Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

THỰC TRẠNG MẮC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC CỦA PHỤ NỮ MẠI DÂM Ở ĐỒ SƠN, CÁT BÀ HẢI PHÕNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.65 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN BẢO NGỌC

THỰC TRẠNG MẮC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƢỜNG TÌNH DỤC
CỦA PHỤ NỮ MẠI DÂM Ở ĐỒ SƠN, CÁT BÀ- HẢI PHÕNG VÀ MỘT
SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN BẢO NGỌC

THỰC TRẠNG MẮC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƢỜNG TÌNH DỤC
CỦA PHỤ NỮ MẠI DÂM Ở ĐỒ SƠN, CÁT BÀ- HẢI PHÕNG VÀ MỘT
SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG
Hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Tú Quyên

.

HÀ NỘI, 2015



i

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là tâm huyết, đánh dấu chặng đường dài phấn đấu, nỗ lực
học tập và nghiên cứu tại trường đại học của mỗi sinh viên. Trong thời gian thực
hiện khóa luận tốt nghiệp, được sự tạo điều kiện thuận lợi của Nhà trường, sự chỉ
bảo tận tình của giảng viên hướng dẫn, em đã có một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu
và học tập nghiêm túc để hoàn thành đề tài phân tích số liệu thứ cấp “Thực trạng
mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục của phụ nữ mại dâm ở Đồ Sơn, Cát Bà –
Hải Phòng và một số yếu tố liên quan năm 2014”.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Bùi Thị Tú Quyên là đại diện
nhóm nghiên cứu và giảng viên hướng dẫn, đã đồng ý cho em sử dụng bộ số liệu
của nghiên cứu ban đầu, đồng thời, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và góp ý cho em
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giáo trong Bộ môn
Dịch tễ - Thống kê nói riêng và trong trường Đại học Y tế công cộng nói chung đã
hết lòng truyền đạt kiến thức cho em trong những năm tháng học tập tại trường.
Trong quá trình thực hiện khóa luận không thể tránh khỏi sơ suất, em rất mong
nhận được sự góp ý, nhận xét của quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn!
Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô giáo dồi dào sức khỏe, hạnh phúc,
ngày càng thành công trong sự nghiệp để tiếp tục dẫn dắt những thế hệ sinh viên
Đại học Y tế công cộng kế tiếp!
Em xin trân trọng cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Bảo Ngọc


ii


MỤC LỤC
TÓM TẮT BÁO CÁO ..............................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................6
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................16
2.1.

Thời gian tiến hành đề tài phân tích số liệu thứ cấp .................................16

2.2.

Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................16

2.3.

Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................16

2.4.

Mẫu nghiên cứu ............................................................................................16

2.5.

Trình tự tiếp cận nghiên cứu/bộ số liệu......................................................16

2.6.

Phƣơng pháp quản lý, phân tích số liệu .....................................................16


2.8.

Khái niệm, thƣớc đo, tiêu chuẩn đánh giá .................................................20

2.9.

Sai số có thể gặp phải trong nghiên cứu .....................................................20

2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu .........................................................................20
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................21
3.1.

Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu .................................................21

3.2.

Thực trạng mắc bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục của phụ nữ mại
dâm tại Đồ Sơn và Cát Bà, Hải Phòng năm 2014 ......................................23

3.3.

Một số yếu tố liên quan đến thực trạng mắc bệnh lây truyền qua đƣờng
tình dục của phụ nữ mại dâm tại Đồ Sơn và Cát Bà, Hải Phòng năm
2014 ................................................................................................................25

CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................31
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................37
PHỤ LỤC .................................................................................................................43
Phụ lục 1: Giấy xin phép sử dụng bộ số liệu .........................................................43
Phụ lục 2: Bộ câu hỏi sử dụng trong phân tích số liệu thứ cấp ..........................44

Phụ lục 3: Các biến số đƣợc mã hóa lại trong quá trình phân tích đa biến ......48


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số của nghiên cứu gốc được chọn sử dụng trong phân tích số
liệu thứ cấp ................................................................................................................18
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ...............................................21
Bảng 3.2. Phân bố tỉ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục của PNMD trong
12 tháng qua theo một số yếu tố dân số học .............................................................24
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa một số đặc điểm dân số học của PNMD với mắc bệnh
lây truyền qua đường tình dục trong 12 tháng qua ..................................................25
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa một số đặc điểm nghề nghiệp của PNMD đến mắc
bệnh lây truyền qua đường tình dục trong 12 tháng qua ..........................................26
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa số lượng bệnh lây truyền qua đường tình dục mà
PNMD biết tên với mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục trong 12 tháng qua...27
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa sử dụng bao cao su, nạo phá thai với mắc bệnh lây
truyền qua đường tình dục của PNMD trong 12 tháng qua .....................................27
Bảng 3.7. Mô hình hồi quy đa biến logistic một số yếu tố liên quan đến mắc bệnh
lây truyền qua đường tình dục của PNMD trong 12 tháng qua ..............................29

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục của PNMD trong 12
tháng qua...................................................................................................................23
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục của PNMD trong 12
tháng qua theo thời điểm gần nhất mắc bệnh ...........................................................24


iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do
nhiễm HIV

BCS

Bao cao su

CDC

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ

HIV

Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở
người

IBBS

Chương trình Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh
học HIV/STIs

MOLISA

Bộ Lao động Thương binh và xã hội

PNMD


Phụ nữ mại dâm

QHTD

Quan hệ tình dục

SKSS

Sức khỏe sinh sản

STIs

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

TĐHV

Trình độ học vấn

UNFPA

Quỹ Dân số Liên hợp quốc


1

TÓM TẮT BÁO CÁO
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) vẫn đang là vấn đề được nhiều
quốc gia quan tâm, trong đó có Việt Nam. Một trong những nhóm đối tượng có
nguy cơ cao bị nhiễm và lây truyền STIs ra ngoài cộng đồng là phụ nữ mại dâm.

