Tải bản đầy đủ (.pdf) (233 trang)

quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh cao bằng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.98 MB, 233 trang )

UBND TỈNH CAO BẰNG
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG









QUY HOẠCH KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2020






















UBND TỈNH CAO BẰNG
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG













QUY HOẠCH KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2020


CHỦ ĐẦU TƯ
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CAO BẰNG

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
LIÊN ĐOÀN QH & ĐT TÀI NGUYÊN

NƯỚC MIỀN BẮC











i

MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH SÁCH BẢNG v
DANH SÁCH HÌNH ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT x
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG 3
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH ĐỊA MẠO VÀ ĐỊA CHẤT THỔ NHƯỠNG 3
1.1.1. Vị trí địa lý 3
1.1.3. Đặc điểm địa chất và thổ nhưỡng 5
1.1.3.1. Đặc điểm địa chất 5
1.1.3.2. Đặc điểm thổ nhưỡng 5
1.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG VÀ MẠNG LƯỚI SÔNG NGÒI 7
1.2.1. Đặc điểm khí tượng 7
1.2.2. Đặc điểm mạng lưới sông hồ 10

1.3. CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN 13
1.4. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG 16
1.4.1. Dân cư 16
1.4.2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 17
1.4.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 18
1.4.3.1. Ngành nông nghiệp 18
1.4.3.2. Ngành công nghiệp 21
1.4.3.3. Các ngành kinh tế khác 22
1.5. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG 24
1.5.1. Phương hướng chung 24
1.5.2. Dự báo phát triển dân số 26
1.5.3. Quy hoạch phát triển nông nghiệp 27
1.5.4. Phương hướng phát triển công nghiệp 31
1.6. TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN TÀI
NGUYÊN NƯỚC 35
1.6.1.1. Tác động do phát triển dân số và phân bố dân cư 35
1.6.1.2. Hoạt động sản xuất công nghiệp và năng lượng 37
1.6.1.3. Các hoạt động nông, lâm nghiệp, thủy sản 38
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ẢNH
HƯỞNG ĐẾN NGUỒN NƯỚC TỈNH CAO BẰNG 40
2.1. HIỆN TRẠNG DỮ LIỆU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC 40
2.1.1. Thông tin về tình hình quan trắc khí tượng, thủy văn và số liệu 40
2.1.1.1. Lưới trạm quan trắc khí tượng, đo mưa 40
2.1.1.2. Lưới trạm thủy văn 41


ii

2.1.1.3. Đánh giá chất lượng tài liệu quan trắc 41
2.1.2. Tổng quan mức độ nghiên cứu tài nguyên nước dưới đất 42

2.2. PHÂN VÙNG ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ CÂN BẰNG NƯỚC 42
2.2.1. Tiêu chí phân vùng 42
2.2.2. Kết quả phân vùng 43
2.3. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN NƯỚC 46
2.3.1. Tài nguyên nước mưa 46
2.3.1.1. Chế độ mưa 46
2.3.1.2. Tiềm năng tài nguyên nước mưa 48
2.3.2. Tài nguyên nước mặt 49
2.3.2.1. Chế độ dòng chảy 49
2.3.2.2. Trữ lượng tài nguyên nước mặt 53
2.3.2.3. Chất lượng nước mặt 57
2.3.3. Tài nguyên nước dưới đất 59
2.3.3.1. Đặc điểm phân bố các tầng chứa nước 59
2.3.3.2. Trữ lượng tài nguyên nước dưới đất 64
2.3.3.3. Chất lượng nước dưới đất 71
2.4. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ XẢ THẢI VÀO NGUỒN
NƯỚC 71
2.4.1. Hiện trạng công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 71
2.4.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về tài nguyên nước 71
2.4.1.2. Tình hình cấp phép sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước 72
2.4.1.3. Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực
tài nguyên nước 72
2.4.2. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước 73
2.4.2.1. Hiện trạng khai thác nước cho sinh hoạt 73
2.4.2.2. Khai thác nước trong công nghiệp 74
2.4.2.3. Khai thác nước cho thủy điện 75
2.4.2.4. Khai thác nước trong nông nghiệp 76
2.4.3. Tình hình xả thải vào nguồn nước 80
2.4.3.1. Tình hình xả nước thải vào nguồn nước tại các khu đô thị, dân cư tập trung 80
2.4.3.2. Tình hình xả thải vào nguồn nước của các KCN, cơ sở sản xuất, khai khoáng,

làng nghề 81
CHƯƠNG 3: DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC, XU THẾ BIẾN ĐỘNG TÀI
NGUYÊN NƯỚC VÀ CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ
DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC 85
3.1. DỰ BÁO NHU CẦU KHAI THÁC SỬ DỤNG NƯỚC TỈNH CAO BẰNG 85
3.1.1. Các tiêu chuẩn và chỉ tiêu dùng nước 85
3.1.1.1. Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt 85
3.1.1.2. Chỉ tiêu cấp nước công nghiệp 85
3.1.1.3. Chỉ tiêu cấp nước nông nghiệp 86
3.1.1.4. Chỉ tiêu cấp nước cho hoạt động dịch vụ, công cộng 88
3.1.2. Nhu cầu sử dụng nước tỉnh Cao Bằng 89
3.1.2.1. Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt 89
3.1.2.2. Nhu cầu nước cho nông nghiệp 90


iii

3.1.2.3. Nhu cầu nước cho công nghiệp 92
3.1.2.4. Nhu cầu dùng nước cho dịch vụ, công cộng 92
3.1.2.5. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước tỉnh Cao Bằng 93
3.1.3. Yêu cầu về dòng chảy môi trường 94
3.1.3.1. Phương pháp tính toán 94
3.1.3.2. Lựa chọn tuyến khống chế 95
3.1.3.3. Kết quả tính toán dòng chảy môi trường 97
3.1.4. Đánh giá mức độ khai thác và khả năng đáp ứng của tài nguyên nước 98
3.1.4.1. Phương pháp đánh giá 98
3.1.4.2. Mức độ khai thác tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh 99
3.1.4.3. Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu nước trong kỳ quy hoạch 102
3.2. XU THẾ BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC 103
3.2.1. Xu thế biến động trữ lượng nước 103

3.2.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến trữ lượng nước 103
3.2.1.2. Xu thế biến động trữ lượng nước mặt 105
3.2.1.3. Xu thế biến động trữ lượng nước dưới đất 107
3.2.2. Xu thế chất lượng nước 107
3.2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng 107
3.2.2.2. Xu thế biến đổi chất lượng nước mặt 109
3.2.2.3. Xu thế biến đổi chất lượng nước dưới đất 111
3.3. CÁC VẤN ĐỀ TRONG QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI
NGUYÊN NƯỚC 112
3.3.1. Về tài nguyên nước và công tác phát triển tài nguyên nước 112
3.3.2. Vấn đề về khai thác, sử dụng tài nguyên nước 117
3.3.3. Các vấn đề về bảo vệ tài nguyên nước 119
3.3.4. Các vấn đề trong quản lý TNN 119
CHƯƠNG 4: QUY HOẠCH PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC 121
4.1. MỤC TIÊU QUY HOẠCH PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC 121
4.1.1. Cơ sở xác định mục tiêu phân bổ tài nguyên nước 121
4.1.2. Mục tiêu tổng quát 121
4.1.3. Mục tiêu cụ thể 121
4.2. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC 122
4.2.1. Cơ sở đề xuất các phương án cân bằng, phân bổ tài nguyên nước 122
4.2.2. Đề xuất các phương án phân bổ tài nguyên nước 125
4.2.3. Phương pháp tính cân bằng nước 132
4.2.4. Kết quả chi tiết phân bổ nguồn nước bằng MIKE BASIN 134
4.2.4.1. Kết quả phương án 1 134
4.2.4.2. Kết quả phương án 2 135
4.2.4.3. Kết quả phương án 3 140
4.2.5. Luận chứng lựa chọn phương án 143
4.3. PHƯƠNG HƯỚNG KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC 143
4.3.1. Nguyên tắc phân bổ tài nguyên nước 144



