
1.1.3 Quy hoạch sử dụng đất 12
1.2 Quy hoạch sử dụng đất của một số nƣớc trên Thế giới 16
1.2.1 Quy hoạch sử dụng đất của Vƣơng quốc Thụy Điển 16
1.2.2 Quy hoạch sử dụng đất của Liên bang Úc 18
1.2.3 Quy hoạch sử dụng đất Nhật Bản 18
1.2.4 Quy hoạch sử dụng đất vùng lãnh thố Đài Loan 19
1.2.5 Quy hoạch sử dụng đất Trung Quốc 20
1.3 Quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam 21
1.3.1 Khái quát về quy hoạch sử dụng đất Việt Nam 21
1.3.2 Cơ sở pháp lý hiện hành về quy hoạch sử dụng đất 24
1.3.3 Trình tự thủ tục quy hoạch sử dụng đất cấp huyện 25
Chƣơng 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2001-2010 HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH 28
2.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế, xã hội 28
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 28
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 30
2.1.3 Điều kiện kinh tế, xã hội 33
2.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 36
2.2 Tình hình quản lý đất đai 38
2.2.1 Công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật 39

2.2.2 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 39
2.2.3 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất 40
2.2.4 Công tác xây dựng bản đồ, hồ sơ địa chính 41
2.2.5 Công tác Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận 41
2.2.6 Công tác định giá đất 42

2.2.7 Công tác thanh tra giải quyết khiếu nại đất đai 43
2.3 Tình hình thực hiện Quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2001-2010 43
2.3.1 Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai 2001-2010 của tỉnh Hòa
Bình 43
2.3.2 Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai giai đoạn 2001-2010 huyện
Tân Lạc 48
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH 60
3.1 Những căn cứ để xây dựng quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa
Bình đến năm 2020 60
3.1.1 Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của huyện Tân Lạc, tỉnh hòa Bình
giai đoạn 2011-2020 60
3.1.2 Tiềm năng đất đai của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình 61
3.1.3 Dự báo về nhu cầu sử dụng đất đai của huyện Tân Lạc giai đoạn 2011-
2020 64
3.2 Kết quả điều tra đánh giá thực trạng và định hƣớng quy hoạch sử dụng đất
của các điểm nghiên cứu trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa
Bình 69
3.2.1 Tiểu vùng 1: Xã Quyết Chiến 69
3.2.2 Tiểu vùng 2: Xã Phú Cƣờng 74
3.2.3 Tiểu vùng 3: Xã Tử Nê 79
3.3 Định hƣớng QHSDĐ huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 80
3.3.1 Định hƣớng QHSDĐ đất nông nghiệp 81

3.3.2 Đất phi nông nghiệp 82
3.3.3 Đất chƣa sử dụng 85
3.4 Đề xuất các giải pháp thực hiện định hƣớng quy hoạch sử dụng đất huyện
Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 85
3.4.1 Giải pháp về cơ chế chính sách 85
3.4.2 Giải pháp về công tác quản lý 88
3.4.3 Giải pháp về đầu tƣ 89
3.4.4 Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
1. Kết luận 91
2.Kiến nghị 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93


DANH MỤC HÌNH VÀ DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 1: Chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
Bảng 2: Tình hình biến động diện tích các loại đất huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
năm 2005-2010;
Hình 1: Trình tự, nội dung lập Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
Hình 2: Cơ cấu diện tích các loại đất huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình năm 2011;
Hình 3: Hiện trạng sử dụng đất xã Quyết Chiến năm 2010;
Hình 4: Hiện trạng sử dụng đất xã Phú Cƣờng năm 2010;
Hình 5: Hiện trạng sử dụng đất xã Tử Nê năm 2010;
Biểu số 05-QH: Phân kỳ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch xã Quyết
Chiến;
Biểu số 06-QH: Phân kỳ quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất xã Quyết Chiến;
Biểu số 02-QH: Quy hoạch sử dụng đất xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc đế năm
2020;
Biểu 05-QH: Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất 2011-2015 và 2016-2020 xã Phú

Cƣờng;
Biểu 02/CX: Quy hoạch sử dụng đất xã Tử Nê đến năm 2020;
Biểu 08/CX: Kế hoạch sử dụng đất phân theo từng năm xã Tử Nê;
Biểu số: 088/CH: Kế hoạch sử dụng đất phân theo từng năm huyện Tân Lạc, tỉnh
Hòa Bình;
Biểu số: 02/CH: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa
Bình.




DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa;
QHSDĐ: Quy hoạch sử dụng đất;
KHSDĐ: Kế hoạch sử dụng đất;
QHKHSDĐ: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
QHTTPTKTXH: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;
QSDĐ: Quyền sử dụng đất;
CCTTHC: Cải cách thủ tục hành chính;
BCHQS: Ban chỉ huy quân sự;
NTTS: Nuôi trồng thủy sản;
ĐCSD: Đất chƣa sử dụng;
KT-XH: Kinh tế xã hội;
TG: Thời gian;
MNCD: Mặt nƣớc chuyên dùng;
GCN: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất;
CSD: Chƣa sử dụng;
UBND: Ủy ban nhân dân.