Các hoạt động can thiệp giảm hại cho nhóm đối tượng này trong đó có phòng và
điều trị STIs đã và đang được các tổ chức/cơ quan tập trung, chú trọng.
Năm 2014, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) kết hợp với Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội (MOLISA) có triển khai một chương trình can thiệp tại Đồ
Sơn với mục tiêu tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/phòng
HIV cho nhóm phụ nữ mại dâm. Để cung cấp các chỉ số ban đầu cho chương trình
can thiệp cũng như làm cơ sở cho đánh giá kết quả can thiệp, một nghiên cứu đã
được triển khai trên nhóm phụ nữ mại dâm tại các cơ sở khách sạn, nhà hàng tại
quận Đồ Sơn và huyện đảo Cát Bà, Hải Phòng.
Dựa trên bộ số liệu của nghiên cứu ban đầu, báo cáo phân tích số liệu thứ cấp
với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích đã được tiến hành, sử dụng
mẫu gồm toàn bộ 492 phụ nữ mại dâm tham gia vào nghiên cứu gốc. Báo cáo này
nhằm trả lời các câu hỏi: (1) Thực trạng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
của phụ nữ mại dâm tại các cơ sở khách sạn, nhà hàng tại Đồ Sơn và Cát Bà, Hải
Phòng năm 2014 ra sao? (2) Những yếu tố nào liên quan đến mắc bệnh lây truyền
qua đường tình dục của những phụ nữ mại dâm này? Trong quá trình phân tích,
thống kê mô tả đã được sử dụng để mô tả thông tin chung về đối tượng tham gia
nghiên cứu và thực trạng mắc STIs. Thống kê suy luận với các kiểm định hợp lý
(Khi bình phương, Kiểm định chính xác Fisher) và mô hình hồi quy đa biến logistic
đã được sử dụng để xác định mối liên quan đơn biến và đa biến của một số yếu tố
với thực trạng mắc STIs trong 12 tháng qua của phụ nữ mại dâm tại Đồ Sơn và Cát
Bà, Hải Phòng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tổng số 492 phụ nữ mại dâm, tỉ lệ đối
tượng mắc STIs trong 12 tháng qua là 25,4%, trong đó, 41,3% cho biết mắc STIs


2

trong vòng 1 tháng qua. Tỉ lệ phụ nữ mại dâm báo cáo có vết loét hoặc đau/sần bộ
phận sinh dục trong 12 tháng qua là 10,4%. Một số yếu tố được tìm thấy có mối liên

quan với mắc STIs là thu nhập trung bình/tháng, số lượng STIs mà phụ nữ mại dâm
biết tên và nạo phá thai/hút điều hòa kinh nguyệt trong 12 tháng qua (p<0,05).
Những phụ nữ mại dâm có thu nhập trung bình trên 6 triệu/tháng có khả năng mắc
STIs cao gấp 2,1 lần những phụ nữ mại dâm có thu nhập trung bình <=6 triệu/tháng.
Những phụ nữ mại dâm biết từ 5 STIs trở lên có khả năng mắc STIs cao gấp 1,7 lần
những phụ nữ mại dâm biết ít hơn 5 STIs. Những phụ nữ mại dâm có nạo phá
thai/hút điều hòa kinh nguyệt trong 12 tháng qua có khả năng mắc STIs cao gấp 3,1
lần những phụ nữ mại dâm không nạo phá thai/hút điều hòa kinh nguyệt trong 12
tháng qua. Không tìm thấy mối liên quan giữa một số yếu tố khác như số lượng
khách trung bình/ngày, tần suất sử dụng bao cao su trong tháng qua... với mắc STIs
(p>0,05).


3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) là bệnh do vi khuẩn, vi rút, nấm, kí
sinh trùng, đơn bào và các nguyên nhân khác gây nên, chủ yếu lây truyền từ người
này sang người khác qua quan hệ tình dục (QHTD) không được bảo vệ [29]. Hiện
có hơn 30 loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng lây truyền qua đường tình dục gây
STIs khác nhau. Trong đó, những STIs phổ biến nhất là giang mai, trùng roi
Trichomonas Vaginalis, nấm Candida, Chlamydia, hạ cam, herpes sinh dục, sùi mào
gà, và đặc biệt là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
[29].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới, ước
tính có khoảng 500 triệu người trưởng thành mắc một trong 4 STIs: giang mai, lậu,
trùng roi Trichomonas vaginalis và Chlamydia [30]. Số người mắc STIs ngày càng
gia tăng. Năm 2008, ở khu vực Đông Nam Á, trong tổng số 945,2 triệu người
trưởng thành trong độ tuổi từ 15 đến 49, ước tính có khoảng 78,5 triệu người mới
mắc 4 STIs phổ biến (Chlamydia, giang mai, lậu và trùng roi), tăng hơn 8,5 triệu

người so với năm 2005 [27]. Tại Việt Nam, mỗi năm, Viện Da liễu Quốc gia nhận
được trên 150.000 trường hợp báo cáo mắc STIs, riêng năm 2006 là 202.856 trường
hợp. Tuy nhiên, theo ước tính của các chuyên gia thì hàng năm có xấp xỉ gần 1 triệu
trường hợp mới mắc [4].
Phụ nữ mại dâm (PNMD) là một trong những quần thể có nguy cơ cao mắc
STIs do QHTD với nhiều đối tượng và có thể trở thành nguồn lây nhiễm ra cộng
đồng thông qua QHTD không an toàn và khả năng di biến động thường xuyên. Tại
Campuchia, nghiên cứu của Heng Sopheab và cộng sự (2005) cho thấy tỉ lệ PNMD
mắc ít nhất một trong STIs là 24,4% [20]. Kết quả nghiên cứu trên PNMD tại Lào
năm 2010 cho thấy có 86,7% đối tượng báo cáo là có triệu chứng của STIs trong
vòng 3 tháng qua [21]. Tại Việt Nam, kết quả Chương trình Giám sát kết hợp hành
vi và các chỉ số sinh học HIV/STIs (IBBS) năm 2005-2006 cho thấy, tỉ lệ mắc STIs
trong nhóm PNMD khá cao. Kết quả điều tra tại 7 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng
Ninh, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang cho thấy, có từ 26,3% đến