iv

4.3.1.1. Cơ sở xác định ưu tiên trong sử dụng nước 144
4.3.1.2. Nguyên tắc phân bổ 145
4.3.2. Phương hướng khai thác sử dụng tài nguyên nước dưới đất 146
4.3.3. Phương hướng khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt 146
CHƯƠNG 5: QUY HOẠCH BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC 151
5.1. TẦM NHÌN VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH 151
5.2. CÁC MỤC TIÊU CỤ THỂ VÀ CHỈ TIÊU QUY HOẠCH 151
5.2.1. Mục tiêu cụ thể 151
5.2.2. Chỉ tiêu quy hoạch 152
5.3. CÁC PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC 155
5.3.1. Bảo vệ tài nguyên nước mặt 155
5.3.1.1. Nguyên tắc trong bảo vệ tài nguyên nước mặt 155
5.3.1.2. Các phương án bảo vệ tài nguyên nước mặt 156
5.3.1.3. Kết quả các phương án bảo vệ tài nguyên nước mặt 158
5.3.1.4. Lựa chọn phương án bảo vệ tài nguyên nước 161
5.3.2. Bảo vệ tài nguyên nước dưới đất 162
5.3.2.1. Bảo vệ chất lượng nước dưới đất 162
5.3.2.2. Phương án bảo vệ trữ lượng nước dưới đất 164
5.3.2.3. Phân vùng cấm, vùng hạn chế và vùng được phép khai thác nước dưới đất 166
CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN VÀ TỔ CHỨC THỰC
HIỆN 173
6.1. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC 173
6.1.1. Các giải pháp về quản lý 173
6.1.2. Các giải pháp kỹ thuật 177
6.1.3. Giải pháp đầu tư và kế hoạch hóa 186
6.2. ĐỀ XUẤT CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN VÀ PHÂN KỲ THỰC HIỆN 186
6.2.1. Cơ sở đề xuất 186

6.2.2. Đề xuất và phân kỳ các dự án ưu tiên 187
6.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 187
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 191
TÀI LIỆU THAM KHẢO 194


v

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.1. Đặc trưng nhiệt độ không khí tỉnh Cao Bằng (1977 - 2010) 7
Bảng 1.2. Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm tỉnh Cao Bằng (1977 - 2010) 8
Bảng 1.3. Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng và năm tỉnh Cao Bằng (1977 - 2010) 8
Bảng 1.4. Lượng mưa trung bình nhiều năm thời kỳ quan trắc 9
Bảng 1.5. Đặc trưng độ ẩm không khí tỉnh Cao Bằng (1977 - 2010) 9
Bảng 1.6. Tốc độ gió trung bình tháng và năm tỉnh Cao Bằng (1977 - 2010) 10
Bảng 1.7. Đặc trưng hình thái lưu vực sông chính tỉnh Cao Bằng 12
Bảng 1.8. Thống kê tình hình sử dụng đất tỉnh Cao Bằng năm 2010 14
Bảng 1.9. Dân số năm 2010 phân bố trên địa bàn tỉnh 16
Bảng 1.10. Diễn biến diện tích, sản lượng cây trồng chính của tỉnh 18
Bảng 1.11. Hiện trạng đàn gia súc, gia cầm tỉnh Cao Bằng năm 2010 19
Bảng 1.12. Diễn biến diện tích (ha) nuôi trồng thủy sản qua các năm 20
Bảng 1.13. Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2010 21
Bảng 1.14. Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh 22
Bảng 1.15. Dự báo dân số tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 26
Bảng 1.16. Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Cao Bằng 27
Bảng 1.17. Dự báo phân bổ đất canh tác theo đơn vị hành chính tỉnh Cao Bằng (ha) 28
Bảng 1.18. Quy hoạch đàn gia súc, gia cầm tỉnh Cao Bằng đến năm 2015 và 2020 30
Bảng 1.19. Quy hoạch diện tích mặt nước (ha) nuôi trồng thủy sản tỉnh Cao Bằng 30
Bảng 1.20. Quy hoạch khu công nghiệp, điểm công nghiệp tỉnh Cao Bằng 31

Bảng 1.21. Dự kiến thời gian và công suất khai thác một số mỏ khoáng sản do Trung ương quản
lý 32
Bảng 1.22. Dự kiến thời gian và công suất khai thác một số mỏ khoáng sản đến 2020 33
Bảng 1.23. Danh mục các dự án của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trong
giai đoạn 2010-2015 và định hướng tới 2020 33
Bảng 1.24. Danh mục các dự án công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm trong giai đoạn
đến 2015, 2020 34
Bảng 1.25. Danh mục các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn đến 2015, 2020
35
Bảng 2.1. Danh sách mạng lưới trạm khí tượng, đo mưa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 40
Bảng 2.2. Danh sách mạng lưới trạm thủy văn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 41
Bảng 2.3. Kết quả phân khu theo phạm vi hành chính tỉnh Cao Bằng 44
Bảng 2.4. Bảng phân phối lượng mưa theo mùa thời kỳ quan trắc 47
Bảng 2.5. Một số đặc trưng mưa lớn nhất tỉnh Cao Bằng 48
Bảng 2.6. Đặc trưng mưa theo tháng tỉnh Cao Bằng thời kỳ quan trắc 48
Bảng 2.7. Tổng hợp trữ lượng nước đến từ mưa tỉnh Cao Bằng 49
Bảng 2.8. Đặc trưng dòng chảy năm một số trạm 50
Bảng 2.9. Phân phối dòng chảy năm trung bình một số trạm 50
Bảng 2.10. Phân phối mô đuyn dòng chảy năm trung bình một số trạm 51


vi

Bảng 2.11. Một số trận lũ lớn ở tỉnh Cao Bằng 52
Bảng 2.12. Dòng chảy nhỏ nhất một số trạm trên tỉnh Cao Bằng 53
Bảng 2.13. Dòng chảy năm và tổng lượng dòng chảy năm sinh ra trên các tiểu lưu vực 54
Bảng 2.14. Tổng hợp trữ lượng nước dưới đất đã được xếp cấp 65
Bảng 2.15. Bảng tổng hợp kết quả tính trữ lượng động tự nhiên nước dưới đất 66
Bảng 2.16. Tổng hợp trữ lượng tiềm năng nước dưới đất tỉnh Cao Bằng theo các lưu vực 68
Bảng 2.17. Thống kê công trình cấp nước sạch đô thị tỉnh Cao Bằng 73