1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố các khu
dân cƣ, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng” (Quốc
Hội, 1993, Luật Đất đai). Để đất đai thực sự trở thành nguồn nội lực để phát triển
kinh tế xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh thực hiện CNH-HĐH quản lý và sử dụng đất
đai theo quan điểm phát triển bền vững dựa trên 3 trụ cột: Kinh tế - Xã hội - Môi
trƣờng, phải đáp ứng đƣợc 3 tiêu chí “hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế - xã
hội cao nhất”. Những tiêu chí đó đã trở thành đòi hỏi bức thiết đối với công tác
quản lý đất đai đặc biệt là vấn đề tầm nhìn và quy hoạch sử dụng đất.
Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã quy định
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu” (Điều 17);
“Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật” (Điều 18); Cụ
thể hoá các quy định của Hiến Pháp, Luật Đất đai 2003 đã quy định về “Nội dung
quản lý Nhà nước về đất đai - tại khoản 2, Điều 6”, trong đó quy hoạch sử dụng đất
đƣợc xác định là một trong 13 nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai.
Có thể thấy bất luận trong hoàn cảnh nào quy hoạch sử dụng đất cũng là vấn
đề luôn đƣợc Đảng và nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm. Quy hoạch sử dụng đất là cở
sở để xây dựng kế hoạch và quản lý nhà nƣớc về đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất là cơ sở để quản lý nhà nƣớc về đất đai và phải đi
trƣớc một bƣớc đảm bảo phân bổ một cách hợp lý nguồn tài nguyên quốc gia phục
vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội bền vững; là định hƣớng chỉ đạo và yêu cầu
xuyên suốt trong công tác quản lý đất đai nhằm đảm bảo quỹ đất phục vụ mục tiêu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc bảo vệ môi trƣờng, an ninh lƣơng thực, xóa

đói, giảm nghèo, công bằng xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu.
2

Trong quy hoạch sử dụng đất thì quy hoạch cấp huyện đóng vai trò quan
trọng. Nó là cơ sở để lập và phân bổ đất đai cho các ngành, quy hoạch phân bổ đất
đai theo lãnh thổ, bổ sung hoàn chỉnh cho quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cả
nƣớc. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện nắm chắc đƣợc quỹ đất hiện tại của huyện,
phân tích đƣợc những hợp lý và bất hợp lý trong sử dụng đất đai. Từ đó dự tính
phân bổ, quản lý, sử dụng đất cho các mục đích về kinh tế và xã hội một cách hợp
lý, tiết kiệm và đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trong quá trình đổi mới, cùng với cả nƣớc Hòa Bình đang đẩy mạnh thực
hiện phát CNH-HĐH. Là một tỉnh miền núi điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của
tỉnh còn nhiều khó khăn, Hòa Bình xác định: Đất đai là nguồn nội lực để phát triển
kinh tế xã hội của địa phƣơng. Trong những năm qua công tác quản lý đất đai nói
chung và công tác quy hoạch sử dụng đất nói riêng trên địa bàn tỉnh đã đƣợc quan
tâm thực hiện. Đến nay Hòa Bình đã hoàn thành công tác quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2010 và đang triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015.
Tân Lạc là 1 trong 11 huyện, thành phố của tỉnh Hoà Bình. Là huyện miền
núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, cách Thành phố Hoà Bình khoảng 30 km, cách
trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 100 km. Toạ độ địa lý ở vào khoảng 20
0
27’35” –
20
0
35’95” vĩ độ Bắc, 105
0
6’25”-105
0
23’23” kinh độ Đông. Huyện Tân Lạc có phía

Bắc giáp với huyện Đà Bắc; phía Nam giáp huyện Lạc Sơn; phía Đông giáp huyện
Cao Phong; phía Tây giáp huyện Mai Châu và huyện Bá Thƣớc, tỉnh Thanh Hóa.
Những năm gần đây, công tác quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Hòa Bình nói chung
và huyện Tân Lạc nói riêng, cũng không nằm ngoài tình hình, kết quả thực hiện quy
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010 của cả nƣớc đã nêu trên; Đặc biệt trong điều
kiện khó khăn của miền núi, những mặt hạn chế trong quy hoạch sử dụng đất của
địa phƣơng còn trầm trọng hơn.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Định
hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đến năm 2020”
3

nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cho việc thực hiện định hƣớng quy
hoạch sử dụng đất của địa phƣơng trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Tân
Lạc, tỉnh Hòa Bình trong kỳ quy hoạch trƣớc (2001 - 2010).
- Đề xuất định hƣớng quy hoạch sử dụng đất huyện Tân lạc, tỉnh Hòa Bình
đến năm 2020.
3. Yêu cầu
- Đánh giá đầy đủ, khách quan về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, giai đoạn (2001 - 2010). Xác định rõ
những điểm mạnh, yếu và nguyên nhân của những hạn chế trong việc lập và thực
hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phƣơng.
- Định hƣớng Quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đến 2020
trên cơ sở phân bổ sử dụng đất của tỉnh trên địa bàn; xác định đầy đủ nhu cầu sử
dụng đất của các ngành trên địa bàn nghiên cứu, đảm bảo bố trí, phân bổ quỹ đất
hợp lý, đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn
2011-2020.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

- Phạm vi: Trong phạm vi địa giới hành chính huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa
Bình.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1 Phương pháp điều tra
- Phương pháp điều tra thứ cấp: Sử dụng phƣơng pháp điều tra để thu thập
tài liệu, số liệu, bản đồ hiện trạng phản ánh tình hình phát triển kinh tế- xã hội và
hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
4

- Phương pháp điều tra sơ cấp: Điều tra tình hình thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất kỳ trƣớc và khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, định
hƣớng sử dụng đất đến năm 2020 của một số đơn vị hành chính cấp xã (điểm).
5.2 Phương pháp chọn điểm
Áp dụng phƣơng pháp “điểm chìa khóa” chọn các điểm đại diện cho các tiểu
vùng theo vùng tự nhiên, kinh tế của Huyện Tân Lạc, cụ thể nhƣ sau:
- Tiểu vùng 1: Xã Quyết Chiến;
- Tiểu vùng 2: Xã Phú Cƣờng;
- Tiểu vùng 3: Xã Tử Nê.
5.3 Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh số liệu
Sử dụng phƣơng pháp để tổng hợp, phân tích các số liệu thứ cấp, sơ cấp.
5.4 Phương pháp dự báo
Áp dụng phƣơng pháp này để xác định và lựa chọn phƣơng án sử dụng các
loại đất, lập các chỉ tiêu khống chế các loại đất phi nông nghiệp, hƣớng dẫn phƣơng
án phân phối và điều chỉnh sử dụng đất cấp dƣới.
5.5 Phương pháp toán kinh tế:
Áp dụng phƣơng pháp này để dự báo quy hoạch sử dụng đất đai mang tính
chất xác suất. Phƣơng pháp này nhằm dự báo các nhu cầu sử dụng đất của các
ngành và các mục đích sử dụng.
5.6 Phương pháp bản đồ:
Sử dụng bản đồ để thể hiện nội dung và các yếu tố trên bản đồ hiện trạng, và

bản đồ quy hoạch của địa bàn nghiên cứu.
5.7 Phương pháp kế thừa
5

Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình, chƣơng trình,
đề tài khoa học, luận văn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, từ đó rút ra quy luật
phát triển, biến động đất đai.
5.8 Phương pháp chuyên gia
Luận văn đòi hỏi lý luận sâu sắc, tầm nhìn chiến lƣợc nên trong quá trình
thực hiện luận văn phƣơng pháp này đƣợc áp dụng để tham vấn ý kiến các nhà khoa
học, các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất.
6. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn
- Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
- Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 24/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ
ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và
tái định cƣ;
- Thông tƣ số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất;
- Quy hoạch sử dụng đất đai huyện Tân Lạc thời kỳ 1998 - 2010;
6


- Báo cáo tình hình công tác quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001 - 2010, kế hoạch
sử dụng đất từ năm 2011 đến năm 2020 của huyện Tân Lạc - tỉnh Hòa Bình;
- Kết quả kiểm kê đất đai của huyện Tân Lạc đến 01/01/2010;
- Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về
quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
- Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Hòa Bình đến năm 2020;
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Tân Lạc đến năm 2020;
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011 - 2015) tỉnh Hòa Bình;
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Tân Lạc lần thứ XXI;
- Chỉ tiêu phân bổ sử dụng đất của tỉnh Hòa Bình cho huyện Tân Lạc và nhu
cầu sử dụng đất của đến năm 2020 cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện;
- Điều chỉnh quy hoạch chi tiết thị trấn Mƣờng Khến đã đƣợc cấp có thẩm
quyền phê duyệt;
- Nhu cầu sử dụng đất xây dựng công trình phục vụ đời sống, công trình công
cộng của xã, thị trấn đến năm 2020.
7. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận - kiến nghị, danh mục biểu
và phụ biểu, danh mục tài liệu gồm 3 chƣơng chính:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn về quy hoạch sử dụng đất.
Chƣơng 2: Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất 2001-2010
huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình.
Chƣơng 3: Định hƣớng quy hoạch sử dụng đất đến 2020 huyện Tân Lạc, tỉnh
Hoà Bình.
7