4

44,8% PNMD báo cáo có triệu chứng STIs và có từ 16,3% đến 21,3% PNMD báo
cáo có đau loét sùi ở bộ phận sinh dục trong 12 tháng trước điều tra [1].
Quận Đồ Sơn và huyện đảo Cát Bà, Hải Phòng là hai địa bàn du lịch nổi tiếng
tại Việt Nam với lượng khách qua lại rất đông đúc (theo thống kê của Tổng cục Du
lịch, trong năm 2014, lượng khách du lịch tới Đồ Sơn là 2,3 triệu lượt, tới Cát Bà là
1,5 triệu lượt khách). Đây cũng là nơi tập trung lượng lớn các PNMD hoạt động
dưới nhiều hình thức. Mại dâm vẫn tồn tại cho dù bị luật pháp Việt Nam nghiêm
cấm. Bên cạnh các hoạt động phòng chống mại dâm, các tổ chức/cơ quan cũng tập
trung vào các hoạt động can thiệp giảm hại cho nhóm đối tượng này, trong đó có
phòng và điều trị STIs.
Năm 2014, UNFPA kết hợp với MOLISA triển khai một chương trình can
thiệp tại Đồ Sơn với mục tiêu tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS/

phòng HIV cho nhóm PNMD. Để cung cấp các chỉ số ban đầu cho chương trình can
can thiệp cũng như làm cơ sở cho đánh giá kết quả của can thiệp, một nghiên cứu đã
được triển khai trên nhóm PNMD tại các cơ sở khách sạn, nhà hàng tại Đồ Sơn và
Cát Bà, Hải Phòng [10]. Dựa trên bộ số liệu của nghiên cứu ban đầu, báo cáo này
nhằm trả lời các câu hỏi: (1) Thực trạng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
của phụ nữ mại dâm tại các cơ sở khách sạn, nhà hàng tại Đồ Sơn và Cát Bà, Hải
Phòng năm 2014 ra sao? (2) Những yếu tố nào liên quan đến mắc bệnh lây truyền
qua đường tình dục của những phụ nữ mại dâm này? Kết quả báo cáo sẽ cung cấp
thêm thông tin về thực trạng mắc STIs ở nhóm PNMD và làm tiền đề cho các
nghiên cứu hay những can thiệp thích hợp khác trong tương lai.


5

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.

Mô tả thực trạng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục của phụ nữ mại dâm
tại Đồ Sơn và Cát Bà, Hải Phòng năm 2014.

2.

Xác định một số yếu tố liên quan đến mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
của phụ nữ mại dâm tại Đồ Sơn và Cát Bà, Hải Phòng năm 2014.


6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) là bệnh do vi khuẩn, vi rút, nấm, kí
sinh trùng, đơn bào và các nguyên nhân khác gây nên, chủ yếu lây truyền từ người
này sang người khác qua quan hệ tình dục không được bảo vệ [29]. Hiện có hơn 30
loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng lây truyền qua đường tình dục gây bệnh khác
nhau. Trong đó, những bệnh phổ biến nhất là giang mai, lậu, trùng roi Trichomonas
Vaginalis, nấm Candida, Chlamydia, hạ cam, herpes sinh dục, sùi mào gà, và đặc
biệt là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) [29].
1.2. Tình hình mắc bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục nói chung
Theo thống kê của WHO, năm 2005, ước tính tổng số trường hợp mắc STIs
trên thế giới là hơn 448 triệu trường hợp, với khoảng gần 204,7 triệu phụ nữ và
243,5 triệu nam giới [28]. Mới đây nhất, tính đến năm 2013, WHO ước tính có
khoảng 500 triệu người trưởng thành mắc một trong 4 STIs: giang mai, lậu, trùng
roi Trichomonas vaginalis và Chlamydia mỗi năm trên thế giới, trong đó, khoảng
105,7 triệu trường hợp mắc Chlamydia, 106,1 triệu trường hợp mắc lậu, 10,6 triệu
trường hợp mắc giang mai và 276 triệu trường hợp mắc trùng roi Tricomonas
Vaginalis. Có hơn 530 triệu người có virus gây herpes sinh dục [30].
Năm 2008, ở khu vực Đông Nam Á, trong tổng số 945,2 triệu người trưởng
thành trong độ tuổi từ 15 đến 49, ước tính có khoảng 78,5 triệu người mới mắc 4
STIs phổ biến (Chlamydia, giang mai, lậu và trùng roi), tăng hơn 8,5 triệu người so
với năm 2005. Trong đó, tỉ lệ mới mắc Chlamydia, giang mai, lậu và trùng roi âm
đạo ở phụ nữ lần lượt là 9,2%; 3,2%; 16,2% và 40,3% [27].
Tại Việt Nam, số bệnh nhân mắc STIs theo báo cáo mà Viện Da liễu Quốc gia
nhận được từ các cơ sở y tế công lập là trên 150.000 trường hợp mỗi năm, riêng
năm 2006 là 202.856 trường hợp. Tuy nhiên, theo ước tính của các chuyên gia thì
hàng năm có xấp xỉ gần 1 triệu trường hợp mới mắc [4]. Nguyên nhân làm số báo
cáo thấp hơn số thực tế là do các cơ sở y tế công khám STIs không báo cáo đầy đủ,