Bảng 2.18. Hiện trạng khai thác nước dưới đất tỉnh Cao Bằng 74
Bảng 2.19. Hiện trạng khai thác nước cho công nghiệp 75
Bảng 2.20. Hiện trạng khai thác nước của công trình thủy điện 76
Bảng 2.21. Hiện trạng công trình thủy lợi tỉnh Cao Bằng 77
Bảng 2.22. Hiện trạng khai thác tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 78
Bảng 2.23. Nguồn tiếp nhận nước xả thải trong các khu đô thị/dân cư tập trung 80
Bảng 2.24. Lưu lượng nước thải sinh hoạt khu dân cư TX Cao Bằng và TT Nước Hai 81
Bảng 2.25. Chất lượng nước thải của các nguồn thải sinh hoạt 81
Bảng 2.26. Tổng hợp tình hình xả nước thải vào nguồn nước từ hoạt động của các cơ sở sản xuất
phân tán, khu vực làng nghề, khu khai khoáng 82
Bảng 2.27. Chất lượng nước thải của các nguồn thải công nghiệp 83
Bảng 2.28. Tổng lượng nước thải trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 84
Bảng 3.1. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt tỉnh Cao Bằng 85
Bảng 3.2. Mô hình mưa hiện trạng và thiết kế ứng với tần suất 75% 87
Bảng 3.3. Thời vụ cây trồng tỉnh Cao Bằng 87
Bảng 3.4. Tiêu chuẩn cấp nước cho các loại vật nuôi 88
Bảng 3.5. Chỉ tiêu cấp nước cho thủy sản 88
Bảng 3.6. Tiêu chuẩn cấp nước cho hoạt động dịch vụ, công cộng 88
Bảng 3.7. Nhu cầu nước cho sinh hoạt đô thị tỉnh Cao Bằng 89
Bảng 3.8. Nhu cầu nước cho sinh hoạt nông thôn tỉnh Cao Bằng 90
Bảng 3.9. Nhu cầu nước cho tưới tỉnh Cao Bằng 90
Bảng 3.10. Nhu cầu nước cho chăn nuôi tỉnh Cao Bằng 91
Bảng 3.11. Nhu cầu nước cho nuôi trồng thủy sản tỉnh Cao Bằng 91
Bảng 3.12. Nhu cầu nước công nghiệp tỉnh Cao Bằng hiện trạng và dự báo 92
Bảng 3.13. Nhu cầu nước dịch vụ, công cộng tỉnh Cao Bằng hiện trạng và dự báo 93
Bảng 3.14. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước tỉnh Cao Bằng 93
Bảng 3.15. Phần trăm (%) của chuẩn dòng chảy cho tính toán DCMT tương ứng với các mục tiêu
bảo vệ môi trường sông theo phương pháp Tennant 95
Bảng 3.16. Tuyến tính toán dòng chảy môi trường 97
Bảng 3.17. Yêu cầu dòng chảy môi trường tại các tuyến 97

Bảng 3.18. Kiểm kê sử dụng nước và tỷ lệ % lượng nước đã khai thác sử dụng trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng 99
Bảng 3.19. Kiểm kê sử dụng nước và dự báo tỷ lệ % lượng nước khai thác sử dụng đến năm
2015 100


vii

Bảng 3.20. Kiểm kê sử dụng nước và dự báo tỷ lệ % lượng nước khai thác sử dụng đến năm
2020 101
Bảng 3.21. Bộ thông số mô hình MIKE NAM tại các trạm trong vùng tính toán 106
Bảng 3.22. Chỉ tiêu NASH hiệu chỉnh và kiểm định mô hình 106
Bảng 3.23. Lưu lượng và tổng lượng nước đến từ mưa tỉnh Cao Bằng. 106
Bảng 3.24. Phân phối lượng mưa mùa khô năm 2010 so với trung bình nhiều năm tỉnh Cao Bằng
114
Bảng 3.25. Tháng thiếu nước giai đoạn hiện trạng và các kỳ quy hoạch 117
Bảng 4.1. Tổng lượng nước và tỷ lệ dùng nước trong các vùng dùng nước theo kỳ quy hoạch 122
Bảng 4.2. Tỷ lệ dùng nước của các ngành (năm 2010) 123
Bảng 4.3. Tỷ lệ hiện trạng sử dụng nước dưới đất trong nhu cầu dùng nước 124
Bảng 4.4. Tỷ lệ phân bổ chia sẻ nguồn nước năm 2015 và 2020 _ PA1 125
Bảng 4.5. Tổng hợp phân bổ chia sẻ nguồn nước năm 2015 _ PA1 126
Bảng 4.6. Tổng hợp phân bổ chia sẻ nguồn nước năm 2020 _ PA1 126
Bảng 4.7. Tỷ lệ phân bổ chia sẻ nguồn nước năm 2015 và 2020 _ PA2 127
Bảng 4.8. Tổng hợp phân bổ chia sẻ nguồn nước năm 2015 _ PA2 128
Bảng 4.9. Tổng hợp phân bổ chia sẻ nguồn nước năm 2020 _ PA2 129
Bảng 4.10. Tỷ lệ (%) phân bổ chia sẻ nguồn nước năm 2015 _ PA3 130
Bảng 4.11. Tổng hợp phân bổ chia sẻ nguồn nước năm 2015 _ PA3 130
Bảng 4.12. Tỷ lệ (%) phân bổ chia sẻ nguồn nước năm 2020 _ PA3 131
Bảng 4.13. Tổng hợp phân bổ chia sẻ nguồn nước năm 2020 _ PA3 131
Bảng 4.14. Các phương án tính toán cân bằng nước và chia sẻ, phân bổ tài nguyên nước 132

Bảng 4.15. Kết quả phân bổ nước mặt và NDĐ tỉnh Cao Bằng _ PA1a. (Đơn vị: 10
6
m³/năm) 136
Bảng 4.16. Kết quả phân bổ nước mặt và NDĐ tỉnh Cao Bằng _ PA1b.( Đơn vị: 10
6
m³/năm) 136
Bảng 4.17. Kết quả phân bổ nước mặt và NDĐ tỉnh Cao Bằng _ PA1c.( Đơn vị: 10
6
m³/năm) 137
Bảng 4.18. Kết quả phân bổ nước mặt và NDĐ tỉnh Cao Bằng _ PA1d.( Đơn vị: 10
6
m³/năm) 137
Bảng 4.19. Kết quả phân bổ nước mặt và NDĐ tỉnh Cao Bằng _ PA2a.( Đơn vị: 10
6
m³/năm) 138
Bảng 4.20. Kết quả phân bổ nước mặt và NDĐ tỉnh Cao Bằng _ PA2b.( Đơn vị: 10
6
m³/năm) 138
Bảng 4.21. Kết quả phân bổ nước mặt và NDĐ tỉnh Cao Bằng _ PA2c.( Đơn vị: 10
6
m³/năm) 139
Bảng 4.22. Kết quả phân bổ nước mặt và NDĐ tỉnh Cao Bằng _ PA2d.( Đơn vị: 10
6
m³/năm) 139
Bảng 4.23. Kết quả phân bổ nước mặt và NDĐ tỉnh Cao Bằng _ PA3a. (Đơn vị: 10
6
m³/năm) 141
Bảng 4.24. Kết quả phân bổ nước mặt và NDĐ tỉnh Cao Bằng _ PA3b.( Đơn vị: 10
6
m³/năm) 141

Bảng 4.25. Kết quả phân bổ nước mặt và NDĐ tỉnh Cao Bằng _ PA3c. (Đơn vị: 10
6
m³/năm) 142
Bảng 4.26. Kết quả phân bổ nước mặt và NDĐ tỉnh Cao Bằng _ PA3d. (Đơn vị: 10
6
m³/năm) 142
Bảng 4.27. Tổng lượng nước dưới đất đã được thăm dò, điều tra 146
Bảng 4.28. Định hướng khai thác nước mặt trong kỳ quy hoạch 147
Bảng 5.1. Mục tiêu chất lượng nước trên các đoạn sông tỉnh Cao Bằng 152
Bảng 5.2. Tổng lượng nước thải theo các kịch bản kinh tế xã hội đến năm 2015 _PA1 159
Bảng 5.3. Tổng lượng nước thải theo các kịch bản kinh tế xã hội đến năm 2020 _PA1 159
Bảng 5.4. Tổng lượng nước thải theo các kịch bản kinh tế xã hội đến năm 2015 _PA2 160
Bảng 5.5. Tổng lượng nước thải theo các kịch bản kinh tế xã hội đến năm 2020 –PA2 160


viii

Bảng 5.6. Tổng lượng nước thải theo các kịch bản kinh tế xã hội đến năm 2015 – PA3 161
Bảng 5.7. Tổng lượng nước thải theo các kịch bản kinh tế xã hội đến năm 2020 –PA3 161
Bảng 5.8. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ tổn thương nước dưới đất tỉnh Cao Bằng 163
Bảng 5.9. Tổng hợp kết quả tính mực nước lớn nhất có thể khai thác NDĐ tỉnh Cao Bằng 165
Bảng 5.10. Tổng hợp các tiêu chí khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế và vùng cho phép khai
thác NDĐ tỉnh Cao Bằng 169
Bảng 6.1. Mức thu phí thải đối với nước thải công nghiệp 175
Bảng 6.2. Các vị trí ưu tiền cần xử lý chất lượng nước mặt 178
Bảng 6.3. Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng năm 2011 179
Bảng 6.4. Các vị trí ưu tiền cần xử lý chất lượng NDĐ 180
Bảng 6.5. Tổng hợp các công trình quan trắc NDĐ dự kiến trong mạng giám sát TNN tỉnh Cao
Bằng 184
Bảng 6.6. Tổng hợp các công trình quan trắc nước mặt dự kiến trong mạng giám sát tài nguyên