Đây là đề tài thực hiện trong thời gian ngắn, cách nhìn nhận, đánh giá, đề
xuất còn mang tính chủ quan. Tuy đã có nhiều cố gắng để hoàn thành bản luận văn
này, nhƣng không thể tránh khỏi những bất cập, khiếm khuyết. Tác giả rất mong

nhận đƣợc ý kiến phản ánh, góp ý để tiếp tục hoàn thiện.
8

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1.1 Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất
1.1.1 Đất đai
“Đất đai" là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng (gồm khí
hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích nƣớc,
tài nguyên nƣớc ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm ngang trên
mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhƣỡng, địa hình, thuỷ văn,thảm thực vật cùng các
thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản
xuất cũng nhƣ cuộc sống của xã hội loài ngƣời. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có
trƣớc lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là
điều kiện lao động. Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của
xã hội loài ngƣời. Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản
xuất nào, cũng nhƣ không thể có sự tồn tại của loài ngƣời. Đất đai là một trong
những tài nguyên vô cùng quý giá của con ngƣời, điều kiện sống cho động vật, thực
vật và con ngƣời trên trái đất.
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất
đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp,
giao thông, thuỷ lợi và các công trình thuỷ lợi khác. Đất đai cung cấp nguyên liệu
cho ngành công nghiệp, xây dựng nhƣ gạch ngói, xi, măng, gốm sứ Đất đai là
nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tƣ cố định, là thƣớc đo sự giàu có của
một quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chính, nhƣ
là sự chuyển nhƣợng của cải qua các thế hệ và nhƣ là một nguồn lực cho các mục
đích tiêu dùng. Luật Đất đai năm 1993 của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố các khu
dân cƣ, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua

9

nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xƣơng máu mới tạo lập, bảo vệ
đƣợc vốn đất đai nhƣ ngày nay" [16].
Đất đai giữ vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng - là điều kiện đầu tiên, là cơ
sở của mọi quá trình sản xuất, là nơi tìm đƣợc công cụ lao động, nguyên liệu lao
động và nơi sinh tồn của xã hội loài ngƣời. Tuy nhiên, vai trò của đất đai đối với
từng ngành rất khác nhau:
- Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức
năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự
trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm
đƣợc tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lƣợng thảm
thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất.
- Trong các ngành nông - lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình
sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tƣợng lao động
(luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất nhƣ cày, bừa, xới xáo ) và công cụ
hay phƣơng tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi ). Quá trình sản xuất
nông - lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tự
nhiên của đất.
Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội loài ngƣời, sự hình thành
và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh thần, các tính thành tựu
kỹ thuật vật chất - văn hoá khoa học đều đƣợc xây dựng trên nền tảng cơ bản- sử
dụng đất. Kinh tế xã hội phát triển mạnh, cùng với sự tăng dân số nhanh đã làm cho
mối quan hệ giữa ngƣời và đất ngày càng căng thẳng những sai lầm liên tục của con
ngƣời trong quá trình sử dụng đất đã dẫn đến huỷ hoại mội trƣờng đất, một số công
năng nào đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên quan trọng và
mang tính toàn cầu.
1.1.2 Sử dụng đất
1.1.2.1 Khái niệm: Là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ
ngƣời - đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trƣờng.

10

Căn cứ vào nhu cầu của thị trƣờng sẽ phát hiện và quyết định phƣơng hƣớng chung,
mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên, phát huy tối đa tiềm năng đất đai nhằm đạt hiệu
quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng và sự phát triển bền vững.Vì vậy, phạm vi, cơ cấu
và phƣơng thức sử dụng đất vừa bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái
tự nhiên vừa bị chi phối bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ
thuật.
1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất: Theo Võ Tử Can, 2004 [8],
Nguyễn Tiến Cƣờng, 2012 [11] có 3 nhân tố ảnh hƣởng đến sử dụng đất:
a) Nhân tố điều kiện tự nhiên: Quá trình sử dụng đất đai cần phải chú ý đến
các đặc tính và tính chất đất đai để xác định yếu tố hạn chế hay tích cực cho việc sử
dụng đất hợp lý nhƣ: Chế độ nhiệt, bức xạ, độ ẩm, yếu tố địa hình, thổ nhƣỡng, xói
mòn Các đặc tính, tính chất này đƣợc chia làm 2 loại:
- Điều kiện khí hậu: Khí hậu là một thành phần rất quan trọng của hệ sinh
thái đồng ruộng. Nó cung cấp năng lƣợng chủ yếu cho quá trình tạo thành chất hữu
cơ, mang lại năng suất cho cây trồng. Có đến 90-95% chất hữu cơ của cây là do quá
trình quang hợp với sự cung cấp năng lƣợng của ánh sáng mặt trời.Cây trồng tận
dụng cao nhất điều kiện khí hậu sẽ cho tổng sản phẩm và giá trị kinh tế cao nhất.
Các điều kiện khí hậu nhƣ cƣờng độ ánh sáng, nhiệt độ bình quân, chế độ nƣớc,
lƣợng mƣa, độ ẩm không khí, hàm lƣợng CO
2
, H
2
O, O
2
trong không khí, có ảnh
hƣởng trực tiếp đến sự phân bố, sinh trƣởng và phát dục của cây trồng.
- Điều kiện đất đai: Các yếu tố địa hình, địa mạo, độ cao, độ dốc, hƣớng dốc,
mức độ xói mòn thƣờng dẫn đến sự khác nhau về đất đai và khí hậu, ảnh hƣởng