7


và nhiều bệnh nhân còn đến khám tại các cơ sở y tế khác như bác sỹ tư, dược sỹ tư
nhân. Năm 2003, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)
cùng Viện Da liễu quốc gia tiến hành một cuộc điều tra về tỉ lệ lưu hành HIV/STIs
của các nhóm quần thể dân cư khác nhau tại 5 tỉnh của Việt Nam. Tỉ lệ mắc giang
mai (cả giai đoạn sớm và muộn) là khoảng 4,5% trong nhóm bệnh nhân đến khám
tại phòng khám STIs, PNMD và khoảng 0,5% trong nhóm khám tuyển nghĩa vụ
quân sự và phụ nữ có thai. Trong nhóm phụ nữ có thai, tỉ lệ mắc Chlamydia từ 1,5%
đến 5,8% [4].
1.3. Tình hình mắc bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục của phụ nữ mại dâm
PNMD là một trong những quần thể có nguy cơ cao nhiễm STIs. Trên thế giới
nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để đánh giá thực trạng mắc STIs trong nhóm
đối tượng này.
Năm 2000-2002, một nghiên cứu cắt ngang tại 6 thành phố Argentina trên 625
PNMD cho thấy, giang mai là bệnh thường gặp nhất với tỉ lệ mắc là 10,2%, tiếp
theo là viêm niệu đạo (3,4%) và lậu (3,2%) [22]. Nghiên cứu của Rusch và cộng sự
tại Tijuana, Mexico năm 2010 cho kết quả, tỉ lệ mắc STIs của PNMD là 36,4% [24].
Năm 2011, nghiên cứu tại Agadir, Nam Morocco trên 372 PNMD cho thấy, tỉ lệ
nhiễm STIs trong nhóm PNMD tại Agadir đã tăng đáng kể so với kết quả thu được
trong một nghiên cứu tiến hành năm 2007 với 13,8% bị nhiễm giang mai và 11,6%
phụ nữ nhiễm trùng roi âm đạo Tricomonas Vaginalis [13]. Nghiên cứu của Bea
Vuylsteke và cộng sự tiến hành năm 2007 và 2009 trên 1110 PNMD ở các thành
phố khác nhau tại Bờ Biển Ngà cho thấy tỉ lệ đối tượng mắc một trong hai bệnh lậu
và Chlamydia cao (9,1%) [15].
Tại Ấn Độ, một nghiên cứu tiến hành tại khu vực “đèn đỏ” Surat năm 2000
cho kết quả, tỉ lệ PNMD mắc giang mai là 22,7%, tỉ lệ mắc lậu là 16,9%, có 14,4%
mắc bệnh trùng roi và 8,5% đối tượng nhiễm Chlamydia sinh dục[19]. A.Singh và
cộng sự tiến hành nghiên cứu tại khu vực “đèn đỏ” lớn nhất Mumbai – Kamathipura
từ năm 2002 đến 2010 trên 19458 đối tượng PNMD. Tỉ lệ trường hợp phát hiện



8

nhiễm giang mai là 4,4%, tỉ lệ nhiễm Tricmonas là 1,7%, tỉ lệ nhiễm nấm Candida
là 2,7%, tỉ lệ mắc STIs khác là 11,4% [25].
Một nghiên cứu tổng quan thực trạng mắc HIV/STIs trên PNMD dựa trên số
liệu từ 1996 đến 2010 ở Trung Quốc cho kết quả tỉ lệ mắc STIs trong nhóm PNMD
rất cao, cụ thể, trung bình tỉ lệ mắc herpes là 56,2%, tỉ lệ mắc Chlamydia là 25,7%,
tỉ lệ mắc lậu là 16,4%, tỉ lệ mắc giang mai là 6,9%, [23]. Kết quả nghiên cứu cắt
ngang trên 505 PNMD tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc năm 2005 cũng
cho thấy tỉ lệ mắc STIs cao tương tự, phổ biến nhất là Chlamydia (58,6%), tiếp theo
là trùng roi Trichomonas vaginalis (43,2%) và lậu (37,8%), tỉ lệ mắc giang mai là
9,5% [18]. Nghiên cứu khác trên PNMD tại Quảng Đông năm 2010 cho thấy, tỉ lệ
mắc STIs nói chung là 19,7%, trong đó, tỉ lệ đối tượng mắc lậu, giang mai và
Chlamydia lần lượt là 9,5%, 8,0% và 3,9% [33].
Tại Campuchia, trong nghiên cứu của Heng Sopheab và cộng sự (2005), tỉ lệ
PNMD mắc ít nhất một STI là 24,4%, tỉ lệ mắc lậu là 13%, có 14% đối tượng mắc
Chlamydia và 2% nhiễm giang mai [20]. Kết quả nghiên cứu trên PNMD tại Lào
năm 2010 cho thấy có 86,7% đối tượng báo cáo là có triệu chứng của STIs trong
vòng 3 tháng qua [21].
Tại Việt Nam, kết quả Chương trình Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số
sinh học HIV/STIs (IBBS) năm 2005-2006 cho thấy, tỉ lệ mắc STIs trong nhóm
PNMD khá cao. Trên 7 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hồ Chí
Minh, Cần Thơ, An Giang có từ 26,2% đến 44,8% PNMD báo cáo có triệu chứng
tiết dịch niệu đạo và có 16,3% đến 21,3% báo cáo có đau loét sùi ở bộ phận sinh
dục trong 12 tháng trước điều tra [1]. Tỉ lệ nhiễm giang mai trong nhóm PNMD nhà
hàng và đường phố ở Tp.Hồ Chí Minh lần lượt là 7,3% và 9,1%, tại Cần Thơ là
1,0% và 5,6%, tại An Giang là 5,5% và 5,8%. Tỉ lệ nhiễm Chlamydia ở PNMD tại
nhà hàng và đường phố lần lượt là 8,5% và 17,5% tại Hà Nội và 6,4% và 14,2% tại
thành phố Hồ Chí Minh [1]. Đến năm 2009, Chương trình Giám sát kết hợp hành vi
và các chỉ số sinh học IBBS vòng II cho thấy, tỉ lệ hiện nhiễm STIs có xu hướng