nước tỉnh Cao Bằng 185



ix

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1.1. Vị trí địa lý tỉnh Cao Bằng 3
Hình 1.2. Tốc độ tăng trưởng theo các khu vực kinh tế tỉnh Cao Bằng 17
Hình 1.3. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Cao Bằng 17
Hình 1.4. Biểu đồ tăng dân số giai đoạn 2005 - 2010 (đơn vị: nghìn người) 36
Hình 1.5. Chuyển dịch cơ cấu dân số giai đoạn2005 - 2010 36
Hình 2.1. Bản đồ tài nguyên nước mặt tỉnh Cao Bằng 56
Hình 2.2. Diễn biến BOD5 tại một số hồ trên tỉnh 57
Hình 2.3. Kết quả phân tích nước sông Bằng Giang tại một số huyện, thị (2009)- So sánh với
Quy chuẩn Việt Nam 58
Hình 2.4. Diễn biến BOD
5
trên các sông tại các thị trấn, Thành phố và khu vực tập trung đông
dân cư 58
Hình 2.5. Sơ đồ địa chất thủy văn 69
Hình 2.6. Bản đồ tiềm năng tài nguyên nước dưới đất tỉnh Cao Bằng 70
Hình 2.7. Sơ đồ hiện trạng khai thác tài nguyên nước tỉnh Cao Bằng 79
Hình 3.1. Cơ cấu nhu cầu nước của các đối tượng sử dụng nước tỉnh Cao Bằng 94
Hình 3.2. Sơ đồ vị trí các vị trí kiểm soát dòng chảy môi trường (m³/s) tỉnh Cao Bằng 97
Hình 3.3. Tổng lượng nước thải sinh hoạt tỉnh Cao Bằng 108
Hình 3.4. Tổng lượng nước thải công nghiệp tỉnh Cao Bằng 108
Hình 3.5. Tổng lượng nước thải trồng trọt và chăn nuôi tỉnh Cao Bằng 109
Hình 3.6. Tổng lượng nước thải tại các khu tỉnh Cao Bằng 111

Hình 3.7. Đường cong tích lũy sai chuẩn lượng mưa năm tỉnh Cao Bằng 113
Hình 3.8. Đường cong tích lũy sai chuẩn lượng mưa mùa khô tỉnh Cao Bằng 114
Hình 3.9. Sơ đồ mức độ đáp ứng nguồn nước giai đoạn hiện trạng 115
Hình 3.10. Sơ đồ mức độ đáp ứng nguồn nước giai đoạn quy hoạch ứng với trường hợp nước đến
trung bình 116
Hình 3.11. Sơ đồ mức độ đáp ứng nguồn nước giai đoạn quy hoạch ứng với trường hợp nước đến
ít 116
Hình 4.1. Sơ đồ cân bằng nước tỉnh Cao Bằng 134
Hình 4.2. Bản đồ định hướng khai thác tài nguyên nước tỉnh Cao Bằng trong kỳ quy hoạch 150
Hình 5.1. Sơ đồ phân vùng mức độ tổn thương nước dưới đất 163
Hình 5.2. Sơ đồ phân vùng mực nước lớn nhất có thể khai thác NDĐ tỉnh Cao Bằng 166
Hình 5.3. Sơ đồ phân vùng hạn chế và vùng được phép khai thác NDĐ tỉnh Cao Bằng 172
Hình 6.1. Sơ đồ vị trí các điểm cần ưu tiên xử lý chất lượng nước tỉnh Cao Bằng 181
Hình 6.2. Sơ đồ bố trí mạng quan trắc giám sát TNN dưới đất 183
Hình 6.3. Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc tài nguyên nước mặt 185




x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
BXD Bộ Xây dựng
BYT Bộ Y tế

ĐCTV Địa chất thủy văn
ĐCCT Địa chất công trình

KCN Khu công nghiệp
CCN Cụm công nghiệp
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
KHCN Khoa học công nghệ
KT-XH Kinh tế xã hội
KTTV Khí tượng thủy văn
NDĐ Nước dưới đất
TNN Tài nguyên nước
NĐ-CP Nghị định - Chính phủ
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QĐ Quyết định
TBT Trạm bơm tưới
TBTT Trạm bơm tưới tiêu
TNMT Tài nguyên môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
KTSD Khai thác sử dụng
CSSX Cơ sở sản xuất

1

MỞ ĐẦU
Quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Cao Bằng
đến năm 2020 được thực hiện theo Quyết định số 1025/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6
năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng với mục tiêu được xác định “Quy
hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ TNN tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 nhằm xác định
các tồn tại, các vấn đề trong khai thác, sử dụng, phát triển, bảo vệ TNN qua đó đề
xuất các giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ TNN nhằm phát triển bền vững
TNN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh”.
Quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Cao Bằng

đến năm 2020 bao gồm 4 quy hoạch thành phần: quy hoạch phân bổ TNN mặt, quy
hoạch phân bổ tài nguyên NDĐ, quy hoạch bảo vệ TNN mặt và quy hoạch bảo vệ tài
nguyên NDĐ; được tiến hành theo các bước nêu trong thông tư hướng dẫn lập quy
hoạch TNN số 15/TT-BTNMT được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê
duyệt ngày 05 tháng 10 năm 2009.
Trong quá trình thực hiện dự án Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra TNN miền Bắc
đã tiến hành tốt các hạng mục công việc đảm bảo khối lượng, chất lượng theo đề
cương đã được phê duyệt. Kết quả thực hiện dự án “Quy hoạch khai thác, sử dụng
và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Cao Bằng đến năm 2020” do Liên đoàn Quy hoạch
và Điều tra TNN miền Bắc bao gồm những nội dung chính sau:
- Thu thập văn bản, dữ liệu thông tin
- Điều tra thực địa, bổ sung tài liệu
- Xử lý, tổng hợp toàn bộ các dữ liệu, thông tin đã thu thập và điều tra thu thập
bổ sung và khảo sát đo đạc bổ sung
- Phân tích, đánh giá hiện trạng và xu thế biến động của TNN, nhu cầu khai
thác sử dụng nước, xác định các vấn đề khai thác sử dụng, phân bổ điều hòa, bảo vệ
TNN.
- Phân tích, dự báo xu thế biến động của TNN, nhu cầu khai thác sử dụng TNN,
xác định các vấn đề KTSD, phân bổ, điều hòa, bảo vệ TNNtrong kỳ quy hoạch và thứ
tự ưu tiên giải quyết.
- Xây dựng các phương án quy hoạch; lấy ý kiến và lựa chọn phương án quy
hoạch phân bổ và bảo vệ TNN.
- Giải pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch.
- Lập hồ sơ, đồ án quy hoạch và lấy ý kiến, bao gồm:
* Các báo cáo:

2

- Báo cáo tổng hợp thuyết minh.
- Báo cáo tóm tắt;

* Các báo cáo chuyên đề:
- Các báo cáo chuyên đề đánh giá hiện trạng;
- Các báo cáo chuyên đề dự báo.
* Bản đồ:
- Các bản đồ hiện trạng
- Các bản đồ quy hoạch
- Hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch; dự thảo tờ trình; quyết định và chuẩn bị hồ
sơ để trình cấp có thẩm quyền, thẩm định quyết định.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tập thể tác giả luôn nhận được sự quan tâm chỉ
đạo sâu sắc của lãnh đạo Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng, các Sở ban ngành
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và sự hợp tác giúp đỡ, tham gia tận tình của các Giáo sư, Tiến
sĩ đầu ngành về lĩnh vực quy hoạch TNN.
Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó!