trực tiếp đến sản xuất và hoạt động của các ngành. Địa hình là yếu tố phức tạp ảnh
hƣởng đến nhiều yếu tố khác. Trƣớc hết, địa hình ảnh hƣởng đến khí hậu, nếu có sự
khác nhau về độ cao sẽ dẫn đến chế độ nhiệt và chế độ ẩm khác nhau. Ở vùng đồi
núi, yếu tố quan trọng nhất của địa hình là độ dốc. Đối với đất nông nghiệp, độ dốc
kết hợp với yếu tố lƣợng mƣa, tính chất đất sẽ quyết định khả năng canh tác và hệ
thống cây trồng phù hợp để khắc phục những yếu tố hạn chế. Đối với ngành phi
11

nông nghiệp, yếu tố địa hình quyết định những thuận lợi hay khó khăn của việc thi
công công trình hay khả năng và quy mô sản xuất (ngành công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp ).
b) Nhân tố kinh tế - xã hội: Các nhân tố kinh tế - xã hội bao gồm các thể
chế, chính sách, thực trạng phát triển các ngành, điều kiện cơ sở hạ tầng: giao
thông, thủy lợi, xây dựng , trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí,
dân số, lao động, việc làm và đời sống văn hóa, xã hội. Các điều kiện tự nhiên là cơ
sở để xây dựng phƣơng án sử dụng đất nhƣng các nhân tố kinh tế - xã hội sẽ quyết
định phƣơng án đã lựa chọn có thực hiện đƣợc hay không? Phƣơng án sử dụng đất
đƣợc quyết định bởi khả năng của con ngƣời và các điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ
thuật hiện có.
c) Nhân tố không gian: Trong thực tế, bất kỳ ngành sản xuất nào (nông
nghiệp, công nghiệp, xây dựng, khai thác khoáng sản ) đều cần đến đất đai là điều
kiện không gian cho các hoạt động. Tính chất không gian bao gồm: vị trí địa lý, địa
hình, hình dạng, diện tích. Đất đai không thể di dời từ nơi này đến nơi khác nên sự
thừa thãi đất đai ở nơi này không thể sử dụng để đáp ứng sự thiếu đất ở địa phƣơng
khác. Đất đai phải khai thác tại chỗ, không thể chia cắt mang đi nên không thể cóhai
khoanh đất giống nhau hoàn toàn. Do đó, không gian là yếu tố quan trọng quyết
định hiệu quả của việc sử dụng đất.
Các quá trình sản xuất công nghiệp đƣợc thực hiện bởi tác động của con
ngƣời lên đối tƣợng lao động thông qua tƣ liệu sản xuất nằm ở vị trí cố định, một
không gian hạn chế. Trong sản xuất nông nghiệp thì khác, ngƣời sản xuất tác động

trực tiếp vào đất đai thông qua các tƣ liệu sản xuất để mang lại năng suất, sản lƣợng
cao nhất có thể. Vị trí và diện tích đất đai là bất biến nhƣng xã hội thay đổi từng
ngày, các ngành kinh tế không ngừng phát triển, dân số ngày càng tăng, điều này đã
gây áp lực lớn đối với đất đai và cũng là thử thách đối với toàn xã hội.
Đặc điểm không thể chuyển dịch của đất đai dẫn đến những lợi thế hoặc khó
khăn cho vùng, lãnh thổ. Nếu những khoanh đất có vị trí tại khu trung tâm, có nền
12