giảm trong cả hai nhóm PNMD đường phố và nhà hàng tại Hà Nội; tỉ lệ nhiễm


9

Chlamydia có xu hướng tăng trong nhóm PNMD đường phố ở Hồ Chí Minh (10%
năm 2009 so với 6% năm 2006). Tỷ lệ nhiễm lậu và giang mai ở mức thấp [2]. Tại
Hải Phòng, trong IBBS II, tỉ lệ PNMD đường phố tự báo cáo có triệu chứng chảy
mủ, dịch niệu đạo trong 12 tháng qua là 30,7%, tỉ lệ có triệu chứng đau, loét, sùi bộ
phận sinh dục trong 12 tháng qua là 18,7%. Tỉ lệ PNMD nhà hàng tự báo cáo có
triệu chứng chảy mủ, dịch niệu đạo trong 12 tháng qua là 22,8%, tỉ lệ có triệu chứng
đau, loét, sùi bộ phận sinh dục trong 12 tháng qua là 7,7% [1], [2]. Tại Huế, nghiên
cứu của Nguyễn Văn Quý (2005) trên 100 PNMD cho tỉ lệ mắc STIs là 66% [9].
Nghiên cứu cắt ngang của Lý Văn Sơn và cộng sự (2008) tiến hành trên 665 PNMD
tại các cơ sở dịch vụ giải trí Thành phố Huế cho thấy tỷ lệ 47,7% đối tượng nghiên
cứu mắc STIs; trong đó, 31,9% nhiễm nấm Candida sinh dục; 30,6% mắc lậu cầu;
27,1% viêm âm đạo vi khuẩn; 8,8% trùng roi sinh dục; 8,2% mắc Chlamydia; 3,5%
mắc Herpes sinh dục; 2,8% giang mai và 0,9% sùi mào gà [11]. Tại Đà Nẵng,
nghiên cứu năm 2005 trên 201 nữ nhân viên cơ sở vật lý trị liệu tại quận Hải Châu,
Đà Nẵng cho tỉ lệ mắc STIs là 27,9% [12]. Tại Nha Trang, Khánh Hòa, năm 2005,
tỉ lệ PNMD tự báo cáo có biểu hiện STIs trong 12 tháng qua là 66,7% (theo Trần
Thị Tuyết Mai và cộng sự) [6]. Nghiên cứu của Bùi Thị Mậu tiến hành trên nhóm
đối tượng PNMD tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục – Lao động Xã hội tỉnh Hòa
Bình năm 2009 cho kết quả, trong 162 PNMD được khám và xét nghiệm, có 67%
mắc STIs. Viêm âm đạo và viêm cổ tử cung chiếm tỉ lệ cao, lần lượt là 85,8% và
58%. STIs gặp nhiều nhất ở PNMD tham gia nghiên cứu này là lậu (24,1%), kế tiếp
là nấm candida (16,7%), chlamydia (9,9%), sùi mào gà (7,4%), herpes sinh dục
(4,9%), trùng roi tricomonas (3,7%), giang mai (1,9%) [7].
1.4. Một số yếu tố liên quan đến mắc bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục của
phụ nữ mại dâm

 Tuổi
Tuổi là một trong những yếu tố được tìm thấy là có mối liên quan với mắc
STIs ở PNMD trong một số nghiên cứu. Trong nghiên cứu của Maria A. Pando và
cộng sự tại Argentina, những PNMD cao tuổi có nguy cơ mắc giang mai cao hơn so


10

với những PNMD trẻ hơn với CI 95% OR là 2,6-4,9 [22]. Tại Surat, Ấn Độ, tỉ lệ
mắc STIs ở nhóm trên 25 tuổi cao hơn so với nhóm <=25 tuổi (45,8 so với 42,5%)
[19]. Nghiên cứu tại Quảng Châu, Trung Quốc lại cho thấy, nhóm PNMD dưới 21
tuổi có nguy cơ mắc Chlamydia cao gấp 2 lần so với nhóm PNMD trên 30 tuổi (CI
95% OR là 1,2-3,4) [31]. Tại Việt Nam, trong nghiên cứu của Bùi Thị Mậu năm
2009 [7], tỉ lệ PNMD mắc STIs cao đáng kể trong nhóm PNMD trẻ (dưới 30 tuổi)
so với nhóm từ 30 tuổi trở lên (70,7% so với 48,3%, p=0,02). Một nghiên cứu khác
tại Hải Phòng, tiến hành trên một số nhóm người có nguy cơ cao với STIs trong đó
có PNMD cho thấy nhóm tuổi trên 40 là nhóm tuổi có tỉ lệ mắc giang mai cao nhất
là 5%; nhóm tuổi từ 30-39 có tỉ lệ mắc giang mai thấp nhất 0,2%. Tỉ lệ mắc lậu có
xu hướng tăng dần theo độ tuổi, từ 2% ở nhóm dưới 20 tuổi lên 3% ở nhóm 20-29
tuổi và cao nhất ở nhóm trên 40 tuổi (4,1%) [5].
 Trình độ học vấn (TĐHV)
Trong nghiên cứu của Yan Li và cộng sự tại Quảng Đông, Trung Quốc, kết
quả cho thấy, TĐHV của PNMD là yếu tố độc lập bảo vệ của tình trạng mắc STIs
với OR = 0,8; CI 95% OR (0,7 – 1,0). TĐHV cũng được tìm thấy có mối liên quan
có ý nghĩa thống kê với mắc STIs của PNMD trong nghiên cứu của H Wang tại
thành phố Khai Viễn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc [26]. Tại Campuchia, trong
nghiên cứu của Heng Sopheab và cộng sự (2005), những PNMD có TĐHV dưới
Trung học cơ sở (THCS) có nguy cơ mắc STIs cao gấp 2,36 lần so với những đối
tượng có TĐHV từ THCS trở lên [20]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mậu tại Việt
Nam cũng cho kết quả tương tự, tỉ lệ mắc STIs trong nhóm học vấn thấp (dưới

THCS) cao hơn so với nhóm có TĐHV cao (từ THCS trở lên) (70,3% so với 45,8%,
p =0,019) [7]. TĐHV cũng được tìm thấy có mối liên quan với mắc STIs trong
nghiên cứu của Lý Văn Sơn và cộng sự trên đối tượng PNMD tại cơ sở giải trí ở
thành phố Huế (p<0,01) [11].
 Dân tộc