3

CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH ĐỊA MẠO VÀ ĐỊA CHẤT THỔ NHƯỠNG
1.1.1. Vị trí địa lý
Cao Bằng là một tỉnh biên giới nằm ở vùng miền núi phía Bắc, ở cực Bắc của
đất nước, diện tích của tỉnh được giới hạn từ toạ độ địa lý; 22
°
21
'
21
''
đến 23
°
07

'
12
''

độ Bắc và từ; 105
°
16
'
15
''
đến 106
°
50
'
25
''
kinh độ Đông.
+ Phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên
giới dài 332 km;
+ Phía Nam giáp tỉnh Bắc Cạn.
+ Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lạng Sơn.
+ Phía Tây giáp tỉnh là Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang.
Tỉnh lỵ Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo đường quốc lộ 3, cách thành
phố Lạng Sơn khoảng 120 km theo đường quốc lộ 4A qua Đông Khê, và từ đây có thể
nối liền với tỉnh Quảng Ninh theo đường quốc lộ 4B.

Hình 1.1. Vị trí địa lý tỉnh Cao Bằng
Cao Bằng là một tỉnh có vị trí địa lý cách xa các trung tâm kinh tế lớn của miền
Bắc và cả nước, nhưng lại có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với thị trường
Trung Quốc thông qua 3 cửa khẩu lớn là Tà Lùng, Hùng Quốc và Sóc Hà (Tà Lùng là

một trong 6 cửa khẩu lớn của quốc gia). Sự phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng này
sẽ nảy sinh nhu cầu về khai thác sử dụng nước. Do đó, công tác quản lý, quy hoạch

4

TNN là việc rất cần thiết để phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ và các khu,
cụm công nghiệp.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình tỉnh Cao Bằng rất phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi nhiều dãy núi cao,
xen kẽ là những sông suối ngắn, thung lũng hẹp, độ dốc lớn, độ cao biến động lớn từ
(160÷1.976) m. Cánh cung Ngân Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với
những đỉnh núi cao như: Núi Keo Mù 1.452 m (Huyện Bảo Lạc), núi Ngườm Nặm
1.485 m (huyện Thông Nông), các núi Nậm Làng 1.454 m, Khuổi Ngọa 1.524 m,
Khuổi Buốc 1.657 m, núi Phia Oắc 1.911 m, núi Nà Ni 1.926 m, núi Niot 1.976 m
thuộc huyện Nguyên Bình. Các cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều có hướng
chạy Bắc Nam hoặc Đông Bắc - Tây Nam đã án ngữ xung quanh địa giới tỉnh Cao
Bằng, đây là các dãy phân thủy giữa lưu vực sông Bằng với các sông Gâm, sông Lục
Nam, sông Kỳ Cùng. Về địa hình có thể chia địa hình Cao Bằng thành 4 vùng rõ rệt:
- Vùng núi đá vôi: Nằm ở phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh, dọc biên giới Việt
Trung. Có diện tích chiếm khoảng 32% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, bao gồm các
huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Thông Nông, Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang,
Quảng Uyên, Phục Hoà, Thạch An, độ cao trung bình (700÷1000) m. Với đặc trưng
chủ yếu là xen kẽ giữa các dãy núi đá vôi là những thung lũng hẹp.
- Vùng núi đất: Nằm ở phía Tây và Tây Nam tỉnh, thuộc huyện Bảo Lạc và
Nguyên Bình, chiếm khoảng 18% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đặc trưng chủ yếu là
địa hình chia cắt mạnh, dốc lớn, độ cao trung bình từ (700÷1.100) m.
- Vùng núi đất thượng nguồn sông Hiến: Đặc điểm chủ yếu của vùng này là
thoải dần xuống vùng bồn địa Cao Bằng, địa hình vẫn còn bị chia cắt mạnh, các sườn
núi độ dốc vẫn còn lớn, chiếm khoảng 38% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Xen kẽ giữa
các dãy núi cao là những thung lũng hẹp, độ cao trung bình từ (200÷600) m.

- Vùng bồn địa Thành phố Cao Bằng và huyện Hoà An: Chạy dọc theo sông
Bằng, chiếm khoảng 12% diện tích tự nhiên của tỉnh, cao độ trung bình từ (170÷250)
m. Đây là vùng phù sa cổ, địa hình khá bằng phẳng, là vùng trồng lúa nước lớn nhất
của tỉnh.
Đặc điểm địa hình núi cao, dốc, có nhiều núi đá vôi nên không thuận lợi cho
việc phát triển các ngành dân sinh kinh tế của tỉnh, đặc biệt là cấp nước cho sản xuất
nông nghiệp và sinh hoạt. Nhưng ngược lại chính nó là điều kiện để các sông suối có
nhiều thác gềnh thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện với các hình thức dập dâng,
kênh dẫn và có nhiều cảnh quan đẹp để phát triển du lịch. Do đó cần có sự kết hợp
trong việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh và các lợi thế của mỗi vùng để tạo thành
thế mạnh chung của toàn tỉnh trong việc phát triển kinh tế xã hội mà các tiểu vùng còn

5

hỗ trợ lẫn nhau để đi lên trong điều kiện mới.
1.1.3. Đặc điểm địa chất và thổ nhưỡng
1.1.3.1. Đặc điểm địa chất
Nền địa chất của Cao Bằng chia thành các hệ tầng chính là hệ tầng sông Hiến,
hệ tầng Tốc Tát, hệ tầng Đại Thị, hệ tầng Phìa Phương, Phú Ngữ, Thần Sa và hệ tầng
Đệ Tứ. Nói chung địa chất ở tỉnh Cao Bằng có các đặc trưng sau:
Đại bộ phận nền đá ở giữa và Đông Bắc tỉnh Cao Bằng là đá vôi hoặc đá vôi
xen kẹp, nứt nẻ lớn theo các khe nứt dài, hang động cộng với bề mặt địa hình khá dốc,
cho nên ít có khả năng làm hồ chứa điều tiết dòng chảy. Phía Tây và Nam lưu vực
sông Bằng (thuộc lưu vực sông Hiến) điều kiện địa chất thuận lợi cho việc xây dựng
các hồ chứa.
Sự phong hoá của đá vôi có tốc độ chậm, bị tác động mưa gió bào mòn thường
xuyên nên trơ núi đá, chậm tạo thành các lớp phủ trên bề mặt như ở núi đá diệp, sa
thạch.
Có một số dải đá sa diệp thạch hoặc sa diệp thạch kẹp vôi thuộc các vùng Trùng
Khánh, Nguyên Bình tạo nên đồi núi đất, tốc độ phong hoá mạnh tạo thành các đồi núi

đất có lớp phủ từ (0,30,5)m đến (13)m và nhiều nơi lớp phủ dày 5 m có khả năng
trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm và cây hàng năm. Các vùng núi đất có khả năng
phát triển hồ chứa để điều tiết nước mùa lũ, tăng nước mùa kiệt.
Các sông suối hình thành theo các khe nứt, đứt gãy của các vỉa địa chất, ở các
vùng đá vôi hình thành các sông ngầm, vào mùa kiệt nước chảy chủ yếu theo khe nứt,
trữ ở hang động. Nhiều suối, sông nhỏ vào mùa kiệt khô nước, khi có mưa thì có dòng
chảy, sau 3  5 ngày lại bị cạn kiệt.
Các lớp đất phủ trên mặt thường chỉ đạt (0,32)m, có nơi chỉ đạt (0,10,3)m,
dưới đá nền bị nứt nẻ nên độ thấm cao, độ giữ nước kém. Những nơi canh tác lâu năm,
các khe nứt được nhét đầy đất, do đó độ thấm nước có giảm xuống ít hơn.
1.1.3.2. Đặc điểm thổ nhưỡng
Kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng 1/1000 của tỉnh Cao Bằng cho thấy
Cao Bằng có các loại đất chính sau:
- Đất vàng đỏ trên đá phiến sét: Đây là loại đất có diện tích lớn nhất 208.400 ha
(chiếm tới 26,43% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Phân bố tập trung thành vùng rộng lớn
ở huyện Hoà An, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, vùng thấp huyện Quảng Uyên và
phía Nam huyện Trùng Khánh. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt
nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu sẽ có quá trình Glây hoá mạnh. Độ màu mỡ