kinh tế phát triển, thuận lợi giao thông, giao lƣu buôn bán thì hiệu quả sử dụng đất
của khoanh đất đó sẽ lớn hơn rất nhiều so với khoanh đất tại vùng nông thôn, có nền
kinh tế kém phát triển, không thuận tiện giao thong hay những khoanh đất tại vùng
đồng bằng, địa hình bằng phẳng sẽ cho hiệu quả của sản xuất nông nghiệp cao hơn
vùng đồi núi, địa hình phức tạp.
1.1.3 Quy hoạch sử dụng đất
1.1.3.1 Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ)
Theo Tôn Gia Huyên, 2007 [13] “QHSDĐ là bản “tổng phổ” của phát triển,
trong đó phản ánh cụ thể các ý tƣởng về tƣơng lai của các ngành các cấp nhịp nhàng
và cân đối, thông qua những trình tự hành chính và pháp lý nhất định để trở thành
quy chế xã hội, mọi ngƣời đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện. Quá trình tổ chức
thành lập, thực hiện điều chỉnh quy hoạch là quá trình huy động lực lƣợng xã hội
vào sự nghiệp công cộng theo phƣơng thức dân chủ, nên đó cũng là quá trình xây
dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân. Do đó QHSDĐ vừa là phƣơng thức
để phát triển vừa là công cụ để xây dựng và củng cố Nhà nƣớc”: i) Về khía cạnh
kinh tế, QHSDĐ là quá trình tối đa hóa giá trị của bất động sản; theo đó, việc sử
dụng đất đƣợc quyết định trên cơ sở các động lực của thị trƣờng, nên cũng có thể
nói rằng quy hoạch sử dụng đất phải trở thành một sản phẩm của cơ chế thị trƣờng -
nghĩa là mỗi thửa đất đều phải đƣợc sử dụng theo cách đảm bảo tổng số các thửa đất
trong vùng quy hoạch có giá trị tối đa theo các tiêu chuẩn thị trƣờng. ii) Về khía
cạnh xã hội, QHSDĐ đảm bảo cân bằng nhu cầu đất đai cho các nhóm lợi ích, cân
bằng giữa nhu cầu sản xuất với đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng

dân cƣ, thoả mãn nhu cầu đa dạng đối với đất đai của toàn xã hội. iii) Về khía cạnh
pháp lý, quá trình lập và thực hiện QHSDĐ cũng là quá trình hoàn thiện bộ máy
quản lý nhà nƣớc và thực hiện dân chủ hóa trong quản lý sử dụng tài nguyên thiên
nhiên và tài sản xã hội. Các quy định pháp luật về lập, xét duyệt và tổ chức thực
hiện quy hoạch sử dụng đất trở thành công cụ quản lý nhà nƣớc đảm bảo cho sự
13

phát triển đồng bộ, ổn định và an toàn đƣợc thể hiện ngay trong nội dung của các đề
án quy hoạch sử dụng đất [13].
Theo Chu Văn Thỉnh, 2007 [21] “QHSDĐ là hệ thống các biện pháp của nhà
nƣớc (thể hiện đồng thời 3 tính chất kinh tế, kỹ thuật và pháp chế) về tổ chức sử
dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất, thông qua
việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất đai nhƣ tƣ liệu sản xuất, nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất của xã hội tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trƣờng. Nhƣ
vậy về thực chất QHSDĐ là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện
đƣa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời
2 chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất nhƣ tƣ liệu
sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ
đất và môi trƣờng” [21].
1.1.3.2 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
a) Tính lịch sử - xã hội: Qua mỗi giai đoạn lịch sử lại có các chế độ cai trị
khác nhau, lịch sử phát triển của mỗi loại giai đoạn khác nhau. Chính vì thế, ta có
thể nói rằng lịch sử phát triển xã hội chính là lịch sử phát triển của qui hoạch sử
dụng đất đai. Quy hoạch đất đai thể hiện động thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực
lƣợng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là
một bộ phận của phƣơng thức sản xuất xã hội.
b) Tính tổng hợp: QHSDĐ mang tính tổng hợp rất cao, đề cập đến nhiều lĩnh
vực về khoa học, kinh tế, xã hội nhƣ: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và
đất đai, sản suất công nông nghiệp, môi trƣờng sinh thái Quy hoạch sử dụng đất
đai lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, nó phân bổ, bố trí và

điều chỉnh các nhu cầu đất đai; điều hoà các mâu thuẫn về đất đai các ngành, lĩnh
vực xác định và điều phối phƣơng thức, phƣơng hƣớng phân bổ sử dụng đất phù
hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển
bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định.
14

c) Tính dài hạn: Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những
yếu tố kinh tế xã hội quan trọng nhƣ: sự thay đổi về nhân khẩu học, tiến bộ kỹ thuật,
đô thị hoá, công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và các lĩnh vực khác, từ đó
xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phƣơng hƣớng,
chính sách và biện pháp có tính chiến lƣợc, tạo căn cứ khoa học cho xây dựng kế
hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn.
d) Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: Với đặc tính trung và dài hạn, QHSDĐ
chỉ dự kiến trƣớc đƣợc các xu thế thay đổi phƣơng hƣớng, mục tiêu, cơ cấu và phân
bố sử dụng đất (mang tính đại thể, không dự kiến đƣợc các hình thức và nội dung cụ
thể, chi tiết của sự thay đổi). Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là qui hoạch mang
tính chiến lƣợc, các chỉ tiêu của qui hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phƣơng
huớng và khái lƣợc về sử dụng đất.
đ) Tính chính sách: QHSDĐ thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính
sách xã hội. Khi xây dựng phƣơng án phải quán triệt các chính sách và quy định có
liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nƣớc, đảm bảo cụ thể mặt bằng đất đai của
các mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kinh tế chính trị xã hội;
tuân thủ các chỉ tiêu, các qui định khống chế về dân số, đất đai và môi trƣờng sinh
thái.
e) Tính khả biến: Dƣới sự tác động của nhiều nhân tố khó định trƣớc, đoán
trƣớc, theo nhiều phƣơng diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một
trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp
hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời lỳ nhất định. Điều này thể hiện tính
khả biến của qui hoạch. Quy hoạch sử dụng đất đai luôn là quy hoạch động [14, 8].
1.1.3.3 Nguyên tắc của quy hoạch sử dụng đất