11

Trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Quang [8], nhóm PNMD người dân tộc
thiểu số có tỉ lệ mắc STIs cao hơn nhóm PNMD là người Kinh (70,1% so với 65%).
Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được tìm thấy. Nghiên cứu
của Nguyễn Thị Mậu cũng cho thấy, tỉ lệ mắc STIs của PNMD phân bố như nhau
trong các nhóm dân tộc [7].
 Thời gian sống tại địa bàn
Thời gian sống tại địa bàn đang cư trú đã được tìm thấy là yếu tố có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê với mắc STIs tại Campuchia [20]. Những PNMD sinh
sống tại địa bàn dưới 1 năm có tỉ lệ mắc STIs cao gấp 1,36 lần những PNMD sinh
sống tại địa bàn trên 1 năm (p=0,004).
 Thời gian làm nghề
Thời gian làm mại dâm cũng là một trong những yếu tố có mối liên quan chặt
chẽ với mắc STIs. Tại Argentina, những PNMD làm nghề mại dâm trên 10 năm có
nguy cơ mắc giang mai cao gấp 2,2 lần so với những PNMD khác là kết quả được
tìm thấy trong nghiên cứu của Maria A. Pando và cộng sự [22]. Trong một nghiên
cứu tại Vĩnh Long [14], nhóm PNMD có thời gian làm nghề mại dâm từ 1 tháng trở
lên có tỉ lệ mắc STIs cao hơn nhóm có thời gian làm nghề mại dâm dưới 1 tháng.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mậu tại Việt Nam cho thấy những PNMD làm
nghề mại dâm lâu năm có tỉ lệ mắc STIs cao hơn đáng kể so với những PNMD làm
nghề dưới 1 năm (72% so với 43,3%, p = 0,003) [7]. Tuy nhiên, tại Campuchia,
những PNMD có thời gian làm mại dâm dưới 1 năm lại được tìm thấy có tỉ lệ mắc

STIs cao gấp 2,14 lần so với những PNMD khác [20].
 Số lượng và tính chất khách hàng/bạn tình
Trong nghiên cứu của H Wang và cộng sự tại thành phố Khai Viễn, tỉnh Vân
Nam, Trung Quốc trên 5 khách hàng/tuần là yếu tố được tìm thấy có mối liên quan
có ý nghĩa thống kê với mắc STIs của PNMD [26]. Tại Việt Nam, kết quả nghiên
cứu của Bùi Thị Mậu năm 2009 cho thấy, tỉ lệ mắc STIs ở nhóm PMND có số
lượng bạn tình nhiều (>=7 người/tuần) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có


12

số lượng bạn tình ít. Khả năng mắc STIs ở nhóm có nhiều bạn tình cao gần gấp 3
lần so với nhóm có bạn tình ít (CI 95% OR là 1,34-5,84). Nghiên cứu cũng cho thấy
nhóm PNMD có khách hàng đa số là khách lạ có nguy cơ mắc STIs cao gấp 3,56
lần so với nhóm thường xuyên tiếp khách quen (CI 95% OR là 1,4 – 8,1) [7].
 Thu nhập của PNMD
Trong nghiên cứu của Yan Li và cộng sự tại Quảng Đông, Trung Quốc, thu
nhập của PNMD được tìm thấy là có mối liên quan với mắc STIs. Những PNMD có
thu nhập cao có khả năng mắc STIs cao hơn so với những PNMD có thu nhập thấp
hơn (OR = 1,2, p<0,01) [33]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Nguyễn Thị Mậu không
tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thu nhập của PNMD và mắc STIs
[7].
 Kiến thức về STIs
Kiến thức về STIs là một trong những yếu tố liên quan đến mắc STIs. Những
đối tượng thiếu kiến thức về STIs có khả năng mắc STIs cao hơn so với những đối
tượng có kiến thức. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Mậu [7], việc thiếu kiến thức
về STIs cũng làm tăng khả năng mắc STIs lên 3,5 lần.
 Sử dụng bao cao su khi QHTD
Sử dụng BCS cho tất cả các lần QHTD là một trong những biện pháp dự
phòng tốt nhất việc mắc STIs của PNMD. Việc không thường xuyên sử dụng BCS

được xác định là yếu tố có nguy cơ nhất làm lây nhiễm STIs trong nhóm PNMD kể
từ những năm 1980. Trong các nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa
dịch bệnh Hoa Kì, có tới 80% trường hợp nhiễm STIs trong nhóm PNMD không sử
dụng thường xuyên BCS so sánh với 2% nhiễm STIs trong nhóm thường xuyên sử
dụng [16],[17]. Trong nghiên cứu của Yan Li và cộng sự tại Quảng Đông, Trung
Quốc, tần suất sử dụng BCS khi quan hệ tình dục với bạn tình thường xuyên được
tìm thấy là yếu tố nguy cơ của mắc STIs (OR = 4,9 p<0,01) [33]. Kết quả tương tự
cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của H Wang và cộng sự tại Khai Viễn, Vân
Nam, Trung Quốc [26]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu tại Campuchia năm 2005,


13

không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tần suất sử dụng BCS khi
quan hệ tình dục trong tuần qua với mắc STIs [20]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của
Bùi Thị Mậu năm 2009 cho thấy, việc không sử dụng BCS khi QHTD làm gia tăng
nguy cơ mắc STIs lên hơn 5 lần so với nhóm sử dụng BCS thường xuyên (CI 95%
OR là 2,43 – 11,5) [7].
 Hút điều hòa kinh nguyệt/nạo phá thai
Hút điều hòa kinh nguyệt/Nạo phá thai cũng là một trong những yếu tố đã
được một số nhà nghiên cứu quan tâm và đưa vào xem xét mối liên quan với tình
trạng mắc STIs. Kết quả nghiên cứu tại Côn Minh, Trung Quốc cho thấy, trong mô
hình hồi quy logistic, những PNMD mắc STIs ít có khả năng đã từng nạo phá thai
trước đó [32]. Nghiên cứu khác của Heng Sopheab tại Campuchia năm 2005 cũng
cho kết quả không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tiền sử nạo phá
thai/hút điều hòa kinh nguyệt với mắc STIs [20].
Ngoài các yếu tố kể trên, một số yếu tố khác cũng được tìm thấy có yếu tố liên
quan đến mắc STIs của PNMD trong một số nghiên cứu khác như tình trạng hôn
nhân, số con, hành vi uống bia, rượu... [11]
1.5. Giới thiệu về nghiên cứu gốc [10]