6

thuộc loại trung bình và khá. Do nền đá là phiến sét nên khả năng giữ nước tốt, phù
hợp với cây lúa, hoa màu, cây lâu năm và cây ăn quả.
- Đất nâu đỏ trên đá vôi: Diện tích 18.273 ha, phân bố tập trung ở các huyện
Phục Hoà, vùng cao Hà Quảng, một số xã ở huyện Trà Lĩnh, Hoà An, Thông Nông,
Nguyên Bình Nhìn chung đây là loại đất tốt, nhưng khô, kết cấu rời rạc, thành phần
cơ giới thịt trung bình, mức độ bão hoà bazơ khá, đất ít chua, do nền đá vôi nứt nẻ
nhiều nên độ thấm nước mạnh.
- Đất vàng đỏ trên đá mắc ma bazơ trung tính: Diện tích 56.536 ha phân bố
thành dải theo hướng Bắc Nam qua các xã thuộc Thành phố Cao Bằng và huyện Hoà

An. Đất chứa nhiều Fe, Mg khi gặp nóng ẩm dễ gây phong hóa, phần trên đỉnh dễ kết
von. Thành phần cơ giới thuộc loại thịt nhẹ, pha cát, độ màu mỡ thuộc loại trung bình.
- Đất nâu đỏ trên đá mắc ma bazơ: Diện tích 24.188 ha, phân bố chủ yếu ở các
đồi thấp thuộc vùng đá vôi, ở tầng đất mặt có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung
bình, kết cấu viên, tơi xốp, khả năng giữ nước kém. Độ màu mỡ thuộc loại trung bình.
- Đất vàng trên đá mắc ma axit: Diện tích 74.263 ha, phân bố ở các xã Dân Chủ
(Hòa An), Vĩnh Quang (thành phố Cao Bằng), vùng Phia Oắc (Huyện Nguyên Bình).
Lớp đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tơi xốp, nhiều sạn thạch anh, đất chua. Độ màu
mỡ thuộc loại nghèo (mùn tơi xốp 1,69%).
- Đất vàng nhạt trên cát: Diện tích 54.204 ha, phân bố ở xã Khâm Thành
(huyện Trùng Khánh), phường Đề Thám (Thành phố Cao Bằng), xã Minh Long, Lý
Quốc (huyện Hạ Lang) Trên tầng đất mặt có màu xám, ẩm, thịt nhẹ, có nhiều sạn
thạch anh. Đất chua (PH=4,1), nghèo dinh dưỡng (mùn tổng số 1,69%).
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Diện tích 4.647 ha, phân bố ở phường Đề Thám,
xã Vĩnh Quang (Thành phố Cao Bằng), xã Mỹ Hưng, Tà Lùng (huyện Phục Hoà).
Trên tầng đất mặt có thành phần cơ giới thịt nhẹ, có phản ứng chua (PH=4,5), hàm
lượng mùn nghèo 1,7%.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Diện tích 16.897 ha, loại đất này phân bố ở
hầu khắp các thung lũng trên địa bàn tất cả các huyện trong tỉnh, đất hơi chua
(PH=5,8).
- Đất dốc tụ, thung lũng: Diện tích 13.666 ha, đất phân bố dọc theo các lưu vực
sôngvà thung lũng đá vôi. Loại đất này hình thành do tích tụ của các sản phẩm từ trên
cao đưa xuống, do vậy độ phì tương đối lớn.
- Đất phù sa: Diện tích 5.313 ha, phân bố chủ yếu ở cánh đồng Hoà An. Đất có
thành phần cơ giới nhẹ, có phản ứng chua đến trung tính.


7

1.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG VÀ MẠNG LƯỚI SÔNG NGÒI

Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậu của
tỉnh Cao Bằng mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 2 mùa rõ rệt:
mùa nóng mưa nhiều từ tháng IV đến tháng X và mùa lạnh mưa ít từ tháng XI đến
tháng III năm sau. Hiện tại tỉnh Cao Bằng có 4 trạm khí tượng đo được các yếu tố
mưa, nhiệt độ, gió, bốc hơi, nắng Từ số liệu thu thâp của 4 trạm khí tượng trong giai
đoạn 1981 - 2010, nhận thấy đặc điểm khí tượng tỉnh Cao Bằng như sau:
1.2.1. Đặc điểm khí tượng
a. Chế độ nhiệt
Tỉnh Cao Bằng là nơi đón gió mùa Đông Bắc cho nên mùa đông lạnh và khô.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 20÷23
o
C. Nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất rất
thấp (khoảng 12÷14
o
C). Theo tài liệu quan trắc các tháng lạnh nhất thường là các
tháng I, II và XII. Do ảnh hưởng của địa hình nên có sự phân bố và diễn biến của nhiệt
độ giữa các vùng khác nhau, ở những vùng đón gió mùa đông bắc có nhiệt độ lạnh
hơn, như ở Trùng Khánh T
TB năm
= 20,1
o
C, tháng lạnh nhất có T
TB
khoảng 12,0
o
C. Về
mùa đông, nhiệt độ ban đêm và ngày chênh lệch nhau đáng kể. Nhiệt độ tối thấp đã
xuất hiện là -2,2
o
C ở Trùng Khánh và -1,2

o
C ở Nguyên Bình, ở các xã vùng cao về
đêm nhiệt độ còn có thể xuống thấp hơn nữa.
Mùa hè vùng này tương đối dịu. Các tháng nóng nhất trong mùa hè là các tháng
VI, VII. Nhiệt độ trung bình các tháng này khoảng 25÷28
o
C. Trong mùa hè sự phân bố
nhiệt độ cũng phụ thuộc vào từng vùng địa hình cụ thể. Trong vùng thấp, nhiệt độ
trung bình tháng nóng nhất khoảng 26÷28
o
C. Những vùng cao trên 500 m thì thường
dưới 26
o
C. Nhiệt độ cao nhất đo được khoảng từ 30÷33
o
C, nhiệt độ này cũng tuỳ thuộc
vào từng vùng, tuỳ theo các dạng địa hình. Tuy nhiên đã xảy ra trường hợp nóng cực
đoan, nhiệt độ tối cao lên tới 39÷40
o
C, đã xuất hiện ở Trùng Khánh là 42,5
o
C (ngày
11/III/1991).
Bảng 1.1. Đặc trưng nhiệt độ không khí tỉnh Cao Bằng (1977 - 2010)
Đơn vị
0
C
Trạm Đặc trưng