Việc lập QHKHSDĐ phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội, quốc phòng, an ninh;
15

b) Đƣợc lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
cấp dƣới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch
sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền quyết định, xét duyệt;
c) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử
dụng đất của cấp dƣới;
d) Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
e) Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng;
f) Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
g) Dân chủ và công khai;
h) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải đƣợc quyết định, xét
duyệt trong năm cuối của kỳ trƣớc đó [17].
1.1.3.4 Nội dung của quy hoạch sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 23, Luật Đất đai năm 2003 nội dung của QHSDĐ
bao gồm:
+ Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai;
+ Xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch;
+ Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh;
+ Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án;
+ Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trƣờng;
+ Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất [17].
1.1.3.5 Các phương pháp áp dụng trong quy hoạch sử dụng đất
16


Trên cơ sở về nguyên tắc và nội dung QHSDĐ, có thể áp dụng các phƣơng
pháp dƣới đây để lập quy hoạch sử dụng đất:
a) Phương pháp kết hợp định tính và định lượng: i) Phân tích định tính: dự
báo mối quan hệ tƣơng hỗ giữa phát triển KTXH với sử dụng đất. ii) Phân tích định
lƣợng: từ những phân tích định tính tính lƣợng hóa các mối quan hệ giữa sử dụng
đất và phát triển KTXH.
b) Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận vĩ mô từ trên xuống và vi mô từ dƣới lên:
i) Tiếp cận vĩ mô từ trên xuống: Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội của cả nƣớc, cả vùng có liên quan hoặc có tác động đến việc sử dụng đất trên
địa bàn tỉnh. ii) Tiếp cận vi mô từ dƣới lên: Căn cứ vào nhu cầu, kế hoạch sử dụng
đất đai của các huyện, thành phố, các Sở, ban ngành trong tỉnh để tổng hợp, chỉnh
lý, soát xét xây dựng quy hoạch sử dụng đất của tỉnh; iii) Từ trên xuống và từ dƣới
lên: phân tích từ trên xuống xác định mục tiêu chiến lƣợc (định hƣớng lớn), trên cơ
sở đó cụ thể hóa các mục tiêu để hoàn thiện và tối ƣu hóa quy hoạch (từ dƣới lên).
c) Phương pháp cân bằng tương đối: QHSDĐ là thiết lập một hệ thống cân
bằng tƣơng đối trong sử dụng đất
QHSDĐ = F(Tự nhiên, KT, XH, MT, TG)
Sự mất cân đối trong SDĐ luôn đƣợc điều chỉnh
d) Phương pháp phân tích và dự báo: Xác định rõ sự tác động các yếu tố đến
tiến trình vận động và phát triển của hiện tƣợng KT-XH trong điều kiện cụ thể, từ
đó đƣa ra đƣợc các ý tƣởng khác nhau về sự vận động và phát triển của hiện tƣợng
đó.
e) Tối ưu hóa các bài toán về tổ chức lãnh thổ (bài toán quy hoạch tuyến
tính).
1.2 Quy hoạch sử dụng đất của một số nƣớc trên Thế giới
1.2.1 Quy hoạch sử dụng đất của Vương quốc Thụy Điển
17