Năm 2014, UNFPA kết hợp với MOLISA đã triển khai một chương trình can
thiệp thí điểm với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc
SKSS/phòng chống HIV/AIDS trong nhóm PNMD tại các cơ sở khách sạn, nhà
hàng ở quận Đồ Sơn.
Nghiên cứu gốc với thiết kế nghiên cứu cắt ngang đã được triển khai tại quận
Đồ Sơn (địa bàn can thiệp) và huyện Cát Bà (địa bàn chứng) là hai địa bàn du lịch
nổi tiếng tại Việt Nam với lượng khách qua lại rất đông đúc, cũng là nơi tập trung
lượng lớn các PNMD hoạt động dưới nhiều hình thức, nhằm cung cấp các thông tin
cần thiết và các chỉ số đầu vào cũng như đánh giá chi phí hiệu quả của chương trình
can thiệp này với các mục tiêu cụ thể: (1) Mô tả kiến thức, thái độ thực hành phòng
HIV/AIDS; (2) Xác định thực trạng, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ phòng chống


14

HIV/AIDS/chăm sóc SKSS; (3) Xác định mức độ hài lòng với các dịch vụ phòng
chống HIV/AIDS/chăm sóc SKSS; (4) Xác định một số nhu cầu chưa được đáp ứng
về dịch vụ phòng chống HIV/AIDS/chăm sóc SKSS và một số yếu tố liên quan
trong nhóm PNMD tại các cơ sở khách sạn, nhà hàng tại Đồ Sơn và Cát Bà, Hải
Phòng.
Nhóm tác giả của nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp vẽ bản đồ nhằm
xác định các điểm có PNMD cũng như ước tính số lượng PNMD. Ban đầu, ước tính
số lượng PNMD tham gia nghiên cứu khoảng 800 người. Tuy nhiên, trên thực tế
nhóm nghiên cứu chỉ thu thập được thông tin từ 492 PNMD trong đó có 397 đối
tượng ở Đồ Sơn và 95 đối tượng ở Cát Bà. Các đối tượng này đã được lựa chọn vào
nghiên cứu bằng kĩ thuật chọn mẫu hòn tuyết lăn. Số mẫu nghiên cứu ở hai địa bàn
khác nhau do số PNMD ở Đồ Sơn trên thực tế lớn hơn nhiều so với số PNMD ở Cát
Bà. Các PNMD được chọn vào nghiên cứu đáp ứng các tiêu chí: từ 18 tuổi trở lên,
có quan hệ tình dục để kiếm tiền ít nhất 1 lần trong vòng 1 tháng trước điều tra, làm
việc tại Đồ Sơn hoặc Cát Bà và đồng ý tham gia nghiên cứu. Thời gian phỏng vấn

PNMD trong tháng 4-5/2014. Các đối tượng tham gia nghiên cứu được phỏng vấn
trực tiếp bằng phiếu phỏng vấn có cấu trúc, nội dung phỏng vấn là kiến thức, thái
độ, thực hành phòng HIV/STIs, tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS, phòng
HIV…


15

1.6. Khung lý thuyết
Qua tổng quan tài liệu và dựa trên bộ số liệu được cung cấp, tác giả đã tiến hành xây dựng khung lý thuyết như sau:
Đặc điểm

-

Tuổi

chung của đối

-

Trình độ học vấn

tƣợng nghiên

-

Dân tộc

cứu


-

Nơi ở hiện tại

-

Thời gian sống tại địa bàn

Yếu tố nghề

-

Thời gian làm mại dâm

nghiệp

-

Số khách hàng trung bình/ ngày

-

Thu nhập trung bình/ tháng

-

Số lượng STIs mà PNMD biết tên

Kiến thức về
STIs


Tình

trạng

mắc

bệnh

lây

truyền

qua

đƣờng

tình dục của
phụ nữ mại
dâm tại Đồ
Sơn và Cát
Bà,

Phòng.
Yếu tố hành vi,

-

Tần suất sử dụng bao cao su trong tháng qua


lối sống

-

Sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất

-

Hút điều hòa kinh nguyệt/nạo phá thai
Sơ đồ 1: Khung lý thuyết

Hải


16

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian tiến hành đề tài phân tích số liệu thứ cấp
Từ 15/3/2015 đến 15/5/2015.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
PNMD làm việc trong các cơ sở khách sạn, nhà hàng của quận Đồ Sơn và
huyện Cát Bà, Hải Phòng.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng số liệu thứ cấp.
2.4. Mẫu nghiên cứu
Mẫu sử dụng trong phân tích thứ cấp gồm toàn bộ 492 PNMD làm việc trong
các cơ sở khách sạn, nhà hàng tại quận Đồ Sơn và huyện đảo Cát Bà đã tham gia
vào nghiên cứu gốc.
2.5. Trình tự tiếp cận nghiên cứu/bộ số liệu
Sinh viên đã xin phép nhóm nghiên cứu sử dụng bộ số liệu của nghiên cứu ban

đầu thông qua Giấy xin phép sử dụng bộ số liệu (Phụ lục 1 – trang 43). Sau khi
được tiếp cận bộ số liệu gốc và mục tiêu của nghiên cứu gốc, sinh viên đưa ra giả
thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu riêng cho đề tài phân tích thứ cấp của
mình sao cho có thể khai thác được bộ số liệu gốc theo một cách tiếp cận mới khác
với mục tiêu của nghiên cứu ban đầu.
2.6. Phƣơng pháp quản lý, phân tích số liệu
Số liệu được quản lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Dựa trên khung
lý thuyết đã được xây dựng cho báo cáo này, sinh viên đã chọn lọc giữ lại các biến
số phù hợp có trong bộ số liệu và thực hiện các bước phân tích để trả lời mục tiêu
nghiên cứu.
2.6.1. Thống kê mô tả
Sử dụng các giá trị mô tả phù hợp (tỉ lệ, giá trị trung bình cùng các giá trị
95% CI) để mô tả thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu và thực trạng
mắc STIs.