I II III


IV V VI VII

VIII

IX X XI XII

Năm

Trung bình

15,1

17,0

20,3

24,2

26,4

27,6

27,7

27,3

25,9

22,9


19,2

15,5

22,4

Max 31,0

35,4

38,8

39,4

41,5

39,6

39,4

39,0

38,5

36,0

34,5

32,5


41,5

Bảo
Lạc
Min 2,1

3,7

4,4

11,7

13,6

16,3

20,1

19,6

14,7

2,8

4,6

0,0

0,0

Trung bình

14,3

15,8

18,8

23,1

25,7

27,2

27,3

27,0

25,4

22,7

18,1

15,1

21,7

Max 30,7


35,4

37,1

39,5

39,8

37,6

38,3

38,3

37,8

34,5

34,4

31,0

39,8

Cao
Bằng
Min 1,4

3,0


3,1

10,6

13,7

15,6

18,9

19,3

14,2

8,6

4,1

-0,1

-0,1
Trung bình

12,8

14,5

17,6

21,8


24,4

26,1

26,1

25,7

24,1

21,6

17,6

13,9

20,5

Max 29,2

33,3

34,3

36,5

37,2

35,8


36,4

35,9

35,5

33,1

31,2

30,3

37,2

Nguyên
Bình
Min 1,2

2,4

4,1

9,8

13,4

15,4

17,4


18,1

13,8

8,1

3,1

-1,2

-1,2

8

Trạm Đặc trưng

I II III IV V VI VII

VIII

IX X XI XII

Năm

Trung bình

12,0

13,8


17,0

21,3

24,0

25,8

26,0

25,7

24,2

21,0

17,0

13,2

20,1

Max 27,0

32,5

42,5

37,0


37,0

35,7

35,9

36,0

36,3

32,3

30,4

29,4

42,5

Trùng
Khánh

Min -1,1

0,5

0,8

8,5


11,0

13,9

17,4

18,4

12,8

6,7

1,5

-2,4

-2,4
Nguồn: Trung tâm Tư liệu khí tượng thủy văn.
b. Nắng
Tổng số giờ nắng trung bình toàn tỉnh khoảng 1.500 giờ (tại trạm khí tượng Cao
Bằng). Tháng có số giờ nắng ít nhất là vào tháng I, II, nhiều nhất vào các tháng VII,
VIII, IX.
Bảng 1.2. Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm tỉnh Cao Bằng (1977 - 2010)
Đơn vị: giờ
Trạm

I II III IV V VI VII VIII

IX X XI XII Năm


Bảo
Lạc
75,2

75,5

87,3

132,5

159,5

163,0

158,6

167,6

152,3

115,2

113,4

104,0

1504,1

Cao
Bằng

66,7

62,7

78,3

115,4

156,0

149,0

169,8

175,0

166,7

132,2

120,3

107,6

1499,9

Nguyên
Bình
67,3


85,3

83,6

115,2

155,3

126,8

148,4

163,3

153,9

121,3

118,7

91,3

1430,2

Trùng
Khánh

59,9

63,9


63,8

103,3

134,0

131,3

155,5

177,7

163,6

133,1

130,2

109,6

1426,0

Nguồn: Trung tâm Tư liệu khí tượng thủy văn.
c. Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi hàng năm biến động từ 850 - 1.000 mm. Thường từ tháng XI
đến tháng III năm sau ở tất cả các khu vực lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa, gây nên
tình trạng thiếu nước và khô hạn nghiêm trọng.
Bảng 1.3. Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng và năm tỉnh Cao Bằng (1977 - 2010)
Đơn vị: mm

Trạm I II III IV V VI VII

VIII

IX X XI XII

Năm

Bảo Lạc 51,2

60,6

85,1

97,6 93,7 69,5

65,7

64,0

61,5

55,8

50,5

50,0

805,1


Cao Bằng 62,2

63,7

89,8

102,9

105,1

85,2

80,0

74,8

76,7

77,8

69,4

68,1

955,7

Nguyên Bình

42,9


44,0

61,6

73,8 78,2 64,2

60,8

62,2

65,0

63,4

57,8

54,8

728,8

Trùng Khánh

53,3

50,7

65,8

76,5 81,1 70,0


69,7

69,9

70,9

73,7

68,4

65,0

814,9

Nguồn: Trung tâm Tư liệu khí tượng thủy văn.
d. Chế độ mưa
Nhìn chung vùng quy hoạch có lượng mưa trung bình năm vào loại thấp, trung
bình vào khoảng 1.540mm/năm. Theo số liệu quan trắc, biến động lượng mưa trong
địa bàn tỉnh không lớn lắm, vào khoảng 500mm. Vùng ít mưa nhất là Bảo Lạc (huyện
Bảo Lạc) lượng mưa trung bình năm vùng này khoảng 1.240 mm; nơi có lượng mưa
trung bình năm cao nhất là Nguyên Bình (1.764 mm).

9

Bảng 1.4. Lượng mưa trung bình nhiều năm thời kỳ quan trắc
STT Tên trạm
Thời kỳ
tính toán
Năm
(mm)

STT Tên trạm
Thời kỳ tính
toán
Năm
(mm)
1 Cao Bằng 1957 - 2010 1406,6 6 Hạ Lang 1981 - 2010 1435,8
2 Bảo Lạc 1961 - 2010 1242,5 7 Trà Lĩnh 1981 - 2010 1493,5
3
Nguyên
Bình
1961 - 2010 1764,2 8 Án Lại 1981 - 2010 1593,9
4
Trùng
Khánh
1961 - 2010 1634,4 9 Tĩnh Túc 1981 - 2010 1739,4
5 Quảng Hoà 1981 - 2010 1564,5
Các thông tin chi tiết về đặc điểm chế độ mưa trên địa bàn tỉnh sẽ được trình
bày trong mục 2.3.1.
e. Độ ẩm không khí
So với các vùng lân cận khác, độ ẩm không khí của tỉnh Cao Bằng tương đối
thấp, trung bình năm vào khoảng 81% đến 83%. Độ ẩm lớn nhất thường xảy ra vào
giữa mùa hè (tháng VII và VIII). Tháng có độ ẩm nhỏ nhất thường xảy ra vào các
tháng XII và I. Độ ẩm thấp nhất ở nhiều nơi xuống tới giá trị rất thấp, ở Trùng Khánh
ngày 2/I/1974 độ ẩm đã quan trắc được có giá trị là 6%. Độ ẩm nhỏ nhất trung bình
của vùng này khoảng 18÷20%.
Bảng 1.5. Đặc trưng độ ẩm không khí tỉnh Cao Bằng (1977 - 2010)
Đơn vị:%
Trạm Đặc trưng I II III IV V VI VII

VIII


IX X XI XII

Năm

Trung bình

82,1

79,8

77,3

77,1

80,0

83,9

85,6

85,9

85,3

85,1

84,3

83,2


82,5
Bảo Lạc

Min 30,0

15,0

26,0

25,0

30,0

35,0

43,0

40,0

24,0

28,0

25,0

24,0

15,0
Trung bình


81,5

82,0

80,8

80,4

81,0

83,6

85,3

85,8

84,6

83,3

82,3

80,1

82,6
Cao
Bằng
Min 24,0


27,0

22,0

22,0

24,0

18,0

45,0

32,0

23,0

19,0

23,0

21,0

18,0
Trung bình

83,6

83,9

82,8


81,8

81,5

83,3

85,5

85,3

83,2

82,5

81,6

81,3

83,0
Nguyên
Bình
Min 15,0

23,0

18,0

24,0


27,0

27,0

40,0

33,0

20,0

24,0

21,0

14,0

14,0
Trung bình

81,0

82,3

81,4

80,7

81,1

83,3


84,2

84,7

82,7

81,6

79,9

78,4

81,8
Trùng
Khánh
Min 17,0

21,0

16,0

21,0

20,0

25,0

40,0


26,0

25,0

22,0

21,0

9,0 9,0
Nguồn: Trung tâm Tư liệu khí tượng thủy văn.
f. Gió
Toàn bộ đất đai tỉnh Cao Bằng nằm ở địa đầu Đông Bắc của tổ quốc, là nơi đón
các gió mùa: mùa Đông hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc và mùa hè là hướng
Đông Nam. Tốc độ gió trung bình ở mức bình thường, khoảng 1÷1,2 m/s. Tốc độ gió
lớn nhất vào khoảng 20 m/s. Hướng gió và tốc độ gió chịu sự ảnh hưởng của địa hình
và hướng núi. Vị trí Cao Bằng thuận lợi đón gió mùa Đông Bắc tràn vào, chính vì vậy
đã tạo nên đặc điểm chế độ khí hậu Cao Bằng có mùa đông khô lạnh, độ ẩm thấp, ít
mưa, đây là yếu tố bất lợi cho sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.