1.2.1.1 Nguyên tắc: Việc QHSDĐ ở Thụy Điển chính là trách nhiệm của

chính quyền địa phƣơng (chính quyền tự trị), nơi có trách nhiệm phát triển các kế
hoạch sử dụng đất trong lãnh thổ và các kế hoạch phát triển chi tiết khác. Chính
quyền địa phƣơng cần phải lồng ghép lợi ích quốc gia vào công tác quy hoạch của
mình. Lợi ích quốc gia bao gồm việc bảo đảm sử dụng đất cho những mục đích
quan trọng nhƣ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, bảo tồn thiên nhiên, đồng
thời cũng bao gồm việc cho phép sử dụng đất đầu tƣ xây dựng đƣờng bộ, đƣờng
tàu, khai thác mỏ , quốc ph
̣
òng v.v. Những khu vực đặc biệt quan trọng với môi
trƣờng nhƣ vùng duyên hải, vùng chƣa phát triển và sông ngòi luôn đƣợc bảo vệ
khỏi sự khai thác tràn lan. Công tác quản lý theo vùng, hạt phải đảm bảo lợi ích của
quốc gia luôn đƣợc bảo vệ trong quá trình quy hoạch.
Việc bố trí đất đai chính là công cụ cho việc triển khai QHSDĐ, tạo nên
những mảnh, thửa đất hợp lý, và tạo ra những thay đổi, điều chỉnh những quyền hạn
hiện hành. Nó bao gồm việc bố trí các thửa đất, mảnh đất hoặc không gian 3 chiều,
thay đổi ranh giới các thửa đất cũ, chuyển đổi ví dụ nhƣ cơi nới đƣờng xá, chuyển
đổi sử dụng đất giữa các nhóm khác nhau, tạo nên những quyền hữu hạn cho việc
tiếp cận các khu vực, tiện nghi chung nhƣ các khu vui chơi công cộng, bãi đỗ xe, hệ
thống cung cấp nƣớc và hệ thống thoát nƣớc Việc bố trí, phân bổ đất đai cũng bao
gồm việc thiết lập các quyền đối với hệ thống đƣờng dây điện, tàu điện ngầm và
việc thành lập các tổ chức quản lý đất hoặc các tiện nghi có chung sở hữu. Dồn điền
đổi thửa các thửa đất manh mún đang đƣợc thực hiện chủ yếu ở nhiều cánh rừng
nằm rải rác Thụy Điển.
1.2.1.2 Trình tự thủ tục, về cơ bản quá trình lập QHSDĐ của Thụy Điển
a) Bước đầu tiên là tiến hành nghiên cứu về nhu cầu sử dụng đất từ các
ngành khác nhau của chính phủ và từ các mức độ phân cấp quản lý nhau, chính
quyền địa phƣơng, khu vực và chính quyền trung ƣơng. Mỗi lĩnh vực sử dụng đất
(nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, giao thông vận tải, sản xuất điện, bảo vệ môi
trƣờng và văn hóa) đƣợc tham vấn về các nhu cầu sử dụng đất ƣu tiên. Các nhu
18


cầu sử dụng đất này sẽ đƣợc biên soạn và lợi ích cạnh tranh giữa các mục đích sử
dụng đất khác nhau sẽ đƣợc xác định.
b) Bước thứ hai của quá trình lập QHSDĐ là tham vấn các thành phố về ưu
tiên của họ cho các nhu cầu cạnh tranh về sử dụng đất: Những nhu cầu sử dụng đất
cụ thể đƣợc xác định chính là quan tâm của địa phƣơng, khu vực hoặc quốc gia và
đƣợc bảo vệ trong hoạt động quy hoạch sử dụng đất tiếp đó do thành phố thực hiện.
Chính quyền quận sẽ biên soạn các kết quả này và gửi cho Chính phủ trung ƣơng và
Quốc hội để quyết định trong các trƣờng hợp đang có xung đột giữa lợi ích quốc gia
với lợi ích khu vực hoặc địa phƣơng hoặc có sự cạnh tranh giữa các lợi ích quốc gia
khác nhau. Chính quyền trung ƣơng thông qua Chính quyền vùng quản lý để bảo vệ
các lợi ích quốc gia đã đƣợc xác định trong quy hoạch sử dụng đất sau đó của địa
phƣơng [32].
1.2.2 Quy hoạch sử dụng đất của Liên bang Úc
Công tác QHSDĐ của Úc đƣợc quy định trong pháp luật về đất đai, nhà ở,
nhà chung cƣ, pháp luật về ngân hàng và thế chấp tài sản liên quan đến đất đai.
QHSDĐ đƣợc lồng ghép trong quy hoạch tổng thể phát triển địa phƣơng và quy
hoạch xây dựng. QHSDĐ đƣợc duyệt có vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế
- xã hội: QHSDĐ, cùng với quy hoạch hệ thống hạ tầng (cấp điện, cấp nƣớc, vệ sinh
môi trƣờng…) đƣợc tích hợp đồng bộ trên nền bản đồ địa chính và khai thác phục
vụ cho công tác quản lý đất đai nói chung, cụ thể nhƣ: cung cấp thông tin, cấp giấy
chứng nhận [ 22].
1.2.3 Quy hoạch sử dụng đất Nhật Bản
QHSDĐ ở Nhật Bản đƣợc phát triển từ rất lâu, đặc biệt đƣợc đẩy mạnh vào
đầu những năm 70 của thế kỷ XX. QHSDĐ Nhật Bản không những chú ý đến hiệu
quả kinh tế, xã hội mà còn rất chú trọng đến bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững,
tránh rủi ro của tự nhiên nhƣ động đất, núi lửa, ngăn ngừa sự tác động của việc tăng

×