17

2.6.2. Thống kê suy luận
Sử dụng kiểm định Khi bình phương hoặc kiểm định chính xác Fisher (trong
trường hợp tần số mong đợi nhỏ hơn hoặc bằng 5) để so sánh sự khác biệt tỉ lệ trong
các yếu tố nhóm tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, thời gian sống tại địa bàn, thời gian
làm mại dâm, số khách hàng trung bình/ngày, thu nhập trung bình/tháng giữa nhóm
PNMD ở Đồ Sơn với nhóm PNMD ở Cát Bà. Kiểm định Khi bình phương hoặc
kiểm định chính xác Fisher cũng được sử dụng để xác định mối liên quan đơn biến
của một số yếu tố (yếu tố dân số học, yếu tố nghề nghiệp, số lượng STIs mà PNMD
biết tên, yếu tố hành vi lối sống) với thực trạng mắc STIs trong 12 tháng qua của
PNMD tại Đồ Sơn và Cát Bà.
Mô hình hồi quy đa biến logistic được sử dụng để xác định mối liên quan đa
biến của một số yếu tố với thực trạng mắc STIs trong 12 tháng qua của PNMD tại

Đồ Sơn và Cát Bà. Biến phụ thuộc là mắc STIs trong 12 tháng qua. Sự lựa chọn
biến độc lập đưa vào mô hình hồi quy đa biến logistic dựa trên tổng quan tài liệu,
khung lý thuyết, tính sẵn có của số liệu thu thập được trong nghiên cứu gốc, cũng
như kết quả phân tích đơn biến. Những biến độc lập được lựa chọn đưa vào mô hình
là những biến khi phân tích mối liên quan đơn biến với biến phụ thuộc là mắc STIs
cho giá trị p-value của kiểm định Khi bình phương p<0,2. Ngoài ra, 2 biến nhóm
tuổi và tần suất sử dụng BCS trong tháng qua của PNMD cũng được cân nhắc đưa
vào mô hình dù kiểm định Khi bình phương mối liên quan đơn biến của 2 biến này
với biến phụ thuộc cho giá trị p>0,2, do tác giả muốn xem xét sự tác động qua lại
của 2 biến này với các biến độc lập khác trong mối liên quan với biến phụ thuộc.
Phương pháp phân tích được sử dụng là phương pháp Enter. Ban đầu, đưa tất
cả các biến độc lập được lựa chọn vào mô hình, sau đó, việc giữ lại hay loại bỏ khỏi
mô hình được thử tiến hành lần lượt với từng biến.
Việc lựa chọn mô hình nào phù hợp được cân nhắc kĩ lưỡng dựa trên kiểm
định khi bình phương với giá trị 2 là chênh lệch -2log likelihood (D) và bậc tự do
chính là chênh lệch giữa 2 bậc tự do; đồng thời, dựa trên trị số R2 % khả năng ước


18

lượng dự đoán của mô hình. Kết quả trình bày trong bảng số liệu chỉ là các biến còn
lại trong mô hình phù hợp nhất.
(*) Chú ý: Trong quá trình phân tích, các biến được tạo mới hoặc mã hóa lại
cho phù hợp và dễ dàng khi phiên giải (Xem chi tiết phụ lục 3 – Trang 46). Ngoài
ra, tác giả cũng đã tiến hành xét nhiễu, tương tác để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ sự
tác động qua lại của các biến độc lập trong mối liên quan với biến phụ thuộc.
2.7. Các biến số đƣợc sử dụng trong phân tích
Các biến số mà sinh viên sử dụng trong phân tích số liệu thứ cấp gồm 16 biến
đã có sự chọn lựa, điều chỉnh và phân loại theo mục tiêu của đề tài phân tích số liệu
thứ cấp, được trình bày trong bảng biến số (Bảng 2.1)

Bảng 2. 1. Các biến số của nghiên cứu gốc được chọn sử dụng trong phân tích số
liệu thứ cấp
THÔNG TIN CHUNG
Tên biến số

STT
Tuổi

Mô tả biến

Phân loại

Là tuổi tính theo năm dương lịch Biến rời rạc
của đối tượng tại thời điểm được

1

phỏng vấn.
2

3

TĐHV cao nhất

TĐHV cao nhất đã hoàn thành của Biến
đối tượng.

bậc

Địa bàn sinh sống hiện Là địa điểm hiện tại đối tượng đang Biến

tại

sinh sống

bàn

nhị

phân

Thời gian sống tại địa Là khoảng thời gian đối tượng sống Biến
4

thứ

liên

tại địa bàn nghiên cứu cho đến thời tục
điểm điều tra

5

6

Dân tộc

Đối tượng thuộc dân tộc nào

Biến


định

danh
Thời gian làm nghề

Thời gian kể từ lúc đối tượng bắt Biến
đầu làm nghề cho đến thời điểm tục

liên


19

phỏng vấn.
7

8

9

Số khách hàng trung Là số khách trung bình một ngày
bình một ngày

đối tượng có QHTD.

Biến rời rạc

Thu nhập trung bình Là số tiền trung bình một tháng chủ Biến
một tháng


và khách trả cho đối tượng.

tục

Số lượng STIs mà Là số STIs mà đối tượng đã từng Biến
PNMD biết tên

biết hoặc nghe nói tới.

qua

Hút điều hòa kinh Là những đối tượng đã hút điều hòa Biến
nguyệt/nạo

phá

tháng qua

Bị viêm nhiễm đường
sinh

dục

trong

tháng qua
13

12


Là những đối tượng bị viêm nhiễm
đường sinh dục trong 12 tháng qua

Biến

STIs

ở bộ phận sinh dục sinh dục trong 12 tháng qua

thứ

bậc

Có vết loét hay bị đau Có vết loét hay bị đau ở bộ phận Biến
14

nhị

phân

Thời điểm lần gần nhất Thời điểm lần gần nhất bị mắc Biến
mắc STIs

nhị

thai kinh nguyệt/nạo phá thai trong 12 phân

trong 12 tháng qua

12


thứ

khi QHTD trong 1 QHTD của đối tượng trong 1 tháng bậc
tháng qua

11

thứ

bậc

Tần suất sử dụng BCS Là tần suất sử dụng BCS khi Biến
10

liên

nhị

phân

trong 12 tháng qua
Thời điểm lần gần nhất Thời điểm lần gần nhất có vết loét Biến
15

có vết loét hay bị đau ở hay bị đau ở bộ phận sinh dục

thứ

bậc


bộ phận sinh dục
Mắc STIs trong 12 Là những đối tượng trả lời rằng bị Biến
16

tháng qua

viêm nhiễm đường sinh dục hoặc phân
có vết loét hay bị đau ở bộ phận
sinh dục trong 12 tháng qua

nhị


×