10

Tốc độ gió trung bình năm là 0,61,4 m/s, thấp nhất ở huyện Bảo Lạc do được
các dãy núi che chắn. Tốc độ gió cao nhất vào tháng III và tháng IV tốc độ đạt 0,91,8
m/s, tốc độ gió thấp nhất vào tháng VIII từ 0,31,1 m/s.
Bảng 1.6. Tốc độ gió trung bình tháng và năm tỉnh Cao Bằng (1977 - 2010)
Đơn vị: m/s
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Bảo Lạc 0,4 0,6 0,8 0,7 0,3 0,2 0,1 0,2 0,2 0,1 0,2 0,2 0,3
Cao Bằng 1,3 1,5 1,8 1,9 1,5 1,4 1,3 1,0 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4
Nguyên Bình 1,0 1,1 1,2 1,2 1,2 1,0 1,3 1,0 1,0 0,9 1,2 1,0 1,1

Trùng Khánh 0,9 1,0 1,1 1,0 0,9 0,8 0,8 0,7 0,7 0,8 0,9 1,0 0,9
Nguồn: Trung tâm Tư liệu khí tượng thủy văn.
Ngoài các đặc điểm khí hậu, thời tiết như trên thì trên địa bàn tỉnh nhiều khi
cũng xuất hiện sương muối, sương mù, dông tố, mưa đá và đặc biệt là lũ quét ảnh
hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Nhìn chung, khí hậu, thời tiết tỉnh Cao Bằng mang tính chất đặc thù của dạng
khí hậu lục địa miền núi cao, có nét đặc trưng riêng với các tỉnh khác trong vùng Đông
Bắc. Do vậy ở tỉnh Cao Bằng có một số tiểu vùng đặc biệt cho phép phát triển những
loại cây trồng đặc thù như dẻ (huyện Trùng Khánh), hồi (huyện Trà Lĩnh),
1.2.2. Đặc điểm mạng lưới sông hồ
Cao Bằng là vùng thượng nguồn của hai hệ thống sông Hồng và sông Tả Giang
(Trung Quốc). Trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.200 sông, suối lớn nhỏ có chiều dài từ 2
km trở lên, với tổng chiều dài khoảng 3.175 km, mật độ sông, suối khá dầy khoảng
0,47 km/km
2
. Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có các hệ thống sông chính sau:
a. Sông Bằng
Sông Bằng bắt nguồn từ núi Nà Vài cao 600m, cách Sóc Giang về phía Tây Bắc
10 km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và nhập vào sông Tây Giang tại Long
Châu ở độ cao 140m. Lưu vực sông Bằng ở phía Đông Nam cánh cung Ngân Sơn , là
đường phân thủy lớn nhất khu Đông Bắc Bắc Bộ, toàn bộ vùng thung lũng sông nằm
giữa một vùng cao nguyên đá vôi rộng lớn ở phía Bắc với cánh cung Ngân Sơn đồ sộ,
cao nhất khu Đông Bắc nằm ở phía Tây lưu vực.
Phần thượng lưu sông Bằng chảy len lỏi trong một vùng đá vôi hiểm trở , cao
nguyên Pác Bó nằm ở phía Tây Bắc vùng này. Theo hướng tây Bắc - Đông Nam, sông
Bằng chảy gần tới Nước Hai thì gặp sông Dẻ Rào, cách cửa sông chính 73km. Từ
Nước Hai, sông Bằng chảy vào một cánh đồng phù sa trù phú kéo dài tới tận thành phố
Cao Bằng. Từ phía dưới thành phố Cao Bằng, sông Bằng đào qua vùng đá vôi thành
một hẻm rất sâu, ngăn cách hai vùng cao nguyên Đông Khê và Quảng Uyên. Tới gần
biên giới Việt Nam - Trung Quốc, sông Bằng nhận thêm nước của sông Bắc Vọng từ


11
phía bờ trái rồi chảy qua Trung Quốc. Độ dốc đáy sông là 1,99‰ , riêng ở đoạn
thượng lưu, khoảng 30km đầu tiên độ dốc đáy sông đạt tới 43m/km. Từ Nước Hai đến
Xuân Quang , độ dốc đáy sông rất nhỏ, địa hình đồng bằng thể hiện rõ rệt.
Sông Bằng có diện tích lưu vực đến cửa ra là 4.560 km
2
(kể cả sông Bắc Vọng).
Trong đó diện tích lưu vực phần đá vôi là 1.850 km
2
, diện tích lưu vực sông Bằng
thuộc tỉnh Cao Bằng là 3.377 km
2
(không kể sông Bắc Vọng) và có trạm đo thủy văn
tại thành phố Cao Bằng với diện tích lưu vực 2.880 km
2
. Sông chảy qua địa phận tỉnh
Cao Bằng dài 110 km với 4 phụ lưu là sông Dẻ Rào, sông Hiến, sông Trà Lĩnh, sông
Bắc Vọng; độ dốc lưu vực là 20%, mật độ lưới là 0,91 km/km
2
, hệ số uốn khúc là 1,29.
+ Sông Dẻ Rào: bắt nguồn từ biên giới Việt - Trung, chảy theo hướng Tây Bắc
- Đông Nam, chảy qua huyện Thông Nông, Hòa An, nhập lưu với sông Bằng tại thị
trấn Nước Hai. Sông có chiều dài 53 km, diện tích toàn lưu vực là 711 km
2
trong đó
phần thuộc địa phận tỉnh Cao Bằng là 686 km
2
. Sông có nhánh lớn là sông Nguyên
Bình bắt nguồn từ xã Thể Dục, huyện Nguyên Bình chảy theo hướng Tây - Bắc, khi ra

khỏi địa phận xã Minh Thanh, sông đổi hướng chảy Nam - Bắc và nhập với sông Dẻ
Rào tại xã Trương Lương.
+ Sông Hiến: Là phụ lưu lớn nhất của sông Bằng ở phía bờ phải. Bắt nguồn từ
vùng núi Khau Vài cao 1200m, đổ vào sông Bằng ở thành phố Cao Bằng tại Nước
Giáp, cách cửa sông chính 53km. Sông Hiến chảy theo hướng từ Tây Nam lên Đông
Bắc, nằm hoàn toàn trong vùng diệp thạch thuộc đới sông Hiến. Độ cao bình quân lưu
vực thuộc loại lớn trong vùng, khoảng 526m. Độ cao từ trên 400m trở lên chiếm trên
80% diện tích toàn lưu vực. Độ dốc bình quân lưu vực thuộc loại lớn nhất trong cả hệ
thống sông Bằng Giang, đạt tới 26,8%.
+ Sông Bắc Vọng: Là sông nhánh lớn nhất của hệ thống sông Bằng, bắt nguồn
từ vùng núi Rủng Xuân, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và tới biên giới Việt -
Trung thì đổi sang hướng gần Bắc - Nam, nhập lưu với sông Bằng ở Thủy Khẩu, về
phía bờ trái. Trong lưu vực sông Bắc Vọng diện tích đá vôi nhiều, chiếm tới 47,3%.
Lưu vực sông Bắc Vọng có dạng dài, phụ lưu song song với sông chính, hệ số uốn
khúc đạt tới 1,29.
b. Sông Gâm:
Là sông nhánh lớn của sông Lô, bắt nguồn từ Trung Quốc có tổng diện tích lưu
vực là 17.200 km
2
(phần diện tích lưu vực phía Việt Nam là 9.780 km
2
), tại Bảo Lạc
có trạm đo dòng chảy với diện tích lưu vực 4.060 km
2
.
Sông Gâm chảy qua tỉnh Cao Bằng bắt đầu ở xã Khánh Xuân (huyện Bảo Lạc)
và kết thúc ở thị trấn Pác Miầu (huyện Bảo Lâm), có diện tích lưu vực là 2.006 km
2

(kể cả phần sông Năng).

×